Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VỎ CÀ PHÊ XỬ LÝ NHANH BẰNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐẾN SẢN XUẤT CẢI NGỌT TRỒNG TRONG KHAY TẠI PLEIKU – GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.39 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VỎ CÀ PHÊ XỬ LÝ NHANH
BẰNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐẾN SẢN XUẤT CẢI NGỌT
TRỒNG TRONG KHAY TẠI PLEIKU – GIA LAI

Ngành
: Nông học
Niên khoá : 2007 – 2011
Họ và tên SV: Nguyễn Thị Anh Thư

Tháng 8/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VỎ CÀ PHÊ XỬ LÝ
NHANH BẰNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐẾN
SẢN XUẤT CẢI NGỌT TRỒNG
TRONG KHAY TẠI PLEIKU
– GIA LAI

Tác giả
NGUYỄN THỊ ANH THƯ

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:


Th.s Lê Văn Dũ

Tháng 8/2011
i


LỜI CẢM TẠ
Xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, Anh, Chị, Em trong gia đình đã
nuôi dưỡng, lo lắng, chăm sóc tôi trưởng thành và có được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn Thầy Lê Văn Dũ và Cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm.

-

Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng quý Thầy Cô đã giảng dạy, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tại trường.

-

Các bạn học cùng lớp và các anh chị khóa trên đã nhiệt tình giúp đỡ, động
viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
TP. Pleiku, tháng 8 năm 2011
Nguyễn Thị Anh Thư

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ảnh hưởng của giá thể vỏ cà phê được xử lý nhanh bằng
vi sinh vật đến khi sinh trưởng và phát triển của cải ngọt (Bracssica chinensis L.)”
đã được tiến hành tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, thời gian từ 2/2011 đến 6/2011. Đề tài
gồm 2 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Ủ vỏ cà phê bằng vi sinh với 2 phương pháp, ủ với khối lượng
lớn, không lặp lại.
Phương pháp 1: Xử lý với nấm Trichoderma.
Phương pháp 2: Xử lý với IMO (Indigenous microorganisms).
Thí nghiệm 2: Dùng vỏ cà phê đã ủ ở thí nghiệm 1 trộn với xơ dừa theo 1 số tỉ
lệ khác nhau làm giá thể trồng cây cải ngọt trong khay xốp liên tiếp 2 vụ. Thí nghiệm
gồm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại.
Yếu tố A : Vỏ cà phê xử lý bằng 2 phương pháp khác nhau
A1: Xử lý với nấm Trichoderma.
A2: Xử lý với IMO ( Indigenous microorganisms).
Yếu tố B: Tỉ lệ pha trộn vỏ cà phê đã ủ và xơ dừa.
B1: 100 % vỏ cà phê + 0 % xơ dừa.
B2: 75 % vỏ cà phê + 25 % xơ dừa.
B3: 50 % vỏ cà phê + 50 % xơ dừa.
B4: 25 % vỏ cà phê + 75 % xơ dừa.
Kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật
Tốc độ phân giải vỏ cà phê xử lý với IMO nhanh hơn so với xử lý với nấm
Trichoderma, thể hiện qua độ gãy vụn, hàm lượng mùn cao hơn.
Thí nghiệm canh tác cải ngọt
Sau 2 vụ trồng cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cải ngọt trên yếu tố vỏ cà
phê và tương tác giữa vỏ cà phê và xơ dừa có sự khác biệt không có ý nghĩa nhưng tỉ
lệ trộn xơ dừa lại có ý nghĩa về mặt thống kê.


iii


Về năng suất cải ngọt trong đợt 1 cao nhất ở nghiệm thức A2B3 đạt 183 g/khay,
thấp nhất ở nghiệm thức A1B1 đạt 84 g/khay. Đợt 2 cao nhất ở nghiệm thức A2B3 đạt
225 g/khay, thấp nhất ở nghiệm thức A2B4 đạt 120 g/khay.
Tổng năng suất 2 vụ liên tiếp, nghiệm thức có năng suất cao nhất là A2B3 đạt
1632 g/ 4 khay, kế đến là nghiệm thức A1B3 đạt 1572 g/ 4 khay.
Như vậy, tổng năng suất cải ngọt 2 vụ liên tiếp, các nghiệm thức trộn 50 % vỏ
cà phê đã ủ và 50 % xơ dừa là cao nhất.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục


