Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRÊN CÂY BẮP CẢI (Brassica oleracea var. capitata) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
PHÒNG TRỪ SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC TRÊN CÂY BẮP CẢI (Brassica oleracea var. capitata)
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

SVTH: LÊ VĂN LÂM
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khoá: 2007 – 2011

07/2011


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
PHÒNG TRỪ SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC TRÊN CÂY BẮP CẢI (Brassica oleracea var. capitata)
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Tác giả

LÊ VĂN LÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Giáo viên hướng dẫn:


TS. TRÁC KHƯƠNG LAI
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 07 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN

Con xin chân thành cảm ơn ba, má đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên
người và cả gia đình đã tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân chân thành cảm ơn:
• TS Trác Khương Lai và Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
• Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
• Toàn thể thầy cô trong Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
• Gia đình chú Nguyễn Đình Thắng, thôn Đa Quý xã Xuân Thọ thành phố Đà
Lạt đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
• Các cô chú, anh chị nông dân tại các phường 7, phường 8, xã Xuân Thọ thành
phố Đà Lạt đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết và tạo điều kiện
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
• Bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện khóa luận này.
Thành phố Đà Lạt, ngày 10 tháng 07 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
Lê Văn Lâm

ii



TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Điều tra tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu lực
phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) của một số loại thuốc trên cây bắp cải
(Brassica oleracea var. capitata) tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng”. Đề tài được
tiến hành tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả thu được như sau:
Điều tra 30 hộ nông dân trồng bắp cải tại thành phố Đà Lạt tôi ghi nhận phần lớn
nông dân vẫn sản xuất theo kinh nghiệm, sử dụng giống bắp cải trắng Nova (93,4%)
có lá dày hơn giống bắp cải Shortgun nên hạn chế được sâu bệnh. Đa số nông dân đều
nhận biết được sâu tơ nhưng không biết mức độ gây hại của loài này và biện pháp
phòng trừ chủ yếu là hóa học (100% hộ sử dụng) nhưng vẫn chưa thực hiện theo
nguyên tắc 4 đúng, chưa thực hiện phòng trừ sâu tơ theo hướng tổng hợp, chưa được
tập huấn về sử dụng thuốc vì vậy tạo điều kiện cho sâu tơ phát triển và gây hại dẫn đến
giảm năng suất cũng như hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ số hộ phun thuốc theo định kì lên đến
86,7%, trong đó định kì 7 – 10 ngày chiếm 76,7% do đó tỷ lệ số hộ phun trên 8 lần
trong một vụ chiếm 63,3% và liều lượng thường cao hơn khuyến cáo (63,3%) và trong
một lần phun thì sử dụng nhiều loại thuốc (86,7%). Một số loại thuốc nông dân thường
sử dụng để phòng trừ sâu tơ trong đó các hoạt chất như Indoxacarb (Ammate 150SC),
Cypermethrin (Map permethrin 50EC), Chlorantranilliprole (Prevathon 5SC),
Abamectin (Binhtox 1.8EC, Abatin 5.4EC, Silsau 1.8EC) được sử dụng khá phổ biến
chiếm 43,4 – 56%.
Và qua thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ của một số loại thuốc trên
cây bắp cải tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng cho thấy các loại thuốc thí nghiệm đều
có hiệu quả và hiệu lực kéo dài trong đó NT 3 ( thuốc GF 1629 ở nồng độ 400 ml.ha-1)
có hiệu quả cao nhất (94,1% ở 7 NSP) và các thuốc thí nghiệm không ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây bắp cải.

iii



MỤC LỤC

Trang
TRANG TỰA ..............................................................................................................

i

TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ x
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích – Yêu cầu................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích đề tài ....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1 Cây bắp cải ................................................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố................................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................ 3
2.1.2.1 Rễ ......................................................................................................................... 3
2.1.2.2 Thân ..................................................................................................................... 3
2.1.2.3 Lá ......................................................................................................................... 4
2.1.2.4 Hoa, quả và hạt .................................................................................................... 4
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................. 5
2.1.4 Tình hình sản xuất trong và ngoài nuớc ................................................................. 6
2.1.5 Tình hình sản xuất ở Đà Lạt ................................................................................... 9
2.2 Sâu tơ ....................................................................................................................... 11

