Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

SO SÁNH CHÍN GIỐNG BÍ ĐAO (Benincasa ceriferasavi.) F1 TẠI XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI VỤ XUÂN HÈ 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH CHÍN GIỐNG BÍ ĐAO (Benincasa ceriferasavi.) F1
TẠI XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI VỤ XUÂN HÈ 2011

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ CHANH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 8/2011


SO SÁNH CHÍN GIỐNG BÍ ĐAO (Benincasa cerifera savi.) F1
TẠI XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI VỤ XUÂN HÈ 2011

Tác Giả

NGUYỄN THỊ CHANH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư
Nông Nghiệp ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. PHAN THANH KIẾM

Tháng 8/2011

i




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại công ty East West Seed Việt
Nông. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình truyền đạt và trang bị kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian học ở trường.
- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS. Phan Thanh Kiếm đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện kháo luận.
-

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Liễu, Giám Đốc, Phó Giám

Đốc và các cô chú, anh chị trong công ty East West Seed Việt Nông đã tạo điều kiện
thuận lợi, hỗ trợ, hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
- Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã động viên, tạo mọi
điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành kháo luận tốt nghiệp.

Sinh viên
Nguyễn Thị Chanh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh chín giống bí đao ( Benincasa cerifera savi ) F1 tại Xuân Lộc,
Đồng Nai vụ xuân hè 2011”. Được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 05/ 2011 với mục
tiêu chọn ra giống bí đao F1 có triển vọng, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt,
chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu

dùng hiện nay.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 9
giống và 3 lần lặp lại. Các giống tham gia nghiên cứu là: Vino147, Vino146, Vino145,
Vino153, Vino2X33, VinoX33, Vino144, Vino139 của công ty East West Seed Việt
Nông. Giống VR68 của công ty Cổ Phần Phát Triển và Đầu Tư Nhiệt Đới.
Kết quả đạt được:
-

Các giống đều sinh trưởng tốt, có khả năng phân cành cấp một khá mạnh và tốt

hơn đối chứng VR68.
-

Hầu hết các giống có năng suất thương phẩm cao hơn đối chứng, cao nhất là

giống Vino147 (43,2 tấn/ha), kế đến Vino2X33 (42,4 tấn/ha), vượt giống ĐC VR68
(29,2 tấn/ha) là 47,9 % và 45,2 %, giống Vino139 năng suất thấp nhất (25,8 tấn/ha).
Nhìn chung các giống đều có chất lượng trái tốt.
-

Hai giống bí đao Vino147 và Vino2X33 là hai giống tốt nhất trong chín giống

nghiên cứu.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu ............................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 2
2.1 Tổng quan về cây bí đao ......................................................................................... 2
2.2 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................ 2
2.2.1 Thân ..................................................................................................................... 2
2.2.2 Hoa....................................................................................................................... 2
2.2.3 Lá ......................................................................................................................... 2
2.2.4 Quả...................................................................................................................... 3
2.2.5 Rễ ....................................................................................................................... 3
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng của cây bí đao .................................................................. 3
2.3.1 Thời kỳ nảy mầm ................................................................................................. 3
2.3.2 Thời kỳ cây con ................................................................................................... 3
2.3.3 Thời kỳ ra hoa kết trái ......................................................................................... 3
2.3.4 Thời kỳ trái phát triển và thu hoạch .................................................................... 4
2.3.5 Thời kỳ già cỗi ..................................................................................................... 4
2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ................................................................................. 4
2.4.1 Nhiệt độ ............................................................................................................... 4
iv



2.4.2 Ánh sáng .............................................................................................................. 4
2.4.3 Đất và chất dinh dưỡng........................................................................................ 4
2.5 Một số kết quả nghiên cứu trong nước ................................................................... 5
2.6 Tình hình sản xuất bí đao tại địa phương .............................................................. 6
2.7 Giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng........................................................................ 6
2.8 Sâu bệnh hại chủ yếu trên bí đao ............................................................................ 6
2.8.1 Sâu hại ................................................................................................................. 6
2.8.2 Bệnh hại ............................................................................................................... 7
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 8
3.1 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 8
3.1.1 Giới thiệu về các giống thí nghiệm ..................................................................... 8
3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị ......................................................................................... 8
3.1.3 Thời gian, địa điểm khu thí nghiệm .................................................................... 8
3.2 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm .................................................... 8
3.2.1 Điều kiện đất đai .................................................................................................. 9
3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết .................................................................................. 9
3.3.1 Kỹ thuật canh tác ............................................................................................... 10
3.3.1.1 Kỹ thuật vườn ươm......................................................................................... 10
3.3.1.2 Kỹ thuật vườn sản xuất ................................................................................... 10
3.3.2 Thu hoạch .......................................................................................................... 12
3.4 Kiểu bố trí thí nghiệm........................................................................................... 12
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 15
3.5.1 Giai đoạn cây con .............................................................................................. 15
3.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng ..................................................................................... 15
3.5.3 Các chỉ tiêu phát dục ......................................................................................... 16
3.5.4 Tình hình sâu bệnh hại ...................................................................................... 16
3.5.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................................... 16
3.5.6 Phẩm chất trái .................................................................................................... 17
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 18

