Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

13 ôn tập lượng tử ánh sáng đề 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.16 KB, 6 trang )

Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
13 - Ôn tập Lượng tử ánh sáng - Đề 4
Câu 1. Chọn phát biểu sai với nội dung giả thuyết của Bo:
A. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử
sẽ phát ra phôtôn.
B. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tố đó ở trạng thái dừng.
C. Trong các trạng thái dừng,nguyên tử không hấp thụ hay bức xạ năng lượg.
D. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của nguyên tử có giá trị khác nhau.
Câu 2. Trong quang vạch của hiđro bước sóng dài nhất trong dãy Laiman bằng 1215 Ǻ, bước sóng ngắn
nhất trong dãy Banme bằng 3650 Ǻ. Năng lượng cần thiết bứt electron ra khỏi nguyên tử hiđro khi electron
ở trên quỹ đạo có năng lượng thấp nhất là: (Cho h= 6,625.10-34 Js; c = 3.108 m/s; 1 Ǻ = 10-10 m).
A. 0,136 eV.
B. 1,38 eV.
C. 13,6 eV.
D. 136 eV.
Câu 3. Na có giới hạn quang điện là 0,5 μm. Chiếu vào Na tia tử ngoại có bước sóng 0,25 μm. Vận tốc ban
đầu cực đại của các e quang điện là:
A. 4,35.105 m/s
B. 6,74.105 m/s.
C. 5,68.105 m/s.
D. 9,34.105 m/s.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện?
A. Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích
thích.
B. Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện không phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng
làm catốt.
D. Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện phụ thuộc vào bản chất kím loại dùng làm
catốt.
Câu 5. Một kim loại có giới hạn quang điện là 320 nm. Chiếu một bức xạ vào tấm kim loại đó thì các
electron tách khỏi kim loại với vận tốc ban đầu cực đại là 6,18.105 m/s . Bước sóng của bức xạ đó là :


A. 360 nm
B. 440 nm
C. 850 nm
D. 250 nm
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng theo thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt được gọi là một photon mang năng lượng.
B. Cường độ chùm ánh sáng tỉ lệ thuận với số photon trong chùm.
C. Khi ánh sáng truyền đi các photon không đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn sáng.
D. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với tốc độ bằng nhau.
Câu 7. Chùm nguyên tử H đang ở trạng thái cơ bản, bị kích thích phát sáng thì chúng có thể phát ra tối đa
3 vạch quang phổ. Khi bị kích thích electron trong nguyên tử H đã chuyển sang quỹ đạo :
A. M
B. L
C. O
D. N
Câu 8. Hai vạch quang phổ có bước sóng dài nhất của dãy Laiman có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,1216
μm và λ2 = 0,1026 μm. Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ của dãy Banme là
A. 0,5875 μm;
B. 0,6566 μm;
C. 0,6873 μm;
D. 0,7260 μm


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 9. Tần số nhỏ nhất của photon trong dãy Pasen là tần số của photon được bức xạ khi e :
A. Chuyển từ mức năng lượng P về mức năng lượng N.
B. Chuyển từ mức năng lượng vô cực về mức năng lượng M.
C. Chuyển từ mức năng lượng N về mức năng lượng M.
D. Chuyển từ mức năng lượng N về mức năng lượng K.
Câu 10. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng:

A. bức elechtron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
B. điện trở suất của chất bán dẫn giảm khi bị ánh sáng thích hợp chiếu vào.
C. giải phóng electron khỏi bề mặt khi kim loại khi kim loại bị nung nóng.
D. giải phóng electron khỏi liên kết trong bán dẫn khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thích hợp.
Câu 11. Trong nguyên tử hyđrô, bán kính các quỹ đạo dừng của electron được tính theo công thức rn =
ro.n2; trong đó ro = 0,53 Ǻ , n là số tự nhiên 1, 2, 3,... Vận tốc của electron trên quỹ đạo L là:
A. v = 1,1.106 m/s
B. v = 1,1.105 m/s
C. v = 1,1.104 m/s
D. v = 2,2.106 m/s
Câu 12. Các vạch trong dãy Laiman
A. thuộc vùng hồng ngoại.
B. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy được.
C. thuộc vùng tử ngoại.
D. một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Câu 13. Giới hạn quang điện của Cs là 660 nm. Cho hằng số plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc của ánh
sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Tính công thoát A của Cs ra đơn vị eV.
A. 2,14 eV
B. 1,52 eV
C. 1,88 eV
D. 3,74 eV
Câu 14. Quang êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng thoả mãn điều kiện nào?
A. Cường độ của chùm sáng rất lớn.
B. Bước sóng của ánh sáng lớn hơn một giới hạn nhất định.
C. Bước sóng của ánh sáng rất lớn.
D. Tần số sóng ánh sáng lớn hơn một giới hạn xác định.
Câu 15. Xác định công thoát của electron ra khỏi kim loại với λ kích thích 0,330 (μm), U hãm có giá trị
1,38 (V):
A. 4.10–19 (J)
B. 3,015.10–19 (J)

