Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA NẤM Ceratocystis fimbriata Ellis Halst GÂY BỆNH CHẾT NHÁNH CÂY NHÃN (Dimocarpus longan Lour) VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 100 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA NẤM
Ceratocystis fimbriata Ellis & Halst GÂY BỆNH
CHẾT NHÁNH CÂY NHÃN (Dimocarpus longan Lour)
VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM CỦA
MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC

NGÀNH:
KHÓA:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

BẢO VỆ THỰC VẬT
2007 – 2011
NGÔ HỒNG NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


2

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA NẤM
Ceratocystis fimbriata Ellis & Halst GÂY BỆNH
CHẾT NHÁNH CÂY NHÃN (Dimocarpus longan Lour)
VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM CỦA


MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC

Tác giả

NGÔ HỒNG NGUYÊN

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giảng viên hướng dẫn

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/201


3

LỜI CẢM ƠN
Con xin ghi khắc công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ, sự yêu thương giúp đỡ
của các anh chị em đã giúp con trưởng thành và đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học
Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
Quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Anh Nguyễn Huy Cường – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại
trường và hoàn thành tốt đề tài này.
Đặc biệt em xin trân trọng biết ơn TS. Từ Thị Mỹ Thuận đã tận tình hướng dẫn, chỉ

dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên, đồng hành cùng tôi trong
suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2011
Sinh viên

Ngô Hồng Nguyên


4

TÓM TẮT

Ngô Hồng Nguyên, khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis
fimbriata Ellis & Halst gây bệnh chết nhánh cây nhãn (Dimocarpus longan Lour)
và hiệu lực phòng trừ nấm của một số thuốc hóa học”
Giảng viên hướng dẫn: TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm bệnh cây thuộc khoa Nông Học trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: tháng 03/2011 đến
tháng 07/2011. Thực hiện đề tài nhằm làm tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp
phòng trừ bệnh chết nhánh do nấm C. fimbriata gây ra.
Thí nghiệm được thực hiện trên 6 mẫu phân lập của nấm C. fimbriata thu thập tại 3
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần
ƒ Khảo sát khả năng gây bệnh của nấm C. fimbriata trên một số cây trồng với
phương pháp chủng bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử và có gây thương trên gân
chính của 6 loại lá gồm nhãn tiêu da bò (Dimocarpus longan), bạch đàn
(Eucaluptus longifolia), cao su (Hevea brasiliensis), cà phê (Coffea arabica),
vú sữa (Chrysophyllum cainito) và ca cao (Theobroma cacao).

ƒ Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với nấm C. fimbriata trong điều
kiện in – vitro. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, thực hiện theo
phương pháp nhiễm độc môi trường với 4 loại thuốc (Topsin M 70WP, Aliette
80WP, Amistar 250EC và Vicarben 50HP), 5 nghiệm thức (0,10; 0,50; 1,00 và
5,00 ppm a.i), 5 lần lập lại, mỗi lần lập lại là một đĩa petri. Thí nghiệm được
theo dõi trong 12 ngày ở điều kiện phòng thí nghiệm.


5

Kết quả đạt được
ƒ 6 mẫu phân lập nấm C. fimbriata đều gây ra triệu chứng bệnh trên lá nhãn tiêu
da bò (Dimocarpus longan) và lá bạch đàn (Eucaluptus longifolia). Trên các lá
cao su (Hevea brasiliensis), cà phê (Coffea arabica), vú sữa (Chrysophyllum
cainito) và ca cao (Theobroma cacao), cả 6 mẫu phân lập đều không gây ra
triệu chứng bệnh.
ƒ Thuốc Vicarben 50HP có hiệu quả diệt nấm cao nhất trong 4 loại thuốc thí
nghiệm và kiềm hãm hoàn toàn sự phát triển của nấm C. fimbriata ở nồng độ
0,10 ppm a.i. Thuốc Amistar 250EC có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển
của nấm C. fimbriata ở nồng độ 0,50 ppm a.i. Thuốc Aliette 80WP có hiệu quả
cao hơn Topsin M 70WP và cả hai thuốc này có thể hạn chế sự phát triển của
nấm C. fimbriata ở nồng độ 2,50 và 5,00 ppm a.i.


6

MỤC LỤC

Nội dung


Trang

TRANG TỰA ............................................................... ........................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................... ........................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ .................................................................................. xi
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................ ........................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về cây nhãn ........................................................................................ 3
2.1.1 Tên gọi và nguồn gốc cây nhãn .................................................................. 3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế ........................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học ............................................................................... 4
2.1.4 Điều kiện sinh thái ..................................................................................... 5
2.2 Tình hình bệnh chết nhánh nhãn ....................................................................... 6
2.3 Giới thiệu về nấm Ceratocystic fimbriata .......................................................... 7
2.3.1 Phân loại ..................................................................................................... 7


7

2.3.2 Đặc điểm của chi nấm Ceratocystis. ........................................................ 7
2.3.2.1 Đặc điểm hình thái và sinh vật học ................................................ 7
2.3.2.2 Các hình thức phát tán .................................................................. 10
2.3.2.3 Kiểm soát bệnh .............................................................................. 11

