Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM CÔNG THỨC PHÂN BÓN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CÀ CHUA (Lycopersicum esculentum Mill.) TRỒNG TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.6 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM CÔNG THỨC PHÂN BÓN LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY
CÀ CHUA (Lycopersicum esculentum Mill.) TRỒNG TẠI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

NGÀNH: NÔNG HỌC
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011
SVTH: MAI XUÂN TRUNG

Tháng 8/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM CÔNG THỨC PHÂN BÓN LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CÀ CHUA
(Lycopersicum esculentum Mill.) TRỒNG TẠI HUYỆN
ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả
MAI XUÂN TRUNG

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình, để hoàn thành
yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Hữu Nguyên


Tháng 8/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Mai Xuân Trung, sinh viên khoa Nông học khóa 33, trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
− Kính khắc ghi ơn:
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và hỗ trợ tôi để tôi có kết quả như ngày hôm
nay.
− Chân thành biết ơn:
Thầy Phạm Hữu Nguyên, giảng viên khoa Nông Học đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Toàn thể thầy cô giáo Khoa Nông học đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
− Thân ái:
Gởi đến bạn bè thân hữu đã động viên giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT
Khóa luận “Ảnh hưởng của năm công thức phân bón lên sự sinh trưởng, phát
triển và năng suất của cây cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) trồng tại huyện
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 28/01/2011 đến ngày
04/05/2011 tại xã N’thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Thí nghiệm đơn yếu
tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức:

+ Nghiệm thức 1: nền + 225 N – 225 P 2 O 5 – 337,5 K 2 O (1 : 1 : 1,50)
+ Nghiệm thức 2: nền + 225 N – 150 P 2 O 5 – 300 K 2 O (1,50 : 1 : 2)
+ Nghiệm thức 3: nền + 240 N – 100 P 2 O 5 – 275 K 2 O (2,4 : 1 : 2,75)
+ Nghiệm thức 4: nền + 250 N – 250 P 2 O 5 – 250 K 2 O (1 : 1 : 1)
+ Nghiệm thức 5 (NT đối chứng): nền + 400 N – 400 P 2 O 5 – 300 K 2 O (1,33 :
1,33 : 1)
Ghi chú: nền = (25 tấn phân chuồng + 1 tấn CaO)/ha
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng: công thức phân 400 N – 400 P 2 O 5 – 300 K 2 O (1,33 : 1,33 : 1)
có ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng thân lá (cao 164,1 cm, 29,1 lá).
Về phát triển: các công thức phân bón sử dụng trong thí nghiệm ít ảnh hưởng
đến ngày và khoảng thời gian có nụ, hoa, quả và ngày quả chín của cây cà chua Anna.
Về sâu bệnh:
- Sâu hại: nghiệm thức 4 với mức phân bón 250 N – 250 P 2 O 5 – 250 K 2 O (1 : 1
: 1) và nghiệm thức đối chứng với mức phân bón 400 N – 400 P 2 O 5 – 300 K 2 O (1,33 :
1,33 : 1) có tỷ lệ sâu hại thấp nhất.
- Bệnh hại: nghiệm thức 4 với mức phân bón 250 N – 250 P 2 O 5 – 250 K 2 O (1 :
1 : 1) có tỷ lệ bệnh hại thấp nhất.
Về dư lượng Nitrat trong quả: hàm lượng nitrat trong quả dao động từ 8,36 –
34,29 mg/kg, trong đó cao nhất là nghiệm thức đối chứng (34,2 mg/kg) và thấp nhất là
nghiệm thức 3 (8,36 mg/kg). Như vậy dư lượng nitrat trong quả cà chua ở các công
thức phân bón sử dụng trong thí nghiệm đều không vượt ngưỡng cho phép (150
mg/kg).

iii


Về năng suất: với mức 400 N – 400 P 2 O 5 – 300 K 2 O (1,33 : 1,33 : 1) cho năng
suất cao nhất (39,06 tấn/ha).
Về hiệu quả kinh tế: NT bón phân với công thức 250N – 250 P 2 O 5 – 250 K 2 O

(tỷ lệ 1 : 1 : 1) có hiệu quả kinh tế cao nhất với lợi nhuận 39.362.000 (đ).
Xét về mặt hiệu quả đầu tư, ở NT 3 với mức phân 240N – 100 P 2 O 5 – 275 K 2 O
(tỷ lệ 2 : 1 : 2,75) có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (0,68).
Tóm lại, trong sản xuất có thể áp dụng mức phân bón của NT 4 với công thức
250N – 250 P 2 O 5 – 250 K 2 O (tỷ lệ 1 : 1 : 1) hoặc nghiệm thức 3 với công thức 240N –
100 P 2 O 5 – 275 K 2 O (tỷ lệ 2 : 1 : 2,75).

