Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogea L.) TRỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010 2011 TẠI ĐỨC HÒA, LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG
(Arachis hypogea L.) TRỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2010 -2011 TẠI ĐỨC HÒA, LONG AN

Ngành:

NÔNG HỌC

Niên Khóa:

2007 – 2011

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG
(Arachis hypogea L.) TRỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2010 -2011 TẠI ĐỨC HÒA, LONG AN

Tác giả


NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. LÊ VĂN DŨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ đã nuôi dưỡng và
dạy dỗ con nên người. Luôn ở bên con, động viên con trong suốt thời gian con ngồi
trên ghế nhà trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh, chị trong gia đình đã
giúp đỡ em trong cuộc sống, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và đã hỗ trợ em trong suốt
thời gian em học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt quý thầy cô khoa Nông học đã tận tình truyền đạt
cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Dũ đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để
em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tạo điều kiện hỗ trợ
em thực tập tại phòng thí nghiệm bộ môn Nông hóaThổ nhưỡng.
Xin cảm ơn các bạn trong kí túc xá đã luôn giúp đỡ, động viên, cùng học tập, và
phấn đấu trong 4 năm học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp DH07NHA và DH07NHB đã ủng hộ và hết
lòng giúp đỡ mình trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. HCM, tháng 08 năm 2011

Sinh viên

NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của một số liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của cây đậu phộng (Arachis hypogea L.) trồng vụ Đông Xuân
năm 2010 - 2011 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Loan, Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Văn Dũ.
Đề tài được tiến hành nhằm giảm chi phí và lượng phân lân bón cho đậu phộng
nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu phộng
trồng vụ Đông Xuân năm 2011, tại vùng đất xám của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Thí nghiệm được tiến hành tại xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An. Thời gian thực hiện từ 09/01 - 09/04/2011. Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức phân
lân: (0; 25; 50; 100; 165) (kg P2O5) với lượng bón (0; 625; 1250; 2500; 4125) (kg lân
lạt/ ha), 3 lần lặp lại. Tổng diện tích khu thí nghiệm 260 m2. Trong đó, nghiệm thức
bón 165 kg P2O5 đang được sử dụng phổ biến ở địa phương và được chọn làm nghiệm
thức đối chứng để so sánh. Quy trình kỹ thuật trồng được áp dụng theo phương thức
canh tác tại địa phương.
Sau 3 tháng thực hiện đề tài kết quả thu được như sau:
1. Trong thí nghiệm, phân lân không ảnh hưởng đến chiều cao cây và số lá xanh
giữa các mức phân. Và các nghiệm thức đều có thời gian sinh trưởng là 90
ngày.
2. Nghiệm thức bón ở mức 50 kg P2O5 có năng suất thực thu thấp nhất 2.393
kg/ha, nhưng lại có tổng số cành cấp 1, số hạt chắc trên cây, tổng số hạt/cây cao
hơn các nghiệm thức còn lại.

3. Tổng số nốt sần trên cây đậu phộng là chỉ tiêu mà phân lân có ảnh hưởng rõ
nhất và ảnh hưởng đến năng suất đậu phộng, nghiệm thức đối chứng bón 165
kg P2O5 có tổng số nốt sần cao nhất 297,89 số nốt sần/cây và năng suất thực tế
cũng đạt cao nhất là 2.578 kg/ha.
4. Về hiệu quả kinh tế thì không bón lân có hiệu quả kinh tế cao hơn là có bón
phân lân, do lợi nhuận ở nghiệm thức 165 kg P2O5 (đối chứng) chỉ đạt 22,84
triệu đồng/ha thấp hơn so với nghiệm thức không bón phân lân có lợi nhuận đạt
đến 24,21 triêu đồng/ha.
iii


MỤC LỤC
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... iiiv
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh mục các bảng .................................................................................................... viii
Danh mục các hình ........................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích đề tài .......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu đề tài ............................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Phân loại, nguồn gốc, và sự phân bố ......................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................. 3
2.1.2 Nguồn gốc............................................................................................................... 3
2.1.3 Sự phân bố .............................................................................................................. 3
2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng tại Việt Nam .............................................................. 4

2.3 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................... 6
2.4 Giá trị sử dụng của cây đậu phộng ............................................................................ 7
2.4.1 Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm cung cấp lượng dinh dưỡng cao
cho con người .................................................................................................................. 8
2.4.2 Đậu phộng là nguyên liệu quan trọng để chế biến công nghiệp thành dầu béo ..... 9
2.4.3 Khô dầu đậu phộng và các bộ phận cây đậu phộng dùng làm thức ăn gia súc ...... 9
2.4.4 Dùng vỏ, thân và lá đậu phộng làm phân bón ........................................................ 9
2.4.5 Cây đậu phộng là cây tăng vụ, cải tạo đất, cây phủ đất và chống xói mòn ..........10
2.5 Tình hình sử dụng phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng ...............10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Vật liệu ....................................................................................................................13
3.1.1 Giống ....................................................................................................................13
iv