2.3.3 Những ký chủ của nấm Ceratocystic spp. .................................................. 13
2.3.4 Những nghiên cứu về nấm Ceratocystis spp ............................................ 14
2.3.4.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................... 14
2.3.4.2 Nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 14
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 17
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 17
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 17
3.3.1 Vật liệu .................................................................................................... 17
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 18
3.3.2.1 Phương pháp phân lập nấm Ceratocystis fimbriata ..................... 18
3.3.2.2 Khảo sát khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis fimbriata trên
một số cây trồng. ................................................................................ 18
3.3.2.3 Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với
nấm Ceratocystis fimbriata trong điều kiện in – vitro ..................... 20
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 22
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 23
4.1 Khảo sát khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis fimbriata trên
một số cây trồng ............................................................................................ 23
4.2 Hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với nấm Ceratocystis fimbriata trong
điều kiện in – vitro ....................................................................................... 27


8

4.2.1 Hiệu lực của thuốc Topsin M 70WP (hoạt chất thiophanate – methyl) đối
với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata trong điều kiện in – vitro . 28
4.2.2 Hiệu lực của thuốc Aliette 80WP (hoạt chất fosetyl aluminium) đối
với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata trong điều kiện in – vitro . 37
4.2.3 Hiệu lực của thuốc Amistar 250EC (hoạt chất azoxystrobin) đối

với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata trong điều kiện in – vitro 44
4.2.4 Hiệu lực của thuốc Vicarben 50HP (hoạt chất carbendazime) đối
với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata trong điều kiện in – vitro 51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 62
5.1 Kết luận............................................................................................................... 62
5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 63
PHỤ LỤC ....................................................................................... ......................... 66


9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tên, địa điểm và thời gian thu thập mẫu nấm Ceratocystis fimbriata. .... 19
Bảng 3.2 Tên và nồng độ thuốc thí nghiệm ............................................................. 20
Bảng 3.3 Lượng thuốc thương phẩm chứa 1 g a.i .................................................. 21
Bảng 4.1 Kết quả chủng bệnh nhân tạo 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata
trên lá nhãn tiêu da bò (Dimocarpus longan) ở 10 ngày sau chủng ......................... 24
Bảng 4.2 Kết quả chủng bệnh nhân tạo 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata
trên lá bạch đàn (Eucaluptus longifolia) ở 10 ngày sau chủng ................................ 25
Bảng 4.3 Đường kính tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường PGA
có thuốc Topsin M 70WP (thiophanate – methyl) ................................................... 31
Bảng 4.3 Đường kính tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường PGA
có thuốc Topsin M 70WP (thiophanate – methyl) (tiếp theo) ................................. 32
Bảng 4.4 Đường kính tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường PGA
có thuốc Aliette 80WP (fosetyl aluminium) ............................................................ 39
Bảng 4.4 Đường kính tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường PGA
có thuốc Aliette 80WP (fosetyl aluminium) (tiếp theo) .......................................... 40
Bảng 4.5 Đường kính tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường PGA

có thuốc Amistar 250EC (azoxystrobin) ................................................................. 43


10

Bảng 4.6 Đường kính tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường PGA
có thuốc Vicarben 50HP (carbendazime) ................................................................ 47
Bảng 4.7 Phương trình tương quan tuyến tính và chỉ số IC50 của 4 loại thuốc
đối với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata sau 12 ngày nuôi cấy.............. 58


11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cây nhãn tiêu da bò bị bệnh ..................................................................... 7
Hình 2.2 Triệu chứng trong mạch dẫn ..................................................................... 7
Hình 2.3 Đặc điểm hình thái nấm Ceratocystis sp. ............................................... 9
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh trên gân chính lá nhãn tiêu da bò (Dimocarpus longan)
ở 10 ngày sau chủng dịch bào tử nấm Ceratocystis fimbriata ................................ 26
Hình 4.2 Triệu chứng bệnh trên gân chính lá bạch đàn (Eucaluptus longifolia)
ở 10 ngày sau chủng dịch bào tử nấm Ceratocystis fimbriata ................................ 27
Hình 4.3 Tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường bổ sung
thuốc Topsin M 70WP ở 12 ngày sau cấy ................................................................ 34
Hình 4.4 Tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường bổ sung
thuốc Aliette 80WP ở 12 ngày sau cấy..................................................................... 41
Hình 4.5 Tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường bổ sung
thuốc Amistar 250 EC ở 12 ngày sau cấy ................................................................ 45
Hình 4.6 Tản nấm Ceratocystis fimbriata trên môi trường bổ sung
thuốc Vicarben 50HP ở 12 ngày sau cấy.................................................................. 48



12

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Độ hữu hiệu của thuốc Topsin M 70WP
đối với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata ở 12 ngày sau cấy .................. 33
Đồ thị 4.2 Độ hữu hiệu của thuốc Aliette 80WP
đối với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata ở 12 ngày sau cấy .................. 38
Đồ thị 4.3 Độ hữu hiệu của thuốc Amistar 250EC
đối với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata ở 12 ngày sau cấy. ................. 44
Đồ thị 4.4 Độ hữu hiệu của thuốc Vicarben 50HP
đối với 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata ở 12 ngày sau cấy .................. 46
Đồ thị 4.5 Tương quan giữa nồng độ hoạt chất của thuốc và khả năng
ức chế đường kính tản nấm 6 mẫu phân lập nấm Ceratocystis fimbriata
ở 12 ngày sau cấy ..................................................................................................... 50


13

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Nhãn được xem là cây trồng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp ở các tỉnh đồng bằng cũng như trung du và miền núi bởi có tính thích nghi với
nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Quả nhãn được ưa chuộng vì mùi vị thơm ngon và
tốt cho sức khỏe. Quả nhãn có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp nhằm phục vụ trong
nước và xuất khẩu.

