Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ AHNHUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.4 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ
AHN-HUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN LÚA

SVTH

: Lê Văn Tại

Ngành

: Bảo vệ thực vật

Niên khóa

: 2007 - 2011

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07 Năm 2011


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ
AHN-HUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN LÚA

Tác giả
LÊ VĂN TẠI



Khóa luận tốt nghiệp đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Lê Văn Dũ
KS. Nguyễn Hữu Trúc

Tp. Hồ Chí Minh Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Dũ, thầy Nguyễn Hữu
Trúc đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Thành kính ghi ơn cha mẹ đã suốt đời dạy bảo, lo lắng và tận tụy vì con.
Cuối cùng, cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập tại trường và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lê Văn Tại


ii


TÓM TẮT
LÊ VĂN TẠI, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011.
Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ
AHN-HUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH
HẠI TRÊN LÚA”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dũ
KS. Nguyễn Hữu Trúc
Thí nghiệm nhằm xác định liều lượng phân hữu cơ kết hợp phân hóa học thích
hợp cho giống lúa OM6976 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thí nghiệm được
tiến hành tại Xã Tân Lập - Huyện Tân Thạnh - Tỉnh Long An, từ ngày 8/3/2011 đến
12/6/2011. Thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu
nhiên với 3 lần lập lại và 5 nghiệm thức như sau:
-

Nghiệm thức 1: nền N – P –K : 120 -92 – 60 (đối chứng)

-

Nghiệm thức 2: 1/2 nền + 50 kg phân hữu cơ AHN-HUMIX

-

Nghiệm thức 3: 1/2 nền + 100 kg phân hữu cơ AHN-HUMIX

-

Nghiệm thức 4: 1/2 nền + 150 kg phân hữu cơ AHN-HUMIX


-

Nghiệm thức 5: 1/2 nền + 200 kg phân hữu cơ AHN-HUMIX

Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, áp dụng phương pháp sạ tay với mật độ sạ
120 kg/ha.
Kết quả cho thấy:
Thí nghiệm phân hữu cơ AHN-HUMIX kết hợp với 1/2 lượng phân hóa học
theo khuyến cáo, chưa cho kết quả cao về tăng trưởng chiều cao, khả năng đẻ nhánh,
chỉ số diện tích lá so với nghiệm thức đối chứng bón 100% phân hóa học, nhưng số hạt
chắc/bông nhiều và tỷ lệ hạt lép thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng.
Về năng suất, hầu hết các nghiệm thức thí nghiệm đều cho năng suất thấp hơn
nghiệm thức đối chứng. Trong đó, nghiệm thức 5 bón 1/2 lượng phân hóa học kết hợp
200kg phân hữu cơ AHN – HUMIX cho năng suất bằng với nghiệm thức đối chứng
iii


5,48 tấn/ha. Kế đến là nghiệm thức 4 bón 1/2 lượng phân hóa học kết hợp 150kg phân
hữu cơ AHN – HUMIX cho năng suất 4,93 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức 2 bón
1/2 lượng phân hóa học kết hợp 50kg phân hữu cơ AHN – HUMIX cho năng suất 4,7
tấn/ha.
Về hiệu quả kinh tế cho thấy các nghiệm thức cho năng suất từ 4,7 tấn/ha – 5,48
tấn/ha đều cho lợi nhuận cao, trong đó nghiệm thức 5 cho năng suất và lợi nhuận cao
nhất và nghiệm thức 3 cho lợi nhuận thấp nhất.
Tỷ suất lợi nhuận cho thấy hiệu quả đầu tư sử dụng phân bón ở các nghiệm
thức trên ruộng thí nghiệm. Trong đó nghiệm thức 5 và nghiệm thức 2 có tỷ suất lợi
nhuận cao nhất, kế đến là nghiệm thức 3 và nghiệm thức đối chứng cho tỷ suất lợi
nhuận thấp nhất.


