Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC NÕN Hellula undalis F. (PYRALIDEA LEPIDOPTERA) TRÊN CÂY CẢI THÌA CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC THẢO MỘC VÀ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.04 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÁC ĐỊNH
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC NÕN Hellula undalis F.
(PYRALIDEA - LEPIDOPTERA) TRÊN CÂY CẢI THÌA CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC THẢO MỘC VÀ SINH HỌC

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007 - 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ VĂN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2011


i

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÁC ĐỊNH
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC NÕN Hellula undalis F.
(PYRALIDEA - LEPIDOPTERA) TRÊN CÂY CẢI THÌA CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC THẢO MỘC VÀ SINH HỌC

Tác giả

LÊ VĂN ĐẠT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng


kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
ThS. NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính khắc ghi công ơn sinh thành, dạy dỗ của ông bà và cha mẹ
đã cho con chổ dựa tinh thần vững chắc, là tấm gương cho con phấn đấu và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để con yên tâm trong việc học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thiên An, thầy Nguyễn Lê Đức Trọng
người đã không quãng khó khăn, vất vả tận tình giúp đỡ và cho em những lời khuyên
quí báu, giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã quan tâm và tạo mọi diều kiện thuận lợi trong suốt thời gian theo
học tại trường, cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp.
Quý thầy, cô khoa Nông Học đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức quý
báu cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn bè đã động viên, giúp
đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011
Sinh viên thực hiện


Lê Văn Đạt


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xác định hiệu quả phòng trừ
sâu đục nõn Hellula undalis F. (Pyralidea - Lepidoptera) trên cây cải thìa của một số
loại thuốc thảo mộc và sinh học” được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Khoa Nông học
trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thời gian làm đề tài từ tháng 02/2011 – 06/2011.
Kết quả đạt được:
1. Ở nhiệt độ 27 ±2 oC và ẩm độ 65 ±5% với thức ăn là cải thìa Brassica
chinensis L. cho thấy vòng đời của sâu đục nõn H. undalis trung bình là 20,30 ±2,02
ngày, trong đó giai đoạn trứng trung bình là 2,43 ±0,90 ngày, giai đoạn sâu non trung
bình là 12,13 ±2,69 ngày, giai đoạn nhộng trung bình là 3,83 ±1,02 ngày.
2. Tuổi thọ trung bình của trưởng thành cái H. undalis là 7,00 ±0,80 ngày, một
trưởng thành cái đẻ trung bình 18,13 ±4,87 trứng/ngày, tổng số trứng của 1 trưởng
thành cái trung bình là 97,70 ±7,07 trứng. Tỉ lệ trứng nở trung bình khá cao đạt
93,79%.
3. Thuốc Dipel 6,4DF là thuốc có hiệu lực trừ sâu đục nõn cao với 51,77%và
kéo dài đến 14 ngày sau phun thuốc. Thuốc Vineem 1500EC và Ometar có hiệu lực
thấp và thời gian tác động chậm hơn, thấp nhất là Tỏi tỏi 12,5DD với 19,06% ở 14
ngày sau phun thuốc.


iv

MỤC LỤC
Nội dung


Trang

TRANG TỰA ................................................................................................................. i 
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii 
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................... vi 
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1 
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài..................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3 
2.1 Giới thiệu về sâu đục nõn Hellula undalis F. (Pyralidea - Lepidoptera) ..................3 
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cải thìa Brassica chinensis L. ........6 
2.3 Giới thiệu cây cải thìa (Brassica chinensis L., Crucifereae) .....................................7 
2.4 Các loại sâu hại chính trên cây họ Thập Tự ..............................................................7 
2.4.1 Sâu tơ Plutella xylostella Curtis( Yponomeutidae - Lepidoptera) ........................7 
2.4.2 Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabricius (Chrysomelidae - Coleoptera) .......10 
2.4.3 Các loại rệp mềm cải ............................................................................................11 
2.4.4 Sâu đàn hại cải Crocidolomia binotalis Zeller (Pyralidae - Lepidoptera) ...........13 
2.4.5 Sâu đo Chrysodeixis eriosoma (Noctuidae - Lepidoptera) ..................................14 
2.5 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm ..................................................15 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................19 
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................19 
3.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm................................................................................19 
3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................19 
3.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu đục nõn H. undalis .....................19 
3.3.2 Thí nghiệm xác định hiệu quả trừ sâu đục nõn H. undalis của một số loại thuốc
thảo mộc và sinh học .....................................................................................................21 
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................23 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................24 



v

4.1 Một số đặc điểm sinh học của sâu đục nõn H. undalis ...........................................24 
4.1.1 Tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại của sâu đục nõn H. undalis ...............24 
4.1.2 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của sâu đục nõn H. undalis .....24 
4.1.3 Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của trưởng thành H. undalis ................................27 
4.2 Hiệu lực của một số loại thuốc thảo mộc và sinh học trừ sâu đục nõn ...................28 
4.2.1 Mật số sâu đục nõn sống trên ruộng cải thìa thí nghiệm ......................................28 
4.2.2 Hiệu lực trừ sâu non đục nõn cải thìa của các loại thuốc thí nghiệm ...................29 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................31 
5.1 Kết luận....................................................................................................................31 
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 33
PHỤ LỤC .....................................................................................................................35 


vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh sách các hình
Hình 3.1 Lồng lưới nuôi ngài .......................................................................................20
Hình 3.2 Lọ nhựa nuôi cá thể .......................................................................................21
Hình 4.1 Thời gian phát triển vòng đời của sâu đục nõn cải H. undalis .. ...................26
Danh sách các bảng
Bảng 4.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể của sâu đục nõn H. undalis trên cây cải thìa.
.......................................................................................................................................25 
Bảng 4.2 Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của sâu đục nõn H. undalis trên cải thìa .......27 
Bảng 4.3 Mật độ sâu đục nõn sống (con/m2) ở khu thí nghiệm trước và sau khi xử lý thuốc

