Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phố chuyên doanh tp hcm tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch của đất nước giai đoạn hội nhập khu vực và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.24 MB, 54 trang )

ßyJL Ằ'*x f

t

viva

/02-

LLfĩf

ĐẠI HỌC MỜ THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC

I

I
I
I
I
II
II.

Tên sinh viên: PHẠM NGỌC KHÁNH PHƯƠNG
50460119. DN04VH

Đ étả i:
PHỐ CHUYÊN DOANH TP.HCM
TIỀM NĂNG LỚN TRONG VIỆC PHÁT TRIÊN
DU LỊCH CỦA ĐẤT NƯỚC - GIAI ĐOẠN
HỌINHÂP KHU Vực VÀ THẾ GIỚI
(KHÓA LUẬN TỐT NG H IỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NG ÀNH VAN H ổ A
KHÓA 2004 - 2008)
TBUỠIIG ĐẠI HỌC wở TP.HCM

THƯ VIỆN
GVHD: TS. PHAN THỊ HỒNG XUÂN

Tp.HCM, tháng 08 năm 2008




MỤC LỤC
DẪN LUẬN.......................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tà i............................................................ 4
5. Bố cục......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN

1.1. Các thuật ngữ liên quan đến đề tài: ..................................................................5
1.1.1. Khái niệm về phố chuyên doanh........................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về hội nhập và hội nhập ưong du lịch.................................. 7
1.2. Vài nét về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí M inh:...............................................8
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - TP. Hồ Chí M inh....... 8
1.2.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn ...................................... 8
1.2.1.2. Lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân
Sài G òn.....................................................................................10

1.2.2. Vị trí địa lý - điều kiện tự n h iê n ..........................................................12
1.2.3. Tổ chức hành ch ín h ...............................................................................13
1.2.4. Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế ..................................................... 14
1.2.5. Đời sống văn hóa - xã hội của cư dân TP. Hồ Chí Minh .................... 15
1.2.6. Hoạt động du lịch của TP. HCM ừong những năm gần đ â y ................ 18
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHỐ CHUYÊN DOANH THÀNH PHÓ
HỒ CHÍ MINH

2.1. Lịch sử hình thành phố chuyên doanh TP. Hồ Chí M inh.............................. 22
2.2. Thực trạng hoạt động của các phố chuyên doanh trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................26
2.2.1. Tổng quan về các phố chuyên doanh thành phố Hồ Chí M inh............ 26
2.2.2. Các mặt tích cực - giá trị văn hóa và những hạn chế của phố chuyên
doanh thành phốHồ Chí M inh.............................................................. 28


2.2.2.1. Các mặt tích cực - giá trị văn hóa của phố chuyên doanh Thành
phố Hồ Chí M inh.......... ........................................................... 28
2.2.2.2. Những mặt hạn chế của phố chuyên doanh TPHCM............31
2.3. Các phố chuyên doanh tiêu biểu và những mặt thuận lợi, hạn chế cũng như
tiềm năng phát triển du lịch............................................................................. 31
2.3.1. Phố chuyên doanh đồ cổ Lê Công Kiều, Q. 1 ....................................... 31
2.3.2. Phố chuyên doanh nhạc cụ Nguyễn Thiện Thuật, Q .3 ......................... 33
2.3.3. Phố chuyên doanh đầu lân và trang phục sân khấu hát bội, cải lương
Lương Nhữ Học, Q .5 .............................................................................34
2.3.4. Phố chuyên doanh vịt, heo quay Tạ Uyên, Q. 11 ..................................35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIÊM NĂNG CỦA PHỐ CHUYÊN
DOANH TP.HCM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẤT NƯỚC
- GIAI ĐOẠN HỘI NHẶP KHƯ


vực VÀ THẾ GIỚI

3.1. Thực trạng hội nhập khu vực và thế giới của du lịch Việt Nam trong thời gian
q u a ....................................................................................................................37
3.2. Các giải pháp phát huy tiềm năng của phố chuyên doanh TP.HCM ............. 43
KẾT L U Ậ N .......................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 52
PHỤ LỤC

-

Phụ lục 1: Danh mục các phố chuyên doanh TPHCM (Do chúng tôi tổng hợp
và có bổ sung từ nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa)

-

Phụ lục 2: Hình ảnh một vài phố chuyên doanh TPHCM (Do tác giả tự chụp)

-

Phụ lục 3: Bảng hỏi phỏng vấn vả kết quả.


-

1

-

DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

*

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch - “ngành công nghiệp không khói” đã ữở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới, tạo ra một nguồn lợi nhuận khá lớn, giải quyết công ăn việc làm, đồng thòi
thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển. Chính vì thế, nhu cầu tạo ra nét đặc sắc mà
người ta thường hay gọi là “bản sẳc đô thị” cho mỗi địa phương, mỗi thành phố và
cao hơn là mỗi quốc gia trở nên hiện thực hơn trong việc thu hút khách du lịch.
Như giới kiến trúc và đô thị học vẫn thường truyền nhau câu nói: “Một thành
phố không có di sản văn hóa giống như người không có ký ức; không có công trình
cổ chẳng khác nào như khuôn mặt người không có nếp nhăn” \ Nhận định này cho
thấy vai trò to lớn của các di sản văn hóa trong diện mạo của mỗi quốc gia, lẽ tất
nhiên, tác động không ít đến việc phát triển về du lịch của những quốc gia này.
Tại thủ đô Hà Nội, ngoài những đỉa danh như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ
tịch, Quảng trường Ba Đình, Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám, v.v... ta dễ
dàng nhận ra một không gian văn hóa mang đậm tính cộng đồng của người Việt xưa
và nay, đó chính là công trình cổ “36 phố phường”, là di sản văn hóa đã góp phần
phát triển mạnh mẽ về du lịch nơi đây. Trải qua bao thăng trầm của 1000 năm
Thăng Long lịch sử, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội
nhập khu vực và thế giới, ở một góc nhìn nào đó, người Hà Nội vẫn giữ được cái
“hồn ”, giữ được nét văn hóa cộng đồng đặc sắc của những phố chuyên doanh này.
Là một thành phố ừẻ hơn nhiều so với thủ đô Hà Nội, với hơn 300 năm hình
thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh cũng mang trong mình không ít những
yếu tố độc đáo của văn hóa vật thể và phi vật thể, không ít những di sản vãn hóa đã
làm nên tên tuổi của mảnh đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó,
phải kể đến các “phố chuyên doanh”, là một sản phẩm kinh tế - văn hóa - xã hội
độc đáo của thành phố. Trong các sách hướng dẫn du lịch của các tổ chức lữ hành
quốc tế đều có giói thiệu về một vài “phố chuyên doanh” của Sài Gòn như một
1 PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa, Phổ chuyên doanh ở Sài Gòn - TP. Hồ Chì Minh, Lịch sử—

Hiện tại và Tương lai, NXB ĐHQG TP.HCM, 2007.


