Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp che phủ và liều lượng phân bón thích hợp đến năng suất cây lạc xuân trên đất 1 vụ xã bằng lang, huyện quang bình, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---***---

PHẠM ðÌNH RĨNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BIỆN PHÁP CHE PHỦ VÀ LIỀU
LƯỢNG PHÂN BĨN THÍCH HỢP ðẾN NĂNG SUẤT CÂY LẠC
XUÂN TRÊN ðẤT 1 VỤ XÃ BẰNG LANG, HUYỆN QUANG
BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành
Mã số

: Khoa học ðất
: 60.62.15

Thầy hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN ðỨC TOÀN

HÀ NỘI –2011


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ts. Trần ðức Tồn, người đã tận tình hướng
dẫn giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám Hiệu trường ðại Học Nông Nghiệp
Hà Nội, Viện ðào tạo Sau ðại Học và các thầy, cô giáo trong bộ mơn Khoa
Học ðất, Khoa Tài Ngun & MT đã trang bị cho tơi kiến thức chun mơn
và những đóng góp quý báu trong suốt thời gian học tập ở trường.


Xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo Viện Nghiên cứu Nước Quốc tế và
ñặc biệt Ts. Didier Orange, ñại diện Viện Nghiên cứu Nước Quốc tế ở Việt
Nam ñã tạo ñiều kiện và giúp đỡ tơi về kinh phí trong suốt khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Thổ Nhưỡng Nơng Hóa,
Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương và các cán bộ thực hiện ñề tài “Nghiên cứu ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm cây công nghiệp (Chè, Lạc và ðậu tương) của tỉnh Hà Giang” ñã
tạo ñiều kiện cho tơi tham gia thực hiện thí nghiệm và giúp đỡ tơi đi lại thực
hiện đề tài này. Xin cảm ơn lãnh ñạo và người dân xã Bằng Lang đã giúp đỡ
tơi trong q trình cơng tác tại địa phương.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối với gia ñình, vợ, con,
những người thường xuyên ñộng viên tạo ñiều kiện cần thiết, trực tiếp tạo nên
thành công này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2011.
Tác giả luận văn

Phạm ðình Rĩnh

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

i


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên aứu của tôi. Những số liệu phản
ánh trong kết quả nghiên cứu của đề tài do tơi cùng cán bộ trong ñề tài
ADB Hà Giang tiến hành tại ñịa bàn xã Bằng Lang, huyện Quang Bình,
tỉnh hà Giang. Mọi sự giúp ñỡ luận văn này ñã ñược aảm ơn và thơng tinh
trích dẫn, đã được nêu rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Phạm ðình Rĩnh

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

ii


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Tr

MỞ ðẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài................................................................

1

2

Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của ñề tài..................................


3

2.1

Mục tiêu của ñề tài..........................................................................

3

2.2

Yêu cầu của ñề tài..........................................................................

3

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................

3

3.1

Ý nghĩa khoa học...........................................................................

3

3.2

Ý nghĩa thực tiễn............................................................................


4

1.1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ
TÀI.
Cơ sở khoa học của đề tài.............................................................

5
5

1.2

Vị trí kinh tế của cây lạc trong ñời sống con người.....................

6

1.3

Yêu cầu về ngoai cảnh và ñất ñai ñối với cây lạc..........................

13

1.3.1

Yêu cầu về ngoại cảnh.....................................................................

13


1.3.1.1

Nhiệt ñộ............................................................................................

13

1.3.1.2

ðộ ẩm ñối với cây lạc......................................................................

14

1.3.2

Yêu cầu về ñất ñai ñối với cây Lạc..................................................

15

1.4
1.5

Dinh dưỡng và những nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đối
với cây lạc.........................................................................................
Các kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác, ñể tăng vụ, cải tạo ñất
tăng hiệu quả kinh tế ñối với cây họ ñậu trên thế giới............

16
20

1.5.1


Luân canh cây trồng........................................................................

20

1.5.2

Biện pháp che phủ cho cây trồng.....................................................

22

1.6

Các kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác ñể tăng vụ, cải tạo đất

25

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

iii


tăng hiệu quả kinh tế ñối với cây họ ñậu ở Việt Nam.............
1.6.1

Luân canh cây trồng........................................................................

25

1.6.2


Biện pháp che phủ cho cây trồng ở Việt Nam..................................

28

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................

31

2.1

Vật liệu nghiên cứu........................................................................

31

2.1.1

Cây trồng..........................................................................................

31

2.1.2

Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật..................................................

31

2.1.3.


Vật liệu che phủ ñất.........................................................................

31

2.2

Nội dung nghiên cứu......................................................................

