Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỀN BÙ CỦA CÂY LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HỦY CHỒI ĐỂ GIẢ TẠO SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRONG VỤ HÈ THU 2011 TẠI XÃ ĐIỀM HY CHÂU THÀNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 72 trang )

i

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỀN BÙ CỦA CÂY LÚA TRONG
ĐIỀU KIỆN HỦY CHỒI ĐỂ GIẢ TẠO SÂU ĐỤC THÂN
GÂY HẠI TRONG VỤ HÈ THU 2011 TẠI XÃ ĐIỀM HY
CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM OANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo vệ Thực vật

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Lâm Thị Mỹ Nương
KS. Nguyễn Hữu Trúc

Tháng 8/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi xin chân thành gởi lời biết ơn đến:
-

Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Nông Học, Ban quản lý thư

viện và các thầy cô giáo trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã tận tình giúp đỡ truyền đạt


thông tin, kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học đại học cũng như trong suốt quá
trình thực tập, thực hiện đề tài tốt nghiệp này đạt được kết quả tốt
-

Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập.

-

Ban Giám đốc Trung Tâm BVTV phía Nam đã luôn tạo điều kiện cho tôi

trong suốt thời gian thực tập.
- Thạc sỹ Lâm Thị Mỹ Nương và các cô, chú, anh chị tại Trung tâm BVTV
phía Nam đã tận tình giúp đỡ cho tôi để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
- Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 8 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Oanh


iii


iv

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nguyễn Thị Kim Oanh – khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, tháng 08/2011. Đề tài: “Nghiên cứu khả năng đền bù của cây lúa

trong điều kiện hủy chồi để giả tạo sâu đục thân gây hại trong vụ hè thu 2011 tại
xã Điềm Hy – Châu Thành – Tiền Giang”.
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Trúc và ThS. Lâm Thị Mỹ Nương
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 tại Trung Tâm Bảo
Vệ Thực Vật Phía Nam huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu của đề tài nhằm
tìm hiểu khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện hủy chồi giả sâu đục thân gây hại
vào 2 giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: đẻ nhánh và trổ bông. Đồng thời đánh giá
mức độ thiệt hại về năng suất trong điều kiện giả bị sâu đục thân gây hại ở các tỷ lệ
gây hại khác nhau để có các đề xuất về biện pháp quản lý sâu đục thân đạt hiệu quả,
tránh việc phun thuốc phòng ngừa làm tăng chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường.
Đề tài gồm có 2 thí nghiệm được bố trí vào 2 giai đoạn sinh trưởng khác nhau
của cây lúa: đẻ nhánh và trổ bông. Cả 2 thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối
hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Kết quả thu được cho thấy:
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh: cây lúa có khả năng đền bù rất cao. Sau khi bị
hủy chồi chúng có khả năng nhảy nhiều chồi mới. Nếu bị hủy từ 10% đến 15% số chồi
trên một đơn vị diện tích, năng suất thực tế ở các nghiệm thức này không khác biệt so
với đối chứng không bị hủy chồi. Nhưng trong trường hợp bị hủy 20% số chồi, năng
suất thực tế giảm 1,09 tấn/ha so với đối chứng không bị hủy chồi.
Trong giai đoạn lúa trổ bông: nếu chỉ bị hủy 3% số bông/một đơn vị diện tích
thì năng suất thực tế không khác biệt so với đối chứng không bị hủy bông. Nhưng nếu
bị mất từ 5-7% số bông/đơn vị diện tích thì năng suất thực tế bị giảm rất khác biệt so
với đối chứng không bị hủy bông. Khi hủy 5% bông năng suất thực tế giảm 0,78
tấn/ha và 7% bông giảm 1,12 tấn/ha so với đối chứng không hủy bông..