4.1 Thời kỳ cây con .................................................................................................... 18
v


4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng........................................................................................ 19
4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ......................................... 19
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống .............................................. 21
4.2.3 Động thái phân cành cấp 1 (cành/cây) của các giống ....................................... 22
4.3 Các chỉ tiêu phát dục ............................................................................................ 24
4.3.1 Thời gian phát dục của các nghiệm thức ........................................................... 24
4.3.2 Tỷ lệ đậu trái ...................................................................................................... 25
4.4 Tình hình sâu bệnh hại ......................................................................................... 27
4.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ....................................................... 28
4.6 Phẩm chất trái ....................................................................................................... 30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 33
5.1 Kết luận................................................................................................................. 33
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 34
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 35

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NSG:

Ngày sau gieo

NST:


Ngày sau trồng

NSTT:

Năng suất thực tế

NSTP:

Năng suất thương phẩm

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NT :

Nghiệm thức

LLL:

Lần lặp lại

TB:

Trung bình

TL:

Trọng lượng


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các giống tham gia thí nghiệm .......................................................................8
Bảng 3.2: Điều kiện đất đai .............................................................................................9
Bảng 3.3: Điều kiện khí hậu trong thời gian thí nghiệm .................................................9
Bảng 4.1: Thời gian nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm của các giống thí nghiệm. .................18
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm. ..................19
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm........................21
Bảng 4.4: Động thái phân cành cấp 1 (cành/cây) của các giống thí nghiệm.................23
Bảng 4.5: Thời gian phát dục của các giống thí nghiệm ...............................................24
Bảng 4.6: Tỷ lệ đậu trái (%) của các giống thí nghiệm .................................................26
Bảng 4.7: Tình hình gây hại của sâu, bệnh hại (%) của các giống thí nghiệm .............27
Bảng 4.8: Năng suất vài các yếu tố năng suất 9 giống bí đao .......................................28
Bảng 4.9: Năng suất (tấn/ha) các giống thí nghiệm ......................................................29
Bảng 4.10: Phẩm chất trái của các giống thí nghiệm ....................................................31

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong thí nghiệm. .......35
Biểu đồ 2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong thí nghiệm. ............35
Biểu đồ 3 Động thái phân cành cấp một của các giống trong thí nghiệm. ...................36

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1 Giai đoạn vườn ươm 11 NSG ............................................................................37
Hình 2 Giai đoạn vườn ươm 22 NSG ............................................................................37
Hinh 3 Quả các giống chụp với giống đối chứng (VR68).............................................41
Hinh 4 Lá bí bị ruồi đục lá ...........................................................................................41
Hinh 5 Quả bí bị ruồi đục quá .......................................................................................41
Hình 6 Ngọn cây bị Virut ..............................................................................................42
Hinh 7 Quả cây bị Virut ................................................................................................42
Hình 8 Lá bí bị bệnh đốm lá .........................................................................................42
Hình 9 Khu thí nghiệm khi cây được 16 NST ..............................................................42
Hinh 10 Khu thí nghiệm khi cây tàn ............................................................................43

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là thực phẩm rất cần thiết cho mọi người trong đời sống hàng ngày, là thực phẩm
không thể thay thế bởi lẽ cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát
triển cơ thể của con người như lipit, protein, vitamin và chất khoáng hơn hẳn cây trồng
khác. Đặc biệt rau còn giúp tăng tính ngon miệng trong các bữa ăn. Một số loại rau còn có
thể dùng để giải khát, làm mứt, một trong số đó phải kể đến Bí Đao hay còn gọi Bí Xanh.
Bí Đao (Benincasa cerifera savi.) được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước
không chỉ làm thực phẩm phục vụ rau xanh hàng ngày cho mỗi gia đình mà bí đao còn
là nguyên liệu cho công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát có giá trị xuất khẩu cao.
Ngày nay nhờ vào kỹ thuật lai tạo giống đã tạo ra nhiều giống bí đao có năng suất
cao, phẩm chất tốt. Tuy nhiên mỗi giống đều có một điều kiện sống nhất định và mỗi
địa phương có một thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Do đó vấn đề đặt ra là phải tìm được
những giống bí đao có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với thời tiết ở

địa phương, cho năng suất cao, ổn định và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Xuất
phát từ nhu cầu thực tế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh chín giống bí
đao (Benincasa cerifera savi.) F1 tại Xuân Lộc, Đồng Nai vụ Xuân Hè 2011”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất 9 giống bí đao F1 tại Xuân
Lộc, Đồng Nai vụ Xuân Hè 2011, nhằm chọn ra được giống bí đao có năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ các số liệu cần thiết cho từng giống trên các lần lặp lại.
-

Xử lý thống kê số liệu thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu theo dõi.