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ...................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ....................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây cà chua ............................................................................. 3
2.1.1 Đặc điểm thực vật học ......................................................................................3
2.1.2 Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................................5
2.1.3 Sơ lược về sâu bệnh hại trên cây cà chua.........................................................6
2.1.3.1 Sâu hại..................................................................................................6
2.1.3.2 Bệnh hại cà chua ..................................................................................7
2.2 Cở sở xác định các mức phân bón cho sự sinh trưởng và phát triển của cà chua.
............................................................................................................................ 8
2.2.1 Yêu cầu về dinh dưỡng của cà chua .................................................................8

2.2.2 Một số nghiên cứu và khuyến cáo về phân bón cho cà chua trong và ngoài
nước ..........................................................................................................................9
2.2.2.1 Ngoài nước...........................................................................................9
2.2.2.2 Trong nước.........................................................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................11
3.1

Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..................................................................11

3.2

Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................11

3.3

Vật liệu thí nghiệm .........................................................................................12

3.4 Phương pháp thí nghiệm............................................................................. 12
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................12

v


3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................15
3.4.2.1 Cách lấy cây theo dõi .........................................................................15
3.4.2.2 Cách lấy mẫu đất trước và sau trồng .................................................15
3.4.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...............................................15
3.4.3 Qui trình trồng cà chua trong thí nghiệm .......................................................17
3.4.3.1 Giống trồng ........................................................................................17
3.4.3.2 Chuẩn bị đất .......................................................................................17

3.4.3.3 Trồng và chăm sóc .............................................................................17
3.4.4 Xử lý số liệu ...................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................20
4.1

Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên động thái và tốc độ tăng trưởng

chiều cao cây .............................................................................................................20
4.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên động thái ra lá và tốc độ ra lá
...................................................................................................................................21
4.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các thời kì phát dục của cà chu

......................................................................................................................... 23
4.4 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................... 28
4.5 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất của cà chua .............. 31
4.6 Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên phẩm chất của quả cà chua ....... 34
4.7 Hiệu quả kinh tế......................................................................................... 36
4.8 Thành phần dinh dưỡng trong đất sau thí nghiệm ........................................ 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................42

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NST


ngày sau trồng

NT

nghiệm thức

CV

Coefficent of Variation

H

chiều cao quả

D

đường kính quả

TLCCQ

trọng lượng các chùm quả

TN

thí nghiệm

đ

đồng


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm .......................................................11
Bảng 3.2: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất trước khi thí nghiệm ........................14
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của 5 công thức phân đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
(cm) ................................................................................................................................20
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón đến khả năng ra lá (lá) .....................22
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón đến ngày và tốc độ ra 50 % các chùm
nụ của cà chua (ngày sau trồng) ....................................................................................24
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón đến động thái và tốc độ ra 50 % các
chùm hoa của cà chua (ngày sau trồng).........................................................................24
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón đến ngày và tốc độ ra 50 % các chùm
quả của cà chua (ngày sau trồng) ..................................................................................25
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón đến các thời kì phát dục của cà chua
(ngày sau trồng) .............................................................................................................26
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón lên tình hình bệnh xoăn vàng lá và sâu
xanh đục quả trên cà chua .............................................................................................29
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến trọng lượng trung bình của các
chùm quả trên thân chính ..............................................................................................31
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cà chua ...............................................................................................33
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên phẩm chất của quả cà chua ...34
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên hiệu quả kinh tế ....................36
Bảng 4.12: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất sau khi thí nghiệm .........................38

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các công thức phân bón lên khả năng tăng trưởng
chiều cao cây, cần xét đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cà chua. ...................21
Hình 4.1: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây cà chua (cm/10 ngày) ..............................................................................................21
Hình 4.2: Ảnh hưởng của 5 công thức phân bón đến tốc độ ra lá cà chua (lá/10 ngày)
.......................................................................................................................................22
Hình 4.3: Khu thí nghiệm 30 NST ................................................................................23
Hình 4.4: Toàn khu thí nghiệm giai đoạn 75 NST ........................................................23
Hình 4.5: Nghiệm thức 1 (45 NST) ...............................................................................27
Hình 4.6: Nghiệm thức 2 (45 NST) ...............................................................................27
Hình 4.8: Nghiệm thức 4 (45 NST) ...............................................................................27
Hình 4.7: Nghiệm thức 3 (45 NST) ...............................................................................27
Hình 4.9: Nghiệm thức 5 (45 NST) ...............................................................................28
Hình 4.10: Bệnh xoăn vàng lá (Tomato yellow leaf curl virus) ....................................30
Hình 4.11: Bệnh sương mai (Phytophthora infestans) ..................................................31
Hình 4.13: Sâu xanh đục quả .........................................................................................31
Hình 4.12: Dòi đục lá (Liriomyza sp) ............................................................................31
Hình 4.14: Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci G.) ..............................................................31
Hình 4.15: Hình dạng và số ô của quả cà chua ở các nghiệm thức ...............................36

ix


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) là cây rau ăn quả thuộc họ cà
(Solanaceae). Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế

biến được nhiều cách (cà chua muối, tương cà chua, mứt, nước ép cà chua). Cà chua
còn cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi và được canh tác khoảng 200 năm
nay ở Châu Âu để làm cây thực phẩm [].
Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như
carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho sức khoẻ
con người. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống
lại quá trình oxy hoá của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung
thư [ />Ở Việt Nam, cà chua được trồng khoảng trên 100 năm với diện tích biến động
từ 12 – 13 ngàn ha (Tạ Thu Cúc, 2007), trong đó cà chua được trồng nhiều nhất ở hai
huyện Đơn Dương và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với diện tích 4.000 – 4.500 ha/năm,
năng suất bình quân đạt 35 – 40 tấn/ha, nhiều diện tích đạt 70 – 80 tấn/ha nhờ lợi thế
về nhiệt độ thấp, phù hợp với giống cà chua cộng với nông dân có trình độ kỹ thuật
khá, chịu đầu tư và nhanh nhạy với kỹ thuật mới. Tuy nhiên để có được năng suất cao
như vậy nông dân ở đây đã sử dụng rất nhiều phân bón và bón phân theo kinh nghiệm
nên có thể làm tăng dư lượng nitrat trong quả đồng thời gây thoái hóa đất và tăng chi
phí đầu tư.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên tôi đã tiến hành thí nghiệm: “Ảnh hưởng
của 5 công thức phân bón lên sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua
trồng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”.

1


1.2 Mục tiêu
Xác định ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây cà chua để chọn ra công thức phân bón phù hợp cho sản xuất cà
chua theo hướng an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng cà chua ở các công thức phân bón khác nhau.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: phân bón trên cây cà chua.
Các giới hạn:
- Do kinh phí hạn hẹp nên sau khi thí nghiệm chỉ phân tích các chỉ tiêu về pH,
N, P, K (tổng số và dễ tiêu) hàm lượng mùn, CEC, Ca++ , Mg++ của đất.
- Chỉ phân tích dư lượng nitrat trong quả.
- Chỉ thực hiện trong vụ Xuân Hè từ 28/01 – 28/05/2011.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây cà chua
2.1.1 Đặc điểm thực vật học
Cà chua là cây hằng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà chua có
thể là cây nhiều năm.
• Rễ
Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong
điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 – 1,5 m và rộng 1,5 –
2,5 m vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy, rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và
phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh
hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất,
do đó khi trồng cà chua cần tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so
với điều kiện trồng tự nhiên [].
• Thân
Thân cà chua thuộc loại thân bụi, lúc còn nhỏ toàn cây có lông mềm, chứa
nhiều nước, thân dòn dễ gãy , có dạng hình tròn hoặc bầu dục . khi cây lớn , thân phát
triển mạnh hóa gỗ ở gốc và dạng thân có góc cạnh , lồi lõm khác nhau. Thân cũng là

một trong các tiêu chuẩn để phân biệt các giống. Các chùm hoa mọc trên thân chính và
các cành, vì vậy thân chính có vị trí quan trọng đối với sản lượng quả. Trên thân có
nhiều đốt và dựa vào chiều cao cây người ta chia ra làm hai dạng hình sinh trưởng:
- Dạng hình sinh trưởng hữu hạn (loại thấp cây): lóng ngắn, độ dài lóng thân 3 –
6 cm, chiều cao cây < 80 cm.
- Dạng hình sinh trưởng vô hạn (loại cao cây): lóng thân dài 10 – 15 cm, chiều
cao cây > 1 m.

3


Đặc tính phân cành: cà chua có đặc tính phân cành rất mạnh, một nách lá có có
một mầm nách, nếu không tỉa thì mầm này phát triển thành nhánh. Chồi nách khi
trưởng thành có thể ra hoa, quả nhưng khả năng này thay đổi tùy theo vị trí trên cây:
cành ở vị trí ngay sát chùm hoa thứ nhất của thân chính sinh trưởng nhanh, khỏe hơn
các cành khác và có khả năng đậu quả cao, cho năng suất cao tương đương thân chính.
Do đó trong sản xuất thường để một thân chính và một cành dưới chùm hoa thứ nhất
(Phạm Hữu Nguyên, 2010).
• Lá
Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3 – 4 đôi lá chét, ngọn lá có
1 lá riêng gọi là lá đỉnh. Căn cứ vào hình dạng, màu sắc, răng cưa trên viền lá mà
người sản xuất có thể phân biệt giống này với giống khác. Lá còn là bộ phận quan
trọng sản xuất ra các chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận của cây. Vì vậy cà chua cần có
bộ lá xanh, mượt mà, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh phá hoại, có như vậy cây mới cho
hoa, quả tốt (Tạ Thu Cúc, 2007).
• Hoa
Hoa màu vàng mọc thành xim thưa ở kẽ lá, thuộc loại hoa chùm, hoa đính vào
chùm bằng cuốn ngắn. Căn cứ vào số lượng nhánh hoa trên chùm, chia chùm hoa cà
chua làm 3 loại: đơn giản, trung gian và phức tạp. Số lượng hoa mỗi chùm biến từ 0
đến 20, có khi tới hàng trăm hoa. Cuốn hoa có một lớp tế bào riêng rẽ (tế bào tầng rời),

khi gặp điều kiện không thuận lợi lớp tế bào này sẽ chết đi làm cho hoa bị rụng (Trần
Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003).
• Trái
Trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ
trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết.
Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái.
Quá trình chín của trái chia làm 5 thời kỳ:
- Thời kỳ trái xanh: trái và hạt phát triển chưa hoàn thiện, quả còn non chưa thể
sử dụng được. Nếu thông qua phương pháp thúc chín thì quả chín không bình thường,
không có hương vị và màu sắc đặc trưng của giống.

