Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA 03 MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG NITRAT CỦA CÂY XÀ LÁCH (Lactuca sativa var. capitata L.) TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ XƠ DỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA 03 MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY
CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG
NITRAT CỦA CÂY XÀ LÁCH (Lactuca sativa var. capitata L.)
TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ XƠ DỪA

Họ và tên sinh viên: NGÔ THỊ KIỀU TIÊN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 08/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA 03 MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THỦY CANH
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG NITRAT CỦA
CÂY XÀ LÁCH (Lactuca sativa var. capitata L.)
TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ XƠ DỪA

Tác giả

NGÔ THỊ KIỀU TIÊN

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:


Ths. PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 08/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời biết ơn đến Ông Bà, Mẹ Cha đã sinh thành, nuôi dưỡng, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho con học tập và rèn luyện để có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Ban
chủ nhiệm Khoa Nông học
- Quý Thầy Cô trong khoa Nông học đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời
gian học tập vừa qua
- Đặc biệt là Thầy Phạm Hữu Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn đến tất cả các anh chị em, bạn bè và người thân đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, 8/2011
Sinh viên thực tập

Ngô Thị Kiều Tiên

ii


TÓM TẮT
Khóa luận “ Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng thủy canh đến sinh
trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat của cây xà lách (Lactuca sativa var. capitata L.)

trồng trên giá thể xơ dừa” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 03/2011 đến
05/2011. Thí nghiệm được tiến hành 2 đợt, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn
yếu tố, 3 lần lặp lại với 3 môi trường dinh dưỡng:
Nghiệm thức 1: Môi trường dinh dưỡng NQ
Nghiệm thức 2: Môi trường dinh dưỡng Hoaglan
Nghiệm thức 3: Môi trường dinh dưỡng Florida
Kết quả thí nghiệm đạt được:
Thí nghiệm 1: Ở môi trường dinh dưỡng NQ cho năng suất 27,8 tấn.ha-1, đem
lại lợi nhuận 404.871.600 đồng/ha và hàm lượng nitrat trong rau nằm trong ngưỡng
cho phép về rau an toàn (459,18 mg/kg rau tươi). Ở môi trường dinh dưỡng Hoaglan
năng suất đạt 1,7 tấn.ha-1 và môi trường dinh dưỡng Florida đạt năng suất 2,5 tấn.ha-1,
nhưng không mang lại lợi nhuận cho người sản xuất do sản phẩm thu hoạch không có
giá trị về mặt kinh tế.
Thí nghiệm 2: Ở môi trường dinh dưỡng NQ cho năng suất và lợi nhuận cao
nhất (năng suất 13,3 tấn.ha-1, lợi nhuận 134.933.800 đồng/ha) và hàm lượng nitrat nằm
trong ngưỡng cho phép về rau an toàn (667,91 mg/kg rau tươi). Môi trường dinh
dưỡng Hoaglan cho năng suất và lợi nhuận thấp nhất (năng suất 11,1 tấn.ha-1, lợi
nhuận 93.681.300 đồng/ha) và hàm lượng nitrat cũng nằm trong ngưỡng cho phép về
rau an toàn (520,78 mg/kg rau tươi).
Qua hai đợt thí nghiệm cho thấy môi trường dinh dưỡng NQ có ảnh hưởng tốt
nhất đến sự sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat của cây xà lách so với môi
trường dinh dưỡng Hoaglan và môi trường dinh dưỡng Florida.

iii


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

TRANG TỰA ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. xii
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ...................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ..................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1 Rau an toàn .................................................................................................................... 3
2.1.1 Tiêu chuẩn rau an toàn ............................................................................................... 3
2.1.2 Nguyên nhân rau chưa an toàn ................................................................................... 3
2.2 Sơ lược về cây xà lách ................................................................................................... 6
2.3 Giới thiệu về thủy canh ................................................................................................. 8
2.3.1 Định nghĩa về thủy canh ............................................................................................. 8
2.3.1 Ưu và nhược điểm của phương pháp thủy canh ......................................................... 8
2.3.2.1 Ưu điểm ................................................................................................................... 8
2.3.2.2 Nhược điểm ............................................................................................................. 8
2.3.3 Các hệ thống thủy canh và cách thức hoạt động ........................................................ 9
2.3.4 Một số giá thể dùng trong phương pháp thủy canh .................................................. 15
2.3.4.1 Xơ dừa ................................................................................................................... 15
2.3.4.2 Trấu hun................................................................................................................. 15
2.3.4.3 Perlite ..................................................................................................................... 15