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ..ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích – yêu cầu ................................................................................................2
1.2.1 Mục đích ..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................3
Chương 2 ......................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 4
2.1 Vai trò và tầm quan trọng của lúa gạo ...................................................................4
2.2

Nguồn gốc và phân loại thực vật .......................................................................5

2.2.1 Nguồn gốc ........................................................................................................5
2.2.2 Phân loại thực vật ............................................................................................5
2.3

Đặc điểm thực vât học của cây lúa ....................................................................6

2.4


Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam......................................8

2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới ...........................................8
2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam .........................................9
2.5 Phân bón và bón phân cho cây lúa .......................................................................11
2.6 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và vai trò của phân bón ...................................12
2.7 Vai trò của phân hóa học đối với năng suất lúa ...................................................13
2.8 Tình hình sử dụng phân hoá học của một số nước trên thế giới và khu vực Đông
Nam Á. .......................................................................................................................13
2.9 Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến năm 2010 .....................14
v


2.10 Sơ lược về phân hữu cơ......................................................................................14
2.11 Vai trò và tác dụng của phân hữu cơ ...............................................................15
Chương 3 ....................................................................................................................... 18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................18
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................18
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................18
3.2 Điều kiện nơi tiến hành thí nghiệm ......................................................................18
3.2.1 Điều kiện khí hậu ...........................................................................................18
3.2.2 Điều kiện tự nhiên huyện Tân Thạnh ............................................................18
3.2.3 Đặc điểm và tính chất lý hóa của khu đất thí nghiệm ...................................19
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ....................................................................20
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................20
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................21
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 21
3.3.2.2 Quy trình kỹ thuật chăm sóc thí nghiệm ........................................................... 22
3.3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu ............................................ 22

Chương 4 ....................................................................................................................... 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 26
4.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao ..........................................................26
4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây .............................................................26
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao ........................................................................27
4.2 Động thái và tốc độ đẻ nhánh...............................................................................28
4.2.1 Động thái đẻ nhánh ........................................................................................28
4.2.2 Tốc độ đẻ nhánh.............................................................................................30
4.3 Chỉ số diện tích lá (LAI) ......................................................................................31
4.4 Tình hình sâu bệnh ...............................................................................................32
4.5.1 Năng suất .......................................................................................................33
4.6 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................36
Chương 5 ...................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 38
vi


5.1 Kết luận ................................................................................................................38
5.2 Đề nghị .................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 40
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 42

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHC: Phân hữu cơ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Pdt : Lân dễ tiêu

Ndt: Đạm dễ tiêu
Nts: Đạm tổng số
NT: Nghiệm thức
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
P1000 hạt: Trọng lượng ngàn hạt
LAI: Leaf Area Index
FAO: Food Agriculture Organization
NSS: Ngày sau sạ
BVTV: Bảo vệ thực vật

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp sản lượng lúa thế giới và Châu lục giai đoạn 2001- 2005 ......9
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1995 – 2008 .......10
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm ......................................................18
Bảng 3.2: Đặc điểm và tính chất lý hóa của khu đất thí nghiệm .....................................19
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của lúa OM6976 qua các nghiệm thức. ....26
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày) của lúa OM6976 qua các nghiệm
thức. .......................................................................................................................................28
Bảng 4.3: Động thái đẻ nhánh (nhánh/m2) của giống lúa OM6976 qua các nghiệm
thức. .......................................................................................................................................29
Bảng 4.4: Tốc độ đẻ nhánh (nhánh/m2) của các nghiệm thức..........................................30
Bảng 4.5: Chỉ số diện tích lá ( m2 lá/ m2 đất) của các nghiệm thức qua các giai đoạn..31
Bảng 4.6: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa OM6976 .................33
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của giống lúa OM6976 qua các nghiệm thức .....................36


ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Lúa là cây trồng lâu đời của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới,
ngày nay cây lúa được trồng ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và đặc biệt là ở
Châu Á nơi sản xuất và tiêu thụ hơn 90% lúa gạo thế giới. Cùng với các cây lương
thực khác, cây lúa được thực tế sản xuất hết sức quan tâm, vì vậy nó được trồng phổ
biến trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và ảnh hưởng
đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời,
với trên 70% dân số làm nông nghiệp, nông nghiệp chiếm 32,5% thu nhập quốc dân.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề trồng lúa ở Việt Nam có nhiều thay
đổi tích cực, từ một nước thiếu lương thực thường xuyên, đến nay, số lượng lúa gạo
của nước ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu
đứng hàng thứ 2 trên thế giới.
Để đạt được kết quả như trên là nhờ vào những chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển nông nghiệp của nhà nước và các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như đầu tư xây dựng hệ thống
thủy lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, thâm canh tăng năng suất, đưa cơ giới
hóa vào đồng ruộng. Ngày nay trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa gạo
thì giống và phân bón là những biện pháp kỹ thuật quan trọng góp phần làm tăng năng
suất nhanh nhất và cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng đất. Thế kỷ 19, Libic đã phát hiện ra
phân vô cơ đã đẩy năng suất tăng vọt và nhờ nó mà loài người đã tránh được nạn đói
đe dọa khi dân số quá lớn. Với sự tiện dụng và hiệu quả của phân vô cơ, con người dần
quên phân hữu cơ, khiến cho chất lượng và năng suất cây trồng giảm xuống, dịch bệnh
lan tràn, hiệu quả của phân vô cơ bị giảm sút, đất bị phá vỡ kết cấu, trở nên chua, gây
ô nhiễm môi trường, giảm số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất.

Từ thực tế trên, con người mới nhìn nhận lại vai trò của phân hữu cơ, do đó, để khắc
1


phục những hiện tượng trên đồng thời vẫn đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế nhất,
thì trong quá trình thâm canh cây lúa chúng ta nên bón kết hợp giữa phân hóa học và
phân hữu cơ.
Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo lý hóa tính của đất, quyết định kết cấu của đất,
độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết
định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Phân hữu cung cấp
dinh dưỡng cho đất tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác và nâng cao khả năng chống
chịu sâu bệnh và giữ cho môi trường trong sạch. Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc
bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả sử dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm
thời được giữ lại để cung cấp từ từ cho cây trồng, hạn chế rửa trôi, tạo nên nền nông
nghiệp bền vững và hiệu quả.
Nếu tất cả các yếu tố sinh thái có liên quan đến sinh trưởng phát triển của cây
lúa như: ánh sáng, độ ẩm, nước, nhiệt độ đã được đáp ứng đầy đủ mà lượng phân bón
cung cấp cho cây lúa thiếu hoặc không cân đối, không đúng với nhu cầu dinh dưỡng
của từng thời kỳ phát triển thì cây lúa cũng không thể có một hiệu suất cao nhất. Và
ngược lại cung cấp thừa phân bón về chủng loại cũng như lượng bón không những
không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn gây nên những bất lợi cho sự phát triển của
cây lúa và là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, phát triển.
Việc bón phân với liều lượng hợp lý trong quá trình thâm canh cây lúa sẽ có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bón phân nhằm tăng năng suất, giảm sâu bệnh
và giảm chi phí cho sản suất chúng ta nên bón kết hợp giữa phân hóa học và phân hữu
cơ xuất phát từ thực tế trên đề tài: “Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ
AHN-HUMIX đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên lúa” đã được
thực hiện.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Xác định liều lượng phân hữu cơ AHN-HUMIX phù hợp cho cây lúa trên vùng
đất phèn ở xã Tân Lập - huyện Tân Thạnh – tỉnh Long An, nhằm tăng năng suất, hiệu
quả kinh tế cao.
2


1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón hữu cơ AHN-HUMIX đến
các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên lúa để làm cơ sở cho
việc lựa chọn liều lượng thích hợp để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vai trò và tầm quan trọng của lúa gạo
Cây lúa Oryza sp. sativa là một trong những cây lương thực chính, cung cấp
lương thực cho hơn 65% dân số trên thế giới, sản lượng gạo đạt cao nhất.
Lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con người.
Hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% prôtêin, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho con
người, ngành sản xuất lúa gạo còn cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người dân
cả nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, chính trị và xã hội ở những nước mà lúa gạo là nguồn lương thực chính (Trần
Văn Đạt, 2005).
Hiện nay, hơn 100 nước trên thế giới sản xuất lúa. Châu Á là vùng sản xuất lúa
gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như về diện tích, là nơi có nền nông nghiệp
lâu đời nhất gắn liền với canh tác lúa nước. Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với
vùng trồng từ 530 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam.