-

2

-

điểm du lịch văn hóa đặc sắc đối với du khách. Nhưng đó chỉ là phác thảo sơ khởi,
hầu như chưa có tài liệu hướng dẫn du lịch nào giới thiệu một cách trọn vẹn về diện
mạo “phố chuyên doanh” của thành phố Hồ Chí Minh.
Là một sinh viên chuyên ngành văn hóa, một người con của thành phố Hồ
Chí Minh, tôi luôn muốn tìm hiểu về vùng đất này, đặc biệt là những nét văn hóa
đặc sắc nơi đây, ứng dụng vào đời sống thực tiễn nhằm góp phần cho sự phát triển
du lịch của đất nước. Nhận thấy “Phố chuyên doanh” là một minh chứng rõ nét cho
tình cộng đồng - một đặc trưng văn hóa - của người Việt, vốn đã rất lạ mắt đối với
người phương Tây, lại chứa đựng nhiều tiềm năng lớn, nếu biết khai thác và đầu tư
đúng cách về mặt du lịch chắc chắn sẽ thu hút ngày càng nhiều du khách nước
ngoài đến với thành phố Hồ Chí Minh.
Qua việc khảo sát thực tế cũng như nghiên cứu sâu tại một vài “phố chuyên
doanh” tiêu biểu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển du
lịch tại “phố chuyên doanh” trong giai đoạn hội nhập khu vực và thế giới. Đó là lý
do dẫn dắt chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Phố chuyên doanh TP. Hồ Chí Minh,
tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch của đất nước - Giai đoạn hội nhập khu
vực và thế giới”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN c ứ u VẤN ĐỀ

Là một trung tâm kinh tế - du lịch lớn của cả nước, du lịch ở thành phố Hồ
Chí Minh là một nội dung được trình bày trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn du lịch

trong và ngoài nước, v ề sách, có các quyển như: “Đất Phương Nam” của Bửu
Ngôn, “Giới thiệu các tuyến du lịch Nam Bộ” của Trần Huy Hùng Cường, “Non
nước Việt Nam” của Tổng cục Du lịch Việt Nam, ... Ngoài ra còn có các tài liệu
hướng dẫn du lịch của thành phố như: “Sách hướng dẫn du lịch TP. Hồ Chí Minh”
do Trần Đình Cường sưu tầm và biên soạn, cẩm nang “Sài Gòn 24 giờ” của Nhà
Xuất bản Thế giới, ... Những quyển sách nảy chủ yếu giới thiệu về các di tích lịch
sỏ - văn hóa, các danh thắng và những lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh, ít thấy đề
cập đến “phố chuyên doanh”, cũng là nội dung cần quan tâm gắn với lịch sử thăng
trầm của thành phố. Còn các tài liệu hướng dẫn du lịch của các công ty lữ hành
quốc tế thì có nhắc đến “phố chuyên doanh” như một minh chứng văn hóa - xã hội
đặc sắc, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ nét về vấn đề này.


-

3

-

Theo sự hiểu biết của chúng tôi, hiện nay chỉ có một công trinh nghiên cứu
sâu về “phố chuyên doanh” của thành phố Hồ Chí Minh, đó là quyển sách “Phố
chuyên doanh ở Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Lịch sử - Hiện tại và Tương lai” của
.

PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, bộ môn Đô thị học, trường ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG TPHCM. Đây là quyển sách giới thiệu gần như trọn vẹn về phố
chuyên doanh của thành phố Hồ Chí Minh, dưới lăng kính của kiến trúc và đô thị
học nhưng qua đó cũng đã thể hiện được một cách khái quát diện mạo văn hóa lịch sử hết sức độc đáo của khu vực này.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo công trinh nghiên cứu về “khu phố Tây” một phần của phố chuyên doanh thành phố Hồ Chí Minh, do sinh viên khoa Đông
Nam Á học, ĐH Mở TPHCM thực hiện vào tháng 8/2007 “Từ kinh nghiệm của khu

Khaosan - Bangkok, Thái Lan thử đề ra giải pháp phát triển mô hình “Khu phố
Tây” TP. Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch Việt
Nam hội nhập khu vực và thế giới”.

'

Qua các nguồn tài liệu trên, rõ ràng việc sử dụng yếu tố lịch sử - văn hóa kinh tế trong phát triển du lịch ở các “phố chuyên doanh” thành phố Hồ Chí Minh
vẫn đang còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Hy vọng đề tài “Phố chuyên doanh thành phố
Hồ Chí Minh, tiềm năng lớn toong việc phát triển du lịch của đất nước giai đoạn hội
nhập khu vực và thế giới” sẽ có ý nghĩa khoa học thực tiễn nhất định, góp phần vào
sự phát triển của ngành du lịch thành phố.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng:
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và xử lý những thông tin thu thập
được từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau (sách, tài liệu văn bản, thông tin trên
internet, ...)
Với mong muốn đề tài cho ra kết quả khoa học nhất định, chúng tôi còn sử
dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nhận định, đánh giá và nối kết
vấn đề cần nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc khảo sát thực tế tại các “phố chuyên doanh” trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5/8 đến 25/8/2008 được chúng tôi xem là phương


pháp chủ đạo và xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.


-

4


-

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, lập bảng
hỏi phỏng vấn các đối tượng đang kinh doanh tại phố chuyên doanh và một vài du
khách nước ngoài đến du lịch, sinh sống và làm việc tại đây.
4. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của khỏa luận tốt nghiệp chính là các phố chuyên
doanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung vào bốn “phố chuyên doanh”
tiêu biểu, được xem là khá “độc đáo” và “chuyên biệt” của thành phố:
-

Phố chuyên doanh đồ cổ Lê Cồng Kiều, Q. 1

-

Phố chuyên doanh nhạc cụ dân tộc Nguyễn Thiện Thuật, Q.3

-

Phố chuyên doanh đầu lân và trang phục sân khấu hát bội, cải lương
Lương Nhữ Học Q.5

-

Phố chuyên doanh thịt quay Tạ Uyên, Q. 11

5. BỐ CỤC

Ngoài phần dẫn luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, công trình được thiết kế

thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Khái quát về các phố chuyên doanh thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp phát huy tiềm năng của phố chuyên doanh thành phố
Hồ Chí Minh trong việc phát triển du lịch của đất nước - giai đoạn hội nhập khu
vực và thế giới.


-

5

-

CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN
1.1. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Khái niệm về phố chuyên doanh

Hiểu theo nghĩa thuần nhất của ngôn ngữ, “chuyên doanh” ở đây có nghĩa là
kinh doanh chuyên về một loại hàng hóa nhất định hoặc một vài mặt hàng có cùng
chủng loại và chức năng với nhau. Vậy, “phố chuyên doanh” hiểu một cách nôm na
là một con phố mà hình thức thương mại tại đây là chuyên doanh.
Định nghĩa đến đây chúng tôi gặp phải một vấn đề lớn, bởi người dân ở miền
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong phương ngữ Nam Bộ lại
không sử dụng từ ngữ “phố” mà thay vào đó là từ “đường”. Từ ngữ “phố” chỉ được
sử dụng tại vùng đồng bằng phía Bắc, trong phương ngữ Bắc Bộ. Đặc biệt là tại thủ
đô Hà Nội, cụm từ “36 phố phường”, chỉ các phố chuyên doanh mà tên gọi của nó
đã chỉ rõ mặt hàng hay loại hình chuyên doanh ở đấy, như: phố Hàng Bạc chuyên
mua bán bạc nén; phố Hàng Bài chuyên làm các cỗ bài lá như tổ tôm, tam cúc; phố
Hàng Bún nổi tiếng với nghề làm bún; phố Hàng Cá tập trung bán cá; phố Hàng