v

MỤC LỤC
Trang


Trang tựa .........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..............................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Giới thiệu về sâu đục thân hại lúa..........................................................................3
2.1.1 Phân bố và ký chủ ...........................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học sâu đục thân màu vàng S. incertulas ............4
2.1.3 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại của sâu sâu đục thân màu vàng S.
incertulas. .................................................................................................................6
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số sâu đục thân ..............................................7
2.1.5 Các biện pháp phòng trị sâu đục thân .............................................................7
2.1.5.1 Biện pháp canh tác ...................................................................................7
2.1.5.2 Biện pháp sinh học ...................................................................................8
2.1.5.3 Biện pháp hóa học ....................................................................................8
2.2 Những thiệt hại do sâu đục thân gây ra .................................................................9
2.2.1 Trên thế giới ....................................................................................................9
2.2.2 Trong nước ......................................................................................................9
2.3 Sơ lược về các đặc tính sinh trưởng của cây lúa..................................................10
2.3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ..........................................................10
2.3.1.1 Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng) ...................................11
2.3.1.2 Giai đoạn sinh sản ..................................................................................12
2.3.1.3 Giai đoạn chín ........................................................................................12



vi

2.4 Sơ lược về đặc tính sinh trưởng của giống lúa IR 50404 ....................................13
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................15
3.1 Điều kiện thí nghiệm............................................................................................15
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................16
3.3 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................16
3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện hủy
chồi để giả tạo sâu đục thân gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. .............................16
3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm.....................................................................................17
3.3.1.2 Phương pháp tiến hành và cách hủy chồi: ..............................................17
3.3.1.3 Chỉ tiêu theo dõi .....................................................................................18
3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện hủy
bông để giả sâu đục thân gây hại ở giai đoạn lúa trổ bông. ..................................19
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm.....................................................................................20
3.3.2.2 Phương pháp tiến hành và cách hủy bông: .............................................21
3.3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi .....................................................................................22
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................22
Chương 4 ......................................................................................................................23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................23
4.1 Thí nghiệm 1 ........................................................................................................23
4.1.1 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh
đến số chồi..............................................................................................................23
4.1.2 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh
đến chỉ số diệp lục tố trong lá ................................................................................26
4.1.3 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh
đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa ..................................................................28
4.1.4 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh
đến năng suất lúa ....................................................................................................29
4.2 Thí nghiệm 2 ........................................................................................................30

4.2.1 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông
đến chỉ số diệp lục tố trong lá ................................................................................30


vii

4.2.2 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông
đến các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................31
4.2.3 Ảnh hưởng của việc giả tạo sâu đục thân gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông
đến năng suất lúa ....................................................................................................32
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1 Kết luận ................................................................................................................38
5.2 Đề nghị .................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41


viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BNN & PTNT: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
DLT: diệp lục tố
Ha: Hecta
IRRI: International Rice Institute (Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế)
NSS: Ngày sau sạ
NSXL: ngày sau xử lý
NT: Nghiệm thức
NSTT: Năng suất thực tế
NSLT: Năng suất lý thuyết
TXL: trước xử lý

TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TT BVTV: trung tâm Bảo Vệ Thực Vật


ix

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Số chồi/m2 qua các lần điều tra sau khi hủy chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh .....25
Bảng 4.2 Chỉ số diệp lục tố qua các tuần sau khi hủy chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh .....27
Bảng 4.3 Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất khi hủy chồi giai đoạn lúa đẻ
nhánh .............................................................................................................................28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng đến năng suất khi hủy chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh....................29
Bảng 4.5 Chỉ số diệp lục tố qua các tuần sau khi hủy bông giai đoạn lúa trổ bông .....30
Bảng 4.6 Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất khi hủy bông giai đoạn lúa
trổ bông ..........................................................................................................................31
Bảng 4.7 Ảnh hưởng đến năng suất khi hủy bông giai đoạn lúa trổ bông....................32


x

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas ...........................4
Hình 2.2 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của lúa ................................................11
Hình 2.3 Giống IR 50404 .............................................................................................14
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ...............................................................................17
Hình 3.2 Triệu chứng “chết đọt” sau khi bị hủy chồi giai đoạn lúa đẻ nhánh 25NSS .18
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ...............................................................................20
Hình 3.4 Triệu chứng “bông bạc” khi hủy bông giai đoạn lúa trổ ...............................21

Hình 4.1 Phương pháp đo chỉ số Spad ..........................................................................26
Hình 4.2 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn cắm cọc bố trí thí nghiệm 1 .......................33
Hình 4.3 Toàn cảnh thí nghiệm giai đoạn cắm cọc bố trí thí nghiệm 2 .......................33
Hình 4.4 Lần lặp lại 1 của thí nghiệm 1giai đoạn lúa 30 ngày sau sạ ..........................34
Hình 4.5 Lần lặp lại 2 của thí nghiệm 1giai đoạn lúa 30 ngày sau sạ ..........................34
Hình 4.6 Lần lặp lại 3 của thí nghiệm 1giai đoạn lúa 30 ngày sau sạ ..........................35
Hình 4.7 Toàn cảnh thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày sau hủy bông .........................35
Hình 4.8 Lần lặp lại 1 của thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày sau khi hủy bông ........36
Hinh 4.9 Lần lặp lại 2 của thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày sau khi hủy bông .........36
Hình 4.10 Lần lặp lại 3 của thí nghiệm 2 giai đoạn lúa 7 ngày sau khi hủy bông .......37
Hình 4.11 Toàn cảnh thí nghiệm 2 giai đoạn lúa chín ..................................................37