3.1.2 Đất đai, khí hậu.....................................................................................................13
3.1.3 Phân bón sử dụng trong thí nghiệm ......................................................................15
3.1.4 Thuốc bảo vệ thực vật ..........................................................................................15
3.1.5 Dụng cụ trong thí nghiệm .....................................................................................15
3.2 Phương pháp thí nghiệm..........................................................................................16
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................16
3.2.2 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm .......................................................18
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi ...........................................................20
3.2.4 Phương pháp xử lí số liệu .....................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến thời gian sinh trưởng và phát triển của
cây đậu phộng ..............................................................................................................22_
4.2 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đậu
phộng .............................................................................................................................24
4.2.1 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái tăng trưởng chiều cao cây đậu phộng....24

4.2.2 Ảnh hưởng của phân lân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đậu phộng ......... 25
4.3 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái và tốc độ ra lá xanh trên thân chính cây đậu
phộng .............................................................................................................................26
4.3.1 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái ra lá xanh trên thân chính cây đậu phộng
.......................................................................................................................................26
4.3.2 Ảnh hưởng của phân lân đến tốc độ ra lá xanh trên thân chính đậu phộng .........27
4.4 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái và tốc độ ra cành cấp 1 trên cây đậu phộng
.......................................................................................................................................28
4.4.1 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái ra cành cấp 1 trên cây đậu phộng ..........28
4.5 Ảnh hưởng của phân lân đến số lá xanh trên cành cấp 1 của cây đậu phộng .........30
4.6 Ảnh hưởng của phân lân đến số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu trên cây đậu phộng
.......................................................................................................................................31
4.7 Ảnh hưởng của phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây
đậu phộng ......................................................................................................................32
4.7.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................................32
4.7.2 Năng suất trái khô .................................................................................................35
v


4.8 Tình hình sâu, bệnh và cỏ dại ..................................................................................36
4.8.1 Sâu hại ..................................................................................................................36
4.8.2 Bệnh hại ................................................................................................................37
4.8.3 Cỏ dại ....................................................................................................................38
4.9 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận...................................................................................................................40
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................41
PHỤ LỤC ....................................................................................................................43
PHỤ LỤC 1 Các hình ảnh trong thí nghiệm .................................................................43

PHỤ LỤC 2 Các bảng số liệu........................................................................................47
PHỤ LỤC 3 Các bảng số liệu thô .................................................................................48
PHỤ LỤC 4 Kết quả xử lý thống kê .............................................................................54

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

Đ/C

Đối chứng

NT

Nghiệm thức

NSG

Ngày sau gieo

CV

Hệ số biến động (Coeficient of Variance)

P


Xác suất (Probobility)

RCBD

Khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design)

LLL I

Lần lặp lại 1

LLL II

Lần lặp lại 2

LLL III

Lần lặp lại 3

TGST

Thời gian sinh trưởng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

trang

Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm 2000 - 2008......... 4
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long qua các năm
2000 - 2009 ..................................................................................................................... 5
Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Long An qua các năm 2000 - 2009 .......... 6
Bảng 2.4 Thành phần các chất dinh dưỡng trong hạt đậu phộng tính trên 100g hạt ..... 8
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm tháng 01/2011 ...................................14
Bảng 3.2 Một số yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 01 đến tháng 04
năm 2011 ......................................................................................................................14
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của đậu phộng. (ngày sau gieo) ............................................................................23
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây đậu phộng (cm) .................................24
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đậu phộng (cm/cây/ngày).......................25
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân lân đến động thái ra lá trên thân chính cây đậu phộng
(lá/thân chính) ...............................................................................................................26
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân lân đến tốc độ ra lá trên thân chính cây đậu phộng
(lá/thân chính/ngày) ......................................................................................................27
Bảng 4.6 Động thái ra cành cấp 1 trên cây đậu phộng (cành/cây)...............................28
Bảng 4.7 Tốc độ ra cành cấp 1 trên cây đậu phộng (cành/cây/ngày) ..........................29

Bảng 4.8 Số lá xanh trên cành cấp 1 (lá) .....................................................................30
Bảng 4.9 Tổng số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu trên cây đậu phộng (nốt sần/cây) ..31
Bảng 4.10 Số trái, số hạt trên trái và số trái loại ..........................................................32
Bảng 4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất .................................................................34
Bảng 4.12 Năng suất trái khô (kg/ha) ..........................................................................35
Bảng 4.13 Lợi nhuận của 5 nghiệm thức thí nghiệm tính trên ha (triệu đồng/ha).......39

