Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT SỰ LIÊN QUAN GIỮA HÀM LƢỢNG DIỆP LỤC TỐ TRONG LÁ CỎ TIFWAY 419 (Cynodon sp. ) VÀ DINH DƢỠNG ĐẠM, LÂN, KALI TRONG ĐẤT TẠI SÂN GOLF THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 64 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ LIÊN QUAN GIỮA HÀM LƢỢNG DIỆP LỤC TỐ
TRONG LÁ CỎ TIFWAY 419 (Cynodon sp. ) VÀ DINH DƢỠNG
ĐẠM, LÂN, KALI TRONG ĐẤT
TẠI SÂN GOLF THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC


KHẢO SÁT SỰ LIÊN QUAN GIỮA HÀM LƢỢNG DIỆP LỤC TỐ
TRONG LÁ CỎ TIFWAY 419 (Cynodon sp.) VÀ DINH DƢỠNG
ĐẠM, LÂN, KALI TRONG ĐẤT
TẠI SÂN GOLF THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Luận văn đƣợc đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hƣớng dẫn:
TS. NGÔ ĐẰNG PHONG

Tháng 8/2011


iii

CẢM TẠ
Luận văn đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và cơ quan. Trƣớc
hết tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Đằng Phong, với cƣơng vị là ngƣời hƣớng dẫn
đã có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và
tập thể giảng viên bộ môn Thủy nông, bộ môn Nông hóa – Thổ nhƣỡng, khoa
Nông học đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành đề tài của
mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên và công nhân của
công ty TNHH Hoa – Việt (sân golf Thủ Đức) đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại sân golf.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Thanh

Hƣơng, anh Trần Hoài Thanh và các bạn: Lƣơng Thị Anh Đào, Trần Thanh Hoài,
Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Văn Phu. Để hoàn thành luận văn này tôi cũng nhận
đƣợc sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè gần xa và tập thể lớp DH07NH.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Tp. Hồ Chí Minh tháng 8/2011

Nguyễn Thị Ngọc Trang


iv

TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 8/2011. Khảo sát sự liên quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố trong lá cỏ
Tifway 419 (Cynodon sp.) và dinh dƣỡng Đạm, Lân, Kali trong đất tại sân golf
Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh. Giảng viên hƣớng dẫn : TS. NGÔ ĐẰNG PHONG
Sử dụng phân bón thích hợp sẽ giúp cỏ ở sân golf có màu sắc bắt mắt đối với
ngƣời chơi và giảm chi phí cho quá trình bảo dƣỡng cỏ cho ban quản lý sân golf.
Đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2011 tại sân golf Thủ Đức –
Tp. Hồ Chí Minh và phòng thí nghiệm bộ môn Thủy nông – khoa Nông học
nhằm xác định lƣợng phân đạm, lân, kali cần bón vào đất trên cơ sở đánh giá tình
trạng dinh dƣỡng N, P, K của cỏ dựa vào hàm lƣợng diệp lục tố tổng số trong lá cỏ
Tifway 419 tại sân golf Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm đƣợc thực hiện dựa trên việc lấy mẫu đất và cỏ ngẫu nhiên trên hai
fairway 1 và 9 tại sân golf Thủ Đức. Phân tích dinh dƣỡng trong lá và thiết lập
tƣơng quan với diệp lục để khẳng định dinh dƣỡng nào có ảnh hƣởng lớn đến diệp lục,
sau đó dựa vào tƣơng quan đó phân tích dinh dƣỡng trong đất và thiết lập tƣơng quan
với diệp lục.
Kết quả thí nghiệm cho thấy dinh dƣỡng N, P, K trong lá có tƣơng quan với

