Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza huidobrensis ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY KHOAI TÂY TẠI TP. ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH\
KHOA NÔNG HỌC

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC LÁ
Liriomyza huidobrensis ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY KHOAI TÂY TẠI
TP. ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2011


 

i

 



NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC LÁ
Liriomyza huidobrensis ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY KHOAI TÂY TẠI
TP. ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Tác giả
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư ngành Bảo Vệ Thực Vât.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. VŨ THỊ THÚY

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2011
 
 


  ii
 

LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn cha mẹ và gia đình, chị em đã hi sinh nuôi dạy con khôn lớn
nên người, dành cho con tất cả tình yêu thương, luôn động viên khuyến khích con
trong suốt quá trình học tập để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, ban chủ nhiệm khoa Nông Học, bộ

môn Bảo Vệ Thực Vật và các thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
quý báo với tất cả sự thành tâm, nhiệt huyết, tận tình của quý thấy cô cho em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em chân thành cám ơn TS. Trần Thị Thiên An đã
tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cám ơn KS. Vũ Thị Thúy trưởng phòng kĩ thuật và các anh chị ở
Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Lâm Đồng hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ cho em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Cám ơn gia đình anh Nguyễn Đức Bình cùng các bác, cô chú và anh chị làm
nông nghiệp ở xã Xuân Thọ thành phố Đà Lạt đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cám ơn các anh chị, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG

 
 


  iii
 

TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 8/ 2011. “Nghiên cứu sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến sinh
trưởng phát triển và năng suất cây khoai tây tại Tp. Đà Lạt - Lâm Đồng”

Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. VŨ THỊ THÚY
Đề tài được thực hiện từ 15/2/2011 đến 15/6/2011 tại xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt,
Chi Cục BVTV tỉnh Lâm Đồng.
Đề tài được tiến hành nhằm: Đánh giá được ảnh hưởng sự gây hại của ruồi đục
lá L. huidobrensis đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây khoai tây ở Đà Lạt Lâm Đồng. Từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở thực tiển để xác định ngưỡng
phòng trừ cho loài dịch hại này.
Kết quả đề tài đã ghi nhận:
1

Mức độ gây hại của RDL L. huidobrensis trong lồng lưới phụ thuộc vào mật số

ruồi thả ban đầu. Mức độ gây hại của RDL L. huidobrensis tăng dần từ NT2 đến NT5.
Số đường đục/ lá , số sâu non/ lá, tỉ lệ lá bị hại, chỉ số lá bị hại ở NT2 lần lượt là 10,07;
2,52; 48,13%; 23,71%, ở NT5 là 26,96; 6,25; 75,38%; 38,92%. Sâu non lứa ruồi thứ
nhất gây hại cao hơn lứa ruồi thả. Số sâu non/ lá cao nhất ở lứa ruồi thả là 4,61 sâu
non/ lá ở NT5; 3,39 sâu non/ lá ở NT4; 2,34 sâu non/ lá ở NT3; 1,81 sâu non/ lá ở
NT2. Đến đỉnh cao nhất của số sâu non/ lá ở lứa ruồi thứ nhất là 31,59 sâu non/ lá ở
NT5; 22,45 sâu non/ lá ở NT4; 14,3 sâu non/ lá ở NT3; 11,86 sâu non/ lá ở NT2. Có sự
khác biệt về mức độ gây hại RDL L. huidobrensi ở các NT. Tuy nhiên NT5 (thả 8 ♀/
cây) có số đường đục/ lá, số sâu non, tỉ lệ lá bị hại, chỉ số lá bị hại không khác biệt so
với NT4 (thả 4 ♀/ cây) do ở cả hai NT này mức độ gây hại của RDL L. huidobrensis
đều bị hại ở mức cao.
2 Sự gây hại của RDL L. huidobrensis đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây khoai tây. Chiều cao, số lá và năng suất cây khoai tây ở các NT có thả
 
 


  iv

 

ruồi đều giảm so với đối chứng không thả ruồi. Mật số ruồi thả ban đầu 4 ♀/ cây bắt
đầu có sự khác biệt về chiều cao, số lá và năng suất cây khoai tây so với đối chứng. Ở
NT4, chiều cao và số lá, năng suất cây khoai tây so với đối chứng lần lượt giảm 7,6 %,
16,04 %, 32%.
3 Năng suất cây khoai tây tương quan nghịch với số đường đục/ lá của sâu non và số
sâu non/ lá RDL L. huidobrensis. Trong đó, số đường đục/ lá của sâu non RDL L.
huidobrensis có tương quan rất chặt với năng suất cây khoai tây theo phương trình
tương quan Y1 = -0,01X1 + 0,66, còn số sâu non/ lá thì tương quan chặt với năng suất
cây khoai tây với phương trình tương quan Y2 = -0,04X2 + 0,64. Số đường đục/ lá rong
khoảng 12,44 đến 20,94 đường đục/ lá hay số sâu non/ lá khoảng 2,82 đến 4,18 sâu
non/ lá thì cây khoai tây bắt đầu giảm năng suất có ý nghĩa về mặt thống kê.