iv


2.3.4.4 Vermiculite ............................................................................................................ 15
2.3.4.5 Rockwool ............................................................................................................... 16
2.3.4.6 Giá thể hữu cơ tổng hợp ........................................................................................ 16
2.3.5 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến việc hấp thu dinh dưỡng trong
phương pháp thủy canh ..................................................................................................... 16
2.3.5.1 Nhiệt độ ................................................................................................................. 16
2.3.5.2 Ánh sáng ................................................................................................................ 17
2.3.5.3 Nước ...................................................................................................................... 17
2.3.5.4 pH dung dịch ......................................................................................................... 17
2.3.5.5 Độ dẫn điện EC (Electrical conductivity) ............................................................. 18
2.4 Tình hình trồng cây thủy canh trên thế giới và Việt Nam ........................................... 18
2.4.1 Tình hình thế giới ..................................................................................................... 18
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 21
2.5 Môi trường dung dịch dinh dưỡng cho thủy canh ....................................................... 22
2.5.1 Khái niệm dung dịch dinh dưỡng ............................................................................. 22
2.5.2 Thành phần dinh dưỡng khoáng ............................................................................... 23
2.5.3 Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng ............................................................................... 23
2.5.4 Giới thiệu một số môi trường dinh dưỡng ................................................................ 23
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................... 27
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................................. 27
3.1.1 Thời gian................................................................................................................... 27
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................................... 27
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ................................................ 27
3.3 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................................... 27
3.3.1 Giống và vật liệu gieo hạt ......................................................................................... 27
3.3.2 Môi trường dinh dưỡng ............................................................................................ 28
3.3.3 Các dụng cụ thí nghiệm khác ................................................................................... 29

3.4 Phương pháp thí nghiệm.............................................................................................. 29
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 29
3.4.2 Quy mô thí nghiệm ................................................................................................... 30
3.5 Quy trình kỹ thuật ........................................................................................................ 31
v


3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi ................................................ 32
3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ....................................................................................... 32
3.6.2 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................................. 33
3.6.3 Các chỉ tiêu về năng suất .......................................................................................... 33
3.6.4 Hàm lượng Nitrate và hàm lượng chất khô .............................................................. 33
3.6.5 Chỉ số EC và pH của dung dịch................................................................................ 34
3.6.6 Lượng dung dịch dinh dưỡng dùng cho cây ............................................................. 34
3.6.7 Hiệu quả kinh tế........................................................................................................ 34
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 35
4.1 Kết quả thí nghiệm đợt 1 ............................................................................................ 35
4.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................. 35
4.1.1.1 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng và tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây .................................................................................................. 35
4.1.1.2 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng số lá và tốc
độ ra lá của cây xà lách..................................................................................................... 37
4.1.1.3 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng chiều dài
phiến lá ............................................................................................................................. 39
4.1.1.4 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng chiều rộng
phiến lá ............................................................................................................................. 40
4.1.1.5 Diện tích lá ........................................................................................................... 40
4.1.2 Chỉ số EC và pH dung dịch ...................................................................................... 41
4.1.2.1 Chỉ số EC ............................................................................................................... 41

4.1.2.2 pH dung dịch ........................................................................................................ 42
4.1.3 Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới cho một ô thí nghiệm (1,2 m2) ......................... 42
4.1.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại .............................................................................. 43
4.1.5 Các chỉ tiêu năng suất .............................................................................................. 44
4.1.6 Đánh giá lượng NO3- và tỷ lệ (%) chất khô trong xà lách sau thu hoạch ............... 45
4.1.7 Hiệu quả kinh tế....................................................................................................... 45
4.2 Kết quả thí nghiệm đợt 2 ............................................................................................ 45
4.2.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................ 46
vi


4.2.1.1 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng và tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây của cây xà lách ........................................................................ 46
4.2.1.2 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng số lá và tốc
độ ra lá của cây xà lách ..................................................................................................... 48
4.2.1.3 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng chiều dài
phiến lá ............................................................................................................................. 50
4.2.1.4 Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng đến động thái tăng trưởng chiều rộng
phiến lá ............................................................................................................................. 50
4.2.1.5 Diện tích lá ........................................................................................................... 51
4.2.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại .............................................................................. 51
4.2.3 Chỉ số EC và pH dung dịch ..................................................................................... 52
4.2.3.1 Chỉ số EC .............................................................................................................. 52
4.2.3.2 pH dung dịch ........................................................................................................ 52
4.2.4 Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới cho một ô thí nghiệm (1,2 m2) ......................... 53
4.2.5 Các chỉ tiêu năng suất .............................................................................................. 53
4.2.6 Đánh giá lượng NO3- và tỷ lệ (%) chất khô trong xà lách sau thu hoạch ............... 54
4.2.7 Hiệu quả kinh tế....................................................................................................... 54
Chương 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 56
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 56

5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 58
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 60

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật gây hại ............................ 3
Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng NO3 (quy định cho rau) ............. 4
Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng kim loại nặng ............................ 5
Bảng 2.4: Mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) .... 6
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất thủy canh của một số nước trên thế giới ........................... 19
Bảng 2.6: Năng suất rau diếp trồng thủy canh của trường Đại học Nông Nghiệp I Hà
Nội ..................................................................................................................................... 21
Bảng 2.7: Thành phần dinh dưỡng cho rau, cây ăn quả và hoa ........................................ 26
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ................................... 27
Bảng 3.2: Thành phần 03 môi trường dinh dưỡng trong thí nghiệm ............................... 28
Bảng 3.3: Quy trình kỹ thuật canh tác thí nghiệm đợt 1 .................................................. 31
Bảng 3.4: Quy trình kỹ thuật canh tác thí nghiệm đợt 2 .................................................. 32
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) ............................................... 36
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng số lá (lá/cây) ................................................................. 37
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài phiến lá (cm) ............................................... 39
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều rộng phiến lá (cm) ............................................. 40
Bảng 4.5: Trung bình diện tích lá (cm2) .......................................................................... 41
Bảng 4.6: Chỉ số EC dung dịch (mS.cm-1) ...................................................................... 41
Bảng 4.7: Giá trị pH dung dịch ........................................................................................ 42
Bảng 4.8: Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới cho 1 ô nghiệm thức (1,2 m2) .................. 43
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu năng suất...................................................................................... 44
Bảng 4.10: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận thu được ..................................................... 45