2.2.1 Lịch sử phát sinh, phân bố tác hại ........................................................................ 11
iv


2.2.2 Phân loại ............................................................................................................... 11
2.2.3 Ký chủ sâu tơ ........................................................................................................ 11
2.2.4 Triệu chứng phá hại của sâu tơ............................................................................. 12
2.2.5 Đặc điểm hình thái và sinh học ............................................................................ 12
2.2.6 Phòng trừ .............................................................................................................. 14
2.2.7 Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................................... 15
2.2.8 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 16
2.2.9 Tính kháng thuốc của sâu tơ ................................................................................. 18
2.2.10 Cơ chế kháng thuốc của sâu tơ ........................................................................... 21
2.3 Các loại thuốc thí nghiệm ........................................................................................ 22
2.3.1 Thuốc GF 1629 ..................................................................................................... 22
2.3.2 Proclaim 1.9EC (Syngenta Vietnam Ltd.) ........................................................... 22
2.3.3 Success 120SC (Dow Agro Sciences B.V) .......................................................... 23
2.3.4 Ammate 150SC (Du Pon Vietnam Ltd.) .............................................................. 23
2.3.5 Pegasus 500SC (Syngenta Vietnam Ltd.) ............................................................ 24
2.3.6 Sumi - Alpha 5EC (Sumitomo Chemical Co, Ltd,) ............................................ 25
2.3.7 Secsaigon 25EC ( công ty TNHH 1 thành viên BVTV Sài Gòn) ........................ 25
2.3.8 Prevathon 5SC (Du Pon Vietnam Ltd.) ................................................................ 26
2.3.9 Virtako 40WG ...................................................................................................... 27
Chương 3 VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP.................................................................... 28
3.1 Thời gian – Địa điểm thí nghiệm ............................................................................ 28
3.2 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu của thành phố Đà Lạt trong thời gian tiến
hành thí nghiệm .............................................................................................................28
3.2.1 Vị trí địa lý............................................................................................................ 28
3.2.2 Địa hình ................................................................................................................ 28
v



3.2.3 Đất đai .................................................................................................................. 29
3.2.4 Khí hậu, thời tiết ................................................................................................... 29
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 30
3.4.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc phòng trừ sâu tơ trên cây bắp cải của nông dân
ở thành phố Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng. ............................................................................30
3.4.2 Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ của một số loại thuốc trên cây bắp cải tại
thành phố Đà Lạt. .........................................................................................................31
3.4.3 Đánh giá ảnh hưởng độc tính của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng bắp
cải...................................................................................................................................33
3.4.4 Đánh giá tỷ lệ và chỉ số lá bị hại trước và sau khi phun thuốc............................. 34
3.5 Xử lý số liệu và phân tích thống kê ......................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .......................................................................... 35
4.1 Tình hình sử dụng thuốc phòng trừ sâu tơ trên bắp cải của nông dân tại thành phố
Đà Lạt. ...........................................................................................................................35
4.2 Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ của một số loại thuốc trên cây bắp cải tại thành
phố Đà Lạt. ....................................................................................................................38
4.2.1 Mật số sâu tơ ở các nghiệm thức thí nghiệm ........................................................ 38
4.2.2 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm tính theo công thức Henderson – Tilton 42
4.3 Đánh giá ảnh hưởng độc tính của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng bắp
cải...................................................................................................................................45
4.4. Tỷ lệ và chỉ số lá bị hại trước và sau khi phun thuốc ............................................. 46
4.4.1 Tỷ lệ lá bị hại trung bình ở các nghiệm thức ....................................................... 46
4.4.2 Chỉ số lá bị hại trung bình ở các nghiệm thức ...................................................... 49
Chương 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 51
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 51
vi



5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 52
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 55

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật.

CV:

Coefficience of variance (hệ số biến thiên)

ctv:

Cộng tác viên

FAO:

Food and Agriculture Organization (tổ chức lương nông thế giới).

IPM:

Intergrated Pest Management (quản lý dịch hại tổng hợp).

IGR:


Insect Growth Regulator (điều hòa sinh trưởng côn trùng)

LD:

Lethal Dose (liều lượng gây chết).

LC:

Letal Concentration (nồng độ gây chết).

LLL:

Lần lặp lại.

NT:

Nghiệm thức.

ns:

Non significant (không có ý nghĩa)

NTP:

Ngày trước phun.

NSP:

Ngày sau phun.


SLTĐ:

Số liệu thực đo

SLBĐ:

Số liệu biến đổi

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giống bắp cải trắng Nova ..............................................................................10
Hình 2.2 Triệu chứng lá bắp cải bị hại .........................................................................12
Hình 2.3 Các giai đoạn sinh trưởng của sâu tơ .............................................................13
Hình 3.1 Các loại thuốc thí nghiệm ..............................................................................30
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................................32
Hình 3.3 Toàn cảnh khu thí nghiệm .............................................................................32
Hình 4.1 Một số loại thuốc nông dân thường dùng ......................................................37
Hình 4.2 Sâu tơ chết do Beauveria sp. và ong kí sinh ..................................................40
Hình 4.3 Sâu tơ chết do thuốc ở các nghiệm thức ........................................................43
Hình 4.4 Giáo viên hướng dẫn thăm ruộng bắp cải thí nghiệm ở 7 NSP .....................46
Hình 4.5 Bắp cải bị sâu tơ gây hại ................................................................................47