Hiện nay, khi chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, tình hình sâu bệnh hại có
nhiều biến động thì người trồng nhãn đang đứng trước những thách thức trong việc
phòng trừ sâu bệnh hại và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây nhãn. Trái cây nghịch
mùa có giá cao nên nhãn cũng như nhiều cây ăn trái khác đều được áp dụng biện pháp
xiết nước để khắc phục hiện tượng ra quả cách niên cũng như xử lý cho cây ra hoa trái
vụ. Trong biện pháp này, nhãn sẽ bị xiết nước, bấm ngọn, khoanh vỏ để kích thích quá
trình sinh trưởng sinh thực giúp cây ra hoa. Đây là biện pháp đơn giản và được nhiều
nhà vườn áp dụng. Tuy nhiên, chính vết thương do khoanh vỏ trên cây đã tạo điều kiện
cho những tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập như nấm Ceratocystis sp. gây bệnh
chết nhánh nhãn. Giai đoạn đầu khi cây vừa xuất hiện triệu chứng bệnh thì chỉ cành
nhãn bị nấm xâm nhiễm có hiện tượng héo khô và chết đi, sau đó bệnh lan ra cả cây
làm cây cũng bị chết khô. Bệnh xuất hiện trên nhiều cây trong vườn và nhiều vườn
trong một khu vực. Hiện nay những nghiên cứu về bệnh còn rất hạn hẹp nên việc
phòng trừ bệnh còn gặp nhiều khó khăn.


14

Trước tình hình trên, đề tài “Khảo sát khả năng gây bệnh của nấm Ceratocystis
fimbriata Ellis & Halst gây bệnh chết nhánh cây nhãn (Dimocarpus longan Lour) và
hiệu lực phòng trừ nấm của một số thuốc hóa học” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích
Việc khảo sát khả năng gây bệnh và hiệu lực phòng trừ nấm của một số thuốc
hóa học đối với nấm C. fimbriata nhằm làm tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp
phòng trừ bệnh chết nhánh do nấm C. fimbriata gây ra.
1.3 Yêu cầu
ƒ Thu thập và phân lập mẫu nấm C. fimbriata từ cây nhãn bị chết nhánh ở ba tỉnh
Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long.
ƒ Chủng bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử nấm C. fimbriata trên lá của một số cây
trồng.

ƒ Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học đối với nấm C. fimbriata trong điều kiện
in – vitro.


15

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây nhãn
2.1.1 Tên gọi và nguồn gốc cây nhãn
Tên khoa học của cây nhãn là Dimocarpus longan Lour, tên tiếng Anh là
Longan và tên tiếng Pháp là Longanier. Theo Tôn Thất Trình (1995), nhãn thuộc họ
Sapindacae (họ Bồ Hòn), gồm 1000 loài thực vật có giá trị ở xứ nóng, xếp theo 125
tông. Nhãn thuộc tông Euphoria có 7 loài mọc ở xứ nóng hay bán nhiệt đới á châu.
Tuy nhiên, chỉ duy nhất Euphoria longan được trồng rộng rãi.
Cây nhãn có nguồn gốc từ Bắc Myanmar tới Nam Trung Quốc. Tại Trung
Quốc, nhãn có nguồn gốc ở Yunnan và các trung tâm phát sinh phụ là Guangdong,
Guangxi và đảo Hainan (Nguyễn Văn Kế, 2000).
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
ƒ Về giá trị dinh dưỡng
Nhãn là trái cây quý, thơm ngọt, trong 100 g cùi quả cung cấp 100 – 109 calo,
8,00 mg vitamin C, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác (Nguyễn Văn Kế, 2000).
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả nhãn cho thấy: hàm lượng đường
tổng số từ 12,38 – 22,25%, trong đó glucoza chiếm 3,85 – 10,16%, axit tổng số từ
0,096 – 0,109%, vitamin C từ 43,12 – 163,70 mg/100 g cùi quả, hàm lượng vitamin K