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

trang

Hình 1: Chiều cao cây giai đoạn 15 NSG

42

Hình 2: Đậu phộng đâm tia giai đoạn 36 NSG

42

Hình 3: Nốt sần cây đậu phộng 48 NSG

43

Hình 4: Đậu phộng khi thu hoạch

44


Hình 5: Hạt đậu phộng giữa 5 nghiệm thức

45

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đậu phộng (Arachis hypogea L.) là một trong những cây công nghiệp ngắn
ngày quan trọng, có giá trị kinh tế cao, là loại cây có dầu, làm thực phẩm quan trọng
và cung cấp lượng dinh dưỡng cao cho con người. Bên cạnh đó, cây đậu phộng là loại
cây trồng cải tạo đất rất tốt và giúp tăng vụ. Ở Việt Nam, cây đậu phộng là một mặt
hàng nông sản xuất khẩu quan trọng thu lợi nhuận nhanh cho người sản xuất.
Long An là tỉnh có diện tích và sản lượng đậu phộng lớn nhất ở khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Theo tổng cục thống kê năm 2009, diện tích trồng đậu phộng
của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 12,5 nghìn ha và sản lượng là 41,4 nghìn tấn. Trong
đó Long An có diện tích là 6,8 nghìn ha và sản lượng là 19,8 nghìn tấn. Đức Hòa là
vùng trọng điểm, có diện tích và sản lượng lớn nhất của tỉnh Long An.
Để góp phần làm tăng năng suất củng như chất lượng đậu phộng thì phân bón
một trong những yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt đối với đậu phộng là cây lấy dầu thì
lân và vôi là hai yếu tố không thể thiếu vì dân gian có câu “không lân, không vôi thì
thôi đậu phộng”. Lân cần để cây sinh trưởng và hình thành dầu, còn vôi thì làm tăng
pH cho đất vì đậu phộng là cây trồng không thích hợp với đất chua. Do hiện nay nông
dân vẫn bón phân theo cách ước chừng và theo tập quán, chưa có một liều lượng bón
phân nhất định nào. Bên cạnh đó, nông dân chỉ chú trọng đến năng suất mà không xét
đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là phân lân người dân bón với một lượng phân lân rất
lớn 4.125 kg lân lạt/ha/vụ tương đương 165 kg P2O5/ha/vụ nhưng năng suất đậu phộng

trung bình dao động chỉ trong khoảng 2,5 – 2,8 tấn/ha và chưa ổn định.
Như vậy nhu cầu bức thiết của nông dân là tìm ra lượng phân lân thích hợp trên
vùng đất xám của họ, nhằm giúp nâng cao năng suất cây đậu phộng phục vụ sản xuất
thâm canh tại địa phương, quan trọng là giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất,
mang lại hiệu quả kinh tế và tránh việc lãng phí khi dùng loại phân bón này.
1


Với ý nghĩa như vậy nên thí nghiệm so sánh các mức phân lân đã được tiến
hành là : “ Ảnh hưởng của một số liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất đậu phộng trồng vụ Đông Xuân năm 2011 tại huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An.”
1.2 Mục đích đề tài
Qua thí nghiệm ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây đậu phộng, với mục đích là giảm chi phí và liều lượng bón phân
lân cho đậu phộng nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của đậu phộng trồng vụ Đông Xuân năm 2011, tại vùng đất xám tại huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
1.3 Yêu cầu đề tài
Trong thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2011 đến đầu tháng 04/2011 cần đạt các
yêu cầu sau:
Theo dõi ảnh hưởng của 5 liều lượng phân lân qua các chỉ tiêu về sinh trưởng,
phát triển của cây đậu phộng trong thời gian thí nghiệm.
So sánh ảnh hưởng của 5 liều lượng phân lân đến năng suất của cây đậu phộng.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa 5 mức phân lân sử dụng trong thí nghiệm.
Chọn ra mức phân lân thích hợp để thâm canh cây đậu phộng tại địa phương.
1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2011 đến đầu tháng 04/2011.
Thí nghiệm được bố trí tại đất sản xuất của nông dân thuộc khu vực xã Đức
Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Do thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 3 tháng, chỉ nghiên cứu trong một
vụ Đông Xuân năm 2011, trên một loại đất và ở một địa điểm, do đó kết quả chỉ đại
diện cho vùng đất sản xuất tại xã Đức Hòa Thượng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Phân loại, nguồn gốc, và sự phân bố
2.1.1 Phân loại
Đậu phộng hay còn gọi là lạc, đậu phụng
Tên khoa học: Arachis hypogea L.
Ngành: Thực vật có hoa
Lớp: hai lá mầm
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae = Leguminosae: họ đậu
Họ phụ: Papilionaceae
Giống: Arachis L.: đậu phộng
Loài: Arachis hypogaea L.
Trên thế giới các loài đậu hoang dại có khoảng 346 và 1438 giống được trồng thương
mại.(Lê Quang Hưng, 2005)
2.1.2 Nguồn gốc
Cây đậu phộng có nguồn gốc ở Nam Mỹ, sau đó được trồng phổ biến ở Châu
Âu, Châu Phi, Châu Á, quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng là vùng Đông Nam
Hoa Kỳ. Hiện nay, Châu Á có diện tích và sản lượng trồng đậu phộng cao nhất thế giới
và đứng đầu là Trung Quốc.
2.1.3 Sự phân bố
Cây đậu phộng được trồng rộng rãi khắp thế giới nhưng giới hạn sản xuất của
cây đậu phộng ở khoảng 400 Bắc đến 400 Nam, thuộc vùng nhiệt đới và các vùng ấm

áp trên thế giới.
Trên 80 nước trông đậu phộng chủ yếu là Châu Á (25 nước), Châu Phi (28
nước), còn lại là Châu Mỹ (9 nước), Châu Âu và Châu Úc. (Lê Quang Hưng, 2005)

3


2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu phộng là một những loại cây công nghiệp ngắn ngày quan
trọng. Đậu phộng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo thống kê của FAO (Food and Agriculture Organization), Việt Nam là
nước có diện tích và sản lượng trồng đậu phộng đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Trong
đó, diện tích là 256.000 ha và sản lượng là 533.800 tấn (Faostat, 2008).
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm 2000 – 2008