31

2.3

Phương pháp nghiên cứu..............................................................

32

2.3.1

Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu………………………………..

32

2.3.2

Phương pháp ñiều tra khảo sát chất lượng ñất tại địa bàn xây
dựng……………………………………………………………………….

32

2.3.3


Phương pháp xây dựng thí nghiệm……………………………………

32

2.3.4

Phương pháp xác ñịnh lượng dinh dưỡng trả lại cho ñất………….

34

2.3.5

Phương pháp ñánh giá hiệu quả kinh tế…………………………….

34

2.3.6

Phương pháp phân tích mẫu ñất………………………………………

36

2.3.7

Phương pháp xử lý dữ liệu……………………………………………..

36

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


37

3.1

ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế xã hội, sản xuất nơng nghiệp và đất
đai vùng nghiên cứu………………………………………..

37

3.1.1

Vị trí địa lý……………………………………………………………….

37

3.1.2

ðặc điểm địa hình……………………………………………………….

37

3.1.3

ðặc điểm khí hậu………………………………………………………

37

3.1.4


Tình hình sản xuất nơng nghiệp trong địa bàn nghiên cứu ……….

39

3.1.5

ðặc ñiểm về ñất ñai vùng nghiên cứu………………………………..

42

3.2

Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến năng suất giống lạc L14..

45

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

iv


3.2.1

Ảnh hưởng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng

46

suất của giống lạc L14…………………………………………....
48


3.2.2

Ảnh hưởng của sự tương tác giữa các mức lân và kali...................

3.2.3

Ảnh hưởng của liều lượng bón đến dinh dưỡng trả lại cho ñất......

3.2.3.1

Ảnh hưởng ñến năng suất thân lá giống lạc L14……………………

50

3.2.3.1

Hàm lượng dinh dưỡng có trong thân lá lạc ở các cơng thức…..

51

3.2.3.2

Tổng lượng dinh dưỡng trả lại cho đất các ct thí nghiệm…………

51

3.2.4

Ảnh hưởng che phủ và liều lượng phân bón đến một số tính chất hóa 52
học đất ở tầng (0-20cm)…………………………………………


3.2.5

Hiệu quả kinh tế tại các mức bón phân cho giống Lạc L14.

3.3

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ ñến ñộ ẩm ñất, sinh trưởng
và năng suất L14………………………………………..

53
54

3.3.1

Ảnh hưởng của che phủ ni lơng đến diễn biến độ ẩm của ñất.

54

3.3.2

Ảnh hưởng che phủ ñến tỷ lệ nẩy mầm và sinh trưởng của lạc. ….

58

3.3.3.

Ảnh hưởng của che phủ ñến chiều cao giống lạc L14. …………..

58


3.3.5

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ ni lơng đến năng suất thân lá và

58

lượng dinh dưỡng trả lại ñất…………………………………….
3.3.5.1

Ảnh hưởng của che phủ ñến năng suất thân lá khi thu hoạch……

59

3.3.5.1

Ảnh hưởng của che phủ ñến năng suất thân lá khi thu hoạch…….

61

3.3.5.2

Ảnh hưởng của che phủ ñến dinh dưỡng trả lại ñất………………..

61

3.3.6.

Hiệu quả kinh tế của biện pháp che phủ ni lông cho lạc L14……..


62

4.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………

63

4.1

Kết luận…………………………………………………………..

63

4.2

Kiến nghị……………………………………………………….

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………

65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

v


PHỤ LỤC………………………………………………………


74

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1: Thành phần các chất dinh dưỡng trong một số hạt cây lạc và một số cây có
dầu
7
Bảng 2: Thành phần NPK trong thân lá lạc so với một số phụ phẩm làm phân hữu
cơ.
8
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của một số nước trên thế giới

10

Bảng 4: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lạcViệt nam 99-09

12

Bảng 5: Thí nghiệm phân bón

33

Bảng 6: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón của một số cây trồng

chính xã Bằng Lang

40

Bảng 7: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính.