lƣợng diệp lục trong lá, trong đó dinh dƣỡng N tổng số trong lá có tƣơng quan chặt với
diệp lục tố tổng số với hệ số r2 = 0,72**. Do đó chúng ta có thể thiết lập chƣơng trình
chăm sóc cỏ về vấn đề dinh dƣỡng dựa vào màu sắc của lá, điều này giúp cho việc
quản lý tình trạng dinh dƣỡng của cỏ tại sân golf một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, dinh dƣỡng P, K trong đất cũng tƣơng quan với lƣợng diệp lục nhƣng
tƣơng quan không chặt với hệ số r2 lần lƣợt là 0,31** và 0,27**. Điều quan trọng là hàm
lƣợng N dễ tiêu trong đất có tƣơng quan chặt với lƣợng diệp lục tố tổng số trong lá
(r2 = 0,71**), dựa vào diệp lục để thiết lập công thức bón phân đạm cho cỏ là
DCB = -25,24 * DL + 60,13 [0 < DL < 3, (Frederick T. Wolf, 1965)], điều này rất


iv

thuận lợi cho việc quản lý cỏ, chỉ dựa vào diệp lục chúng ta có thể dự đoán thời điểm
bón phân thích hợp nhất cho sân cỏ và không phải thông qua các bƣớc phân tích đất
phức tạp, tốn chi phí và thời gian. Trong khi đó P dễ tiêu trong đất có tƣơng quan yếu
với diệp lục tố tổng số (r2 = 0,15**) và K dễ tiêu trong đất thì không thấy tƣơng quan
với diệp lục tố tổng số. Vì vậy, việc thiết lập công thức bón phân cho dinh dƣỡng P, K
vẫn chƣa thiết lập đƣợc do việc bón phân ở sân golf là sử dụng kết hợp phân bón vào
đất và phân phun qua lá.
Tóm lại, hàm lƣợng dinh dƣỡng N dễ tiêu trong đất có tƣơng quan chặt với
hàm lƣợng diệp lục tố tổng số trong lá cỏ Tifway 419 trồng ở sân golf tại
Tp. Hồ Chí Minh. Thông qua đó, ta có thể sử dụng tƣơng quan nay trong thực tế cho
việc bón phân theo lƣợng diệp lục tố trong lá.


v

MỤC LỤC


Cảm tạ .................................................................................................................. iii
Tóm tắt .................................................................................................................. iv
Mục lục .................................................................................................................. v
Danh sách ký hiệu và chữ viết tắt ......................................................................... vii
Danh mục các hình vẽ .........................................................................................viii
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 2
1.3 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................. 2
1.3.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.3.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................... 3
2.1.1 Sơ lƣợc về ngành golf và sân golf Thủ Đức......................................................... 3
2.1.1.1 Sơ lƣợc về ngành golf ...................................................................................... 3
2.1.1.2 Sân golf Thủ Đức ............................................................................................. 5
2.1.2 Cỏ trồng trên fairway (đƣờng bóng lăn) .............................................................. 6
2.1.2 Tầm quan trọng của dinh dƣỡng N, P, K ............................................................. 8
2.1.3 Vai trò của diệp lục. ............................................................................................ 9
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................... 11
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................................ 13
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................... 13


vi

3.2 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................................... 13
3.3 Vật liệu ................................................................................................................ 13
3.4 Phƣơng pháp ........................................................................................................ 14