 
 


  v
 

MỤC LỤC

Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................... v
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình ảnh .................................................................................................. x

Danh sách các bảng viết tắt .......................................................................................... xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích - Yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về ruồi đục lá L. huidobrensis ................................................................. 3
2.1.1 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của RDL
L. huidobrensis ............................................................................................................... 3
2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố, kí chủ của ruồi đục lá
L. huidobrensis và mức độ gây hại của chúng ............................................................... 4
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh của
L. huidobrensis ............................................................................................................... 9
2.1.4 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ ruồi đục lá .......................... 10
2.2 Giới thiệu về cây khoai tây .................................................................................... 13
2.2.1 Nguồn gốc và giá trị sử dụng cây khoai tây ....................................................... 13
2.2.2 Đặc điểm thực vật học của cây khoai tây............................................................ 14
 
 


  vi
 

2.2.3 Một số đặc điểm của giống khoai tây thí nghiệm O7 ......................................... 17
2.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu của Đà Lạt - Lâm Đồng ........................... 17
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 17

2.3.2 Thời tiết khí hậu .................................................................................................. 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm .......................................................... 19
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 19
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm .............................................................................. 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 19
3.4.1 Chuẩn bị nguồn ruồi đục lá L. huidobrensis cho thí nghiệm .............................. 19
3.4.2 Thiết kế lồng lưới và trồng khoai tây thí nghiệm................................................ 20
3.4.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 22
3.4.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................... 23
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................... 27
4.1 Mức độ gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis trên cây khoai tây
thí nghiệm..................................................................................................................... 27
4.1.1 Số đường đục của sâu non RDL L. huidobrensis trên cây khoai tây thí nghiệm ....... 29
4.1.2 Số sâu non RDL L. huidobrensis trên cây khoai tây thí nghiệm…...…………..31
4.1.3 Tỉ lệ lá khoai tây bị RDL L. huidobrensis gây hại trên các NT thí nghiệm........ 33
4.1.4 Chỉ số lá khoai tây bị RDL L. huidobrensis gây hại ........................................... 35
4.2 Ảnh hưởng sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến sinh trưởng của cây
khoai tây ....................................................................................................................... 37
4.2.1 Ảnh hưởng sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến chiều cao cây
khoai tây ....................................................................................................................... 37
4.2.2 Ảnh hưởng sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến số lá trên cây
khoai tây ....................................................................................................................... 39
4.3 Ảnh hưởng sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến năng suất cây
khoai tây ....................................................................................................................... 40
4.4 Tương quan sự gây hại của RDL L. huidobrensis và năng suất cây khoai tây ...... 42
4.4.1 Tương quan giữa mật độ đường đục của sâu non RDL L. huidobrensis và năng
suất cây khoai tây ......................................................................................................... 42
 
 



  vii
 

4.4.2 Tương quan giữa mật độ sâu non RDL L. huidobrensis và năng suất cây khoai
tây ................................................................................................................................. 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 45
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 51

 
 


 viii
 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1 Số đường đục của sâu non RDL L. huidobrensis trên lá khoai tây thí
nghiệm ..........................................................................................................................29
Biểu đồ 4.2 Số sâu non RDL L. huidobrensis trên lá khoai tây thí nghiệm ................31
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ lá bị hại trên cây khoai tây thí nghiệm (%) ......................................33
Biểu đồ 4.4 Chỉ số lá bị RDL L. huidobrensis gây hại trên cây khoai tây thí nghiệm 35
Biểu đồ 4.5 Tương quan giữa mật độ đường đục của sâu non RDL L. huidobrensis và
năng suất cây khoai tây.................................................................................................41

Biểu đồ 4.6 Tương quan giữa sâu non RDL L. huidobrensis và năng suất cây khoai .42

 
 


  ix
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Tổng kết khí hậu thời tiết các tháng thực hiện đề tài. ..................................18
Bảng 4.1 Số đường đục trung bình của sâu non RDL L. huidobrensis trên lá
khoai tây ....................................................................................................................... 30
Bảng 4.2 Số sâu non RDL L. huidobrensis trung bình trên lá khoai tây .....................32
Bảng 4.3 Tỉ lệ lá khoai tây trung bình bị RDL L. huidobrensis gây hại .....................34
Bảng 4.4 Chỉ số lá khoai tây trung bình bị sâu non RDL L. huidobrensis gây hại ở các
NT thí nghiệm...............................................................................................................36
Bảng 4.5 Chiều cao trung bình cây khoai tây ở các NT thí nghiệm ...........................37
Bảng 4.6 Số lá trung bình trên cây khoai tây ở các NT thí nghiệm .............................38
Bảng 4.7 Năng suất và năng suất qui đổi của cây khoai tây ở các NT thí nghiệm. .....39
Bảng 4.8 Năng suất trung bình cây khoai tây ở các NT thí nghiệm ............................40
Bảng 4.9 Số đường đục/ lá của sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis trên các NT thí
nghiệm ..........................................................................................................................53
Bảng 4.10 Số sâu non/ lá của ruồi đục lá L. huidobrensis trên các NT thí nghiệm .....53
Bảng 4.11 Tỉ lệ lá bị hại trên cây khoai tây thí nghiệm (%) ........................................54
Bảng 4.12 Chỉ số lá bị RDL L. huidobrensis gây hại trên cây khoai tây thí nghiệm ..55
Bảng 4.13 Số liệu chuyển đổi để xử lý thống kê ở chỉ tiêu mức độ gây hại của ruồi đục
lá L. huidobrensis ở các NT thí nghiệm .......................................................................56

Bảng 4.14 Chiều cao cây khoai tây ở các NT thí nghiệm............................................57
Bảng 4.15 Số lá cây khoai tây ở các NT thí nghiệm ....................................................57

 
 


  x
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 3.1 Thu thập ruồi đục lá L. huidobrensis ............................................................20
Hình 3.2 Lọ nhựa thu ruồi đục lá L. huidobrensis thí nghiệm.....................................20
Hình 3.3 Lồng lưới (1m x 1m x 1m) và chậu trồng khoai tây thí nghiệm...................21
Hình 3.4 Thả ruồi đục lá L. huidobrensis thí nghiệm trên cây khoai tây thí nghiệm ..23
Hình 4.1 Ruồi trưởng thành L. huidobrensis trên lá khoai tây ....................................28
Hình 4.2 Sâu non và đường đục của RDL L. huidobrensis trên lá khoai tây
thí nghiệm .....................................................................................................................28
Hình 5.1 Cửa lồng lưới được giữ bằng băng dính ........................................................ 67
Hình 5.2 Cây khoai tây giai đoạn 72 NST ở NT5 và NT1 ........................................... 67
Hình 5.3 Củ cây khoai tây ở NT1 ................................................................................. 68
Hình 5.4 Củ cây khoai tây ở NT5 ................................................................................. 68