v

Danh sách viết các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng

ix

Chương I. GIỚI THIỆU

01

1.1 Đặt vấn đề

01

1.2 Mục tiêu đề tài

02

1.3 Yêu cầu

02

1.4 Giới hạn đề tài

02


Chương II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

03

2.1 Sơ lược về cây cà phê (Coffea sp.)

03

2.1.1 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới

03

2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê trong nước

04

2.1.3 Tình hình xuất khẩu và một số thị trường chính của cà phê Việt Nam

04

2.2 Giới thiệu về vi sinh vật trong quy trình ủ vỏ cà phê

05

2.2.1 Nấm Trichoderma

05

2.2.2 Vi sinh vật tại chỗ (IMO)


06

2.3 Sơ lược về cây cải ngọt

06

2.3.1 Đặc điểm thực vật học

06

2.3.3 Tình hình sản xuất rau trong nước

06

2.4 Giới thiệu về canh tác trong giá thể

07

2.4.1 Những đặc điểm của một giá thể lý tưởng

07

2.4.2 Ưu và nhược điểm của việc trồng giá thể

07

2.5 Một số vật liệu dung làm giá thể thông thường trong thực tế

08


2.5.1 Xơ dừa

08

2.5.2 Mùn cưa

08

2.5.3 Tro trấu

08
v


2.6 Tình hình trồng cây trên giá thể trên thế giới

08

2.7 Tình hình trồng cây trên giá thể trong nước

08

2.8 Tổng quan các phương pháp ủ

09

Chương 3: Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

10


3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

10

3.2 Những yếu tố tác động trong thời gian thực hiện đề tài

10

3.3 Vật liệu thí nghiệm

11

3.4 Quy trình kỹ thuật

12

3.4.1 Quy trình xử lý vỏ cà phê

12

3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác cải ngọt

14

3.5 Phương pháp thí nghiệm

16

3.5.1 Thí nghiệm 1


16

3.5.2 Thí nghiệm 2

16

3.5.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm canh tác cải ngọt (cho cả 2 vụ)

16

3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi

17

3.6.1 Thí nghiệm 1

17

3.6.2 Thí nghiệm 2

17

3.7 Phương pháp xử lý số liệu

17

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18


4.1 Xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật (thí nghiệm 1)

18

Ảnh hưởng của 2 loại vi sinh vật đến phân giải vỏ cà phê

18

4.2 Trồng cải ngọt trên hỗn hợp giá thể cà phê được xử lý
và xơ dừa (Thí nghiệm 2)

18

Vụ 1

18

Ảnh hưởng của vỏ và phê và xơ dừa đến sinh trưởng của cải ngọt

19

4.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao

19

4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

20

4.2.3 Động thái ra lá


21

4.2.4 Tốc độ ra lá

22

4.2.5 Diện tích lá

23

4.2.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của cải ngọt

25

vi


4.2.7 Năng suất thực thu của cải ngọt

25

4.2.8 Đánh giá tình hình sâu bệnh trong quá trình canh tác cải ngọt vụ 1

26

Vụ 2

26


4.2.9 Ảnh hưởng của vỏ cà phê và xơ dừa đến sinh trưởng của cải ngọt

26

4.2.10 Động thái tăng trưởng chiều cao

26

4.2.11 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

28

4.2.12 Động thái ra lá

29

4.2.13 Tốc độ ra lá

30

4.2.14 Diện tích lá

31

4.2.15 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của cải ngọt

32

4.2.16 Năng suất thực thu của cải ngọt


33

4.2.17 Đánh giá tình hình sâu bệnh trong quá trình canh tác cải ngọt vụ 2

33

4.3 Tổng năng suất 2 vụ

34

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35

5.1 Kết luận

35

5.2 Kiến nghị

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

PHỤ LỤC

38


Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong thời gian thực hiện đề tài

38

Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê trên phần mềm MSTATC

42

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

: Cà phê.

B

: Xơ dừa.

GAP

: Good Agriculture Practice.

IMO

: Indigenous microorganisms.

NST


: Ngày sau trồng.

NSU

: Ngày sau ủ.

TB A

: Trung bình vỏ cà phê.

TB B

: Trung bình tỉ lệ xơ dừa.

TLTB

: Trọng lượng trung bình.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau cải và họ thập tự ở Việt Nam trong
những năm gần đây (2005 – 2009)

07

Bảng 3.1 Khí hậu - thời tiết thành phố Pleiku 6 tháng đầu năm 2011


10

Bảng 3.2 Thành phần của khoáng trong vỏ cà phê vối trước khi tiến hành ủ

11

Bảng 3.3 Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật tại chỗ (IMO)

12

Bảng 3.4 Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật Trichoderma

13

Bảng 3.5 Quy trình kỹ thuật canh tác cải ngọt trong vụ 1

14

Bảng 3.6 Quy trình kỹ thuật canh tác cải ngọt trong vụ 2

15

Bảng 3.5.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm canh tác cải ngọt (cho cả 2 vụ)