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của bắp cải (trong 100g)...........................................5
Bảng 2.2 Thành phần chất khoáng và vitamin của bắp cải (trong 100g) .......................6
Bảng 2.3 Năng suất (tấn.ha-1) bắp cải của thế giới từ năm 2007 – 2009 ........................7
Bảng 2.4 Diện tích (ha) bắp cải của thế giới từ năm 2007 – 2009 .................................8
Bảng 2.5 Sản lượng (tấn) bắp cải của thế giới từ năm 2007 – 2009 ...............................9
Bảng 2.6 Ngưỡng gây hại của sâu tơ đối với bắp cải……………………………… 14
Bảng 3.1 Các yếu tố thời tiết trong các tháng thí nghiệm.............................................29
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm ..........................................................................31
Bảng 3.3 Bảng phân cấp xác định độc tính của thuốc với cây đậu bắp .......................33
Bảng 4.1 Các biện pháp phòng trừ sâu tơ trên bắp cải .................................................36
Bảng 4.2 Một số loại thuốc nông dân thường dùng phòng trừ sâu tơ trên bắp cải .......38
Bảng 4.3 Mật số sâu tơ trung bình ở các nghiệm thức trước và sau khi phun thuốc ....44
Bảng 4.4 Hiệu lực trung bình phòng trừ sâu tơ trên cây bắp cải ở các nghiệm thức ....44
Bảng 4.5 Chiều cao trung bình của cây bắp cải ở các nghiệm thức .............................45
Bảng 4.6 Tỷ lệ lá bị hại (%) trung bình của cây bắp cải ở các nghiệm thức ................48
Bảng 4.7 Chỉ số lá bị hại (%) trung bình của cây bắp cải ở các nghiệm thức ..............50

x


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây bắp cải đã gắn bó từ rất lâu đối với người dân thành phố Đà Lạt, có người đã
từng nói “ sống vì bắp cải, chết cũng vì bắp cải” qua đó cho thấy việc trồng bắp cải có

ý nghĩa cực kì quan trọng đối với đời sống người dân vì bắp cải đã góp phần giải quyết
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng
tăng cao về rau xanh của người dân trong nước mà còn tham gia xuất khẩu. Vì theo
nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu về khẩu
phần ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 23.000 –
25.000 calo năng lượng để sống và hoạt động. Để có được năng lượng này nhu cầu
tiêu dùng rau hàng trung bình của 1 người vào khoảng 250 – 300 g (tức khoảng 7,5 – 9
kg.tháng-1). Do đó trồng bắp cải đã trở thành truyền thống và là một phần cuộc sống
của người dân Đà Lạt.
Ở Đà Lạt, sâu tơ từ lâu đã là mối lo ngại lớn nhất đối với nông dân vùng trồng rau
vì chúng không những gây thất thu về năng suất mà còn làm ảnh hưởng lớn tới phẩm
chất bắp cải và gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm do đó để phòng trừ sâu tơ
thông thường nông dân dùng hỗn hợp 2 – 3 loại thuốc và phun 10 – 20 lần trong 1 vụ
để trừ sâu tơ. Nhưng nếu sử dụng thuốc hóa học không đúng đắn, thì chẳng những
không hạn chế được sự phá hại của sâu tơ mà còn gây ra những hiện tượng tái phát,
hiện tượng kháng thuốc, tiêu diệt thiên địch, gây ô nhiễm môi trường và độc cho người
tiêu dùng. Và việc phòng trừ sâu tơ cũng gặp rất nhiều khó khăn do sâu tơ có vòng đời
ngắn, khả năng sinh sản cao và đặc biệt là khả năng kháng thuốc của nó. Sâu tơ ở nước
ta có những đặc tính kháng thuốc rất phức tạp, có thể thay đổi tùy từng vùng chuyên
canh rau, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của các loại thuốc. Ví dụ
năm 1990, một số thử nghiệm thuốc phòng trừ sâu tơ ở Đà Lạt cho thấy hiệu quả thuốc
1


deltamethrin chỉ đạt 35,8 – 50,9%, thuốc cypermethrin đạt 13,9%, các thuốc thuộc
nhóm pyrethroid khác cũng chỉ đạt 20 – 40%. Việc quyết định sử dụng một loại thuốc
trong điều kiện cụ thể của địa phương nhất thiết phải qua những khảo nghiệm được
tiến hành ngay tại nơi đó (Nguyễn Quí Hùng và ctv, 1995).
Do đó, nhu cầu cần phải tìm ra một loại thuốc vừa phòng trừ hiệu quả đối với sâu
tơ vừa an toàn với môi trường đối với vùng rau Đà Lạt là cần thiết. Vì vậy, đề tài

“Điều tra tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ (Plutella
xylostella L.) của một số loại thuốc trên cây bắp cải (Brassica oleracea var.
capitata) tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích – Yêu cầu
1.2.1 Mục đích đề tài
Xác định hiện trạng sử dụng thuốc để phòng trừ sâu tơ trên cây bắp cải và tìm ra
loại thuốc và liều lượng để phòng trừ sâu tơ có hiệu quả trên cây bắp cải ở thành phố
Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2 Yêu cầu đề tài
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc phòng trừ sâu tơ trên cây bắp cải của nông dân
thành phố Đà Lạt.
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên cây bắp cải của một số loại thuốc.
- Đánh giá ảnh hưởng độc tính của các thuốc thí nghiệm đến cây bắp cải.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cây bắp cải
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea var. capitata) là một loại rau chủ lực trong
họ cải (còn gọi là họ thập tự - Brassicaceae/Cruciferae). Theo nhiều tài liệu thì cây bắp
cải có nguồn gốc hoang dại ở Châu Âu hơn 4.000 năm trước và tập trung ở Hy Lạp, ở
đây bắp cải được trồng trong các vườn thực vật. Đến thế kỷ XIX, bắp cải mới được
trồng ở Nga, phía bắc Địa Trung Hải (Pháp, Ý) và ở Anh. Đặc điểm của vùng này là
mát, mưa nhiều về mùa đông. Bắp cải hoang dại vẫn được tìm thấy ở Anh, Đan Mạch,
Pháp. Trong khi những biến chủng bắp cải trồng đầu tiên được sử dụng cho mục đích
y học thì bắp cải đã trở thành một trong những cây rau quan trọng nhất ở Châu Âu vào
thế kỷ XVI. Từ đó, bắp cải được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên do là