16


là 196,50 mg/100 g cùi quả. Ngoài ra, nhãn còn cung cấp các khoáng chất Ca, Fe, P,
K, Na…là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe (Trần Thế Tục, 1999).
ƒ Ý nghĩa kinh tế
Trên thế giới, Trung Quốc có diện tích trồng nhãn lớn nhất và sản lượng cao
nhất (Trần Thế Tục, 1997). Theo Liu và Ma (2000), diện tích trồng nhãn của Trung
Quốc năm 1997 là 432.400 ha (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Kế, 2008). Nhãn cũng được
trồng ở Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Philippin. Sau thế kỷ XIX, nhãn
được trồng tại các nước Âu Mỹ, châu Phi, Oxtrâylia trong vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới (Trần Thế Tục, 1997). Số liệu trong cuộc hội thảo về cây ăn quả năm 2007 tại
Malaysia cho thấy, năm 2005 Thái Lan đã xuất khẩu 242.000 tấn nhãn và sản lượng
nhãn tại Thái Lan đạt khoảng 706.000 tấn trên diện tích trồng 153.000 ha (trích dẫn
bởi Nguyễn Văn Kế, 2008).
Theo Nguyễn Văn Kế (2008), từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam đã là một trong ba
nước trồng nhiều nhãn nhất trên thế giới. Năm 2005 diện tích trồng nhãn của Việt
Nam là 70.200 ha với sản lượng 481.000 tấn.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Rễ có 3 loại gồm rễ hút, rễ vận chuyển và rễ quá độ. Rễ hút nằm ở đầu mút của
rễ, có mang nấm cộng sinh. Rễ vận chuyển màu nâu đỏ, vỏ ngoài có nhiều điểm lồi mà
từ đây có thể mọc ra những rễ hút mới. Rễ hút sau khi hình thành hơn một tháng thì
chuyển thành rễ quá độ. Rễ làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để
nuôi cây (Trần Thế Tục, 1999).
Thân gỗ, cao trung bình 7 – 13 m. Cây phân cành mạnh mẽ, lá xanh quanh năm
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
Lá kép có từ 3 – 6 cặp lá chét, mép lá trơn. Đầu và gốc lá bầu (ở long nhãn)
hoặc thon (ở tiêu da bò). Mặt dưới lá xanh mốc, giống nhãn xuồng thì mặt dưới lá có
lông mịn. Lá non màu vàng hoặc nâu đỏ (Nguyễn Văn Kế, 2008).


17


Hoa nhãn gồm hai loại: hoa lưỡng tính và hoa đực (Xuân Hảo, 2005). Hoa
lưỡng tính có bầu noãn phát triển một ngăn trở thành quả. Các loại hoa phát triển gối
lên nhau trên một phát hoa. Phát hoa dài từ 8 – 40 cm gồm nhiều gié nhỏ, phân nhánh.
Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Quả nhãn thuộc loại quả hạch. Vỏ quả màu vàng sậm (ở nhãn tiêu da bò), vàng
ửng hồng (ở nhãn tiêu hồng) hay vàng nhạt (ở nhãn tiêu trắng). Mỗi chùm có thể đến
80 quả, đường kính quả dao động từ 1,25 – 3,5 cm, nặng từ 5 – 22 g. Cùi quả đục, tróc,
vị ngọt, mùi thơm ete, mỏng, nhiều nước (ở long nhãn) hoặc ráo nước (ở các loại nhãn
tiêu) (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Hạt tròn, vỏ màu nâu sậm và láng. Hạt to và nứt trắng hoăc hạt bé vừa (ở nhãn
da bò, nhãn tiêu hồng) hay hạt rất bé (ở nhãn tiêu da me, nhãn thái long tiêu) (Nguyễn
Văn Kế, 2008).
2.1.4 Điều kiện sinh thái
Theo Trần Thế Tục (1999), căn cứ vào nguồn gốc và quá trình phát dục thích
nghi với điều kiện á nhiệt đới nên nhãn được xếp vào nhóm cây ăn quả á nhiệt đới.
Nguyễn Văn Kế (2008) lại cho rằng nhãn là cây trồng được cả ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Vì vậy điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của cây nhãn
ƒ Nhiệt độ: tối hảo cho ra hoa và quả phát triển là 20 – 25ºC. Vào thời kỳ ra hoa
nhiệt độ từ 15 – 22ºC là tốt nhất, trên 40ºC quả sẽ bị hại và bị rụng. Tùy theo
giống mà nhiệt độ tới hạn thay đổi từ 7 – 12ºC (Nguyển Văn Kế, 2008).
ƒ Ánh sáng: cây nhãn cần đầy đủ ánh sáng và thoáng. Nhãn không chịu được nơi
quá khô và ánh sáng gay gắt (Trần Thế Tục, 1999).
ƒ Lượng mưa: tối thiểu 1.200 – 1.500 mm/năm, nếu lượng mưa phân bố không
đều cần tưới bổ sung (Nguyễn Văn Kế, 2008). Độ ẩm không khí 70 – 80% là
thích hợp (Trần Thế Tục, 1997).