16

Bảng 4.1 Một số tính chất vỏ cà phê sau 21 ngày ủ

18


Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của cây cải ngọt

19

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày) của cải ngọt

20

Bảng 4.4 Động thái ra lá (lá/cây) của cải ngọt

21

Bảng 4.5 Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của cải ngọt

23

Bảng 4.6 Diện tích lá (cm2/cây/ngày) của cải ngọt

24

Bảng 4.7 Trọng lượng trung bình cây

25

Bảng 4.8 Năng suất thực thu (g/khay) của cây cải ngọt vụ 1

25

Bảng 4.9 Động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của cây cải ngọt


27

Bảng 4.10 Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày) của cải ngọt

28

Bảng 4.11 Động thái ra lá (lá/cây) của cải ngọt

29

Bảng 4.12 Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của cải ngọt

31

2

Bảng 4.13 Diện tích lá (cm /cây/ngày) của cải ngọt

32

Bảng 4.14 Trọng lượng trung bình cây

33

Bảng 4.15 Năng suất thực thu (g/khay) của cây cải ngọt vụ 2

34

Bảng 4.16 Tổng năng suất 2 vụ (g/khay)


34

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, dù chúng ta sống ở bất kỳ ở quốc gia nào thì thực
trạng diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp. Thay vào đó là hàng loạt khu công
nghiệp mọc lên. Tại những thành phố lớn, tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm
môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm
đang đặt ra nhiều thử thách lớn cho con người và xã hội. Vì đó là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Rau là một món ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của con người. Rau
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin, chất khoáng giúp cho con
người đảm bảo sức khỏe, sắc đẹp. Rau cũng được coi là cây trồng mang tính linh hoạt
do rau có chu kỳ sinh trưởng ngắn. Diện tích trồng không yêu cầu quá lớn mà tùy
thuộc vào thực trạng sản xuất và nhu cầu của người trồng.
Hiện nay, với xu hướng gần gũi với thiên nhiên thì các yếu tố thuộc về thiên
nhiên được coi như giếng trời, hay đơn giản là một khu vườn nhỏ trong khuôn viên
nhà. Đồng thời, đây cũng là liệu pháp thư giản đơn giản. Con người khi chăm sóc cây
xanh hằng ngày sẽ giúp giảm đi những u uất, cân bằng những mệt mỏi, giúp con người
sống cân bằng, tích cực hơn.
Gia lai là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc trồng và sản xuất cà phê. Tỉnh
cũng đang đẩy mạnh việc đầu tư, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
tiên tiến vào việc canh tác, thu hoạch, chế biến cà phê nhằm mục đích nâng cao giá trị
kinh tế mà hạt cà phê đã, đang và sẽ đem lại cho tỉnh và nhà nước. Khi ngành công
nghiệp chế biến cà phê được đẩy mạnh thì đồng nghĩa với việc lượng vỏ cà phê thải ra
cũng tăng lên đáng kể. Theo một số nghiên cứu cho thấy vở cà phê có hàm lượng hữu

cơ rất cao, nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng lớn cho cây trồng.
Vậy tại sao ta không tận dụng lượng vỏ cà phê thải ra mà sử dụng để tạo ra một
loại giá thể vừa có thể giúp cho những hộ gia đình ở đô thị dề dàng trồng những loại
rau mà họ ưa thích làm cho bữa ăn hằng ngày ngon hơn và an toàn hơn với sức khỏe
lại có thể tăng thêm thu nhập cho người nông dân trồng cà phê.
1