Việt Nam: từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với lịch sử
dựng nước và giữ nước. Nông dân ta rất giàu kinh nghiệm và giỏi nghề trồng lúa. Việt
Nam cũng là một trong những trung tâm phát sinh cây lúa và nghề trồng lúa của loài
người. Cây lúa luôn là cây lương thực chiếm tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp và
là nhân tố quan trọng ổn định tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
Trong những thập kỷ qua loài người đang đứng trước nguy cơ bùng nổ về dân
số và theo FAO để đảm mức tiêu dùng lương thực ổn định, mức tăng sản lượng hàng
năm gấp hai lần so với mức tăng dân số. Đến năm 2030 toàn thế giới phải sản xuất
lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu
tăng dân số. Trước tình hình đó cây lúa đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học.

4


2.2 Nguồn gốc và phân loại thực vật
2.2.1 Nguồn gốc
Lúa là một trong những cây trồng lâu đời nhất loài người. Căn cứ vào các tài liệu
khảo cổ học ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm
trước công nguyên. Nhưng cho đến nay nguồn gốc xuất xứ chính xác của cây lúa ở
đâu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn
liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á. Tuy có nhiều ý kiến chưa
thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái
học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu
vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi
từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã
có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền
với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của lúa trồng.
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây thống nhất cho rằng lúa trồng ở Châu Á
xuất hiện cách đây 8000 năm (Lu.B.R và cộng sự, 1996). Tổ tiên trực tiếp của lúa

trồng châu Á là Oryza sativa vẫn còn chưa được kết luận chắc chắn. Một số tác giả:
Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami (1958), Oka (1974) cho rằng O.
sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm O. rufipogon. Còn các tác giả khác như
Chatterjee (1951), Chang (1976) lại cho rằng O. sativa được tiến hóa từ lúa dại
hàng năm O. nivara.
2.2.2 Phân loại thực vật
Giới : Plantae (thực vật)
Nghành: Manoliphyta (thực vật hạt kín)
Lớp: Liliopsida ( lớp thực vật 1 lá mầm)
Bộ: cyperales (cỏ)
Họ : Gramineae (hòa thảo)
Tộc: Oryzeae
Loài: Oryza sativa
5


Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Oryza có khoảng 20
loài phụ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của của Châu Phi, Nam và Đông
Nam Châu Á, nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Úc Châu
(Chang, 1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ có hai loài là lúa trồng, còn lại là
lúa hoang hằng niên và đa niên. Loài lúa trồng quang trọng nhất, thích nghi rộng rãi
và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L.
2.3 Đặc điểm thực vât học của cây lúa
a. Rễ lúa: rễ mầm và rễ phụ
Rễ mầm: là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nẩy mầm. Thường mỗi hạt lúa chỉ
có một rễ mầm. Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát
triển và sẽ chết sau 10 – 15 ngày.
Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định): là rễ mọc ra từ các mắt trên thân lúa. Mỗi mắt
có từ 5 – 25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút. Trong giai đoạn
tăng trưởng, các mắt này thường rất khít nhau và nằm ở dưới mặt đất, nên rễ lúa

