Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA VÀ GA LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum). 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 85 trang )

i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA VÀ GA3
LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum).

Tác giả

NGÔ HỒ HOÀNG HẠC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
ThS PHẠM THỊ NGỌC
PGS.TS PHAN THANH KIẾM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn!
Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, cùng tất cả quý Thầy Cô đã tận tình giúp đỡ và
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như tạo điều
kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài.
Cô Phạm Thị Ngọc đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập tốt nghiệp, Thầy Phan Thanh Kiếm đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.


Xin chân thành cảm ơn chú Bảy và các anh chị ở Trại nấm Bảy Yết đã nhiệt tình
giúp đỡ, chia sẻ trong thời gian thực tập.
Xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên đã giúp đỡ, đồng hành cùng tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Và đặc biệt là con xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ba mẹ,
cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dưỡng, tạo điều kiện và động viên.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Ngô Hồ Hoàng Hạc


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm
linh chi (ganoderma lucidum)” được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, gồm 16 nghiệm thức, 3 lần lặp
lại. Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng trong thí nghiệm là NAA và GA3 với các
nồng độ tương ứng là 10 ppm, 20 ppm, 30 ppm.
Những kết quả đạt được :
Nồng độ GA3 30 ppm tơ nấm sinh trưởng mạnh nhất và có thời gian tăng trưởng
nhanh nhất. tiếp đến là GA3 20 ppm.
Nồng độ GA3 30 ppm cũng cho kết quả tốt nhất trong sự phát triển quả thể. Tuy
nhiên, trọng lượng quả thể đạt cao nhất ở nồng độ GA3 10 ppm.
Sử dụng NAA nồng độ 10 ppm và 30 ppm cho tác động tốt nhất đến sự tăng
trưởng tơ nấm và sự phát triển quả thể. Tuy nhiên, NAA 10ppm thì cho kết quả tốt hơn
NAA 30 ppm về trọng lượng quả thể.
Sử dụng kết hợp NAA và GA3 cho kết quả tốt đối với sự tăng trưởng quả thể ở

các nghiệm thức: NAA 20ppm và GA3 30 ppm, NAA 10 ppm và GA3 0ppm. Trong đó
NT NAA 20ppm và GA3 30 ppm có thời gian tăng trưởng và ra quả thể sớm nhất.
Đối với sự phát triển quả thể thì nghiệm thức NAA 0ppm và GA310 ppm kích
thích sự tăng trưởng chiều rộng mũ nấm tốt nhất, nghiệm thức NAA 10ppm và GA3 0
ppm cho trọng lượng quả thể cao nhất.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv 
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................................ 2 
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................................. 2 
1.4 Giới hạn đề tài ................................................................................................................ 3 
Chương 2  TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4 
2.1 Nấm linh chi .................................................................................................................... 4 
2.1.1 Sơ lược về nấm linh chi .......................................................................................... 4 
2.1.2 Vị trí phân loại ............................................................................................................ 4 
2.1.3 Nguồn gốc và sự phân bố. ...................................................................................... 5 
2.1.4 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của linh chi (Ganoderma lucidum)
 ..................................................................................................................................................... 6 
2.1.4.1 Ganoderma polysaccharide (GLPs) ............................................................... 8 
2.1.4.2 Các 3‐terpen ............................................................................................................ 8 
2.1.4.3 Các alcaloid .............................................................................................................. 8 
2.1.4.4 Các acid amin .......................................................................................................... 9 
2.1.4.5 Các nguyên tố vi lượng ....................................................................................... 9 
2.1.4.6 Các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao .................................................. 10 
2.1.5 Giá trị sử dụng ......................................................................................................... 10 

2.1.6 Đặc điểm sinh học .................................................................................................. 12 
2.1.6.1 Hình dạng, màu sắc............................................................................................ 13 
2.1.6.2 Nhiệt độ thích hợp ............................................................................................. 13 


v

2.1.6.3 Độ ẩm ...................................................................................................................... 14 
2.1.6.4 Độ thông thoáng ................................................................................................. 14 
2.1.7Tình hình sản xuất nấm linh chi trên thế giới và ở Việt Nam ............... 14 
2.1.7.1 Tình hình sản xuất nấm linh chi trên thế giới ........................................ 14 
2.1.7.2 Tình hình sản xuất nấm linh chi ở Việt Nam ........................................... 16 
2.2 Chất điều hòa sinh trưởng. .................................................................................... 18 
2.2.1 Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng ....................................................... 18 
2.2.1.1 Khái niệm .............................................................................................................. 18 
2.3 Một số nghiên cứu ứng dụng của auxin và gibberellins. ........................... 22 
2.3.1 Ứng dụng auxin ...................................................................................................... 22 
2.3.2 Ứng dụng gibberellins ......................................................................................... 23 
4.1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự tăng trưởng của tơ nấm ................... 29 
4.2 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự tăng trưởng của cuống nấm ........... 38 
4.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự tăng trưởng của mũ nấm ................. 39 
4.4 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên trọng lượng và năng suất nấm ............. 41 
4.5 Tỷ lệ bịch nấm nhiễm bệnh ................................................................................... 44 
5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 47 
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................... 47 
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 52 