.......................................................................................................................................28 
Bảng 4.4 Hiệu lực của các loại thuốc trong thí nghiệm ................................................29 
Danh sách các biểu đồ
Biểu đồ 4.1 Số trứng của ngài cái H. undalis đẻ trung bình qua các ngày.................... 27


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu và không thể thay thế được trong
khẩu phần ăn của mỗi người. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
như: các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ và một phần nhỏ chất đạm. Trong đó,
nhóm rau họ Thập Tự như: cải bắp, cải bẹ xanh, cải thìa, cải ngọt, … là những loại rau
khá phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Nhưng việc sản xuất các loại rau này gặp
nhiều khó khăn, vì trong quá trình canh tác thường xuyên bị các loại côn trùng như:
sâu tơ Plutella xylostella L., sâu khoang Spodoptera litura F., sâu xanh cải Pieris
brassicae L., bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata F., rầy mềm cải Brevicoryne
brassicae L., sâu đục nõn H. undalis,… tấn công gây thiệt hại về năng xuất và phẩm
chất nông sản.
Trong số đó cần phải nói đến sâu đục nõn H. undalis với tần suất xuất hiện
không cao nhưng khi xuất hiện thì chúng trở thành một đối tượng gây hại đặc biệt
nghiêm trọng. Chúng là nguyên nhân chính làm chết 41% số cây ở giai đoạn cây con
(theo Sivapragasam, 1994) và dịch hại nghiêm trong gây thiệt hại lên đến 100% được
ghi nhận ở Hawaii, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Ai Cập, Iraq và Nhật
Bản. Do đó, trong quá trình sản xuất rau cần phải kiểm soát sâu đục nõn nhằm giảm
thiệt hại đến mức thấp nhất, và biện pháp ưu tiên hàng đầu của hầu hết các nông dân là
dùng thuốc hóa học, một biện pháp giải quyết nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Nhưng trong giai đoạn hiện nay khi chất lượng cuộc sống con người đã được nâng cao,

đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải sạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng và việc
phòng trừ sâu hại phải thân thiện với môi trường. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là
phòng trừ hiệu quả sâu đục nõn nhưng phải an toàn cho con người và môi trường.
Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải thay thế thuốc hóa học bằng các sản phẩm ít


2

độc và thời gian cách ly ngắn như các loại thuốc sinh học và thảo mộc, đồng thời cần
có những hiểu biết về hành vi và đặc điểm sinh học của chúng để phòng trừ đúng cách
và đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ vấn đề đó, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xác
định hiệu quả phòng trừ sâu đục nõn Hellula undalis F. (Pyralidea - Lepidoptera) trên
cây cải thìa của một số loại thuốc thảo mộc và sinh học” được thực hiện nhằm tìm hiểu
về đặc điểm sinh học của sâu đục nõn H. undalis, đồng thời tiến hành thử nghiệm đánh
giá hiệu lực của một số loại thuốc sinh học phổ biến để tìm ra loại thuốc phù hợp và
mang lại hiệu quả cao trong viêc phòng trừ sâu đục nõn.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích
- Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của sâu đục nõn H. undalis, để có biện pháp
tác động đúng cách mang lại hiệu quả cao trong việc phòng trừ.
- Đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc: Vineem 1500EC, Bralic – Tỏi Tỏi
12,5DD, Dipel 6,4DF, Ometar trên sâu đục nõn để tìm ra loại thuốc phù hợp, có ý
nghĩa trong việc phòng trừ sâu đục nõn H. undalis.
=> Từ những kết quả trên của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và khoa học
cho việc xây dựng biện pháp quản lý hữu hiệu sâu đục nõn.
Yêu cầu
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của sâu đục nõn H. undalis.
- Xác định được hiệu lực phòng trừ sâu đục nõn H. undalis của các loại thuốc
thí nghiệm.

Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông học trường ĐH Nông
Lâm TP.HCM và phòng 107 khu Phượng Vỹ trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Thời gian làm đề tài từ tháng 02/2011 – 06/2011.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về sâu đục nõn Hellula undalis F. (Pyralidea - Lepidoptera)
Phân bố và ký chủ:
Phân bố: Sâu đục nõn được Fabricius phát hiện lần đầu tiên 1794 tại Ý. Chúng
phân bố rộng khắp từ Trung Đông, Châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là các đảo ở
khu vực Thái Bình Dương (Waterhouse, 1992).
Ở Ấn Độ, gây hại nghiêm trọng vào khoảng tháng 2 – 3 (Bahalani, 1984), tháng
8 – 10 (Sachan và srivastava, 1972; Sandhu và Bhalla, 1973). Ở Đài Loan, được ghi
nhận với các thiệt hai nghiêm trọng vào mùa hè khoảng tháng 6 – 9 (Avrdc, 1978;
Chuang, 1994). Sâu đục nõn cũng được tìm thấy ở Nhật Bản với mật số cao vào
khoảng tháng 5 (Isoko, 1995).
Ký chủ: Sâu đục nõn tấn công hầu hết tất cả các cây thuộc họ Thập Tự. Ngoài
ra, chúng còn tấn công cây có chứa chất mù tạt hoặc glucosinolates. Cây màn màn tím
Cleome rutidosperma L. và màn màn vàng Cleome viscose L. được xác định lá ký chủ
tự nhiên của sâu đục nõn ở nhiều nước (theo Sivapragasam, 1994; Sivapragasam và
Aziz, 1992; Sivapragasam và ctv, 1994; Sivapragasam và Chua, 1997; Rejesus và
Javier, 1997). Trong đó, màn màn vàng Cleome viscose L. là đối tượng chủ yếu thay
thế cho các loại cải trong những lúc cải không được gieo trồng (Baltazar và ctv, 1998).
Triệu chứng gây hại
Sâu hại ở giai đoạn sâu non, sâu non nhả tơ kéo màng trên mặt lá ngọn và
cuống lá. Xung quanh đó dưới lớp màng sâu non đục vào đọt, vào đỉnh sinh trưởng

của cải. Sâu non vừa ăn vừa thải phân tại đó. Cây bị hại nặng có thể trụi lá và chết
(Nguyễn Thị Chắt, 2006).