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng trên thế giới đặc biệt là ở
các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam cây lúa là cây trồng quan trọng nhất và là cây
trồng chủ lực của ĐBSCL. Hằng năm diện tích gieo cấy lúa của nông dân Nam Bộ
khoảng 4,4 triệu ha, trong đó trên 93% là ở ĐBSCL. Theo ước tính của Bộ NN và
PTNT, sản lượng lúa toàn vùng năm 2011 đạt 24,5 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so
với năm 2010. Sản lượng lúa gia tăng chủ yếu là do tăng diện tích gieo sạ. (Đ.T.
Chánh, 2011)
Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa, ngoài các yếu tố
như giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết khí hậu…, sâu bệnh hại trên lúa là một
yếu tố hết sức quan trọng cần phải thường xuyên được quan tâm theo dõi. Theo số liệu
thống kê tại Trung tâm BVTV phía Nam thành phần dịch hại trên lúa trong những năm
gần đây có nhiều biến động. Bên cạnh việc xuất hiện thêm một số đối tượng dịch hại

mới như Rầy phấn trắng (Aleurocybotus sp.), hội chứng vàng lá do virus gây ra thì một
số đối tượng dịch hại gần đây có chiều hướng gia tăng diện tích gây hại như muỗi lá
hành (Orseolia oryzae) và sâu đục thân hại lúa.
Để có cơ sở đề xuất biện pháp quản lý sâu đục thân đạt hiệu quả, tránh việc phun
thuốc phòng ngừa tràn lan vừa làm tăng chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường, đề tài
nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện hủy chồi để
giả tạo sâu đục thân gây hại ” đã được thực hiện trong vụ Hè Thu 2011 tại xã Điềm
Hy, huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.


2

1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện giả tạo sâu đục thân gây hại
ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và lúa trổ, từ đó có những khuyến cáo cụ thể trong việc
phòng trừ đối tượng sâu hại này.
.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định khả năng đền bù của cây lúa trong điều kiện giả tạo sâu đục thân ở 2 giai
đoạn sinh trưởng của cây lúa: đẻ nhánh và trổ.
Ảnh hưởng của mức độ gây hại của sâu đục thân giả tạo ở 2 giai đoạn lúa đẻ nhánh
và lúa trổ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về sâu đục thân hại lúa

Sâu đục thân lúa còn gọi là sâu ống hoặc sâu nách. Có 6 loài sâu đục thân lúa
chính ở Châu Á, nhưng ở Việt Nam chủ yếu có 4 loài đó là: Sâu đục thân màu vàng,
còn gọi là bướm hai chấm có tên khoa học là Scirpophaga incertulas Walker, sâu đục
thân sọc nâu đầu đen có tên khoa học là Chilo polychrysus Meyrick, sâu đục thân sọc
nâu đầu nâu có tên khoa học là Chilo simplex Walker. Cả 3 loài này thuộc họ ngài
sáng (pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Sâu đục thân màu hồng có tên khoa học
là Sesamia inferens Walker, họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera).
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2011).
2.1.1 Phân bố và ký chủ
Các loài sâu đục thân lúa được ghi nhận xuất hiện tại các quốc gia như
Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Indonesia, Kampuchea, Lào,
Malaysia, Nepal, Tân Guinea, Philippines, Pakistan, Sri Lanka, Việt Nam, miền nam
các nước Nhật, Trung Quốc và Triều Tiên.
Riêng sâu sọc nâu đầu đen trước kia được ghi nhận chỉ gây hại ở Malaysia nhưng
gần đây xuất hiện ở nhiều nơi như Myanmar, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Nepal,
Philipines, Việt Nam và miền Nam Trung Quốc.
Ngoài cây lúa, các loài sâu đục thân lúa có thể sinh sống được trên các loại cây
như mía, bắp, lúa hoang, các loại cỏ như cỏ lồng vực, Sacclolepsis, Scirpus, Etaria,
Phragmites, Typha, Panicum paspalum, Zizania, Echinochloa.
Riêng loài S. incertulas chỉ sống trên lúa và lúa hoang. (Nguyễn Văn Huỳnh,
2011).