3.4.1 Phƣơng pháp lấy mẫu ........................................................................................ 14
3.4.2 Phƣơng pháp phân tích ...................................................................................... 17
3.4.2.1 Phƣơng pháp phân tích cho lá cỏ .................................................................... 17
3.4.2.2 Phƣơng pháp phân tích cho đất....................................................................... 18
3.5 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................................. 18
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 19
4.1 Điều tra việc quản lý chăm sóc cỏ ở sân golf: Phân bón, tƣới nƣớc, cắt cỏ ........... 19
4.2 Ảnh hƣởng của các nguyên tố N P K trong lá đến hàm lƣợng diệp lục tố tổng số
trong lá cỏ. ................................................................................................................. 20
4.2.1 Tƣơng quan đơn biến giữa hàm lƣợng đạm tổng số trong lá và hàm lƣợng diệp
lục tố tổng số trong lá cỏ ............................................................................................ 20
4.2.2 Tƣơng quan đơn biến giữa hàm lƣợng lân tổng số và hàm lƣợng diệp lục tố tổng
số trong lá cỏ ............................................................................................................. 21
4.2.3 Tƣơng quan đơn biến giữa hàm lƣợng kali tổng số và hàm lƣợng diệp lục tố tổng
số trong lá cỏ ............................................................................................................. 22
4.3 Thiết lập sự tƣơng quan đơn biến giữa đạm, lân, kali trong đất với hàm lƣợng diệp
lục tố tổng số trong lá cỏ ............................................................................................ 23
4.3.1 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng đạm trong đất và hàm lƣợng diệp lục tố tổng số
trong lá cỏ .................................................................................................................. 23
4.3.2 Xác định tƣơng quan giữa lƣợng phân N cần bón cho đất với hàm lƣợng diệp lục
tố tổng số trong lá cỏ.................................................................................................. 24
4.3.3 Thiết lập sự tƣơng quan đơn biến của hàm lƣợng lân trong đất với hàm lƣợng
diệp lục tố tổng số trong lá cỏ .................................................................................... 25
4.3.4 Thiết lập sự tƣơng quan đơn biến của hàm lƣợng kali trong đất với hàm lƣợng
diệp lục tố tổng số trong lá cỏ .................................................................................... 26


vii

4.4 Yếu tố ảnh hƣởng đến mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng đạm trong đất với hàm

lƣợng diệp lục tố tổng số trong lá cỏ .......................................................................... 27
4.4.1 Ảnh hƣởng của thời gian lấy mẫu sau bón phân đến tƣơng quan giữa hàm lƣợng
đạm trong đất với hàm lƣợng diệp lục tố tổng số trong lá cỏ ...................................... 27
4.4.2 Tƣơng quan đơn biến giữa hàm lƣợng đạm trong đất với hàm lƣợng diệp lục tố
tổng số trong mùa mƣa .............................................................................................. 28
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 29
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 29
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 31
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 34
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................................... 53


vii

DANH SÁCH KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CLB: Câu lạc bộ
Kdt: Kali dễ tiêu trong đất
Kts: Kali tổng số trong lá
Lb: Đơn vị khối lƣợng (pound)
Ndt: Đạm dễ tiêu trong đất
Nts: Đạm tổng số trong lá
Pdt: Lân dễ tiêu trong đất
Pts: Lân tổng số trong lá


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
3.1 Sơ đồ các điểm lấy mẫu trên faiway 1 và 9 .......................................................... 15
3.2 Dụng cụ lấy mẫu đất ............................................................................................ 16
3.3 Máy cắt cỏ TORO GREENSMASTER ................................................................ 16
3.4 Sơ đồ lấy mẫu cỏ (a) và mẫu đất (b) tại mỗi điểm trên fairway 1, 9 ...................... 17
4.1 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số với hàm lƣợng đạm trong lá cỏ
Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh ....................... 20
4.2 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số với hàm lƣợng lân trong lá cỏ
Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh ....................... 21
4.3 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và hàm lƣợng kali trong lá cỏ
Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh ....................... 22
4.4 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và hàm lƣợng đạm dễ tiêu trong
đất trồng cỏ Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh .... 23
4.5 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và lƣợng phân đạm cần bón cho
đất trồng cỏ Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh .... 24
4.6 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và hàm lƣợng lân dễ tiêu trong đất
trồng cỏ Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh ......... 25
4.7 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và hàm lƣợng kali dễ tiêu trong đất
trồng cỏ Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh ......... 26
4.8 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và hàm lƣợng đạm dễ tiêu trong
đất trồng cỏ Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh khi
lấy mẫu sau bón phân 7 ngày và lấy mẫu sau bón phân ≥ 10 ngày ............................. 27


ix

4.9 Tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố tổng số và hàm lƣợng đạm dễ tiêu trong
đất trồng cỏ Tifway 419 trên fairway 1 và 9 ở sân golf Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh khi
lấy mẫu trong mùa mƣa. ............................................................................................ 28