cây chịu lạnh nên ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, bắp cải chỉ được trồng ở vùng cao
nguyên có khí hậu mát mẻ, hay ở những vùng đồng bằng vào tháng 11, 12 khi nhiệt độ
thấp hàng năm hoặc sử dụng những giống bắp cải chịu nhiệt. (Phạm Hữu Nguyên,
2009)
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Rễ
Cây con có rễ cọc mãnh nhỏ. Cây trưởng thành có hệ thống rễ chùm, rễ phụ kém
phát triển, bộ rễ chủ yếu tập trung ở tầng đất 20 – 30 cm. Tuy nhiên có một vài rễ bên
có thể ăn sâu tới 1,5 – 2 m. Do hệ thống rễ phát triển cạn nên cải bắp là loại cây chịu
hạn rất kém và yêu cầu ẩm độ rất cao.
2.1.2.2 Thân
Bắp cải là loại cây thân thảo 2 năm, cao 40 – 60 cm nếu thu hoạch bắp và cao
150 - 200 cm khi cây ra hoa ở năm thứ hai. Những giống cải bắp trồng có thân không
phân nhánh và to dần ở phần trên. Trong trồng trọt, bắp cải có 2 loại thân.
3


Thân ngoài (H) là đoạn thân mang các lá già ở phần gốc, không cuộn thành bắp.
Tùy giống, thời vụ và điều kiện canh tác mà thân ngoài cao hay thấp. Thân ngoài còn
có ý nghĩa rất lớn trong công tác để giống.
Thân trong (h) là đoạn thân mang các lá cuộn lại thành bắp. Đoạn thân trong
càng ngắn thì hiệu số H – h càng lớn hay tỷ lệ h/H càng nhỏ thì năng suất càng cao và
ngược lại .
2.1.2.3 Lá
Cây con có 2 lá mầm hình tim. Những lá thật đầu tiên có hình trứng với cuống lá
có dạng thùy. Tuỳ giống mà có hình dạng và đặc điểm lá khác nhau. Hình dạng lá:
hình tròn, bầu dục. Gân lá: thưa hay dày, nổi hay chìm và to hay nhỏ. Số lá trong và
ngoài nhiều hay ít tùy giống. Cuống lá: dẹp, không phân biệt rõ giữa cuống và phiến
lá. Lá có màu sắc: xanh đậm, xanh nhạt, vàng hoặc tím.
Về phân loại, lá bắp cải được chia làm 2 loại là lá thân ngoài và lá thân trong. Lá

thân ngoài chủ yếu là dùng cho chăn nuôi, chứa nhiều vitamin C và có nhiệm vụ quang
hợp là chính. Lá trong chứa nhiều chất dinh dưỡng, là bộ phận sử dụng chủ yếu.
Cách thức hình thành bắp: lá cây bắp cải xếp theo hình xoắn ốc, những lá dưới
cách nhau tương đối xa, càng lên trên lá càng mọc sít nhau. Mỗi nách lá trên đoạn thân
mang một chồi ngủ. Sau một thời gian, những lá phía trên được mở ra một phần và
hình thành một biểu bì ôm chặt những lá ra sau không trải ra. Cứ tiếp tục phân chia và
sinh trưởng của những lá non sẽ hình thành một bắp bởi một số lượng lớn lá tươi bao
phủ xung quanh một điểm sinh trưởng.
2.1.2.4 Hoa, quả và hạt
Hoa: phát hoa là một cành hoa không có lá bắc, được tạo thành từ thân chính và
những nhánh ở nách lá. Phát hoa dài 50 – 100 cm. Cuống hoa dài 1,5 – 2 cm. Hoa mẫu
4, lưỡng tính, giao phấn do tự thụ xung khắc. Đài hoa thẳng màu xanh nhạt. Cánh hoa
dạng thìa có kích thước 25 mm x 10 mm, màu vàng. Hoa có 6 nhị với 2 nhị ngắn và 4
nhị dài. Bầu nhụy trên có vách ngăn giả, 2 hàng noãn. Tuyến mật 2 nằm giữa đáy của
bầu nhụy và 2 nhị ngắn. Bắp cải có số hoa trên cây nhiều và có khả năng phân cành
nhiều, mỗi cành mang nhiều hoa. Hoa thường nở vào 7 – 8 giờ sáng. Bắp cải thụ phấn
nhờ côn trùng, gió.