4

Ở nước ta Sâu đục thân 2 chấm S. incertulas được xem là loài sâu đục thân quan
trọng nhất, nó được ghi nhận ở 44 tỉnh trong cả nước từ miền núi đến đồng bằng cả các
tỉnh ven biển (Phạm Văn Lầm, 2000).
Ở trong nước sâu đục thân 2 chấm gây hại phổ biến khắp các vùng trồng lúa. Sâu
đục thân 2 chấm là loài đơn thực tính khá điển hình. Tuy nhiên nghiên cứu mới gần

đây chúng còn phá hại trên 4 loài lúa dại và cỏ Leptoch panicoides (Nguyễn Việt
Tùng, 2006).
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học sâu đục thân màu vàng S. incertulas

Hình 2.1 Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas
(Nguồn: http//www.philrice.gov.ph)


5

Thành trùng sâu đục thân 2 chấm là ngài sáng có màu vàng hơi nâu. Thành trùng
đực và cái khác nhau về ngoại hình. Con cái trên giữa cánh trước có một chấm đen,
con đực chỉ có một vệt nâu đen mờ xuyên từ đỉnh cánh. Kích thước con cái lớn hơn
con đực dài 8 – 9 mm sải cánh 23 – 28 mm cuối bụng có chùm lông nhạt.
Trứng hình bầu dục được đẻ thành ổ ở mặt trên lá và phía trên có lông bao phủ.
Ấu trùng màu vàng nhạt, đầu màu nâu nhạt, chân bụng có móc hình elip gồm 28
móc, đẫy sức có thể dài 18 – 25 mm.
Nhộng màu nâu nhạt, dạng nhộng màng, dài 10 – 16 mm.
Sau khi vũ hóa 2 – 3 ngày, ngài cái có thể bắt cặp và đẻ trứng. Hầu hết ngài đẻ
trứng và ban đêm và đẻ thành từng ổ trên mặt lá phần chóp lá. Các ổ trứng đẻ ra đều
có lông bao phủ, mỗi ổ có thể có từ 50 – 80 trứng mỗi ngài cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ
trứng. Ngài đẻ trứng trong khoảng thời gian 3 ngày.
Thành trùng chỉ sống được 4 – 6 ngày.
Giai đoạn trứng kéo dài 6 – 8 ngày.
Sâu non mới nở gần như có màu trắng đục, đầu màu sẫm hơn. Càng lớn sâu non
càng có màu sẫm và trải qua 4 lần lột xác. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 30 – 40 ngày.
Nhộng thường được làm ở gốc lúa, trước khi hóa nhộng sâu thường đục sẵn một
lỗ ở thân chỉ chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa chui ra. Giai đoạn nhộng kéo
dài 7 – 10 ngày.
Ngài sâu đục thân 2 chấm thường hoạt động ban đêm và xu tính ánh sáng rất

mạnh. Ngài rất thích đẻ trứng ở ruộng lúa xanh non, rậm rạp. Những ruộng lúa bón
nhiều phân, lá, thân mềm có màu xanh đậm rất thích hợp cho sâu phát sinh và phát
triển. Sự phát sinh phát triển của sâu đục thân 2 chấm phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện sinh thái như điều kiện thời tiết, khí hậu và thức ăn. Trong giai đoạn mạ sâu có
thể sống đến tuổi 3 sau đó do thân mạ nhỏ sâu cắt đứt thân mạ chui ra có khi cuốn mẫu
lá lại thành ống trôi đi để xâm nhập vào cây khác lớn hơn. Khả năng sống sót và sinh