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2000


244,9

1,5

355,3

2001

244,6

1,5

363,3

2002

246,7

1,6

400,1

2003

243,8

1,7

406,2


2004

263,7

1,7

469,0

2005

269,6

1,8

489,3

2006

246,7

1,9

462,5

2007

254,5

2,0


510,0

2008

256,0

2,1

533,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)
Qua bảng 2.1 cho thấy, diện tích trồng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm thay
đổi không đáng kể, năng suất và sản lượng có tăng nhưng tốc độ tăng vẫn còn thấp.
Riêng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (bảng 2.2), đậu phộng được sản xuất
chủ yếu trên vùng đất xám luân canh với cây lúa nước trong vụ Đông Xuân như ở
Long An, trên vùng đất cát ở tỉnh Trà Vinh. Tuy sản lượng có bước chuyển biến tăng
nhưng diện tích có lại giảm.
Long An là tỉnh có diện tích và sản lượng cao nhất ở khu vực ĐBSCL với diện
tích trung bình hằng năm khoảng 7.200 ha (chiếm 62% diện tích của khu vực ĐBSCL
và chiếm 2,8% diện tích của cả nước), đạt sản lượng trung bình 18.300 tấn (chiếm
56,8% sản lượng của khu vực ĐBSCL và chiếm 4,1% của cả nước).(Bảng 2.3)

4


Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long qua các năm
2000 - 2009
Diện tích


Sản lượng

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

2000

8,9

19,6

2001

8,1

16,6

2002

10,2

23,7

2003

10,2

23,8


2004

12,9

34,2

2005

13,9

40,4

2006

12,0

35,8

2007

13,6

42,9

2008

13,9

43,4


Sơ bộ 2009

12,5

41,4

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010)
Năm 2005, diện tích đậu phộng của tỉnh đạt cao nhất nhưng lại giảm mạnh vào
2 năm tiếp theo. Đến năm 2008 diện tích tăng trở lại nhưng lại giảm mạnh vào năm
2009. Điều này có thể được giải thích bởi các yếu tố chính như sau:
Đó là nông dân thiếu vốn đầu tư sản xuất, hầu hết nông dân trồng đậu phộng
thiếu vốn để mua giống tốt và vật tư đáp ứng được quy trình trồng đậu phộng tiến bộ
nên năng suất đạt chưa cao so với tiềm năng của giống.
Thiếu hệ thống cung ứng giống, ở đây nông dân tự sản xuất, tự bảo quản và trao
đổi lẫn nhau, do vậy dẫn đến tình trạng lẫn giống nên năng suất đậu phộng thấp và
không ổn định qua các năm. Ngoài ra, giá cả đầu ra của sản phẩm không ổn định cũng
là nguyên nhân chính hạn chế sản xuất đậu phộng ở Long An nói riêng và ở Việt Nam
nói chung.
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Đức Hòa về kết quả sản xuất đậu
phộng năm 2010, vụ Đông Xuân trồng đậu phộng có tổng diện tích lớn nhất là 3.392,8
ha cao hơn so với vụ Thu Đông (334 ha) và vụ Hè Thu (857,2 ha). Theo thống kê thì
cả huyện có 18 đơn vị sản xuất đậu phộng, trong đó, đơn vị Xã Đức Hòa Thượng có
5


diện tích 684 ha (chiếm 20% diện tích cả huyện), năng suất 35,46 (tạ/ha) cao hơn so
với năng suất trung bình của huyện (34,31 tạ/ha), sản lượng đạt 2.425,5 tấn (chiếm
18,15 % sản lượng cả huyện) và chỉ đứng sau xã Mỹ Hạnh Bắc về diện tích (750 ha),

sản lượng (2.579,3 tấn). (thống kê chi tiết xem trong phần phụ lục 2)
Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Long An qua các năm 2000 – 2009
Diện tích

Sản lượng

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

2000

6,0

13,8

2001

5,1

11,2

2002

6,8

17,0

2003


6,6

14,3

2004

8,7

21,0

2005

8,8

22,9

2006

7,2

18,4

2007

7,8

23,0

2008


8,2

22,0

Sơ bộ 2009

6,8

19,8

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010)
Mặc dù đậu phộng Đông Xuân là cây trồng có hiệu quả kinh tế ở huyện Đức Hòa
nhưng bị hạn chế bởi một số yếu tố đã làm giảm hiệu quả của sản xuất như bón phân
thiếu cân đối, sử dụng giống tạp, giống nhiễm bệnh, sử dụng thuốc chưa đúng kỹ thuật
đã làm cho các loại sâu ăn lá trở nên kháng thuốc, nông dân phải tăng số lượng và số
lần phun thuốc, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm thu nhập trong việc sản xuất đậu
phộng trong vụ Đông Xuân. (Nguyễn Phú Đức, 2002)
2.3 Đặc điểm thực vật học
Cây đậu phộng có các đặc điểm thực vật học như sau:
Sự nẩy mầm của hạt được xem là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh
sang trạng thái sống, quá trình này gồm có sự hút nước của hạt, hoạt động của các men
phân giải và các hoạt động sinh lý của quá trình nẩy mầm.

6


Rễ cây đậu phộng tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, sâu khoảng 30 cm. Do rễ
đậu phộng không có lông hút nên đậu phộng hấp thu nước và phân bón rất nhanh.