18

ƒ Đất đai: nhãn sinh trưởng tốt nhất trên đất thịt và đất thịt pha cát. Chân đất sâu

và thoát thủy tốt vì nhãn chịu úng rất kém. Độ pH từ 5,5 – 6,5 là thích hợp
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.2 Tình hình bệnh chết nhánh nhãn
Bệnh xuất hiện trên diện rộng và cao điểm vào tháng 7 – 8, tức là 3 – 4 tháng
sau khi tiến hành khoanh vỏ cây để xử lý ra hoa. Theo kết quả điều tra của Nguyễn
Huy Cường (2006), trên nhãn tiêu da bò tại Tiền Giang, bệnh chết nhánh chiếm 6,5%
trên tổng diện tích trồng nhãn của tỉnh. Đến năm 2008, bệnh đã xuất hiện trên tất cả
các vùng trồng nhãn của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long (trích dẫn bởi Trương
Thị Hậu, 2009).
Triệu chứng bệnh: Ban đầu trên cây xuất hiện một hoặc vài nhánh có lá héo
vàng đột ngột và rụng đi làm nhánh chết khô. Bên trong nhánh bị bệnh, hệ thống bó
mạch biến màu tạo thành những vân màu nâu đen. Cuối cùng cả cây chết khô. Nhánh
héo thường là nhánh cấp 1. Từ khi phát hiện cành héo đầu tiên đến lúc cây chết có thể
kéo dài từ 3 – 4 tháng.
Nguyên nhân gây bệnh: năm 2008, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Đặng Thùy Linh và
Nguyễn Huy Cường thuộc phòng Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả
Miền Nam đã xác định nguyên nhân gây bệnh chết nhánh nhãn tiêu da bò là nấm
Ceratocystis sp.. Khi phân lập 118 mẫu nhãn bị bệnh chết nhánh có 64 mẫu xác định là
Ceratocystis sp. chiếm tỷ lệ 54,2%, các mẫu còn lại bị tạp nhiễm không định danh
được (trích dẫn bởi Trương Thị Hậu, 2009).
Những nghiên cứu về nấm gây bệnh héo rũ trên xoài và các ký chủ khác đã chỉ
ra rằng, khi có tác nhân gây bệnh xâm chiếm các mô ký chủ thì sẽ có sự phản ứng của
mô chủ với xự xâm nhiễm đó, trong đó sự đổi màu của gỗ là phổ biến. Sự xâm nhiễm
vào mô gỗ của sợi nấm và sau đó sản sinh những nốt sần đã được báo cáo cho nhiều
tương tác giữa nấm và ký chủ, bao gồm cả những loài Ceratocystis sp. (trích dẫn bởi
Sadi và ctv., 2010).


19


Hình 2.1 Cây nhãn tiêu da bò bị bệnh

Hình 2.2 Triệu chứng trong mạch dẫn

2.3 Giới thiệu về nấm Ceratocystis fimbriata
2.3.1 Phân loại
Kingdom (giới):

Fungi

Phylum (ngành):

Ascomycota

Class (lớp):

Sordariomycestes

Subclass (phân lớp):

Hypocreomycetidae

Order (bộ):

Microascales

Family (họ):

Ceratocystidaceae


Genus (chi):

Ceratocystis

Loài (species):

Ceratocystis fimbriata

<Nguồn: />Đến năm 2009 chi Ceratocystis có khoảng 102 loài, trong đó các loài gây bệnh phổ
biến là Ceratocystis fimbriata, Ceratocystis gossypina var. robusta, Ceratocystis
paradoxa, Ceratocystis variospora, Ceratocystis fagacearum và Ceratocystis platani.
< Nguồn: />2.3.2 Đặc điểm của chi nấm Ceratocystis
2.3.2.1 Đặc điểm hình thái và sinh vật học
Quan sát trên môi trường nhân tạo, sợi nấm ban đầu màu trắng sau chuyển sang
màu nâu đen. Trong vài ngày, cành bào tử phân sinh phát triển, từ cành bào tử phân
sinh sản sinh ra những chuỗi bào tử phân sinh màu trắng, còn gọi là bào tử nội sinh.


20

Bào tử nội sinh hình trụ, dài từ 11 – 16 µm, chiều rộng 4 – 5 µm. Bào tử hậu có chiều
dài 9 –16 µm, chiều rộng từ 6 – 13 µm, màu nâu. Bào tử nội sinh cũng có khả năng trở
thành bào tử hậu khi chúng có vách dày hơn. Quả thể mọc nổi trên bề mặt tản nấm,
hình cầu, đường kính từ 130 – 200 µm, màu nâu đen. Cổ quả thể dài trên 800 µm. Khi
cổ quả thể mở ra có 8 – 15 tua, mỗi tua dài từ 5 – 90 µm. Bào tử túi dạng như cái mũ,
chiều dài 4,5 – 8 µm, chiều rộng từ 2,5 – 5,5µm, nằm trong quả thể cùng với khối chất
nhày màu hồng. Bào tử túi thoát ra ngoài qua cổ quả thể thành từng cuộn với khối chất
nhày (trích dẫn bởi Baker và Harrington, 2001; Harrington, 2004).
Theo Trương Thị Hậu (2009), nấm Ceratocystis sp. phân lập từ cây nhãn chết nhánh ở
Tiền Giang có đặc điểm