Cân chuyên sản xuất và bán cân; phố Hàng Chai chuyên bán chai lọ và bao chè cũ;
phố Hàng Chiếu là nơi bán chiếu, bán bát; phố Hàng Cót chuyên đan và bán các
loại cót bằng tre nứa; phố Hàng Da chuyên da thuộc; phố Hàng Dầu chuyên bán các
thứ dầu thảo mộc; ... và các phố khác như: phố Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông,
Hàng Buồm, Hàng Bút, Hàng Cháo, Hàng Chỉ, Hàng Chĩnh, Hàng cỏ, Hàng Đào,
Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giầy,
Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng
Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón,
Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thịt, Hàng Thiếc, Hàng
Thùng, Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải và Hàng Vôi. 2
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tuy tên gọi không chỉ rõ mặt hàng chuyên doanh
ở đó, nhưng chúng ta vẫn thường nghe nói đến một số nơi kinh doanh khá nổi tiếng
như: muốn mua vật liệu xây dưng và hang trí nội thất thì đến Tô Hiến Thành hay
2 Nguyễn Bắc - Nguyễn Vinh Phúc, Hà Nội, Phố làng biên niên sử, NXB H à Nội 1999,
tr.28 - 40.


-

6

-

Bạch Đằng; mua đồ gỗ thì ra Ngô Gia Tự, Cộng Hòa; mua xe thì ra Lý Tự Trọng,
Phan Đăng Lưu; cá cảnh có ở Nguyễn Thông; in ấn ở Lý Thái Tổ; ... hay các nơi
kinh doanh ăn uống được đông đảo mọi người biết đến như Lẩu Cá Kèo ở Sư Thiện
Chiếu; bột chiên, bánh khoai chiên, hủ tíu ở Võ Văn Tần; gà nướng Lê Quang Định;
phố ốc Nguyễn Thượng Hiền; ...
Nhiều ý kiến cho rằng, vậy thi chúng tôi nên gọi là “khu chuyên doanh” vi lý
do: “Phố” là khái niệm chỉ dùng ở miền Bắc như đã nói ở trên, nghe có vẻ nhỏ hẹp,

còn những nơi chuyên doanh ở thành phố Hồ Chí Minh thì rộng lớn hơn nhiều, có
mặt hàng chuyên doanh còn hiện diện ở cả 2, 3 con đường giao nhau; gọi “khu
chuyên doanh” là hợp lý hơn cả, trên hết còn thể hiện được tính năng động và quy
mô kinh doanh của thành phố mang tên Bác.
Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu về đề tài này, kết hợp với những tư liệu
tham khảo sẵn có, chúng tôi quyết định gọi là “phố chuyên doanh”, bởi tính chất
cũng như ý nghĩa của khái niệm về phố chuyên doanh:
- Khái niệm phố: Một thành phố có rất nhiều đường, nhưng không phải con
đường nào cũng được gọi là phố. Những con đường có thể được gọi là phố khi mà ở
một hoặc hai bên con đường trục đó có nhà cửa của người dân, tuy nhiên số lượng
nhà ở không quá ít và không rời rạc với những khoảng cách quá xa nhau. Những
nhà ở đó khá liền lạc nhau tạo nên dãy dài chạy dọc theo trục đường và sát ngay
đường, từ nhà ở của người dân đến đường di được nối bằng vỉa hè nhỏ đóng vai trò
là trung gian chuyển tiếp (xa lộ, đường cao tốc không được coi là phố). 3
- Ở thành phố Hồ Chí Minh, phố chuyên doanh có thể hiểu là cà một đường
phố dài, chẳng hạn như Tô Hiến Thành bán vật liệu xây dựng; một con phổ trung
bình như Huỳnh Thúc Kháng chuyên doanh băng đĩa nhạc; nhưng cũng có khi chi
là một đoạn phổ ngắn chỉ chừng hơn 100 mét với ít nhất 10 gian hàng liên tiếp hoặc
sát gần nhau, điều quan trọng là hàng hóa bán ở đoạn phố ngắn này thuộc loại hàng
đặc biệt, không phổ thông, hay là hàng hiếm, đắt tiền và khó kiếm. Chẳng hạn phố
chuyên doanh tranh vẽ Trần Phú hay phố đồ cổ Lê Công Kiều.
- Đặc điểm quan trọng nhất của phố chuyên doanh là hàng hóa bày bán ở đây
khá thuần chửng, thường duy nhất chỉ có một loại hàng hoặc nhiều loại hàng nhưng
3 PGS. TS. Nguyễn M inh Hòa, sđd, tr.6 - 7.


-

7


-

cùng chủng loại hay có cùng một chức năng. Chẳng hạn như chuyên doanh giày,
dép da thì còn có thêm túi xách, nón, thắt lưng da; chuyên doanh vật liệu xây dựng
thì gồm có gạch men, gạch trang trí, kính, thiết bị vệ sinh, gỗ ván sàn, thiết bị trang
trí nội thất, ... phục vụ cho việc xây dựng nhà ở.
- Một đặc điểm khác cần ghi nhận là phố chuyên doanh và loại mặt hàng đó
được nhiều người biết đến do sự nổi tiếng của nó (hình thành lâu đời, sự độc đáo,
mật độ dày đặc, tập trung cao), khi cần mua một mặt hàng nào đó người ta nghĩ
ngay đến phố chuyên doanh này, hoặc những người quen dễ dàng mách bảo.
- Khác với hình thức phát triển từ nhà phố và phường nghề của phố chuyên
doanh ở Hà Nội, phố chuyên doanh thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của sự phát
triển từ chợ đầu mối và nhà kinh doanh mặt tiền. Chính vì vậy, mà trong nội dung
về các phố chuyên doanh ở thành phố Hồ Chí Minh dưới đây, chúng tôi không gọi
những noi kinh doanh thức ăn như Sư Thiện Chiếu, Võ Văn Tần, Lê Quang Định,
... nói trên là phố chuyên doanh vì nó không nằm trong quy luật phát triển này. Bên
cạnh đó, những nơi mà tạm gọi là chuyên doanh đặc biệt một món ăn nào đó mà
những nơi khác ít tập trung như vậy, thường chỉ nhộn nhịp về đêm, trong khi hoạt
động của các phố chuyên doanh khác thì luôn sống động suốt cả ngày.
Trên cơ sở những tính chất đã trình bày, trong phần thực trạng hoạt động của
các phố chuyên doanh thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận định lại một lần nữa
và có những sửa đổi, bổ sung đối với hơn 130 con đường có phố chuyên doanh
trong công trình của PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa.
1.1.2. Khái niệm về hội nhập và hội nhập trong du lịch

Hội nhập là cách nói ngắn gọn của cụm từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” là quá
trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường cùa từng nước với kinh tế khu vực
và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương,
song phương và đa phương.
Hội nhập du lịch khu vực và quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh,

cốt lõi là giành thị trường, vốn, công nghệ và kỹ thuật, quá trình này phải ưanh thủ
nguyên tắc chấp nhận các luật lệ và tập quán khu vực, quốc tế, trên cơ sở “có di có
lại”, và đối xử thuận lợi hơn đối với các nước kém phát triển.