 
 


  xi
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

BVTV: Bảo vệ thực vât
Ctv: Cộng tác viên
CV: Hệ số biến động
ĐC : Đối chứng
LLL: Lần lặp lại
NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức
RDL: Ruồi đục lá
TB: Trung bình

 
 


  1
 

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Cây khoai tây tên khoa học là Solanum tuberosum L. thuộc họ Solanaceae, có
nguồn gốc từ vùng núi Andes của Bolivia và Peru. Cây khoai tây được xem là cây
lương thực, đứng đầu trong các loại củ trên toàn thế giới và đứng thứ 5 trong số các
cây lương thực (chỉ sau lúa mì, gạo, ngô, đậu tương). Cây khoai tây không chỉ dùng
làm lương thực, thực phẩm, chế biến các món ăn ngon miệng mà còn có giá trị sử
dụng để chữa bệnh và làm đẹp.
Cây khoai tây được thâm canh nhiều vùng ở nước ta như vùng Đồng Bằng Bắc
Bộ, Lâm Đồng… Trên cây khoai tây có rất nhiều sâu bệnh hại như sâu xám, sâu xanh,

ruồi đục lá, rệp sáp, bệnh mốc sương, bệnh héo xanh, bệnh virus… Trong đó ruồi đục
lá Liriomyza huidobrensis Blanchard đã được xác định là loài gây hại nghiêm trọng.
Ngoài khoai tây ruồi đục lá L. huidobrensis được ghi nhận là đối tượng gây hại
trên nhiều loại rau và hoa. Khi gây hại ruồi đục lá không làm tổn thương hoa quả
nhưng chúng làm mất năng suất và giá trị thương phẩm của cây vì những đường đục
của sâu non làm giảm quang hợp. Mật số ruồi đục lá L. huidobrensis cao sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Vấn đề phòng trừ ruồi đục lá để bảo vệ cây trồng rất được nông dân chú trọng.
Nông dân thường sử dụng các loại thuốc hóa học ngay từ đầu vụ trồng khoai tây để
giảm mật số ruồi. Việc lạm dụng thuốc hóa học đã làm ảnh hưởng lớn đến các loài côn
trùng có ích, còn ruồi đục lá L. huidobrensis thì nhanh chóng hình thành tính kháng
thuốc và quan trọng là làm giảm hiệu quả kinh tế của người nông dân, gây ô nhiễm
môi trường. Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, trong phòng trừ loài dịch hại này trên
cây khoai tây, thì việc xác định sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây khoai là quan trọng. Được sự phân công của bộ
 
 


  2
 

môn BVTV Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đề tài “Nghiên cứu sự gây hại của
ruồi đục lá L. huidobrensis đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây khoai tây
tại Tp. Đà Lạt - Lâm Đồng” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích - Yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá được ảnh hưởng sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây khoai tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Từ đó, kết quả
nghiên cứu sẽ làm cơ sở thực tiển để xác định ngưỡng phòng trừ cho loài dịch hại này.

1.2.2 Yêu cầu
Xác định được sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển của cây khoai tây.
Xác định được sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis đến năng suất của
cây khoai tây
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Ruồi đục lá L. huidobrensis trên cây khoai tây.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis
(Agromyzidae - Diptera) với các mật số ruồi thả vào các nghiệm thức thí nghiệm đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất cây khoai tây, từ tháng 3/ 2011 – 5/2011 tại Tp. Đà
Lạt – Lâm Đồng.

 
 


  3
 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về ruồi đục lá L. huidobrensis
2.1.1 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của RDL
L. huidobrensis
Cũng như các loài ruồi đục lá khác, L. huidobrensis là loài côn trùng biến thái
hoàn toàn vòng đời trải qua 4 giai đoạn trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành. Ruồi
trưởng thành cơ thể màu đen, mặt và trán màu vàng, dài khoảng 2,1 ± 0,2mm, ruồi cái
lớn hơn ruồi đực. Ruồi cái sống 18 ngày trong khi ruồi đực chỉ sống khoảng 6 ngày
(Steck, 1996). Weintraub và Horowitz1 (1998) cho biết ruồi trưởng thành cái thường

đẻ trứng ở mặt trên lá, khoảng 5 – 10 % lỗ thủng trên mặt lá có trứng ruồi, 87% trứng
phát triển thành sâu non. Trứng được đẻ riêng lẻ ở mặt trên các lá bánh tẻ. Trứng có
màu trắng mờ, khoảng 0,3 x 0,1 mm. Giai đoạn trứng kéo dài 1,5 đến 4 ngày, phụ
thuộc vào nhiệt độ và kí chủ. Sâu non nở từ trứng và đục vào trong thịt lá, sâu non có
ba tuổi, tuổi thứ ba có thể đạt kích thước 3,2 x 1 mm. Giai đoạn sâu non có thể là ngắn
3,6 ngày hoặc kéo dài 10 ngày. Sau khi đẫy sức, sâu non chui ra khỏi đường đục và
làm nhộng trên mặt lá hoặc có thể làm nhộng trong đất. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7,9
- 12,6 ngày, nhộng thay đổi màu từ nâu nhạt đến gần đen. Van der Linden (1992), cho
rằng màu nhộng tối sẽ làm kéo dài thời gian làm nhộng và nhộng có thể qua đông tốt ở
Châu Âu.
Theo một nghiên cứu của Parrella và Bethke (1984), tiến hành thí nghiệm trong
điều kiện nhà kính ở nhiệt độ 27 ºC, giai đoạn trứng kéo dài ba ngày, giai đoạn sâu non
khoảng 3 - 5 ngày, và giai đoạn nhộng 8 - 9 ngày, sự thay đổi tùy thuộc vào kí chủ.
Cây kí chủ ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn trưởng thành. Ruồi trưởng thành vũ hóa
được 36 % trên hoa cúc và đến 74% trên đậu Hà Lan. Ruồi trưởng thành bắt đầu giao
 
