Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

43 ôn tập chuyên đề dao động cơ học 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.55 KB, 10 trang )

Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
43 - Ôn tập chuyên đề dao động cơ học – 04
Câu 1. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc:
A. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. Độ chênh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
D. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 2. Một vật khối lượng m = 1 kg dao động điều hoà theo phương ngang với chu kì 2 s. Vật qua vị trí
cân bằng với vận tốc 31,4 cm/s. Chọn t = 0 là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm t
= 0,5 s thì lục hồi phục lên vật có giá trị bằng bao nhiêu:
A. 5 N
B. 10 N
C. 1 N
D. 0,1 N
Câu 3. Con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật m = 100 g, dao động trên mặt phẳng
ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,01, lấy g = 10 m/s2. Sau mỗi lần vật chuyển động qua
VTCB biên độ dao động giảm 1 lượng là:
A. ΔA = 0,1 cm.
B. ΔA = 0,1 mm.
C. ΔA = 0,2 cm.
D. ΔA = 0,2 mm.
Câu 4. Một con lắc lò xo độ cứng k = 100 N/m, vật nặng khối lượng 250 g, dao động điều hòa với biên độ
A = 4 cm. Lấy t0 = 0 lúc vật ở vị trí biên thì quãng đường vật đi được trong thời gian π/10 s đầu tiên là:
A. 12 cm
B. 8 cm
C. 16 cm
D. 24 cm
Câu 5. Chọn câu trả lời sai:
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.
C. Khi cộng hưởng dao động: tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động.


D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
Câu 6. Trong dao động duy trì; biên độ dao động:
A. Phụ thuộc độ chênh lệch tần số ngoại lực
B. Phụ thuộc biên độ ngoại lực
C. Tăng đến cực đại
D. Không đổi
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng.
B. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
C. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là chu kì lực cưỡng bức bằng chu kì dao động riêng.
D. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.
Câu 8. Một con lắc đơn dao động với chu kỳ dao động là T = 2 s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8
m/s2. Nếu treo con lắc trên vào trong một thang máy đang chuyển động đi lên chậm dần đều với gia tốc a =
2 m/s2 thì chu kỳ dao động của nó bằng:
A. T’ = 1,82 s
B. T’ = 2 s
C. T’ = 2,24 s
D. T’ = 4 s
Câu 9. Cho con lắc đơn có chiều dài l = l1 + l2 thì chu kỳ dao động bé là 1 s. Con lắc đơn có chiều dài là l1
thì chu kỳ dao động bé là 0,8 s. Con lắc có chiều dài l' = l1 - l2 dao động bé với chu kỳ là:
A. 0,6 s


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
B. 0,2√7 s
C. 0,4 s
D. 0,5 s
Câu 10. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng
đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều
dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều

dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kẻ từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi
của lò xo có độ lớn cực tiểu là:
A. 2/30 s
B. 7/30 s
C. 1/30 s
D. 4/15 s
Câu 11. Tại cùng 1 địa điểm, người ta thấy trong thời gian con lắc đơn A dao động được 10 chu kỳ thì con
lắc đơn B thực hiện được 6 chu kỳ. Biết hiệu số độ dài của chúng là 16(cm). Chiều dài của lA và lB lần lượt
là:
A. lA = 9(cm), lB = 25(cm)
B. lA = 25(cm), lB = 9(cm)
C. lA = 18(cm), lB = 34(cm)
D. lA = 34(cm), lB = 18(cm)
Câu 12. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(πt + π/3) cm. Thời gian tính từ lúc vật bắt
đầu dao động (t = 0) đến khi vật đi được quãng đường 50 cm là:
A. 7/3 s
B. 2,4 s
C. 4/3 s
D. 1,5 s
Câu 13. Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kì 1s. Tại t = 0, vật đi qua vị trí cân
bằng theo chiều âm của trục toạ độ. Tổng quãng đường đi được của vật trong khoảng thời gian 2,375 s kể
từ thời điểm được chọn làm gốc là:
A. 48 cm
B. 50 cm
C. 55,76 cm
D. 42 cm
Câu 14. Một lò xo nhẹ treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 30 cm. Treo vào đầu dưới lò xo một vật
nhỏ thì thấy hệ cân bằng khi lò xo giãn 10 cm. Kéo vật theo phương thẳng đứng cho tới khi lò xo có chiều
dài 42 cm, rồi truyền cho vật vận tốc 20 cm/s hướng lên trên (vật dao động điều hoà).Chọn gốc thời gian
khi vật được truyền vận tốc, chiều dương hướng lên. Lấy g = 10 m/s2. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 2√2cos10t cm
B. x = √2cos10t cm
C. x = 2√2cos(10t - 3π/4) cm
D. x = √2cos(10t + π/4) cm
Câu 15. Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức:
A. Tần số của dao động cưỡng bức là tấn số của ngoại lực tuần hoàn
B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn
D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn
Câu 16. Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không dãn, khối lượng
sợi dây không đáng kể. Khi con lắc đơn này dao động điều hòa với chu kì 3 s thì hòn bi chuyển động trên
một cung tròn dài 4 cm. Thời gian để hòn bi đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là:
A. 0,75 s
B. 0,25 s
C. 0,5 s
D. 1,5 s