-

Xác định được giống tốt.
1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây bí đao
Bí đao có tên khoa học: Benincasa cerifera savi.
Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae
Bí đao có nguồn gốc Trung và bắc Mỹ, được những người định cư sử dụng phổ
biến cách đây 8.000 năm trước công nguyên. Loài hoang dại thịt quả hơi đắng, thông
qua chọn lọc của con người tạo giống bí đao theo hai hướng là ăn tươi và bảo quản. Từ
loài hoang dại có thịt quả đắng có nguồn gốc ở Ấn Độ được con người thuần hóa chọn
lọc thành các giống bí đao trồng ngày nay. Trên thế giới có hai loại là bí đao mùa đông

và bí đao mùa hè. Ở nước ta bí đao được trồng chủ yếu là loại bí đao mùa hè.
2.2 Đặc điểm thực vật học
2.2.1 Thân
Thân bí đao thuộc loại thân thảo hàng năm, có khả năng leo bò rất lớn, thân tròn
hoặc không rõ cạnh, thân có màu xanh, trên thân phủ lớp lông cứng và dày.
2.2.2 Hoa
Hoa có 5 cánh hợp, màu vàng, hoa cái cuống to hơn hoa đực. Là hoa đơn tính
cùng gốc, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa cái và hoa đực mọc riêng rẽ ở nách lá. Giống
chín sớm hoa cái xuất hiện ở nách lá thứ 6 – 7, mỗi cây có 2 – 3 quả. Giống chín muộn
hoa cái đầu tiên xuất hiện ở nách lá 12 – 13, mỗi cây có 1 – 2 quả.
2.2.3 Lá
Lá mọc cách, có màu xanh thẫm, dày, phủ lông cứng, lá giáp, lá lớn có dạng chân
vịt, 5 cạnh.

2


2.2.4 Quả
Quả bí thường có màu xanh, khi còn non có màu xanh nhạt phủ một lớp lông dài,
cứng. Khi quả già có màu xanh hầu hết lông bị rụng và thay thế bằng một lớp phấn
trắng.
2.2.5 Rễ
Rễ bí đao là rễ chùm có rễ cái phát triển mạnh, hệ thống rễ chùm (rễ sợi) của bí
đao phát triển mạnh theo sự phát triển của thân. Sinh trưởng mạnh có khả năng chịu
hạn, khi gặp điều kiện thuận lợi rễ chính có thể ăn sâu tới 1,6 m, rễ phụ ăn sâu tới
0,5 – 0,6 m, nhưng tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 20 – 25 cm. Trên mỗi đốt thân nếu
gặp đất và độ ẩm thì rễ bất định phát triển rất mạnh và như vậy sẽ tăng khả năng hấp
thu nước và chất dinh dưỡng.
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng của cây bí đao
2.3.1 Thời kỳ nảy mầm

Từ khi mọc tới 2 lá mầm yếu tố quan trọng trong thời gian này là nhiệt độ. Khi
nhiệt độ trên 13oC hạt nảy mầm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 25 – 30oC. Sự
sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ
ẩm của đất. Ở thời kỳ này 2 lá mầm sinh trưởng rất nhanh có vị trí quan trọng khi cây
còn non yếu vì vậy cần chăm sóc để duy trì và kéo dài tuổi thọ của 2 lá mầm (Tạ Thu
Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, nhà suất bản Nông Nghiệp).
2.3.2 Thời kỳ cây con
Khi cây 2 lá mầm đến khi có 4 – 5 lá thật. Đặc điểm của thời kỳ này là thân lá
sinh trưởng rất chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng, thân thẳng,
chưa có khả năng phân cành.
2.3.3 Thời kỳ ra hoa kết trái
Sau khi có 4 – 5 lá thật đến khi cây có hoa cái đầu tiên. Thời kỳ này thân lá sinh
trưởng mạnh, thể hiện qua số lá và diện tích lá tăng. Chiều dài và đường kính thân tăng
vượt trội so với thời kỳ cây con. Các nhánh cấp 1, cấp 2 và tua cuống hình thành liên
tục. Cây nhanh chóng chiếm diện tích dinh dưỡng, nếu làm giàn không kịp thời cây bị
đổ ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây. Thời kỳ này cần chú ý cân bằng giữa
sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