Nốt sần là kiểu cộng sinh giữa rễ cây đậu phộng và vi khuẩn Rhizobium vigna.
Số nốt sần xuất hiện khi cây được 4 - 5 lá thật và thường tập trung ở lớp đất mặt từ 0 20 cm. Vi khuẩn nốt sần cung cấp 50 - 70% lượng đạm cho cây và khả năng cố định
đạm từ 80 - 120 kg N/ha/năm.
Thân đậu phộng là thân thảo, màu xanh, tím, tròn đặc ruột và có chiều cao trung
bình từ 30 - 40 cm. Thân đậu phộng có 15 - 20 lóng, có nhiều lông tơ trắng hạn chế sự
phá hại của rệp Aphid sp.
Cây đậu phộng phân cành ngay từ gốc của 2 lá mầm. Đặc điểm phân cành của
thân chính là cơ sở để xác định loại hình cho đậu phộng, gồm có 3 loại hình: thân
đứng, thân bò và thân nửa bò. Ở Việt Nam các giống đậu phộng chủ yếu thuộc nhóm
thân đứng.
Đậu phộng có 2 loại lá: lá mầm và lá thật. Lá mầm xuất hiện ngay khi nẩy mầm
cung cấp chất dinh dưỡng dự trữ giúp cây phát triển trong 10 ngày đầu và sau đó rụng
đi. Trên mỗi cây có từ 50 – 80 lá thật và mỗi lá thật có 4 lá phụ (lá chét).
Hoa tự thụ là chính, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Ngoài ra dưới đất có hoa
ngầm, hoa không nở nhưng vẫn cho trái.
Ngay khi hoa thụ phấn, nhu mô dưới bầu nhụy là thư đài mọc dài ra gọi là đâm
tia và đưa bầu noãn đâm thẳng vào đất để phát triển trái. Sau 5 - 6 ngày thư đài phát
triển hướng ngang để hình thành trái đậu cho đến khi trái chín khoảng 90 ngày sau
trồng.
Hạt đậu phộng thường có hình tròn dài, có từ 1 - 4 hạt trong một trái. Trọng
lượng hạt thường biến động từ 0,17 - 1,24 gam. (Phan Gia Tân, 2005)
2.4 Giá trị sử dụng của cây đậu phộng
Đậu phộng là loại cây trồng có giá trị trên nhiều mặt: kinh tế, cải tạo đất và tăng
vụ. Đậu phộng trở thành cây trồng cung cấp thực phẩm cho con người từ nhiều thế kỷ
nay.

7


2.4.1 Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm cung cấp lượng dinh dưỡng

cao cho con người
Phân tích hàm lượng các chất trong hạt đậu phộng (xem bảng 2.4) ta thấy đậu
phộng có nhiều chất béo, nhiều dạng đạm dễ tiêu và một số chất dinh dưỡng khác cần
thiết cho con người.
Do có nhiều thành phần dinh dưỡng, cho nên đậu phộng có thể thay thế một
phần thịt, cá trong bữa ăn hằng ngày. Nửa kg đậu phộng cung cấp năng lượng tương
đương 1 kg thịt bò hay 36 trứng gà (Woodroof, 1983). (Lê Quang Hưng, 2005)
Hạt đậu phộng dùng làm thực phẩm cho người dưới nhiều hình thức như: luộc,
rang, làm bánh kẹo, làm nhân bánh. Các thực phẩm chế biến từ hạt đậu phộng có mùi
rất thơm và vị ngon. Ngoài ra ở các nước phương Tây hạt đậu phộng được bán dưới
dạng “bơ đậu phộng” đóng hộp.
Tuy nhiên, giới hạn của việc sử dụng hạt đậu phộng là nếu để hạt ẩm thì dễ bị
nấm Aspergillus flavus tấn công, nấm ăn chất hữu cơ trong hạt và tiết ra độc tố
aflatoxin, gây độc cho động vật máu nóng, cần tồn trữ hạt ở ẩm độ hạt 9%.
Bảng 2.4 Thành phần các chất dinh dưỡng trong hạt đậu phộng tính trên 100g hạt
Thành phần

Tính trên 100g

Thành phần

Năng lượng

2385 kj (570 kcal)

Pentothenic acid (B5) 1,8mg (36%)

Carbohydrates

21g


Vitamin B6

246 μg (62%)

Đường

0g

Folate (Vit. B6)

0,3 mg (20%)

Chất xơ

9g

Kẽm

3,3 mg (33%)

Chất béo

48 g

Canxi

62 mg (6%)

Protein


25 g

Sắt

2 mg (16%)

Thiamin (Vit. B1)

0,6 mg (46%)

Magie

184 mg (50%)

Riboflavin (Vit.B2)

0,3 mg (20%)

Photpho

336 mg (48%)

Niacin (Vit.B2)

12,9 mg (86%)

Kali

332 mg (7%)


