Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY CẢI BẸ XANH VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ RỆP MỀM (Brevicoryne brassicae) CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.21 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY CẢI BẸ XANH VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU
LỰC TRỪ RỆP MỀM (Brevicoryne brassicae) CỦA
MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC TẠI THÀNH
PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI NĂM 2011

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN
Lớp

: DH07NHGL

Ngành

: Nông học

Niên khóa

: 2007-2011

Tháng 07/2011

i


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY CẢI BẸ XANH VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ


RỆP MỀM (Brevicoryne brassicae) CỦA MỘT SỐ LOẠI
NÔNG DƯỢC TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH
GIA LAI NĂM 2011

Tác giả
NGUYỄN THỊ QUỲNH LAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Tháng 7/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Con thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục con
thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Thiên An, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu, phòng
Đào tạo phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã quan tâm và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực
hiện đề tài.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Nông Học đã
hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập

tại trường.
Các anh chị ở trạm BVTV thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai, các chú, các bác nông
dân trồng rau cải bẹ xanh ở các phường Thống Nhất, xã An Phú, phường Đống Đa đã
nhiệt tình tạo điều kiện trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tất cả bạn bè trong lớp DH07NHGL, anh chị em đã luôn bên cạnh động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp .
Những tình cảm tốt đẹp này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Pleiku, ngày 4 tháng 7 năm 2011

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra sâu hại – Thiên địch bắt mồi trên cây cải bẹ xanh và xác định hiệu
lực trừ rệp mềm (Brevicoryne brassicae) của một số loại nông dược tại thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai năm 2011’’ được tiến hành tại thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai, từ tháng 3
năm 2011 đến tháng 6 năm 2011. Đề tài được thực hiện theo phương pháp điều tra của Lê
Văn Trịnh (2000) để điều tra thành phần sâu hại và thiên địch, phần thí nghiệm thuốc được
bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại với 4 loại thuốc
Actara 25WG (0,05%), SecSaigon 25EC (0,3%), Vibamec 1,8EC (0,2%), Vironone 2EC
(0,5%).
Kết quả thu được
- Nông dân thành phố Pleiku – Gia Lai có sự hiểu biết tương đối tốt về các loài sâu
hại trên rau cải bẹ xanh, phòng trừ chủ yếu dùng thuốc hóa học và thường sử dụng vượt
mức cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Với việc bón phân, ít sử dụng phân hữu
cơ, phần lớn bón phân hóa học, nhiều nhất là phân hỗn hợp NPK.
- Ghi nhận được 7 loài sâu hại xuất hiện trên ruộng rau cải bẹ xanh, trong đó có 3

loài phổ biến là sâu tơ (Plutella xylostella), rệp mềm (Brevicoryne brassicae), sâu xanh
bướm trắng (Pieris rapae).
- Có 3 loài thiên địch bắt mồi trên rau cải bẹ xanh, với 2 loài phổ biến là bọ cánh
cụt (Paederus fuscipes), bọ rùa ăn mồi (Cheilomenes sexmaculatus).
- Trên vườn rau cải bẹ xanh, loài sâu phổ biến xuất hiện gây hại sớm là sâu tơ
(Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), rệp mềm (Brevicoryne
brassicae), (xuất hiện trong giai đoạn 8 NSG – 14 NSG). Các loài thiên địch bắt mồi xuất
hiện trên vườn rau cải bẹ xanh muộn hơn sâu hại (14 NSG – 17 NSG).
- Nông dược trong thí nghiệm gồm có Actara 25WG,  Sec Saigon 25EC, Vibamec
1,8EC,  Vironone 2EC. Hiệu lực trừ rệp mềm cao ở giai đoạn 5 NSP – 7 NSP, trong đó
Vironone 2EC có hiệu lực tăng cao nhất (88,97%), kế đến là Vibamec 1,8EC (hiệu lực
83,00%), rồi đến Sec Saigon 25EC (73,50%) và Actara 25WG (72,80%). Có 2 loại nông
iii


dược làm cho mật số thiên địch giảm Actara 25WG,  Sec Saigon 25EC, còn Vibamec
1,8EC, Vironone 2EC không làm ảnh hưởng đến mật số thiên địch,
- Các loại thuốc thí nghiệm đều cho năng cao hơn nhiều so với ĐC (9,23 tấn/ha),
trong đó cho năng suất cao nhất là nghiệm thức sử dụng thuốc Vironone 2EC (nồng độ
0,5%) là 15,03 tấn/ha, Vibamec 1,8EC (0,2%) (14,60 tấn/ha) kế đến là Actara 25WG
(0,05%) (14,23 tấn/ha) và Sec Saigon 25EC (0,3%) (13,73 tấn/ha)

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Tựa đề ........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................... viii
Danh sách các bảng.................................................................................................. ix
Danh sách các hình và biểu đồ ................................................................................. x
Chương 1 GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................ 2
2.3 Giới hạn đề tài ..................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cải bẹ xanh ................................................................. 4
2.2 Thành phần sâu hại chính trên cây cải bẹ xanh .................................................. 4
2.3 Đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi sâu hại trên cây cải bẹ
xanh .......................................................................................................................... 5
2.3.1 Bọ rùa ăn mồi (Cheilomenes sexmaculatus F.) ............................................... 5
2.3.2 Bọ cánh cụt (Paederus fuscipes)..................................................................... 6
2.4 Đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính
trên cây cải bẹ xanh .................................................................................................. 6
2.4.1 Sâu tơ hại cải (Plutella xylostella Curt). .......................................................... 6
2.4.2 Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata Fab)................................................ 7
2.4.3 Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapac L) ............................................................ 8
v