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm linh chi (Ganoderma lucidum)
........................................................... 7
Bảng 2.2: Lục bảo linh chi và tác dụng trị liệu .................................................... 11
Bảng 2.3: Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm linh chi ..................................... 12
Bảng 4.1: Thời gian tăng trưởng tơ nấm

......................................................... 31

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng tơ nấm

......................................................... 34

Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng tơ nấm

......................................................... 37

Bảng 4.4: Chiều dài và đường kính cuống nấm ................................................... 39
Bảng 4.5: độ dày, chiều dài và chiều rộng mũ nấm ............................................. 41
Bảng 4.6: Trọng lượng tươi và trọng lượng khô quả thể ..................................... 43 .
Bảng 4.7 : Năng suất thực thu

......................................................... 44

Bảng 4.8: Các loại bệnh xuất hiện trên nấm linh chi nuôi trồng .......................... 45



vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình

Trang

Hình 2.1: Chu trình phát triển của nấm linh chi ................................................... 13
Hình 2.2 Cấu tạo nấm linh chi .............................................................................. 13
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nhiễm bệnh trên nấm linh chi. ................................................ 46


viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
CV: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: năng suất thực tế.
NT: Nghiệm thức
P: Xác suất (Probability)
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1


Đặt vấn đề
Nấm ăn đã được phát hiện và trở thành nguồn thực phẩm trên thế giới từ hàng

trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với động vật và thực vật về khả năng quang hợp,
dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng. Bên cạnh việc sản xuất
nấm ăn, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, người ta còn sản xuất
nấm làm dược liệu. Nhiều công trình nghiên cứu về y học xem nấm là một loại thuốc
có khả năng phòng chống bệnh ung thư, tăng miễn dịch cho cơ thể.
Nấm ăn và nấm dược liệu đang có nhu cầu lớn trên thị trường nội địa và thị trường
xuất khẩu. Nấm dược liệu bao gồm nhiều loại như nấm hương, nấm trân châu, nấm phục
linh, nấm linh chi,… Hiện nay, sản xuất và chế biến nấm đã phát triển thành một nghề ở
trình độ cao theo phương thức công nghệ hiện đại ở nhiều nước trên thế giới.
Linh chi là loài nấm dùng làm thuốc, là biệt dược, dùng chữa nhiều thứ bệnh, do
đó nhiều nhà nấm học đã kỳ công nghiên cứu và người ta đã tìm được cách trồng
chúng. Ngày nay, nấm linh chi được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó nhiều
nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, riêng ở Đoài Loan hàng năm doanh thu của
các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm linh chi đạt trên 350 triệu USD
(Nguyễn Hữu Đống, 2002).
Ở Việt Nam trong chục năm gần đây, nấm linh chi đã được một số viện, trung
tâm nghiên cứu thử nghiệm cách trồng, nay đã đưa ra quy trình trồng linh chi rộng rãi


2

trong cả nước, đem lại lợi nhuận khá lớn, tạo ra nghề trồng nấm dược liệu cho nông
dân nhiều vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nhiều nơi.
Trong những nghiên cứu về nấm Linh chi, Cổ Đức Trọng và Phan Thị Nhiều đã
phát hiện được trong hệ quả sợi và quả thể nấm linh chi các chất có hoạt tính giống các
chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Sự hiện diện của các chất này đã giúp quá trình