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 17. Một con lắc đơn được treo lên trần một ô tô đang chuyển động theo phương ngang. Chi kì dao
động cảu con lắc đơn trong trường hợp xe chuyển động thẳng đều là T và khi xe chuyển động với gia tốc a
là T'. Kết luận nào sau đây là đúng khí so sánh hai trường hợp:
A. T' = T
B. T'C. T'>T
D. T' = T/2
Câu 18. Chọn phát biểu sai. Đồng hồ quả lắc
A. Dao động của quả lắc lúc đồng hồ đang hoạt động là dao động cưỡng bức.
B. Là một hệ tự dao động
C. Dao động của quả lắc lúc đồng hồ đang hoạt động là dao động tự do

D. Dao động của quả lắc lúc đồng hồ đang hoạt động là dao động có tần số bằng tần số riêng của hệ
Câu 19. Chọn phát biểu đúng?
A. Đối với cùng một hệ dao động thì ngoại lực trong dao động duy trì và trong dao động cưỡng bức cộng
hưởng khác nhau ở tần số
B. Đối với cùng một hệ dao động thì ngoại lực trong dao động duy trì và trong dao động cưỡng bức cộng
hưởng khác nhau ở lực ma sát
C. Đối với cùng một hệ dao động thì ngoại lực trong dao động duy trì và trong dao động cưỡng bức cộng
hưởng khác nhau ở môi trường dao động
D. Đối với cùng một hệ dao động thì ngoại lực trong dao động duy trì và trong dao động cưỡng bức cộng
hưởng khác nhau ở chỗ ngoại lực trong dao động cưỡng bức độc lập đối với hệ dao động, còn ngoại lực
trong dao động duy trì được điều khiển bởi một cơ cấu liên kết với hệ dao động
Câu 20. Tại thời điểm ban đầu, 2 chất điểm cùng đi qua gốc O theo chiều dương, thực hiện dao động điều
hoà trên cùng một trục Ox có cùng biên độ nhưng có chu kì T1 = 0,8 và T2 = 2,4. Hỏi sau khoảng thời gian
ngắn nhất bằng bao nhiêu thì 2 chất điểm đó đi ngang qua nhau
A. 0,3
B. 0,6
C. 0,4
D. 0,5
Câu 21. Khi xảy ra cộng hưởng trong một hệ dao động cơ học thì:
A. Biên độ dao động của hệ tăng nếu tần số ngoại lực tuần hoàn tăng
B. Biên độ dao động của hệ bằng biên độ ngoại lực
C. Dao đông của hệ tiếp tục được duy trì mà không cần ngoại lực tác dụng nữa.
D. Năng lượng tiêu hao do ma sát đúng bằng năng lượng do ngoại lực cung cấp.
Câu 22. Vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 2cos4πt (cm). Quãng đường vật đi trong 1/3 s kể từ
t = 0 là:
A. 1 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 5 cm
Câu 23. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/3) (x tính bằng cm, t tính bằng

giây). Tính quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian 1/6 s.
A. 4√3 cm.
B. 2√3 cm.
C. √3 cm.
D. 4 cm.
Câu 24. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt - π/2) cm . Độ dài quãng đường mà vật
đi được trong khoảng thời gian t1 = 1,5 s đến t2 = 13/3 s là:
A. 50 + 5√3 cm
B. 40 + 5√3 cm
C. 50 + 5√2 cm
D. 60 5√3 cm