1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về giải trí là rất lớn
và golf là một trong những môn giải trí. Doanh nhân tìm đến golf không chỉ đơn giản
là đƣợc thả mình vào trong không gian xanh của thiên nhiên mà họ còn đến đây để tìm
cho mình một cơ hội làm ăn mới hay những đối tác thân thiện. Nhƣng không phải sân
golf nào cũng có thể làm hài lòng quý doanh nhân từ khung cảnh thiên nhiên cho đến
chất lƣợng dịch vụ tốt, bởi cả Việt Nam có bao nhiêu sân golf là bấy nhiêu sự khác
nhau về địa thế, về độ nghiêng, về cỏ, về chƣớng ngại vật ngay cả vị trí lỗ đánh golf và
thậm chí cả chất lƣợng dịch vụ cũng khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc bảo
dƣỡng chăm sóc cỏ cho sân golf là rất cần thiết. Một trong những biện pháp chăm sóc
cho cỏ sân golf đó là việc bón phân. Để biết đƣợc lƣợng phân bón thích hợp cho cỏ,
cũng nhƣ đảm bảo đƣợc chi phí thấp nhất cho chăm sóc sân golf là một điều hết sức
quan trọng.
Các nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa lƣợng phân bón với diệp lục tố trong lá
cỏ ở Việt Nam còn hạn chế, chƣa có kết quả nào công bố. Hiện tại trong các
nghiên cứu, IRRI (Peng S. và ctv., 1996) cho thấy có mối tƣơng quan giữa lƣợng phân
đạm với diệp lục tố trong lá lúa. Do đó, để tìm đƣợc mối tƣơng quan giữa phân bón
với diệp lục tố trong cỏ. Đƣợc sự phân công của khoa Nông học trƣờng Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, sự đồng ý hƣớng dẫn của bộ môn Thủy nông trƣờng
Đại học Nông Lâm và sự hỗ trợ hƣớng dẫn của ban quản lý sân bãi sân golf Thủ Đức –
Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Khảo sát sự liên quan của hàm lƣợng
diệp lục tố trong lá cỏ Tifway 419 (Cynodon sp.) và dinh dƣỡng đạm, lân, kali trong
đất tại sân golf Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh”.



2

1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Chẩn đoán thành phần diệp lục tố trong lá cỏ để biết khi nào bón phân cho
hợp lý.
1.3 Mục đích và yêu cầu
1.3.1 Mục đích
Xác định lƣợng phân N, P, K cần bón vào đất trên cơ sở đánh giá tình trạng
dinh dƣỡng N, P, K của cỏ dựa vào hàm lƣợng diệp lục tố tổng số trong lá cỏ
Tifway 419 tại sân golf Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh.
1.3.2 Yêu cầu
- Xác định nguyên tố N, P, K trong đất và trong lá có ảnh hƣởng đến hàm lƣợng
diệp lục tố tổng số trong lá cỏ.
- Thiết lập sự tƣơng quan (nếu có) của các nguyên tố N, P, K với hàm lƣợng
diệp lục tố tổng số trong lá.
- Xác định tƣơng quan giữa lƣợng phân N, P, K cần bón cho đất với hàm lƣợng
diệp lục tố tổng số trong lá cỏ.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên ngoài đồng nên các yếu tố
tác động đến cỏ nhƣ bón phân, tƣới nƣớc, các điều kiện ngoại cảnh khác là không
giống nhau ở các thời điểm lấy mẫu và lặp lại.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Sơ lƣợc về ngành golf và sân golf Thủ Đức