Nguồn:< />
8

Tính trên 100g


2.4.2 Đậu phộng là nguyên liệu quan trọng để chế biến công nghiệp thành dầu
béo
Dầu đậu phộng là một loại lipid dễ tiêu làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận.
Có thể dùng để chế biến thức ăn thay mỡ, với ưu điểm là khắc phục được một số
nhược điểm của mỡ động vật trong việc gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức
khỏe con người.
Dầu đậu phộng được dùng để đóng hộp với rau cá. Dầu đậu phộng tinh chế
được dùng làm dung dịch để chế biến nhiều loại dược phẩm y tế và thú y, để chế biến
một số loại mỹ phẩm trang sức.
Dầu đậu phộng được dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng, làm dầu bôi
trơn máy móc, trục xe, động cơ.
2.4.3 Khô dầu đậu phộng và các bộ phận cây đậu phộng dùng làm thức ăn gia súc
Hạt đậu phộng sau khi ép lấy dầu, còn lại khô dầu. Khô dầu là loại thức ăn tinh
cung cấp chất đạm rất tốt cho gia súc. Khô dầu có chứa 11-12 % nước, 47 % chất đạm,
24 - 26 % chất đường bột, 6 -7 % chất béo.
Vỏ quả đậu phộng nghiền nhỏ thành bột có thể trộn với các loại rau, cỏ làm
thức ăn thô cho gia súc.
Thân và lá đậu phộng là loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho gia
súc. Cây đậu phộng chứa đến 47% chất đường bột, 11,5% chất đạm, 1,8% chất béo
tính theo trọng lượng khô. (Đường Hồng Dật, 2007)
2.4.4 Dùng vỏ, thân và lá đậu phộng làm phân bón
Thân và lá đậu phộng là một loại phân xanh rất tốt. Một hecta đậu phộng sau
khi thu hoạch lấy trái, còn lại 3 - 4 tấn thân lá. Thành phần các chất dinh dưỡng trong

thân lá đậu phộng rất cao, nhất là các chất chứa đạm. Trong đó, đạm là 4,45%, lân là
0,77%, kali là 2,25%. Vỏ đậu phộng được đốt thành tro là một loại phân bón rất tốt, vì
trong thành phần có chứa 6% P, 31% K, 27% CaO (vôi). Nếu sử dụng thân lá đậu
phộng để bón cho lúa mùa thì mỗi ha thân lá đậu phộng đủ bón cho 2 - 3 ha lúa cấy
làm cho năng suất lúa tăng lên rõ rệt. (Đường Hồng Dật, 2007)

9


2.4.5 Cây đậu phộng là cây tăng vụ, cải tạo đất, cây phủ đất và chống xói mòn
Cây đậu phộng thuộc nhóm cây ngắn ngày, lại có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau nên nông dân đã sử dụng cây đậu phộng làm cây tăng vụ. Có thể tăng vụ
trên đất lúa, còn ở những nơi chuyên trồng cây đậu phộng có thể trồng 2 vụ: vụ xuân
và vụ hè thu.
Đậu phộng là một loại cây trồng luân canh cải tạo đất rất tốt vì sau khi thu
hoạch cây đậu phộng đã để lại cho đất một lượng đạm khá lớn. Lượng đạm này làm
tăng thêm độ phì nhiêu của đất đặc biệt đối với các chân đất bạc màu. Trên các loại đất
dốc trồng cây đậu phộng có tác dụng vừa sản xuất giống tốt, vừa làm cây phủ đất
chống rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa.
2.5 Tình hình sử dụng phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng
2.5.1 Tình hình sử dụng phân vô cơ trên cây đậu phộng trong và ngoài nước
Hầu hết các loại đất trồng đậu phộng ở nước ta có hàm lượng chất dinh dưỡng
thấp, nông dân lại ít chú trọng đến việc bổ sung phân bón nên năng suất đậu phộng đạt
rất thấp. Năng suất còn chênh lệch khá lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực
tế của cây đậu phộng.
Đậu phộng yêu cầu cần bón với một lượng lớn phân N - P - K và Ca cũng như
nhiều loại phân vi lượng như là Mg, S, Fe, B, Zn, Cu và Mo để đạt năng suất và chất
lượng cao. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu đậu phộng Sơn Đông - Trung
Quốc cho biết, để sản xuất 100kg đậu trái ở mức năng suất là 5 - 7,5 tấn/ha, thì cần
bón 5,18 kg N; 1,08 kg P; 2,5 kg K; 1,9 5 kg Ca; 1,58 kg Mg và 1,28 kg S cho 1ha.

Hiện nay, trên thị trường phân bón trong và ngoài nước có rất nhiều chủng loại
phân khác nhau cung cấp cho cây trồng. Nhưng do thiếu kiến thức và do quan niệm sai
lầm chưa hiểu hết tác dụng to lớn của bón phân hợp lý. Nên trong sử dụng phân bón
nông dân còn dùng rất lãng phí hoặc sử dụng không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây.
Theo tính toán ở nước ta hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt 30%
- 45%, phân lân đạt 40% - 45%, phân kali đạt 40% - 50%. Hiệu suất sử dụng phân bón
khác nhau tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón phân, chất
lượng phân bón. Hàng năm, lượng phân bón vào đất nhưng không được cây sử dụng
chiếm khối lượng rất lớn: 1,77 triệu tấn urê, 2,07 triệu tấn super lân, 344 nghìn tấn kali
bị lãng phí. Trong số phân bón chưa được cây trồng sử dụng, một phần tích tụ lại trong
10