41

Bảng 8a. Tính chất hóa học đất tầng (0-20cm)

44

Bảng 8b: Tính chất lý học đất thí nghiệm bón phân cho lạc

44

Bảng 9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14

46

Bảng 10: Ảnh hưởng tương tác của lân và kali tới năng suất giống L14

48

Bảng 11: Năng suất thân lá lạc xuân L14

50

Bảng 12: Hàm lượng dinh dưỡng có trong thân lá lạc


51

Bảng 13. Tổng lượng dinh dưỡng trả lại cho ñất

52

Bảng 14. Một số tính chất hóa học đất sau thí nghiệm tầng (0-20)

53

Bảng 15 : Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón cho giống L14

54

Bảng 16: Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của lạc xuân ở các

58

Bảng 17 Ảnh hưởng của che phủ ni lơng đến năng suất lạc L14

60

Bảng 18: Ảnh hưởng của che phủ ñến năng suất thân lá

61

Bảng 19: Lượng dinh dưỡng trả lại cho ñất

61


Bảng 20 : Hiệu quả kinh tế của che phủ ni lông cho giống L14

62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

vi


DANH MỤC ðỒ THỊ

ðồ thị 1: Diễn biến lượng mưa trong tháng vùng nghiên cứu ............. 36
ðồ thị 2: ðộng thái ẩm đất tầng (0-30cm) cơng thức canh tác lạc xuân
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
ðồ thị 3: ðộng thái chiều cao cây ở các giai ñoạn sinh trưởng .......... 588

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

vii


MỞ ðẦU
1 . Tính cấp thiết của đề tài:
Trong hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp, biện pháp canh tác kết hợp với
yếu tố phân bón ln là hành trang khơng thể tách rời nhau ñể tiến tới tiếp cận
với năng suất tiềm năng và chất lượng sản phẩm. Yếu tố phân bón là hợp
phần quan trọng được nơng dân sử dụng hàng năm với một lượng khá lớn
nhằm tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy Viện
Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI)[51] ñánh giá phân bón đóng góp
khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

Dân số tồn cầu đến năm 2012 là 7 tỷ người và đến năm 2050 là 9,5 tỷ
người vì vậy vấn ñề an ninh lương thực ñang trở thành bức xúc và là bài tốn
khó giải của tồn cầu cho những thập kỷ sắp tới, bởi hàng loạt những thách
thức như: áp lực dân số, đất canh tác, biến đổi khí hậu và thối hóa đất (WB,
2007)[71]…. Ở Việt nam mặc dù xét trên phạm vi toàn quốc, xuất khẩu lúa
gạo ñược xếp hạng trên thế giới, nhưng ñói nghèo, an ninh lương thực ở cấp
hộ gia đình vẫn cịn là thách thức, ñặc biệt là ñối với cư dân vùng cao. Theo
Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế từ nay đến năm 2025 [30] có 10 -15%
diện tích ñất nông nghiệp và các loại ñất khác sẽ ñược chuyển sang phục vụ
phát triển cơng nghiệp, đây sẽ là thách thức trong việc bảo ñảm an ninh lương
thực của nước ta. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải có quy hoạch sử dụng đất
hợp lý, ưu tiên phát triển cây lương thực có triển vọng, phù hợp với điều kiện
khí hậu, đất đai của từng vùng, nhằm tăng khả năng ña dạng sản phẩm, ñảm
bảo an ninh lương thực cho ñồng bào vùng cao.
Trong hệ thống cây cơng nghiệp ngắn ngày, lạc là cây họ đậu có khả
năng cải tạo ñất tốt và ñược trồng ở hơn 100 nước trên thế giới với diện tích
khoảng gần 22 triệu ha. Ở Việt Nam, diện tích đất trồng lạc theo thống kê
năm 2009 là khoảng 250.000 ha, là cây có tiềm năng để phát triển, phù hợp
1


với nhiều địa hình đất đai và khí hậu, là sản phẩm quan trọng ñể làm thực
phẩm, ñể sản xuất dầu ăn, nhưng hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập khẩu.
Vì vậy, khi đánh giá về cây lạc, các nhà khoa học xếp loại lạc là cây có vai trị
đặc biệt quan trọng trong hệ thống nơng nghiệp ở vùng nhiệt đới như ở nước
ta (Ngơ Thế Dân và cs, 2000)[7].
ðối với huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, lạc là một trong 4 cây trồng
chủ đạo (lúa, ngơ, lạc, ñậu tương) ñược tỉnh ñặc biệt chú trọng ñể nâng cao
thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào dân tộc trên ñịa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết

của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, hiện tại năng suất bình qn cây lạc chỉ đạt
12,0 tạ/ha tương đương với 50% năng suất so với các tỉnh ñồng bằng. Nguyên
nhân năng suất lạc thấp như ñã nêu trên là do người dân vẫn cịn sử dụng
giống cũ, giống địa phương đã thối hóa, lượng phân bón sử dụng cịn ít, bón
khơng cân đối và đặc biệt thường xảy ra khơ hạn thiếu nước vào vụ Xuân.
Với ñịnh hướng trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung phát triển cây lạc thành
cây hàng hóa khơng những phục vụ cho lương thực tại chỗ mà còn phục vụ
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Dựa vào lợi thế của huyện Quang
Bình nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung là tận dụng ñất canh tác lúa một vụ
(chủ yếu lúa mùa), tỉnh ñưa cây lạc phát triển trong vụ Xuân (Báo cáo Hà
Giang, 2008) [2]. Trên cơ sở sinh lý và sinh hóa, ta thấy cây lạc khơng địi hỏi
nhiều về độ phì nhiêu đất thậm chí cây lạc phát triển được cả trên những vùng
ñất nghèo dinh dưỡng và chỉ cần ñất có thành phần cơ giới tương ñối nhẹ, ñủ
ẩm, ñủ nhiệt ñộ và lượng mưa cần thiết cho thời kỳ sinh trưởng và phát triển
(Trần Thị Thanh Nhàn, 2006) [21].
Xuất phát từ thực trạng trên tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng biện
pháp che phủ và liều lượng phân bón thích hợp đến năng suất cây lạc xn
trên đất 1 vụ, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”
2


2. . Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của ñề tài
2.1 Mục tiêu của ñề tài:
Xác ñịnh ñược liều lượng phân bón thích hợp và biện pháp che phủ có
khả năng giữ ẩm để năng cao năng suất cho cây lạc Xuân trên ñất một vụ tại
xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.2 u cầu của đề tài:
- ðiều tra tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất và phân bón
cho cây trồng trên ñịa bàn nghiên cứu xã.
- Nghiên cứu giải pháp canh tác (liều lượng phân bón, giữ ẩm đất) để

tăng năng suất cho cây lạc xuân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
ðóng góp cơ sở lý luận khoa học và phương pháp luận về nghiên cứu,
cũng như đề xuất giải pháp về bón phân cân ñối và che phủ ñất cho cây lạc ñể
nâng cao hiệu quả kinh tế. Bổ sung thêm cơ sở dữ liệu trong công tác nghiên
cứu và giảng dạy về lĩnh vực nghiên cứu khoa học ñất.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Hiện nay, vấn đề khó khăn của người dân vùng cao là trình độ dân trí
về sử dụng phân bón cân đối có hiệu quả và ñiều kiện khí hậu ảnh hưởng rất
lớn ñến năng suất cây trồng. ðề tài tập trung vào hai biện pháp chính đó là
liều lượng phân bón nhằm tìm ra liều lượng bón thích hợp và biện pháp giữ
ẩm cho đất ñể cây lạc phát triển và ñạt năng suất cao. Kết quả của ñề tài sẽ là
cơ sở chuyển giao cho cán bộ khuyến nơng và người dân có thể nhân rộng,
tăng hệ số sử dụng ñất trên ñất 1 vụ, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và
tăng thu nhập.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI.
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Áp lực về dân số và đơ thị hóa ngày càng cao ở vùng ñồng bằng ñã làm
mất ñi rất nhiều diện tích ñất canh tác. Trong khi hoạt động sản xuất nơng lâm
nghiệp trên đất dốc với điều kiện khí hậu nóng ẩm, địa hình chia cắt, xói mịn
gây thối hóa đất về cả 3 phương diện, lý, hóa, sinh học làm đất mất khả năng
cho năng suất (Thái Phiên & Nguyễn Huệ 1996) [23]. An ninh lương thực
hiện nay ñang trở thành vấn đề bức xúc của tồn cầu cho những thập kỷ tới
bởi hàng loạt những thách thức như áp lực dân số, đất canh tác, biến đổi khí

hậu và thối hóa đất (WB, 2007) [71]. Ở Việt Nam, mặc dù ñã ñược ðảng và
chính phủ quan tâm, tạo ñiều kiện tối ña ñể ñảm bảo an ninh lương thực trên
phạm vi tồn quốc, nhưng ở cấp hộ gia đình vẫn cịn là một thách thức, đặc
biệt là cư dân vùng cao nơi mà trình độ và tập qn canh tác cịn nhiều hạn
chế.
ðể có đáp số cho bài tốn trên, ñòi hỏi chúng ta phải thâm canh tăng
vụ, áp dụng các giải pháp kỹ thuật ñể nâng cao năng suất cây trồng. Tuy
nhiên, theo ñiều tra trong những năm gần ñây, năng suất cây trồng vẫn còn
thấp so với tiềm năng của nó, bởi các biện pháp canh tác cịn nhiều hạn chế
như sử dụng phân bón khơng hợp lý do thiếu hiểu biết về ñất ñai dẫn ñến
năng suất suy giảm, và làm giảm độ phì cũng như tác ñộng xấu ñến môi
trường ñất-nước (Nguyễn Văn Bộ, 1998) [1]. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra
các cây trồng và biện pháp canh tác có hiệu quả để tăng năng suất cây trồng,
ổn định cải tạo độ phì nhiêu đất là việc làm rất cần thiết và địi hỏi cấp bách.
Nhiều nghiên cứu về lạc ñã chỉ ra khả năng cải tạo đất tốt và có năng
suất ổn định. Uexkull và Mutert, 1995 [67] khi nghiên cứu về cây lạc cho
4