-

8

-

Trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn đan xen,
quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch ngoài việc quán triệt sâu sắc quan
điểm hội nhập chung của cả nước, cần cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù của
ngành, cụ thể:
- Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh
tổng hợp của các thành phần kinh tế, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong phát triển đất nước.
- Trong quá trình hội nhập du lịch, một mặt luôn cần nắm vững chiến lược và
định hướng cơ bản của Nhà nước, cũng như của ngành. Mặt khác, cần xác định
hướng vào đối tượng ưu tiên trong từng giai đoạn, có sách lược, chủ trương cụ thể
đối với từng khu vực, từng nước, từng tổ chức, từng cơ chế, đảm bảo theo lộ trình
phát triển của ngành... để khai thác được các mặt lợi, tránh được vị trí độc quyền
của nước ngoài, tranh thủ mọi thời cơ, hạn chế tối đa thua thiệt không đáng có.
- Hội nhập kinh tế quốc tế của du lịch phải đảm bảo phát triển du lịch bền
vững và hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển du lịch, linh hoạt xử lý tính hai
mặt của hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tư tưởng trí tuệ, đồng thời chống tư
tưởng giản đơn nóng vội.
- v ề mặt chính trị, hội nhập du lịch khu vực và quốc tế phải tranh thủ các
nguyên tắc chung là bảo vệ và phát triển sản xuất, giữ vững an ninh quốc gia; giữ

gìn và phát triển truyền thống bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
1.2. VÀI NÉT VỀ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất mới. Tính từ khi địa danh Sài Gòn được
ghi vào sổ sách năm 1698 thì đến nay thì địa danh Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh đã
thành lập được hơn 300 năm.
Từ thể kỷ VII đến thế kỷ IX, sự tan rã của vương quốc Phù Nam đã có tác
động và ảnh hưởng ít nhiều đến khu vực Nam Bộ. Đầu thế kỷ IX, Thủy và Lục
Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt thể kỷ IX
đến XI, đất Sài Gòn Gia Định, hầu như đứng ngoài những ảnh hưởng của văn hóa
Angkor. Từ thế kỷ XII trở đi sự tranh chấp và chiến tranh giữa các vương quốc cổ


-

9

-

có xu hướng bành trướng, nhất là giữa Champa với Chân Lạp, giữa Champa với Đại
Việt, cũng như sự mở rộng của vương quốc Xiêm La. Vùng đất Gia Định, Sài Gòn
lại nằm trên lằn ranh của các cuộc tranh chấp đó. Sự tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ
-

cho đến thế kỷ XVI khi các chúa Nguyễn tìm cách gây ảnh hưởng của mình với
quốc vương Chân Lạp và nhắm đến những mục đích lâu dài về sau này.
Vào đầu năm Mậu Dần (1698), Thống soái Nguyễn Hữu Kính (thường đọc là
Cánh) theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lý vùng đất phía Nam. Ông đã

thành lập phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn
Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bỉnh, đựng dinh Phiên Trấn. Vùng đất Nam
Bộ lúc đó còn ít người, dinh Phiên Trấn chỉ có huyện Tân Bình, còn dinh Trấn Biên
chi có huyện Phước Long. Năm 1772, lũy thành Bán Bích được xây dựng. Năm
1790, thành Bát Quái ra đời. Đó là một thành lũy vào loại lớn nhất ở phía Nam.
Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, thành Gia Định thất thủ. Từ năm
1862 một phương án quy hoạch thành phố với 500 ngàn dân được phê duyệt. Thống

*
%

đốc quân sự người Pháp là Bonard chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3
huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng là xã. Sài Gòn lúc bấy giờ vừa là tinh lỵ của
Gia Định, vừa là phủ lỵ của phủ Tân Bình, vừa là huyện lỵ của huyện Bình Dương;
còn Chợ Lớn là huyện lỵ của huyện Tân Long, cùng phủ Tân Bình. Năm 1864, Chợ
Lớn được tách ra khỏi Sài Gòn (về phương diện địa bàn) vì là thành phố của người
Hoa trên đà thịnh vượng.
Từ đây dáng dấp một đô thị theo kiểu phương Tây ở thế kỷ 19 đã dần dần
hình thành theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Thành phố đã hình thành những
trục đường lớn có ngã tư, ngã năm, ngã bảy. Nhà nhiều tầng bằng gạch, xi mãng cốt
thép, quảng trường, bến cảng, công viên lần lượt ra đời.
Do vị trí địa lý và những yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi, vùng đất này sớm
trở thành nơi hội tụ của các thương nhân bốn biển, năm châu. Cảng Sài Gòn được
thành lập từ năm 1862. Các tàu buôn của người phương Tây và các nước lân cận đã
tấp nập cập cảng Sài Gòn và họ cũng rất quen thuộc các địa danh: chợ cầu Ông
Lãnh, chợ cầu Kho, chợ Rầy, chợ Bến Thành. Từ lâu, Sài Gòn đã được ca ngợi là
“Hòn ngọc của Viễn Đông”.


-


10

-

Cuối thế kỷ 19 (ngày 15/3/1874) Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh
thành lập thành phố Sài Gòn. Sài Gòn thực sự trở thành một đô thị với hàng loạt
công trình lớn được xây dựng theo kiểu phương Tây với những công sở, trung tâm
thương mại, công nghệ dịch vụ, giao thông. Năm 1875, tất cả có 20 địa hạt, do các
viên tham biện cai trị - chia ra như sau: ba địa hạt ở miền Đông, tức là: Biên Hòa,
Bà Rịa, Thủ Dầu Một; sáu địa hạt ở trung tâm: Tây Ninh, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gò
Công, Tân An, Mỹ Tho; ba địa hạt ở miền Nam: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng; tám
địa hạt ở miền Tây: Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Trà Ôn, Châu Đốc, Hà Tiên,
Rạch Giá, Phú Quốc, sau bãi bỏ và sáp nhập vào Hà Tiên như xưa, theo nghị định
ngày 16/6/1875. Những địa hạt đó gọi theo tên lị sở chia ra tổng, tổng chia ra xã
thôn. Đầu thế kỉ XX, Chợ Lớn sáp nhập vào Sài Gòn, thành phố ữở thành đô thị lớn
nhất Đông Dương.
1.2.1.2. Lịch sử đấu ừanh chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân Sài Gòn
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa danh lịch sử, nơi mở đầu cho cuộc kháng
chiến anh dũng chống quân xâm lược Pháp và là nơi kết thúc thắng lợi quá trình
giành độc lập của dân tộc Việt Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975.
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Tháng 3
năm 1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản tại Sài Gòn và hai tỉnh Gia Định, Chợ Lớn
được thành lập. Từ đây nhân dân thành phố có được một Đảng bộ vững mạnh, được
Trung ương và xứ ửy trực tiếp chỉ đạo, mở ra một trang sử mới ừong lịch sử đấu
tranh giành độc lập, tự do. Được chuẩn bị ừong thập niên 1920, Sài Gòn từ lúc có
Đảng sôi nổi hơn với những cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân,
những cuộc đấu tranh công khai hợp pháp và khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt
đầu, Sài Gòn đã cùng Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tuy cuộc
khỡi nghĩa thất bại, bị thục dân đàn áp khốc liệt, nhung chỉ 5 năm sau đó, Sài Gòn