đất một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy lợi ra ao hồ,
sông suối gây ô nhiễm nguồn nước.
Các nghiên cứu về y học gần đây cũng xác định, dư thừa phospho trong các sản
phẩm trồng trọt (do bón thừa phân lân) khi ăn vào sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi,
gây nguy cơ loãng xương.
Do đó cần có những thí nghiệm về liều lượng phân bón trên những vùng đất
khác nhau để chọn mức phân và loại phân thích hợp để khuyến cáo nông dân áp dụng
thâm canh tăng năng suất, ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng
2.5.2.1 Nhu cầu về đạm (N)
Đạm là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng phát triển
và năng suất của cây đậu phộng. Đạm giúp cây sinh trưởng thân lá, cành, ra hoa sớm,
tăng kích thước và trọng lượng hạt. Đạm ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong hạt
và giúp cho vi sinh vật cố định đạm phát triển tạo nhiều nốt sần hữu hiệu.
Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích lũy bị giảm, số trái và
trọng lượng hạt đều giảm.
2.5.2.2 Nhu cầu về lân (P2O5)

Lân đóng vai trò quan trọng trong việc cố định đạm và tổng hợp lipit ở hạt
trong thời kỳ chín nên làm cho hàm lượng dầu trong hạt tăng lên rõ rệt. Lân còn có tác
dụng kéo dài thời kỳ ra hoa, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu và khả năng chống chịu hạn,
chống chịu sâu bênh hại cho cây đậu phộng.
Khi cây thiếu lân thì bộ rễ phát triển kém, hoạt động cố định đạm giảm, vì chất
ATP (Adenosin triphosphat) cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật cố định đạm giảm.
Thiếu lân cây sẽ tích lũy nhiều antoxian làm cho thân lá có màu đỏ tía.
Mặc dù cây đậu phộng hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng cây đậu
phộng hút lân nhiều nhất ở giai đoạn từ ra hoa đến hình thành hạt. Trong giai đoạn này
cây đậu phộng hút tới 45% tổng nhu cầu lân của cây. Sự hút lân giảm rõ rệt ở thời kỳ
chín. (Nguyễn Như Hà, 2006)
Đối với giống đậu lỳ miền Đông Nam Bộ thì hiệu suất 1 kg P2O5 sẽ đạt 6,3 - 9,2
kg đậu trái. (Nguyễn Thị Chinh, 2006)

11


Do hiệu quả hút lân của cây đậu phộng rất thấp, thường phải bón lân cho đậu
phộng với lượng lớn.
Hiện nay, các dạng phân lân được nông dân dùng là: Super lân, thermophosphat
và phân lân chậm tan.
2.5.2.3 Nhu cầu về kali (K2O)
Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển trái, làm
tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng tính chịu hạn và chống đổ ngã của cây. Ngoài
ra kali còn có tác dụng làm tăng hiệu quả khả năng hấp thụ đạm và lân.
Thiếu kali làm cho mép lá bị vàng, lá bị cháy xém và bị khô vào lúc lá trưởng
thành.
Với lượng phân kali từ 80 - 100 kg/ha K2O đã làm tăng năng suất giống đậu lỳ
từ 19 - 31 % ở miền Đông Nam Bộ. (Nguyễn Thị Chinh, 2006)
Dạng phân kali thường dùng là K2SO4 và KCl.

2.5.2.4 Nhu cầu về calcium (Ca) và lưu huỳnh (S)
Calcium và lưu huỳnh là hai yếu tố cần thiết cho sự tổng hợp lipit và protit
trong cây đậu phộng.
Calcium là chất đảm bảo cho quá trình phân chia tế bào được diễn ra bình
thường. Cây đậu phộng hút Ca qua rễ, qua tia và qua vỏ trái đang hình thành. Thiếu Ca
làm cho trái bị lép, tỷ lệ hoa đậu quả thấp, nặng hơn là làm cho cây bị úa vàng, cuốn lá
bị héo úa, gẩy, các chồi ngọn bị chết và bộ rễ kém phát triển.
Lưu huỳnh tham gia trực tiếp vào sự tổng hợp sinh học dầu và thường thiếu ở
đất trồng đậu phộng so với các chất dinh dưỡng khác, nhưng ít ai chú ý tới (Reid và
Cox 1973). Khi cây đậu phộng thiếu lưu huỳnh lá có màu vàng nhạt, cây chậm phát
triển, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ và chất lượng protein trong hạt đậu phộng.
2.5.2.5 Nhu cầu của đậu phộng đối với các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng có vai trò xúc tác, là thành phần của các enzym, là chất
hoạt hóa của hệ thống enzym trong cây đậu phộng.
Nguyên tố Molipden (Mo) và Boron (B) là hai nguyên tố quan trọng đối với cây
đậu phộng. Mo giúp tăng hoạt động nốt sần, tăng cố định đạm. B giúp rễ phát triển,
giảm hạt lép, hạn chế nứt trái, tăng sức sống của hạt. Ngoài ra Mn cũng làm tăng năng
suất hạt đậu phộng.
12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Vật liệu
3.1.1 Giống
Giống đậu phộng được sử dụng trong trong thí nghiệm là giống Đậu phộng lỳ
địa phương có thời gian sinh trưởng khoảng 85 - 90 ngày, trái to trung bình, trọng
lượng hạt từ 40 - 43 gam, hạt hơi nhỏ, hàm lượng dầu khoảng 48%, dùng ép dầu và
trái thường có nhiều hạt 2 hạt, rất thích hợp cho các tỉnh phía nam.
3.1.2 Đất đai, khí hậu