Việc đầu tiên cần thực hiện để giải quyết vấn đề này đó chính là tìm ra quy
trình kỹ thuật để vỏ cà phê trở thành giá thể có thể sử dụng được. Và nguồn dinh
dưỡng có sẵn ở vỏ cà phê liệu có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây
trồng sinh trưởng bình thường hay không ? Hay có cần bổ sung những gì và như thế
nào để có thể có một giá thể tốt ?
Được sự cho phép của ban chủ nhiệm khoa Nông học, dưới sự hướng dẫn của
Thầy Lê Văn Dũ, đề tài nghiên cứu “ảnh hưởng của vỏ cà phê xử lý nhanh bằng 2
phương pháp đến sản xuất cải ngọt trong khay tại thành phố Pleiku - Gia Lai”
đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xử lý nhanh vỏ cà phê và pha trộn với các phế phẩm nông nghiệp khác làm giá
thể sản xuất cây trồng.
1.3 Yêu cầu
• Xử lý nhanh vỏ cà phê bằng 2 loại vi sinh theo quy trình có sẵn.
• Theo dõi ảnh hưởng của 1 số tỉ lệ pha trộn giữa vỏ cà phê đã ủ và xơ dừa đến
sinh trưởng của cải ngọt trên các loại giá thể này liên tiếp trong 2 vụ.
1.4 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian, quy mô diện tích nhỏ nên thí nghiệm chỉ thực
hiện trên giống cải ngọt Hai Mũi Tên Đỏ, trồng tại thành phố Pleiku - Gia Lai.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cà phê (Coffea sp.)
- Xuất xứ từ châu Phi (Etiopia)
- Cây cà phê phát triển được ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng tiêu thụ
mạnh lại ở các nước ôn đới, xứ lạnh.
- Tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê là mặt hàng đứng thứ 2 sau dầu mỏ.
- Đặc điểm sinh học:
+ Rễ: Xuất phát từ rễ mầm, phát triển to, khỏe, cắm sâu xuống đất thành rễ
cọc, phát triển từ 1,2 m - 1,8 m.
+ Thân: Mọc thẳng đứng, có cành ngang (cành cơ bản, cành cấp 1, cành
quả), chồi vượt mọc thẳng đứng.
+ Lá: Lá được ví như là cái máy bơm nước vì hệ thống khí khổng ở mặt
dưới của lá giúp cây hô hấp, thoát hơi nước từ đó cây có thể hút nước từ đất lên nuôi
cây. Chức năng chính của lá là quang hợp để tích lũy dinh dưỡng nuôi than, quả, hạt.
+ Quả: Gồm nuốm quả, cuống, vỏ ngoài, vỏ thịt (tinh bột, đường) nhằm
dẫn dụ động vật (chồn, cáo đến ăn và phân tán), vỏ trấu (màu vàng) bên trong có vỏ
lụa bám chặt nhân, hai lá mầm ôm lấy đỉnh sinh trưởng. (Bài giảng cây cà phê, 179
trang)
2.1.1 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Sản lượng cà phê quốc tế không ngưng tăng lên từ mức 90 triệu bao trong
những năm 1980 lên 110 triệu bao những năm 1990 và đầu thế kỷ XXI. Trong đó chủ
yếu là cà phê chè (Arabica) chiếm tỷ trọng trên 60 %.
Sản lượng cà phê tăng chủ yếu từ 2 khu vực sản xuất cà phê của thế giới, đó là
châu Mỹ và châu Á. Đặc biệt là trong những năm qua diện tích và sản lượng cà phê
của Brazin tăng mạnh. Điều này đã gây áp lực tăng nhanh lượng cung cà phê ra thị
trượng thế giới.
Ở khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam có sự gia tăng nhanh diện tích và sản
lượng cà phê trong những năm qua. Theo thống kê của ICO trong những niên vụ gần

3


đây lượng cà phê từ 3 nước có sản lượng cà phê hàng đầu thế giới là Brazin, Việt
Nam, Colombia đã chiếm trên 60 % tổng lượng cung cà phê trên thị trường thế giới.
()
2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê trong nước
Hiện sản lượng cà phê ở Việt Nam vẫn đứng trong tốp đầu thế giới đạt trên 1
triệu tấn/năm, nhưng phần lớn dưới dạng hạt thô. Tổng công suất chế biến cà phê hòa
tan cả nước khoảng 80000 tấn/năm, nhưng thực tế chỉ khoảng 30000 tấn/năm. Trong
khi đó, giá trị do cà phê nhân mang lại cao nhất chỉ khoảng 16 tỉ USD, còn nếu chế
biến cà phê hòa tan đạt yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế doanh thu sẽ lên đến hàng trăm tỉ
USD. Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam khuyến cáo, tăng diện tích trồng cà phê chè
(Arabica), thu hái tỉ lệ trái chín trên 90 %, áp dụng qui trình trồng cà phê GAP để nâng
cao chất lượng. Việc đầu tư rang xay từng bước đưa công nghệ tiên tiến, chế biến cà
phê hòa tan vào sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ ưu
tiên hàng đầu của hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam. ( />2.1.3 Tình hình xuất khẩu và một số thị trường chính của cà phê Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2011 cả nước đã
xuất khẩu 797,7 nghìn tấn cà phê, trị giá 1,7 tỷ USD, chiếm 5 % trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, tăng 41,3 % về lượng và tăng 121,8 % về trị giá so với cùng kỳ
năm 2010. Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 5 lại giảm so với tháng liền
kề trước đó (giảm 21,23 % về lượng và giảm 20,21 % về trị giá) chỉ đạt 99,4 nghìn tấn
cà phê với trị giá 241 triệu USD.
Ước xuất khẩu tháng 6 đạt 115 ngàn tấn với trị giá 250 triệu đô la. Như vậy
tổng lượng cà phê xuất khẩu 6 tháng đạt 913 ngàn tấn với giá trị xấp xỉ 2 tỉ đô la, tăng
38,6 % về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh.
Giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đang ở mức 2.150 đô la/tấn gấp 1,6 lần so với
cùng kỳ năm 2010. Giá cả tăng cao nhưng hầu hết các thị trường đều tăng mạnh về giá
trị gấp từ 2 – 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, điển hình như Bỉ là thị trường đứng đầu,

gấp 4 lần về lượng và 6 lần về giá trị.
Giai đoạn cuối tháng 4, đầu tháng 5, tại Đăk Lăk - vùng trồng cà phê trọng
điểm của nước ta bị chịu đợt nắng nóng khô hạn, nguồn nước bị thiếu và ô nhiễm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cây.
4