2.4.4 Rệp mềm cải (Brevicoryne brassicae Lin) ...................................................... 9
2.4.5 Sâu khoang (Spodoptera litura F) ................................................................... 9

2.4.6 Sâu đục ngọn cải (Hellula undalis Fab). ...................................................... 10
2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm ........................... 11
2.5.1 Actara 25WG ................................................................................................. 11
2.5.2. Sec Saigon 25EC .......................................................................................... 11
2.5.3 Vibamec 1.8EC .............................................................................................. 12
2.5.4 Vironone 2EC ................................................................................................ 13
2.6 Điều kiện tự nhiên – đặc điểm khí hậu thời tiết thành phố Pleiku – Gia Lai ... 14
2.6.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 14
2.6.2 Đặc điểm khí hậu và thời tiết từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011 ................... 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP...................................................... 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................................. 16
3.2 Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 16
3.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 16
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku – Gia Lai ...... 16
3.4.2. Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây cải bẹ xanh tại
thành phố Pleiku – Gia Lai .................................................................................... 17
3.4.3 Điều tra biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên
cây cải bẹ xanh ........................................................................................................ 19
3.4.4 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rệp mềm trên cây cải bẹ xanh của một số
loại nông dược ........................................................................................................ 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 24
4.1 Hiện trạng sản xuất cây cải xanh tại thành phố Pleiku – Gia Lai .................... 24
4.1.1 Kết quả điều tra kỹ thuật canh tác cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku – Gia Lai
năm 2011................................................................................................................. 24
4.1.2 Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ
tại thành phố Pleiku – Gia Lai ............................................................................... 26
vi



4.1.3 Kết quả điều tra các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ
sâu hại trên cây cải bẹ xanh – Gia Lai .................................................................... 27
4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây cải bẹ xanh tại thành phố
Pleiku – Gia Lai ...................................................................................................... 28
4.2.1 Thành phần sâu hại trên cây cải bẹ xanh ....................................................... 28
4.2.2 Thành phần thiên địch bắt mồi trên cải bẹ xanh ............................................ 29
4.3 Biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cải bẹ xanh
tại thành phố Pleiku – Gia Lai năm 2011 ............................................................... 30
4.3.1 Biến động mật số của sâu hại chính trên ruộng cải bẹ xanh .......................... 30
4.3.2 Biến động mật số thiên địch chính trên cải bẹ xanh vụ Đông Xuân tại
thành phố Pleiku – Gia Lai năm 2011 .................................................................... 31
4.4 Hiệu lực trừ rệp mềm trên cây cải bẹ xanh của một số loại nông dược trong
vụ Đông Xuân tại Thành phố Pleiku – Gia Lai ..................................................... 32
4.4.1 Mật số rệp mềm ở các nghiệm thức thí nghiệm ............................................ 32
4.4.2 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm ......................................................... 34
4.4.3 Tỷ lệ lá bị hại ................................................................................................. 35
4.4.4 Thành phần và mật số thiên địch bắt mồi ở nghiệm thức 1 ngày trước phun và
14 ngày sau phun ...............................................................................................................36

4.4.5 Năng suất cải bẹ xanh trên các nghiệm thức thí nghiệm ............................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 38
5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40
PHỤ LỤC ............................................................... Error! Bookmark not defined.

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ctv: Cộng tác viên
IPM: Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp
BVTV: Bảo vệ thực vật
BT: Bacillus thuringiensis
TGCL: Thời gian cách ly
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
MSTB: Mật số trung bình
C.ty TNHH1TV: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
NTP: Ngày trước phun
NSP: Ngày sau phun
TSXH: Tần suất xuất hiện
NSG: Ngày sau gieo
NTĐC: Nghiệm thức đối chứng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách các hộ điều tra hiện trạng canh tác rau cải bẹ xanh ở thành phố Pleiku
– Gia Lai ........................................................................................................................... 54
Bảng 3.1 Khí hậu thời tiết của vùng thành phố Pleiku từ tháng 3 đến tháng 5
năm 2011............................................................................................................................ 14
Bảng 3.2 Các loại nông dược dùng trong thí nghiệm ........................................................ 21
Bảng 4.1 Đặc điểm canh tác rau cải bẹ xanh của nông dân tai thành phố Pleiku
– Gia Lai ............................................................................................................................ 25
Bảng 4.2 Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về sâu hại tại thành phố Pleiku
– Gia Lai ........................................................................................................................... 26
Bảng 4.3 Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku
– Gia Lai ........................................................................................................................... 27
Bảng 4.4 Các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại cải bẹ xanh tại