4

Đặc điểm hình thái và sinh học
Sâu non lúc mới nở có màu vàng nhạt, càng lớn có màu càng đậm, đầu có màu
đen. Trên lưng có 5 vạch màu nâu đỏ chạy dọc cơ thể bắt đầu từ đốt ngực thứ 2 đến
đốt cuối cùng. Ấu trùng có 4 tuổi, tuổi 1 có chiều dài khoảng 1mm đến tuổi 4 chiều dài
có thể lên tới 15 – 16mm. Thời gian của giai đoạn sâu non trên các loại cây trồng khác
nhau cũng khác nhau. Chẳng hạn, trên cải bắp thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non
khoảng 16 – 19 ngày, còn trên súp lơ thì giai đoạn này chỉ cần 11 – 13 ngày.
Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thời gian của giai đoạn sâu non
(Harakly, 1969; Sachan và Gangawar, 1980; Sivapragasam, 1994). Ở 20oC sự phát
triển của sâu non bị giảm xuống (Awai, 1958; Sivapragasam và ctv, 1994). Ở 10oC và
40oC thì tỷ lệ sống sót của sâu là 0%, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của sâu non là
khoảng 25 – 35oC.
Khoảng 80% sâu non nằm trong ngọn cải, đó là một hành vi tự bảo vệ nhằm
chống lại các kẻ thù tự nhiên (Sivapragasam và Chua, 1997).
Vào cuối giai đoạn này sâu non chuyển sang màu vàng nhạt, cơ thể co ngắn lại
và đi tìm một nơi để hóa nhộng khi đã hấp thụ đủ thức ăn (Harakly, 1968).
Nhộng lúc đầu có màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu nâu khi lớp vỏ là
sclerotized, có chiều dài khác nhau khoảng 6 – 10cm. Harakly (1968) đã tìm thấy
nhộng nhiều nơi khác nhau như nếp gấp của lá, trong thân, và nhiều nơi khác trên cây
trồng cũng như trong đất, và có thể vùi sâu đến 5cm. Giai đoạn này cũng phụ thuộc
vào nhiệt độ, có thể kéo dài 1 – 4 ngày.
Nhộng đực và cái có thể phân biệt được nhờ vào 2 điểm khác biệt ở đốt bụng
thứ 9 và thứ 10. Nhộng đực lỗ sinh dục và lỗ hậu môn nằm gần nhau và trên 2 phần
riêng biệt, con cái lỗ sinh dục và lỗ hậu môn nằm cách xa và trên 1 phần hợp nhất giữa

đốt bụng thứ 9 và thứ 10.
Trưởng thành: là 1 loại ngài sáng màu nâu nhạt. Cánh trước hình tam giác, trên
cánh trước có 2 đường ziczac cắt ngang cánh, chia cánh trước thành 3 khu rõ rệt. Khu
giữa cánh có nhiều đốm đen. Cánh sau rộng và ngắn có màu xám nâu. Con đực bé hơn


5

con cái, bụng con đực nhỏ, hẹp hơn con cái và cuối bụng có hình nón, con cái cuối
bụng rất nhọn.
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của trưởng thành, tuổi thọ của trưởng
thành từ 3 – 12 ngày khi làm thí nghiệm ở nhiệt độ 35oC và 15oC (Sivapragasam,
1994; Sivapragasam và ctv, 1994). Trưởng thành thường xuất hiện vào ban đêm, hiếm
khi xuất hiện vào ban ngày.
Trưởng thành tiến hành bắt cặp 3 – 4 giờ sau khi vũ hóa khi cánh đã khô và đẻ
trứng 24 giờ sau khi giao phối (Harakly, 1968;. Talekar và ctv, 1981; Bhalani, 1984).
Con cái đẻ trứng rải rác trên nhiều cây 1 cách ngẩu nhiên và trong nhiều ngày khác
nhau. Mỗi con cái đẻ khoảng 160 – 180 trứng, mỗi ngày đẻ khoảng 25 - 30 trứng
(Sivapragasam và Abdul Aziz, 1990).
Shirai và Yano (1994) đã tiến hành kiểm tra khả năng bay của trưởng thành đực
và cái và đi đến 1 kết luận là con cái không có khả năng bay đường dài, con đực không
có xu hướng thực hiện các chuyến bay xa nhưng chúng có khả năng bay 50 – 80 km
trong vài ngày. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hành vi bay, khi nhiệt độ là 30oC thì
chúng giảm chuyến bay liên tục, nhiệt độ thích hợp nhất là 20oC. Theo Youssef (1973)
thì đỉnh cao của hoạt động này là vào nữa đêm, ở Đài Loan thì miêu tả hoạt động này
bắt đầu lúc hoàng hôn (Avrdc, 1978) và tiếp tục vào lúc nữa đêm (Talekar và ctv,
1981).
Trứng có hình bầu dục, màu trắng ngà, thời gian ủ 4 – 7 ngày (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Một số biện pháp phòng trừ sâu đục nõn H. undalis