Giá cà phê nội địa những ngày cuối tháng 5 liên tiếp đạt kỉ lục mới trên 50.000
đồng/kg. Giá cà phê xuất khẩu theo ngày tại TP HCM trong tháng 5 (từ 28/4-27/5) đã
tăng thêm 100 USD/tấn, tương đương 4,1 %. Giá ngày 27/5 là 2.555 USD/tấn.
Nhìn chung, xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2011, giảm ở hầu hết các thị trường
cả lượng và trị giá. Chỉ có một số thị trường tăng trưởng đó là: Thụy Sỹ (tăng 12,65 %
về lượng và 19,41 % về trị giá) đạt 1,6 nghìn tấn, trị giá 4 triệu USD; Malaixia (tăng
69,38 % về lượng và 75,24 % về trị giá ) đạt 3,9 nghìn tấn, trị giá 9,9 triệu USD. Bỉ tiếp tục là thị trường chính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay,
với 81,1 nghìn tấn chiếm 10,1 % trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, trị
giá 178 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, tăng
275,5 % về lượng và tăng 493,5 % về trị giá.
Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với lượng xuất trong tháng là 9,6 nghìn tấn, trị giá
24,9 triệu USD, giảm 9,9 % về lượng và giảm 12,92 % về trị giá so với tháng liền kề.
Tính chung 5 tháng đầu năm Hoa Kỳ đã nhập khẩu 77,7 nghìn tấn cà phê từ thị trường
Việt Nam, trị giá 187,5 triệu USD.( />2.2 Giới thiệu về vi sinh vật trong quy trình ủ vỏ cà phê
2.2.1 Nấm Trichoderma
Trichoderma là một loại nấm bất toàn, có khuẩn lạc màu lục khi tăng trưởng
dưới ánh sáng mặt trời.
Hầu hết các giống Trichoderma sinh sản vô tính, nhưng cũng có một số ít giống
sinh sản hữu tính đã được ghi nhận. Hiện nay giống nấm này đã được tìm thấy ít nhất
33 loài.
Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có thể tiêu diệt nấm Fusarium
solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu). Hay một số
nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.

Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân
chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất
phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy cơ được nhanh chóng.
Chế phẩm vi nấm Trichoderma ngăn ngừa một số bệnh về rễ cho cây trồng, hạn
chế bệnh héo rũ, thối rễ, ghẻ củ, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tăng năng suất và phòng

5


bệnh cho cây trồng. ( />2.2.2 Dùng vi sinh vật tại chỗ (Indigenous microorganisms - IMO)
Đây là một phương pháp tương đối mới để xử lý phế thải nông nghiệp. Ở một
số nước như Malaysia đã và đang thử nghiệm bằng phương pháp này để rút ngắn thời
gian xử lý phế thải nông nghiệp.
Khi áp dụng vi sinh tại chỗ (IMO) thời gian xử lý chỉ trong vòng 3 tuần.
( />2.3 Sơ lược về cây cải ngọt
Tên khoa học: Bracssica chinensis L.
Họ thập tự: Cruciferae
Tên tiếng Anh: Pak choi
Cải ngọt có nguồn gốc ở Ấn Độ, Trung Quốc.
( />2.3.1 Đặc điểm thực vật học
Cải ngọt có bộ rễ ăn nông, phiến lá mỏng có màu xanh vàng, cuống lá xanh
trắng, tròn, nhỏ, quả thuộc quả giác, có nhiều hạt, hạt tròn màu nâu đen, có kích thước
trong bình. Thời gian sinh trưởng 30 - 42 ngày nếu gieo thẳng, nếu cấy thì sau 18 - 27
ngày. Năng suất biến động từ 20 - 30 tấn/ha tùy từng vụ.
( />2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Cây cải ngọt thích hợp trong điều kiện đất cát pha và có độ pH từ 5,5 - 6,5.
Là cây ngắn ngày rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường
xuyên, ẩm độ đạt 75 - 85 %, nhiệt độ thích hợp 10 - 270C.
( />2.3.3 Tình hình sản xuất rau trong nước hiện nay
Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được, vừa là thực phẩm,

vừa là được thảo, vừa là gia vị cho bữa ăn.
Rau dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại rau ăn hoa, củ, quả.
Có rất nhiều loại rau ăn lá trong đó có thể kể đến rau ngót (Sauropus
androgynus), rau dền (Amaranthus viridus), rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang
(Ipomoea batatas).