6

sản của sâu trên mạ kém hơn trên lúa. Theo nhiều kết quả nghiên cứu khi mạ 20 ngày
tuổi tỷ lệ hại chỉ 19%, mạ 40 ngày tỷ lệ bị hại lên 59%. Lúa ở thời kỳ đẻ nhánh sâu đục
vào thân rất dễ dàng nhưng ở thời kỳ đứng cái tỷ lệ bị hại thấp đi và khi lúa ở giai đoạn
làm đòng thì sâu hại có thể đục vào thân dễ dàng. Đặc điểm của sâu đục thân 2 chấm
là chỉ có 1 con sống trong một thân lúa, khi hết thức ăn chui ra ngoài tấn công cây
khác. Do đó sự phá hại của loài sâu này rất cao. Một tập quán nữa là sâu này hóa
nhộng trong thân lúa cách mặt đất 1 – 2 cm, khi ruộng khô có thể chui xuống đất hóa
nhộng ở độ sâu 10 cm.
Nhiệt độ thích hợp cho sâu phát triển từ 23 – 300C và ẩm độ 90%. Sâu phá hại
nặng vào vụ lúa Đông xuân muộn và hè thu. Trên 1 vụ lúa ngắn ngày có thể phát triển
từ 2 – 3 lứa, lúa dài ngày từ 3 – 4 lứa. (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.1.3 Tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại của sâu sâu đục thân màu vàng
S. incertulas.
Bướm vũ hóa vào ban đêm và có thể giao phối ngay sau khi vũ hóa và 2 ngày sau
bắt đầu đẻ trứng. Bướm thích đẻ trứng trên những đám ruộng xanh tốt, rậm rạp. Ban
ngày bướm ẩn trong tán lá lúa rậm rạp gần mặt nước. Bướm bắt đầu hoạt động mạnh
khi trời vừa tối và mạnh nhất từ 19-20 giờ đối với bướm cái và từ 23 giờ khuya đến 1
giờ sáng đối với bướm đực. Bướm rất thích ánh sáng đèn và vào đèn nhiều lúc trăng
tròn. Bướm có thể bay xa đến 2 km để tìm thức ăn.
Scirpophaga incertulas có thể tấn công hầu hết các giai đoạn phát triển của cây

lúa, bắt đầu đẻ nhánh đến lúc đâm chồi và làm đòng (Ranasinghe, 1992). Scirpophaga
incertulas đục vào thân cây lúa và làm rỗng trong thân hoàn toàn. Các triệu chứng
thiệt hại thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây.
Sâu non mới nở gặm ăn chất keo và lông phủ lên ổ trứng hay ở đáy ổ trứng chui
ra. Sâu tấn công cây lúa bằng hai cách tùy giai đoạn sinh trưởng của cây lúa:
Lúa ở giai đoạn mạ hoặc đẻ nhánh: Sâu mới nở nhả tơ nhờ gió đưa sang các bụi
lúa lân cận hoặc một số rớt xuống nước và nhờ gió đưa theo dòng nước phân tán đến
các cây khác. Khoảng 90% sâu phân tán được đến các cây khác, nhưng chỉ 40% trong


7

số trên là có thể sống và đục được vào thân cây lúa. Sau khi phân tán đến các lá, sâu
chui vào bên trong bẹ lá, ăn mặt trong của bẹ từ 3-5 ngày. Sang tuổi 2, miệng đủ cứng,
sâu đục thân cây lúa chui vào bên trong thân, ngay phía trên mắt và thường dùng tơ bịt
kín lỗ đục để nước không chui vào. Sâu ăn phá đọt non của cây lúa làm cho dưỡng
chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được nên đọt bị héo khô, gọi là "chết đọt".
Lúa sắp trổ hoặc mới trổ: Sâu đục qua lá bao đòng chui vào giữa thân xong bò
dần xuống phía dưới ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn chất dinh dưỡng nuôi
bông làm cho bông bị lép trắng gọi là "bông bạc". (Nguyễn Văn Huỳnh, 2011)
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số sâu đục thân
Thời tiết: Ẩm độ cao (trên 90%) thích hợp đối với hầu hết các loài sâu đục thân
lúa. Nhiệt độ từ 19 – 300°C thích hợp cho bướm hoạt động và sâu phát triển.
Thức ăn: Ở giai đoạn vươn lóng sâu đục vào dễ dàng vì cây lúa mềm. Ở giai đoạn
phân hóa đòng sâu dễ dàng đục vào bên trong thân cây làm cho cây bị hiện tượng chết
đọt nhiều.
Thiên địch: Trứng sâu đục thân thường bị ký sinh bởi ong thuộc các họ
Eulophidae, Scelionidae, Trichogrammatidae, thành trùng ký sinh đẻ trứng vào trứng
sâu trước khi trứng được phủ lông. Trứng sâu đục thân còn bị vạc sành, dế ăn và ăn cả
lông phủ ổ trứng. Sâu và nhộng các loài sâu đục thân cũng bị ký sinh nhưng với tỉ lệ