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Câu 25. Một chất điểm có m = 200 g dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực F = 0.2cos(5t) (N).Biên
độ dao động là:
A. 12 cm
B. 8 cm
C. 4 cm
D. 6 cm
Câu 26. Một con lắc đơn có chiều dài 44 cm, được treo vào trần một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi
khi bánh của toa xe gặp chỗ nối giữa hai thanh ray. Chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m. Lấy g = 9,8 m/s2.
Con lắc dao động mạnh nhất khi tàu chạy thẳng đều với vận tốc:
A. v = 10,7 km/h.
B. v = 33,8 km/h
C. v = 106,5 km/h.
D. v = 45 km/h.
Câu 27. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng
đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều
dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều

dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kẻ từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi
của lò xo có độ lớn cực tiểu là
A. 3/10
B. 1/30
C. 7/30
D. 4/15
Câu 28. Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Câu 29. Một con lắc đơn có khối lượng m = 50 g đặt trong một điện trường đều có véctơ cường độ điện
trường
hướng thẳng đứng lên trên và độ độ lớn 5.103 V/m. Khi chưa tích điện cho vật, chu kỳ dao động
của con lắc là 2 s. Khi tích điện cho vật thì chu kỳ dao động của con lắc là π/2 s. Lấy g = 10 m/s2 và π2 =
10. Điện tích của vật là:
A. 4.10-5 C
B. -4.10-5 C
C. 6.10-5 C
D. -6.10-5 C
Câu 30. Một con lắc đơn dài l = 2 m, dao động điều hoà với biên độ góc α0 = 0,15 rad. Khi động năng của
con lắc chiếm 75% năng lượng dao động thì nó có li độ dài bằng:
A. ± 0,15 m
B. ± 0,075 m
C. ± 0,3 m
D. ± 0,15√3 m
Câu 31. Chọn giá trị đúng. Một vật thực hiện một dao động điều hòa dọc theo trục Ox theo phương trình x
= 0,2cos(10πt - π/3) m. Các đại lượng: chu kỳ T, tần số góc ω, pha ban đầu φ, biên độ A và ly độ x của vật
tại thời điểm t = 0,2 s, có giá trị lần lượt bằng:
A. 0,2 s; 10π; π/3 ; 0,1 m; 0,2 m

B. 0,1 s; 5π; -π/3 ; 0,2 m; 0,1 m
C. 0,2 s; 10π; -π/3 ; 0,2 m; 0,1 m
D. 0,1 s; 5π; π/3 ; 0,2 m; 0,2 m
Câu 32. Một con lắc lò xo dao động điều hoà. Vận tốc có độ lớn cực đại bằng 0,6 m/s. Chọn gốc toạ độ tại
vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí x = 3√2 cm theo chiều âm và tại đó động năng bằng thế
năng. Phương trình dao động của vật có dạng :
A. x = 6cos(10t +3π/4) cm