3


2.3.4 Thời kỳ trái phát triển và thu hoạch
Từ khi có quả thứ nhất (sau khi thụ tinh cánh hoa héo úa) đến ra quả tập trung,
cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, quả được hình thành liên tục, quả tăng nhanh
về kích thước và khối lượng. Quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp. Năng suất và chất
lượng quả đạt tốt nhất, quả thương phẩm cao.
2.3.5 Thời kỳ già cỗi
Sự sinh trưởng của thân, lá, quả giảm nhanh chóng, số quả trên cây ít, cây trở
thành già cỗi. Quả phát triển không cân đối, thường là dị hình. Năng suất và chất
lượng quả giảm đi rõ rệt. Nếu tăng cường chăm sóc, bón thúc để làm cho thời kỳ già

cỗi của cây đến chậm, kéo dài thời kỳ thu hoạch quả, tăng năng suất.
2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
2.4.1 Nhiệt độ
Bí Đao ưa thích khí hậu ấm áp và chịu nóng, chịu rét kém:
-

Nhiệt độ cho hạt nảy mầm > 130C, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 25 – 300C.

-

Cây con sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 17 – 220C.

-

Nhiệt độ thích hợp cho hoa quả phát triển tốt 24 – 250C, có thể sinh trưởng bình

thường khi nhiệt độ 300C. Giới hạn nhiệt độ cho sinh trưởng là 39 – 400C và 9 – 100C.
2.4.2 Ánh sáng
Bí đao yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây con yêu cầu 10 – 12 giờ chiếu
sáng/ngày. Quang chu kỳ có ảnh hưởng mạnh đến ra hoa và biểu hiện giới tính của bí
đao. Hoa đực chỉ ra khi ánh sáng ngày dài nóng, ngày dài ấm thích hợp cho phát triển
hoa đực nhưng lại trì hoãn phát triển của nhụy và phát triển của quả. Cây sinh trưởng
tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển lại yêu cầu cường
độ chiếu sáng giảm. Quả đang lớn gặp ánh sáng chiếu trực tiếp dễ bị rám, thối và sớm
rụng.
2.4.3 Đất và chất dinh dưỡng
Bí đao phải có tầng canh tác dày, tơi xốp, độ pH tốt nhất đối với sinh trưởng phát
triển của bí đao là 5,5 – 7,5. Nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha để gieo trồng, bí đao
mẫn cảm với đất mặn.


4


Cây hút nhiều nhất là Kali, thứ đến là N, ít nhất là P. Canxi (Ca) có ảnh hưởng tốt
tới sinh trưởng của cây, cải thiện chất lượng quả, thịt quả rắn chắc, tăng khả năng bảo
quản và vận chuyển.
2.4.4 Nước
Hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt, khối lượng thân lá lớn, năng suất quả cao, nên yêu
cầu độ ẩm cao nhưng không chịu ngập úng.
Hai giai đoạn là giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn ra hoa đậu quả có yêu cầu độ
ẩm khác nhau:
- Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70 %.
- Thời kỳ ra hoa kết quả cần độ ẩm đất 70 – 80 %, độ ẩm không khí 60 – 70%.
Độ ẩm không khí cao, kèm theo điều kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu cây dễ bị
bệnh hại xâm nhiễm. Thời kỳ ra hoa, ra quả và phát triển cần cung cấp đầy đủ nước.
Khi quả vào chắc ngừng cung cấp nước để tăng chất lượng và tăng khả năng bảo quản
của bí. Bí đao chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn do mưa
hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến năng suất.
2.5 Một số kết quả nghiên cứu trong nước
Cây bí đao là cây rau họ bầu bí mang tính bản địa nên phần lớn mang tính tự phát
là chính. Các giống bí đao trồng chủ yếu hiện nay là giống địa phương được lưu truyền
lâu đời trong sản xuất, năng suất chỉ đạt 18 – 20 tấn/ha, chất lượng kém, sâu bệnh
nhiều, hiệu quả thấp. Để góp phần giải quyết những hạn chế này, từ năm 2000 đến nay
Bộ môn Cây thực phẩm, Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm - Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, chọn lọc thành công một giống bí đao
mới, giống bí này được đặt tên là giống bí xanh Số 1. Giống bí xanh Số 1 được Bộ
Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống quốc gia năm 2008.
Đến nay, công tác nghiên cứu về cây Bí Đao trong nước còn hạn chế. Ngoài Viện
Cây lương thực - CTP số liệu nhìn chung chưa được cập nhật. (Theo Đoàn Xuân

Cảnh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm – Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương).
Một số giống bí đao (bí xanh) tham gia nghiên cứu tại Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm – Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương như: Sặt Tân Nông, Bí Xanh Số 1, Bí