 


  4
 

phối sau khi vũ hóa được một ngày. Ruồi cái giao phối một lần duy nhất là đủ để thụ
tinh cho tất cả trứng (Parrella, 1987). Ruồi cái sống được khoảng 12 - 14 ngày. Ở
California vòng đời của L. huidobrensis là 17 - 30 ngày vào mùa hè và 50 - 65 ngày
trong mùa đông (Lange và ctv., 1957).
Triệu chứng gây hại
Ruồi đục lá L. huidobrensis gây hại chủ yếu ở giai đoạn sâu non và trưởng
thành. Ruồi chích hút dịch tiết từ hai mặt lá để lại những lỗ thủng trên lá. Những lỗ
chích dạng này được gọi là “lỗ thức ăn”. Trưởng thành cái dùng ống đẻ trứng chích

vào bề mặt lá để đẻ trứng tạo thành những lỗ gọi là “lỗ đẻ trứng”. Vết chích của trưởng
thành là những hố nhỏ li ti trên mặt lá.
Sâu non đục vào biểu bì lá tạo những đường hầm ngoằn ngoèo trong mô lá làm
phá vỡ cấu trúc của lá dẫn đến làm giảm quang hợp của cây. Đây là nguyên nhân
chính làm giảm năng suất của cây trồng. Lá thường bị hại khi bắt đầu chuyển sang giai
đoạn bánh tẻ. Đường đục gần gân lá, giữa các đường đục có vệt phân do sâu non thải
ra màu xanh hoặc màu nâu đen. Các lá bị hại sẽ khô dần và chết mất khả năng quang
hợp và trao đổi chất của cây trồng hậu quả là cây còi cọc, phát triển chậm ảnh hưởng
đến năng suất.
2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố, kí chủ của ruồi đục lá
L. huidobrensis và mức độ gây hại của chúng
Thành phần ruồi đục lá
Trên thế giới, người ta đã ghi nhận hơn 300 loài ruồi đục lá Liriomyza spp.
(Agromyzidae - Diptera). Trong đó có 5 loài phổ biến L. strigata, L. bryoniae, L.
trifolli, L. huidobrensis, L. sativae (Spencer, 1973). Riêng ở vùng Đông nam Á có 3
loài phát triển thành dịch hại quan trọng trên rau L. trifolli, L. huidobrensis, L. sativae.
Trong đó, L. huidobrensis phân bố chủ yếu ở các vùng cao nguyên, L. trifolli, L.
sativae phân bố ở đồng bằng.
Phân bố và kí chủ của ruồi đục lá L. huidobrensis
 
 


  5
 

Ruồi đục lá L. huidobrensis thường được tìm thấy ở vùng khí hậu ôn hòa
(Spencer, 1973; Parrella, 1987). Ba loài L. huidobrensis, L. sativae và L. trifolii bắt
nguồn từ Châu Mỹ, còn L. bryoniae là có nguồn gốc ở Châu Âu. Ruồi đục lá L.
huidobrensis xuất hiện ở những nơi mát mẻ, chủ yếu là vùng cao nguyên của Châu Mỹ

La tinh (Spencer, 1992). Từ những năm 1980, ruồi đục lá L. huidobrensis đã có sự gia
tăng về mật số gây hại cho rau cải nhất là khoai tây ở miền Nam và Trung Mỹ (Chavez
và Raman, 1987)
Tại Nam Mỹ, L. huidobrensis được tìm thấy ở Argentina, Brazil, Chile, Juan
Fernandez Island, Colombia, Peru, Venezuela. Ở Trung Mỹ gồm Belize, Costa Rica,
El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama. Trong vùng biển Caribbean
gồm Cộng hoà Dominicana , Guadeloupe (Martinez và ctv., 1993). Ở Bắc Mỹ có ở tất
cả các quận phía Nam California, dọc theo các thung lũng ven biển và nội địa nhất là
xa phía Bắc như Placer (Spencer, 1981). L. huidobrensis đã được ghi nhận ở Florida
(Poe và Montz, 1981; 1992).
Loài L. huidobrensis phân bố trên toàn thế giới ở Châu Phi, Châu Á, Trung Mỹ,
Châu Đại Dương và một phần ở Bắc Mỹ (Crop Protection Compendium, 2007).Tại
Châu Âu ruồi đục lá L. huidobrensis xuất hiện ở các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Trung
Đông, Israel. Lần đầu tiên, L. huidobrensis được tìm thấy ở Indonesia vào năm 1994, ở
Trung Quốc năm 1993 (Jiang, 1997; He và ctv., 2002).
Ở Việt Nam, L. huidobrensis phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, nơi có khí hậu
mát mẻ như Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Trần Thị Thiên An và ctv. (1995), đã ghi ruồi đục
lá Liriomyzae spp. gây hại trên 29 cây trồng thuộc 12 họ thực vật khác nhau, đến năm
1998 cũng theo tác giả này đã ghi nhận được 30 loài cây thuộc 14 họ thực vật bị ruồi
đục lá tấn công.
L. huidobrensis ưa nhiệt độ thấp nên chúng thường di chuyển đến các vùng núi
cao (Andersen và ctv., 2002 ). Theo các nghiêm cứu trước đây cho thấy L.
huidobrebsis được tìm thấy ở Lâm Đồng, loài này xâm nhập vào các vùng trồng rau ở
Đà Lạt từ các cây trồng nhập khẩu (Andersen và ctv., 2002). Tuy nhiên, Trần Đăng
 