ƒ Tản nấm của Ceratocystis sp. dạng tròn, sợi nấm mọc dày, lúc đầu màu trắng
sau chuyển sang màu nâu đen, những sợi nấm ngoài rìa tản nấm vẫn màu trắng.
Quan sát dưới kính hiển vi thấy sợi nấm mảnh, có vách ngăn, chổ vách ngăn
không thắt lại.
ƒ Bào tử nội sinh xuất hiện 2 ngày sau cấy (NSC) trên môi trường PGA, hình trụ,
đơn bào, mọc thành chuỗi, không màu. Chiều dài bào tử nội sinh từ 16,25 –
27,50 µm, trung bình 19,83 µm với độ lệch chuẩn là 3,18. Chiều rộng thay đổi
từ 2,5 – 6,25 µm, trung bình 4,33 µm với độ lệch chuẩn là 1,22.
ƒ Bào tử hậu xuất hiện 3 NSC trên môi trường PGA, xuất hiện riêng lẻ hoặc
thành từng chuỗi ngắn. Bào tử hậu màu nâu đen, hình cầu, chiều dài 10,00 –
13,75 µm, trung bình 12,42 µm với độ lệch tiêu chuẩn 1,91. Chiều rộng từ 5,00
– 16,25 µm, trung bình 9,50 µm với độ lệch chuẩn 2,14.
ƒ Sau 5 NSC trên môi trường PGA quả thể và bào tử túi xuất hiện. Quả thể mọc
nổi trên bề mặt tản nấm, phần dưới đáy phình to gần như hình cầu, màu đen,
chiều dài 130,00 – 310,00 µm, trung bình đạt 232,67 µm với độ lệch tiêu chuẩn
58,71. Chiều rộng 110,00 – 300,00 µm, trung bình đạt 195,00 µm với độ lệch
tiêu chuẩn là 37,76. Cổ quả thể dài, màu đen, thẳng, chiều dài từ 190,00 –
500,00 µm, trung bình đạt 367,83 µm với độ lệch tiêu chuẩn 79,82. Phía đầu


21

của cổ quả thể mở rộng với những tua nhỏ. Những tua này mọc tỏa ra các phía,
màu hơi nâu, không có vách ngăn.
ƒ Bào tử túi đơn bào, hình dạng như cái mũ, được rỉ ra từ cổ quả thể tạo thành
những khối màu vàng. Bào tử túi dài từ 3,75 – 7,50 µm, trung bình đạt 5,92 µm
với độ lệch tiêu chuẩn 1,18. Chiều rộng bào tử túi từ 3,75 – 7,50 µm, trung bình
đạt 4,42 µm với độ lệch tiêu chuẩn 1,12.

a


d

b

e

c

f

Hình 2.3 Đặc điểm hình thái nấm Ceratocystis sp.
a – tản nấm, b – sợi nấm, c – bào tử nội sinh, d – bào tử hậu, e – bào tử túi, f – quả thể
Nấm có thể phát tán bằng sợi nấm, bào tử nội sinh, bào tử hậu và bào tử túi.
Trong gỗ và đất, Ceratocystis fimbriata sản sinh ra bào tử hậu (chlamydospores) có
thể tồn tại trong thời gian dài. (trích dẫn bởi Baker và ctv., 2008). Bào tử hậu, có khả
năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt vì nó có vách dày. Mặt khác, chúng có thể
tồn tại trong đất, phân của côn trùng hoặc những mảnh gỗ ngâm trong nước. Tản nấm
Ceratocystis fimbriata có mùi trái cây nên thu hút côn trùng giúp phát tán nấm. (trích
dẫn bởi Baker và Harrington, 2001; Harrington, 2004).
Nấm Ceracystis f.sp. platani có thể tồn tại nhiều năm ở -17°C, nhưng không
phát triển dưới 10°C hoặc trên 45°C, tồn tại trong đất hơn 105 ngày vào mùa đông.
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 25°C. Nấm này dường như không có thời gian ủ


22

bệnh. Nấm có thể tồn tại trong 7 – 10 ngày trên bề mặt của vết thương. Nấm xâm nhập
thông qua vết thương, tấn công vỏ cây và vào mạch gỗ (Accordi, 1989).
Nấm Ceratocystis spp. ở giai đoạn sinh sản vô tính có tên là Thielaviopsis spp..