thấp, riêng ấu trùng tuổi 1 thường dễ bị côn trùng có ích ăn vì chưa chui vào bên trong.
2.1.5 Các biện pháp phòng trị sâu đục thân
2.1.5.1 Biện pháp canh tác
ƒ Trồng lúa ngắn ngày có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
ƒ Gieo, trồng đồng loạt trong cùng 1 khu vực.
ƒ Cắt bỏ lá mạ trước khi mang cấy.
ƒ Bón phân cân đối giữa N:P:K theo đúng qui trình kỹ thuật đối với từng giống,
từng giai đoạn và ở từng nơi.


8

ƒ Chăm sóc và theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu đục thân xuất
hiện, đặt bẫy đèn theo dõi mật số ngài để dự tính dự báo, ngắt các ổ trứng khi xuất
hiện.
ƒ Cày lật gốc rạ, ngâm nước trước khi gieo cấy vụ sau. (Nguyễn Thị Chắt,
2006).
2.1.5.2 Biện pháp sinh học
ƒ Sử dụng nhiều loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên.
ƒ Tạo điều kiện một số loài thiên dịch phát triển.
ƒ Một số ký sinh sâu đục thân: Ong Telenomus rowanl Gahan, Ong Telenomus
dignus Gahan, Ong Tetrastichus schoenobil Fer., Ong Tetrastichus ayyar Rohw., Ong
Trichogamma japonicum Ash., Ong Trichogamma chinolis Ishii
ƒ Một số ký sinh ấu trùng sâu đục thân: Ong Tropobracon schoenobil Viereck,
Ong Bracon chinensis Szepligeti, Ong Chenolus munakatae Munakat, Ong Cotesia
flavipes Cameron
ƒ Một số động vật ăn mồi: Kiến 3 khoang – Ophionea nigrofascata Sch., Nhện
đinh ba – Lycosa pseudoannulata Boesenberg, Nhện linh miêu – Oxypes javanus
Thorell (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.1.5.3 Biện pháp hóa học

™ Theo Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật (1991), nên áp dụng thuốc khi sâu
đạt các mật số sau:
- Lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Lúa sạ khoảng 2 ổ trứng/m2, lúa cấy, 1 ổ
trứng/20 bụi lúa. Trong cả 2 trường hợp trên nếu ruộng ngập sâu hơn 5 cm, có thể áp
dụng thuốc nước hay thuốc hột, nếu ruộng ngập sâu ít hơn 5 cm, áp dụng thuốc nước.
- Lúa ở giai đoạn từ làm đòng đến trổ, 1 ổ trứng/m2 đối với lúa sạ hay 1 ổ
trứng/bụi đối với lúa cấy.
™ Theo International Rice Research Institute (IRRI - Viện Nghiên cứu Lúa
Quốc tế):
- Ở giai đoạn nhảy chồi, sử dụng thuốc hột hay thuốc nước đều có hiệu quả,
nhưng nếu ruộng có mực nước thường xuyên thấp hơn 5 cm, nên phun thuốc nước.


9

- Ở giai đoạn phân hóa đòng đến trổ, sử dụng thuốc hột không có hiệu quả,
chỉ có thuốc nước để diệt ổ trứng, bướm và sâu tuổi nhỏ chưa chui vào thân cây.
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2006).
™ Thuốc hóa học sử dụng: thuốc gốc lân hữu cơ dễ phân hủy và cho phép sử
dụng như: DDVP, Bi – 58, Sumithion 50ND, có thể sử dụng một số thuốc hạt như:
Basudin 10H rãi từ 15 – 20kg/ha khi ngài xuất hiện nhiều.(Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.2 Những thiệt hại do sâu đục thân gây ra
2.2.1 Trên thế giới
Ở châu Á, thiệt hại năng suất do hai loài sâu đục thân màu vàng và sâu đục thân
sọc nâu là rất quan trọng. Thông thường tỷ lệ gây hại của chúng có thể từ 1-20%. Tuy
nhiên, trong điều kiện phát sinh thành dịch, thiệt hại năng suất có thể khoảng 3-10%.
Ngoại trừ sâu đục thân 2 chấm, loài đơn thực với cây lúa, các loài khác cũng phá
hại cả ngô, lúa miến, mía hoang và các loài cỏ .
Tại SriLanka sâu đục thân hại đã được ước tính giảm đến 50% khả năng thu
hoạch lúa. (Lumes, 2002)