đã cùng với cả nước tiến hành Các mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi.
Ngày 06/9/1945, chỉ vài ngày sau khi Hồ Chủ tịch tuyên bố nền độc lập Việt
Nam, núp bóng quân đội Anh đến Sài Gòn để giải giới quân Nhật theo nghị quyết
của Hội nghị Potsdam, một đại đội lính bộ binh thuộc địa Pháp đặt chân trở lại Sài
Gòn. Được Mỹ bật đèn xanh, được Anh giúp đỡ phương tiện, đêm 22 rạng 23/9,


-

11

-

Pháp chiếm ư ỷ ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, đài phát thanh, nhà
bưu điện, nhà đèn, Khám lớn.. .Một lần nữa Sài Gòn lại rơi vào tay giặc.
Ngày 13/3/1954, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ mở màn, hơn 15
nghìn quân viễn chinh Pháp bị vây chặt trong tập đoàn cứ điểm này. Phối hợp với
các chiến sĩ Điện Biên, quân và dân Sài Gòn dùng chiến thuật du kích tiến công
hàng chục đồn bót địch ở các vùng ven đô. Đêm 31/5 rạng 01/6/1954, đội biệt động
205 tiến công tổng kho dự trữ chiến lược của Pháp ở Phú Thọ Hòa do đại đội lính
Âu Phi và hai tiểu đoàn lính ngụy canh giữ. Bằng kỹ thuật đặc công tuyệt vời, 12
chiến sĩ đã vượt qua 12 lớp rào dây kẽm gai, nhiều bãi mìn và hàng chục bót gác,
phá huỷ 9.345 tấn bom đạn và hơn 1 triệu lít xăng, nổ và cháy trong suốt hai ngày
đêm. Hàng trăm tên giặc chết và bị thương. Bất chấp các ý đồ ngăn cản và phá hoại,
cuối cùng “Hiệp định đình chỉ chiến sự” ở Việt Nam đã được ký kết vào lúc 24 giờ
đêm 20/7/1954. Trong Tuyên bố cuối cùng ngày 21/7/1954, các phái đoàn tham dự
Hội nghị “tỏ lòng tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản ghi trong bản
Tuyên bố này và ừong những Hiệp định đinh chỉ chiến sự sẽ làm cho ba nước Cao
Miên, Lào và Việt Nam từ nay có thể đảm nhận, với độc lập và chủ quyền hoàn
toàn, vai ừò của minh trong tập thể hòa bình của các nước”.

Hiệp định Genève về Đông Dương ký kết (tháng 7/1954) lập lại hòa bình ở
Đông Dương trên cơ sở công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của các nước Việt Nam, Campuchia và Lào. Nhưng ngay tức khắc, đế quốc
Mỹ ra sức phá hoại việc thi hành hiệp định Genève. Từ đó nhân dân Sài Gòn đã trải
qua các cuộc đấu tranh sôi sục tinh thần yêu nước, từ đấu ừanh chính trị đến phát
động chiến ừanh nhân dân, chống chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt
Nam hóa chiến tranh.
Đên ngày 31/3/1975, hội nghị Bộ chính trị xác định “Từ giờ phút này trận
quyến chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu”. Các nghị sĩ Mỹ theo
dõi tình hỉnh miền Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhàm lật
ngược tình thế ở Việt Nam. Ngày 01/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt
đầu được chuẩn bị theo tư tưởng đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thăng” vói tốc
độ “một ngày bằng 20 năm”. Ngày 14/4/1975 Bộ chinh trị phê chuẩn đề nghị của bộ


-

12

-

chi huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch
Hồ Chí Minh”, phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.
Trải qua 15 ngày đêm đến llh30 ngày 30/4/1975 thành phố Sài Gòn hoàn
toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.
Năm 1976, sau khi non sông thu về một mối, thể theo nguyện vọng toàn dân
từ Bắc chí Nam, kỳ họp thứ nhất ngày 02/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí
Minh.
Sau hơn 30 năm xây dụng và phát triển, thành phố Hồ Chính Minh đã ữở

thành một thành phố năng động, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, du lịch lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, có vị trí chính trị
quan trọng của đất nước.
1.2.2. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội 1738 km về phía Đông Nam,
nằm trong tọa độ địa lí 10°38’ - 11°10’ vĩ độ Bắc và 106°22’ - 106°45’ kinh độ
Đông.
Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới hành chính giáp các tỉnh Long An, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ở các mặt Tây, Bác và Đông. Phía Nam giáp
Biển Đông với gần 20 km bờ biển. Chiều dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102
km, từ Đông sang Tây với gần 20 km bờ biển. Chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam
là 102 km, từ Đông sang Tây là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển 50 km
theo đường chim bay. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 6 m. Địa hình cao
về phía Nam - Tây Nam.
Đất đai thành phố Hồ Chí Minh do những lớp phù sa cũ và mói tạo nên,
mang đặc tính chuyển tiếp giữa vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
với các vùng sinh thái khác nhau.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ừong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên
nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25° 27°c, chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất

không quá 5°c. Nóng nhất vào tháng 4 và mát nhất vào tháng 12. Độ ẩm trung bình
cả năm khoảng 77,5%, lượng mưa cả năm trung bình trên dưới 2000 mm. Mỗi năm


-

13

-


có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Hai hướng gió chủ yếu trong năm là Đông Nam - Tây Bắc và Tây Nam - Đông
Bắc. Thành phố giàu ánh nắng, mỗi năm có khoản 2.500 - 2.700 giờ nắng. Thành
phố thuộc vùng không có bão.
Tổng diện tích thảm xanh toàn thành phố là 36.000 ha, che phủ 17% diện
tích tự nhiên. Đất nông nghiệp chiếm 99.164 ha, đất lâm nghiệp là 34.657 ha và
diện tích mặt hồ ao sông rạch là 35.520 ha. Thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập
mặn là khu bảo tồn thiên nhiên, có giá trị đối với môi trường và môi sinh, cần Giờ
được công nhận là khu bảo tồn sinh quyển của thế giới.
Nguồn nước và thuỷ văn: Tổng lượng nước của sông Đồng Nai ở Trị An là
24,2 tỉ m3, của sông Sài Gòn ở Thủ Dầu Một là 1,8 triệu m3. Nguồn nước ngầm tuy
phân phối khá rộng và đều nhưng chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ. Hệ thống
sông rạch chằn chịt với chiều dài 7.955 km chịu ảnh hưởng của bán nhật triều. Mức
nước thủy triều cao nhất bình quân 1,1 m vào tháng 10, 11 và thấp nhất 1,07 m vào
tháng 6,7. Diện tích mặt nước chiếm 16% tổng diện tích thành phố. Mật độ dòng
chảy trung bình 3,8km/giờ.
1.2.3. Tổ chức hành chánh

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên là 2.095, 01 km2, trong
đó nội thành là 140,3 km2. Thành phố Hồ Chi Minh là một ừong năm thành phố
trực thuộc trung ương của Việt Nam, hiện được chia thành 24 quận huyện, trong đó
có 19 quận nội thành là các quận:l, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phú Nhuận,
Bình Thạnh, Gò vấp, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và 5 huyện ngoại
thành là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, cần Giờ. Quận chia thành
phường, huyện chia thành xã và thị hấn.
v ề chính quyền, thành phố có Hội đồng Nhân dân gồm 95 đại biểu do dân
chúng bầu trực tiếp. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân là Chủ tịch, có 01 Phó Chủ tịch
và 01 ủ y viên thường trực. Hội đồng nhân dân cử ra ủ y ban Nhân dân trực tiếp
quản lý mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa hên địa bàn thành phố.

