Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Các loại dao động - Đề 2
Câu 1: Một con lắc lò xo dđđh với biên độ 10cm. Cứ sau mỗi chu kì thì biên độ giãm một lượngA. Biết độ
cứng của lò xo k = 10N/m, khối lượng của vật là 10g và hệ số ma sát 0,1. Năng lượng bị mất mát trong mỗi chu
kì là
A. 10-3J
B. 210-3J
C. 3,92.10-3J
D. 4. 10-3J
Câu 2: Một con lắc lò xo dđ tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì thì biên độ giảm đều 4%. Độ giảm tương đối của thế
năng là
A. 6,48%
B. 8,74%
C. 7,84%
D. 5,62%
Câu 3: Một con lắc lò xo dđ tắt dần. Trong 3 chu kì thì biên độ giảm đều 8%. Độ giảm tương đối của thế năng
là
A. 6,48%
B. 8,74%
C. 7,84%
D. 15,4%
Câu 4: Một con lắc lò xo dđ tắt dần. Sau 5 chu kì thì biên độ giãm 20%. Biết cơ năng ban đầu là 0,5J. Vậy sau
mỗi chu kì thì cơ năng của con lắc đã chuyển thành nhiệt năng có giá trị trung bình là
A. 18mJ
B. 36mJ
C. 48mJ
D. 24mJ
Câu 5: Một con lắc lò xo dđ tắt dần với biên độ ban đầu 2cm, sau 200dđ thì tắt hẳn. Biết vật có m = 300g và độ
cứng k = 600N/m. Cho g = 10m/s2. Hệ số ma sát là
A. 0,5
B. 0,05
C. 0,005
D. 5
Câu 6: Một con lắc dao động tắt dần. Sau mỗi chu kì, biên độ giảm đều 1%. Sau 3 chu kì dao động, năng lượng
của con lắc mất đi bằng?
A. 3%
B. 5,91%
C. 33%
D. 5,7%
Câu 7: Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ của nó giảm 0,5%. Hỏi năng lượng dao
động của con lắc bị mất đi sau mỗi dao động toàn phần là bao nhiêu % ?
A. 1%
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
B. 2%
C. 3%
D. 3,5%
Câu 8: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 160
N/m. Con lắc dao động cưởng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số f. Biết biên độ của ngoại lực
tuần hoàn không đổi. Khi thay đổi f thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi f = 2πHz thì biên độ dao
động của viên bi đạt cực đại. Tính khối lượng của viên bi.
A. 100g
B. 200g
C. 50g
D. 75g
Câu 9: Một tàu hỏa chạy trên một đường ray, cứ cách khoảng 6,4 m trên đường ray lại có một rãnh nhỏ giữa
chổ nối các thanh ray. Chu kì dao động riêng của khung tàu trên các lò xo giảm xóc là 1,6 s. Tàu bị xóc mạnh
nhất khi chạy với tốc độ bằng bao nhiêu?
A. 11,4 km/h.
B. 12,4 km/h.
C. 13,4 km/h.
D. 14,4 km/h.
Câu 10: Một chiếc xe gắn máy chạy trên một bê tông, cứ 9m lại có một rãnh nhỏ. Chu kì dđ riêng của khung xe
máy trên lò xo giãm xóc là 1,5s. Hỏi với vận tốc bằng bao nhiêu thì xe bị xóc mạnh nhất?
A. 5m/s
B. 10m/s
C. 6m/s
D. 7m/s
Câu 11: Một người xách xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50cm. Chu kì dđ riêng của nước và xô là 1s.
Người đi với vận tốc nào thì xô bị sóng sánh mạnh nhất?