C. 3,8.10–19 (J)
D. 2,10.10–19 (J)
Câu 16. Công suất phát xạ của một ngọn đèn là 3,972 W. Biết đèn này phát ra ánh sáng đơn sắc có bước
sóng 0,5 μm. Cho h = 6,62.10-34 (Js). Trong hai giây số phôtôn do ngọn đèn phát ra là:
A. 2.1020
B. 4.1019
C. 5,3.1019
D. 2.1019
Câu 17. Người ta lần lượt chiếu 2 bức xạ vào bề mặt một kim loại có công thoát 2.0 eV.Năng lượng
phôtôn của 2 bức xạ này là 2.5 eV và 3,5 eV tương ứng.Tỉ số động năng cực đại của các electron quang
điện trong 2 lần chiếu là:
A. 1:3
B. 1:4
C. 1:5
D. 1:2


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 18. Cho: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 (J.s); tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 (m/s); độ lớn
điện tích của electron là e = 1,6.10-19 C. Năng lượng của pho ton ứng với ánh sáng tím có bước sóng λ =
0,42 μm là:
A. 2,96 eV
B. 4,73.10-25 J
C. 5 eV
D. 2,1 eV
Câu 19. Quang điện trở được chế tạo từ
A. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém khi được
chiếu sáng thích hợp.
B. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
C. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

D. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện tốt khi được
chiếu sáng thích hợp.
Câu 20. Từ biểu thức tính năng lượng của quỹ đạo dừng của nguyên tử hidro la E(n) = -13,6/n2 (eV) , n là
số tự nhiên chỉ các số thứ tự các mức năng lượng. Năng lượng ứng với quỹ đạo dừng M là :
A. E(M) = -13.6 eV
B. E(M) = -3,4 eV
C. E(M) = -1.51 eV
D. E(M) = -0,5 eV
Câu 21. Chiếu chùm sáng trắng có bước sóng từ 0,40 (μm) đến 0,76 (μm) vào một tấm kim loại cô lập về
điện thì điện thế cực đại trên tấm kim loại là U = 0,625 (V) .Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,40 (μm)
B. 0,50 (μm)
C. 0,55 (μm)
D. 0,75 (μm)
Câu 22. Trong quang phổ vạch của hiđrô , bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự
chuyển của êlectrôn từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217 μm , vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự
chuyển M L là 0,6563 μm . Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman ứng với sự chuyển M
K bằng
A. 0,5346 μm .
B. 0,7780 μm .
C. 0,1027 μm
D. 0,3890 μm .
Câu 23. Khi một photôn đi từ không khí vào thủy tinh , năng lượng của nó :
A. Giảm, vì ε = hc/λ mà bước sóng λ lại tăng
B. Giảm , vì một phần của năng lượng của nó truyền cho thủy tinh
C. Không đổi, vì ε = hf mà tần số f lại không đổi
D. Tăng , vì ε = hc/λ mà bước sóng λ lại giảm
Câu 24. Công thoát của mỗi kim loại là
A. Năng lượng nhỏ nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó
B. Bước sóng dài nhất của kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện .

C. Công lớn nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó
D. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện
Câu 25. Vận tốc eletron ở lớp E1 là v1. vận tốc của electron ở lớp En là vn. Tỉ số v1/vn có giá trị:
A. n
B. 1/n
C. n2
D. 1/n2
Câu 26. Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra
phôtôn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, e = 1,6.10-19 C và c = 3.108 m/s. Năng lượng của
phôtôn này bằng:


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
A. 1,21 eV
B. 11,2 eV.
C. 12,1 eV.
D. 121 eV.
Câu 27. Chiếu lần lượt các bức xạ có tần số f, 2f, 4f lên bề mặt một tấm kim loại cô lập và trung hòa về
điện thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện lần lượt là v, 2v, kv. Giá trị k bằng:
A. √10
B. 4
C. √6
D. 8
Câu 28. Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 3.10-10 m. Biết c = 3.108 m/s; h =
6,625.10-34 Js. Động năng của êlectron khi đập vào đối âm cực là:
A. 19,875.10-16 J
B. 19,875.10-19 J
C. 6,625.10-16 J
D. 6,625.10-19 J
Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang – phát quang?

A. Hiện tượng quang – phát quang là hiện tượng một số chất phát sáng khi bị nung nóng
B. Huỳnh quang là sự phát quang của chất rắn, ánh sáng phát quang kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh
sáng kích thích
C. Ánh sáng phát quang có tần số lớn hơn ánh sáng kích thích
D. Sự phát sáng của đèn ống là hiện tượng quang – phát quang
Câu 30. Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđro, ba vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Lai man có
bước sóng lần lượt là λ1 = 121,6 nm; λ2 = 102,6 nm; λ3 = 97,3 nm. Bước sóng của hai vạch đầu tiên trong
dãy Ban me là:
A. 686,6 nm và 447,4 nm
B. 660,3 nm và 440,2 nm
C. 624,6nm và 422,5 nm
D. 656,6 nm và 486,9 nm
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao sang trạng thái dừng có năng lượng thấp nguyên tử sẽ
phát ra phôtôn có năng lượng
Câu 2: C
Bước sóng dài ngắn nhất dãy Laiman là:
Năng lượng cần thiết bứt electron ra khỏi nguyên tử hiđro khi electron ở trên quỹ đạo có năng lượng thấp
nhất là:
Câu 3: D
Vận tốc ban đầu cực đại của các e quang điện là:

Câu 4: C
Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt và
bước sóng ánh sáng kích thích nên C sai
Câu 5: D


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 6: D
Câu 7: A
Số bức xạ phát ra tối đổi khi bị kích thích :
Vậy electron trong nguyên tử H đã chuyển sang quỹ đạo M
Câu 8: B
Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ của dãy Banme là

Câu 9: C
Tần số nhỏ nhất của photon trong dãy Pasen là tần số của photon được bức xạ khi e chuyển từ mức năng
lượng N về mức năng lượng M
Câu 10: D
Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng giải phóng electron khỏi liên kết trong bán dẫn khi bị chiếu sáng
bởi ánh sáng thích hợp.
Câu 11: A

Câu 12: C
Các vạch trong dãy Laiman thuộc vùng tử ngoại còn trong dãy Pasen thuộc vùng hồng ngoại.
Câu 13: C
Công thoát của Cs

Câu 14: D
Quang êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng thoả mãn điều kiện tần số sóng ánh sáng
lớn hơn một giới hạn xác định hoặc bước sóng của ánh sáng chiếu vào nhỏ hơn giới hạn quang điện
Câu 15: C
Câu 16: D
Số photon đèn phát ra trong 2s
Câu 17: A

Câu 18: A
Câu 19: D

Quang điện trở được chế tạo từ chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở
nên dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp.
Câu 20: C
Năng lượng ứng với quỹ đạo dừng M (n=3) là
Câu 21: B
Câu 22: C


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 23: C
Khi một photôn đi từ không khí vào thủy tinh , năng lượng của nó không đổi vì f không đổi khi truyền qua
các môi trường
Câu 24: A
Công thoát của mỗi kim loại là năng lượng nhỏ nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 25: A
Ta có lực hút tương tác giữa electron và hạt nhân là
F đóng vai trò là lực hướng tâm :
Vậy v tỉ lệ nghịch với
, mặt khác r tỉ lệ thuận với
Câu 26: C
Năng lượng của photon là:
Câu 27: A

Câu 28: C
Động năng của êlectron khi đập vào đối âm cực là:
Câu 29: D
Câu 30: D
Bước sóng vạch thứ nhất trong dãy Banme
Bước sóng vạch thứ hai trong dãy Banme


nên v tỉ lệ nghịch với n



×