hình thành và tăng trưởng của sợi nấm, quả thể nấm, cũng như tính hướng quang của
quả thể nấm. Các chất tìm được bao gồm: auxin, gibberelline, acid abscisic, ethylene,
sắc tố authocian… Phát hiện này đã giúp thuần hóa và trồng thành công nhiều chủng
nấm linh chi chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường dược khó tính
như: Nhật Bản, Đài Loan…
Hiện nay do nhu cầu sử dung nấm linh chi ngày càng tăng, đồng thời đây cũng là
nguồn đem lại lợi nhuận rất lớn, tạo ra nghề nuôi trồng nấm dược liệu cho nông dân
nhiều vùng, vì thế cần có những nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển
nghề nuôi trồng nấm linh chi đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng nấm.
Sự hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng và ứng dụng đối với sự tăng trưởng của
nấm linh chi sẽ góp phần vào việc quản lý các điều kiện sinh trưởng, phát triển trong
sản xuất nấm linh chi ở nước ta.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông học Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả
năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum”.
1.2 Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là tìm ra nồng độ thích hợp của NAA và GA3 để ứng dụng
vào việc tăng khả năng sinh trưởng của nấm linh chi.
1.3 Yêu cầu
Nắm được các ảnh hưởng tác động của hai chất NAA và GA3 đến nấm linh chi
qua việc theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng thời gian, tốc độ ra tơ nấm, động thái tăng
trưởng của tơ nấm, đường kính cuống nấm, chiều dài cuống nấm, chiều dài mũ nấm,
chiều rộng mũ nấm, độ dày mũ nấm trên từng nghiệm thức thí nghiệm.


3

1.4 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian và tính chất của đề tài nên thí nghiệm chỉ được thực
hiện trên một giống linh chi phổ biến hiện nay ở nước ta và chỉ xử lý ở số lần nhất định.



4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nấm linh chi
2.1.1 Sơ lược về nấm linh chi
Theo Lý Thời Trân (1595), đã giới thiệu 6 loại linh chi có màu sắc khác nhau:
thanh chi (linh chi xanh còn gọi là long chi), xích chi (linh chi đỏ còn gọi là hồng chi),
hoàng chi (linh chi vàng còn gọi là kim chi), bạch chi (linh chi trắng còn gọi là ngọc
chi), hắc chi (linh chi đen còn gọi là huyền chi) và tử chi (linh chi màu tím).
Ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đoài Loan…,
việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng linh chi đang được công nghiệp hóa với quy mô
lớn về phân loại, nuôi trồng chủ động, chế biến và bào chế dược phẩm. Đồng thời nghiên
cứu hóa dược các hoạt chất có tác dụng dược lý và phương pháp điều trị lâm sàng.
Trong số các loài linh chi tìm thấy cho đến nay thì xích chi (Ganoderma lucidum)
được nghiên cứu y dược chi tiết nhất. Loài chuẩn Ganoderma lucidum có thành phần
hoạt chất sinh học phong phú và hàm lượng nhiều nhất (Lê Xuân Thám, 2005).
2.1.2 Vị trí phân loại
Nấm linh chi có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay:
- Ngành: Eumycote
- Lớp: Basidiomycetes
- Bộ: Polyporales
- Họ: Ganodermataceae


5

- Chi: Ganoderma

- Loài: Ganoderma lucidum
2.1.3 Nguồn gốc và sự phân bố.
Theo Nguyễn Duy Chính (1998),
Linh chi viết theo kiểu phiên âm của Trung Hoa Lingchih hay Lingzhi, tiếng
Nhật là Reishi, tên khoa học là Ganoderma lucidum thường mọc trên những thân cây
mục. Ngày xưa, người ta chỉ có thể tìm thấy nấm trong rừng hoặc trên những núi cao
chứ không cách gì có thể gây giống được.
Trong tự nhiên, linh chi chỉ mọc ở rừng rậm, ít ánh sáng và có độ ẩm. Những
thân cây mục thường mọc nấm linh chi là cây mận, câu dẻ (pasania), và guercus
serrata. Tuy nhiên không phải thân cây nào cũng mọc được nấm linh chi, mà trong
hàng vạn cây mới có được một vài cây có thể mọc. Chính vì thế loại nấm này rất quý
hiếm trong dạng thiên nhiên.Trong lịch sử đã có rất nhiều người tìm cách gây giống và
trồng loại nấm này nhưng đều không được. Mà mãi tới năm 1971, hai nhà bác học
người Nhật tên là Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi, giáo sư thuộc phân khoa nông
nghiệp, của đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống nên người ta mới
trồng được loại nấm này một cách qui mô. Từ đó, nấm linh chi được trồng và sử dụng
trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.
Ngày nay, trên thế giới hàng năm sản xuất được khoảng 4.300 tấn, riêng Trung
Hoa trồng khoảng 3000 tấn còn lại là các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ðài
Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Sri Lanka và Indonesia. Nhật Bản tuy
đã tìm ra cách trồng nhưng chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung
Hoa. Cách trồng nấm linh chi ngày càng phát triển, và tại nước ta, nhiều nhà nông
nghiệp học cũng đã nghiên cứu và lập ra một số trại trồng và bào chế nấm linh chi ở
Sài Gòn từ năm 1987. Hiện nay, đã có nhiều trang trại trồng nấm linh chi như huyện
Long Thành, Long Khánh ở tỉnh Đồng Nai, quận 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn ở thành
phố Hồ Chí Minh…