Việc phòng trừ sâu đục nõn dường như chỉ hiệu quả với việc sử dụng thuốc hóa
học. Đã có nhiều cố gắng để thay thế thuốc hóa học bằng các biện pháp khác nhưng
chưa khả quan. Ở Đài Loan sử dụng 2 chủng vi khuẩn Bt (H3, H7) để kiểm soát sâu đục
nõn nhưng kết quả không hiệu quả hơn dùng thuốc trừ sâu (Avrdc, 1985). Ở Malaysia,
tiến hành thử nghiệm 10 loại thuốc có hoạt chất Bt của các công ty khác nhau, chỉ có 1
loại là thất bại trong việc kiểm soát sâu đục nõn (Fauziah và Aziz, 1992).


6

Việc sử dụng bẫy cây trồng cũng đem lại một số kết quả nhất định. Ở Ấn Độ,
dùng cây cải mù tạt làm bẫy (Luther và ctv, 1996), Hawai dùng cải bắp làm cây bẫy,
cả 2 cây điều làm giảm thiệt hại của sâu.
Việc chọn giống kháng cũng đã được một số tác giả tiến hành. Brar và ctv
(1989) kiểm tra 26 dòng súp lơ khác nhau, ông phát hiện được 5 dòng kháng với tỷ lệ
nhiễm dao động từ 10 - 20%. Lal và ctv (1991) đã tìm ra 64 giống súp lơ có khả năng
miễn hoặc kháng cao.
Thiên địch của sâu đục nõn H. undalis
Các loài thiên địch như Bassus sp., Trathala flavoorbitalis, Chelonus sp. và
Phanerotoma sp đã được ghi nhận, nhưng ở Malaysia chúng không có ảnh hưởng lớn
đến số lượng sâu đục nõn (Sivapragasam, 1994, Sivapragasam và Aziz, 1992).
Harakly (1969) tìm ra Nythobia sp. và Habrobracon hebetor ký sinh trên sâu
non. Ký sinh trên trứng và nhộng chưa được tìm thấy.
Peter và ctv (1987) đã tìm ra 2 loài ký sinh là Bracon gelichae, Bracon hebetor.
Họ cũng phát hiện 1 căn bệnh do vi khuẩn Serratia marcescens và 1 loại tuyến trùng
ký sinh chưa xác định.
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cải thìa Brassica chinensis L.
Theo Madison (1979) thành phần sâu hại trên cải thìa gồm có:
- Agrotis ipsilon aneituma
- Chrysodeixis eriosoma

- Crocidolomia binotalis
- Myzus persicae
- Plutella xylostella
- Scaptomyza sp.
- Spodoptera litura
Waterhouse và Norris (1989) ghi nhận H. undalis đã tấn công gây hại trên cải thìa.


7

Albugo candida và Alternaria brassicicola cũng đã gây hại trên cải thìa
(Dingley và ctv, 1981).
Martin (1995) cũng đã phát hiện Bemisia argentifolii trên cải thìa.
2.3 Giới thiệu cây cải thìa (Brassica chinensis L., Crucifereae)
Cải thìa có tên khoa học là Brassica chinensis L. thuộc họ Thập Tự, là cây thân
thảo sống 1 năm hoặc 2 năm, cao 25-70cm, với 1,5m. Lá ở gốc, to, màu xanh nhạt, gân
giữa trắng, nạc. Phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có răng không rõ, men theo
cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh. Các lá ở trên hình bầu dục như cái thìa. Hoa
màu vàng tươi họp thành chùm ở ngọn hoa dài 1 - 1,4cm, có 6 nhị. Quả cải dài 4 11cm, có mỏ, hạt tròn, đường kính 1 -1,5mm, màu nâu tím. Ra hoa vào mùa xuân. Có
nhiều giống khác nhau: có loại có lá sít nhau tạo thành bắp dài (var. cylindrica), có loại
có lá sít thành bắp tròn (var. cephalata), có loại không bắp có ít lá sát nhau (var. laxa).
Cải thìa có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào trồng tại Việt Nam khoảng
giữa thế kỉ XX. Trước đây ở nước ta đã có giống Cải Trung Kiên, Cải Nhật tân và Hà
Nội. Từ năm 1965-1966, ta nhập các giống của Trung Quốc như Cải trắng Hồ Nam,
Cải trắng lá vàng, Cải trắng lá thẫm, Cải trắng tai ngựa, Cải trắng Trạm Giang. Còn có
Cải trắng lớn, cuống dài của Nam Kinh, Hàng Châu, Giang tô. Cải đầu vụ đông, Cải
lùn, Cải Vân dài vv... Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cải thìa
là 10-27oC. Cải thìa được trồng quanh năm, từ đồng bằng đến núi cao, trừ những tháng
quá nóng.
2.4 Các loại sâu hại chính trên cây họ Thập Tự

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) thì trên các cây họ Thập Tự có
một số loại côn trùng gây hại sau:
2.4.1 Sâu tơ Plutella xylostella Curtis( Yponomeutidae - Lepidoptera)
Phân bố và ký chủ
Sâu tơ đầu tiên được ghi nhận là có nguồn gốc từ nước Thổ Nhỉ Kỳ; sau đó phát
triển ở hầu hết các quốc gia trồng rau cải trên thế giới cùng với sự phát triển của cây