thường tạo thành một chùm, do đó, rễ lúa còn gọi là rễ chùm.
Rễ lúa có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt
vào đất, cho nên bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được. Trong điều kiện bình
thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ chuyển sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu
đậm, tuy nhiên phần chóp rễ vẫn còn màu trắng.
b. Thân lúa
Thân lúa là loại thân thảo gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau, lóng là phần
thân rỗng ở giữa hai mắt và thường được bẹ lá ôm chặt. Thông thường các lóng bên
dưới ít phát triển nên các mắt rất khít nhau, chỉ có khoảng 3 -8 lóng trên cùng bắt
đầu vươn dài khi lúa có đòng đòng. Thiết diện của lóng có hình tròn hay bầu dục
với thành lóng dày hay mỏng và lóng dài hay ngắn tùy từng loại giống và điều kiện
môi trường, đặc biệt là nước.
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 -5 lá thật. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ
làm đốt, làm đòng.
Thân giữ cho cây đứng vững, vận chuyển và dự trữ nước, muối khoáng được
6


cây vận chuyển lên lá để thực hiện quang hợp và các sản phẩm đồng hóa chuyển đi
các bộ phận khác điều phải qua thân. Thân dự trữ đường, bột cho bông phát dục ở
thời kỳ sau.
c. Lá lúa
Lúa là cây đơn tử diệp (một lá mầm). Lá mọc đối ở hai bên thân lúa. Lá lúa
gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá.
Phiến lá là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp chủ yếu của
cây lúa nhờ vào các tế bào nhu mô có chứa nhiều hạt diệp lục. Phiến lá gồm một
gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chóp lá. Mặt trên phiến
lá có nhiều lông để hạn chế thoát hơi nước và điều hòa nhiệt độ.
Bẹ lá: là phần ôm lấy thân lúa. Bẹ lá ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó đổ
ngã. Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền các khí khổng ở phiến lá thông với thân

và rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ giúp rễ có thể hô hấp được trong điều kiện ngập
nước.
Chức năng của lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong
thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm
đòng và hình thành hạt.
d. Cổ lá
Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá. Tại cổ lá còn có hai bộ phận đặt
biệt gọi là tai lá và thìa lá.
Tai lá là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn cong hình chữ
C ở hai bên cổ lá.
Thìa lá là phần kéo dài của bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi.
Lá lúa làm nhiệm vụ quang hợp chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khỏe lúa
sẽ chắc hạt năng suất cao.
e. Bông lúa
Bông lúa là loại hoa chùm gồm có: trục bông, nhánh (gié cấp 1), chẽn (gié cấp
2) và hoa. Thường mỗi mắt là một nhánh, mọc xen kẽ nhau, chỉ có mắt ở gốc bông
7


mới có thể có 2 đến 3 mắt mọc chung nhau. Bông lúa dài hay ngắn tùy thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh và tùy theo giống.
2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và có khả năng thích ứng rộng với nhiều
vùng khí hậu. Trên thế giới lúa được gieo trồng ở 114 nước và phân bố ở tất cả các
châu lục trên thế giới, trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á có 30 nước,
Bắc Trung Mỹ 14 nước, Nam Mỹ 13 nước, Châu Âu 11 nước và Châu Đại Dương 5
nước (FAO, 2006). Trong 25 nước sản xuất chủ yếu thì 17 nước thuộc khu vực Châu
Á chiếm 91% diện tích, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng lúa
chiếm 55% tổng sản lượng lúa trên thế giới (Nguyễn Hữu Tề và cs, 1997) . Theo thống