2.1.1.1 Sơ lƣợc về ngành golf
Golf (côn cầu) là một môn thể thao dùng gậy đánh banh phổ biến, đƣợc nhiều
ngƣời hâm mộ và theo dõi. Mục đích của trò chơi là dùng gậy đánh trái banh nhỏ từ
một nơi, đánh cho đến khi banh lọt vào lỗ nhỏ ở nơi khác, trong cùng khoảng đất
không theo luật cố định. Sau khi đánh cho banh lọt vào hết số lỗ quy định (thƣờng là
18) thì tính hạng, số lần đánh càng ít càng có hạng cao.
Hiện nay, nguồn gốc bắt đầu môn golf vẫn chƣa rõ ràng đang là vấn đề
tranh luận của các nhà nghiên cứu lịch sử thể thao. Theo một số sử gia, trong môn
paganica của ngƣời Roman, ngƣời chơi sử dụng một cây gậy cong để đánh một quả
bóng da nhồi. Lý thuyết này cho rằng paganica lan khắp Châu Âu khi ngƣời La Mã
chinh phục trong giai đoạn thế kỷ thứ nhất trƣớc Công nguyên và cuối cùng phát triển
thành các trò chơi hiện đại. Những sử gia khác lại cho rằng môn golf hiện nay phát
triển từ môn chuiwan (“chui” có nghĩa “đánh”, “wan” nghĩa là “quả bóng nhỏ”), một
trò chơi Trung Quốc chơi giữa thế kỷ thứ 8 và 14.
Ở Việt Nam cũng có một trò chơi dân gian mang tính chất tƣơng tự là môn
“Đánh phết”, về sau trò này trở thành một môn thể thao phổ biến trong các ngày tết,
ngày hội. Tƣơng truyền, từ thời Hai Bà Trƣng, trò đánh phết đã đƣợc tổ chức để
rèn luyện thể lực và mƣu trí cho quân sĩ.


4

Tuy nhiên, theo số đông nhà nghiên cứu, môn golf có thể xuất phát từ Iceland,
là trò chơi của những ngƣời chăn cừu ngày xƣa. Trong khi lùa cừu đi ăn, họ dùng cây
gậy có một đầu to để đánh viên sỏi tròn đi xa và họ thi với nhau xem ai đánh đi xa nhất
và chính xác nhất.
Năm 1674, CLB golf lần đầu tiên trên thế giới đƣợc thành lập – CLB golf của
các quý ông The Gentlement Golfer of Leith (về sau CLB này đổi tên thành Hiệp hội
golf danh dự Edinburgh). Sự kiện đó đƣợc nối tiếp bằng việc thành lập Hiệp hội golf
mang tên Thánh Andrews vào năm 1754. Nguyên tắc tính điểm đƣợc đƣa ra vào năm

1759 và đến năm 1764 sân golf 18 lỗ bắt đầu trở thành mẫu sân golf tiêu chuẩn. Và tới
năm 1895 giới đàn ông mất thế “độc quyền” khi CLB các tay golf nữ đƣợc thành lập.
Muốn chơi golf, ngƣời chơi cần phải có một sân cỏ rộng đến vài chục ha, trồng
loại cỏ đắt tiền để phù hợp và không đƣợc làm cản hay thay đổi lực và phƣơng của cú
đánh. Trong sân golf đƣợc thiết kế đẹp và càng hoang dã càng tốt, đến với sân golf,
trong màu xanh mát mắt, ngƣời chơi sẽ cảm thấy thƣ thái, quên đi những lo toan hàng
ngày. Khung cảnh đẹp, nhiều cây xanh, là một môi trƣờng lý tƣởng để hít thở
không khí trong lành, vì vậy chi phí bảo trì và vận hành rất lớn, điều này đƣợc tính vào
giá chơi golf, tất cả những thiết bị chơi golf cũng rất đắt tiền nên môn chơi này còn
đƣợc gọi là môn chơi của các nhà quý tộc. Bù lại, luật golf cũng quy định nhiều nghi
thức rất lịch sự, làm cho các đấu thủ luôn tỏ ra hài lòng với nhau.
Các dụng cụ chơi Golf gồm: •Bộ gậy golf: thông thƣờng có 13 cây •Banh •Tee
(đế bằng gỗ dùng để đặt trái banh lên đánh đi tại khu vực xuất phát (tee box) •Giày
chuyên dụng để chơi Golf •Găng tay •Marker •Quần áo theo quy định.
Khi chơi golf, ngƣời chơi thƣờng đi bằng xe golf chuyên dụng hoặc thuê một
ngƣời kéo túi gậy golf, ngƣời này gọi là "Caddy", nhiệm vụ của Caddy là tƣ vấn cách
đánh cho ngƣời chơi, lau banh, nhìn và phát hiện đƣờng đi của banh, ghi điểm cho
ngƣời chơi, đánh dấu banh khi gần vào lỗ.
Luật chơi golf rất phức tạp và đƣợc quy định cực kỳ chặt chẽ bằng luật golf,
ngƣời chơi golf cần đánh trái bóng của mình từ nơi xuất phát (tee box) đến khi nó rơi


