Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

2 hiện tượng quang điện và lượng tử ánh sáng đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.98 KB, 6 trang )

Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
2 - Hiện tượng quang điện và Lượng tử ánh sáng- đề 2
Câu 1:
Biết giới hạn quang điện của kẽm là 0,35µm. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì:
A. Điện tích âm của lá kẽm mất đi.
B. Tấm kẽm sẽ trung hoà về điện.
C. Điện tích của tấm kẽm không đổi.
D. Tấm kẽm tích điện dương.
Câu 2: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kim loại chưa tích điện, được đặt cô lập với các vật khác.
Nếu hiện tượng quang điện xảy ra thì:
A. Sau một khoảng thời gian, các êlectron tự do của tấm kim loại bị bật hết ra ngoài.
B. Các êlectron tự do của tấm kim loại bị bật ra ngoài nhưng sau một khoảng thời gian, toàn bộ các êlectron đó
quay trở lại làm cho tấm kim loại vẫn trung hòa điện.
C. Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt đến trạng thái cân bằng động và tích một lượng điện âm xác
định.
D. Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt được một điện thế cực đại và tích một lượng điện dương xác
định.
Câu 3: Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,50µm vào 4 tế bào quang điện có catot lần lượt bằng canxi, natri, kali và
xêsi. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở:
A. một tế bào
B. hai tế bào
C. ba tế bào
D. cả bốn tế bào
Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
B. Hiện tượng giao thoa chứng minh ánh sáng chỉ có tính sóng.
C. Khi bước sóng càng dài thì năng lượng photon ứng với chúng có năng lượng càng lớn.
D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có tính chất hạt.
Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện khi chiếu tia tử ngoại
A. Tấm kẽm đặt chìm trong nước.
B. Chất diệp lục của lá cây


C. Hợp kim kẽm – đồng
D. Tấm kẽm có phủ nước sơn.
Câu 6: Linh kiện nào dưới dây hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn?
A. Tế bào quang điện.
B. Đèn LED
C. Quang trở.
D. Nhiệt điện trở.
Câu 7: Chỉ ra phát biểu sai:
A. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng
B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn.
C. Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài.


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
D. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi được chiếu sáng thích hợp
B. Hiện tượng quang dẫn còn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
C. Giới hạn quang điện bên trong là bước sóng ngắn nhất của ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng quang dẫn.
D. Giới hạn quang điện bên trong hầu hết là lớn hơn giới hạn quang điện ngoài.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng quang dẫn là sai?
A. Quang dẫn là hiện tượng ánh sáng làm giảm điện trở suất của kim loại.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, xuất hiện thêm nhiều phần tử mang điện là êlectron và lỗ trống trong khối bán
dẫn.
C. Bước sóng giới hạn trong hiện tượng quang dẫn thường lớn hơn so với trong hiện tượng quang điện.
D. Hiện tượng quang dẫn còn được gọi là hiện tượng quang điện bên trong
Câu 10: Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện bên trong là hiện tượng:
A. Bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại bị chiếu sáng.
B. Giải phóng electron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
C. Giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.

D. Giải phóng electron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion.
Câu 11: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng chất bán dẫn giảm mạnh điện trở khi bị chiếu sáng.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, khi được giải phóng electron thoát khỏi chất bán dẫn và trở thành các electron
dẫn.
C. Đối với một bức xạ điện từ nhất định thì nó sẽ gây ra hiện tượng quang dẫn hơn hiện tượng quang điện.
D. Hiện tượng quang điện và hiện tượng quang dẫn có cùng bản chất.
Câu 12: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó:
A. Hóa năng được biến đổi thành điện năng
B. Quang năng được biến đổi thành điện năng.
C. Cơ năng được biến đổi thành điện năng
D. Nhiệt năng được biến đổi thành điện năng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.
C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống
D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron dẫn được
cung cấp bởi nhiệt.
Câu 14: Chọn câu đúng. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:
A. Dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.
B. Tăng nhiệt độ của một chất khí khi bị chiếu sáng.
C. Giảm điện trở của một chất khí khi bị chiếu sáng.
D. Thay đổi màu của một chất khí khi bị chiếu sáng.
Câu 15: Pin quang điện hoạt động dựa vào những nguyên tắc nào sau đây?
A. Sự tạo thành hiệu điện thế điện hoá ở hai điện cực.
B. Sự tạo thành hiệu điện thế giữa hai đầu nóng lạnh khác nhau của một dây kim loại.