kê của FAO năm 2006 thì diện tích đất trồng lúa liên tục tăng từ 149,49 triệu ha năm
1995 lên 156,94 triệu ha năm 1999. Nhưng sau đó lại giảm dần và đến năm 2005 còn
153,51 triệu ha. Diện tích giảm nhưng năng suất lúa không ngừng tăng từ 3,867 tấn /
ha năm 2000 lên 4,04 tấn / ha năm 2005. Từ đó dẫn tới tổng sản lượng lúa gạo trên thế
giới tăng từ 598,5 triệu tấn năm 2000 lên 614,5 triệu tấn năm 2005.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là cây
lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy, tổng sản
lượng lúa trong vòng 30 năm qua đã tăng lên hơn 2 lần: từ 257 triệu tấn năm 1965
lên tới 535 triệu tấn năm 1994. Cùng với nó, diện tích trồng lúa cũng tăng lên
đáng kể, năm 1970 diện tích trồng lúa toàn thế giới là 134,390 triệu ha, đến năm
1994 con số này đã lên tới 146,452 triệu ha. Trong đó, các nước Châu Á vẫn giữ
vai trò chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Đầu năm 2008, thế giới đối đầu với cuộc khủng hoảng lương thực, giá gạo xuất
khẩu đạt mức kỷ lục 1060 – 1100 USD / tấn. Giá lương thực, thực phẩm tăng đe dọa
100 triệu người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Sự gia tăng dân số
thế giới, cùng lúc gây áp lực đến một loạt các tài nguyên như đất, nước, dầu mỏ. Thêm
nữa, một số nước trên thế giới như Phillipin chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp từ
lương thực sang nhiên liệu sinh học. Đến cuối tháng 5, đầu tháng 6/2008, giá gạo giảm

8


mạnh còn 860 – 900 USD / tấn do dự báo sản lượng ngũ cốc ở châu Á nơi cung cấp
lương thực lớn tăng.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp sản lượng lúa thế giới và Châu lục giai đoạn 2001- 2005
Thế giới, Châu lục

2001

2002


2003

2004

2005

- Toàn Thế giới

597,981

569,035

584,272

606,268

618,441

+ Châu Á

544,630

515,255

530,736

546,919

559,349


+ Châu Âu

3,650

3,210

2,260

2,468

2,340

+ Châu Đại Dương

1,164

1,218

1,457

1,574

1,344

+ Nam Mỹ

19,784

19,601


19,973

23,726

24,020

+ Bắc, Trung Mỹ

12,260

12,195

11,623

12,816

12,537

+ Châu Phi

16,493

17,556

18,223

18,765

18,851


(Số liệu thống kê của FAO, 2006 - Đơn vị tính: Triệu tấn)
2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Nước ta có địa hình trải dài từ Bắc vào Nam hình thành hai vựa lúa khổng lồ là
Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Cây lúa là cây trồng chính
trong hệ thống sản xuất nông nghiệp của nước ta. Nhờ việc đưa giống mới, tăng diện
tích và áp dụng các biện pháp kỷ thuật trong thâm canh, từ một nước thiếu ăn phải
nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới như ngày nay.
Những năm gần đây diện tích trồng lúa ở nước ta dần bị thu hẹp, từ 7,666 triệu
ha năm 2000 xuống còn 7,414 triệu ha năm 2008. Nguyên nhân do chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy
sản và trồng một số cây có giá trị kinh tế cao hơn. Một phần đất trồng lúa bị cắt sang
mục đích phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá nông nghiệp nông thôn.

9


Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1995 – 2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)


1995

6,766

3,68

24,96

2000

7,666

4,24

32,52

2005

7,326

4,88

35,79

2006

7,324

4,89


35,82

2007

7,305

4,86

35,56

2008

7,414

5,22

38,72

Năm

(FAOSTAT 2009 được tổng tổng hợp và trích dẫn bởi Hoàng Kim 2010)
Mặc dù diện tích lúa bị thu hẹp nhưng năng suất lúa lại tăng đáng kể (năng suất
lúa năm 2004; 2005; 2006 lần lượt là 4,86; 4,89; 4,89 tấn/ha). Năng suất lúa năm 2008
cao hơn các năm do ứng dụng các giống lúa năng suất cao vào sản xuất và đầu tư phân
bón, khoa học kỹ thuật.
Tính đến trung tuần tháng 3 năm 2008, cả nước đã gieo cấy được 2,911 triệu ha
lúa Đông Xuân bằng 99,1% so với cùng kỳ năm 2007. Đầu vụ gặp rét đậm, rét hại
cộng với việc giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng đã khiến cho bà con nông dân gặp
nhiều khó khăn. Tính đến trung tuần tháng 5/2008 các địa phương phía Nam đã thu
hoạch được 1835,5 nghìn ha lúa Đông Xuân, năng suất ước tính đạt 6,11 tấn/hecta