4


Quả: khi chín rất dễ tách làm hạt rơi ra, do đó thu quả ngay khi quả bắt đầu
chuyển từ màu xanh sang màu hơi vàng. Dạng quả bắp cải có kích thước 5 – 10 cm x
0,5 cm, chứa 10 - 30 hạt.
Hạt: hình cầu, đường kính 2 – 4 mm, màu nâu. Hạt có thể nảy mầm ngay trên mặt
đất. Trọng lượng 1.000 hạt từ 3 – 5 g (Phạm Hữu Nguyên, 2009).
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Bắp cải là cây giàu dinh dưỡng mặc dù có phần thấp hơn so với một số loại rau ăn
lá có màu xanh. Lá bắp cải có hàm lượng chất béo, cacbonhydrate và năng lượng thấp
tuy nhiên chúng rất giàu protein với sự có mặt của tất cả các loại amino acid cần thiết,

đặc biệt là các amino acid có chứa lưu huỳnh. Bắp cải còn còn là nguồn dinh dưỡng rất
giàu các chất khoáng như Ca, Mg, Fe, Na, K, P và các vitamin. Tất cả các loại bắp cải
đều có chứa chất glucoside là chất cho vị đắng, là chất kháng sinh nhưng cũng là chất
gây ra bệnh bướu cổ. Thành phần glucosinolate chứa trong các giống bắp cải biến
động từ 299 – 1.288 ppm.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của bắp cải (trong 100g)
Thành phần

Hàm lượng

Nước (g)

90,7

Đạm tổng số (g)

0,2

Protein (g)

1,4

Chất béo (g)

0,2

Carbonhydrate (g)

5,0


Năng lượng (KJ)

113,0

Tinh bột (g)

0,1

Đường tổng số (g)

4,9

Chất xơ (g)

2,1
(Nguồn: Phạm Hữu Nguyên, 2009)

5


Bảng 2.2 Thành phần chất khoáng và vitamin của bắp cải (trong 100g)
Thành phần

Hàm lượng

Na (mg)

7,0

K (mg)


240,0

Ca (mg)

49,0

P (mg)

29,0

Fe (mg)

0,5

Cu (mg)

0,01

Zn (mg)

0,2

S (mg)

54,0

Cl (mg)

40,0


Mn (mg)

0,2

I (µg)

2,0

Tiền vitamin A (µg)

40,0

Thiamin (mg)

0,1

Riboflanin (mg)

0,01

Niacin (mg)

0,3

Vitamin B6 (mg)

0,2

Folate (µg)


34,0

Pantothenate (mg)

0,2

Biotin (µg)

0,1

Vitamin C (mg)

35,0
(Nguồn: Phạm Hữu Nguyên, 2009)

2.1.4 Tình hình sản xuất trong và ngoài nuớc
Rau được trồng nhiều nước trên thế giới. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, rau
là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dưới nhiều dạng như sản xuất
rau tươi, đông lạnh, đóng hộp, muối, sấy, dùng trong y dược, sản xuất rượu, nước uống
rau quả, mỹ phẩm. Một số nước có sản lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới: Mỹ,
Trung Quốc, Ấn Độ.
Ở nước ta cây bắp cải được du nhập và trồng từ thời Pháp và ngày càng được mở
rộng diện tích do đã nhập nhiều giống bắp cải chịu nhiệt.
6


Bảng 2.3 Năng suất (tấn.ha-1) bắp cải của thế giới từ năm 2007 – 2009
Châu lục, quốc gia


2007

2008

2009

Thế giới

22,1

22,3

22,1

Châu Phi

18,2

19,2

18,5

Châu Á

21,7

21,7

21,4


Châu Mỹ

24,3

24,8

24,7

Châu Âu

24,6

26,2

26,4

Châu Đại Dương

42,3

40,8

40,7

Úc

40,4

37,9


37,9

Canada

20,7

22,9

21,8

Mỹ

32,6

35,4

34,3

Pháp

22,4

32,2

33,6

Anh

25,9


25,9

25,9

Ý

18,8

20,2

19,9

Nga

25,8

27,7

28,6

Trung Quốc

20,7

20,4

20,1

Nhật Bản


41,7

42,1

40,6

Hàn Quốc

63,4

67,3

67,3

Thái Lan

14,7

14,9

15,1

Việt Nam

17,5

17,5

17,5


(Nguồn: www.fao.org/statistics, 2010 trích dẫn bởi Phạm Hữu Nguyên )

Năng suất bắp cải trung bình của thế giới năm 2009 khoảng 22,1 tấn.ha-1 trong đó
Hàn Quốc có năng suất cao nhất 67,3 tấn.ha-1 nhưng Việt Nam chỉ đạt khoảng 17,50
tấn.ha-1 là rất thấp so với thế giới. Nhìn chung năng suất trung bình của thế giới
khoảng 22 tấn.ha-1 trong đó Châu Đại Dương có năng suất cao nhất trên 40 tấn.ha-1 và
Châu Phi có năng suất thấp nhất chưa đến 20 tấn.ha-1.