ủ y ban Nhân dân thành phố có 13 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 05 Phó chủ tịch và
07 ủ y viên.


-

14

-

1.2.4. Co' cấu và tổc độ phát triển kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng
đầu về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp nước ngoài. Trong nhiều


năm qua, kinh tế trên địa bàn thành phố liên tục tăng trưởng. Thành phố cũng là nơi
tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về nước
hàng năm.
Mặc dù có những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng tổng sản phẩm 6
tháng đầu năm 2008 của thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,5% so với cùng kỳ năm
2007, đạt giá trị 121.442 tỷ đồng, cao hơn tốc độ tăng của cả nước (6,6 - 6,7%) chủ
yếu nhờ mức tăng của hai khu vực: dịch vụ 10,8% và công nghiệp - xây dựng
10,3%. Tổng vốn đầu tư bằng 111,8% so với cùng kỳ đạt 32.388 tỷ đồng, lĩnh vực
được đầu tư nhiều nhất là dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 17,52% với 206 dự án được cấp mới, tổng giá trị 7.038 triệu USD.
Xuất khẩu toàn thành phố là 1.973 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu ngoài dầu thô 985,6 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 1.655,3
triệu USD tăng 24,4% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nưóc đạt 62.811,6 tỷ
đồng, tăng 52,8%. Tuy nhiên thu ngân sách địa phương chi đạt 95,3% so với cùng

kỳ. Tốc độ tăng chỉ số CPI tháng 6 của thành phố 2,37% đã chậm lại so với mức
tăng của tháng 5 (4,24%). 4
v ề công nghiệp: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nhiệp lớn nhất nước,
xét về tỷ trọng tổng giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta. Những năm qua
thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống
với nhóm sản phẩm chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp,
thu hút nhiều lao động như: chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, da. sản phẩm cơ
khí, cao su...Trong những năm tới, công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng
nhất của thành phố, có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hỏa, hiện đại
hoá đất nước, hội nhập với khu vực và thế giới.
v ề dịch vụ - thương mại: do nằm ở vị trí lý tưởng và có những lợi thế về
đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển,... nên thành phố Hồ Chí Minh là nơi

4 Nguồn từ website:


15

-

phát fríen mạnh về thương mại, dịch vụ, du lịch. Hầu hết các loại dịch vụ quan trọng
phục vụ phát triển sản xuất ở Nam Bộ đều do thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Thành phố có đủ loại hình dịch vụ đa dạng và phong phú, gồm một hệ thống
tài chính, tín dụng, các giao dịch đối ngoại, các hoạt động tư vấn, các hoạt động về
khoa học kỹ thuật, các dịch vụ về ăn ở, đi lại, giải trí.. .Thành phố quy tụ về trên 50
công ty kinh doanh thương mại dịch vụ và du lịch đa chuyên ngành, trong đó có
nhiều công ty của các tinh thành khác trong cả nước chọn thành phố Hồ Chí Minh
làm nơi để hoạt động kinh doanh
1.2.5. Đòi sống văn hoá - xã hội của cư dân TP. Hồ Chí Minh


Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ trung và hiện đại hơn 300 năm
tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn từ
lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau,
trên nền tảng mang đậm sắc thái của Việt Nam.
Đặc đỉểm văn hóa Sài Gòn xưa và TP. Hồ Chí Minh ngày nay là sự thể hiện
khá độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử - không gian
của vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Có thể nói, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí
Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa trong tiến trình lịch sử hình thành và
phát triển, có nền văn hóa mang dấu ấn của người Việt, Hoa, Chăm, Khmer, Ân...
Vì trên 300 năm trước, Ben Nghé - Sài Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân
từ Trung, Bắc đến lập nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa,
Mỹ Tho cùng hội tụ vói dân cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những
trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các
giai đoạn thăng trầm của đất nước. Tính giao thoa hội tụ của những người cần cù
vượt khó, hội tụ tài năng và sức lực cả nước đã biến Sài Gòn thành một phức thể
văn hóa thông qua các phong tục tập quán, cách thức ăn uống, trang phục, sinh hoạt
ma chay, cưới hỏi, tôn giáo, tín ngưỡng; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng
tạo; kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương
thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc
trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tà i... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của
dân tộc nói chung và người Sài Gòn nói riêng. Sự giao thoa văn hóa đã tạo cho
thành phố: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP,


-

16

-


dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành..., hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác
Lâm, chùa Bà Thiên hậu, Tổ đình Giác V iên...; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức
Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng
với hàng chục lễ hội văn hóa hàng năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng
văn hóa của mảnh đất phương Nam này. Trên từng con đường, góc phố, địa danh
của thành phố đều gắn liền với những danh nhân văn hóa - lịch sử, những chiến
công của một thành phố anh hùng.
TP.HỒ Chí Minh là thành phố đông dân nhất nước, nơi quy tụ nhân lực từ
nhiều nguồn trong cả nước, nhiều thành phần dân tộc, có trình độ dân trí và tiềm lực
khoa học cao hơn nhiều địa phương khác.
Là một thành phố trẻ nhưng chứa đựng một nền văn hóa phong phú và đa
dạng, có tổ chức xã hội ổn định. Cũng là nơi tiếp xúc sớm với kinh tế thị trường nên
lao động của TP.HỒ Chí Minh được đánh giá là năng động, có thể đáp ứng những
nhu cầu về khoa học kỹ thuật, trong đó có những ngành kỹ thuật cao của thành phố.
Hơn một phần ba cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao của cả nước tập trung ở
thành phố Hồ Chí Minh. Đó là điều kiện để giúp thảnh phố phát triển nhanh trong
quá trình cùng cả nước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập khu vực
và thế giới.
Mức sống của cư dân thành phố khá cao so với nhiều nơi khác trong cả nước.
Theo số liệu thống kê trong nhiều năm cho thấy tỉ lệ dân cư có mức sống còn khó
khăn liên tục giảm xuống, tì lệ dân cư có mức sống trung bình và khá không ngừng
tăng lên. Phong trào “Xóa đói giảm nghèo”, ừao tặng “Nhà tình thương”, “Nhà tình
nghĩa” ở thành phố Hồ Chí Minh được nhân dân tích cực hưởng ứng và kết quả đạt
được rất khả quan. Từ sau nhiều năm vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”, bộ mặt thành phố đã trở nên tốt đẹp hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tiềm năng văn hóa phong phú, đa dạng, là
đỉều kiện thuận lợi trong giao lưu hội nhập với khu vực và thế giới. Tại thành phố
có 31 di tích khảo cổ học, 23 di tích lịch sử cấp quốc gia, 933 ngôi chùa Phật giáo,
260 ngôi đình, và 11 bảo tàng lớn... Thành phố Hồ Chi Minh còn là trung tâm báo
chí - xuất bản của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Thành phố này là nơi

phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi phát hành tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ


-

17

-

(tờ “Gia Định báo”) của cả nước. Sự ra đòi và phát triển phong phú của sách, báo,
trường đào tạo chuyên ngành, của đội ngũ văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao
lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật... đã mang đến cho Sài Gòn - TP.HỒ Chí Minh
danh tiếng về một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa.
Hiện tại, thành phố có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát. Nhà hát Lớn thành
phố là rạp hát nổi tiếng nhất. Rạp hát truyền thống có: Nhà hát cải lương Trần Hữu
Trang, Nhà hát nghệ thuật hát bội Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát múa rối
Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân khấu và các đoàn kịch nói của thành phố, khác
với các tinh thành khác được Nhà nước bao cấp kinh phí, tự chủ hoạt động và tự
chủ kinh phí nên hoạt động liến tục suốt các ngày trong tuần. Các sân khấu kịch nói,
ca nhạc hoạt động sôi động nhất nước. Thành phố là trung tâm ca nhạc, giải trí lớn
của cả nước quy tụ các ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ khắp đất nước đến an cư, lập nghiệp.
Thành phố là một trong những trung tâm thể thao lớn của cả nước, từng là
nơi tổ chức thành công Seagames 22. Sân vận động lớn nhất là sân vận động Thống
Nhất. Ngoài ra còn có các sân khác như: Sân vận động Quân khu 7, Thành Long,
Hoa Lư; Nhà thi đấu Phú Thọ, Trường đua ngựa Phú Thọ, Nhà thi đấu Phan Đình
Phùng...
Thành phố là nơi có nhiều cơ sở đào tạo của tất cả các cấp học và các loại
hình đào tạo. Thành phổ sớm quan tâm triển khai chủ trương xã hội hóa giáo dục,
thực hiện có kết quả phổ cập giáo dục, có nhiều biện pháp nâng cao trình độ văn
hóa, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ trẻ.

v ề y tế: cơ sở y tế của thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh cho người dân của thành phố mà còn cho các tinh thành ở phía
Nam. Các bệnh viện được nâng cấp, mở rộng và ừang thiết bị mới, nhiều phương
tiện khám chữa bệnh hiện đại. Một số bệnh viện của thành phố đã chữa trị nhiều ca
bệnh, ca phẫu thuật đạt trình độ cao, được thế giới hoan nghênh.
Để trở thành thành phố văn minh, các phong trào chống các tệ nạn xã hội mà
nổi bật là chương trình ba giảm đã được toàn dân thành phố ủng hộ, tham gia.
Thành phố đã đề ra kế hoạch theo một lộ trình rõ rệt để giải quyết đồng bộ các tệ
nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đổi mới phương
thức trong hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm quảng cáo, tiếp tục phát triển
THƯỜNGđại học mỉ tp.hcm

THƯ VIỆN


-

18

-

hệ ứiống Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm Văn hóa.. tăng cường quản lý Nhà nước,
cương quyết lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động vãn hóa, tạo môi trường
văn hóa xã hội lành mạnh.
Năm 2008, với chủ trương là “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”
được phổ biến sâu rộng trong toàn thể nhân dân, có sức lan tỏa lớn và được toàn dân
tích cực tham giã.
1.2.6. Hoạt động du lịch của TP.HỒ Chỉ Minh trong những năm gần đây

Không chỉ là trung tâm kinh tế, vàn hóa, TP. Hồ Chí Minh còn là trung tâm

du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước. TP.HỒ Chí Minh có hệ thống cơ
sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui chơi giải trí cho đến
khách sạn, nhà hàng. Ngoài những nơi tham quan, di tích lịch sử, văn hóa trong nội
thành thành phố, TP. Hồ Chí Minh còn có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp ở
ngoại thành như địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An
Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm
Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái cần Giờ với nhiều hệ sinh
thái có nhiều chủng loại động thực vật.
Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố hoạt động ngày càng khởi
sắc, khẳng định vị trí đứng đầu cả nước về du lịch.
Lượt khách đến thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến 2006 theo phương tiện

Đvt: lượt người
LƯỢT
KHÁCH
ĐÊN
TP.HCM

TỔNG SỐ
(lượt
người)

TỐC Đ ộ
PHÁT
TRIỂN %

ĐƯỜNG
HÀNG
KHÔNG


ĐƯỜNG
BIÊN

ĐƯỜNG
Bộ

2001

1.226.400

+11,5

1.066.645

12.581

147.174

2002

1.433.000

+16,8

1.279.782

10.272

142.946


2003

1.302.000

-9,0

1.130.689

4.002

167.309

2004

1.580.000

+21

1.380.000

15.000

185.000

2005

2.000.000

+27


1.753.784

6.587

239.629

2006

2.350.000

+17,5

1.858.000

20.000

472.000

(Nguồn Sở Du Lịch thành phố)


-

19

-

Lượng khách đến thành phế Hồ Chí Minh tính theo thị trường
Stt


Lượng Khách

Quốc tịch
Năm 2006

Năm 2005

Năm 2004

1

Hoa Kỳ

308.261

295.164

249.179

2

Nhật

236.633

243.022

190.355

3


Đài Loan

193.382

208.006

207.614

4

Úc

124.388

123.540

109.928

5

Hàn Quốc

143.667

1213.442

102.435

6


Pháp

64.293

70.646

58.006

7

Trung Quốc

75.839

62.847

45.185

8

Malaysia

55.282

54.992

42.084

9


Singapore

60.513

54.371

40.280

10 Canada

48.429

45.063

38.015

11 Anh

39.313

42.405

35.152

12 Thái Lan

39.067

29.499


13 Đức

34.677

26.732

14 Philippines

20.941

15.333

15 Hà Lan

13.926

11.581

(Nguồn Sở Du lịch Thành phổ)
Nhắn xét:
Năm 2001 TP. Hồ Chí Minh đón được khoảng 1.266.400 lượt khách quốc tế
đến du lịch. Đến năm 2005, lần đầu tiên TP. Hồ Chí Minh đón được hơn 2 triệu luợt
khách quốc tế (trong tổng số gần 3.5 triệu khách của cả nước), tăng 27% so với năm
2004 và tổng doanh thu toàn ngành du lịch thành phố đạt 13.350 tỷ đồng, lượng
khách du lịch nội địa cũng đạt 3 triệu.
Năm 2006 TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đón khoảng 2.350.000 lượt khách quốc
tế, chiếm 65,6% so với lượng du khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó khách Mỹ
là cao nhất chiếm 13,12%, Nhật đúng thứ 2 chiếm 10,07%, Đài Loan đứng thứ 3
chiếm 8,22% trong số lượt khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh.