4


- Thời kỳ chín xanh: màu sắc quả sáng, bóng. Quả thường từ màu xanh sang
màu trắng, phát triển đầy đủ, có thể sử dụng được nhưng phẩm chất không đảm bảo.
- Thời kỳ chín vàng hoặc trắng hồng: 10 % phần đỉnh quả xuất hiện màu trắng
vàng hoặc trắng hồng, nhưng phần trên quả gần cuống quả vẫn còn màu xanh. Giai
đoạn này có thể thu hoạch cà chua thương phẩm, có thể vận chuyển đi xa.
- Thời kỳ chín đỏ: quả xuất hiện màu sắc vốn có của giống.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: quả mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng và hạt phát dục
đầy đủ nhất dùng để làm giống, không thích hợp vận chuyển đi xa hay tồn trữ lâu
(Phạm Hữu Nguyên, 2010).
• Hạt
Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng
chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 – 350 hạt trong
trái. Trọng lượng 1.000 hạt là 2,5 – 3,5 g [].
2.1.2 Điều kiện ngoại cảnh
• Nhiệt độ
Cà chua là cây có nguồn gốc ở vùng nóng khô Nam Mỹ. Trong quá trình sinh

trưởng, phát triển cà chua ưa khí hậu ấm áp ôn hòa. Tuy vậy trong quá trình tiến hóa
cà chua có khả năng thích nghi trong nhiều điều kiện khí hậu thời tiết.
Hạt cà chua nảy mầm thuận lợi khi nhiệt độ 25 – 30oC, cây con sinh trưởng tốt
khi nhiệt độ 25 – 26oC. Cây sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 22 – 24oC. Khi nhiệt độ từ
18 – 20oC quả đậu nhiều và phát triển thuận lợi khi nhiệt độ 20 – 22oC. Hầu hết các
giống cà chua trong sản xuất điều sinh trưởng không bình thường khi nhiệt độ thấp (<
15oC) hoặc nhiệt độ cao (> 35oC). Nhiệt độ quá cao làm cho màu quả không đẹp, nếu
nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây sinh trưởng khó khăn, cây nhỏ bé, số chùm hoa ít
(Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003).
• Ánh sáng
Cà chua là cây không phản ứng sáng, do đó ở nước ta cà chua có thể ra hoa
quanh năm, cà chua ưa cường độ ánh sáng mạnh, nếu thiếu ánh sáng thì cây sinh
trưởng yếu, thời gian sinh trưởng kéo dài và sản lượng thấp. Ở thời kỳ cây con, nếu
thiếu ánh sáng cây sẽ vươn cao, lóng dài dễ bị đổ. Các giống khác nhau thì yêu cầu
5


thời gian chiếu sáng khác nhau. Chất lượng quả cà chua chiụ ảnh hưởng nhiều bởi chất
lượng, thời gian và cường độ ánh sáng. Trong điều kiện chiếu sáng không đủ, lượng
ascorbic trong quả bị giảm (Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003).
• Nước
Yêu cầu nước của cây trong quá trình sống không giống nhau. Khi cây ra hoa
đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và
trái non dễ rụng, nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm
với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng
nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng
[].
• Đất và chất dinh dưỡng
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là
đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm, thoát nước tốt và chứa tối

thiểu là 1,5 % chất hữu cơ. Cà chua trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo – những
loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà chua thích hợp trên đất có pH = 5,5 –
7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi [].
2.1.3 Sơ lược về sâu bệnh hại trên cây cà chua
2.1.3.1 Sâu hại
• Bọ phấn trắng, rệp phấn trắng (Bemisia tabaci G.)
Bọ phấn trắng phát triển gây hại quanh năm trên đồng ruộng, nhưng hại nhiều
nhất vào tháng 3 – 5. Chúng chích hút nhựa ở bộ phận non của cây.
Tác hại quan trọng của rệp phấn trắng là môi giới truyền virus gây bệnh xoăn lá
cho cây cà chua và một số cây trồng khác (Trần Thị Thiên An, 2003).
• Sâu xanh đục quả (Heliothis armigera H.)
Sâu non gây hại trên nhiều bộ phận của cây, sâu non tuổi nhỏ thường cắn lá,
búp, nụ hoa hoặc nụ quả. Sâu tuổi lớn thường đục phá quả. Sâu gây hại làm ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất và phẩm chất quả (Trần Thị Thiên An, 2003).
• Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubner)
Sâu phát triển quanh năm. Ngài trưởng thành đẻ trứng trên lá thành cụm màu
trắng có vẩy che phủ. Khi đẫy sức, sâu hóa nhộng trong đất. Vết sẹo do sâu ăn trên bề
6