2.2.2 Trong nước
Theo Nguyễn Công Thuật (1996) tại các tỉnh phía Bắc, sâu đục thân 2 chấm đứng
hàng thứ 3 về diện tích lúa bị phá hại sau rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ trong những năm
1990 – 1994.
Theo Trung Tâm BVTV phía Bắc 2006,- 2007, mức độ gây hại của sâu đục thân
2 chấm có xu thế tăng lên ở các tỉnh phía Bắc về diện tích phân bố và cả mức độ gây
hại. Năm 2006 diện tích nhiễm toàn khu vực phía Bắc trong vụ mùa là 111.017 ha
trong đó diện tích mất trắng là 276 ha. Sâu đục thân 2 chấm gây hại nặng ở một số tỉnh
Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương tỷ lệ bông bạc nơi cao 30 –
50 % cá biệt 70 – 90 %.


10

Theo số liệu Cục BVTV trong năm 2010, ở các tỉnh phía Bắc tổng diện tích
nhiễm sâu đục thân là 22.500 ha, diện tích nhiễm nặng không đáng kể, cá biệt tại Cao
Bằng, Thái Bình tỷ lệ bông bạc nơi cao chiếm tỷ lệ từ 40 – 50%.
Theo số liệu Cục BVTV trong năm 2011, sâu đục thân 2 chấm gây hại phổ biến ở
các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Lào Cai tỷ lệ hại trung bình
0,3-0,5%, nơi cao 1-3%, cá biệt một số nơi tỷ lệ hại lên đến 10-15% số dảnh, gây nên
chết đọt.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm BVTVphía Nam, 1990 – 1992: sâu đục thân
gây hại nặng tại các tỉnh phía Nam vào những năm 1980-1985 tại các tỉnh Cà Mau,
Bạc Liêu và Đồng Tháp. Sau đó do thay đổi cơ cấu giống lúa, sâu đục thân không còn
là đối tượng dịch hại thường xuyên và quan trọng tại các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, diện tích nhiễm sâu đục thân có chiều hướng gia tăng
.
2.3 Sơ lược về các đặc tính sinh trưởng của cây lúa
Cây lúa thuộc loại Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó, Oryza
sativa L. là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay. Hiểu rõ cấu tạo và đặc tính sinh

trưởng của các bộ phận cây lúa mới có thể có những biện pháp kỹ thuật thích hợp, điều
khiển sự sinh trưởng của cây lúa trong từng giai đoạn để đạt năng suất cao nhất.
2.3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia làm 3
giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản
(sinh dục), giai đoạn chín.


11

Gieo

Đẻ nhánh

Làm đòng

Sinh trưởng dinh dưỡng
Thời gian này tùy theo giống lúa

Trổ

Chín

Sinh trưởng sinh thực
Thời gian này là 65 ngày

Hình 2.2 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của lúa
2.3.1.1 Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng)
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân
hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi

mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa
nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở
bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và
thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 – 6. Chồi ra sớm trong
nương mạ gọi là chồi ngạnh trê. Sau khi cấy, cây mạ mất một thời gian để hồi phục,
bén rễ ruồi nở bụi rất nhanh, cùng với sự gia tăng chiều cao, kích thước lá đến khi đạt
số chồi tối đa thì không tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần (chồi vô hiệu hay
chồi vô ích), số chồi giảm xuống. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt trước, cùng lúc
hay sau thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng tùy theo giống.
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu do
giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn. Thường các giống lúa ngày ngắn và ngắn ngày
có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hóa đòng có thể xảy ra trước hoặc