5


Đá Nam Định, Bí Xanh Đông Anh. (Theo Đoàn Xuân Cảnh, Viện Cây lương thực và
Cây thực phẩm Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương).
2.6 Tình hình sản xuất bí đao tại địa phương
Diện tích trồng bí đao tại Xuân Bắc – Xuân Lộc – Đồng Nai trên 10 hecta, trong
đó giống bí được trồng chủ yếu là giống VR68 của Công ty Cổ Phần Phát Triển Và
Đầu Tư Nhiệt Đới.
2.7 Giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng
Quả bí đao có thành phần hóa học chủ yếu như sau: Gluxit (2,4 %) và các chất
khoáng Ca, P, Fe, các vitamin A, B, B2, PP và nhiều nhất là vitamin C (16 %). Hàm
lượng nước trong bí đao tương đối cao 95,5 %. Nói chung lượng chất dinh dưỡng
không cao nhưng bí đao là loại rau quan trọng ở vùng nhiệt đới Châu Á. Ở nước ta cây
bí đao được sử dụng khắp mọi miền đất nước, là loại rau giải nhiệt vào những lúc tiết
trời oi bức rất tốt. Bí đao có thể sử dụng làm rau (xào, luộc, nấu canh), chế biến thành
mứt, bánh.
Bí đao là loại rau chịu bảo quản và vận chuyển nên là loại dự trữ góp phần quan
trọng giải quyết những khi giáp vụ rau( Tạ Thu Cúc- Hồ Hữu An- Nghiêm Thị Bích
Hà, nhà xuất bản Nông Nghiệp).
2.8 Sâu bệnh hại chủ yếu trên bí đao
2.8.1 Sâu hại
• Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica): Sâu non dài khoảng 8 – 10 mm, màu xanh
lá cây nhạt, trên lương có 2 sọc trắng dọc theo cơ thể, nhộng màu nâu đen, trứng nhỏ
màu vàng nhạt. Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi cây còn nhỏ đến có trái nhiều
nhất là khi cây có trái non và ra hoa (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, 2003).

• Bọ trĩ hay bù lạch (Thrips palmi): Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu
trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây
làm cho đọt non bị xoăn lại. Mật độ cao làm cây cằn cỗi, chùn đọt, không vươn lóng,
lá vàng khô, hoa rụng, ít quả và quả nhỏ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất bí đao. Bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa khô (Phạm Văn
Biên, Bùi Cách Tuyến, 2003).
• Ruồi đục lá hay Sâu vẽ bùa (Liriomyza trifolii):Thành trùng là một loại ruồi
rất dài, nhỏ 1,4 mm, màu đen bóng, có vệt vàng trên ngực, khi đậu cặp cánh màng xếp
6


lại trên lưng bụng. Trứng dạng tròn, màu trắng hồng, được đẻ trong mô mặt trên lá. Ấu
trùng là dòi, dài 2 mm, màu vàng nhạt, đục thành đường hầm ngoằn ngòe đục lớp biểu
bì lá của nhiều loại cây trồng như bầu, bí, dưa, cà, ớt, đậu. Ruồi đục lá có thể phát sinh
phá hại từ khi cây mới mọc tới khi cây ra hoa, có quả. Thường gây hạ nặng vào mùa
khô cao hơn mùa mưa (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, 2003).
• Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitae): Ruồi đục quả phân bố rộng khắp mọi
nơi và có phổ ký chủ rộng. Dòi non đục ăn trong quả. Dòi tuổi lớn tương đối to, dài
9 – 11 mm, rộng 1 – 2 mm, trên mình có nếp nhăn. Ruồi trưởng thành có màu da cam
nâu. Mảng lưng ngực giữa có hai vệt hai bên và một vệt giữa màu vàng, có hai lông tơ
ở phía sau. Mảnh ngực bụng của con đực có mảnh lồi. Một con cái có thể đẻ 150 –
200 trứng, trên một quả có thể có nhiều trứng. Dòi nở ra đục vào trong quả, chỗ vết
đục bên ngoài lớn dần lên, có màu nâu, bên trong quả dòi đục thành đường hầm vòng
vèo làm quả bị thối mềm và rụng (Phạm Văn Biên, 2003).
2.8.2 Bệnh hại
• Bệnh Đốm Lá (Xanthomonas lachrymans): Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, đôi
khi có trên thân và quả. Vết bệnh trên lá có những đốm hình đa giác, lúc đầu màu vàng
sau đó chuyển thành trắng bạc và có những đường vân. Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư
cây bệnh và hạt (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, 2003).
• Bệnh Khảm (Virus): Triệu chứng bệnh thể hiện trên lá và toàn thân. Cây bị

bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và loang lổ, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát
triển chậm, quả ít và biến dạng ( Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, 2003).