rằng chúng có thể cải tạo độ phì của đất thơng qua khả năng cố định đạm của
bộ rễ và tăng sức sản xuất của ñất dốc nhờ kết hợp bón vơi và lân trong q
trình trồng lạc. Ngồi ra cây lạc cịn có khả năng che phủ đất, làm giàu chu
trình sinh học, làm giàu dinh dưỡng của tầng đất, giảm xói mịn, đóng váng,
nén chặt đất. Cũng nghiên cứu về cây lạc bằng biện pháp che phủ, tác giả
Duan Shnfen, 1999 [44] ñã cho thấy những ưu ñiểm giữ ẩm, giữ nhiệt, cải
thiện lý tính đất, nâng cao quần thể vi sinh vật và cải thiện vi khí hậu, từ đó
dẫn đên năng suất cao hơn 20 -30 % so với ñối chứng.
Mặt khác ở vùng ñất dốc hiện nay, một yếu tố cần quan tâm là do ñiều
kiện khí hậu thời tiết, nên hầu hết diện tích canh tác chủ yếu nhờ vào nước
trời, diện tích đất có thể canh tác hai vụ lúa là khơng nhiều, cây hàng năm chủ

yếu trên diện tích đất một vụ. Nghèo đói và thiếu ăn ln là nỗi trăn trở của
người dân vùng núi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp tăng vụ nhằm tăng năng suất
và thu nhập cho người dân là giải pháp hợp lý trong thời ñiểm hiện nay.
Nhiều kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam cho thấy
cây lạc phù hợp với ñiều kiện khí hậu vùng Tây Bắc, cho năng suất ổn định so
với các cây trồng khác.
1.2 Vị trí kinh tế của cây lạc trong ñời sống con người.
Cây lạc (Arachis hypogea) là loại cây cơng nghiệp ngắn ngày có nguồn
gốc từ Peru ñược trồng ở rất nhiều nước trên thế giới. Cây lạc chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế thế giới, ñược gieo trồng trên hơn 100 nước với
diện tích và sản lượng tăng dần theo các năm trở lại đây (Cơng Hậu) 1995
[15]. Sản phẩm của cây lạc khơng chỉ để phục vụ làm thực phẩm mà quan
trọng hơn là nó cung cấp làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Cây lạc là
nguồn thực phẩm cung cấp lượng dinh dưỡng cao cho con người, bổ sung các
chất cần thiết cho cơ thể như các chất béo, nhiều dạng ñạm dễ tiêu và các chất
dinh dưỡng khác rất cần thiết. Hạt lạc chứa trung bình 50% chất Lipit (dầu),

5


22-25% protein và một số vitamin và chất khoáng (Nguyễn Danh ðông,
1984) [14].
Theo tác giả ðường Hồng Dật, 1999 [9], thành phần các chất dinh
dưỡng trong lạc có thể thay ñổi tùy thuộc vào các giống cây, ñiều kiện canh
tác, khí hậu, đất đai. Tuy nhiên với các thành phần dinh dưỡng chứa trong hạt
lạc thì lạc có thể được xếp vào cây có nhiều chất béo với tỷ lệ trung bình là
50%, các loại đạm chứa trong hạt lạc có nhiều hàm lượng dễ tiêu như
axitamin, nhiều chất đường, tinh bột trung bình là 15%. Cứ 100g lạc có thể
tạo ra 550 kalo (Bảng 1).
Bảng 1: Thành phần các chất dinh dưỡng trong một số hạt cây lạc

và một số cây có dầu
Thành phần dinh dưỡng của lạc so với các cây có dầu
Các loại hạt
cây có dầu

Chất béo
(%)(Lipit)

Chất ñạm

Chất xơ

(%) (Protit) (%)(Xenlulo)

Chất ñường
(%)
(Gluxit)

Chất
khoáng (%)