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
C. Hiện tượng quang điện xảy ra bên cạnh một lớp chắn

D. Sự tạo thành hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại.
Câu 16: Quang trở có tính chất nào sau đây?
A. Điện trở tăng khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở.
B. Điện trở tăng khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở
C. Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở
D. Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở
Câu 17: Trong các yếu tố sau đây:
I. Khả năng đâm xuyên;
II. Tác dụng phát quang III. Giao thoa ánh sáng.
IV. Tán sắc ánh sáng
V. Tác dụng ion hoá.
Những yếu tố biểu hiện tính chất hạt của ánh sáng là:
A. I, II, IV
B. II, IV, V
C. I, III, V
D. I, II, V
Câu 18: Trong các công thức nêu dưới đây, công thức nào là công thức Anhxtanh?
A. h.f = A + 0,5.m.v2max
B. h.f = A - 0,5.m.v2max
C. h.f = A + 0,5.m.v2
D. h.f = A - 0,5.m.v2
Câu 19: Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f1, f2 (với f1 < f2) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều
xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V1, V2. Nếu chiếu đồng thời hai bức
xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó
A. (V1 + V2).
B. |V1 – V2|.
C. V2.
D. V1.
Câu 20: Một hợp kim gồm có 3 kim loại, các kim loại có giới hạn quang điện lần lượt
là λ01, λ02, λ03 với λ01 > λ02 > λ03. Hỏi giới hạn quang điện của hợp kim thỏa mãn biểu thức nào?

A. λ01
B. λ03
C. λ02
D. (λ01 + λ02 + λ03):3
Câu 21: Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện λ 0 = 0,3µm. Tìm công thoát của kim loại đó:
A. 0,6625.10-19 (J)
B. 6,625.10-49 (J)
C. 6,625.10-19 (J)
D. 0,6625.10-49 (J)
Câu 22: Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu vào catôt chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 3.107
m, thì hiệu điện thế hãm đã được có độ lớn là 1,2V. Suy ra công thoát của kim loại làm catôt của tế bào là:
A. 8,545.10-19 J
B. 4,705.10-19 J


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
C. 2,3525.10-19J
D. 9,41.10-19J
Câu 23: Phôtôn có bước sóng trong chân không là 0,5µm thì sẽ có năng lượng là:
A. 2,5.1024 J
B. 3,975.10-19 J
C. 3,975.10-25 J
D. 4,42.10-26 J
Câu 24: Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là A = 3,3.10 -19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là
bao nhiêu?
A. 0,6 µm
B. 6 µm
C. 60 µm
D. 600 µm
Câu 25: Lần lượt chiếu vào một tấm kim loại có công thoát là 2eV các ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=

0,5µm và λ2 = 0,55µm. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các êlectron trong kim loại bứt ra ngoài
A. λ2
B. λ1
C. λ2 và λ1
D. Đáp án khác
Câu 26: Công thoát của kim loại Cs là 1,88eV. Bước sóng dài nhất của ánh sáng có thể bứt điện tử ra khỏi bề
mặt kim loại Cs là:
A. 1,057.10-25m
B. 2,114.10-25m
C. 3,008.10-19m
D. 6,6.10-7 m
Câu 27: Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18µm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Biết giới hạn
quang điện của một kim loại là 0,36µm. Tính công thoát electron:
A. 5,52.10-19 (J)
B. 55,2.10-19 (J)
C. 0,552.10-19 (J)
D. 552.10-19 (J)
Câu 28: Bức xạ có bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hidro có thể phát ra là tia tử ngoại có bước sóng
0,0913µm. Hãy tính năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử hidro:
A. 2,8.10-20 J
B. 13,6.10-19 J
C. 6,625.10-34 J
D. 2,18.10-18 J
Câu 29: Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,33µm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0
= 0,66µm. Tính động năng ban đầu cực đại của êlectron bứt khỏi catôt.
A. 6.10-19 J.
B. 6.10-20J.
C. 3.10-19J.



Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
D. 3.10-20J.
Câu 30: Catot của một tế bào quang điện có công thoát A = 3,5eV. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các
electron quang điện bật ra khỏi catot khi được chiếu sáng bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,25µm.
A. 0,718.105m/s
B. 7,18.105m/s
C. 71,8.105m/s
D. 718.105m/s
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
không có hiện tượng quang điện xảy ra => Điện tích của tấm kẽm không đổi.
Câu 2: D
Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt được một điện thế cực đại và tích một lượng điện dương xác định
Câu 3: C
Vì giới hạn quang điện của natri, kali và xesi đều lớn hơn hoặc bằng 0,50µm
=> Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở: ba tế bào
Câu 4: C
Khi bước sóng càng dài thì năng lượng photon ứng với chúng có năng lượng càng lớn
Câu 5: C
Câu 6: C
Câu 7: C
Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 8: C
Giới hạn quang điện bên trong là bước sóng ngắn nhất của ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng quang dẫn
Câu 9: C
Bước sóng giới hạn trong hiện tượng quang dẫn thường lớn hơn so với trong hiện tượng quang điện.
Câu 10: B
Giải phóng electron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng
Câu 11: B
Câu 12: B

Quang năng được biến đổi thành điện năng
Câu 13: C
Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống
Câu 14: C
Giảm điện trở của một chất khí khi bị chiếu sáng
Câu 15: D
Sự tạo thành hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại.
Câu 16: C
Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở
Câu 17: D
Câu 18: A
h.f = A + 0,5.m.v2max
Câu 19: C
Vì tính độc lập của hiện tượng và E1 < E2
=> Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là: V2


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 20: A
giới hạn quang điện của hợp kim là giá trị lớn nhất trong các giá trị trên là : :λ01
Câu 21: C
ta có: A = h.c/λ0
=> λ0 = h.c/A = 6,625.10-34.3.108/(0,3.10-6) = 6,625.10-19 (J)
Câu 22: B
Ta có : h.c/λ = A + e.Uhãm
=> A = 6,625.10-34.3.108/(0,3.10-6) – 1,6.10-19.1,2 = 4,705.10-19 J
Câu 23: B
E = h.c/λ = 6,625.10-34.3.108/(0,5.10-6) = 3,975.10-19 J
Câu 24: A
Ta có: λo = h.c/A = 6,625.10-34.3.108/(3,3.10-19) = 0,6 µm

Câu 25: C
Giới hạn quang điện λo = h.c/A = 6,625.10-34.3.108/(2.1,6.10-19) = 0,62µm
Mà λ1,λ2 < λo => Cả λ1 và λ2 có thể làm các êlectron trong kim loại bứt ra ngoài
Câu 26: D
Bước sóng dài nhất của ánh sáng là:
λo = h.c/A = 6,625.10-34.3.108/(1,88.1,6.10-19) = 6,6.10-7 m
Câu 27: A
công thoát electron:
A = h.c/λo = 6,625.10-34.3.108/(0,36.10-6) = 5,52.10-19 (J)
Câu 28: D
năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử hidro
E = h.c/λ = 6,625.10-34.3.108/(0,0913.10-6) = 2,18.10-18 J
Câu 29: C
Ta có: h.c/λ = h.c/λo + Wđmax
=> Wđmax = 6,625.10-34.3.108/(1/(0,33.10-6) – 1/(0,66.10-6)) = 3.10-19J.
Câu 30: B
Ta có : h.c/λ = A + 0,5.m.v2
=> 6,625.10-34.3.108/(0,25.10-6) = 3,5.1,6.10-19 + 0,5.9,1.10-31.v2
=> v = 7,18.105m/s



×