6


2.1.4 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của linh chi (Ganoderma lucidum)
Thành phần hóa học của G.lucidum gồm các chất:
Nước

: 12-13%

Lignin

: 13-14%

Cellulose

: 54-56%

Hợp chất nitơ

: 1,6-2,1%

Hợp chất phenol

: 0,08- 0,1%

Hợp chất steroid

: 0,11-0,16%

Chất béo

: 2%


Chất khử

: 4-5%

Saponin toàn phần

: 0,3-1,23%

Acaloide và glucoside tổng số

: 1,82-3,06%

Các nguyên tố vô cơ như: Ag, Br, Ca, Fe, K, Na, Mg, Mn, Zn, ...Hai nguyên tố
quan trọng nhất là selenium và germanium (Lê Xuân Thám, 1998).
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV (tử
ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng – sắc ký khí (GC – MS), phổ cộng hưởng
từ hạt nhân và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cùng phổ kế plasma
(ICP), đã xác định chính thức gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong nấm linh chi.


7

Bảng 2.1: Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm linh chi (Ganoderma lucidum)
Thành phần hoạt
chất
ARN

Nhóm chất

Hoạt tính dược lý


Loại mô nấm

Nucleic acid

Kích thích hệ miễn dịch

Bào tử

Chống virus
**(không xác định)

Alkaloid

Bổ tim

Quả thể

**

Glycoprotein

Ức chế khối u

Quả thể

Adenosine

Nucleotide


Tăng sự lưu thông máu
Thư giãn cơ, giảm đau

Quả thể

Chống khối u
Beta – D - glucans

Polysaccharide

Kích thích hệ miễn dịch
Giảm lượng đường huyết

Quả thể

Bổ tim
Chống dị ứng
Ganoderic acids

Triterpenoid

Bảo vệ gan

Quả thể

Ức chế tổng hợp cholesterol
Ganodermadiol

Triterpenoid


Adenosine

Nucleotide

Giảm huyết áp
Ức chế ACE
Tăng sự lưu thông máu
Thư giãn cơ, giảm đau

Quả thể

Hệ sợi nấm

Chống khối u
Beta – D - glucans

Polysaccharide

Kích thích hệ miễn dịch

Hệ sợi nấm

Tăng sản xuất kháng thể
Uridine, Uracil
Cyclooctasulpher

Nucleoside

Phục hồi sự dẻo dai


Hệ sợi nấm

Chống dị ứng

Hệ sợi nấm

(Nguồn Nguyễn Minh Khang, 2005)


8

2.1.4.1 Ganoderma polysaccharide (GLPs)
Phần lớn thực vật chứa polysaccharid, nhưng trong thời gian khá dài chưa được
quan tâm, gần đây các nhà khoa học đã biết polysaccharid là nhóm chất có tác dụng
đặc biệt, nhất là các polysaccharid chứa trong nấm. Có trên 200 loại polysaccharide
được ly trích và thu nhận từ nấm linh chi. Ngoài polysaccharide thu được từ quả thể,
polysaccharide cũng được thu nhận từ quá trình nuôi cấy trong môi trường dịch lỏng
và rắn, chúng vẫn có hoạt tính sinh học trong việc chữa trị (Yihuai Gao, 2001).
Đã chiết tách bằng nước nóng hồng chi thể quả và phân lập được 18
polysaccharid trong đó bao gồm 7 polysaccharid liên kết protein, 4-glucan còn lại là
các polysaccharid khác (Nguyễn Thượng Dong, 2007).
Vai trò dược học của polysaccharide:
o Kích thích hệ miễn dịch cơ thể.
o Gia tăng khả năng dung nạp oxygen.
o Giảm gốc tự do hydroxyl.
o Ức chế khối u phát triển.
o Bảo vệ cơ thể chống lại tia bức xạ.
o Tăng chức năng gan.
o Duy trì khả năng tái sinh tủy và cơ một cách bình thường.
o Tham gia tổng hợp ADN, ARN và protein.