bằng 101,7%, sản lượng đạt 11,5 triệu tấn bằng 105,8% so với cùng kỳ năm 2007 (Báo
cáo sơ kết sản xuất 6 tháng đầu năm 2008 - Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn).
Năm 2008, cả nước phấn đấu đạt 4 triệu tấn gạo xuất khẩu. Theo Bộ Công
thương, 4 tháng đầu năm 2008, nước ta đã xuất khẩu được 1,674 triệu tấn gạo, trị giá
816 triệu USD, tăng 19,2% về sản lượng và 81% về giá trị. Xuất khẩu gạo của Việt
Nam tiếp tục thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước sau cuộc khủng hoảng
lương thực đầu năm 2008.
10


2.5 Phân bón và bón phân cho cây lúa
Phân bón chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cây lúa phát
triển, các loại dinh dưỡng này cần phải thường xuyên bổ sung cho cây lúa. Trong đất
luôn tồn dư một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng lượng dinh dưỡng từ đất thường
không đủ cho cây lúa phát triển để đạt hiệu quả, hiệu suất cao nhất về năng suất, chất
lượng khi thu hoạch. Người ta bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa bằng cách bón các loại
phân bón vào đất hoặc phun lên lá các loại phân bón khác nhau, vào các giai đoạn
khác nhau để đạt được kết quả sản xuất cao nhất.
Phân bón vào đất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt thời gian
sinh trưởng và phát triển. Phân bón vào đất thường ở dạng thô (phân hữu cơ: phân
chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh), dạng bột, viên (phân bón vô cơ: phân đạm,
phân lân, phân kali, vôi, phân khoáng hỗn hợp, phân vi lượng).
Đối với cây lúa người ta thường áp dụng chủ yếu biện pháp bón phân vào đất vì
nguồn dinh dưỡng chủ yếu và cần thiết cho cây lúa thường tồn tại trong các loại phân
bón vào đất. Sử dụng phân bón vào đất người ta dùng các loại phân hữu cơ để bón lót
vào đất trước khi gieo mạ hay trước khi cấy cùng với một lượng nhất định phân vô cơ,
còn phần lớn lượng phân bón vô cơ dùng để bón thúc vào các giai đoạn cần thiết bổ
sung dinh dưỡng cho lúa.
Từ khi phân hóa học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta

ngày được tăng lên rõ rệt. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960 – 1997), diện
tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản
lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hóa học tăng lên là
242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực thế giới. Tuy nhiên, nếu tất
cả các yếu tố sinh thái có liên quan đến sinh trưởng phát triển của cây lúa như: ánh
sáng, độ ẩm, nước, nhiệt độ đã được đáp ứng đầy đủ mà lượng phân bón cung cấp cho
cây lúa thiếu hoặc không cân đối, không đúng với nhu cầu dinh dưỡng của từng thời
kỳ phát triển thì cây lúa cũng không thể có một năng suất cao nhất. Và ngược lại cung
cấp thừa phân bón về thành phần các nguyên tố dinh dưỡng cũng như lượng phân bón
không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn gây nên những bất lợi cho sự
phát triển của cây lúa và là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, phát triển.
11


2.6 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và vai trò của phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần
thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao gồm:
đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, môlípđen, bo, silic, lưu
huỳnh và carbon, ôxy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây (trừ các-bon, ô-xy, hyđrô) phân
bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần,
nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali là những
chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng
còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ
theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch.
Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên
liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin.
Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn
dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại.

Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau,
với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Vì vậy, việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra
những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng,
phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu cụ thể.
Theo nghiên cứu, để có năng suất 5 tấn hạt/hecta/vụ thì các chất dinh dưỡng chủ
yếu cây lúa hút từ đất và phân bón là: 110kg N, 34kg P2O5, 156kg K2O, 23kg MgO,
20kg CaO, 5kg S, 3,2kg Fe, 2 kg Mn, 200g Zn, 150g B, 250g Si và 25gCl. Tuy nhiên
không phải cứ bón bao nhiêu phân bón trong đất là cây lúa hút hết được, trong thực tế,
cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng phân bón, còn lại bị rửa trôi theo nước,
bốc hơi và tồn dư trong đất.

12


2.7 Vai trò của phân hóa học đối với năng suất lúa
Trong vòng 30 năm cuối thế kỷ 20 diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có
24% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164%, tương ứng
với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn
định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất
phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước
được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho
cây trồng ngày một nhiều hơn. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố
quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ
ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy
nhiên, không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi.
Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh
dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được.
2.8 Tình hình sử dụng phân hoá học của một số nước trên thế giới và khu vực
Đông Nam Á.

Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân bón đã
là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại
trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, nhưng
ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân hóa học ở các nước có sự chênh lệch khá
lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà chủ
yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho
cây trồng quyết định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân hóa học
khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu
cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ
sung.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân hóa học
nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân
hóa học ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử dụng
phân hóa học nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Tuy nhiên, lượng phân chủ yếu bón
nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là
13


nước sử dụng nhiều phân hóa học trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo
năm 1999 như sau: - Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha - Malaysia: bình quân
192,60 - Thái Lan: bình quân 95,83 - Philippin: bình quân 65,62 - Indonesia: bình
quân 63,0 - Myanma: bình quân 14,93 - Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân
1,49 Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng
phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia.
2.9 Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến năm 2010
Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai, đặc
điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể đạt
được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến năm
2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó
cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng

2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 2002). Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích
này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP,
3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và
400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002).
2.10 Sơ lược về phân hữu cơ
Phân hữu cơ (phân chuồng, phân bắc, phân xanh) sau khi hoai mục bón cho cây
trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và hạn chế được sự lây lan
của một số bệnh hại nguy hiểm qua tàn dư thực vật.
Phân hữu cơ được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. Phân hữu
cơ được bón với khối lượng lớn, nhưng nó chỉ chứa một lượng rất ít những chất dinh
dưỡng khoáng mà cây lúa cần. Tuy nhiên, phân hữu cơ không thể thiếu trong sản xuất
lúa, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn làm cho cấu trúc của đất
tốt hơn, đất tơi xốp hơn, bộ rễ lúa phát triển mạnh... Có hai loại phân hữu cơ là: phân
hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp, nhưng đối với cây lúa hiện nay dùng
chủ yếu là phân hữu cơ truyền thống.

14


Phân hữu cơ truyền thống bao gồm: phân chuồng, phân rác, than bùn và phân
xanh. Ngoài ra còn có một số loại phân bón khác như: tro, phân bắc, phân gia cầm,
bùn ao, bùn hồ, bùn sông, nước phù sa, khô dầu (bả còn lại sau khi ép dầu từ một số
loại thực phẩm).
Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: phân hữu cơ khoáng (được sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng); Phân
hữu cơ sinh học (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật
sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác) và phân hữu cơ vi sinh – còn gọi là phân
vi sinh (là sản phẩm phân bón chứa vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ
phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của các vi sinh vật có

ích tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các hoạt chất
sinh học, đối kháng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh vùng rễ cây để góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản).
Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng cho lúa trong đó chủ yếu là phân chuồng
(được ủ hoai mục từ phân bắc, phân gia súc cùng với rơm rạ, thân lá ngô hay các phụ
phẩm hữu cơ khác trong vòng từ 2 – 6 tháng, hoặc cũng có thể ủ phân chuồng với đất
bột, phân lân và vôi bột.
2.11 Vai trò và tác dụng của phân hữu cơ
a. Vai trò của phân hữu cơ
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ
tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định
hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong
đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về
phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không
dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết
hợp bón trực tiếp lên liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.
Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả sử
dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ từ cho

15


×