A. 1m/s
B. 0,5m/s
C. 1,5m/s
D. 3m/s
Câu 12: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k =
10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ω F. Biết biên độ của
ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của của viên bi thay đổi và khi ωF =
10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m bằng
A. 100g
B. 120g
C. 40g
D. 10g
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 13: Hai lò xo có độ cứng lần lượt k1, k2 mắc nối tiếp với nhau. Vật nặng m = 1kg, đầu trên của là lo mắc
vào trục khuỷu tay quay như hình vẽ. Quay đều tay quay, ta thấy khi trục khuỷu quay với tốc độ 300vòng/min
thì biên độ dao động đạt cực đại. Biết k1 = 1316N/m, = 9,87. Độ cứng k2 bằng:
A. 394,8N/m.
B. 3894N/m.
C. 3948N/m.
D. 3948N/cm.
Câu 14: Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = Fo cos 10πt thì xảy ra hiện tượng cộng
hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là
A. 5π Hz.
B. 10Hz.
C. 10π Hz.
D. 5Hz.
Câu 15: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng
B. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng
C. mà không chịu ngoại lực tác dụng
D. với tần số bằng tần số dao động riêng
Câu 16: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải
A. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
B. tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.
C. tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn.
D. cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Cơ năng của dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
B. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
C. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
D. Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng .
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa
C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.
D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
Câu 19: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải:
A. tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.
B. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
C. cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.
D. tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn.
Câu 20: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
Câu 21: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. Biên độ của ngoại lực.
B. Lực cản của môi trường.
C. Độ chênh lệch giữa tần số ngoại lực và tần số riêng của hệ
D. Pha ban đầu của ngoại lực.
Câu 22: Một con lắc lò xo có độ cứng K = 100N/m và vật nặng m = 0,1kg. Hãy tìm nhận xét đúng
A. Khi tần số ngoại lực < 10 Hz thì khi tăng tần số biên độ dao động cững bức tăng lên
B. Khi tần số ngoại lực < 5 Hz thì khi tăng tần số biên độ dao động cững bức tăng lên
C. Khi tần số ngoại lực > 5 Hz thì khi tăng tần số biên độ dao động cững bức tăng lên
D. Khi tần số ngoại lực > 10 Hz thì khi tăng tần số biên độ dao động cững bức tăng lên
Câu 23: Một con lắc lò xo nằm ngang có k=400N/m; m=100g; lấy g=10m/s2; hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn
là µ=0,02. Lúc đầu đưa vật tới vị trí cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt
đầu dao động đến lúc dừng lại là:
A. 1,6m
B. 16m.
C. 16cm
D. Đáp án khác.
Câu 24: Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k=100N/m và vật m=100g, dao động trên mặt phẳng
ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ =0,02. Kéo vật lệch khỏi VTCB một đoạn 10cm rồi thả nhẹ cho
vật dao động. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là
A. s = 50m.
B. s = 25m
C. s = 50cm.
D. s = 25cm.
Câu 25: Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát
giữa vật và mặt ngang là μ = 0,01, lấy g= 10m/s2. Sau mỗi lần vật chuyển động qua vị trí cân bằng, biên độ dao
động giảm một lượng ∆A là:
A. 0,1cm
B. 0,1mm
C. 0,2cm
D. 0,2mm
Câu 26: Một con lắc lò xo độ cứng 100 N/m dao động tắt dần trên mặt phẳng ngang với biên độ ban đầu là 5
cm. Hệ số ma sát của vật và mặt phẳng ngang là µ. Vật nặng 100g, g = π2 = 10m/s2. Sau khi thực hiện được 20
động thì con lắc tắt hẳn. Hãy xác định hệ số ma sát của vật và mặt phẳng ngang?