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
B. x = 6 cos(10t +π/4) cm
C. x = 6√2cos(10t +3π/4) cm
D. x = 6√2cos(10t +π/4) cm
Câu 33. Cho vật m1 = 2 kg, k = 200 N/m. Con lắc lò xo nằm ngang 1 đầu gắn chặt vào giá đỡ 1 đầu gắn
với vật m1. Vật m2 có khối lượng bằng vật m1 đặt sát vật m1 rồi đẩy chầm chậm cả 2 vật sao cho lò xo nén
lại 1 đoạn b = 0,1 m. Khi thả tay lò xo sẽ đẩy 2 vật chuyển động. Bỏ qua ma sát. Khi 2 vật về đến vị trí cân
bằng thì m2 không tiếp xúc với m1 nữa và chuyển động với vận tốc vo. Cho đến khi lò xo dãn cực đại lần
đầu thì khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2 là:
A. 4 cm
B. 5 cm
C. 3 cm
D. 6 cm
Câu 34. Một con lắc đơn dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 với dây có chiều dài l =
1 m quả cầu con lắc có khối lượng m = 80 gam. Cho con lắc dao động với biên độ góc là 0,15 rad trong
môi trường có lực cản thì sau 200(s) thì vật dừng lại. Duy trì dao động bằng cách dùng một hệ thống lên
dây cót sao cho nó chạy được trong một tuần lễ với biên độ góc 0,15 rad. Biết 80% năng lượng được dùng
để thắng lực ma sát do hệ thống các bánh răng cưa. Công cần thiết để tác dụng lên dây cót là ?
A. 133,5 J
B. 266,1 J
C. 103,5 J

D. 117,2 J
Câu 35. Một con lắc vật lí được treo trong một thang máy. Gọi T là chu kì dao động của con lắc khi thang
máy đứng yên, T’ là chu kì dao động của con lắc khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc g/10, ta
có :
A. T’ = √(10/11) T
B. T’ = √(9/11) T
C. T’ = √(11/9) T
D. T’ = √(11/10) T
Câu 36. Một vật dao động điều hòa theo trục x. Vận tốc của vật lúc qua VTCB là 20π cm/s và gia tốc cực
đại của vật là 2 m/s2 , lấy π2 = 10. Thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến điểm có li độ 10 cm là :
A. 1/3 s
B. 1/5 s
C. 1/6 s
D. 1/2 s
Câu 37. Chọn câu sai khi nói về cơ năng trong dao động điều hoà:
A. Cơ năng của con lắc đơn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật
B. Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
C. Cơ năng luôn tỉ lệ thuận với bình phương biên độ.
D. Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo
Câu 38. Một thang máy chuyển động theo phương thẳng đứng với gia tốc luôn nhỏ hơn gia tốc trọng
trường tại nơi đặt thang máy. Trong thang máy có treo một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ. Chu kì
của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 0,9 lần chu kì khi thang máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ gia
tốc của thang máy:
A. hướng lên và có độ lớn 0,1 g.
B. hướng xuống dưới và có độ lớn 0,1 g.
C. hướng lên và có độ lớn 0,19 g.
D. hướng xuống và có độ lớn 0,19 g.
Câu 39. Một vật dao động điều hòa với phương trình:.x = Acos(πt – π/3) (cm) Trong khoảng thời gian nào
dưới đây thì li độ và vận tốc có giá trị dương trong chu kì đầu tiên?
A. 1/2 s < t < 1 s

B. 0 s < t < 1/2 s
C. 1/4 s < t < 3/4 s


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
D. 0 s < t <1/3 s
Câu 40. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng vật nặng m = 100 g, dao động trên mặt
phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6 cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ =
0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
A. π/(25√5) s
B. π/20 s
C. π/30 s
D. π/15 s
Câu 41. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng dao động 1 J và lực đàn
hồi cực đại là 10 N. I là đầu cố định của lò xo. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp điểm I
chịu tác dụng của lực kéo 5√3 N là 0,1 s. Quãng đường dài nhất mà vật đi được trong 0,4 s là :
A. 84 cm
B. 115 cm
C. 64 cm
D. 60 cm
Câu 42. Hai vật cùng bắt đầu dao động điều hòa cùng phương, cùng pha ban đầu φ = π /2(rad), cùng biên
độ với các tần số góc ω1 = π/6 (rad/s) và ω2 = π/3 (rad/s). Thời gian ngắn nhất mà hai vật gặp nhau là:
A. 8 (s).
B. 2 (s).
C. 4 (s).
D. 1 (s).
Câu 43. Con lắc đơn gồm quả cầu tích điện q > 0 nối vào điểm treo cố định nhờ dây treo mảnh, cách điện.
Con lắc dao động trong vùng điện trường đều với chu kì không đổi T1. Nếu ta đảo chiều nhưng vẫn giữ
nguyên cường độ điện trường, con lắc dao động quanh vị trí cân bằng ban đầu nhưng với chu kì mới là T2
< T1. Ta có nhận xét gì về phương của điện trường ban đầu:

A. Chưa thể kết luận gì trong trường hợp này
B. Thẳng đứng, hướng từ trên xuống
C. Hướng theo phương ngang
D. Thẳng đứng, hướng từ dưới lên
Câu 44. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
phát biểu nào sau đây là sai?
A. Động năng của vật giảm khi vật chuyển động trong khoảng mà véctơ vận tốc ngược chiều với véctơ gia
tốc
B. Động năng của vật cực đại khi qua vị trí mà tại đó véctơ gia tốc đổi chiều
C. Trong một chu kì dao động luôn có bốn thời điểm động năng bằng ba lần thế năng
D. Thế năng của vật tăng khi vật chuyển động trong khoảng mà véctơ vận tốc cùng chiều với véctơ gia tốc
Câu 45. Cho một con lắc đơn A dao động trước mặt một con lắc của đồng hồ gõ giây B (chu kỳ dao động
của con lắc gõ giây là 2s). Con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A một chút nên có những lần hai con lắc
chuyển động cùng chiều và trùng với nhau ở vị trí cân bằng của chúng (trùng phùng). Quan sát thấy hai lần
trùng phùng kế tiếp nhau là 9 phút 50 giây. Con lắc đơn A có chiều dài 1m. Gia tốc rơi tự do tại nơi con lắc
đơn dao động là:
A. 9,79m/s2
B. 9,89m/s2
C. 9,93m/s2
D. 9,99m/s2
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: D
Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào:
+) Tần số ngoại lực


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
+) Biên độ ngoại lực
+) Độ chênh lệch tần số của lực vs tần số dao động riêng của hệ
Câu 2: C

vmax=A. =31,3(cm) =>A=10(cm) vi` t=0 di qua VTCB theo chieu` duong
vay^.
x=10cos( .t - ) cm t=0,5(s) =>x=10(cm) Fhoi phuc.=k.x=m. .x=1. .0,1=1.10.0,1=1N
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: D
Câu 7: D
Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng
Câu 8: C
Câu 9: B
con lắc có độ dài l2 thì có chu kì T2 là T2=

= 0,6.con lắc l' có độ dài bằng l1- l2 thì có

T'=
= 0,2
Câu 10: B
Câu 11: A
Câu 12: A
Câu 13: C
Câu 14: C
Câu 15: A
Câu 16: A
từ vị trí biên con lắc chuyển động
Sẽ quét đc 1 góc
Câu 17: B
Câu 18: A
Câu 19: D
Câu 20: A

Ta có
Ban đầu hai chất điểm cùng qua gốc O theo chiều dương hệ trục toạ độ tren cùng 1 trục Ox cùng biên độ
Pt
Hai vật gặp nhau
Ở đây cho ta hai nghiệm

Như vậy thời gian ngắn nhất hai vật gập nhau là 0,3 s
Câu 21: D
Câu 22: D
Câu 23: A
Vật đi được quãng đường lớn nhất khi vận tốc trung bình trong khoảng thời gian đó là lớn nhất
=>Vật đi giữa 2 vị trí lân cận vị trí cân bằng và đối xứng nhau qua vị trí cân bằng.


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Dùng đường tròn lượng giác =>Vật đi từ
=>
Câu 24: A
T=2s =>
Thời điểm t1=1,5 vật đang ở vị trí biên âm
+)Trong 1 chu kì đầu tiên vật đi được quãng đường 4A và vị trí vật quay lại như thời điểm t1
+)Trong 1/4 chu kì tiếp theo vật đi thêm được quãng đường A và ở vị trí cân bằng theo chiều dương( dùng
đường tròn lượng giác sẽ thấy ngay điều đó)
+)Trong 1/6 chu kì cuối vật đi thêm quãng đường
=>
Câu 25: C
Câu 26: B
Chu kì của con lắc
Con lắc dao động mạnh nhất khi đó xảy ra hiên tượng cộng hưởng →
Vận tốc