 


  6
 


Hòa (2008) thu được ruồi đục lá L. huidobrensis trên cải cúc ở Huế năm 2004. Chứng
tỏ sự gây hại của L. huidobrensis cũng có thể xảy ra ở các vùng khác ở cả nước.
Spencer (1981), ghi nhận ruồi đục lá L. huidobrensis gây hại trên 11 họ thực
vật, đặc biệt là chúng gây hại nặng trên cây củ cải, dưa hấu, xà lách, đậu Hà Lan, cà
chua, khoai tây và ớt.
Theo Spencer (1973; 1990), kí chủ của L. huidobrensis gồm họ loa kèn, họ hoa
tán, họ bầu bí, họ đậu, họ thập tự, họ cúc, họ kinh giới, họ cẩm chướng, họ loa kèn, họ
lanh, họ me đất chua, họ lá thang, họ cà, họ sen cạn. Rauf và ctv. (1991), cho biết ruồi
đục lá L. huidobrensis đã hiện diện và gây hại trên 45 loài cây thuộc 12 họ thực vật.
Ở Thung lũng Salinas, Chaney (1995) cho biết ruồi đục lá L. huidobrensis vào mùa
thu với mật số thấp tương đối dễ dàng kiểm soát, khi đến mùa đông xuân nó đã trở nên dịch
hại chính không thể kiểm soát trên nhiều loại cây trồng. Điều này một phần là do tính dễ
thích nghi của loài ruồi này. Cũng theo tác giả này thì gần như tất cả các loại rau tươi được
trồng ở thung lũng Salinas đều là kí chủ của ruồi đục lá L. huidobrensis.
Ở Indonesia, Shepard và ctv. (1998) cho biết ruồi đục lá L. huidobrensis tấn
công hơn 20 loài ký chủ gồm các loài rau, cây kiểng và cỏ dại. Ruồi đục lá gây hại
nghiêm trọng nhất trên khoai tây, đặc biệt là vào cuối mùa mưa. Khoai tây rất dễ bị L.
huidobrensis tấn công.
Mối quan hệ giữa loài Liriomyza spp. và kí chủ của chúng rất phức tạp
(Weintraub và ctv., 2000). Phạm vi của cây kí chủ của loài Liriomyza spp. được xác
định bằng sở thích ăn và đẻ trứng lên cây kí chủ của ruồi cái trưởng thành, chứ không
phải là sự thích hợp của cây kí chủ cho sự sống và phát triển của sâu non (Reitz và
Trumble, 2002). Ở Canada, Martinez và ctv. (2005) dựa trên tỷ lệ trứng, lỗ thức ăn và
khả năng đẻ trứng từ ba quần thể đã cho biết L. huidobrensis thích ăn và đẻ trứng trên
cây dưa chuột hơn là xà lách. Nhưng tác giả này cũng đã chứng minh được rằng sâu
non và nhộng ruồi đục lá L. huidobrensis phát triển trên xà lách nhanh hơn đáng kể so
với trên dưa chuột. Weintraub và ctv. (2000) đã giải thích lựa chọn kí chủ L.
huidobrensis là về hình thái lá cây kí chủ. Tác giả này còn cho rằng con cái thích ăn và
 

 


  7
 

đẻ trứng trong lá có lớp biểu bì mỏng và lớp thịt lá dày. Trong điều kiện đó, con cái dễ
dàng đâm thủng lá và đẻ trứng trên đó.
Ở Florida, L. huidobrensis là loài đa kí chủ, chúng gây hại hầu hết ở các loài
hoa, rau quả, cỏ dại. Một số họ kí chủ chính là họ bầu bí, họ đậu, họ cà, họ hoa tán, họ
cúc, họ thập tự, họ rau muối, họ cẩm chướng.
Mức độ gây hại của ruồi đục lá L. huidobrensis
Liriomyza spp. là loài đa kí chủ có mức tái sinh cao và nhanh chóng hình thành
tính kháng thuốc (Parrella và Keil, 1984). Quản lý loài dịch hại này thì phức tạp hơn
các loại dịch hại khác (Parrella, 1987). Gần đây, L. huidobrensis cùng với L. trifolli và
L.sativa là dịch hại quan trọng nhiều vùng nông nghiệp trên thế giới. Weintraub và
Horawitz (1995), cho biết L. huidobrensis là loài dịch hại nghiêm trọng hơn L. trifolli.
Sâu non L. huidobrensis đục vào mô lá bên trong và tạo lớp biểu bì rỗng trên mặt lá,
phá vỡ hệ thống quang hợp của cây trồng hơn L. trifolli.
Trên thế giới, L. huidobrensis là một dịch hại nghiêm trọng (Spencer, 1973;
Weintraub và Horowitz, 1995), gần đây đã nó tấn công hàng loạt các cây kí chủ có giá
trị kinh tế quan trọng (Shepard và ctv., 1998).
Ở Malaysia, theo Sivapragasam và ctv. (1992) ruồi đục lá L. huidobrensis đã
gia tăng sự gây hại của chúng một cách nhanh chóng, làm giảm 30 % năng suất của
cây đậu Hà Lan nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời lúc chúng ở mật số thấp.
Aunu Rauf và Sam Turnipseed (1994) tìm thấy ruồi đục lá L. huidobrensis đầu
tiên ở Indonesia. Kể từ đó, L. huidobrensis đã gây hại trên nhiều loại rau cải và cây
cảnh khác ở Java. L. huidobrensis ưa nhiệt độ lạnh để sống và đẻ trứng (Oviera và ctv.,
1993). Ở Indonesia, vùng sản xuất rau chất lượng cao như Sumatra, Java là vùng ruồi
đục lá L. huidobrensis ưa thích để phát triển mật số và chúng đã gây tổn thất nặng cho

cà chua, đậu, hành lá, và nhiều loại cây khác. Rauf và ctv. (2009) cho biết tại vùng Tây
Sumatra, loài L. huidobrensis phá hại trên cà chua đang sinh trưởng sẽ làm cho khoảng
40 % diện tích cà chua không thu hoạch được năng suất. Ở vùng Ciwidey, cây đậu
cove cho thời gian thu hoạch là khoảng 7 tuần nhưng nếu bị ruồi đục lá gây hại thì
 