Lạc

40,2-60,7

20,0-33,7

2,0-4,3

6,0-22,0


1,8-4,6

Vừng

46,2-61,0

17,6-27,0

2,7-7,5

6,7-19,6

1,8-4,6

Thầu dầu

50,7-47,0

21,0-29,0

0,9-1,6

-

2,3-3,1

ðậu tương

10,0-25,0


35,0-52,0

5,0-6,1

-

4,4-6,0

Hướng

40,0-67,8

21,0-30,4

6,0

2,0-6,5

3,2-5,4

dương

Nguồn: (ðường Hồng Dật, 1999) [9]
Trong ngành công nghiệp, lạc là nguyên liệu quan trọng ñể chế biến
thành chất béo. Dầu lạc dùng ñể chế biến thức ăn thay mỡ, có ưu ñiểm tốt cho
sức khỏe con người, có thể thay mỡ động vật trong khẩu phần thức ăn. Dầu
lạc cịn dùng để ñóng hộp với rau cá và có thể dùng thắp đèn. Nó có thể làm
bơi trơn động cơ và sử dụng trong cơng nghiệp chế biến xà phịng.[9]


6


Thân và lá lạc sử dụng làm phân bón như phân xanh, phân hữu cơ.
Trung bình 1 ha lạc sau khi thu hoạch quả còn lại 3- 4 tấn thân lá, thành phần
các chất dinh dưỡng trong thân lá lạc khá cao, nhất là các chất chứa ñạm do
khả năng cố định Nitơ (bảng 2). Ngồi việc sử dụng thân lá lạc sau thu hoạch
làm phân bón thì chúng cịn ñược dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc ñể tăng
khối lượng và chất lượng thịt, tạo ñiều kiện người dân phát triển chăn nuôi
[9].
Bảng 2: Thành phần NPK trong thân lá lạc so với một số

phụ

phẩm làm phân hữu cơ.
ðạm (%) N

Lân (P205, %)

Kali (K20, %)

Thân lá lạc

4,45

0,77

2,25

Cây phân xanh


3,3

0,71

2,8

Phân chuồng

1,8

0,9

1,9

Các loại phân hữu cơ

Nguồn: ðường Hồng Dật,1999 [9]
Từ bảng 2 cho thấy tỷ lệ N trong thân lá lạc cao hơn 2,5 lần so với phân
chuồng. Cũng theo ðường Hồng Dật (1999), hiện nay hầu hết các vùng trồng
lạc ở nước ta, nông dân sử dụng thân lá lạc để bón cho lúa mùa. Một ha thân
lá lạc có thể bón cho 2- 3 ha lúa và kết quả cho năng suất tăng lên rõ rệt.
Lạc là cây cơng nghiệp ngắn ngày, lại có thể trồng được trên nhiều loại
đất khác nhau cho nên nơng dân đã sử dụng lạc làm cây tăng vụ ở tất cả các
vùng ñồng bằng, trung du và vùng núi và nó có thể bố trí được cả 2 vụ ðơng
xn và Hè thu [9].
Lạc đồng thời cịn đóng vai trị cây phủ đất, chống xói mịn và cải tạo
độ phì đất, đặc biệt bộ rễ lạc có nhiều nốt sần, trong đó nhiều lồi vi khuẩn
sinh sống có khả năng hút đạm tự do trong khơng khí, giữ đạm lại và cung
cấp cho đất. Vì vậy sau khi thu hoạch rễ cây lạc ñể lại cho ñất một lượng ñạm

khá lớn, lượng ñạm này làm tăng năng suất cho các vụ tiếp theo.
7


1.3 Thực trạng nghiên cứu và sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở một số nước trên thế giới
Cây lạc ñược trồng lâu ñời ở nhiều nước trên thế giới, nhưng cho tới
giữa thế kỷ 18, sản xuất lạc vẫn có tính chất tự cung tự cấp cho từng vùng.
Khi công nghiệp ép dầu lạc phát triển mạnh, việc bn bán lạc trở lên tấp nập
và thành động lực thúc ñẩy mạnh sản xuất lạc. Hiện nay trên thế giới có hơn
100 nước trồng lạc. Theo số liệu của official USDA [46] đến năm 2009 tổng
diện tích trồng lạc trên thế giới là 22,73 triệu ha, năng suất bình quân ñạt 1,47
tấn/ha và sản lượng ñạt 33,45 triệu tấn. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc
có xu hướng tăng trong những năm gần đây (Bảng 3).
Hiện nay có khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục ñịa Á, Phi,
(châu Á (60%), châu Phi (30%)). Trong ñó châu Á ln đứng đầu về sản
lượng, chiếm 70% sản lượng lạc của thế giới trong thời gian trước ñại chiến
thế gới thứ hai.
Ở châu Á, Ấn ðộ là nước ñứng ñầu thế giới về diện tích trồng lạc (8
triệu ha) nhưng năng suất cịn thấp, do cây được trồng chủ yếu trong điều kiện
khơ hạn. Kinh nghiệm của Ấn ðộ cho thấy nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn
dùng các kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất chỉ tăng lên khoảng 26-30%, nếu
áp dụng canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng
20-43%. Áp dụng giống mới với kỹ thuật canh tác tiến bộ ñã làm tăng năng
năng suất lạc từ 50- 63% trên các ruộng trình diễn của nơng dân (Josan,
2003) [53].
Trung Quốc là nước ñứng thứ 2 sau Ấn ðộ về diện tích trồng lạc với
5,1 triệu ha, chiếm 22,4% tổng diện tích trồng lạc của thế giới, nhưng sản
lượng lại ñứng hàng ñầu thế giới ñạt 15,1 triệu tấn, chiếm 45,1% tổng sản
lượng bình quân của thế giới (Nguyễn Thị Chính, 2006) [4].