7


Bảng 2.4 Diện tích (ha) bắp cải của thế giới từ năm 2007 – 2009
Châu lục, quốc gia
Thế giới

2007

2008

2009

3.037.396

3.123.262

3.229.146

114.069

115.475


123.570

2.405.533

2.477.206

2.573.223

Châu Mỹ

84.324

83.889

82.667

Châu Âu

430.447

443.801

446.626

3.023

2.891

3.060


Mỹ

27.940

26.610

26.510

Pháp

10.190

6.600

7.000

Nga

103.000

114.530

115.900

1.768.412

1.819.377

1.869.377


Nhật Bản

32.700

33.000

32.000

Việt Nam

40.000

40.000

Châu Phi
Châu Á

Châu Đại Dương

Trung Quốc

(Nguồn: www.fao.org/statistics, 2010 trích dẫn bởi Phạm Hữu Nguyên )

Diện tích bắp cải trung bình của thế giới năm 2009 khoảng 3.229.146 ha trong đó
Trung Quốc có diện tích lớn nhất 1.869.377 ha chiếm hơn 50% diện tích trồng bắp cải
của thế giới và Việt Nam chỉ đạt khoảng 40.000 ha. Nhìn chung diện tích trung bình
của thế giới khoảng 3.000.000 ha trong đó Châu Á có diện tích lớn nhất trên 2.000.000
ha và Châu Đại Dương có diện tích trồng ít nhất khoảng 3.000 ha.
Theo bảng 2.5 sản lượng bắp cải trung bình của thế giới năm 2009 khoảng

71.342.347 tấn trong đó Trung Quốc có sản lượng lớn nhất 37.572.750 tấn chiếm hơn
50% sản lượng bắp cải của thế giới và Việt Nam đạt khoảng 700.000 tấn. Nhìn chung
sản lượng trung bình của thế giới khoảng gần 70.000.000 tấn trong đó Châu Á có sản
lượng lớn nhất trên 50.000.000 tấn và Châu Mỹ có sản lượng ít nhất khoảng 2.000.000
tấn.

8


Bảng 2.5 Sản lượng (tấn) bắp cải của thế giới từ năm 2007 – 2009
Châu lục, quốc gia

2007

2008

2009

Thế giới

67.023.633

69.680.041

71.342.347

Châu Phi

2.080.633


2.221.599

2.283.027

52.185.064

53.630.098

55.113.725

Châu Mỹ

2.048.095

2.080.119

2.039.573

Châu Âu

10.581.928

11.630.305

11.781.567

Châu Đại Dương

127.943


117.920

124.455

Mỹ

911.210

941.670

909.450

Pháp

227.956

212.300

235.000

2.661.736

3.169.940

3.312.090

36.530.009

37.072.750


37.572.750

Nhật Bản

1.359.000

1.389.000

1.300.000

Việt Nam

700.000

700.000

Châu Á

Nga
Trung Quốc

(Nguồn: www.fao.org/statistics, 2010 trích dẫn bởi Phạm Hữu Nguyên )

2.1.5 Tình hình sản xuất ở Đà Lạt
Đà Lạt là một trong những vùng sản xuất rau trọng điểm của cả nước, với điều
kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi nên việc trồng rau họ thập tự trong đó có cây bắp
cải đã có từ lâu và ngày càng phát triển. Cây bắp cải là loại rau được trồng phổ biến tại
Đà Lạt vào những năm 1940. Giống bắp cải trồng ở Đà Lạt có nguồn gốc từ Nhật Bản,
Mỹ, Pháp. Trong đó giống bắp cải Nhật Bản đuợc trồng nhiều nhất vì thích hợp với
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, có khả năng kháng được sâu bệnh tốt, năng

suất cao và ổn định.
Hiện nay giống bắp cải được trồng phổ biến ở Đà Lạt là giống bắp cải trắng Nova
và giống bắp cải tím tuy nhiên do giống giống bắp cải tím có năng suất thấp, thời gian
sinh trưởng dài, dễ bị sâu bệnh, thị trường tiêu thụ hạn chế nên ít được trồng. Những
năm trước, giống bắp cải trắng Shortgun được trồng nhiều ở Đà Lạt nhưng vài năm
gần đây giồng bắp cải này bị thoái hóa giống làm giảm năng suất, dễ bị sâu bệnh và thị
trường không còn ưu chuộng nên hiện nay hầu hết nông dân ở Đà Lạt đã chuyển sang
trồng giống bắp cải trắng Nova. Giống bắp cải trắng Nova có nhiều ưu điểm như có

9


năng suất cao, lá dày nên ít sâu bệnh, thị trường chấp nhận, ít bị nứt nên có thời gian
thu hoạch dài.

Hình 2.1 Giống bắp cải trắng Nova
Ở Đà Lạt diện tích rau họ thập tự khoảng 1.800 – 2.000 ha.năm-1 chiếm 30 – 35%
diện tích trồng rau tại đây. Sản lượng bắp cải hàng năm chiếm khoảng 40% sản lượng
rau của Đà Lạt. Sản lượng bắp cải phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Sản lượng
bắp cải cao thuờng vào mùa nắng, vụ Đông Xuân từ tháng 11 đến tháng 3, và thấp vào
mùa mưa, vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 11.
Ở Đà Lạt, bắp cải được trồng nhiều ở các phường 7, 8, 11, 12 và một số xã vùng
ngoại ô như xã Xuân Thọ, xã Xuân Trường. Mỗi năm bắp cải ở đây trồng 3 vụ, mỗi vụ
có thời gian khoảng 3 tháng vào mùa nắng và khoảng 3 tháng 10 ngày vào mùa mưa.
Đà Lạt không chỉ là vùng cung cấp rau cho thị trường trong nước mà còn xuất
khẩu. Hiện nay, qui trình sản xuất rau xuất khẩu sang thị trường truyền thống Đài
Loan không có khác biệt nhiều so với qui trình sản xuất bắp cải cung cấp cho thị
trường trong nước. Bên cạnh đó có một số ít hộ có kí hợp đồng với công ty xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản, Singapore nhưng phải đảm bảo sản xuất theo qui trình do
đối tác nước ngoài đưa ra với sự hỗ trợ về kỹ thuật và chịu sự giám sát chặt chẽ của