thành phố Pleiku – Gia Lai ................................................................................................ 28
Bảng 4.5 Thành phần sâu hại xuất hiện trên ruộng rau cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku
– Gia Lai ............................................................................................................................ 29
Bảng 4.6 Thành phần thiên địch xuất hiện trên ruộng rau cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku
– Gia Lai ............................................................................................................................ 30
Bảng 4.7 Biến động mật số của sâu hại chính trên rau cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku
– Gia Lai năm 2011 .......................................................................................................... 31
Bảng 4.8 Biến động mật số của thiên địch trên rau cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku
– Gia Lai năm 2011 .......................................................................................................... 32
Bảng 4.9 Mật số rệp mềm trước và sau phun thuốc tại thành phố Pleiku – Gia Lai ......... 33
Bảng 4.10 Hiệu lực thuốc trừ rệp mềm trên cải bẹ xanh của các nghiệm thức ................. 34
Bảng 4.11 Tỷ lệ (%) lá bị hại 1 ngày trước phun và 14 ngày sau phun. ........................... 35
Bảng 4.12 Mật số thiên địch trước khi phun thuốc 1 ngày và 14 ngày sau khi phun
thuốc................................................................................................................................... 36
Bảng 4.13 Năng suất rau của các nghiệm thức thí nghiệm ............................................... 37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Ruộng thí nghiệm tại phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ............. 42
Hình 2: Sâu tơ (Plutella xylostella) ................................................................................... 43
Hình 3: Thành trùng sâu tơ (Plutella xylostella) ............................................................... 43
Hình 4: Rệp mềm (Brevicoryne brassicae) ....................................................................... 44
Hình 5: Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) .................................................................... 44
Hình 6: Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata) ........................................................... 45
Hình 7: Bọ cánh cụt (Paederus fuscipes) .......................................................................... 45
Hình 8: Chuồn chuồn kim (Agriocnemisvan sp.I) ............................................................. 47

x



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp, ngành trồng rau nước ta cũng không
ngừng nâng cao cả về năng suất, diện tích và chất lượng. Từ đó hình thành nên nhiều vùng
chuyên canh trồng rau như vùng Đà Lạt, Củ Chi, Thân Cửu Nghĩa…Nông dân canh tác
thâm canh nhiều năm đã làm phát sinh nên các loại dịch hại như sâu bệnh, cỏ dại… Mà
trong đó sâu hại là đối tượng quan trọng nhất.
Trong số những loại rau họ thập tự (Cruciferae) thì rau cải bẹ xanh được trồng phổ
biến và lâu đời ở nước ta. Ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng rau cải bẹ xanh còn
chứa một lượng chất xơ lớn có tác dụng kích thích hoạt động của nhu mô ruột giúp cho
việc tiêu hóa được thuận lợi, trong 100 g rau cải có 18 kcal, 1,7 g protein, 235 mg
vitaminA, 51 mg vitamin.
Cải bẹ xanh là cây rau ngắn ngày, dễ tính, ít vốn đầu tư ban đầu, nhu cầu thị trường
cao nên dễ dàng mang lại lợi nhuận cho nông dân trồng rau. Do đó rau cải bẹ xanh được
trồng rộng rãi hầu hết tất cả các vùng ở nước ta và trên thế giới. Tuy nhiên năng suất rau
họ thập tự nói chung và cải bẹ xanh nói riêng ở các vùng chuyên canh của nước ta còn
thấp mà nguyên nhân chính là do sự phá hại của loài sâu, chúng thường làm giảm năng
suất từ 30 – 50%, thậm chí mất trắng không có thu hoạch nếu nông dân không áp dụng các
biện pháp phòng trừ kịp thời và đúng kỹ thuật.
Hiện nay, ở Gia Lai nhất là thành phố Pleiku rau cải bẹ xanh trồng được hầu hết ở
các hộ gia đình với diện tích nhỏ và hình thành một số vùng chuyên canh trồng rau để
phục vụ cho thị trường trong tỉnh như vùng rau An Phú….Theo thống kê của Viện bảo vệ
thực vật tại Gia Lai, để sản xuất rau cải bẹ xanh trên diện tích lớn nông dân ở đây gặp
nhiều khó khăn trong việc phòng trừ dịch hại nhất là sâu bệnh.

1



Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên rau là mối quan tâm hàng đầu của ngành bảo
vệ thực vật. Nông dân sử dụng tùy tiện không đúng thuốc, không đúng liệu lượng, không
đúng cách, không đúng lúc dẫn đến hình thành tính kháng thuốc của sâu trên đồng ruộng,
giết chết các thiên địch, gây bộc phát dịch sâu, rệp hại, để lại dư lượng thuốc trừ sâu tồn
đọng trên rau vượt mức cho phép đã dẫn đến tình trạng ngộ độc do ăn phải rau có phun
thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy
việc điều tra tìm hiểu thành phần, thời điểm phát sinh và gây hại tập trung của các loài sâu
hại trên cây cải bẹ xanh để đưa ra các biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quả, phù
hợp với tập quán canh tác của bà con nông dân là hết sức cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Điều tra sâu hại – thiên địch bắt mồi trên cây cải
bẹ xanh và xác định hiệu lực trừ rệp mềm (Brevicoryne brassicae) của một số nông
dược tại thành phồ Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2011” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài nhằm xác định cơ sở thực tiễn và khoa học cho việc nghiên cứu
xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả sâu hại trên cây rau cải bẹ xanh tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra hiện trạng canh tác cải bẹ xanh của nông dân tại thành phố Pleiku – Gia
Lai.
- Xác định được thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây cải bẹ xanh.
- Xác định được biến động mật số gây hại của sâu hại chính cũng như biến động
mật số của thiên địch bắt mồi chính trên cây cải bẹ xanh.
- Xác định được hiệu lực trừ rệp mềm trên cây cải bẹ xanh của một số loại nông
dược.
1.3 Giới hạn đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
- Địa điểm thực hiện tại thành phố Pleiku – Gia Lai.
- Đối tượng nghiên cứu là các loài sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên vườn rau
cải bẹ xanh ở các vùng tại thành phố Pleiku – Gia Lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cải bẹ xanh
Tên khoa học: Brassica juncea
Tên tiếng Anh: Leaf mustard
Thuộc họ: Thập tự (Cruciferae)
Cải bẹ xanh có nguồn gốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ở
vùng Trung Á, ở nước ta cây cải bẹ xanh được trồng khắp cả nước, có thể trồng quanh
năm trừ những tháng nóng và mưa nhiều.
Cây thảo hàng năm, cao 40 – 60 cm hay hơn, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc
hình trái xoan, tù, có cuống, lá có cánh với 2 – 3 cặp tại lá, phiến dài tới 1 m, rộng 60 cm,
lá có vị hơi cay, có răng cưa không đều, lá ở thân tiêu giảm hơn, hoa vàng nhạt, hạt hình
cầu, màu đen.
Cải bẹ xanh có thời gian sinh trưởng ngắn 35 – 45 ngày, cải bẹ xanh thích hợp với
tất cả các loại đất đặc biệt là đất thịt nhẹ.
Nhiệt độ thích hợp để cải bẹ xanh sinh trưởng và phát triển khoảng từ 15 – 30oC.
Cây yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình, thời gian chiếu sáng khoảng từ 10 – 12 giờ
trong ngày.
Cải bẹ xanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng cần thoát nước tốt, đất
phải thoáng khí, có độ phì cao, chọn những vùng đất thịt nhẹ, hay đất thịt trung bình, đất
có độ chua từ hơi chua đến trung tính (pH = 5 – 6) là tốt nhất.
Cây có bộ rễ nông do vậy cần có lượng nước nhiều nhưng khả năng hút nước lại
yếu, khả năng chịu hạn và chịu mưa tương đối kém.
2.2 Thành phần sâu hại chính trên cây cải bẹ xanh.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006) sâu gây hại trên cây cải bẹ xanh gồm sâu tơ (Plutella
xylostella), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae),