Bảng 4.11: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) .............................................. 47
Bảng 4.12: Động thái tăng trưởng số lá (lá/cây) ............................................................... 49
Bảng 4.13: Động thái tăng trưởng chiều dài phiến lá (cm) .............................................. 50
Bảng 4.14: Động thái tăng trưởng chiều rộng phiến lá (cm) ........................................... 51
Bảng 4.15: Trung bình diện tích lá (cm2/lá) .................................................................... 51
Bảng 4.16: Chỉ số EC dung dịch (mS.cm-1) .................................................................... 52
viii


Bảng 4.17: Giá trị pH dung dịch ...................................................................................... 52
Bảng 4.18: Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới cho 1 ô nghiệm thức (1,2 m2) ................ 53
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu năng suất .................................................................................... 53
Bảng 4.20: Hàm lượng NO3- (mg/kg) và tỷ lệ (%) chất khô trong xà lách sau thu hoạch 54
Bảng 4.21: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận thu được ..................................................... 54
Bảng 7.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) của cây xà lách ........................ 62
Bảng 7.2: Tốc độ ra lá (số lá/ngày) của cây xà lách ........................................................ 62
Bảng 7.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) của cây xà lách ........................ 65
Bảng 7.4: Tốc độ ra lá (lá/ngày) của cây xà lách ............................................................. 65
Bảng 7.5: Chi phí đầu tư cho thí nghiệm trên diện tích 10.000 m2 .................................. 72
Bảng 7.6: Bảng giá hóa chất trong môi trường dinh dưỡng NQ tính trên 10.000 m2 ...... 73
Bảng 7.7: Bảng giá hóa chất trong môi trường dinh dưỡng Hoaglan tính trên 10.000m2 73
Bảng 7.8: Bảng giá hóa chất trong môi trường dinh dưỡng Florida tính trên 10.000 m2 . 74

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống dạng bấc (Simple Hydro, 2008) ....................................................... 11
Hình 2.2: Hệ thống thủy canh (Simple Hydro, 2008) ...................................................... 11
Hình 2.3: Hệ thống ngập và rút định kỳ (Simple Hydro, 2008) ...................................... 12

Hình 2.4: Hệ thống nhỏ giọt (Simple Hydro, 2008) ........................................................ 13
Hình 2.5: Hệ thống “màng dinh dưỡng” (Simple Hydro, 2008) ..................................... 14
Hình 2.6: Hệ thống khí canh (Simple Hydro, 2008) ........................................................ 14
Hình 3.1: Mô hình hệ thống thủy canh kiểu mao dẫn ...................................................... 30
Hình 4.1: Cây con khi xuất vườn ươm ............................................................................ 35
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) của cây xà lách ........................ 37
Hình 4.3: Tốc độ ra lá (lá/ngày) của cây xà lách ............................................................. 38
Hình 4.4: Xà lách lúc thu hoạch ...................................................................................... 45
Hình 4.5: Cây con trước khi trồng ................................................................................... 46
Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) của cây xà lách ........................ 47
Hình 4.7: Tốc độ ra lá (lá/ngày) của cây xà lách ............................................................. 49
Hình 4.8: Xà lách lúc thu hoạch ...................................................................................... 54
Hình 7.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) ................................................ 60
Hình 7.2: Động thái tăng trưởng số lá (lá/cây) ................................................................ 60
Hình 7.3: Động thái tăng trưởng chiều dài phiến lá (cm) ................................................ 61
Hình 7.4: Động thái tăng trưởng chiều rộng phiến lá (cm) ............................................. 61
Hình 7.5: Trung bình diện tích lá (cm2) ........................................................................... 62
Hình 7.6: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ...................................................... 63
Hình 7.7: Động thái tăng trưởng số lá (số lá) .................................................................. 63
Hình 7.8: Động thái tăng trưởng chiều dài phiến lá (cm)................................................ 64
Hình 7.9: Động thái tăng trưởng chiều rộng phiến lá (cm) ............................................. 64
Hình 7.10: Trung bình diện tích lá (cm2/lá)..................................................................... 65
Hình 7.11: Cây con được gieo trong khay nhựa .............................................................. 66
Hình 7.12: Xà lách 3 NST ............................................................................................... 66
Hình 7.13: Xà lách 9 NST ............................................................................................... 67
x


Hình 7.14: Xà lách 15 NST ............................................................................................. 67
Hình 7.15: Xà lách 21 NST ............................................................................................. 68

Hình 7.16: Cây xà lách lúc thu hoạch............................................................................... 68
Hình 7.17: Cây bị héo tạm thời ....................................................................................... 69
Hình 7.18: Triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ................................................................... 69
Hình 7.19: Dòi đục lá ...................................................................................................... 69
Hình 7.20: Rệp mềm ......................................................................................................... 69
Hình 7.21: Sâu tơ .............................................................................................................. 69
Hình 7.22: Xà lách khi cấy .............................................................................................. 70
Hình 7.23: Xà lách 6 NST ............................................................................................... 70
Hình 7.24: Xà lách 9 NST ............................................................................................... 71
Hình 7.25: Xà lách 21 NST ............................................................................................. 71