Câu 27: C
Ta có
t=0 vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương đi xuống
→Thời gian từ t=0 tới vị trí lực đàn hồi có độ lớn cực tiểu là
Câu 28: B
Khi vật dao động cưỡng bức thì tần số dao động chính là tần số của ngoại lực cưỡng bức, biên độ dao động
của hệ phụ thuốc vào cả biên độ và tần số của ngoại lực cưỡng bức. Khi có tần số của ngoại lực cưỡng bức
bằng tần số dao động riêng của hệ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, khi đó biên độ dao động của vật lớn
nhất
Câu 29: D
Câu 30: A
Biên độ dài :
Khi
Câu 31: C
Câu 32: B
•Ta có :Tại

→Phương trình
Câu 33: A
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta tính được vận tốc của hệ 2 vật vở vị trí cân bằng là:
Sau đó vật m1 dao động điều hòa với chu kì
và biên độ mới là:
=>Cho đến khi lò xo dãn cực đại lần đầu thì khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2 là:
Câu 34: A
Do trong dao dộng điều hòa chu kì của vật là một hằng số nên trong dao động tắt dần đại lượng này ko đổi
.Năng lượng giảm trong 1 chu kì cũng không đổi nên ta có năng lượng giảm trong 1 s là như nhau và bằng


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Công cần thiết để nâng dây cót gồm công để thắng lực cản và công để thắng lực ma sát bánh răng

Công để thắng lực cản trong 1 tuần là
Do 80% năng lượng dùng để thắng lực ma sát do hệ thống bánh răng cưa nên công cần thiết để lên dây cót là
Câu 35: A
Câu 36: C
Câu 37: B
•Cơ năng của con lắc lò xo
Câu 38: C
Công thức tính chu kỳ T của con lắc:

Do T sau lớn hơn T trước nên gia tốc trọng trường hiệu dụng phải giảm so với ban đầu, tức là a phải hướng
lên.

Câu 39: D
•t=0 vật ở li độ x=A/2 theo chiều dương
• x >0 ,V>0 ứng với vật chuyển động từ vị trí x=0 ra biên theo chiều dương
→Khoảng thời gian đó là T/6=1/3 (s)
Câu 40: D
Những dạng này chúng ta có thể cho no về dạng điều hòa để tìm t.

vì có masat nên A còn sau 1 chu nữa chu kì
VTCB cũng đã thay đổi.sẽ lệch so vơi VTCB cũ 1 đoạn
x=OO'=
Vị trí Cb đã thay đổi nên A mới =A còn lại + độ lệch=2+2=4cm
Bây giờ ở vị trí lxo k biến dạng tức là ở O sẽ là
Vật sẽ đi từ biên Dương về VTCB O' rồi về O

Câu 41: D

Chọn chiều dương hướng xa ra điểm I
I chịu tác dụng lực kéo

Vẽ vòng tròn lượng giác ta thấy thời gian ngắn nhất này vector quét từ
-> ứng với T/6. Suy ra T =
0,6. Đưa về bài toán quen thuộc : 0,4 = 0,3 + 0,1. Trong 0,3 đi được 2A. Trong 0,1 đi được nhiều nhất A
=>Quãng đường dài nhất là 3A = 60cm
Câu 42: B
Bài này thực sự tớ k nghĩ ra cách giải,
chỉ biết cách thử nếu nói ra mà k hay mọi
ng đừng chê nha.Cái này nếu dùng FX570es
hoặc MS thử rất mau
Lấy
thay t bằng các đáp án nếu cái
nào đc kết quả bằng 0 thì lấy


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369
Với bài trên sẽ là
Thế các giá trị thấy t=2s thõa mãn
Câu 43: D
Gọi độ lớn gia tốc của thang máy là a
Ta có do

=>ban đầu và ngược hướng
có phương thẳng đứng, hướng lên
Do q>0 nên cùng hướng với
Câu 44: D
Trong khoảng mà vecto vận tốc cùng chiều với vecto gia tốc là lúc vật đang chuyển động về vị trí cân
bằng=> vận tốc tăng, đông năng tăng thế năng sẽ giảm, đáp án D sai
Câu 45: A
9phut50s=590s=295
Ta có con lắc B dao động nhanh hơn con lắc A nên




×