3.1.2.1 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm
Đất có sa cấu các pha thịt trong đó cát chiếm 80%, chua ít (pH = 6,36), hàm
lượng chất hữu cơ, đạm trung bình, lân dễ tiêu cao (P dễ tiêu = 24,02 mg P2O5/100g),
hàm lượng kali dễ tiêu thấp, Ca2+ trao đổi, Mg2+ trao đổi thấp, C/N thấp cho thấy đất
thoát nước tốt, tốc độ phân giải chất hữu cơ mạnh. (Mức độ đánh giá kết quả phân tích
đất được trình bày trong phần phụ lục 2)
Đất có địa hình tương đối bằng phẳng, dễ cày bừa và vun xới. Kết quả phân tích
đất thí nghiệm được tổng hợp trình bày trong bảng 3.1.
3.1.2.2 Đặc điểm khí hậu khu vực thí nghiệm
Huyện Đức Hòa chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, mưa nhiều với lượng
mưa trung bình hàng năm 1.805mm, nhiệt độ trung bình năm là 27,70C. Nguồn nước
cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào nguồn
nước từ Hồ Dầu Tiếng.
Nhìn chung, khí hậu của huyện Đức Hòa có những thuận lợi cơ bản so với các
huyện khác trong tỉnh, độ chiếu sáng, độ ẩm cao thuận lợi cho nhiều loại cây trồng đặc
biệt là cây đậu phộng, ít bị ảnh hưởng của thiên tai.
Kết quả về một số yếu tố khí hậu trong khoảng thời gian thí nghiệm được tổng
hợp và trình bày trong bảng 3.2
13


Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm tháng 01/2011
Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

pH (H2O) 1 : 2,5


6,36

pH (KCl) 1 : 2,5

5,194

N tổng số

(%)

0.15

P dễ tiêu

(mg P2O5/100g)

24,02

K dễ tiêu

(meq K+/100g)

0,42

Ca trao đổi

(meq/100g)

1,96


Mg2+ trao đổi

(meq/100g)

0,8

C hữu cơ

(%)

1,73

Mùn

(%)

2,98

2+

11,5

C/N
Sa cấu:

Cát

(%)

80


Thịt

(%)

8

Sét

(%)

12

(Nguồn: phòng phân tích Bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh)
Bảng 3.2 Một số yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 01 đến tháng 04
năm 2011
Tháng
Chỉ tiêu

1

2

3

4

24,7


24,8

26

27,2

+ Nhiệt độ tối cao (0C)

33,1

33,5

34,2

35,4

+ Nhiệt độ tối thấp (0C)

18,8

20,5

21,3

23

85

84


82

80

Tổng số giờ nắng (giờ/tháng)

162,3

206,8

174,5

198,4

Lượng nước bốc hơi (mm/tháng)

71,3

117,8

117,8

142,6

Lượng mưa (mm/tháng)

2,4

0


26,8

43,8

Nhiệt độ trung bình (0C)

Độ ẩm tương đối (%)

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Long An, năm 2011)

14


Trong bảng 3.2 cho thấy, nhiệt độ trong 4 tháng thí nghiệm dao động trong
khoảng (24,7 - 27,2) (0C), nhiệt độ cao nhất trong tháng 04 là 27,20C và thấp nhất vào
tháng 01 là 24,70C với khoảng nhiệt độ này thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của
cây đậu phộng. Ẩm độ tương đối giảm dần qua các tháng, cao nhất là 85% ở tháng 01
và thấp nhất ở tháng 04 là 80%. Tháng 2 có tổng giờ nắng cao nhất 206,8
(giờ/tháng).Vì vậy muốn trồng đậu phộng mùa này phải chủ động nước tưới và cung
cấp đầy đủ nước tưới trong các giai đoạn quan trọng để cây đậu phộng sinh trưởng và
phát triển tốt.
Lượng mưa thấp và phân bố thất thường trong suốt vụ Đông Xuân đã ảnh
hưởng rất nhiều đến kết quả thí nghiệm.
3.1.3 Phân bón sử dụng trong thí nghiệm
Gồm: Lân lạt + Đạm (SA) + Kali (K2SO4) + Tro ung
• Đặc điểm các loại phân chính tham gia trong thí nghiệm:
1. Phân Sunphat đạm (phân SA): chứa 21% N và 29% lưu huỳnh (S). Phân SA có
dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà. SA có thể bón cho tất cả các loại đất khác
nhau, trừ đất phèn và chua. SA là loại phân chuyên dùng cho các loại cây đậu
đỗ, và đậu phộng.

2. Phân Kali Sunphat (K2SO4): chứa 52% K2O và 21% S dạng bột hòa tan, mịn,
màu trắng. Do công ty TNHH TM Phước Hưng sản xuất
3. Đặc điểm lân lạt: lân lạt là tên gọi của nông dân đối với Apatid nghiền có nồng
độ P2O5 thấp 3 – 5 %, có dạng bột mịn, màu nâu xám, mẫu phân lân này được
phân tích các thành phần trước khi tiến hành thí nghiệm cho thấy: hàm lượng
P2O5 = 4% và pH = 6,68.
3.1.4 Thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành hiện có trên thị trường.
Trong thí nghiệm đã sử dụng các loại thuốc như: Roral 50 BTN, Tungperin 50
EC, Antaco 500ND, Onecide 15 EC và Anvil 5 SC.
3.1.5 Dụng cụ trong thí nghiệm
Gồm: Máy xới, máy cắt luống, cây giọng lỗ gieo hạt, cuốc, trang, máy bơm
nước.

15


×