2.1.4.2 Các 3-terpen
Các chất thuộc nhóm 3-terpen được phát hiện từ năm 1982 từ hồng chi. Cho đến
nay được chia làm 3 loại: C30, C20 và C24 hoặc 5 loại theo công thức cấu tạo (Nguyễn
Thượng Dong, 2007)
2.1.4.3 Các alcaloid
Theo Nguyễn Thượng Dong (2007), phần lớn dược thảo chứa alcaloid là nhóm
chất có tác dụng sinh học. Alcaloid linh chi cũng là nhóm chất có tác dụng điều trị.
Cho đến nay đã chiết xuất được hơn 6 alcaloid từ linh chi.


9

Trong quá trình tách chiết betain còn thu được một số chất khác cũng dạng tinh
thể là -butirobetain (CH3)3N+CH2CH2CH2COOHCl-.H2O và este của -butirobetain.
Alcaloid trong tử chi và hồng chi chủ yếu là -butirobetain. Hồng chi nuôi trồng
nhân tạo chứa một lượng rất nhỏ -butirobetain. Bào tử của tử chi người ta còn tách
chiết được C9H15O2SH2O là một dạng muối có điểm chảy 262-2630C từ phần tan trong
nước.
Các alcaloid có tác dung rất khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của alcaloid.
o Tác dụng lên hệ thần kinh
o Tác dụng lên huyết áp
o Tác dụng trị ung thư
2.1.4.4 Các acid amin
Acid amin không những là thành phần cấu tạo nên các protid, không những có
tác dụng dinh dưỡng đối với người, mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong linh chi
thành phần các acid amin rất phong phú. Hồng chi có 17 loại rất cần cho cơ thể người.
Xích chi có hàm lượng acid amin rất cao (14,55 %). Thể sợi của linh chi cũng chứa 17
acid amin. Các acid amin có tác dụng rất tốt đối với người bị xơ gan hoặc viêm gan.
Lượng acid amin có trong thể sợi nấm linh chi là 1,88 %.
Địa điểm, phương pháp nuôi trồng hoặc lên men khác nhau có ảnh hưởng lớn

đến chủng loại acid amin và số lượng của chúng. Linh chi trồng nhân tạo chứa acid
amin cao hơn so với loại mọc hoang (Nguyễn Thượng Dong, 2007).
2.1.4.5 Các nguyên tố vi lượng
Gần đây đã phát hiện các nguyên tố vi lượng có quan hệ đến sự phát sinh và phát
triển của nhiều loại bệnh tật, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sức khỏe
con người. Đã phát hiện nhiều loại thảo dược có tác dụng bổ dưỡng chứa nhiều loại
nguyên tố vi lượng có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Tác dụng chữa bệnh bổ dưỡng của
linh chi rất có thể có sự góp phần của các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên ở linh chi
mọc hoang hay nuôi trồng cũng đều chứa một nguyên tố vi lượng độc hại như Pb hoặc
Cd (Nguyễn Thượng Dong, 2007).


10

2.1.4.6 Các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao
Các nhóm chất polysaccharid, 3-terpen và các alcaloid được xem là các nhóm
chất có tác dụng. Polysaccharid linh chi có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao
khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt đối với điều kiện, môi trường bên ngoài khắc
nghiệt, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong trường hợp thiếu dưỡng khí, có tác
dụng điều tiết cơ năng của cơ quan trong cơ thể. Nhóm này được chia làm 5 nhóm
nhỏ, trong đó 3 nhóm đầu do độ lớn nhỏ của phân tử khác nhau như BN3B, BN3C và
GLA là các polysaccharid peptid có phân tử lượng 1 - 2 vạn có tác dụng khá rộng. Các
polysaccharid BN3C và GLA có hoạt tính khá đặc biệt (Nguyễn Thượng Dong, 2007).
Trong số 3-terpen của linh chi thì các acid ganoderic C và D có khả năng ức chế
sự giải phóng amin. Trong các alcaloid linh chi thì -butirobetain có tác dụng tăng thời
gian tuần hoàn và tăng lưu lượng máu ở tim.
2.1.5 Giá trị sử dụng
Theo Lý Thời Trân (1595), linh chi tính bình, không độc, có tác dụng tăng trí
nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa tức ngực, ích phổi, thông mũi, chữa ho,
v.v... Ngoài ra, linh chi còn có thể chữa chứng bí tiểu tiện, bổ thận, đau nhức xương

cốt, gân cốt. Từ lâu linh chi vẫn được liệt vào thứ thuốc quý hiếm do khó tìm.