8

rau họ Thập Tự (Cruciferaceae) cũng như khả năng di chuyển rất xa của bướm, có thể
trên cả ngàn cây số. Sâu Tơ có thể sống được ở hầu hết các quốc gia trồng rau cải, ôn
đới lẫn nhiệt đới và là mối lo ngại lớn nhất cho các nhà trồng rau cải hiện nay. Sâu ghi
nhận là phá hại trên rất nhiều loại rau cải khác nhau như cải bắp, cải bẹ xanh, cải bẹ
trắng, cải ngọt, cải bông, cải rổ; nhưng trầm trọng nhất là trên cải bắp, cải bông. Ngoài
ra, Sâu Tơ còn gây hại trên một số loại cây họ cà như khoai tây, cà chua …
Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm dài từ 6-10 mm. Sải cánh rộng từ 10-15 mm. Cánh trước màu nâu xám,
trên có nhiều chấm nhỏ màu nâu; từ chân cánh ra đến cạnh ngoài của cánh trước có
một dãi hình răng cưa màu trắng trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, dãi này
gợn sóng, nhìn có cảm giác óng ánh và lấp lánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất
dài. Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên thân mình, đuôi cánh hơi
nhô lên cao. Râu dầu dài từ 3-3,5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Thời gian
sống của bướm từ 4 đến khoảng 17 ngày tùy giống cái hay đực và tùy điều kiện sống.
Một bướm cái có thể đẻ đến 200 trứng, trung bình 90 trứng và đẻ cao điểm vào đêm
thứ nhất và thứ nhì.
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, đường kính từ 0,3-0,5 mm. Thời gian
ủ trứng từ 3-8 ngày.
Sâu có 4 tuổi, phát triển từ 7-15 ngày tùy điều kiện thức ăn và thời tiết. Mình
sâu nở to chính giữa, hai đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng, mỗi đốt có nhiều lông mọc

thẳng đứng. Sâu có ba cặp chân giả từ đốt bụng thứ năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 8
đến 11 mm. Chi tiết ở từng giai đoạn tuổi như sau:
- Tuổi 1: thân màu trắng đục, dài khoảng 0,8 mm. Đến cuối tuổi này cơ thể sâu
dài từ 1,2-1,5 mm. Tuổi 1 phát triển từ 2-4 ngày
- Tuổi 2: mình sâu bắt đầu chuyển sang màu hơi xanh nhưng vẫn còn đục. Sâu
dài từ 1,5-3,5 mm. Ở tuổi 2 sâu phát triển trong thời gian từ 1 - 3 ngày
- Tuổi 3: mình sâu màu xanh lục tươi, dài từ 3,5-5,5 mm và phát triển từ 1-3 ngày.


9

- Tuổi 4: sâu có màu xanh lục sậm hơn, kích thước cơ thể từ 5,5-9 mm, phát
triển từ 1-4 ngày. Ấu trùng tuổi 4 sau khi đạt kích thước tối đa, bắt đầu nhả tơ làm
nhộng.
Đầu tiên, sâu quay đầu về phía sau đuôi nhả tơ bao phủ phần đuôi trước, dần
dần tới phía trên đầu. Sau khi nhả tơ xong sâu lột xác lần cuối cùng để thành nhộng.
Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau thành màu vàng nhạt,
chiều dài nhộng từ 5-7 mm, chung quanh nhộng có kén bằng tơ bao phủ. Thời gian
nhộng từ 4-7 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thuộc loại bướm đêm nhưng ít bị quyến rủ bởi ánh sáng đèn. Ban ngày
bướm thường ẩn ở mặt dưới lá rau cải, khi bị động mới bay lên một quảng ngắn. Chiều
tối bướm bay ra bắt cặp và đẻ trứng. Bướm hoạt động nhiều nhất khi trời bắt đầu tối
đến nửa đêm. Bướm có thể giao phối ngay sau khi vũ hóa và một đến hai ngày sau thì
đẻ trứng. Trứng được đẻ phân tán hay thành từng khóm từ 3-5 cái ở mặt dưới lá, gần
gân hay chỗ lõm trên lá.Sâu tuổi 1 đục một lổ nhỏ ở mặt dưới lá, xong chui đầu vào ăn
nhu mô lá, chỉ chừa lại biểu bì. Sâu tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá để lại lớp biểu bì mặt
trên lá tạo thành những đốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở đi sâu gặm lủng lá. Trên một
cây cải bắp bị hại nặng có thể có từ 100-300 sâu. Khi bị động đến sâu thường nhả tơ
buông mình xuống đất nên loài sâu này còn có tên gọi là " Sâu Dù".

Biện pháp phòng trị
Đối với Sâu Tơ, vấn đề vệ sinh vườn trồng cải sau khi thu hoạch rất quan trọng
vì các lá cải già lặt bỏ trước khi thu hoạch là nơi trú ẩn của sâu và nhất là của nhộng.
Do đó, cần phải thu gom thật sạch tàn dư của cây cải sau khi thu hoạch, trước khi bố
trí trồng mùa vụ mới.
Một số nghiên cứu về việc trồng xen bắp cải hoặc các cây thuộc họ hoa Thập
Tự là ký chủ của Sâu Tơ cho kết quả như sau:
- Xen canh cây cà chua và cây bắp cải, mật số Sâu Tơ sẽ giảm nhiều vì cây cà