mặt quả khô và nông, ruột quả thường rỗng. Các hốc này thường khô và có phân sâu
và chất hữu cơ mục (Bruce L. Parker ; N. S. Talekar và Margaret Skinner, 1995).
• Dòi đục lá (Liriomyza sp.)
Là loại sâu đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng, sâu non ăn nhu mô lá để
lại biểu bì trên tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo ở trên lá. Nếu bị hại nặng các
đường đục liên kết lại với nhau, sau đó sẽ bị thâm nâu và khô cháy, làm bề mặt lá bị co
dúm lại, diện tích quang hợp của lá bị giảm sút nghiêm trọng, cây phát triển kém, hoa
bị rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả và thời gian thu hoạch của cây (Trần Thị Thiên An,
2003).
2.1.3.2 Bệnh hại cà chua

• Bệnh đốm vòng cà chua (do nấm Alternaria solani Ell. & Mart.)
Bệnh xuất hiện hầu hết các vùng trồng cà chua. Bệnh làm giảm số lượng và
kích thước quả. Vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên trên lá già có hình tròn hoặc hình
bầu dục, có vòng đồng tâm, màu nâu đen. Lúc đầu, vết bệnh nhỏ, sau to dần, đường
kính vết bệnh 1 – 2 cm. Khi trên lá có nhiều vết bệnh, các vết bệnh liên kết với nhau
hình thành vết lớn không định hình. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vết bệnh có thể lan ra
khắp lá chét. Giới hạn giữa vết bệnh và mô khỏe là một vết vàng nhỏ. Khi cây bị bệnh
nặng lá phía dưới chết khô và rụng sớm (Vũ Triệu Mân, 2007).
• Bệnh mốc sương, sương mai (do nấm Phytophthora infestans)
Bệnh hại tất cả các bộ phân của cây. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở mép lá sau đó
lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết
bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ thành một lớp mốc trắng như
sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng. Bệnh hại ở cuốn lá, cành và thân, lúc đầu
vết nâu hoặc thâm đen, sau lan rộng bao quanh và kéo dài thành đoạn. Bệnh làm cho
thân cành thối mềm và dễ bị gãy gục. Bệnh phát sinh phát triển ở điều kiện nhiệt độ 22
– 24oC, có mưa phùn hoặc sương muối trời âm u (Vũ Triệu Mân, 2007).
• Bệnh héo xanh (do vi khuẩn Ralstonia solanacerum )
Bệnh xuất hiện trên cây con và cây lớn từ ra hoa đến thu hoạch. Khi cây còn
non toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết. Trên cây càng
lớn thường dễ phát hiện trên đồng ruộng với các triệu chứng rõ rệt: 1 – 2 cành, nhánh
7


có lá bị héo rũ xuống, tái xanh, sau 2 – 5 ngày toàn cây héo xanh, trên vỏ thân vẫn còn
màu xanh hoặc xuất hiện những sọc nâu, vỏ thân phía gốc xù xì, thân vẫn rắn đặc. Cắt
ngang thân, cành nhìn rõ vòng bó mạch dẫn, mô xylem có màu nâu sẫm, bên trong bó
mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn, ấn nhẹ vào đoạn cắt hoặc ngâm đoạn cắt thân có
mạch dẫn vào cốc nước có thể thấy dịch vi khuẩn ở trong đùn chảy qua miệng cắt ra
ngoài. Đặc điểm này được coi là một cách chuẩn đoán nhanh bệnh héo do vi khuẩn.
Khi cây đã héo, nhổ lên thấy rễ bị thâm đen, thối hỏng (Vũ Triệu Mân, 2007).