 


  8
 

chúng chỉ cho thu hoạch trong khoảng 4 tuần. Ruồi đục lá L. huidobrensis đã làm thất
thu khoảng 30 – 70 % năng suất của cây khoai tây và dưa leo. Cây dưa leo đang trong
giai đoạn sinh trưởng nếu bị ruồi đục lá L. huidobrensis tấn công gây hại nặng sẽ bị
giảm 70 % sản lượng và nếu gặp một vài yếu tố bất lợi khác cây sẽ chết ở khoảng 30 –
40 ngày sau trồng.
Theo Rauf (1995), ruồi đục lá L. huidobrensis đã được ghi nhận là loài gây hại
quan trọng trên cây cà chua và một số cây trồng khác ở một số vùng của Indonesia,
chúng làm giảm từ 30 – 70 % sản lượng của một số cây rau và rút ngắn thời gian thu
hoạch của chúng sớm hơn từ 2 đến 3 tuần. Tác giả này còn cho biết là khoảng 80 %
nông dân dân sinh sống tại cao nguyên Cameron cho rằng loài ruồi đã gây thiệt hại
nghiêm trọng, 15 % nong dân cho là ruồi gây thiệt hại trung bình và khoảng 5 % nông
dân cho là không gây hại nghiêm trọng trên các cây rau trồng ở ngoài đồng.
Shepard và ctv. (1998) cho biết ruồi đục lá L. huidobrensis làm thiệt hại 50 %
năng suất cây cần tây, còn thiệt hại trên cây khoai tây gần 100 %. Spencer (1973), đã
báo cáo, trong một vụ rau, L. huidobrensis đã làm thiệt hại 50 % năng suất rau cải bó
xôi và 54 % năng suất rau diếp.
Tại Anh, theo Cuthbertson (2005) ruồi đục lá L. huidobrensis là loài dịch hại
nguy hiểm phải được ghi nhận, kiểm soát và loại trừ triệt để nếu tìm thấy chúng trong
vườn ươm hay trong vận chuyển thương mại. Cần có biện pháp ngăn chặn chúng ngay

trong vườn ươm.
Ngoài ra ruồi đục lá L. huidobrensis còn được xác định là loài gây hại nặng đối
với một số cây hoa trồng trong nhà kính ở Puncak và làm thiệt hại tới 30 % giá trị kinh
tế cho ngành sản xuất hoa ở vùng này. Ở Peru ruồi đục lá L. huidobrensis làm mất 30
% năng suất khoai tây.
Theo tác giả Wintraub và ctv. (1995) ở thung lũng Bakab (Israel) có khoảng 90
ha cây cần tây bị ruồi đục lá L. huidobrensis gây hại nặng và chúng làm giảm tới 30 %
năng suất cây cần tây. Tác giả trên còn cho biết khi gây hại trên cây xà lách, ruồi đục

 
 


  9
 

lá L. huidobrensis trưởng thành còn tạo nên nhiều chấm sần sùi trên bề mặt của lá xà
lách, làm giảm giá trị thương phẩm.
Ở Lâm Đồng, ruồi đục lá L. huidobrensis được xác định là một trong những
loài sâu hại quan trọng làm giảm năng suất của cây khoai tây, củ dền, bó xôi, bầu bí,
mướp, làm giảm gia trị thương phẩm các trồng như cây bắp cải, cải thảo, cải ngọt, cải
lơ, cải cúc, cây hoa cúc.
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh của
L. huidobrensis
Cây kí chủ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh của
ruồi đục lá L. huidobrensis. Theo Smyth và ctv. (2003) cho rằng để so sánh sự ưa thích
đẻ trứng trên cây kí chủ của ruồi cái thì rất khó khăn. Mặc dù cây khoai tây và cần tây
đều là kí chủ chính của Liriomyza spp. nhưng ruồi cái đẻ trứng trên cây khoai tây
tương đối thấp hơn trên cây cần tây và sâu non phát triển nhanh, lượng sâu non hóa
nhộng cao, trọng lượng nhộng của ruồi đục lá Liriomyza spp. cao trên cây khoai tây

(Weintraub và Horowitz, 1998; Weintraub, 2001). Trong một nghiên cứu 47 loài kí
chủ của L. huidobrensis, Weintraub và ctv. (2000) cho biết cây cải, rau xà lách, cây
đậu và cần tây là những loài ưa thích nhất của ruồi L. huidobrensis.
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh của L. huidobrens.
Theo Lanzoni và ctv. (2002) giới hạn dưới và trên về nhiệt độ cho sự phát triển của
loài này là 8,1 oC và 29,5 oC và nhiệt độ tối hảo là 25 0C. Ở Nam Mỹ, chu kì sống của
L. huidobrensis, thường diễn ra quanh năm. Thế hệ ruồi hình thành đỉnh cao trong
tháng 8 (Spencer, 1973).
L. huidobrensis có khả năng chịu nhiệt rộng. Chen và Kang (2004) đã chứng
minh rằng ruồi đục lá L. huidobrensis ở Trung Quốc có thể tồn tại ở nhiệt độ lạnh và
kéo dài chu kì sống ở từng thời kì. Martin và ctv. (2005) báo cáo rằng L. huidobrensis
ở Canada tại -5 ºC không thể tồn tại 16 ngày liên tục. Một số tác giả công nhận sự biến
đổi màu sắc của nhộng ruồi, họ cho rằng nhộng màu tối có thể qua mùa đông ở các
vùng lạnh hơn nhộng màu sáng (Weintraub và Horowitz, 1995). Các tác giả khác cho
 