Ở giai đoạn sinh sản vô tính, chúng sản sinh ra dạng bào tử có khả năng tồn tại thời
gian dài trong đất. Do vậy, nấm này được đánh giá là một trong những loài nấm gây
hại nguy hiểm cho nhiều chủng loại cây trồng (Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Đức
Thịnh, 2009).
2.3.2.2 Các hình thức phát tán
Nấm Ceratocystis chủ yếu có 5 hình thức phát tán
ƒ Phát tán trong tự nhiên: loài C. fimbriata có thể phát tán dễ dàng giữa những
cây thuộc chi Platanus trồng gần nhau thông qua chổ tiếp xúc của rễ hay xâm
nhập từ vết thương ở rễ. Cây xoài (Mangifera indica) có thể bị nhiễm bệnh từ
nguồn nấm có sẵn trong đất. (trích dẫn bởi Baker và Harrington, 2001;
Harrington, 2004). Nấm Ceratocystis sp. có thể lan truyền qua các mảnh vụn
của cây bị nhiễm bệnh. Phân côn trùng và mùn cưa mang mầm bệnh có thể lan
truyền nhờ gió, mưa hay nước máy (trích dẫn bởi Baker và ctv., 2008).
ƒ Phát tán nhờ côn trùng: Vài loài trong chi Ceratocystis có quả thể mang mùi
thơm như mùi trái cây nên thu hút côn trùng. Những côn trùng thuộc bộ cánh
cứng và ấu trùng của nó là những vector truyền bệnh quan trọng (trích dẫn bởi
Baker và Harrington, 2001; Harrington, 2004). Các loài côn trùng (Coleoptera –
Nitidulidae) làm vector truyền bệnh là những côn trùng mang nấm và gây hại
trên nhiều cây trồng. Một số côn trùng cánh cứng như loài Xyleborus và
Hypocryphalus tạo điều kiện cho sự lây lan của nấm bệnh. Bào tử túi chỉ phát
tán nhờ côn trùng mà không phát tán trong không khí. Bào tử lưu tồn trong
phân côn trùng (trích dẫn bởi Baker và ctv., 2008). Cây lấy củ như khoai lang
(Ipomoea batatas) thường bị nấm tấn công thông qua những loài côn trùng và
loài gặm nhấm (trích dẫn bởi Baker và Harrington, 2001; Harrington, 2004).
Trên cây xoài (Mangifera indica), loài cánh cứng Hypocryphalus mangiferae
(Coleoptera – Scolytidae) mang bào tử của nấm C. fimbriata và nấm


23


Lasiodiplodia theobromae. Loài H. mangiferae được cho là tác nhân truyền các
loài nấm trên cho cây xoài khỏe mạnh. Hoạt động như một tác nhân gây vết
thương cho cây và như một vector mang bào tử nấm, loài H. mangiferae có thể
có hỗ trợ sự lây lan nhanh chóng của bệnh chết nhánh xoài ở Oman (Adawi và
ctv., 2006). Nấm C. fimbriata tạo ra hương thơm trái cây hấp dẫn đối với côn
trùng và bào tử túi được sản sinh tại đỉnh quả thể nên chúng dễ dàng được vận
chuyển bởi côn trùng cánh cứng Scolytidae (trích dẫn bởi Adawi và ctv., 2006).
ƒ Phát tán qua hạt giống: trong một mẫu hạt giống thí nghiệm tại US National
Fungus Collections (BPI 596218) của cây thuộc chi Erythrina có mang quả thể
nấm C. fimbriata. Vì vậy kết luận quả thể nấm C. fimbriata có thể phát tán qua
hạt giống (trích dẫn bởi Baker và Harrington, 2001; Harrington, 2004). Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của CABI (2007) thì không có bằng chứng về sự lây lan
của C. fimbriata qua hạt giống (trích dẫn bởi Baker và ctv., 2008).
ƒ Phát tán qua quá trình canh tác: nấm Ceratocystis sp. có thể bám vào các dụng
cụ canh tác như dao, kéo, cuốc, búa…nếu dụng cụ tiếp xúc với cây đã bị bệnh
và lây bệnh sang cây khỏe (trích dẫn bởi Baker và Harrington, 2001;
Harrington, 2004).
ƒ Phát tán qua sự mua bán vật liệu làm giống: Bệnh lây lan từ vùng này sang
vùng khác khi có sự du nhập, buôn bán cây mang nấm bệnh. Những bộ phận
của cây có thể chứa mầm bệnh và lây lan như: vỏ, thân, lá, quả, hạt, rễ và củ.
Hoa không có khả năng mang mầm bệnh (trích dẫn bởi Baker và Harrington,
2001; Harrington, 2004).
2.3.2.3 Kiểm soát bệnh
Mầm bệnh của nấm C. fimbriata có thể được lan truyền từ gỗ hay các vật liệu
liên quan đến gỗ bị nhiễm bệnh đến một ký chủ thích hợp thông qua phân côn trùng,
mùn cưa hoặc trên các công cụ cắt tỉa và thiết bị khác (Baker và ctv., 2008). Vì vậy
cần chú ý một số biện pháp kiểm soát
ƒ Biện pháp canh tác: Tất cả công cụ cắt tỉa nên được khử trùng bằng cồn trước
khi sử dụng, ngay cả ở vùng không nhiễm bệnh. Tại vùng có bệnh, khử trùng