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV .................................................................................. Coefficient of Variation
LSD .................................................................. Least significant Difference Test
NST .............................................................................................. Ngày sau trồng
NT ................................................................................................... Nghiệm thức
NSLT .................................................................................... Năng suất lý thuyết
NSTT ..................................................................................... Năng suất thực thu
NS/ô TN .......................................................................... Năng suất/ô thí nghiệm
TCVN................................................................................. Tiêu chuẩn Việt Nam
TLTB/cây ................................................................. Trọng lượng trung bình/cây
GAP ........................................................................... Good Agriculture practice
WTO .......................................................................... World Trade Organization

xii



Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Rau là thực phẩm không thể thiếu và không thể thay thế được trong khẩu phần
ăn của con người. Các loại rau củ quả được coi là nguồn cung cấp các chất bổ dưỡng
như chất khoáng, đường, đạm, vitamin cho cơ thể con người và động vật.
Đến cuối năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh có 102 xã, phường sản xuất rau với
diện tích canh tác là 2.874 ha, diện tích gieo trồng là 13.000 ha, sản lượng đạt 284.336
tấn.năm-1, diện tích canh tác rau an toàn là 2.735 ha và diện tích gieo trồng rau an toàn là
12.740 ha. So với năm 2006 thì diện tích canh tác tăng 849 ha (41,9 %), diện tích gieo
trồng rau tăng 3.765 ha (40,8 %), sản lượng rau tăng 108.190 ha (61,4 %), diện tích canh
tác rau an toàn tăng 1.023 ha (59,8 %), diện tích gieo trồng rau an toàn tăng 3.967 ha
(45,2 %). Nhưng thành phố vẫn chưa xây dựng được vùng chuyên canh sản xuất rau tập
trung, sản phẩm đa dạng, sản xuất rau chưa ổn định do chịu ảnh hưởng của thời tiết bất
thường, giá cả vật tư đầu vào biến động, giá cả trị trường không ổn định, vẫn còn một số
nông

dân

sử

dụng

thuốc

bảo

vệ

thực


vật

chưa

đúng

quy

định

(himinhcity).
Mặt khác, tốc độ đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh,
đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhân loại đang đứng trước một thách
thức lớn là nền nông nghiệp thế giới phải đảm bảo nuôi sống số dân không ngừng gia
tăng trong điều kiện đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, khí hậu trái đất nóng lên, thiên
tai càng ác liệt. Ở nhiều nước trên thế giới người ta đã sử dụng rộng rãi phương pháp
thủy canh để sản xuất rau an toàn. Với những hệ thống thủy canh chuyên nghiệp và
chế độ dinh dưỡng phù hợp thì sản lượng rau an toàn của các nước có nền nông nghiệp
tiên tiến cung cấp đủ cho nhu cầu rau an toàn của người dân. Riêng ở Việt Nam, các
mô hình rau thủy canh đã được thí nghiệm trong các trường học và cơ sở sản xuất
nhưng còn ở quy mô nhỏ và đơn giản. Để tăng sản lượng rau an toàn nhằm cung cấp
1


càng nhiều cho người tiêu dùng thì cần có các hệ thống sản xuất hiệu quả, chi phí phù
hợp và một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cây trồng thủy canh ở Việt Nam. Đây sẽ là
một kỹ thuật sản xuất rau an toàn đảm bảo cung cấp đủ thức ăn xanh cho bữa ăn gia
đình. Đồng thời triển khai các mô hình trồng rau theo phương pháp này sẽ làm tăng
thêm thảm xanh cho môi trường đô thị.

Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của 03 môi trường dinh dưỡng thủy canh đến
sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat của cây xà lách (Lactuca sativa var.
capitata L.) trồng trên giá thể xơ dừa” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra môi trường dinh dưỡng thích hợp để trồng cây xà lách bằng phương
pháp thủy canh kiểu mao dẫn nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu rau an toàn cho người
tiêu dùng.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu năng suất của cây xà lách trồng
bằng phương pháp thủy canh trong nhà lưới trên 3 môi trường dinh dưỡng khác nhau
tại Trại thực nghiệm khoa Nông học
- Đo pH, EC dung dịch định kỳ trong suốt thời gian sinh trưởng và tính lượng
dung dịch dinh dưỡng cần tưới cho cây
- Phân tích hàm lượng nitrat trong cây xà lách khi thu hoạch và tỷ lệ (%) chất
khô sau thu hoạch.
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi áp dụng 3 môi trường dinh dưỡng.
1.3 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về thời gian, qui mô diện tích nhỏ nên thí nghiệm chỉ thực hiện 2
vụ, trồng tại nhà lưới Trại thực nghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Rau an toàn
2.1.1 Tiêu chuẩn rau an toàn
Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ

Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc Ban hành Quy định quản lý sản xuất,
kinh doanh rau, quả, chè an toàn: rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản
xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong
VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại
Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt
chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, 2008).
2.1.2 Nguyên nhân rau chưa an toàn
+ Các vi sinh vật có hại trong rau xanh: Trong quá trình sản xuất nhiều nhà
vườn chưa thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật. Tập quán dùng phân tươi, nước
rửa chuồng, nước của thành phố chưa qua xử lý làm cho cây rau nhiễm ký sinh trùng
(giun, sán) và vi sinh vật gây hại. Mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép của một số vi
sinh vật trong sản phẩm rau tươi được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật gây hại
STT

Mức giới hạn

Vi sinh vật gây hại

tối đa cho phép

(quy định cho rau, quả)

(CFU/g **)

Phương pháp
thử*

1


Salmonella

0

TCVN 4829:2005

2

Coliforms

200

TCVN 4883:1993;
TCVN 6848:2007

3

10

Escherichia coli

TCVN 6846:2007

(nguồn: Cục trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2008)
3


Ghi chú:
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

** Tính trên 25 g đối với Salmonella.
+ Dư lượng nitrat (NO3-): nguyên nhân dẫn đến sự tích lũy dư lượng nitrat
trong rau cao là do sử dụng lượng phân đạm hóa học quá nhiều và bón gần thời gian
thu hoạch. Trong rau khi chứa quá nhiều nitrat mà chúng ta ăn vào trong cơ thể nitrat
bị khử thành nitrit (NO2), nitrit làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động
của tuyến giáp, hình thành khối u. Nitrat tích tụ ở mức độ cao, có điều kiện nó sẽ kết
hợp với amin bậc 2, 3 tạo thành Nitrosamin là chất gây ung thư (Tạ Thu Cúc, 2005).
Mức giới hạn dư lượng tối đa của hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau tươi được trình
bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng NO3 (quy định cho rau)
Mức giới hạn

Hàm lượng NO3

STT

tối đa cho phép

(quy định cho rau)

(mg/kg)

1

Xà lách

2

Rau gia vị


600

3

Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, Tỏi

500

4

Hành lá, Bầu bí, Ớt cay, Cà tím

400

5

Ngô rau

300

6

Khoai tây, Cà rốt

250

7

Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt


200

8

Cà chua, Dưa leo

150

9

Dưa bở

90

10

Hành tây

80

11

Dưa hấu

60

Phương pháp
thử*

1.500


(TCVN
5247:1990)

(nguồn: Cục trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2008)
Ghi chú: * Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
+ Kim loại nặng: các kim loại nặng như Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg),
Cardimi (Cd).. khi chúng tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm rau sẽ nguy
hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Nguyên nhân làm cho dư lượng các kim loại
4


nặng trên rau chủ yếu là do đất trồng bị ô nhiễm, sử dụng các loại phân rác có chứa
kim loại nặng, lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn nước thải của các
khu công nghiệp bị ô nhiễm chứa nhiều kim loại nặng tưới cho rau (Trần Viết Mỹ,
2009). Mức giới hạn dư lượng tối đa của hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm rau
tươi được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng kim loại nặng
STT

Mức giới hạn

Hàm lượng kim loại nặng

tối đa cho phép

(quy định cho rau, quả, chè)

(mg/kg)


1

Thủy Ngân (Hg)

0,05

2

Arsen (As)

1,0

- Cải bắp, rau ăn lá

0,3

- Quả, rau khác

0,1

- Chè

2,0

3

Cadimi (Cd)

Phương pháp
thử*

TCVN 7604:2007
TCVN 7601:2007;
TCVN 5367:1991

TCVN 7603:2007

- Rau ăn lá, rau thơm, nấm

0,1

- Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây

0,2

- Rau khác và quả

0,05

- Chè

1,0
(nguồn: Cục trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2008)

Ghi chú: * Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: do quá lạm dụng thuốc hóa học (sử dụng
nồng độ cao, không đảm bảo thời gian cách ly) trong sản xuất rau dẫn đến dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật trong các bộ phận của cây rau vượt ngưỡng cho phép; sử dụng
những loại thuốc bị cấm như Wofatox, Monior… hậu quả là làm ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người và động vật, gây ngộ độc thức ăn dẫn đến tử vong (Tạ Thu Cúc,
2005). Mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

được trình bày ở bảng 2.4.

5


Bảng 2.4: Mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
STT
1

Dư lượng thuốc BVTV

Mức giới hạn

Phương pháp

(quy định cho rau, quả, chè)

tối đa cho phép

thử*

Những hóa chất có trong Theo Quyết định Theo TCVN hoặc
Quyết định 46/2007/QĐ-BYT 46/2007/QĐ BYT ISO, CODEX tương
ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế
ngày
19/12/2007 ứng
của Bộ Y tế

2


Những hóa chất không có Theo CODEX hoặc
trong Quyết định 46/2007/QĐ- ASEAN
BYT ngày 19/12/2007 của Bộ
Y tế
(nguồn: Cục trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2008)