8


Hàn Quốc là nước có đầu tư cao trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ vào canh tác lạc, theo Roan Heng Chueo [58]. Nhờ biết
kết hợp giống lạc mới với kỹ thuật canh tác tiến bộ, ñặc biệt kỹ thuật che phủ
nilông, năng suất lạc nước này đã đạt trên 6 tấn/ha.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của một số nước trên
thế giới
Nước

Diện tích (triệu ha)

Năng suất(tấn/ha)

Sản lượng(triệu tấn)

2007

2007

2008

2009

2007

Thế giới


23,16 21,34 22,73 1,45

1,42

1,47

33,63 30,31 33,45

Ấn ðộ

8,2

6,8

8,0

0,93

0,76

0,94

7,6

Tr. Quốc

4,99

5,0


5,1

2,89

2,98

2,96

14,42 14,9

15,1

Nigeria

1,22

1,23

1,23

1,22

1,23

1,23

1,49

1,51


1,51

Senegal

0,92

0,75

0,80

0,98

0,35

0,56

0,90

0,26

0,45

Indonesia

0,65

0,65

0,65


1,59

1,59

1,6

1,03

1,04

1,04

Myanma

0.59

0,58

0,59

1,25

1,21

1,20

0,73

0,70


0,71

Sudan

0,55

0,55

0,55

0,67

0,67

0,67

0,37

0,37

0,37

2008

2009

2008

5,2


2009

7,5

Nguồn: Foreign agricultural service, official USDA estimates for2009.[46]
Ở Argentina diện tích lạc khơng lớn chỉ với 180.000 ha/năm nhưng lại
có nhiều thành cơng trong việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật ñể nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Trong thời gian dài từ 1932-1990,
năng suất lạc bình qn của đất nước này chỉ ñạt 1,0 tấn/ha. Nhưng ñến năm
1991, năng suất bình qn của Argentina đã vượt lên gấp đơi so với những
năm 1980. Các giống lạc mới chất lượng cao ñược trồng trên 70% diện tích
lạc cả nước, ñưa họ trở thành nước xuất khẩu lạc ñứng thứ 3 trên thế giới sau
Mỹ và Trung Quốc (Duan Shnfen, 1998)[44].
1.3.2 Thực trạng sản xuất lạc ở Việt nam.

9


Lạc ñược trồng hầu hết ở các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam.
Theo tác giả Ngô Thế Dân và cs, 2000) [7], diện tích lạc chiếm 28% tổng diện
tích cây cơng nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá), tuy
nhiên có 6 vùng sản xuất chính sau đây:
Vùng ðồng bằng sơng Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam ðịnh, Ninh Bình với diện tích 31.400 ha,
chiếm 29,3%.
Vùng ðơng Bắc: lạc ñược trồng chủ yếu ở Phú Thọ, Thái Nguyên với
diện tích 31.000 ha, chiếm 28,9%.
Vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ: là vùng trọng ñiểm trồng lạc của các
tỉnh phía Bắc với diện tích 74.000 ha chiếm 30,5%.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: diện tích trồng 23.100 ha chiếm

9,5%.
Vùng Tây Nguyên: diện tích trồng lạc 22.900 ha chiếm 9,4%, chủ yếu
là các tỉnh ðắc Lắc 18.000 ha.
Vùng ðông Nam Bộ: lạc ñược trồng tập trung ở các tỉnh Tây Ninh,
Ninh Thuận, Bình Dương với tổng diện tích 42.000 ha.
Trong những năm gần ñây, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực về năng suất và sản lượng, nhưng diện tích đất trồng lạc
khơng tăng nhiều, theo Tổng cục thống kê, năm 2009)[29], diện tích trồng lạc
khơng tăng nhưng năng suất và sản lượng đều tăng gấp 2 lần so với những
năm 90 (Bảng 4). Ở các tỉnh phía Bắc, diện tích lạc chủ yếu ở các tỉnh Nam
ðịnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Diện tích trồng lạc của các tỉnh Phía
Nam 136,6 ngàn ha năm 1995 giảm xuống còn 19,8 ngàn ha năm 2009.
Bảng 4: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lạc trồng ở Việt
Nam (1999-2009)
Năm