6


Rau gia vị như rau răm (Polygonum odour), rau ngổ (Limnophila arbromatica),
rau tia tô (Perilla ocymoides L.), rau diếp cá (Houttuynia cordata).
Rau ăn quả như bầu (Lagenaria vulgaris), bí đao (Benincasa hispida), mướp
(Luffa cylindrical), dưa leo (Cucumis sativus), khổ qua (Monordiaca balsammina), cà
tím (Solanum melongea).
Rau ăn rễ như ngó sen (Lotus lily).
Rau ăn củ như củ cải (Rhapanus sativus), cà rốt (Daucus catota), củ dền (Beta
vulgaris). ( />Trong những năm qua, diện tích rau của Việt Nam phát triển nhanh chóng và
ngày càng có tính chuyên canh cao. Trong nước có những vùng chuyên canh rau lớn
như Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đà Lạt.
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau cải và họ thập tự ở Việt Nam trong những năm gần
đây (2005 – 2009)
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008


2009

Diện tích (nghìn ha)

40,00

39,92

42,44

42,61

42,88

Năng suất ( tấn/ha)

17,50

17,52

17,04

17,47

17,53

Sản lượng (triệu tấn) 70,00

68,73


72,30

74,43

75,16

( />2.4 Giới thiệu về canh tác trong giá thể
2.4.1 Những đặc điểm của một giá thể lý tưởng
Một giá thể lý tưởng khi:
- Có khả năng giữ ẩm tốt.
- Thoáng khí.
- Có pH trung tính và khó thay đổi.
- An toàn với môi trường.
- Nguồn nguyên liệu rẻ và dễ tìm tại địa phương.
2.4.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng trong giá thể
-Ưu điểm:
+ Phương pháp trồng cây trong giá thể loại trừ được sâu hại. nấm hại, bệnh hại

trong đất.
+ Hạn chế cỏ dại.
+ Tiết kiệm được công làm đất và quản lý sâu. bệnh hại.
7


+ Có thể kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng có trong giá thể.
+ Chủ động được thời vụ và hạn chế đáng kể những rủi ro.
+ Tận dụng đất không có khả năng canh tác.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư cao.

+ Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật canh tác cao so với người nông dân.
2.5 Một số vật liệu dung làm giá thể thông thường trong thực tế
2.5.1 Xơ dừa
Hiện nay, xơ dừa là loại giá thể được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Xơ
dừa có pH thấp, có khả năng hút nước, thoát nước và khả năng giữ ẩm tốt.
2.5.2 Mùn cưa
Mùn cưa là loại giá thể phổ biến trong việc trồng nấm. Mùn cưa trước khi sử
dụng cần phải hấp tuyệt trùng.
2.5.3 Tro trấu
Tro trấu là loại vật liệu phổ biến như xơ dừa và cũng dễ dàng tìm thấy tại địa
phương. Giá thể từ tro trấu có cấu trúc rỗng, dễ thoát nước, thoáng khí. Tro trấu
thường được dùng trộn chung với các giá thể khác để tạo ra độ thông thoáng cho bộ rễ
của cây trồng.
2.6 Tình hình trồng cây trên giá thể trên thế giới
Trên thế giới, việc trồng cây không cần đất đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt
là trồng thủy canh.
Ưu điểm của việc trồng thủy canh là rau quả luôn sạch, chất lượng tốt, không bị
nhiễm các loại phân hóa học và các loại thuốc hóa học, có thể trồng ở những nơi thiếu
đất và những nơi khô hạn.
2.7 Tình hình trồng cây trên giá thể trong nước
Ở nước ta có nhiều thí nghiệm được tiến hành ở nhiều nơi và bước đầu đạt được
thành công trong việc trồng rau ăn lá trên giá thể bằng xơ dừa và một số giá thể khác
thay cho trồng cây trên đất. Nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi do chi phí đầu tư
cao và trình độ kỹ thuật còn yếu kém.
Việc sử dụng các vật liệu làm giá thể ở nước ta chỉ đang ở bước đầu và đang
được nghiên cứu.