3


rệp mềm cải (Brevicoryne brassicae), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đất (Agrotis
ypsilon), sâu kéo màng đục ngọn cải (Hellula undalis), sâu đo xanh (Plusia eriosma).
Theo Phạm Anh Cường, Nguyễn Mạnh Cường (2008) côn trùng gây hại trên cây
cải xanh gồm bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata), rệp mềm cải (Brevicoryne
brassicae), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu đục nõn (Hellula undalis).
Theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000) sâu hại trên rau cải bẹ
xanh gồm bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu
đục nõn (Hellula undalis), dòi đục lá (Liriomyza sp.), sâu đất (Agrotis ypsilon).
Theo thống kê gần đây của chi cục bảo vệ Thành phố Hồ Chí Minh thì một số loại
côn trùng gây hại chính trên cây cải bẹ xanh (họ thập tự) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất của cây là bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata), rệp mềm (Brevicoryne
brassicae), dòi đục lá (Liriomyza sp.), sâu đục nõn (Hellula undalis), sâu tơ (Plutella
xylostella), châu chấu, bọ xít.
Theo tài liệu của chi cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng côn trùng gây hại trên rau cải
bẹ xanh (họ thập tự) gồm sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae),
bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotrera striolata), sâu xám (Agrotis ypsilon), dòi hại rễ (Deli
brassicae), sâu đàn (Crociodolomia binotalis), sâu khoang (Spodoptera litura), rệp mềm
(Brevicolyne brassicae).
2.3 Đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi sâu hại trên cây cải bẹ xanh.
Theo nhiều nguồn nghiên cứu về thành phần thiên địch trên cây rau cải bẹ xanh
gồm có bọ rùa ăn mồi (Cheilomenes sexmaculatus), bọ cánh cụt (Paederus fuscipes), nhện
nhảy (Carrhotus barbatus), ong vàng (Eriborus argenteopilosus), chuồn chuồn kim
(Agriocnemisvan sp.)…
2.3.1 Bọ rùa ăn mồi (Cheilomenes sexmaculatus) Coccinellidae – Coleoptera
Có hơn 450 loài đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, một số loài đã được tìm thấy ở các
quốc gia khác.

Thức ăn của chúng chủ yếu là rệp mềm, ngoài ra chúng còn ăn các loại nhện, côn
trùng nhỏ và trứng của các loại côn trùng khác, đôi khi ăn cả phấn hoa và mật hoa.
4


Thành trùng bọ rùa nhỏ, hình oval hay hình vòm. Tất cả được nhận biết với cánh
đỏ, cam hay hơi vàng và có viền đen, nhưng một số có cánh màu đen, trên đầu và cánh
trang trí rất nhiều hoa văn, mỗi loài có hoa văn trang trí khác nhau nhưng tất cả đều giúp
chúng nổi bật rất dễ nhận biết (Bessin, 2002).
2.3.2 Bọ cánh cụt (Paederus fuscipes) Staphilinidae – Coleoptera
Thành trùng bọ cánh cụt có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy
ngang qua tạo thành một khoảng đen. Con trưởng thành thân có màu và cam, đầu màu đen.
Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh cứng ngắn nằm trong khoảng ngực giữa, cuối
bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát, chúng
thường làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi thấy xuất hiện sâu chúng thường tìm đến chui vào
tổ sâu ăn thịt. Trung bình mỗi bọ cánh cụt có thể ăn từ 3 – 5 con/ngày.
2.4 Đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính
trên cây cải bẹ xanh
2.4.1 Sâu tơ hại cải (Plutella xylostella) Yponopentidae – Lepidoptera
Theo Nguyễn Thị Chắc (2006) ký chủ chính của sâu tơ hại cải là cây rau họ
Crucifereae bao gồm 39 loại rau họ thập tự. Ngoài ra nó có thể tấn công cây họ cà như cà
chua, khoai tây.
Sâu tơ phá hoại chủ yếu ở giai đoạn sâu non. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 gặm nhu mô lá
hay phần mềm của lá non, lá bánh tẻ chừa lại lớp biểu bì trên mặt lá tạo thành những đốm
trong mờ. Sang tuổi 3 sâu gặm lũng lá tạo thành những lỗ thủng. Khi mật số sâu cao, rau
cải bị hại rất nghiêm trọng, cải bắp thường không cuộn được, chất lượng giảm trầm trọng.
Thành trùng là một loại ngài nhỏ màu xám nâu. Trên cánh trước có nhiều đốm nhỏ
màu nâu ở mép dưới cánh trước, kéo dài từ gốc cánh đến mép ngoài cánh có một vệt trắng
hình gợn sóng. Khi đậu hai cánh xếp trên lưng hình mái nhà tạo ba hình thoi trắng trên
lưng. Cánh sau màu nhạt hơn, mép cánh có lông dài. Cơ thể ngài dài từ 6 – 7 mm, sải cánh