10

chua tiết ra chất tomatine có thể xua đuổi bướm sâu tơ. Hơn nữa, khi trồng xen sẽ có
nhiều loài thiên địch có thể tấn công sâu tơ.
- Xen canh cây cải lấy dầu với bắp cải cũng giảm mật số sâu tơ.
Ngoài ra, sử dụng các loại bẩy màu vàng cũng thu hút bướm sâu tơ tới và diệt
được số lớn bướm trước khi đẻ trứng.
Sâu tơ được ghi nhận là kháng thuốc từ năm 1957 và hiện nay là một trong
những loài sâu kháng thuốc rất mạnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, do đó việc
phòng trị rất khó. Trên thế giới sâu đã kháng nhiều loại thuốc điều chế từ gốc vi khuẩn
Bacillus thuringiensis. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc vi khuẩn BT lẫn thuốc hóa
học nhưng phải sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh sâu quen thuốc.
2.4.2 Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabricius (Chrysomelidae - Coleoptera)
Phân bố và ký chủ.
Đây là loài côn trùng gây hại chủ yếu trên rau cải họ Thập Tự ở nước ta và
nhiều nước trên thế giới.
Đặc điểm hình thái và sinh học
Trưởng thành có chiều dài thân từ 1,8-2,4 mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen
bóng. Trên cánh trước có 8 hàng chấm đen lõm dọc cánh và hai vân sọc cong có hình
dáng tương tự vỏ đậu phộng màu vàng nhạt. Đốt đùi chân sau to khoẻ giúp trưởng

thành nhảy xa. Một trưởng thành cái đẻ từ 25-200 trứng. Đời sống của trưởng thành rất
dài, có thể đến 1 năm. Trứng màu trắng sữa, hình bầu dục, dài khoảng 3 mm. Ấu trùng
lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, hình ống tròn, mìmh màu vàng nhạt, 3 đôi chân ngực rất
phát triển. Mỗi đốt của cơ thể sâu đều có các u lồi. Ấu trùng có 3 tuổi và phát triển từ
3-4 tuần. Nhộng hình bầu dục, màu vàng nhạt, dài khoảng 2 mm, mầm cánh và mầm
chân sau rất dài; đốt cuối cùng có 2 gai lồi. Nhộng phát triển từ 7-10 ngày
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Trưởng thành thường ẩn vào nơi râm mát, mặt dưới các lá gần mặt đất khi trời
nắng, có khả năng nhảy xa và bay rất nhanh, thường bò lên mặt lá ăn phá vào lúc sang


11

sớm và chiều tối, cắn lủng lá cải thành những lổ đều đặn trên khắp mặt lá rất dễ nhận
diện, làm lá có thể bị vàng và rụng. Trưởng thành đẻ trứng chủ yếu trong đất, cách rễ
chính khoảng 3 cm, đôi khi đẻ trứng ngay trên thân cây, gần sát mặt đất. Ấu trùng ăn
rễ cây làm cây bị còi cọc, đôi khi héo hoặc thối. Khi lớn đủ sức sâu non làm nhộng
ngay trong đất, ở độ sâu từ 3-7 cm.
Biện pháp phòng trị
- Vệ sinh vườn trồng cải sau khi thu hoạch, thu gom các cây cải hoặc lá cải hư
vào một nơi và tiêu diệt.
- Luân canh với các loại cây khác không phải là ký chủ của bọ nhảy.
- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ để trị, nhất là đối với sâu non,
nên phun sát gốc cây cải để diệt sâu non sống dưới đất.
2.4.3 Các loại rệp mềm cải
Các loại rau thuộc họ Thập Tự thường bị các loài rầy mềm sau đây gây hại:
- Myzus persicae Sulzer.
- Rhopalosiphum pseudobrassicae Davis.
- Brevicoryne brassicae Linnaeus.
Ba loài rầy mềm trên thuộc họ Rầy Mềm (Aphididae), bộ Cánh Đều (Homoptera).

Phân bố và ký chủ
Các loài rầy mềm hại rau cải phân bố ở nhiều vùng trên thế giới như châu Âu,
châu Phi, châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Á và có thể gây hại trên nhiều loại cây
khác, nhưng ký chủ chính của chúng vẫn là rau cải. Riêng loài Myzus persicae ngoài
rau họ Thập Tự, còn gây hại trên khoai tây, mè, mận, cà độc dược, một số cây công
nghiệp.
Đặc điểm hình thái và sinh học
a. Myzus persicae Sulzer
- Loại hình không cánh có cơ thể dạng hình trứng, màu xanh hoặc đỏ hoặc vàng


12

nhạt, dài từ 1,3-1,9 mm. Vòi chích hút màu đen, kéo dài tới đốt chậu chân sau. Râu
đầu 6 đốt, màu đen. Ống bụng màu đen, trên lưng, khoảng giữa 2 ống bụng có một
mảnh màu đen hơi nổi to.
- Loại hình có cánh có chiều dài thân từ 1,6-2 mm. Đầu và ngực màu nâu đen,
bụng màu vàng hoặc xanh, đôi khi đỏ; giữa mặt lưng của bụng có một đốm to màu nâu
đen. Râu đầu 6 đốt màu đen. Vòi chích hút kéo dài đến đốt chậu chân giữa. Ống bụng
màu đen.
Ấu trùng lớn đủ sức dài từ 10-20 mm, thân màu trắng hoặc vàng nhạt, ngực
tương đối lớn, đầu màu nâu. Mảnh lưng ngực trước và chân ngực màu đen.
b. Rhopalosiphum pseudobrassicae Davis
Trưởng thành có cánh, chiều dài thân từ 1,6-2,2 mm. Đầu và ngực màu đen,
bụng màu vàng hay xanh lục. Mắt kép màu nâu đỏ. Râu đầu ngắn hơn cơ thể. Mặt
lưng ở mỗi bên có 5 chấm đen nhỏ và ở phần sau ống bụng có 2 vệt đen ngang; đôi lúc
trên thân phủ một lớp tương tự như phấn trắng.
Trưởng thành cái không cánh cơ thể dài khoảng 1,8 mm. Toàn thân màu xanh
vàng, trên lưng có các vân ngang không liền nhau.
c. Brevicoryne brassicae Linnaeus