 


  10
 

thấy rằng tất cả các giai đoạn sống của L. huidobrensis thì chịu lạnh khá tốt (Lanzoni
và ctv., 2002) nhưng Lange và ctv. (1957) chỉ ra rằng mùa đông lạnh có xu hướng
giảm quần thể ruồi tại thung lũng Salinas của bang California. Mặc dù, các nghiên cứu
của Weintraub (2001) báo cáo từ nhiệt độ 30 ºC trở lên, khi mật độ L. huidobrensis
thấp thì con cái hoạt động ít hơn, và khả năng sinh sản thấp nhưng tác giả này cũng
cho biết L. huidobrensis ở Mỹ Latinh có thể thích nghi với khí hậu ấm áp. Lanzoni và
ctv. (2002), cho biết L. huidobrensis ở Ý không thể hoàn thành vòng đời và phát triển
ở nhiệt độ trên 30 ºC, nhưng tác giả cũng ghi nhận một số ít quần thể ruồi có thể hoàn
thành phát triển ở nhiệt độ này.

Johnson (1980) cho biết có nhiều yếu tố làm dịch hại ruồi đục lá bùng phát, một
trong những vấn đề quan trọng là mất kẻ thù tự nhiên do sử dụng thuốc hóa học không
hợp lí. Ở Florida, từ năm 1972 trở về sau, thuốc hóa học không hiệu quả đối với ruồi
đục lá, mà gây hại nhiều cho ong kí sinh. Torres và ctv. (1995) báo cáo 5 tuần sau khi
trồng rau ăn lá ngoài đồng, mật số ruồi đục lá L. huidobrensis là 0,7 ruồi / lá đến 9
tuần sau trồng thì mật số ruồi lên đến 1,3 con /lá và đã gây thiệt hại năng suất cây
trồng này đáng kể.
2.1.4 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ ruồi đục lá
Biện pháp canh tác
Các nghiên cứu về biện pháp canh tác để phòng trừ ruồi đục lá thì không cho
kết quả khả quan. Ở Hà Lan, nhà màn với tấm nhựa dày 6 mm, có thể chống lại ruồi
đục lá gây hại nhưng chi phí cao hơn phòng trừ hóa học.
Theo Nguyễn Văn Sơn (2000), nông dân tỉnh Lâm Đồng đã áp dụng một số
pháp canh tác sau để giảm mật số ruồi đục lá trên khoai tây
 Trồng khoai tây đúng mùa vụ, tránh mùa ruồi đục lá phát triển mạnh. Ruồi
thường gây hại nặng vào mùa khô khoảng từ tháng 2 đến tháng 5, nông dân gieo trồng
khoai tây tránh thời gian này để tránh thiệt hại do ruồi gây ra. Nếu gieo trồng khoai tây
trong thời gian này thì theo dõi chặt chẽ mật số ruồi cùng với chăm sóc cây trồng tốt
để cây có khả năng đền bù cao.
 
 


  11
 

 Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư thực vật và các cây kí chủ phụ xung
quanh ruộng khoai tây trước khi trồng, đây là biện pháp tích cực để giảm mật số ruồi.
 Phủ đất bằng ni lông sau đó phơi nắng hoặc cho ngập nước trên ruộng 1 ngày
để tiêu diệt nhộng trong đất.

 Trồng rau trong nhà lưới để ngăn chặn sự phá hại của ruồi đục lá.
 Cắt tỉa lá già dùng để ủ phân nhằm tiêu diệt sâu non của ruồi.
Biện pháp vật lý
Chavez và Raman (1987) cho biết sử dụng bẫy vàng có keo dính, tuy có ý nghĩa
giảm mật số ruồi, nhưng mật số của ruồi giữa các thí nghiệm dùng bẫy và không dùng
bẫy thì khác biệt không đáng kể.
Ở Anh, bẫy vàng cũng được sử dụng trong sản xuất thương mại để diệt một số
lượng lớn ruồi đục lá. Trouvé và ctv. (2004) cũng đề nghị sử dụng bẫy vàng để kiểm
soát ruồi trong nhà kính ở Pháp.
Theo Cuthbertson và ctv. (2009) thì khi xử lí hàng hóa bằng nước nóng ở
43,5°C trong 45 phút hay ở 45 °C trong 20 phút hoặc ở 50 °C trong 5 phút thì toàn bộ
nhộng và trứng ruồi chết hết. Tuy nhiên nước nóng làm ảnh hưởng đến phẩm chất của
hàng hóa nên tùy theo loài nông sản mà người ta xử lí ở nhiệt độ và thời gian xử lý
thích hợp.
Biện pháp hóa học
Theo Nguyễn Văn Sơn (2000), một số loại thuốc dùng để phun trừ ruồi khi mật
số cao như Ofunak 40ND, Trigard 75BTN, Polytrin 440FC, Confidor 50EC, Fullkill
10EC, VIfenva 20ND… Tuy nhiên, ruồi đục lá L. huidobrensis có khả năng hình
thành tính kháng thuốc cao, việc phòng trừ ruồi đục lá L. huidobrensis bằng thuốc hóa
học ít mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường số lần phun chỉ có tác dụng tức thời
khi bảo vệ đồng ruộng. Thuốc hóa học chỉ tiêu diệt một phần sâu non, có tác dụng rất
thấp đối với ruồi trưởng thành.