7


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu thí nghiệm
3.1.1 Giới thiệu về các giống thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 9 giống bí đao được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Các giống tham gia thí nghiệm
Thứ Tự

Tên Giống

Nguồn Gốc

1

Vino147

Công Ty East West Seed Việt Nông

2

Vino146

Công Ty East West Seed Việt Nông


3

Vino145

Công Ty East West Seed Việt Nông

4

Vino153

Công Ty East West Seed Việt Nông

5

Vino2X33

Công Ty East West Seed Việt Nông

6

VinoX33

Công Ty East West Seed Việt Nông

7

Vino144

Công Ty East West Seed Việt Nông


8

Vino139

Công Ty East West Seed Việt Nông

9

VR68 (ĐC)

Công ty cổ phần Phát Triển Và Đầu Tư Nhiệt Đới.

3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị
Khay xốp, dóc, lưới, cọc, bạt phủ, kẽm, dây mềm, cân, vở, viết.
3.1.3 Thời gian, địa điểm khu thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2011, tại Công Ty Eat West
Seed Việt Nông, 62A, tỉnh lộ 763, ấp 1, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai.
3.2 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm

8


3.2.1 Điều kiện đất đai
Đất khu thí nghiệm thuộc đất thịt sét pha cát, đất có pH thấp. Đạm và kali tổng số
trung bình, lân tổng số cao, đạm, lân và kali dễ tiêu nghèo, hàm lượng Ca và Mg trao
đổi thấp. Cần bón nhiều vôi để cải thiện pH đất, phân hữu cơ để tăng khả năng trao đổi
các cation trong đất. Cần bón nhiều đạm, lân, kali để tăng hàm lượng N – P – K trao
đổi trong đất (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Điều kiện đất đai
Thành phần

pH

cơ giới (%)
Sét

H2O

62,3 11,7 26,0

5,4

Cát

Thịt

C
(%)
0,7

N

P

0,1

0,5


K2O NH4
0,1

Cation trao đổi

Chất dễ tiêu
(ppm)

Chất tổng số (%)

+

27,0

P2O5

meq/100 g
+

K

Ca

19,0 69,3

2+

4,3

Mg2+

1,7

(Nguồn: Phòng phân tích nông nghiệp, nông trường Thọ Vực)
3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết
Bảng 3.3: Điều kiện khí hậu trong thời gian thí nghiệm
Tháng /2011

3

4

5

26,2

27,24

27,1

36,4

36,7

36

Nhiệt độ thấp nhất ( C)

20,2

20,7


22,7

Ẩm độ trung bình (%)

74

74

84

Ẩm độ nhỏ nhất (%)

31

35

43

Lượng mưa trung bình (mm)

71

32,3

416,6

0

Nhiệt độ trung bình ( C)

0

Nhiệt độ cao nhất ( C)
0

Tổng số giờ nắng (giờ)
176,4
205,8
203,3
(Nguồn: Trạm trắc quan khí tượng huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai)
- Nhiệt độ trung bình trong các tháng dao động từ 26,2 – 27,240C. Nhiệt độ
trung bình các tháng rất thích hợp cho bí đao sinh trưởng, phát triển.
- Ẩm độ trung bình từ 74 – 84 %, nhìn chung ẩm độ trung bình trong các tháng
thí nghiệm thấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của bí đao.
- Lượng mưa trung bình trong các tháng từ 32,3 – 416,6 mm. Lượng mưa trung
bình trong các tháng thí nghiệm thấp, thấp nhất là tháng 4 (32,3 mm).
- Số giờ nắng của các tháng từ 176,4 – 205,8 giờ, cao nhất là tháng 4 (205,8
giờ), thấp nhất là tháng 3 (176,4 giờ).
3.3 Phương pháp
9


3.3.1 Kỹ thuật canh tác
Tất cả các giống thí nghiệm theo một quy trình kỹ thuật chung của Công Ty Eat
West Seed Việt Nông.
3.3.1.1 Kỹ thuật vườn ươm
Ngâm ủ hạt giống
Hạt của mỗi giống được gói riêng vào một chiếc khăn sạch. Ngâm các gói hạt
trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 4 giờ. Sau đó vớt ra vắt nhẹ tay cho ráo nước.
Chú ý, khi vắt phải giữ hạt dàn đều chánh dồn cục. Ủ các gói hạt trong khăn lớn đã