A. 0,0625
B. 0,0125
C. 0,01
D. 0,002
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 27: Một con lắc lò xo độ cứng 100 N/m dao động tắt dần trên mặt phẳng ngang. Ban đầu kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng một đoạn 5 cm rồi buông tay không vận tốc đầu. Hệ số ma sát của vật và mặt phẳng ngang là µ =
0.01. Vật nặng 100g, g = π2 = 10m/s2. Hãy xác định vị trí tại đó vật có tốc độ cực đại
A. 0,01m
B. 0,001m
C. 0,001m
D. 0,0001
Câu 28: Một con lắc lò xo độ cứng 100 N/m dao động tắt dần trên mặt phẳng ngang. Ban đầu kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng một đoạn 5 cm rồi buông tay không vận tốc đầu. Hệ số ma sát của vật và mặt phẳng ngang là µ =
0.01. Vật nặng 1000g, g = π2 = 10m/s2. Hãy xác định biên độ của vật sau hai chu kỳ kể từ lúc buông tay.
A. 4cm
B. 4,2 cm
C. 4mm
D. 2,4 cm
Câu 29: Một con lắc lò xo dao động tắt dần, biết rằng biên độ ban đầu là 10 cm. Sau khi dao động một khoảng
thời gian là t thì vật có biên độ là 5 cm. Biết rằng sau mỗi chu kỳ năng lượng mất đi 1% và chu kỳ dao động là
2s. Hỏi giá trị của t là bao nhiêu?
A. 221,2 s
B. 26,32 s
C. 200 s
D. 33.56 s
Câu 30: Con lắc đơn gồm sợi dây nhẹ không giãn, một đầu cố định , một đầu gắn với hòn bi khối lượng m. Kéo
vật ra khỏi VTCB sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng góc 0,1 rad rồi thả nhẹ. Trong quá trình dao động
con lắc luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1/1000 trọng lực tác dụng lên vật. Coi chu kỳ dao động là
không đổi trong quá trình dao động và biên độ dao động giảm đều trong từng nửa chu kỳ. Xác định độ giảm
biên độ sau mỗi chu kỳ?
A. 0,4 rad
B. 0,04 rad
C. 0,004 rad
D. Đáp án khác
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: B
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 5: C
Câu 6: B
Sau 3 chu kì thì độ giảm biên độ là:
∆A = 3.0,01 = 0,03A.
=> Biên độ còn lại của vật là:
A' = A - 0,03A = 0,97A
=> Năng lượng còn lại của vật là:
W' =
~
=> Năng lượng còn lại sau 3 chu kì là W' = 94,09%W
=> Năng lượng bị mất sau 3 chu kì là: ∆W = 1-94,09% = 5,91%W
Câu 7: A
Sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 0,5%
=> Biên độ còn lại của vật là:
A' = A - 0,005A = 0,995A
=> Năng lượng còn lại của vật là:
W' =
~
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
=> Năng lượng còn lại sau 1 chu kì là W' = 99%W
=> Năng lượng bị mất sau 1 chu kì là: ∆W = 1-99% = 1%W
Câu 8: A
Biên độ dao động đạt cưc đai khi tần số dao động riêng bằng tần số của ngoại lực
=> f =
=> m = 0,1kg = 100g
Câu 9: D
Để con lắc dao động mạnh nhất thì chu kì của xe bằng chu kì riêng của con lắc lò xo hay xảy ra hiện tượng cộng
hưởng
=> v =
= 4 m/s = 14,4 km/h
Câu 10: C
Xe sóc mạnh nhất khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ tức là tần số dao động tiêng của khung xe máy bằng tần
số sóc của xe:
=> v =
= 6 m/s
Câu 11: B
Để nước sóng mạnh nhất thì khi đó phải xảy ra hiện tượng cộng hưởng
Khi đó chu kì dao động riêng của nước và xô bằng chu kì bước chân của người sách:
=> v =
= 0,5 m/s
Câu 12: A
Khi biên độ của viên bi đạt cực đại tức là khi đo xảy ra hiện tượng cộng hưởng tức là tần số dao động riêng của
lò xo bằng tần số của ngoại lực
=> ω = 10 <=> 10 =
=> m = 0,1kg
Câu 13: C
Câu 14: D
Để xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì tần số dao động riêng của hệ phải bằng tần số của ngoại lực
=> f =
= 5 Hz
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 15: D
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng tức là tần số dao động riêng bằng tần số của ngoại lực khi đó vật tiếp tục dao
động với tần số bằng tần số dao động tiêng => A,B sai D đúng.