11

Bảng 2.2: Lục bảo linh chi và tác dụng trị liệu
Tên gọi

Màu sắc

Thanh chi

Xanh

Hồng chi

Đỏ

Hoàng chi

Vàng

Bạch chi

Trắng

Hắc chi

Đen


Đặc tính dược lý
Vị chua, tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ
gan khí, an thần, tăng trí nhớ
Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, dưỡng
tim, bổ trung, chữa trị tức ngực.
Vị ngọt, tính bình, không độc, an thần ích tì khí.
Vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi an
thần, chữa ho nghịch.
Vị mặn, tính bình, không độc, trị chứng bí tiểu.
(Nguồn Lý Thời Trân, 1595)

Ngoài ra, linh chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp, suyễn
sưng cổ họng. Người ta cũng không thấy phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào khi dùng
linh chi lâu. Người Trung Quốc hiện nay còn dùng linh chi để cho da mặt mịn, có lẽ là
do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản đã dùng loại nấm này
trong các loại thuốc trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn dịch của
cơ thể, mà người ta đã dùng linh chi phụ với các loại thuốc trị ung thư. Bác sĩ Fukumi
Morishige, chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của linh chi trong việc
trị bệnh ung thư tại viện Linus Paulong Institate of Science & Medicine (Hoa Kỳ) cho
biết dùng linh chi chung với vitamin C liều lượng lớn có tác dụng mạnh hơn vì vitamin
C giúp cho việc hấp thụ dược tính của linh chi (Nguyễn Thị Hương, 2008).
Trong vài chục năm gần đây, với sự tiến bộ của y học hiện đại, kết hợp với y học
cổ truyền cộng với giá trị dược liệu của nó mà nấm Linh chi đã được nghiên cứu kỹ,
nhiều đặc điểm quý giá của Linh chi được khám phá. Từ 1960, linh chi đã được sử
dụng chữa bệnh rộng rãi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. Ở Việt Nam,
từ thế kỷ XVIII Hải Thượng Lãn Ông cũng đã nói về việc lên núi hái linh chi.


12


Theo các kết quả nghiên cứu dược lý trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng chữa
bệnh của linh chi. Polysaccharid trong linh chi có tác dụng ức chế tế bào ung thư, tăng
miễn dịch cho cơ thể. Chất gecmani của linh chi giúp khí huyết lưu thông, axit
ganoderic trong linh chi chữa chứng giảm bạch cầu.
Từ những tính năng tác dụng của linh chi mà người ta liệt nó vào loại dược liệu
đặc biệt mà các cây, con khác không thể có được (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Bảng 2.3: Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm linh chi
Tác dụng điều trị

Pha chế

Cách dùng

Linh chi 1 – 3 gam

Sắc uống mỗi ngày 3 lần

Suy nhược thần kinh, nhức
đầu, chóng mặt, ngứa ban
đêm
Viêm gan mãn tính, suyễn

Linh chi 50 gam

phế quản, viêm thận
Bệnh tim dài
Cao huyết áp, viêm gan
mãn tính.
Đau dạ dày.


Nghiền bột uống mỗi lần 1 – 1,5
gam, ngày uống 3 lần

Bột linh chi 30 gam,

Nghiền bột 9 – 15 gam uống với

bột đậu 90 gam

nước sôi, ngày uống 3 lần

Linh chi 10 gam

Sắc uống mỗi ngày 3 lần

Linh chi 30 gam,

Ngâm rượu 14 ngày, ngày uống

rượu vang 250 gam

2 lần, mỗi lần 15 ml
( Nguồn Nguyễn Hữu Đống, 2000)

2.1.6 Đặc điểm sinh học
Linh chi là một loài nấm gỗ, mọc ở rừng cây lá rậm, trên gốc và rễ các cây trên
mặt đất – có thể mọc cả trên cây sống lẫn cây chết.
Ganoderma lucidum gặp nhiều ở vùng lạnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Trung Quốc.
Ở Việt Nam đã biết 15 loài linh chi, mọc hoang ở rừng Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Gia Lai, Đắc Lắc.



13

2.1.6.1 Hình dạng, màu sắc
Nấm linh chi (quả thể) gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm.
 Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên, có hình trụ, đường kính 0,5-3cm. Cuống
nấm ít phân nhánh, đôi khi uốn khúc. Lớp vỏ cuống màu nâu, nâu đỏ, nâu đen, không
có lông, bóng.


Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần thành hình rẻ quạt, hay hình bán

nguyệt, hình thận, kích thước thay đổi: rộng 2-25cm, dài 3-30cm, dày 0,5-2cm. mặt
trên bóng như đánh vecni, màu từ vàng chanh, vàng nghệ đến vàng nâu, vàng cam, đỏ
nâu, nâu tím, có đường vân đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ. Phần có cuống đính
hơi gồ lên hoặc lõm xuống. Mặt dưới màu nâu nhạt, mang các ống rất nhỏ chứa bào tử.
Bào tử khi chín màu nâu. Khi nấm trưởng thành thì phát tán bào tử.

Hình 2.1: Chu trình phát triển của nấm linh chi

Hình 2.2 Cấu tạo nấm linh chi
2.1.6.2 Nhiệt độ thích hợp
Giai đoạn nuôi sợi: 20oC - 30oC


14

Giai đoạn quả thể: 22oC - 28oC
2.1.6.3 Độ ẩm

Độ ẩm cơ chất: 60% - 62%
Độ ẩm không khí: 80% - 95%
2.1.6.4 Độ thông thoáng
Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có độ
thông thoáng tốt.
2.1.6.5 Ánh sáng
Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.
Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng cân đối từ
mọi phía.
2.1.6.6 Độ pH
Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu (pH 5,5 - 7).
2.1.6.7 Dinh dưỡng
Linh chi sử dụng trực tiếp nguồn cellulose.
2.1.7Tình hình sản xuất nấm linh chi trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.7.1 Tình hình sản xuất nấm linh chi trên thế giới
Hiện nay, nghề trồng nấm đã phát triển trở thành một ngành công nghiệp ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt phải kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,...
Ở châu Âu và Bắc Mỹ, công nghiệp nấm đa được cơ giới hóa toàn bộ nên năng
suất và sản lượng rất cao.
Ở nhiều nước châu Á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, chủ yếu là trên quy
mô gia đình và trang trại, sản lượng chiếm 70% tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới.
Ở Nhật Bản, nghề trồng nấm truyền thống là nấm hương – Donko (Lentinula
edodes), mỗi năm đạt 1 triệu tấn.


15

Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh chi (Ganoderma), mỗi năm xuất khẩu thu về
hàng trăm triệu USD.
Năm 1960, Trung Quốc đa bắt đầu trồng nấm, áp dụng các biện pháp cải tiến kĩ

thuật, năng suất tăng 4-5 lần, sản lượng tăng vài chục lần. Tổng sản lượng nấm ăn của
Trung Quốc chiếm 60 % sản lượng nấm ăn của thế giới gồm nhiều loại nấm như: nấm
mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò, nấm kim châm,… Và một số loại nấm khác chỉ có ở
Trung Quốc như Đông trùng hạ thảo, tuyết nhĩ. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng
triệu tấn nấm sang các nước phát triển, thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la. Hiện nay ở
Trung Quốc đa dùng kỹ thuật “Khuẩn thảo học” để trồng nấm nghĩa là dùng các loại
cỏ, cây thân thảo để trồng nấm thay cho gỗ rừng và nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày
càng cạn kiệt.
Việc nuôi trồng nấm linh chi được ghi nhận từ năm 1621, nhưng đến 300 năm
sau (1936), với thành công của GS Dật Kiến Vũ Hưng (Nhật) thì ngành nuôi trồng
nấm mới được phổ biến. Nếu tính từ 1979 sản lượng nấm linh chi khô ở Nhật đạt 5
tấn/năm thì đến năm 1995, sản lượng lên đến gần 200 tấn/năm. Như vậy là 16 năm,
sản lượng nấm linh chi của Nhật đã tăng gấp 40 lần (Lê Xuân Thám, 1998).
Trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì từ lâu
nấm linh chi đã được nghiên cứu và sử dụng vào việc phòng và điều trị bệnh. Đến nay
công nghệ nuôi trồng nấm ở các quốc gia này đã phát triển ở quy mô công nghiệp hiện
đại và đem lại nguồn thu khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất nấm phát triển
đã tận dụng nguyên liệu thừa trong các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, cùng
một lúc đem lại sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần không
nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.
Đến nay việc nghiên cứu về nấm linh chi không còn giới hạn trong phạm vi đất
nước Trung Quốc, mà đã mang tính toàn cầu. Hiện nay có khoảng 250 bài báo của các
nhà khoa học trên thế giới đã được công bố liên quan tới dược tính và lâm sàng của
linh chi. Tháng 7/1994, Hội nghị Nấm học thế giới tại Vancouver, Canada đã nhất trí
thành lập viện nghiên cứu linh chi Quốc Tế, đặt trụ sở tại NewYork (Hoa Kỳ) (Lê Duy
Thắng, 2007).