12

ngay khi lúa đạt chồi tối đa. Ngược lại, các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thường
đạt chồi tối đa trước khi phân hóa đòng. Đặc biệt, các giống lúa mùa quang cảm mạnh,
nếu gieo cấy sớm thì sau khi đạt chồi tối đa, cây lúa tăng trưởng chậm lại chờ đến khi
có quang kỳ thích hợp mới bắt đầu phân hóa đòng để trổ bông. Thời gian này cây lúa
sống chậm, không sinh sản gì thêm nên gọi là thời kỳ ngưng tăng trưởng. Do đó, đối
với các giống lúa quang cảm mạnh, cần bố trí thời vụ gieo cấy căn cứ vào ngày trổ
hàng năm của giống, làm thế nào để thời kỳ ngừng tăng trưởng càng ngắn càng tốt,
nhưng phải đảm bảo thời gian từ cấy đến phân hóa đòng ít nhất là 2 tháng, để cây lúa
có đủ thời gian nở bụi, bảo đảm đủ số bông trên đơn vị diện tích sau này.
Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi có ích)
thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được chồi tối
đa. Các chồi ra sau đó, thường sẽ tự rụi đi không cho bông được do chồi nhỏ, yếu
không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác, gọi là chồi vô
hiệu. Trong canh tác người ta hạn chế đến mức thấp nhất việc sản sinh ra số chồi vô

hiệu này bằng cách tạo điều kiện cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và hạn chế sự mọc
thêm chồi từ khoảng 7 ngày trước khi phân hóa đòng trở đi, để tập trung dinh dưỡng
cho những chồi hữu hiệu.
2.3.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn
này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa ngắn ngày hay dài
ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao
tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển
qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ lá của lá cờ: lúa trổ bông. Trong suốt
thời gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu
bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích
thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này.
2.3.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chính bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu


13

đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này
thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời
kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang
hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp
ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát
triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá
trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ
trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”. Hạt gạo chứa một dịch
lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
- Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn

xanh.
- Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần
xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.
− Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm thu hoạch
tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống.(Nguyễn Ngọc Đệ,
2009).
2.4 Sơ lược về đặc tính sinh trưởng của giống lúa IR 50404
Giống lúa IR 50404 được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI, được
công nhận chính thức theo quyết định số 126 QĐ/BNN-KHCN ngày 21 tháng 5 năm
1992 của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn. Do đặc điểm giống dễ trồng,
không kén đất, kể cả đất phèn; thời gian sinh trưởng ngắn, dưới 90 ngày nên được
nông dân trồng nhiều vì năng suất rất cao (khoảng 8 tấn/vụ/ha).
Tuy nhiên chất lượng hạt gạo hơi cứng cơm, hạt ngắn, bạc bụng. Chính vì thế
giống này bị hạn chế khi xuất khẩu và đang được khuyến khích hạn chế gieo trồng.


14

™ Một số đặc tính của giống:
Thời gian sinh trưởng: 85-90 ngày
Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Khả năng chống đổ kém.
Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình, canh tác được cả
3 vụ trong năm.
Hơi nhiễm Rầy nâu và Đạo ôn. Nhiễm nhẹ với bệnh Vàng lá. Nhiễm vừa với
bệnh Khô vằn.
Năng suất: vụ Đông Xuân 6-8 tấn/ha, vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha.
Hạt gạo bầu, bạc bụng, khô cơm.
Hàm lượng amylose (%): 26,0.

Trọng lượng 1000 hạt 24 – 25 g.
Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm. (IRRI, 1992)

Hình 2.3 Giống IR 50404


15

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong vụ Hè Thu 2011 từ tháng 03 năm 2011 đến tháng
06 năm 2011.
3.1.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
™ Sơ lược về xã Điềm Hy – Châu Thành – Tiền Giang
Xã Điềm Hy nằm ở phía Tây Nam của huyện Châu Thành, phía Đông giáp xã
Nhị Bình của huyện Châu Thành, phía Tây giáp xã Tân Hội và xã Tân Phú của huyện
Cai Lậy, Nam giáp xã Dưỡng Điềm của huyện Châu Thành, và Bắc giáp xã Phước Lập
huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang.
Diện tích tự nhiên 1.349,85 ha: thổ cư 185,00 ha, trong đó diện tích trồng lúa
999,0 ha, vườn cây 58,70 ha, nuôi trồng thủy sản 17,20 ha và chưa khai thác 90,05 ha.
Dân số: 9.507 nhân khẩu (2.062 hộ), trong đó: nam 4.653, nữ 4.854.
Ngành nghề sản xuất chính là trồng lúa (3 vụ lúa/năm) và trồng cây ăn trái. Nghề
phụ: chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rau, màu; xay lúa gạo xuất khẩu, mua bán vật tư
nông nghiệp, vật liệu xây dựng …
Toàn xã có 124 hộ giàu, đạt 6 % và 1.408 hộ khá, đạt 68,3%, còn 350 hộ nghèo
chiếm 25,7%.



×