Trưởng thành cái có cánh cơ thể dài từ 1,4-1,5 mm. Ngực và đầu màu đen, bụng
màu xanh lục hay vàng lục đậm hay xanh xám. Hai bên thân có 5 điểm đen. Toàn than
phủ một lớp phấn trắng. Ống bụng rất ngắn. Trưởng thành cái không cánh cơ thể dài từ
17-2,2mm. Toàn thân màu xanh lục nâu, toàn thân cũng phủ đầy phấn trắng.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Cả trưởng thành và sâu non các loài rầy mềm đều thích tập trung chích hút trên
phần non của cây làm cây bị quăn queo, chậm tăng trưởng. Trong quá trình phát triển
rầy mềm có đặc điểm là khi điều kiện thức ăn kém như lượng nước trong cây giảm hay
nhiệt độ thấp hoặc trời khô hạn, sẽ hình thành dạng trưởng thành có cánh. Đối với loài


13

Mizus persicae Sulzer, mặc dù sức sinh sản của loài này rất lớn, nhưng rầy ít khi hình
thành quần thể với mật số cao trên nhóm cây họ Thập Tự, có lẽ vì đây là loài đa ký
chủ, có thể sống được trên nhiều loại cây nên dễ dàng phân tán đi và gây hại trên
những cây khác.
Trên cây thuốc lá, khi số lượng còn ít, rầy thường tập trung 2 bên bìa lá hay 2
bên gân chính của lá hoặc gần cuống lá để chích hút nhựa cây. Khi cây còn nhỏ,
khoảng 15 ngày sau khi đặt cây con, nếu bị rầy chích hút với số lượng nhiều, cây sẽ
còi cọc, không lớn, lá rũ dần rồi chết. Khi cây lớn thì rầy bám trên nhiều bộ phận của
cây, tập trung trên các búp non, lá non, nụ hoa, đài hoa, trái non và phần ngọn non của
cây. Lá bị hại có màu vàng nhạt, mặt lá lồi lên hoặc quăn queo, biến dạng. Các lá
thuốc có rầy khi sấy không có màu vàng mà có màu đen, vị lạt.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều loài ký sinh rầy mềm trên đồng
ruộng, trong đó các loài thuộc họ Syrphidae có khả năng ký sinh khá cao.
Biện pháp phòng trị
- Dọn sạch vườn cải trước khi trồng vụ kế tiếp. Cắt bỏ lá có rầy nhiều.
- Rầy mềm có nhiều thiên địch, nếu mật số thiên địch không đủ khống chế mật
số rầy, có thể áp dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị, nhưng nên kiểm tra

ruộng rau thường xuyên để để áp dụng thêm nếu rầy xuất hiện trở lại vì rầy mềm hoàn
thành một thế hệ rất nhanh nếu điều kiện thích hợp.
2.4.4 Sâu đàn hại cải Crocidolomia binotalis Zeller (Pyralidae - Lepidoptera)
Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm màu xám nâu, có đốm nhỏ màu nâu đậm trên cánh và dọc cạnh sau của
cánh trước. Bướm có chiều dài thân từ 10 - 14 mm, sải cánh rộng từ 18-20 mm. Trứng
dẹp, hơi tròn và có đường kính từ 1-2 mm, được đẻ thành từng khối ở kẻ lá của đọt
non. Thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày. Khi mới đẻ khối trứng màu xanh, sau khoảng 2
ngày có màu xanh vàng và trước khi nở màu đen xám. Ấu trùng khi mới nở màu xanh
vàng, đầu nâu, dần dần cơ thể chuyển thành màu đậm và đến tuổi cuối có màu nâu
đậm với 3 sọc trắng trên lưng và mỗi bên hông có 3 đốm tròn nhỏ ở mỗi đốt. Toàn


14

thân có nhiều lông dài trong suốt. Lớn đủ sức sâu non dài từ 14-17 mm. Ấu trùng có 5
tuổi phát triển trong thời gian từ 12-15 ngày. Nhộng màu nâu đỏ, dài từ 10-15 mm.
Sâu làm nhộng trong đất, thời gian nhộng từ 7-10 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sâu nhả tơ phủ bên ngoài đọt non rồi sống tập trung tại nơi đó ăn phá. Sâu có
thể ăn trụi lá hay đứt ngọn. Khi cây cải có hoa thì sâu nhả tơ cuốn các cánh hoa, ăn đứt
hoa, trái và cả hột.
Biện pháp phòng trị.
Thường xuyên theo dõi để bắt sâu bằng tay và áp dụng thuốc khi mật số cao.
2.4.5 Sâu đo Chrysodeixis eriosoma (Noctuidae - Lepidoptera)
Ký chủ.
Ngoài rau cải sâu còn phá hại trên các loài bầu, bí, dưa, đậu, cải bông, cà chua.
Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài cơ thể từ 15-20 mm và sải cánh rộng 35-45 mm. Cánh màu
nâu xám, không có cấu trúc rõ rệt nhưng đặc điểm dễ nhận diện là khoảng giữa cánh

trước có hai đốm sáng óng ánh hình số 8. Mỗi bướm cái đẻ 150-200 trứng.
Trứng hình bán cầu, đường kính khoảng 0,50 mm, được đẻ rải rác từng cái ở
mặt dưới lá. Thời gian ủ trứng từ 2-4 ngày.
Ấu trùng màu xanh nhạt với hai sọc trắng ở hai bên hông và nhiều sọc trắng
giữa lưng, lớn đủ sức dài từ 35-40 mm. Ấu trùng có 5 tuổi và phát triển trong thời gian
từ từ 10-15 ngày.
Nhộng màu nâu nhạt, dài từ 14-17 mm, thời gian nhộng từ 5-7 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường đẻ trứng vào ban đêm. Ấu trùng tuổi nhỏ ăn mặt dưới lá chừa lại
lớp biểu bì trắng; tuổi cuối cùng sâu ăn hết cả lá. Sâu làm nhộng trong kén bên trong lá