được nhúng qua nước ấm sao cho các gói hạt không được xếp chồng lên nhau. Sau 12
giờ ủ, tiến hành rửa sạch nhớt trên bề mặt hạt trong nước ấm, giặt sạch khăn để chánh
bị nấm mốc và nhớt. Tiếp tục ủ khoảng 10 – 12 giờ sau, hạt bắt đầu nứt nanh thì đem
gieo.
Gieo hạt
Hạt giống được gieo vào khay xốp 66 lỗ.
Giá thể gieo hạt: 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng hoai + 1/3 đất sạch.
Chộn đều giá thể nhét và ấn thật chặt vào các lỗ trong khay.
Tưới nước cho ướt đều khay trước khi bắt đầu gieo. Xới tơi đất, gieo mỗi lỗ một
hạt, gieo sâu khoảng 1,5 – 2 cm, đặt hạt nghiêng khoảng 45o sao cho rễ hướng xuống
dưới. Lấp một lớp xơ dừa mỏng khoảng 1- 2cm lên trên.
Chăm sóc
Ngày tưới nước 2 lần vào 7 – 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Khi cây ra lá thật tới
phân DAP nồng độ 200 gr phân pha trong 100 lít nước. Khi cây được hai lá thật mang
ra ruộng trồng.
Theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh hại trong giai đoan vườn ươm.
3.3.1.2 Kỹ thuật vườn sản xuất
Làm đất
Đất được cày bừa sâu 20 – 30 cm, dọn sạch cỏ dại, rãi vôi, phơi ải 10 ngày trước
khi trồng. San phẳng mặt ruộng, dùng cuốc xới đất tơi xốp, lên liếp. Trồng 1 hàng,
khoảng cách cây cách cây là 0,8 m , hàng cách hàng 1,2 m.

10


Phủ bạt
Trước khi phủ bạt tiến hành bón lót, rạch rãnh giữa liếp, rải phân, lấp đất. Khi
phủ bạt, mặt đen xuống dưới và mặt có ánh bạc lên trên, dùng đất chèn kỹ hai bên
mép. Dùng dụng cụ đục lỗ chyên dụng đục lên bạt vào buổi sáng sau khi đã lắp hệ
thống ống tưới nhỏ giọt.

Mật độ và cách trồng
Khi cây 2 – 3 lá thật (khoảng 20 ngày) thì đem trồng.
Cây cách cây: 0,8 m
Hàng cách hàng: 1,2 m
Dặm, tỉa, tưới nước
4 NST theo dõi cây nào không sống tiến hành trồng dặm vào chiều mát, tưới nước.
10 NST tiến hành tỉa để lại mỗi hốc một cây.
Tưới nước bằng hệ thống nhỏ giọt, lúc cây còn nhỏ tưới một ngày 2 lần vào sáng
sớm và chiều mát. Cây lớn tưới mỗi ngày một lần vào chiều mát.
Bón phân và chăm sóc
Lượng phân bón cho 1 heta
Ngày bón

Phân chuồng

(NST)
Bón lót
10
17
24
31
38
45
52
59
Tổng cộng
Làm giàn

(tấn)
6


6

NPK
(20-20-15)
(kg)
0
50
50
50
50
50
50
50
50
400

ĐẠM
URÊ
(kg)
0
50
50
50
50

200

SUPER
LÂN

(kg)
200

200

Làm giàn trước khi trồng bí, trồng luống 1 hàng đơn.
Cọc dàn dài từ 1,8 – 2 m.
Lưới được giăng theo hàng, song song với liếp trồng.
Buộc dây vắt ngọn
11

KCL

VÔI

(kg)

(kg)
900

50
50
50
50
200

900


Nên thường xuyên buộc dây vắt ngọn bí tạo điều kiện cho nhánh phân bố đều.

Chú ý, buộc dây vắt ngọn sao cho các nhánh của các giống khác nhau và 5 cây theo
dõi phân biệt với các cây khác để thuận tiện cho việc lấy chỉ tiêu và thu hoạch.
Diệt cỏ và phòng trừ sâu, bệnh
Trong giai đoạn cây chưa phủ giàn sẽ xuất hiện cỏ dại giữa lối đi và ở hốc trồng.
Tiến hành nhổ cỏ trong các hốc và làm sạch cỏ trên các lối đi để tránh cạnh tranh dinh
dưỡng, nguồn lây lan, lưu tồn mầm bệnh và cản trở việc đi lại.
Tiến hành phun phòng và trừ sâu bệnh khi quan sát thấy xuất hiện trên đồng
ruộng.
- Regent 800 WG: Pha 1 gói 0,8 gr với 8 lít nước trừ sâu xanh.
- Ammate 150 EC: Pha 8 ml thuốc với 8 lít nước trừ sâu xanh.
- Actara 25 WG: Pha 1 g thuốc với 8 lít nước trừ bọ trĩ.
- Oshin 20 WP: 1 gói 6,5 gr pha bình 16 lít, trừ sâu vẽ bùa, bọ trĩ. Phun khi sâu
chớm xuất hiện, phun ướt đều mặt lá.
-