• Bệnh xoăn vàng lá cà chua (do Tomato yellow leaf curl virus)
Bệnh có triệu chứng xoăn lá, nhất là ngọn xoăn rất mạnh. Lá có dạng co quắp,
cây lùn thấp, mặt lá thường bị khảm đốm vàng (Vũ Triệu Mân, 2007).
2.2 Cở sở xác định các mức phân bón cho sự sinh trưởng và phát triển của cà
chua
2.2.1 Yêu cầu về dinh dưỡng của cà chua
Cà chua yêu cầu chất dinh dưỡng cao, kali cần nhiều nhất rồi đến N, P, Ca. Tỷ
lệ NPK thường là 1,5 : 1 : 2 – 3. Bởi vì bộ phận sử dụng là quả, quá trình sinh trưởng
dinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực tiến hành song song. Cây cà chua rất
mẫn cảm với phân hữu cơ và phân vô cơ, sử dụng phân bón hợp lí sẽ nâng cao năng
suất và phẩm chất quả (Phạm Hữu Nguyên, 2010).
N: đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số lượng
hoa trên cây nhiều, là nguyên tố có tính chất quyết định đến khối lượng quả và năng
suất quả trên đơn vị diện tích (Tạ Thu Cúc, 2005).
P: lân có tác dụng kích thích hệ rễ của cà chua sinh trưởng nhất là ở thời kỳ cây
còn non. Cây sử dụng nhiều lân ở thời kỳ 3 – 4 lá thật. Đặc điểm của rễ cà chua là hút
lân kém vì vậy cần bón lân sớm và bón lân dạng dễ tiêu. Cung cấp lân đầy đủ cây sẽ
phân hóa hoa sớm, hình thành chùm hoa sớm, nở hoa sớm, rút ngắn thời gian sinh
trưởng. Lân còn có tác dụng cải thiện chất lượng quả và hạt. Ở thời kỳ nở hoa, lân làm
tăng sức sống của hạt phấn (Tạ Thu Cúc, 2005).
K: là nguyên tố quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hoạt động sống của nguyên sinh
chất. Hàm lượng kali nhiều nhất là ở mô phân sinh, kali cần thiết hình thành thân và
bầu quả đồng hóa CO 2 trong không khí để hình thành glucid. Trong quá trình sinh
trưởng sinh thực thì quá trình tích lũy dinh dưỡng về quả cần nhiều kali, 70 – 73 %
8


kali tập trung ở quả, kali xúc tiến quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về quả,
tăng hàm lượng chất khô, hàm lượng đường trong quả. Kali còn ảnh hưởng đến kích
thước và chất lượng quả, làm giảm tỷ lệ quả dị dạng. Kali đóng vai trò quan trọng

trong việc hình thành màu sắc quả, tăng lượng caroten. Thiếu kali sẽ giảm độ rắn và
hàm lượng chất dinh dưỡng. Kali còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của một số loại
bệnh hại. Cà chua cần nhiều kali từ khi có quả đến khi quả chín. Khi thiếu kali, cây
ngừng sinh trưởng, mép lá có màu nâu vàng sau đó cuộn lại và chết (Phạm Hữu
Nguyên, 2010).
Ngoài ra các nguyên tố trung và vi lượng như: Ca, B, Mg, Mn, Mo… cũng ảnh
hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây.
2.2.2 Một số nghiên cứu và khuyến cáo về phân bón cho cà chua trong và ngoài
nước
2.2.2.1 Ngoài nước
Theo Geraldson (1957), để đạt được 60 tấn quả/ha cần bón 320 kg N, 50 kg
P 2 O 5 và 440 kg K 2 O (tỷ lệ: 6,4 : 1 : 8,8). Còn theo KUO và ctv. (1998) thì lượng phân
bón cần cho cà chua sinh trưởng vô hạn: 180 kg N, 80 kg P 2 O 5 và 180 kg K 2 O (tỷ lệ:
2,25 : 1 : 2,25) (trích dẫn bởi Tạ Thu Cúc, 2005).
Theo Shukla và ctv. (1995), một ha cà chua cho năng suất khoảng 40 tấn thì
lượng phân bón cần khoảng 93 kg N, 20 kg P 2 O 5 và 126 kg K 2 O. Lượng phân bón
được sử dụng thường phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất, mùa vụ và giống cà chua.
Một số đề xuất phân bón cho 1 ha gồm 40 – 60 kg N, 60 – 80 kg P 2 O 5 và 100 – 120 kg
K 2 O ;100 kg N, 80 kg P 2 O 5, 50 kg K 2 O (tỷ lệ: 2 : 1,6 : 1) và 20 tấn phân chuồng (trích
dẫn bởi Madhavi và Salunkhe, 2000).
Theo IFA World Fertilizer Use Manual (1992), lượng phân bón cho 1 ha cà
chua trồng ngoài trời cần là 100 – 150 kg N, 20 – 40 kg P 2 O 5 , 150 – 300 kg K 2 O, 20 –
30 kg MgO để cho năng suất 40 – 50 tấn/ha. Còn lượng phân bón cho 1 ha cà chua
trồng trong nhà kính cần là 200 – 600 kg N, 100 – 200 kg P 2 O 5 , 600 – 1.000 kg K 2 O
để đạt năng suất trên 100 tấn/ha.
Theo IFA World Fertilizer Use Manual (1992), ở Philippines lượng phân bón
cho cà chua là 96 kg/ha N, 192 kg/ha P 2 O 5 và 96 kg/ha K 2 O (tỷ lệ: 1 : 2 : 1). Đối với
sản xuất thâm canh cà chua tại Senegal, lượng phân bón cho 1 ha cà chua được áp
9