 
 


  12
 


Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nông dân sử dụng các hoạt chất chlorfenapyr, thiocyclam hydro
oxalate, methadimophos + imidaclorpid khi mật số ruồi đục lá L. huidobrensis trên
dưa chuột cao. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu về việc sử dụng và không sử dụng
thuốc hóa học để phòng trừ ruồi đục lá trong nhà kính trồng dưa chuột của Tubitak
(2003), Ông kết luận rằng phương pháp hóa học không phải là biện pháp hữu hiệu
trong thời gian dài để kiểm soát L. huidobrensis. Weintraub và Horowitz (1998), cho
biết có thể áp dụng thuốc abamectin và cyromazine để phòng trừ ruồi đục lá L.
huidobrensis trên cần tây.
Theo Phyllis G. Weintraub và A.R. Horowitz (1995) cho biết thuốc hóa học có
hoạt chất từ deltamethrin, deltamethrin kết hợp với oxamyl, oxamyl được cho là có
hiệu quả với ruồi trên khoai tây và rau diếp. Trong một số thí nghiệm thì deltamethrin
rất độc với ong kí sinh, còn Oxamyl granules thì có hiệu quả phòng trừ ruồi đục lá và ít
gây hại đến ong kí sinh. Thí nghiệm ở phòng và đồng ruộng thì bốn hoạt chất cho hiệu
quả để phòng trừ ruồi đục lá là oxamyl, abamectin, cyromazine và thiocyclam
hydrogen. Tác giả cũng cho biết phòng trừ ruồi đục lá bằng thuốc hóa học ở giai đoạn
sâu non thì hiệu quả hơn giai đoạn trưởng thành.
Biện pháp sinh học
Trong nhà kính ở châu Âu, ruồi đục lá đã được kiểm soát thành công bởi ong kí
sinh Dacnusa sibirica Telenga, Opius pailipes Wesmael và Diglyphus isaea Walker.
Các loài ong này cũng được dùng để kiểm soát ruồi đục lá trong các nhà kính ở Bỉ.
Tuy nhiên, ong kí sinh chỉ có thể kiểm soát ruồi đục lá, khi không sử dụng thuốc hóa
học để phòng trừ bất cứ loài dịch hại nào. Chất cyromazine hoặc abamectin áp dụng để
kiểm soát mật số sâu non của ruồi đục lá mà không ảnh hưởng đến ong ký sinh.
Ong kí sinh được sử dụng thành công trong kiểm soát ruồi đục lá (Murphy và
La Salle, 1999). Trong các giống ong kí sinh của họ Eulophidae thì giống
Neochrysocharis spp. là một trong các giống có tiềm năng kiểm soát sinh học đối với
ruồi đục lá họ Agromyzids. Giống Neochrysocharis spp. có khoảng 45 loài, và phân
bố trên thế giới (Noyes, 2002; 2003). Ba loài N. beasleyi, N. okazakii và N. formosa
 
 



  13
 

được tìm thấy ở Đông Nam Á. Những loài này xuất hiện nay đã góp phần kiểm soát
ruồi đục lá ở Đông Nam Á (Murphy và La Salle, 1999).
Một số loài động vật phổ biến đã được tìm thấy ăn ruồi Liriomyza spp. là
Cyrtopeltis modestus, Dicyphus cerastii, Dicyphus tamaninii và Macrolophus
caliginosus (Parrella MP, ctv., 1982). Tuy nhiên, theo Van der Linden (2004) thì động
vật không được coi là tác nhân kiểm soát ruồi đục lá quan trọng như ong ký sinh.
Một số loài tuyến trùng đã được tìm thấy để lây nhiễm và gây hại ruồi đục lá
Liriomyza spp. gồm Heterohabditis heliothidis, Heterohabditis megidis, Steinernema
carpocapsae và Steinernema feltiae (Hara và ctv., 1993). Khi tiếp xúc với sâu non ruồi
đục lá, tuyến trùng lây nhiễm thông qua hậu môn chứ không lây qua miệng và lỗ thở.
Tuyến trùng có thể giết chết sâu non ruồi trong khoảng 0,25 – 0,66 giờ sau khi xâm
nhiễm, giai đoạn tiền nhộng sau 15 giờ. Tuy nhiên, hiệu quả thay đổi tùy theo loài
ruồi, giai đoạn phát triển của ruồi, sự tập trung của tuyến trùng và điều kiện môi
trường. Hiệu quả diệt sâu non của ruồi đục lá Liriomyza spp. có thể đạt được nhỏ nhất
là 4 % hoặc đạt mức cao 85 % – 97 % trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc nhà kính
ở độ ẩm cao (Hara và ctv.,1993). Theo Hara và ctv. (1993) thấy rằng độ ẩm tương đối
cao (ít nhất là 92 %) là cần thiết để đạt được hiệu quả khi sử dụng tuyến trùng để kiểm
soát ruồi đục lá.
Trần Đăng Hòa (2008) tìm thấy một số ong kí sinh ruồi đục lá ở Lâm Đồng như
Diglyphus spp., Opius spp. được tìm thấy trên cây khoai tây. Những loại này kí sinh
trên sâu non của ruồi đục lá, những sâu non bị kí sinh vẫn ăn bình thường và hóa
nhộng, sâu non của ong kí sinh khi đẫy sức thì hóa nhộng ngay trong nhộng ruồi đục lá
sau đó phá vỡ nhộng ruồi đục lá chui ra.
2.2 Giới thiệu về cây khoai tây
2.2.1 Nguồn gốc và giá trị sử dụng cây khoai tây

Nguồn gốc
Cây khoai tây tên khoa học là Solanum tuberosum L. thuộc họ Solanaceae, có
nguồn gốc từ vùng núi Andes của Bolivia và Peru cách đây hơn 7 ngàn năm. Thổ dân
 
 


×