Actara 25 WG: Dạng gói 1 gr + dầu khoáng SK EnSpray 99 EC phòng trừ

rầy xanh, rầy trắng.
- Aliette 800 WG: Pha 20 g thuốc với 8 lít nước phun phòng bệnh chết rạp.
- Daconil 75 WP: Thuốc dạng bột, gói 100 gr, trừ bệnh đốm lá, pha phun 150 gr
trên bình 8 -10 lít.
- Bệnh Virut: Quản lý rầy trắng từ khi cây còn nhỏ.
3.3.2 Thu hoạch
Dựa vào màu sắc và hình dáng quả, ta xác định thời điểm thu hoạch. Quả thu vào
buổi sáng, thu nhẹ nhàng tránh bị xây xát. Một ngày thu một lần, thu riêng và ghi chú
từng giống và 5 cây theo dõi của mỗi lần lặp lại.
3.4 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 9 nghiệm
thức với 3 lần lặp lại.
LLL: lần lặp lại; 1: Vino147; 2: Vino146; 3: Vino145; 4: Vino153; 5: Vino2X33;

6: VinoX33; 7: Vino144; 8: Vino139; 9 : VR68.
12


Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
LLLI

LLL II

LLL III

1

7

2

3

8

4

9

1

5

2


5

6

6

9

8

8

4

3

5

6

7

7

3

9

4


2

1

BẢO VỆ

Chiều biến thiên
Quy mô thí nghiệm:
Diện tích ô thí nghiệm: 1,2*0,8*10 = 9,6 m2
Số ô thí nghiệm: 9 * 3 = 27 ô.
Diện tích thí nghiệm: 9,6 * 27 = 259,2 m2
Diện tích bảo vệ: 40,8 m2
Tổng diện tích khu thí nghiệm: 300 m2
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Giai đoạn cây con
• Thời gian nảy mầm (Ngày sau gieo, NSG): Tính từ khi gieo đến khi có 50 %
hạt trên một giống nảy mầm.
• Tỷ lệ nảy mầm (%) =(Số hạt nảy mầm/ tổng số hạt gieo)* 100.
• Thời gian cây ra lá thật theo từng giống (NSG): Tính từ khi gieo đến khi có 50
% hạt trên một giống có lá thật (lá thật là lá nhìn thấy rõ được cuống lá và phiến lá).
3.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng
15


Chọn 5 cây/ô thí nghiệm của từng nghiệm thức. Cứ 7 ngày đo đếm một lần, các
cây này được đánh số một cách ngẫu nhiên.
• Chiều cao cây (cm/cây): Được đo từ vết sẹo của 2 lá mầm đến đỉnh của ngọn.
• Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) = {(Chiều cao đo được lần sau) –
(chiều cao đo lần trước)}/5.

• Động thái phân cành cấp1 (cành/cây): Đếm tất cả các cành cấp 1
(Cành cấp 1 là những cành được hình thành từ nách lá trên thân chính).
3.5.3 Các chỉ tiêu phát dục
Thời gian phát dục:
• Ngày ra hoa (NSG): 50 % số cây/ô xuất hiện hoa cái đầu tiên.
• Ngày ra trái (NSG): 50 % số cây/ô ra trái.
• Ngày bắt đầu thu hoạch (NSG): 50 % số cây/ô cho thu hoạch.
• Tỷ lệ trái đèo % = (Trọng lượng bí đèo trên ô thí nghiệm (kg) / Trọng lượng
trái trên ô thí nghiệm)*100.
• Ngày kết thúc thu hoạch (NSG): Tỷ lệ đèo của một nghiệm thức trên một lần
lặp lại > 50 %.
• Tỷ lệ đậu trái/cây (%) = (Số trái/cây)/(Số hoa cái /cây)*100.
3.5.4 Tình hình sâu bệnh hại
Ghi nhận tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng và tính tỷ lệ sâu bệnh hại.
• Tỷ lệ sâu hại (%) = (Tổng số cây bị sâu hại/tổng số cây điều tra) *100.
• Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Tổng số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) *100.
3.5.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
• Số trái/cây = (Tổng số trái của 5 cây theo dõi qua các lần thu hoạch)/5.
• Trọng lượng trái/cây (kg/cây) = (Tổng trọng lượng trái của 5 cây theo dõi
qua các lần thu hoạch)/5.
• Trọng lượng một trái (g/trái) = (Trọng lượng trái/cây)/(Số trái/cây).
• Năng suất lý thuyết (NSLT, tấn/ha) = Trọng lượng trái/cây(kg)*Số cây/ha(cây).


Năng suất thực tế (tấn/ha) = {Năng suất ô thí nghiệm (kg)/diện tích ô thí nghiệm
(m2)} x 10.000 m2.

16



×