công ty xuất khẩu.
Cây bắp cải đã gắn bó với người dân Đà Lạt từ rất lâu và đã trở thành truyền thống
sản xuất của người dân nơi đây do đặc tính dễ trồng, thích nghi rộng, chịu bảo quản và
vận chuyển và góp phần giải quyết công ăn việc làm tại địa phương, đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ rau của người dân ngày một tăng cao. Vì vậy, mặc dù giá cả vật tư tăng cao,
10


giá đầu ra không ổn định nhưng người dân vẫn tiếp tục trồng bắp cải như một phần
cuộc sống của họ.
2.2 Sâu tơ
2.2.1 Lịch sử phát sinh, phân bố, tác hại
Sâu tơ có nguồn gốc Địa Trung Hải (Châu Âu) và được ghi nhận từ năm 1746
( Harcourt, 1962) tuy nhiên có tác giả cho rằng ngừơi ta đã nhận biết sớm cách đây ít
nhất hơn 3 thế kỷ (Balachowsky A.S, 1966). Hiện nay, sâu tơ đã có mặt ở hầu hết các
nước trên thế giới từ các vùng hàn đới ở 60 - 700 vĩ bắc – xứ Iceland và Laponi (Peter
Ooi, 1986) đến các nước ôn đới, nhiệt đới xích đạo. Ở Châu Âu, đặc biệt ở Anh sâu tơ
có lịch sử phá hoại trên 170 năm nay, nhưng ở các nước khác thuộc Châu Á, Châu Mỹ
chỉ mới ghi nhận sự phá hoại của sâu tơ đầu thế kỷ XX. Tổng kết đến năm 1972 tối
thiểu đã có 128 nuớc ghi nhận sự phá hoại của sâu tơ.
Ở Việt Nam chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác sâu tơ từ bao giờ. Theo Lê
Trường (1982) ở cuối thập niên 40 nhiều vùng ở Hà Nội, Hải Phòng, nông dân đã phải
sử dụng thuốc trừ sâu để hạn chế sâu tơ gây hại. Hiện nay, sâu tơ được tìm thấy ở hầu
hết các vùng trồng rau cải. Tuy nhiên gây hại nghiêm trọng ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang là những vùng có diện tích trồng rau lớn
(trích dẫn bởi Nguyễn Quí Hùng, 1995).
2.2.2 Phân loại
Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella L. thuộc họ Yponomeutidae bộ cánh
vẩy Lepidoptera.
Tên khác: Cerostoma maculipennis Curtis (1832), Plutella brassicella Fitch

(1856), Plutella limbipennella Clemens (1860).
Tên Việt Nam: sâu tơ, sâu dù, sâu đu, sâu nhảy dù, sâu bay, sâu quẫy, sâu kén
mỏng, sâu buớm muỗi (trích dẫn bởi Nguyễn Quí Hùng, 1995).
2.2.3 Ký chủ sâu tơ
Sâu tơ thuộc loại côn trùng ăn hẹp (oligophagus) và cá thể phá hại trên các cây có
chứa hợp chất “mustard glucosides” (Thorsteison – 1953). Sâu tơ có thể phá hại trên
30 loại cây trồng và hoang dại thuộc họ thập tự là nhóm cây chủ yếu chứa chất
“mustard glucosides” (trích dẫn bởi Nguyễn Quí Hùng, 1995).

11


Tuy vậy tùy từng vùng của mỗi nước – trừ các cây cải bắp, cải bông là loại cây ưa
thích của sâu tơ ở khắp nơi trên thế giới – sự phá hại của sâu tơ ở những cây còn lại ở
mỗi quốc gia mỗi khác.
2.2.4 Triệu chứng phá hại của sâu tơ
Sâu tơ phá hại chủ yếu ở giai đoạn sâu non. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 ăn nhu mô lá
hay phần mềm của lá non, lá bánh tẻ chừa lại lớp biểu bì trên mặt lá tạo thành những
đám trong mờ. Sang tuổi 3 sâu ăn lũng lá tạo thành những lỗ thủng. Khi mật số sâu
cao bắp cải bị hại nghiêm trọng thường dẫn đến bắp cải không cuốn lại được, chất
lượng giảm trầm trọng (theo Nguyễn Thị Chắt, 2006).