dài từ 13 – 16 mm.
Trứng màu vàng sáng hình bầu dục. Trứng được đẻ thành nhóm 3 – 5 trứng ở mặt
trên hoặc mặt dưới lá.

5


Ấu trùng màu xanh nhạt, đẫy sức có thể dài 12 – 15 mm, thân chia đốt rất rõ rang,
mỗi đốt có nhiều lông nhỏ. Gần chân bụng có một u lớn, trên đó có ba lông nhỏ. Trên lưng
ngực có mảnh cánh, trên đó có chấm nhỏ xếp hình chữ “U”.
Nhộng nằm trong một kén mỏng dài từ 5 – 7 mm, mới làm nhộng có màu xanh
nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng.
Phòng trừ sâu tơ hại cải bằng biện pháp IPM chú trọng xen canh, luân canh với cây
trồng không họ cải Cruciferae. Dùng bẫy pheromone để bẫy thành trùng. Có thể dùng các
loại thuốc hóa học như Sumicidin, Sumi alpha, Polytrin. Có thể kết hợp thuốc trừ sâu sinh
học (BT) và thuốc hóa học để trị sâu tơ, tránh dùng một loại thuốc quá lâu và phải sử dụng
các loại thuốc luân phiên để ngừa hiện tượng quen thuốc. Nên phun thuốc kết hợp với chất
bán dính Agral (5cc/10 lít nước thuốc) để tăng hiệu quả của thuốc (Phạm Thi Minh Tâm,
2002)
2.4.2 Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata) Chrysomelidae – Coleoptera
Bọ nhảy xuất hiện nhiều nước trên thế giới, ký chủ chính là cây họ thập tự
Cruciferae, ký chủ phụ là bông vải và cây ngũ cốc.
Bọ nhảy phá hại rau ở giai đoạn thành trùng và sâu non. Sau khi vũ hóa bọ nhảy có
thời gian ăn thêm rất dài. Trong thời gian này thành trùng ăn khuyết lá tạo thành những lỗ
nhỏ li ti trên lá. Khi mật số cao chúng ăn lủng hết phần mềm của lá chỉ chừa lại gân lá ảnh
hưởng lớn đến chất lượng của rau. Sâu non bọ nhảy ăn phá rễ chính tạo ra những đường
đục ngoằn ngoèo trên rễ, trên thân làm cho cây bị héo, chết…
Thành trùng là một loại cánh cứng dài từ 2 – 3 mm hình bầu dục gần giống hình
chữ nhật có ánh kim. Giữa cánh có vân cong hình củ lạc màu vàng nhạt chạy dọc cánh.
Râu đầu hình sợi chỉ, 11 đốt. Đốt đùi chân sau rất phát triển.

Trứng được đẻ dưới đất, trên rễ cây dài 1 mm hình oval dài màu vàng nhạt
Sâu non dạng dòi ít chân chỉ có ba đôi chân ngực. Trên các đốt thân đều có u lồi
trên đó có 1 lông nhỏ. Đẫy sức sâu non có thể dài 4 mm. Đầu, mảnh lưng ngực trước,
mảnh mông, chân đều màu nâu.
Nhộng trần, hình bầu dục, dài 2 mm màu vàng nhạt bóng, làm nhộng dưới đất.

6


Bọ nhảy trưởng thành phá hại mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát, buổi trưa núp
dưới mặt dưới lá, trời mưa ít hoạt động. Sau khi vũ hóa, bọ trưởng thành có thời gian ăn
thêm rất dài, thông thường chúng núp trong nõn lá chờ ráo sương sẽ bò ra ăn phá làm
thành những lỗ li ti trên lá. Chúng thường gặm những lỗ trên rễ chính hoặc phần thân giáp
mặt đất và đẻ trứng vào đó.
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ
sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nilon, luân canh với cây trồng khác họ cải.
Dùng chế phẩm nấm xanh có khả năng hạn chế bọ nhảy, có thề dùng các loại thuốc
Hopsan, Polytrin, Sherzol…Chú ý phun thuốc vào lúc chiều tối có hiệu quả cao (Chi cục
BVTV thành phố Hồ Chí Minh, 2002).
2.4.3 Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) Pieridae – Lepidoptera
Sâu non mới nở ra thời gian đầu sống tại chỗ gặm biểu mô mềm của lá, thời gian
sau chúng ăn lủng lá. Sâu càng lớn sự ăn phá của chúng càng mạnh, chúng ăn hết từng
mảnh lớn có khi chỉ chừa lại gân lớn hoặc gân chính hoặc cuống lá.
Thành trùng P. rapae là loài bướm màu trắng, chiều dài thân từ 15 – 20 mm, sải
cánh dài từ 40 – 50 mm. Con cái, trên cánh trước có hai đốm đen, trên đỉnh cánh trước có
một vệt đen hình lưỡi liềm, trên cánh sau ở mép trước có một chấm đen. Con đực, trên
cánh trước chỉ có một chấm đen, cánh sau mặt trên trắng, mép trước có một chấm đen, mặt
sau màu vàng nhạt. Râu đầu hình đùi trống.
Trứng màu vàng chanh hình chai có gân nổi ở mặt trứng, cao từ 1 – 1,5 mm.
Ấu trùng màu xanh nhạt có nhiều u đen xếp thành hàng ngang cơ thể. Hai bên sườn