24

phải được lặp lại giữa mỗi cây. Khi cây bệnh được đốn bỏ, các mảnh vụn và
mùn cưa phải được phun thuốc diệt nấm và xử lý, tất cả gỗ phải được đốt.
Blankart và Vigouroux (1982) đề xuất phương pháp phòng bệnh bằng cách làm
sạch máy móc thiết bị với nước phun bằng vòi áp suất cao và khử trùng bằng 8hydroxyquinoline sulfate (trích dẫn bởi Accordi, 1989).
ƒ Trồng cây kháng bệnh: đã đem lại hiệu quả trên những cây thuộc chi
Mangifera, chi Theobroma, chi Ipomoea và chi Coffea (trích dẫn bởi Baker và
Harrington, 2001; Harrington, 2004). Paez Redondo và Castano Zapata (2001)
thực hiện nghiên cứu tại Colombia về các loài và giống cây có múi khác nhau
trong tính nhạy cảm với C. fimbriata gây bệnh trên cây có múi đã đưa ra nhận
định rằng, trong số các gốc ghép, chỉ có bưởi trắng (Toronja blanca) là không
thấy triệu chứng bệnh. Các kiểu gen của cây Swingle citrumelo (Citrus x
paradisi Macf x Poncirus Trifoliata L. Raf.), Sunki x Jacobson và Sunki x
English có sức đề kháng với nấm này. Các gốc ghép dễ bị nhiễm bệnh nhất là
cam ngọt, chanh Rangpur (Citrus x limonia Osbeck), quýt Cleopatra (Citrus
reshini Hort. ex Tan) và chanh “Volkamer” (Citrus volkameriana Pasq.). Trong
số các giống cây có múi, chỉ có bưởi (Toronja) Ruby đỏ cho thấy sức đề kháng.
Cam “Valencia”, chanh lá cam Pajarito, chanh lá cam Mexico, quýt Oneco và
bưởi lai quýt Minneola là dễ nhiễm bệnh. Vì vậy sử dụng gốc ghép kháng
(bưởi, Swingle citrumelo, Sunki x Jacobson và Sunki x English) có thể giúp
ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh từ gốc ghép (trích dẫn bởi Baker và ctv., 2008).
ƒ Hóa chất: dùng thuốc trừ nấm có hiệu quả trên cây thuộc chi Hevea và cây
thuộc chi Ipomoea (trích dẫn bởi Baker và Harrington, 2001; Harrington, 2004).
Thuốc diệt nấm có thể dùng xử lý vật liệu nhân giống (Baker và ctv., 2008).
ƒ Xử lý gỗ: xử lý nhiệt 56°C trong 30 phút, sấy với độ ẩm dưới 20%, lột bỏ vỏ
cây và xông hơi khử trùng bằng metyl bromua, phosphine, sulphuryl fluorid hay
carbonyl sulphide ở các nhiệt độ khác nhau, tẩm hóa chất, phương pháp chiếu
xạ. Không còn sự tồn tại bào tử hậu của Ceratocystis fimbriata trong gỗ (gỗ,

mùn cưa,…) và các vật liệu bao bì gỗ đã được áp dụng các phương pháp xử lý
trên (Baker và ctv., 2008).


25

2.3.3 Những ký chủ của nấm Ceratocystis spp.
Nấm Ceratocystis sp. gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây gỗ lâu
năm đến cây thân thảo như cây sồi (chi Quecus), hạt dẻ Châu Âu (chi Castanea),
chinkapin (chi Chrysolepis) và tanoaks (chi Lithocarpus) là ký chủ của loài
Ceratocystis fagacearum; cây dứa (Ananas comosus) là ký chủ của loài Ceratocystis
paradoxa; cây hạnh nhân (Prunus dulcis) là ký chủ của Ceratocystis variospora;
Carya cordiformis tại Iowa là ký chủ của Ceratocysti caryae hay Ceratocystis
smalleyi; Platanus acerifolia, Platanus orientalis, Platanus occidentalis và Platanus
racemosa là ký chủ của Ceratocystis platani; Theobroma cacao là ký chủ của
Ceratocystis cacaofunesta; Acacia mearnsii là ký chủ của Ceratocystis albofundus;
Populus là ký chủ của Ceratocystis populicola (trích dẫn bởi Baker và ctv., 2008)
Trong những loài nấm thuộc chi Ceratocystis thì loài C. fimbriata là đáng chú ý
nhất vì phạm vi ký chủ rộng với ít nhất 31 loài cây trồng trong 14 họ thực vật (trích
dẫn bởi Johnson và ctv., 2005). Loài này gây hại nhiều cây trồng tại nhiều nơi trên thế
giới (Baker và ctv., 2008).
Theo Halsted (1890) những cây ký chủ của Ceratocystis fimbriata gồm:
ƒ Cây thân gỗ: cây bạch đàn (Eucaluptus spp.), cây xoài (Mangifera indica), cây
ca cao (Theobroma cacao), cây cà phê (Coffea arabica), cây cao su (Hevea
brasiliensis), cây tiêu huyền (Platanus spp.), cây quả hạnh (Prunus spp.) và cây
dương sung (Populus spp.).
ƒ Cây thân thảo: cây khoai sọ (Colocasia esculenta) và cây khoai lang (Ipomoea
batatas) (trích dẫn bởi Johnson và ctv., 2005).
Theo Harrington (2000) và CABI (2007) thì các ký chủ của loài C. fimbriata
gồm các họ thực vật sau: Anacardiaceae (Mangifera), Annonaceae (Annona),

Apiaceace (Daucus), Araceae (Alocasia, Colocasia, Syngonium, Xanthosoma),
Bignoniaceae (Spathodea), Brassicaceae (Mancoa), Caesalpiniaceae (Cassia),
Convolvulaceae (Ipomoea), Euphorbiaceae (Hevea, Manihot), Fabaceae (Crotalaria,
Erythrina), Fagaceae (Fagus), Mimosaceae (Acacia, Inga), Moraceae (Ficus),
Myrtaceae (Eucalyptus, Pimenta), Punicaceae (Punica), Rubiaceae (Coffea), Rutaceae


×