dụng là 190 kg N, 225 kg /ha P 2 O 5 và 300 kg K 2 O (tỷ lệ:1 : 2,5 : 3,33). Còn ở
Pakistan lượng phân bón cho cà chua là 150 kg/ha N, 100 kg/ha P 2 O 5 và 50 kg/ha
K 2 O (tỷ lệ: 1,5 : 1 : 0,5).
Tỉ lệ NPK bón cho cà chua ở một số nước như Liên Xô là 2,5 : 1 : 5, Trung
Quốc, Nhật Bản là 1 : 2 : 2 (Phạm Hữu Nguyên, 2010).
2.2.2.2 Trong nước
Theo Tạ Thu Cúc (2005), lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 20 – 25 tấn phân
hữu cơ hoai mục, 90 – 120 kg N, 60 – 90 kg P 2 O 5 , 90 – 120 kg K 2 O.
Theo Phạm Hữu Nguyên (2010), lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 20 – 30
tấn phân hữu cơ hoai mục, 120 – 160 kg N, 90 – 120 kg P 2 O 5 , 160 – 180 kg K 2 O, 600
– 800 kg vôi. Tỷ lệ NPK bón cho cà chua ở Việt Nam là 1 : 1 : 1,5 – 2.
Theo khuyến cáo của sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm
Đồng về sản xuất cà chua an toàn (2008), lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 – 30
tấn phân chuồng, 1 – 1,5 tấn vôi, 240 kg N, 100 P 2 O 5 kg, 275 kg K 2 O (tỷ lệ: 2,4 : 1 :
2,75).
Ngoài thực tế sản xuất, nông dân ở thôn Sê Đăng, xã N’Thôl Hạ, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã bón cho 1 ha cà chua từ 20 – 25 tấn phân chuồng, 1 tấn vôi,
400 kg N, 400 kg P 2 O 5 , 300 kg K 2 O (tỷ lệ: 1,33 : 1,33 : 1).
Như vậy ngoài thực tế sản xuất, nông dân đã sử dụng quá nghiều phân bón so
với những khuyến cáo của các nhà khoa học. Vì vậy việc thử nghiệm các mức phân
bón thấp hơn so với mức phân bón mà người dân sử dụng là cần thiết.

10


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian và địa điểm thí nghiệm


3.1

- Thời gian: tháng 01/2011 – tháng 05/2011.
- Ngày trồng: 28/01/2011.
- Ngày bắt đầu thu hoạch: 04/04/2011.
- Ngày kết thúc thu hoạch: 10/05/2011.
- Địa điểm: xã N’Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
3.2 Điều kiện tự nhiên
- Các yếu tố thời tiết
Bảng 3.1: Thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm
Nhiệt độ (0C)

Tháng

Trung bình Cao nhất

Độ ẩm

Lượng mưa

Tổng số

Thấp nhất

(%)

(mm)

giờ nắng


01

20,7

25,1

16,3

77

0,6

201,9

02

21,3

27,3

15,2

72

0

255,5

03


22,3

27,0

17,6

73

1,78

173,9

04

23,2

28,0

18,3

74

96,5

214,5

05

24,6


29,0

20,1

78

123,3

196,7

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Liên Khương, 2011)
Qua bảng 3.1 cho thấy:
Nhiệt độ trung bình trong các tháng làm thí nghiệm biến động từ 20,7 – 24,6oC,
trong khi đó nhiệt độ thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển là từ 22 – 24oC.
Qua đó cho thấy rằng nhiệt độ trung bình ở tháng 1 không thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cà chua. Nhưng nhiệt độ trung bình tháng 2 – 5 thì rất thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cà chua.

11


Tuy nhiên với lượng mưa trung bình thấp (0 – 123,3 mm/ tháng) kết hợp với ẩm
độ tương đối (72 – 78 %) đã tạo điều kiện cho một số loại sâu hại phát triển, đặc biệt là
bọ phấn trắng.
- Kết quả phân tích đất của khu đất thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2 cho
thấy: đất của khu thí nghiệm thuộc loại sa cấu thịt pha sét pha cát, hơi chua (pH = 5,7)
có hàm lượng chất hữu cơ tương đối, hàm lượng lân tổng số hiện diện tương đối (1,88
%), hàm lượng kali tổng số rất ít (0,17 %) ; hàm lượng Ca trong đất tương đối giàu
(9,46 meq/100 ml), hàm lượng Mg chỉ trung bình (0,78 meq/100 ml). Đất có khả năng