8



2.8 Tổng quan các phương pháp xử lý
Phần lớn các phương pháp xử lý phế phẩm nông nghiệp làm phân bón hay giá
thể trong sản xuất cây trồng là sử dụng vi sinh vật. Có nhiều loại vi sinh vật được sử
dụng như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, kể cả động vật như trùn, ruồi lính đen. Nhưng việc
sử dụng các chế phẩm sinh học tương đối phổ biến nhất. Tình hình sử dụng các chế
phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay được chia làm các nhóm sản phẩm với
các tính năng khác nhau: Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ
sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng. Nhóm
chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.
( />
9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian thực hiện thí nghiệm ủ vỏ cà phê (thí nghiệm 1): Từ ngày 6/3/2011
đến 19/4/2011.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm trồng cải ngọt (thí nghiệm 2): Gồm 2 vụ
+ Vụ 1: Từ 21/4/2011 đến 16/5/2011.
+ Vụ 2: Từ 18/5/2011 đến 13/6/2011.
3.2 Tình hình thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm
Các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của
cây trồng. Điều kiện ngoại cảnh chi phối đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng. tùy từng mùa vụ mà năng suất và phẩm chất rau thu hoạch được sẽ khác
nhau.
Thành phố Pleiku là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm
có 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, có khí hậu khô hanh.

Bảng 3.1: Khí hậu - thời tiết thành phố Pleiku 6 tháng đầu năm 2011
Tháng
Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ (%) Giờ nắng (giờ)
1

18,6

0,0

79

254

2

20,5

14,9

74

264

3

21,2

17,6

73


201

4

23,2

33,6

73

251

5

23,8

499,7

78

204

6

22,5

433,7

92


110

Tổng

129,8

999,6

469,2

1284,0

Trung bình

21,6

166,6

78,2

214,0

(Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, 2011)

10


Bảng 3.1 cho thấy: Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 đạt 18,60C, cao nhất là tháng 5
đạt 23,80C . Lượng mưa thấp nhất là tháng 1 đạt 0.0 mm, cao nhất là tháng 5 đạt 499,7

mm. Ẩm độ thấp nhất là tháng 3 và tháng 4 đạt 73 %, cao nhất là tháng 6 đạt 92 %.
Trong bảng này thấy được tháng 5 và tháng 6 có điều kiện thích hợp nhất để trồng cải
ngọt.
3.3 Vật liệu thí nghiệm
- Vỏ cà phê: Là vỏ của quả cà phê vối được lấy tại huyện Đăkđoa, tỉnh Gia Lai.
Bảng 3.2 Thành phần của khoáng trong vỏ cà phê vối trước khi tiến hành ủ
Đơn vị : % chất khô
Thành
N
P
K
phần
(%) (%) (%)
Hàm
0,06
0,570
2,460
lượng
7

Ca
(%)

Mg
(%)

0,375

0,423 5,740 14,70


pH

Tro

Celulose

Lignin

25,83

25,07

(Nguyễn Anh Dũng, 2000).
- Nấm: Nấm Trichoderma và vi sinh tại chỗ được phân lập và nhân tại chỗ
trong thí nghiệm 1.
- Giống cải: Hạt giống rau cải ngọt Hai Mũi Tên Đỏ, hiện đang bán rộng rãi
trên thị trường.
- Khung gỗ: Dài 2,5 m * rộng 1,5 m. Dùng nylon lót dưới khung gỗ để có thể
giữ ẩm tốt hơn trong quá trình ủ, dùng bạt phủ lên trên để đảm bảo khối ủ trong bóng
râm, giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. chiều cao đống ủ khoảng 60 - 70
cm.
- Khay gieo: Khay nhựa 104 lỗ, mỗi lỗ đều có lỗ thoát nước.
- Khay xốp trồng: Dài * rộng * cao = 50 cm * 30 cm * 12,8 cm. Khay có lỗ
thoát nước.
- Phân NPK
- Xơ dừa: Được sản xuất tại nhà máy đất sạch Bến Tre. Cụm công nghiệp An
Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thành phần dinh dưỡng trong 100 dm3.
+ N : P2O5 : K2O (0,540 : 0,242 : 0,772).
+ Hữu cơ tổng % > 90.
+ Trung và vi lượng.

+ pH: 6,37.
+ VSV hữu ích: 0,970 * 106.
+ VSV phân giải lân: 0,070 * 106.
11


+ VSV cố định đạm: 0,750 * 106.
+ Vi nấm tổng số: 0,146 * 106.

12


3.4 Quy trình kỹ thuật
3.4.1 Quy trình xử lý vỏ cà phê
Bảng 3.2: Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật tại chỗ (IMO)
Ngày/tháng/năm Công việc
6/3/2011

Chuẩn bị Lấy cơm cho vào hộp nhựa trắng, đậy kín bằng lớp vải
IMO 1

9/3/2011

trắng, đem đặt dưới gốc tre.