Trong suốt qua trình dao động vật luon chịu tác dụng của ngoại lực => C sai.
Câu 16: C
Để duy trì dao động cho hệ thì trong mỗi chu kì chúng ta phải cung cấp cho hệ năng lượng bằng chính năng
lượng đã mất sao cho chu kì và biên độ dao động không đổi .
Làm nhẵn bôi trơn để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn => A sai.
Tác dụng 1 lực không đổi theo thời gian sai vì con lắc dao động điều hòa cần cung cấp cho nó 1 lực biến thiên
tuần hoàn để có thể liên tục bù đắp vào chỗ năng lượng đã mất => B sai, C đúng.
Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn
toàn => D sai.
Câu 17: D
Trong dao động tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian do chịu lực cản của ma sát gây ra công âm cản trở dao
động của vật => A,B,C sai.
Dao động tắt dần có bien độ giảm dần theo thời gian do lực ma sat cản trở dao động => D đúng.
Câu 18: D
Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng dần đến gia trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến
bằng tần số riêng fo của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng
=> Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
Câu 19: D
Để duy trì dao động cho hệ thì trong mỗi chu kì chúng ta phải cung cấp cho hệ năng lượng bằng chính năng
lượng đã mất sao cho chu kì và biên độ dao động không đổi .
Làm nhẵn bôi trơn để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn => B sai.
Tac dụng 1 lực không đổi theo thời gian sai vì con lắc dao động điều hòa cần cung cấp cho no 1 lực biến thiên
tuần hoàn để có thể liên tục bù đắp vào chỗ năng lượng đã mất => A sai, D đúng.
Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn
toàn => C sai.
Câu 20: D
Dao động tắt dần càng nhanh khi lực cản của mỗi trường càng lớn đúng vì lực cản sinh công âm cản trở dao
động của vật khi lực cản càng lớn công âm càng lớn => vật tắt dần càng nhanh => A đúng.
Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc => B đúng.
Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức và biên độ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số
cuả ngoại lực và tần số dao động riêng khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn => C đúng ,
D sai.
Câu 21: D
Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số cuả ngoại lực và tần số dao động riêng
khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn , khi lực cản càng nhỏ thì biên độ cang lớn.
=> A,B,C đúng D sai.
Câu 22: A
Tần số dao động riêng của con lắc là:
f=
= 5 Hz.
Khi tần số ngoại lực bằng 5 Hz thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng => biên độ đạt cực đại => khi f > 5 và f <5 thì
biên độ sẽ giảm => B,C sai.
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Mặt khác: biên độ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số cuả ngoại lực và tần số dao động riêng khi độ chênh
lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn
=> Khi f < 10 => độ chênh lệch giảm xuống => biên độ tăng dần => A đúng.
Khi f > 10 => độ chênh lệch tăng lên => biên độ giảm dần => D sai.
Câu 23: B
Ban đâu đưa vật tới vị trí cách VTCB 4cm rồi buông nhẹ
=> A = 4 cm.
Lại có công của lực mà sát trong quãng đường S được tính bằng:
A ms = μmg.S .
Do công của lực ma sát là công âm cản trở dao động của vật
=> Khi vật dừng lại thì: A ms= W <=> μmg.S = W
=> S = W /(μmg) = 16 m
Câu 24: B
Ban đâu kéo vật tới vị trí cách VTCB 10cm rồi buông nhẹ
=> A = 10 cm.
Lại có công của lực mà sát trong quãng đường S được tính bằng:
A ms = μmgS .
Do công của lực ma sat là công âm cản trở dao động của vật
=> Khi vật dừng lại thì: A ms = W <=> μmgS = W
=> S = W /(μmg) = 25 m
Câu 25: D
Câu 26: A
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 27: D
Câu 28: B
Câu 29: C
Câu 30: C
Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369