20

-

Trong 6 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt
1.487.000 lượt, tăng 16% so cùng kỳ năm 2007, đạt 49 % kế hoạch dự kiến năm
2008 (Kế hoạch 2008: 3.000.000 lượt).
Xét về phương tiện, khách đến bằng đường hàng không ước đạt 1.200.000
lượt, tăng 12 % so cùng kỳ. Khách đến bằng các đường khác ước đạt 287.000 lượt,
tăng 30 % so cùng kỳ; trong đó khách đến bằng đường biển ước đạt 21.000 lượt
tăng 40% so cùng kỳ, là mức tăng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây; khách đến
bằng đường bộ ước đạt 266.000 lượt, tiếp tục tăng ổn định (10%) là do tuyến đường
xuyên Á phía Việt Nam đã được hoàn chỉnh với chất lượng tốt, thêm nhiều cửa
khẩu quốc tế được đầu tư nâng cấp tại các tinh miền Đông và Tây nam bộ, hiệu ứng
từ việc quảng bá tour du lịch đường bộ caravan của ngành du lịch thành phố.
Xét về mục đích, khách đến du lịch là 887.000 lượt - chiếm 60% tổng lượng
khách - tăng 8 %; khách đến đầu tư thương mại là 300.000 lượt - chiếm 20% tổng
lượng khách - tăng 30 %; khách đến vi các mục đích khác (thăm thân, chữa bệnh...)
là 300.000 lượt - chiếm 20% tổng lượng khách, tăng 15 % so cùng kỳ năm 2007.
Xét về thị trường khách, 10 thị trường khách hàng đầu (theo thứ tự ) là: Mỹ
(tăng 11%), Nhật (giảm 7%), Đài Loan (tăng 8%), Hàn Quốc (tăng 8%), ú c (tăng
8%), Trung Quốc (tăng 33%), Pháp (tăng 25%), Singapore (tăng 31%), Canada
(tăng 12%), Maỉaysỉa (tăng 32%). Ngoại trừ thị trường Nhật, các thị trường khách
đều có tỷ lệ tăng trưởng khá từ 10 - 15% so với cùng kỳ. Trong đó tăng mạnh và ổn
định nhất là các thị trường Trung Quốc (37%), Singapore (35%), Maỉaysia (31%),
Pháp (26%). Trong khi đó thị trường Nga - chủ yếu là khách đoàn đi theo loại hình
MICE - tuy chưa nằm trong 10 thị trường hàng đầu nhưng tiếp tục có mức tăng
trưởng khá cao ( 66%) hứa hẹn sẽ có bước phát triển nhanh nếu như làm tốt công

tác quảng bá hình ảnh Việt Nam ngay tại Nga.
v ề khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài: trong 6 tháng đầu năm, ước tính
có 240.000 lượt khách thành phố và các tỉnh lân cận đi nước ngoài qua cửa khẩu sân
bay Tân Sơn Nhất để du lịch, thương mại, thăm thân... giảm 23% so với cùng kỳ
trong đó khách đi du lịch thuần tuý ước đạt 170.000 lượt với các điểm đến được ưa
thích (theo thứ tự): Singapore, Thái Lan, Hồng Kông (TQ), Trung Quốc... Nguyên
nhân của việc sụt giảm khách Việt Nam du lịch ra nước ngoài là do ảnh hưởng của


-

21

-

tình trạng tăng giá tiêu dùng nên nhiều nguời tính toán lại chi tiêu trong gia đình,
hạn chế bớt các chi tiêu chưa thật sự cần thiết.
v ề doanh thu: Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện ữong 6 tháng đầu năm

2008 là 14.600 tỷ đồng, tăng 40 % so cùng kỳ năm 2007, đạt 50,3 % kế hoạch năm
2008. Trong đó khối khách sạn nhà hàng ước đạt 10.910 tỷ đồng tăng 21 % so cùng
kỳ, khối lữ hành ước đạt 3.690 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so cùng kỳ.
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch trong năm qua của Tp. Hồ Chí Minh
có nhiều chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức
các sự kiện du lịch từng bước nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ
chức; phương thức này đã huy động được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh
nghiệp, góp sức cùng với nhà nước trong chương trinh quảng bá xúc tiến. Tuy nhiên
công tác quảng bá xúc tiến du lịch ở TP.HỒ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế như
ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng, tính chuyên nghiệp của

công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt ừong mối tương quang chung
với các điểm đến trong khu vực, có thể thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình
ảnh điểm đến thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng
với vị thế của một điểm đến lớn nhất nước. Bên cạnh đó, việc tham gia các sự kiện
du lịch tại các địa phương khác chưa thật sự đạt hiệu quả.5

5 N guồn từ vvebsite:


-

22

-

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VÈ CÁC PHỐ CHUYÊN DOANH
THÀNH PHÓ HỞ CHÍ MINH
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÔ CHUYÊN DOANH TP. HỒ CHÍ MINH

Trước khi đi sâu vào tùn hiểu về các phố chuyên doanh tại thành phố Hồ Chí
Minh, thiết nghĩ chúng ta cần điểm lại lịch sử hình thành phố chuyên doanh xuất và
ai là tác giả của loại hình kinh doanh này, bởi phố chuyên doanh không chỉ mang
trong minh ý nghĩa kinh tế mà còn chứa đựng một loạt các vấn đề về văn hóa, xã
hội, quy hoạch, kiến trúc và mỹ thuật. Trong quá trinh thực hiện đề tài chúng tôi
nhận thấy không khó để ghi nhận về các con số thống kê của phố chuyên doanh
ngày nay nhưng lại rất khó khăn khi nghiên cứu về lịch sử hình thành, ranh giới và
sự ra đời của nó.
Trong giới hạn của công trình, chúng tôi quả thật không đủ khả năng để
chạm đến vấn đề hết sức phức tạp này. Xin tóm tắt kết quả nghiên cứu của PGS.
TS. Nguyễn Minh Hòa để giới thiệu cho nội dung này. 6

So với cả nước thì thành phố Sài Gòn là nơi xuất hiện thương mại khá sớm,
cùng với yếu tố “thành” thi yếu tố “thị” ra đời theo quy luật phát triển từ “trấn ”,
“thành”, “đô” tới “thành thị” và “đô thị”. Nhiều sử sách ghi nhận là vào năm
1623 khi Chúa Nguyễn cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas
Krobei (Bến Nghé) thì chẳng bao lâu sau, quanh hai đồn thuế này hình thành nên
chợ tạo ra cảnh trên bến dưới thuyền khá nhộn nhịp. 7
Vào năm 1772, bên cạnh và rải rác xung quanh nhũng đồn và dinh đó đã có
chợ, hàng quán và thuyền bán hàng lưu động chạy khắp các ngõ ngách theo các
kênh rạch. Chính vì thế mà Sài Gòn ừong giai đoạn này đã được người phương Tây
gọi là Sai Gon City hay Ville de Sai Gon bởi noi đây đúng là thành thị thực sự, vừa
có yếu tố “thành” 8, vừa có yếu tố “thị”.

6PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa, sđd, tr.67 - 120.
7 Có thể yếu tố “thị” của dân chúng ở Sài Gòn xuất hiện trước khi có yếu tố “thành” của
nhà nước, nhưng cũng như ở Thăng Long - H à Nội, nó còn nhỏ bé, yếu ớt và tự phát. Tuy
nhiên, đó là yêu tố quan trọng để cộng hưởng nên thành thị sau này.
8 Y nói tường thành bảo vệ “lũy Bán Bích”


×