Ghi chú: * Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
2.2 Sơ lược về cây xà lách
Tên khoa học: Lactuca sativa var. capitata L.
Tên tiếng Anh: Lettuce
Họ cúc: Asteraceae
Xà lách thích hợp trong khoảng nhiệt độ 15 – 20oC, vào ban ngày và đêm lạnh.
Nhiệt độ trên 25oC bắp hình thành không chặt. Quá trình tạo bắp sẽ không diễn ra khi
nhiệt độ trên 28oC. Xà lách xoăn khả năng chịu nhiệt độ cao tốt hơn xà lách cuốn. Bộ
rễ xà lách rất yếu, vì vậy cần trồng trên đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ nước tốt,
đất pha cát hơi kiềm. Xà lách không chịu được hạn và đất chua (pH < 6) (Trần Khắc
Thi – Trần Ngọc Hùng, 2005).
Xà lách là cây rau quan trọng thứ 4 sau cà chua, dưa leo, ớt trồng bằng phương
pháp thủy canh ở Châu Âu. Các loại giống được trồng như Romaine, Oakleaf, Lolla
Rosa, Ruby, Red sails, New Red Fire, Brunia. Trong mùa hè với điều kiện ngày dài
cây xà lách sẽ trưởng thành trong 40 – 48 ngày. Chọn giống xà lách trồng chủ yếu dựa
vào điều kiện khí hậu, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ, khả năng nhiễm bệnh và thị
trường tiêu thụ. Cây xà lách thích hợp với nhiệt độ lạnh. Cây con được trồng 14 - 21
ngày trước khi trồng trong nhà kính. Hạt giống được gieo trên giá thể rockwool, khối
6


oasis với một ít than bùn hoặc vermiculite. Giá thể phải ngâm với một ít dung dịch pha
loãng 0,5 mS.cm-1 EC trước khi gieo, sau khi hạt nảy mầm sẽ sử dụng dung dịch 1,5
mS.cm-1. Đối với rockwool sẽ sử dụng độ pH của dung dịch từ 5,2 – 5,4 để làm giảm

độ pH của rockwool ban đầu là 7,5 hoặc lớn hơn. Xà lách đòi hỏi nhiệt độ mát mẻ để
nảy mầm. Các khay gieo hạt nên sắp xếp để nơi nhiệt độ mát từ 400F (4,50C) 1 đến 2
ngày để nứt hạt. Ngay khi hạt giống nứt ra và bắt đầu phát triển đặt chúng trong nhà
kính ở nhiệt độ 60 – 650F (15 – 180C). Giữ cây con ở nhiệt độ 64 – 700F (18 – 210C)
vào ban ngày và 55 – 610F (13 – 160C) vào ban đêm trong nhà kính, độ pH tối ưu cho
các dung dịch là 5,5 – 6,0 và EC là 1,0 – 2,3 mS.cm-1, duy trì ẩm độ tương đối 60 – 80
%. Cây con được 2 - 3 lá thật sẽ bắt đầu đem đi cấy ra hệ thống
()
Theo kết quả thí nghiệm của Võ Thị Hoa (2010) về ảnh hưởng của lượng nước
tưới đến sinh trưởng và năng suất của cây xà lách trồng trên giá thể xơ dừa:
- Thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức (NT)
NT 1: 50 % nhu cầu nước theo từng giai đoạn phát triển của cây: 8 lít/ngày/3 m2
NT 2: 75 % nhu cầu nước theo từng giai đoạn phát triển của cây: 12 lít/ngày/3 m2
NT 3: 75 % nhu cầu nước theo từng giai đoạn phát triển của cây: 16 lít/ngày/3 m2
- Khi tưới nước bằng 75 % nhu cầu nước của cây thì cho số lá/cây, tốc độ ra lá,
động thái tăng trưởng chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, diện tích lá,
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, khi tưới nước bằng 100 % nhu cầu nước của
cây thì cho kết quả thấp nhất. Nguyên nhân là do khi trồng cây trên giá thể xơ dừa
trong điều kiện nhà lưới thì khả năng giữ ẩm của giá thể sẽ tốt hơn và lượng bốc thoát
hơi nước trong môi trường này cũng sẽ ít hơn so với khi trồng cây trong điều kiện
ngoài trời. Do đó khi áp dụng lượng nước tưới bằng 100 % nhu cầu theo từng giai
đoạn của cây đối với cây trồng ngoài trời cho thấy cây trồng trong nhà lưới có thể bị
úng và phát triển không bình thường
- Tùy theo giai đoạn phát triển của cây mà nhu cầu về nước của cây khác nhau.
Đối với xà lách nhu cầu nước ở từng giai đoạn cây con ít hơn nhiều so với giai đoạn
trưởng thành, khi đưa từ cây con từ vườn uơm ra ruộng sản xuất là kết thúc thời kỳ cây
con, khi cây đã hồi xanh hoàn toàn là bước vào thời kỳ trưởng thành. Do đó lượng
nước tưới cho từng nghiệm thức ứng với ETc ở thời kỳ cây trưởng thành, tưới 2
7



lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát, nước được đo bằng bình có chia vạch theo
thể tích. Các giai đoạn sau 15 – 18 ngày sau trồng và 18 – 21 ngày sau trồng là giai
đoạn cây phát triển mạnh nhất, khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng của bộ rễ hoạt
động mạnh vì vậy cần cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt (Võ
Thị Hoa, 2010).
2.3 Giới thiệu về thủy canh
2.3.1 Định nghĩa thủy canh
Từ "Hydroponics" được đặt ra bởi WF Gericke năm 1936 để diễn tả việc trồng
cây ăn được và cây trang trí trong một dung dịch nước và chất dinh dưỡng hòa tan.
“Hydroponic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Hydro” nghĩa là nước, và "Ponos" có
nghĩa là lao động. Trong phương pháp canh tác này cây trồng được cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của một dung dịch dinh dưỡng gồm nước và
các nguyên tố cần thiết (Keith Roberto, 2003).
2.3.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp thủy canh
2.3.2.1 Ưu điểm
- Theo Winterborne (2005), trồng cây theo phương pháp thủy canh có thể năng
suất cây trồng khoảng 2 đến 10 lần trong một khoảng thời gian ngắn. Không có sâu
bệnh hại truyền qua đất, không có cỏ dại vì vậy không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật; tiết kiệm được lượng lớn nước và phân bón, chỉ cung cấp nước và chất dinh dưỡng
khi cây trồng có nhu cầu. Có cơ hội để quản lý chặt chẽ các nhu cầu của cây trồng do
đó có thể kích thích sự tăng trưởng của nó. Cung cấp các môi trường dinh dưỡng tối
ưu thúc đẩy việc sử dụng tốt các tiềm năng di truyền của cây trồng, do đó rút ngắn thời
gian phát triển của cây trồng.
- Theo Vũ Quang Sáng và ctv (2007), ưu điểm của phương pháp thủy canh là
điều chỉnh được lượng dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng, giảm bớt yêu cầu về lao
động, dễ tưới nước, dễ thanh trùng, nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm nước tưới,
đặc biệt ở những nơi đất không thích hợp cho việc trồng cây hay không có đất như hải
đảo thành phố, nhà cao tầng ở các khu chung cư thì phương pháp thủy canh đã tạo ra
khả năng cung cấp rau quả tại chỗ, cung cấp rau quả tươi, có chất lượng cao.


8


2.3.2.2 Nhược điểm
Theo Vũ Quang Sáng và ctv (2007), nhược điểm của phương pháp thủy canh là
đầu tư cho hệ thống ban đầu lớn, giá thành cao, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, đòi hỏi
nguồn nước sạch và sự lan truyền bệnh nhanh.
2.3.3 Các hệ thống canh tác không dùng đất và cách thức hoạt động
Theo Van Panten (2004), có 8 hệ thống thủy canh: hệ thống dạng bấc (Wick),
Air table, trồng trong nước (Water Culture), ngập và rút định kỳ (Ebb and flow hay
Flood and drain), hệ thống Top - feed Bucket, hệ thống “màng dinh dưỡng” (N.F.T. Nutrient Film Technique), khí canh (aeroponics) và aquaponics.
Theo Winterborne (2005), có 7 hệ thống thủy canh đó là hệ thống “màng dinh
dưỡng” (N.F.T. - Nutrient Film Technique), hệ thống nhỏ giọt (Drip irrigation
systems), hệ thống Ventura action drip, Deep water culture (DWC hay The Bubbler),
ngập và rút định kỳ (Ebb and Flow hay Flood and Drain), Future Grow Magazine
excerpt và khí canh (Aeroponics).
Theo Vũ Quang Sáng và ctv (2007), các hệ thống trồng cây trong dung dịch
liên tục được cải tiến từ hệ thống trồng trong dung dịch sâu của Gerick (1930) đến hệ
thống trồng cây trong dung dịch sâu hoàn toàn của Kyowa và Kobuta (1977 – 1983).
Sau đó là kỹ thuật màng mỏng dung dịch (NFT – Nutrient Film Technique), kỹ thuật
khí canh (Aeroponics). Tiếp theo, người ta dùng các hệ thống có chi phí tương đối
thấp (các giá thể nhân tạo, trơ như len đá - rockwool) hay các kiểu trồng cây tiên tiến
trong dung dịch không có giá thể rắn. Tuy nhiên các hệ thống kể trên đều phức tạp và
khó triển khai do đầu tư ban đầu quá cao cho hệ thống bơm tuần hoàn dung dịch để
đảm bảo cung cấp đủ oxy cho rễ cây và chỉnh pH kịp thời cũng như hàm lượng các
chất trong dung dịch. Hơn thế nữa khi trồng cây trong điều kiện nước chảy tuần hoàn
thì khả năng lây lan bệnh rất nhanh chóng nếu trong hệ thống xuất hiện chỉ một cây bị
bệnh. Hideo Imai và David J. Mimore ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu
Á (Asian Vegetable Research and Development Center – AVRDC) đã nghiên cứu và

hoàn thiện hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn, đơn giản không cần
bộ sục khí hoặc hồi lưu dung dịch dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo pH của dung dịch ổn
định. Hệ thống bao gồm:

9


+ Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng (hộp xốp bằng polystyrene) có kích cỡ xác
định cho rau ăn lá và rau ăn quả.
+ Rọ nhựa có nhiều lỗ xung quanh để đựng giá thể trồng cây, gieo hạt.
+ Trên nắp hộp xốp được đục các lỗ để đặt rọ trồng cây.
Theo Nhóm sinh viên lớp Công nghệ sinh học khóa 30, Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (2007) nghiên cứu hệ thống thủy canh kiểu mao dẫn, hệ
thống bao gồm:
1- Khung xốp: kích thước chiều dài 1,2 m x chiều rộng 1 m x chiều cao 0,1 m
2- Dùng nilong đen lót dưới đáy khung xốp để chứa dung dịch dinh dưỡng và
hạn chế ánh sáng làm hại rễ cây
3- Thanh xốp hình răng lược bề dày 0,05 m, chiều dài 1 m, là giá đỡ giữa dung
dịch và giá thể
4- Đặt giá đỡ vào khung xốp đã lót nilong đen
5- Đặt lưới lên giá đỡ, lưới có kích thước lỗ nhỏ tránh giá thể rơi xuống dung
dịch
6- Giá thể sử dụng cho mô hình này là xơ dừa, xơ dừa đổ dày từ 5 – 7 cm tạo
chỗ bám cho rễ cây. Xơ dừa thoát nước tốt, giữ ẩm lâu thích hợp cho thủy canh kiểu
mao dẫn.
Hệ thống thủy canh kiểu mao dẫn hoạt động không cần máy bơm để cung cấp
oxy cho dung dịch chứa trong hệ thống. Dinh dưỡng được tưới một góc vào khung
chứa, sau đó ngấm dần vào giá thể xơ dừa để nuôi cây. Dung dịch được ngấm dần do
đó không có hiện tượng ngập úng, hệ thống thoáng khí, cây phát triển tốt.
Tuy nhiên theo Simply Hydro (2008), có 6 hệ thống thủy canh cơ bản đó là hệ

thống dạng bấc (Wick system), trồng trong nước (Water Culture), ngập và rút định kỳ
(Ebb and Flow hay Flood and Drain), nhỏ giọt (Drip) (có hoàn lưu và không), kỹ thuật
“Màng dinh dưỡng” (N.F.T. - Nutrient Film Technique) và khí canh (Aeroponic). Từ 6
hệ thống cơ bản này, có hàng trăm kiểu khác nhau nhưng nhìn chung, tất cả các hệ
thống thủy canh đều là biến thể của 6 loại này:
+ Hệ thống dạng bấc (Wick system):
Hệ thống dạng bấc cho đến nay là hệ thống thủy canh đơn giản nhất.
10


Nguyên lý hoạt động: Dung dịch dinh dưỡng được đặt trong bể chứa, giá thể và
khay trồng được đặt phía trên bể chứa dung dịch dinh dưỡng, có một máy bơm cung
cấp khí vào dung dịch, dinh dưỡng được hút vào môi trường trồng thông qua cái bấc
hút và dẫn nước (hình 2.1).
Hệ thống này có thể sử dụng với nhiều loại giá thể khác nhau trong đó perlite,
vermiculite, pro-mix và sợi xơ dừa là những loại phổ biến nhất.
Nhược điểm chính của hệ thống này là cung cấp không đủ dinh dưỡng khi cây lớn vì
lượng dinh dưỡng bấc hút lên ít hơn nhu cầu cây cần sử dụng

Hình 2.1: Hệ thống dạng bấc (Simple Hydro, 2008).
+ Hệ thống trồng trong nước (Water Culture):

Hình 2.2: Hệ thống thủy canh (Simple Hydro, 2008)
Hệ thống trồng cây trong nước là hệ thống đơn giản nhất trong các hệ thống
thủy canh.
11


Nguyên lý hoạt động: phần bệ giữ các cây thường làm bằng styrofoam và đặt
nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng. Có 1 máy bơm cung cấp khí vào dung dịch dinh

dưỡng và cung cấp oxy cho rễ cây (hình 2.2).
Trồng cây trong nước là hệ thống được lựa chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây
phát triển mạnh khi gặp nước. Rất ít loại cây khác phát triển tốt trên hệ thống này. Hệ
thống thủy canh dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học.
Hệ thống ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không
rỉ khác. Vấn đề lớn nhất của hệ thống này là nó không hoạt động tốt đối với những cây
có kích thước lớn hay cây có thời gian sinh trưởng dài.
+ Hệ thống ngập và rút định kỳ (Ebb and Flow system hay Flood and Drain):

Hình 2.3: Hệ thống ngập và rút định kỳ (Simple Hydro, 2008)
Nguyên lý hoạt động: hệ thống ngập và rút định kỳ hoạt động bằng cách làm
khay trồng ngập tạm thời trong dung dịch dinh dưỡng sau đó rút ngược trở lại dung
dịch này vào bồn chứa. Hoạt động này được thực hiện với 1 cái bơm chìm trong bể có
nối với đồng hồ hẹn giờ. Khi đồng hồ bấm giờ bật máy bơm chạy, dung dịch dinh
dưỡng được bơm vào khay trồng. Khi đồng hồ hẹn giờ tắt máy bơm tắt, dung dịch
dinh dưỡng rút ngược lại vào bồn chứa (hình 2.3).
Đồng hồ hẹn giờ được lặp lại với chu kỳ vài lần/ngày, tùy theo kích cỡ và loại
cây trồng, nhiệt độ và độ ẩm cũng như loại giá thể sử dụng.
Hệ thống ngập và rút định kỳ là một hệ thống linh hoạt có thể sử dụng với nhiều
loại giá thể khác nhau. Toàn bộ giá thể có thể dùng grow rocks, sỏi hay rockwool. Bất
lợi lớn của hệ thống này là với một số loại giá thể (sỏi, grow rocks, perlite) có khả
năng dễ hư khi mất điện, hư bơm và đồng hồ hẹn giờ. Rễ có thể khô nhanh khi chu kỳ
12


×