cơ thể có vệt màu vàng, bụng màu vàng. Cơ thể bao phủ nhiều lông ngắn. Đẫy sức cơ thể
dài từ 30 – 40 mm.
Nhộng màu vàng xanh, hình tam giác và có nhiều chấm đen, dài từ 15 – 20 mm.
Biện pháp phòng trừ dùng vợt bắt bướm, thu bắt nhộng trên lá bằng tay. Phun thuốc
trừ sâu non, các thuốc vi sinh BT rất hiệu quả đối với sâu xanh bướm trắng như các loại
thuốc Đầu Trâu Bicilus, Biocin, Dipel…và các thuốc sinh học như Đầu Trâu Bihopper, Bisad, Vertimec…(Phạm Anh Cường –Nguyễn Mạnh Cường, 2008)
2.4.4 Rệp mềm cải (Brevicoryne brassicae) Aphididae – Homoptera
7


Rệp mềm có 2 loại hình có cánh và không cánh. Con cái không cánh có kích thước
1,5 – 2,0 mm màu xanh vàng hay xanh thẫm, ống bụng đen hình trụ ngắn. Rệp mềm chỉ
sinh sản vô tính. Một con cái có thể sinh sản 40 – 50 con, có khi đến 80 con. Con cái có
cánh đẻ ít hơn con cái không cánh. Ở nước ta nhiệt độ thích hợp cho rệp phát triển là 20 –
260C, rệp có cánh xuất hiện khi yếu tố ngoại cảnh không thuận lợi mà đầu tiên là yếu tố
thức ăn.
Rệp mềm thường sống tập trung ở mặt dưới lá, nhất là lá non, hút nhựa, dinh dưỡng
làm cho lá bị biến dạng, sần sùi, đọt không phát triển được.
Rệp mềm có rất nhiều thiên địch như bọ rùa ăn rệp (trưởng thành và ấu trùng), bọ
cánh cụt và ruồi ăn rệp. Trong những điều kiện bình thường chúng rất có hiệu quả trong
việc ngăn cản sự phát triển của quần thể rệp. Với vòng đời ngắn, rệp mềm thường chỉ gây
hại nghiêm trọng sau khi việc phun thuốc trừ dịch hại tiêu diệt hầu hết các loài thiên địch
này làm cho rệp mềm nhân nhanh số lượng. Vì vậy nên hạn chế việc dùng thuốc hóa học
để bảo tồn kẻ thù tự nhiên của rệp mềm (Nguyễn Đức Khiêm, 2004). Vệ sinh đồng ruộng,
tiêu diệt kí chủ phụ, có thể sử dụng các loại thuốc như Fenbis 20EC, Pyrinex 25EC,
Diazinon 50ND (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.4.5 Sâu khoang (Spodoptera litura) Noctuidae – Lepidoptera
Sâu khoang là sâu đa thực, phá hoại nhiều loài cây trồng, theo số liệu ghi nhận được
sâu khoang phá hại đến 200 loại cây trồng khác nhau, cây lương thực như cây bắp, cây
khoai lang, cây công nghiệp như cây bông vải, thuốc lá, các loài đậu đỗ, cây rau thực

phẩm như các loài cải, các loài cà, rau bầu bí... và thường gây hại vào đầu vụ.
Theo chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ, thì ngài sâu khoang hoạt động mạnh vào ban
đêm, có xu hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn, đẻ trứng thành ổ trên
lá. Thời gian phát dục của trứng là 3 – 6 ngày.
Sâu non mới nở tập trung dưới lá, ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 và
4 sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn chụi lá, cánh hoa, nụ quả. Thời gian sâu
non kéo dài từ 15 – 21 ngày. Khi đẫy sức chúng chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 12
ngày thì vũ hoá.

8


Sâu khoang trưởng thành là loại ngài có mầu xám bạc. Cánh trước có vân ngang
màu bạc trắng óng ánh.
Trứng hình bán cầu, mới đẻ màu vàng, sau đó chuyển sang màu tro tối xếp với nhau
thành ổ và được phủ một lớp màng có lông màu vàng, trung bình có 100 – 300 trứng/ổ.
Sâu non có màu đen, nâu tối, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, trên
mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết. Sâu non có 6 tuổi, khi đẫy sức ở tuổi 6 dài từ 35
– 50 mm.
Nhộng màu nâu tươi, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, phơi ải để tiêu diệt nguồn nhộng trong
đất, thăm ruộng thường xuyên, phát hiện sâu khoang, ổ trứng kịp thời và tìm các tiêu diệt,
dùng bẫy đèn hay bẫy chua ngọt để bắt ngài. Có thể dùng các loại thuốc hóa học như
Lannat 40 SP, Pyrinex 25 EC, Diazinon 50 ND (Nguyễn Thị Chắt, 2006). Phun phòng trừ
sâu bằng thuốc Lancer 50 SP, Alpha 10 EC , Alphatox 5 EC, Motox 2,5 EC, Visit 5 EC,
Bacterin B.T WP...(chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ).
2.4.6 Sâu đục ngọn cải (Hellula undalis) Pyralidae – Lepidoptera
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thi Sen (2003) sâu hoạt động chậm chạp, ăn lá cải
và thường sinh sống trong đọt non làm hư khối sơ khởi của cây cải và chui xuống đất làm
nhộng bên gốc cây cải. Sâu tấn công cây cải bẹ xanh suốt giai đoạn tăng trưởng của cây và