trao đổi cation tương đối (CEC = 10,97 meq/100 ml), qua phân tích đạm dễ tiêu trong
đất thể hiện đạm dễ tiêu trong đất rất giàu (284 ppm). Nhưng hàm lượng dinh dưỡng
của lân dễ tiêu (184 ppm) và kali dễ tiêu (121,7 ppm) trên đất rất thấp. Nhìn chung đất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua.
3.3 Vật liệu thí nghiệm
Giống dùng thí nghiệm là giống cà chua ANNA, là giống lai F1 của Mỹ, cây
sinh trưởng mạnh, chiều cao trung bình 65 – 80 cm, quả sai và đều, mỗi cây thường
cho 7 – 8 chùm quả, mật độ trồng 2.500 cây/1.000 m2, năng suất bình quân 3,5 – 4 tấn
quả/1.000 m2.
Phân bón: phân chuồng, vôi, super lân, urea, kali sunfat.
Bút, sổ ghi chép, thước đo.
3.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, 3 lần lặp
lại với 5 nghiệm thức.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức:
+ Nghiệm thức 1: nền + 225 N – 225 P 2 O 5 – 337,5 K 2 O (tỷ lệ 1 : 1 : 1,5)
+ Nghiệm thức 2: nền + 225 N – 150 P 2 O 5 – 300 K 2 O (tỷ lệ 1,5 : 1 : 2)
+ Nghiệm thức 3: nền + 240 N – 100 P 2 O 5 – 275 K 2 O (tỷ lệ 2,4 : 1 : 2,75)
+ Nghiệm thức 4: nền + 250 N – 250 P 2 O 5 – 250 K 2 O (tỷ lệ 1 : 1 : 1)
+ Nghiệm thức 5 (NT đối chứng): nền + 400 N – 400 P 2 O 5 – 300 K 2 O (tỷ lệ
1,33 : 1,33 : 1)
Ghi chú: nền = (25 tấn phân bò + 1 tấn CaO)/ha
12


Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Hàng bảo vệ
Khối I


Khối II

Khối III

NT 2

NT 1

NT 4

NT 1

NT 4

NT 5

NT 5

NT 2

NT 3

NT 3

NT 5

NT 2

NT 4


NT 3

NT 1

Hàng bảo vệ
Qui mô thí nghiệm

Chiều biến thiên

- Diện tích ô thí nghiệm: 25 m2.
- Số ô thí nghiệm: 15 ô.
- Diện tích thí nghiệm: 375 m2.
- Diện tích hàng bảo vệ: 100 m2.
- Diện tích toàn khu thí nghiệm: 475 m2.
13


Bảng 3.2: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất trước khi thí nghiệm
Thành phần cơ

pH

giới (%)

P2O5

N

Cát


Thịt

Sét

H2O

KCl

64

12

24

5,7

5,45

DT

TS

DT

(ppm)

(%)

(ppm)


284

0,15

184

K2O

(%)
1,88

CEC

Ca+

Mg+

DT

TS

(meq/

(meq/

(meq/

(ppm)

(%)


100ml)

100ml)

100ml)

121,7

0,17

10,97

9,46

0,78

CHC

(%)
1,14

(Nguồn: Bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng trường Đại học Nông Lâm – Tp. Hồ Chí Minh, 2001)
DT: dễ tiêu
TS:

tổng số

CHC: chất hữu cơ


14


3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi
3.4.2.1 Cách lấy cây theo dõi
Mỗi ô lấy 5 cây theo đường chéo góc, làm dấu các cây đã chọn bằng cách cắm
cọc tại mỗi cây chọn, đỉnh cọc cách mặt đất 5 cm. Bắt đầu theo dõi 10 NST.
3.4.2.2 Cách lấy mẫu đất trước và sau trồng
Mỗi ô lấy 5 điểm theo đường chéo góc, độ sâu lấy mẫu là 20 cm sau đó trộn lại
và lấy 1 kg mẫu để đem phân tích.
3.4.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
• Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Chiều cao cây: đo từ đỉnh cọc đến ngọn cây bằng thước dây, đo 10 ngày 1 lần.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/10 ngày) = chiều cao lần sau – chiều cao
lần trước liền kề.
- Động thái ra lá: đếm số lá trên thân chính 10 ngày 1 lần, qui định 1 lá mới khi
thấy rõ phiến lá.
Tốc độ ra lá (lá/10 ngày) = số lá lần sau – số lá lần trước liền kề.
• Các chỉ tiêu về phát triển
Thời kỳ ra nụ:
- Ngày bắt đầu ra nụ: khi 15 % số cây trên ô thí nghiệm ra nụ.
- Ngày ra nụ hoàn toàn: khi 75 % số cây trên ô thí nghiệm ra nụ.
Thời kỳ ra hoa:
- Ngày bắt đầu ra hoa: khi 15 % số cây trên ô thí nghiệm ra hoa.
- Ngày ra hoa hoàn toàn: khi 75 % số cây trên ô thí nghiệm ra hoa.
Thời kỳ ra quả và quả chín thương phẩm:
- Ngày bắt đầu có quả: khi 15 % số cây trên ô thí nghiệm có quả.
- Ngày có quả hoàn toàn: khi 75 % số cây trên ô thí nghiệm có quả.
- Ngày quả bắt đầu chín : khi 15 % số cây trên ô thí nghiệm có quả chín.
- Ngày quả chín hoàn toàn: khi 75 % số cây trên ô thí nghiệm có quả chín.

Thời gian ra các chùm hoa, quả trên thân chính
Thời gian ra chùm hoa, quả thứ i: khi 50 % số cây theo dõi xuất hiện chùm hoa,
quả thứ i
i = 1, 2, 3, 4, 5, 6
15


×