15

cuốn lại.
Biện pháp phòng trị
Sâu xuất hiện trên rau cải nhưng không gây hại nhiều và có nhiều thiên địch
như ong, ruồi, vi trùng, virus, do đó việc trị chỉ thật cần thiết khi mật số sâu cao. Có
thể áp dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng hay thuốc gốc vi khuẩn Bacillus
thuringiensis để trị.
2.5 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm
Vineem 1500EC
Sản phẩm của Cty thuốc sát trùng Việt Nam.
Hoạt chất: Azadirachtin.
Nhóm hóa học: thảo mộc.
Tính chất
- Thuốc ở dạng: nhũ dầu
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc, là hợp chất có trong cây Neem Ấn Độ
(Azadirachta indica) và cây xoan Trung Quốc (Melia azedarach). Thuốc nguyên chất
có dạng rắn, tương đối bền trong tự nhiên, dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm, tan

trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ. Tác động vị độc và tiếp xúc, phổ tác dụng
rộng, hiệu lực diệt sâu tương đối chậm (sau 2 – 3 ngày) nhưng kéo dài tới 7 – 10 ngày.
- Thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng 3450mg/kg, LD50 qua da >2000mg/kg.
Độc với cá, ít độc với ong.
- Đặc trị: rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu cuốn lá, bọ trĩ hại lúa, bọ nhảy, sâu xanh
bướm trắng hại bắp cải, rệp hại rau.
- Thời gian cách ly: 7 ngày.


16

- Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác,
không pha chung với thuốc Bordeaux.
Bralic - Tỏi Tỏi 12,5DD
Sản phẩm của Doanh nghiệp Tư nhân Tân Quy
Nhóm hóa học: thảo mộc.
Tính chất:
- Thuốc ở dạng: dung dịch.
- Đặc trị: sâu khoang, dòi đục lá, dòi đục trái, rầy xanh, bọ trĩ, rệp sáp, ốc sên.
- Thời gian cách ly: không có thời gian cách ly.
- Phổ tác dụng: phổ tác dụng rộng
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với thuốc trừ sâu có hoạt chất
Endesulfan, Methamidofos, Cypermetrine, thuốc trừ bệnh gốc Captan, Mancozeb,
Maneb và phân bón lá. Không được pha chung với thuốc gốc Đồng.
Dipel 6,4DF
Sản phẩm của Valent Biosciences Corporation USA
Nhóm hóa học: Vi sinh vật
Tính chất:
- Thuốc ở dạng: bột mịn, không bụi
- Là thuốc trừ sâu sinh học, nguồn gốc vi khuẩn, được sản xuất bằng phương

pháp lên men vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT). Sản phẩm lên men là độc tố ở dạng
cao phân tử và dạng bào tử của vi khuẩn. Độc tố là chất Endotoxin, có nhiều dạng
alpha, beta,... trong đó dang delta Endotoxin có hiệu lực cao với sâu non bộ cánh vẩy.
Độc tố có độ lớn từ 0,5 – 2 micron không bền vững trong môi trường kiềm và acid,


17

không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ nhưng tan trong dung dịch kiềm
(pH>10), tan trong dịch ruột của sâu non bộ cánh vẩy.
- Nhóm độc: nhóm độc III, LD50 qua miệng > 8000mg/kg. Rất ít độc với người,
môi trường và các loài thiên địch, không độc với cá và ong. Loại Bt chứa bào tử rất
mẫn cảm với tằm nên ở những nơi có trồng dâu nuôi tằm chỉ nên dùng loại bt không
chứa bào tử.
- Đặc trị: các loại sâu thuộc bộ cánh vải do họ bướm đêm gây hại trên cây
trồng, đã bị kháng thuốc.
- Tác động vị độc, không có tác dụng tiếp xúc và xông hơi. Sau khi ăn phải lá
cây có thuốc, chỉ 1 giờ sau sâu sẽ yếu và ngừng ăn, cơ thể đen dần, teo lại và chết sau
vài ngày. Phổ tác dụng hẹp, chủ yếu có hiệu lực sâu non bộ cánh vẩy.
- Thời gian cách ly: 5 ngày
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác,
không pha chung với thuốc có tính kiềm (như Bordeaux), phân hóa học, các thuốc trừ
bệnh có nguồn gốc kháng sinh và thuốc có gốc đồng.
Ometar 1,2 x 109 bt/g
Sản phẩm cũa Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nhóm hóa học: vi sinh vật
Tính chất:
- Là một loài nấm thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), có tính chất diệt
côn trùng. Ở Việt Nam đã thu thập và lưu giữ được 10 chủng nấm Metahizium, được
phân lập từ nhiều loại côn trùng khác nhau như sâu đo xanh, câu cấu hại cam, sâu róm

thông, sâu khoang hại lạc, rầy nâu hại lúa, sâu đục thân ngô…
- Dùng môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 25 –
30oC và ẩm độ 65 – 80%. Thời gian để lượng bào tử đảm bảo diệt sâu là 14 ngày.


18

- Nhóm độc: nhóm độc III
- Đặc trị: trừ các loại rầy, bọ xít hai lúa và bọ cánh ứng hại dừa.
- Thời gian cách ly: 5 ngày.
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu,
không pha chung với thuốc trừ bệnh


×