gây hại cao điểm vào khoảng 40 ngày sau khi trồng.
Thành trùng là một loài bướm nhỏ, màu nâu xám đậm, trên cánh có nhiều sọc
ngang gảy khúc màu xám nhạt. Rải rác trên cánh có những đốm hình dạng không đồng
nhất màu đậm, cuối bìa cánh có một hàng điểm đen. Một bướm cái đẻ từ 160 – 180 trứng,
trung bình 25 – 30 trứng trong một ngày, đẻ cao điểm vào ngày thứ hai sau khi vũ hoá.
Trứng được đẻ thành từng cái hay 2 – 3 cái trên lá non, cuống lá hay đọt non. Đời sống của
bướm khoảng 5 – 10 ngày.
Trứng hình bầu dục, màu trắng ngà. Thời gian ủ trứng từ 4 – 7 ngày.
Ấu trùng màu hồng, đầu đen và có những sọc đen chạy dọc thân mình. Ấu trùng có
4 tuổi, phát triển trong thời gian khoảng 10 ngày.
Nhộng màu đỏ nâu, phát triển từ 6 – 8 ngày.
9


2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm
2.5.1 Actara 25 WG
Hoạt chất: Thiamethoxam.
Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng rắn, màu nâu sáng, mùi hôi nhẹ. Điểm nóng chảy
139oC, tan trong nước (4,1 g/l ở 25oC), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol (10
g/l), acetone (42 g/l), acetronitrile (78 g/l).
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1563 mg/kg, LD50 qua da lớn hơn 2000 mg/kg. Ít độc
với cá (LC50> 100 ppm) và ong. TGCL 7 – 14 ngày.
Tác động vị độc và tiếp xúc, khả năng nội hấp mạnh. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ
được nhiều loại sâu ăn lá và côn trùng chích hút cho nhiều loại cây trồng.
Actara 25 WG dùng phòng trừ rầy nâu hại lúa, rầu nâu, bọ trĩ, bọ xít muỗi hại chè,
rệp mềm, bọ phấn hại rau, cà chua, dưa, rệp sáp hại cà phê, rầy chổng cánh hại cây có múi,
bọ cánh cứng hại dừa. Pha nước với nồng độ 0,015%, phun ướt đều lên cây.
Khả năng hỗn hợp có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bênh khác.

2.5.2 Sec Saigon 25EC

Nhóm hóa học: Pyrethroid.
Hoạt chất: Cypermethrin.
Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng đặc sệt, điểm nóng chảy 60 – 80oC, điểm cháy
115,6oC. Không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol, acetone,
xylene, methylene, dichloride. Tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ thủy
phân trong môi trường kìm. Không ăn mòn kim loại
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 250 mg/kg, LD50 qua da 160 mg/kg. Độc với cá
(LC50 = 2,0 – 2,8 g/l), độc với ong. TGCL với rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp cải
14 ngày, hành 21 ngày
Tác động tiếp xúc và vị độc ngoài ra còn có tác dụng xua đuổi làm sâu biếng ăn.
Phổ tác dụng rộng.

10


Sử dụng phòng trừ sâu ăn lá, côn trùng chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng
như sâu tơ, sâu xanh, rệp mềm hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang hại đậu, thuốc lá, sâu
xanh, sâu hồng, bọ xít, rệp, nhện đỏ hại bông, bọ xít muỗi rầy xanh, bọ cánh tơ hại chè,
sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả. Ngoài ra thuốc được dùng trị ve, bét cho gia
súc, trừ ruồi muỗi, trong nhà.
Liều lượng sử dụng 50 – 100 g.a.i./ha. Chế phẩm 25EC (250 g.ai./l) dùng 0,2 – 0,4
l/ha pha với 300 – 400 lít nước, phun cho rau màu, pha nước với nồng độ 0,05 – 0,1%
phun ướt đều lên cây ăn quả.
Có thể dùng hỗn hợp với chlorpyriphos (Nurelle D), với dimethoate, Endosulfan,
Naled, Profenofos (Polytrin – P), Isoprocard (Metox). Ngoài ra, khi sử dụng có thể pha
chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.5.3 Vibamec 1,8EC
Hoạt chất: Abamectin.
Tính chất: Là loại thuốc trừ sâu sinh học, được sản xuất từ dịch phân lập qua lên
men nấm Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng

chảy 150 – 155oC, tan ít trong nước (0,01 mg/l) tan trong nhiều dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da lớn hơn 1800 mg/kg, dễ
kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. TGCL 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.
Sử dụng để phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp mềm, bọ phấn
và nhện hại cà chua, các loại rau, cam quýt và cây ăn quả khác.
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 25 g.a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25 g.a.i/ha. Pha nước
với nồng độ 0,15 – 0,3% phun đẫm lên cây.
Khả năng hỗn hợp có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.5.4 Vironone 2EC
Nhóm hóa học: Rotennoid (thuốc thảo mộc).
Hoạt chất: Rotenone.