Diện tích

Năng suất

10

Sản lượng


(1000ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)


1999

247,6

12,8

318,1

2000

244,9

14,5

355,3

2001

244,6

14,6

363,1

2002

246,7

16,1


400,4

2003

243,8

16,6

406,2

2004

263,7

17,9

469,0

2005

269,6

18,4

489,3

2006

246,7


18.3

462,5

2007

254,5

19.1

510,0

2008

255,3

23.2

530,2

2009

249,2

23

525,1

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2009[29]

Ở Việt Nam cây lạc là một trong những cây xuất khẩu thu ngoại tệ.
Cho ñến nay, lạc ñược trồng rất phổ biến ở mọi vùng trong nước. Năm 1999,
sản lượng lạc ñạt 318.000 tấn, bằng 2,2 lần so với những năm 1980. Từ năm
1999- 2009 sản lượng lạc tiếp tục tăng, sản lượng lạc cả nước ñạt 525.000 tấn
tăng hơn 40% so với năm 1999.
Từ năm 1999-2009 sản lượng lạc ñã tăng đáng kể 525.000 tấn mặc dù
diện tích trồng lạc khơng tăng lên nhiều. Trong khi sản lượng cây lạc có tăng
nhưng so với các cây lương thực như lúa, ngô hoặc các cây đậu đỗ khác thì
tốc độ tăng của cây lạc là rất chậm. ðể ñảm bảo ổn ñịnh về cơ cấu cây trồng
trong hệ thống cây lương thực vấn đề đặt ra là phải tìm ra các biện pháp nâng
cao hiệu quả của cây trồng và cây lương thực nói chung và cây lạc nói riêng
(Nguyễn Thị Chinh, 2006). [4]
1.3 Yêu cầu về ngoại cảnh và ñất ñai ñối với cây lạc.
1.3.1 Yêu cầu về ngoại cảnh
11


1.3.1.1 Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có liên quan đến thời gian sinh
trưởng của lạc. Lạc là cây nhiệt đới thích ứng với khí hậu nóng (Tata.S.N
1988) [65]. Tuy nhiên tùy nguồn gốc của từng giống, yêu cầu của chúng ñối
với ñiều kiện nhiệt ñộ cũng khác nhau. Tổng tích ơn của giống lạc Valencia là
3200-35000C, với giống Spanish có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, tổng tích
ơn khoảng từ 2800-3200oC.
Nhiệt độ tối thích của lạc cho các thời kỳ sinh trưởng phát triển là từ
12-13oC cho thời kỳ hình thành cơ quan sinh thực là 17-20oC (Degens I.G,
1998) [44].
Cũng theo tác giả (Degens I.G, 1998) [44], nhiệt độ trung bình thích
hợp cho tồn bộ thời kỳ sống của cây lạc là từ 25-30oC, yêu cầu nhiệt ñộ thay
ñổi theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. Theo Fortanainer 1958

và Debeer 1963, tốc ñộ sinh trưởng thuận lợi của cây lạc là ở nhiệt độ trung
bình 20-30oC, nếu nhiệt độ thấp dưới 18oC thì tỷ lệ mọc và quá trình sinh
trưởng của lạc trong thời kỳ cây con bị giảm.
Thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ thích hợp đối với lạc là 25-30oC, theo Chu
Thị Thơm và cs (2006) [26], khi nhiệt ñộ ở 16-170C hạt lạc nảy mầm khó
khăn. Thời gian nảy mầm bị kéo dài từ 15-20 ngày, tỷ lệ nảy mầm ñạt thấp.
Tốc ñộ nảy mầm nhanh nhất ở khoảng nhiệt ñộ từ 32-33o C. Nhiệt ñộ tối cao
cho sự nảy mầm là 41-45oC nhưng sức nảy mẩm giảm, sức sống của cây con
yếu. Hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm khi nhiệt ñộ ở 54oC. Nhiệt ñộ tối thấp
cho sự nảy mầm của lạc là 12oC, hạt có thể chết ở nhiệt ñộ 5oC.
1.3.1.2 ðộ ẩm ñối với cây lạc
Cây lạc khơng chịu được điều kiện đơng giá và úng lụt. Lạc ñược xem
là loại cây chịu hạn, nhưng trong thực tế lạc chỉ có khả năng chịu hạn tương
đối ở thời điểm nhất định trong q trình sinh trưởng, phát triển. Thiếu nước ở
những giai ñoạn cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu ñến năng suất của lạc. Hiện nay
12



×