Hình 2.2 Triệu chứng lá bắp cải bị hại
2.2.5 Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng là một loại ngài nhỏ màu xám nâu.
Trên cánh trước có nhiều đốm nhỏ màu nâu, mép dưới cánh trước kéo dài từ gốc
cánh đến mép ngoài cánh có một vệt trắng hình gợn sóng. Khi đậu 2 cánh xếp tên
lưng hình mái nhà tạo 3 hình thoi lớn trên lưng. Cánh sau màu nhạt hơn, mép cánh
có lông dài. Cơ thể ngài dài 6 – 7 mm, sải cánh dài 13 – 16 mm.
Trứng màu vàng sáng hình bầu dục. Trứng được đẻ thành nhóm 3 – 5 trứng ở

mặt trên hoặc mặt dưới lá.
Ấu trùng màu xanh nhạt, đẫy sức có thể dài 12 – 15 mm, thân chia đốt rất rõ
ràng. Mỗi đốt có nhiều lông nhỏ. Gần chân bụng có một u lớn, trên có 3 lông nhỏ.
Trên lưng ngực có mãnh cứng, trên đó có chấm nhỏ xếp hình chữ U.
Nhộng nằm trong một cái kén mỏng dài 5 – 7 mm, mới làm nhộng có màu xanh
nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng.
12


Hình 2.3 Các giai đoạn sinh trưởng của sâu tơ
Thành trùng sau khi vũ hóa từ 1 – 2 ngày mới bắt cặp và đẻ trứng. Chúng có thể
sống 15 – 20 ngày. Giai đoạn đẻ trứng 2 – 3 ngày, một ngài cái có thể đẻ từ 50 – 320
trứng. Giai đoạn ủ trứng 3 – 8 ngày. Ấu trùng thường có 4 tuổi, kéo dài 7 – 14 ngày.
Nhộng phát triển 4 – 7 ngày.
Thành trùng hoạt động vào lúc chiều tối, mạnh nhất từ chập tối đến nữa đêm.
Ban ngày ẩn nấp dưới lá, khi bị động bay lên từng đoạn ngắn. Sau khi vũ hóa 1 – 2
ngày sẽ đẻ trứng. Trứng đẻ rãi rác hoặc thành từng nhóm trên thân, mặt trên hoặc
mặt dưới lá.
Sâu non nở ra ăn biểu bì, phần mềm ở mặt dưới lá đặc biệt lá các lá bánh tẻ. Sâu
tuổi 1 – 2 chủ yếu là ăn phần mềm của lá, chừa lại màng mỏng. Sang tuổi 3 sâu ăn
lũng lá. Khi bị động sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất nên còn gọi là sâu dù.
Khi mật số sâu cao, bắp cải bị hại rất nghiêm trọng, lá cải bị lũng lỗ dày đặc dẫn đến
bắp cải không cuộn bắp, chất lượng kém không sử dụng được. Đẫy sức sâu tơ nhã
kén làm nhộng ngay trên lá bắp cải. Mật số sâu tơ cũng phụ thuộc vào yếu tố sinh
thái như thời tiết, khí hậu, thức ăn, ký sinh. Sâu tơ phát triển thuận lợi ở 20 – 30oC
và ẩm độ từ 70 – 85% nhưng mưa dầm sâu sẽ chết nhiều. Sâu tơ gây hại quanh năm
nhưng thời điểm gây hại mạnh nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau và
gây hại nặng ở giai đoạn trải lá bàng.
Sâu tơ có gần 90 loài ký sinh, trong đó quan trọng nhất là Trichogamma sp.,
Apanteles sp..


13


2.2.6 Phòng trừ
- Giống: chọn giống lá dày, màu xanh đậm và bóng.
- Biện pháp canh tác: tưới phun mưa vào buổi chiều mát hoặc xẩm tối để giảm
khả năng bắt cặp, sinh sản.
Trồng xen 1 liếp cà chua với 2 liếp bắp cải. Cà chua trồng trước bắp cải 30 ngày
để cà chua tỏa mùi xua đuổi ngài đến đẻ trứng.
Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thường xuyên làm cỏ, tỉa bỏ lá già và rắc vôi lên
hố chôn lá già.
Xử lý cây con trước trồng bằng cách nhúng ngập phần thân lá của cả bó cây con
vào dung dịch thuốc trừ sâu vi sinh (centari, sandoz, dipel) nồng độ 20 g/10 lít nước
trong 5 giây. Để ráo và đem trồng.
-

Biện pháp cơ giới, vật lý: giết sâu, nhộng bằng tay.
Bẫy đèn ở các thời điểm ngài rộ trong khoảng 1 tiếng từ 7 giờ đến 8 giờ tối,

làm đồng loạt trên diện rộng.
-

Biện pháp sinh học: sâu tơ bị nhiều loại ong ký sinh nhưng quan trọng nhất là
ong kén trắng Cotesia plutellae. Trong những tháng mua phùn ẩm ướt, sâu tơ
bị chết hàng loạt do nấm Beauveria bassiana và vi khuẩn BT (Bacillus
thuringiensis).

-


Biện pháp hóa học
Đúng lúc: tiến hành phun thuốc khi mật số sâu vượt qua ngưỡng gây hại.
Bảng 2.6 Ngưỡng gây hại của sâu tơ đối với bắp cải

Giai đoạn sinh trưởng

Ngưỡng trừ sâu

Tuần 1 – 3 sau trồng

> 0,50 con/cây

Tuần 4 – 7 sau trồng

> 1,00 con/cây

Tuần 7 đến trước thu hoạch

> 10,00 con/cây
(Nguồn: theo Phạm Hữu Nguyên)

14


×