16


Nhiều công trình nghiên cứu về linh chi đã chứng minh trong linh chi chứa
nhiều hợp chất germanium và polysaccharid có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi
chất, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, nâng cao khả năng
đề kháng bệnh, điều tiết hệ thần kinh trung ương, giúp thăng bằng cơ năng; ổn định
huyết áp, bảo vệ gan, bổ não, tăng trí thông minh, tăng trí nhớ, giảm nhẹ các tác dụng
phụ ở bệnh nhân ung thư khi điều trị bằng hóa dược liệu,... Chính vì thế mà ở châu Á
việc sử dụng linh chi làm thuốc, thực phẩm chức năng, trà thuốc trở nên rất phổ biến
và số người sử dụng linh chi ngày càng một tăng trong những năm gần đây (Nguyễn
Thượng Dong, 2007).
2.1.7.2 Tình hình sản xuất nấm linh chi ở Việt Nam
Từ những năm 70, đặc biệt trong các năm 80 và 90 của thế kỷ XX ở Việt Nam
nấm linh chi đã được quan tâm và nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học cũng như
tác dụng dược lý và quy trình sản xuất ra các chế phẩm. Hiện nay, các chế phẩm từ
linh chi đã được con người ưa chuộng và sử dụng ngày càng rộng rãi với nhiều hình
thức đa dạng về chủng loại như: thuốc tiêm, cồn thuốc, cao dán, thuốc xông và cao
thuốc dùng ngoài. Việc nghiên cứu phân lập nhóm hoạt chất làm thuốc còn rất hạn
chế, cần được quan tâm nhiều hơn. Trong công nghiệp điều chế, nhóm polysaccharid
rất được chú ý. Ngoài ra các acid amin và các nguyên tố vi lượng cũng được quan tâm
(Nguyễn Thượng Dong, 2007).
Ngành nuôi trồng nấm dược liệu trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ,
tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Với công nghệ ngày càng hiện
đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu thành công các nguồn nguyên liệu nuôi trồng
nấm linh chi thay cho mùn cưa cao su trước đây. Kết quả này đã góp phần tránh lãng phí
và hạn chế sự ô nhiễm môi trường bởi nguyên liệu được sử dụng là phế thải của các nhà
máy đường, công nghiệp dệt như: bã mía, bông thải,…(Nguyễn Hữu Đống, 2002).
Đặc biệt trong một vài năm gần đây con người đã tìm kiếm và phát hiện một
lượng khá lớn nấm cổ linh chi tại một số vùng núi cao ở nước ta. Đây là một kho tàng
sản phẩm quý của y dược Việt Nam, cần được nghiên cứu sâu để ứng dụng đưa vào
sản xuất, khai thác và phát triển nấm linh chi ở nước ta (Nguyễn Thượng Dong, 2007).



17

Ngành nuôi trồng nấm hiện nay rất dễ phát triển vì các lý do sau:
- Điều kiện thiên nhiên ưu đai, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng lạnh và tháng nóng không nhiều lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Điều
kiện độ ẩm cao thuận lợi cho nấm phát triển. Độ ẩm thấp nhất trung bình ở thành phố
Hồ Chí Minh cũng không nhỏ hơn 80 %.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào, mỗi năm khai thác khoảng 3,5 triệu m3, nếu chế biến
sản phẩm sẽ cung cấp lượng mạt cưa khổng lồ cho ngành trồng nấm, chưa kể các phế
liệu thải…
- Lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 80
% dân số cả nước), nếu tham gia trồng nấm thì sản lượng sẽ rất lớn.
- Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh (Tp HCM), Long
An… hoặc đang phát triển nghề nấm như Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Khánh, Hóc Môn
(Tp HCM)…bên cạnh một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng
nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đẩy phong trào trồng nấm lan rộng.
- Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu với lợi nhuận tương đối, khả dĩ
khuyến khích được người trồng nấm.
Tóm lại, phát triển ngành trồng nấm ở nước ta hiện nay là điều tất yếu. Nó không
chỉ giải quyết vấn đề về lao động mà còn đem lại của cải cho xã hội. Tuy nhiên để
nghề trồng nấm nhanh chóng phát triển ở nước ta, bên cạnh sự vận động theo nhu cầu
xã hội, cần có nhiều đầu tư về mặt khoa học như giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, vấn
đề phòng bệnh, chế biến sản phẩm, cung cấp thông tin cũng như huấn luyện kỹ thuật
trồng nấm và nhất là có chính sách ưu đai cho người trồng nấm như cho vay vốn ưu
đãi, miễn giảm thuế… (Nguyễn Phương Hà, 2009).


×