Chuẩn bị Lấy hộp cơm (IMO 1) trộn với mật mía (tỷ lệ 1 : 1).
IMO 2

16/3/2011


Ghi chú

Sau đó đậy kín.

Chuẩn bị Lấy 10g hỗn hợp (mật mía + cơm) (IMO 2) + 1 l nước
IMO 3

sạch + 8 kg cám gạo, trộn đều hỗn hợp này, sau đó
đậy kín và ủ tiếp.

21/3/2011

Chuẩn bị Lấy hỗn hợp cám đã ủ (IMO 3) trộn tiếp với đất mặt
IMO 4

trong vườn (tỷ lệ 1 : 1), bỏ hỗn hợp trên vào hộp, đậy
kín và tiếp tục ủ.

26/3/2011

Chuẩn bị ủ Vỏ cà phê đã được xay nhỏ, trước khi xử lý vỏ cà phê
cần được tưới nước khi ẩm độ lên đến 60 % là đạt yêu
cầu. Trộn đều hỗn hợp vỏ cà phê và IMO 4 ủ trong
vòng 3 tuần.

31/3/2011

Theo dõi Độ xốp, độ gãy vụn, pH, mùn, ẩm độ.
chỉ tiêu
sau ủ


( Making Compost in Three WeeksFFTC: Mr. Abd. Kadir Zainal Abidin)

13


Bảng 3.3 Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật Trichoderma
Ngày/tháng/năm
30/3/2011

Công việc

Ghi chú

Chuẩn bị nguyên vật Vỏ cà phê 300 kg, vi khuẩn Trichoderma
liệu

31/4/2011

300 ml, nước sạch.

Tiến hành pha dung Cứ 100 ml nấm Trichoderma + 160 l nước.
dịch men vi sinh
Xử lý vỏ cà phê giai Trộn đều 100 ml nấm Trichoderma + 160
đoạn 1

1 – 4/4/2011

Đảo đều khối ủ


ml nước + 100kg vỏ cà phê.
Bổ sung thêm nước để khối ủ đạt được độ
ẩm 60 %.

5/4/2011

Theo dõi chỉ tiêu
màu sắc
Xử lý vỏ cà phê giai Bổ sung vào khối ủ 100 ml nấm
đoạn 2

6 – 9/4/2011

Đảo đều khối ủ

Trichoderma + nước (ẩm độ đạt 60 %).
Bố sung thêm nước để khối ủ đạt được độ
ẩm 60 %.

10/4/2011

Theo dõi chỉ tiêu sau Độ xốp, độ gãy vụn, khả năng giữ nước,


pH.

(Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng)

14



3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác cải ngọt
Bảng 3.4: Quy trình kỹ thuật canh tác cải ngọt trong khay, vụ 1
NST

Công việc

Ghi chú

Chuẩn bị giá thể, khay nhựa để gieo Giá thể gieo cây con, khay xốp gieo hạt
cây con.

có 104 lỗ/khay.

Tiến hành gieo hạt vào khay

Gieo 3 hạt/lỗ.

Chuẩn bị trộn giá thể, khay trồng cho Giá thể trồng là vỏ cà phê đã được ủ ở
đợt 1 theo tỷ lệ vỏ cà phê đã ủ và xơ thí nghiệm 1. khay trồng gồm 48 khay
dừa với lượng khác nhau theo nghiệm xốp (50 cm * 30 cm * 12,8 cm) có lỗ
thức.

thoát nước.

Trồng cây con ra khay trồng.

Cây con khoảng 15 ngày sau gieo có
thể trồng ra khay (gieo ngày 8/4/2011).


Tưới nước

Tưới nước hằng ngày, trời mưa không
cần tưới.

Theo dõi tình hình sâu, bệnh

Theo dõi sâu bệnh hằng ngày, diệt sâu
gây hại, loại bỏ những cây bệnh.

Bón lót

Trộn đều toàn bộ lượng phân P và K và
1/4 tổng lượng phân N vào giá thể
trước khi trồng.

1

Bón phân (bón thúc 1)

Bón 1/4 lượng phân N, hòa tan phân
với nước và tưới đều trong khay.

5

Đo các chỉ tiêu sinh trưởng

8

Bón phân (bón thúc 2)


Bón 1/4 lượng phân N, hòa tan phân
với nước và tưới đều trong khay.

10

Đo các chỉ tiêu sinh trưởng

15

Bón phân (bón thúc 3), đo các chỉ tiêu Bón 1/4 lượng phân N, hòa tan phân
sinh trưởng

với nước và tưới đều trong khay.
Gieo cây con cho đợt 2.

20

Đo các chỉ tiêu sinh trưởng

25

Thu hoạch cải ngọt, cân TLTB/cây,
cân trọng lượng cho mỗi nghiệm thức.
15


×