11


Tính chất: thuốc nguyên chất dạng kết tinh, điểm nóng chảy 165 – 166oC, không
tan trong nước. Tan trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone, benzene… Rất dễ bị phân
hủy dưới tác động của ánh sáng, nhất là ánh sáng trực xạ mặt trời.
Rotenone có nhiều trong rễ cây dây mật (còn gọi là cây thuốc cá, cây duốc cá, tên
khoa học là Deris elliptica, họ đậu Fabaceae). Trong rễ dây mật khô, hàm lượng Rotenone
từ 5 – 15% tùy theo giống cây (giống có nhiều lá chét hàm lượng Rotenone càng cao).
Nhóm độc III, ít độc với người và động vật máu nóng. LD50 qua miệng 132 – 1500
mg/kg (liều gây chết cho người là 0,3 – 0,5 g/kg).
Rất độc với cá, không độc với tôm và ong mật.
Tác động tiếp xúc, vị độc.
Sử dụng để phòng trừ nhiều loại sâu hại cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy,
rầy xanh, rệp mềm, bọ trĩ, bọ xít, nhện hại rau, đậu, bông, thuốc lá, chè, cây hoa cảnh. Liều
lượng sử dụng từ 100 – 200 g.a.i./ha. Chế phẩm 5% hoạt chất dùng 2 – 4 kg/ha pha nước
với nồng độ 0,5 – 1% phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp khi sử dụng có thể pha chung các thuốc Pyrethroid, thuốc lân
hữu cơ, hoặc các thuốc trừ sâu bệnh khác. Không pha chung với thuốc có tính kiềm như
thuốc Bordeaux.
2.6 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu thời tiết thành phố Pleiku – Gia Lai
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Pleiku là thành phố của tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý phía đông giáp
huyện Đakđoa, phía tây giáp huyện IaGrai, phía nam giáp huyện ChưPrông và Chư sê,
phía bắc giáp huyện Chư Păh
Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng cận nhiệt đới có hai mùa mưa
nắng rõ rệt, có nguồn tài nguyên phong phú về rừng, đất, nguồn nước…. Ở đây thích hợp
cho phát triển nông nghiệp trong đó cây rau được chú trọng nhằm đảm bảo thực phẩm cho
vùng.
Thành phố Pleiku có khí hậu ôn hòa nhiệt độ trong ngày biến động thấp thuận lợi
cho cây rau nhất là rau ăn lá phát triển. Theo thống kê của phòng kinh tế (ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai) trong năm 2009, diện tích sản xuất cây nông nghiệp của thành phố Pleiku
12


3498,42 ha mà diện tích trồng các cây rau chiếm 932,70 ha, trong đó họ thập tự được ưu
tiên trồng nhiều chiếm 50% diện tích trồng rau.
2.6.2 Đặc điểm khí hậu và thời tiết từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011
Bảng 2.2: Khí hậu thời tiết của vùng thành phố Pleiku từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011
NĐTB

Ẩm độ

LM

C


%

mm

3

21,2

73

4

23,2

5

25,1

Tháng

o

Bốc hơi

Số giờ nắng

17,6

1078


210,3

73

33,6

1092

243,9

69

39,2

1141

251,5

Ghi chú: NĐTB: nhiệt độ trung bình, LM: lượng mưa.
Qua bảng 2.2, theo điều tra của phòng khí tượng thành phố Pleiku, nhiệt độ trung
bình, ẩm độ của thành phố Pleiku trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 thích hợp cho sâu
hại phát triển, nhất là rệp mềm (20 – 260C). Nhiệt độ trung bình tăng từ tháng 3 đến tháng
5 nhưng vẫn nằm trong ngưỡng thích hợp cho sâu hại xuất hiện và phát triển. Nhiệt độ, độ
ẩm, số giờ nắng thích hợp để trồng cây rau cải bẹ xanh (nhiệt độ 15 – 300C, số giờ chiếu
sáng 10 – 12 giờ trong ngày). Lượng mưa tăng dần theo từng tháng (17,6 – 39,2 mm), vào
lúc này Gia Lai đang chuyển vào mùa mưa, lúc này là thời điểm giao mùa thích hợp cho
sâu hại phát triển.

13



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại thành phố Pleiku – Gia Lai từ tháng 3 đến tháng 5 năm
2011.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku – Gia Lai.
- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây cải bẹ xanh.
- Điều tra biến động mật số và mức độ gây hại của sâu hại chính cũng như thiên
địch bắt mồi trên cây cải bẹ xanh
- Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rệp mềm trên cây cải bẹ xanh của một số loại
nông dược.
3.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Vật liệu bao gồm cồn 70o, các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm (Actara 25WG, 
Sec Saigon 25EC, Vibamec 1,8EC,  Vironone 2EC), giống cải bẹ xanh lấy từ nông dân
vùng canh tác rau. 
Dụng cụ dùng trong quá trình thí nghiệm gồm vợt, khay đựng, túi nylon, kính lúp
cầm tay, kim cúc, máy ảnh, hộp nhựa, lọ đựng mẫu, tài liệu phân loại, bình phun thuốc
(bình phun tay 8 lít) và các dụng cụ vật liệu khác.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác rau cải bẹ xanh tại thành phố Pleiku – Gia Lai
* Phương pháp điều tra
Bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp nông dân về quá trình canh tác của họ trên
cây cải bẹ xanh tại địa phương bằng phiếu điều tra với số lượng 30 hộ (mẫu phiếu điều tra
và danh sách các hộ nông dân điều tra được đính kèm phụ lục).

14



×