5

vào green. Mỗi lần chạm bóng đƣợc tính một điểm. Sau đó ngƣời chơi sẽ tiếp tục ở
đƣờng golf tiếp theo. Một sân golf hoàn chỉnh có 18 đƣờng, ngƣời chơi có thể chơi
một vòng (18 đƣờng) hay nữa vòng (9 đƣờng) hoặc 2 vòng (36 đƣờng). Sau khi
kết thúc cuộc chơi, ngƣời chơi tính tổng số điểm có đƣợc, ai ít điểm nhất thì thắng.
Một đƣờng golf gồm các thành phần sau:



Tee box - dùng để xuất phát.



Fairway - đƣờng bóng lăn.



Bunkers - những hố cát



Rough - những vùng chƣớng ngại vật nhƣ đất cứng, cỏ dại, bụi rậm.



Lake - ao hồ ( nhƣ một trong các chƣớng ngại vật).



Green - vùng trồng cỏ đặc biệt trên đó có lỗ golf để kết thúc đƣờng golf đó và
đƣợc cắm cờ để định hƣớng.
Vì cách chơi đơn giản nên luật chơi hết sức chặt chẽ và đều nhằm mục đích làm

tăng điểm của ngƣời chơi. Và cấu trúc của sân golf cũng nhằm vào điều đó, tất cả các
bụi cây, đồi núi, ao hồ đều đƣợc thiết kế đúng vào tầm banh rơi để ngƣời chơi
phạm lỗi (tuỳ theo lỗi mà phạt từ 1 – 3 điểm hay quay về nơi xuất phát) (Bách khoa
toàn thƣ mở Wikipedia, 2011).
2.1.1.2 Sân golf Thủ Đức

Sân golf Thủ Đức nằm tại phƣờng Long Thạnh Mỹ Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh,
chia làm 2 khu: khu Đông và khu Tây, mỗi khu 18 lỗ. Sân golf Thủ Đức rộng 300 ha,
đƣợc xem là CLB golf nhà nghề hàng đầu ở Việt Nam, với 72 gậy tiêu chuẩn, thu hút
500 tay golf mỗi buổi vào những ngày cuối tuần. Đây là nơi tổ chức giải golf
nghiệp dƣ mở rộng đầu tiên của Việt Nam.
Sân golf Thủ Đức dài 7.228 m Sân golf đƣợc bao bọc bởi những đƣờng lăn
bóng nhấp nhô liên kết với đƣờng sông nƣớc bao quanh. Sân golf này không chỉ
thu hút giới doanh nhân mà còn thu hút những vị quan chức cấp cao ở nƣớc ngoài hay
các nhà ngoại giao (Diệu Anh, 2008).


6

2.1.2 Cỏ trồng trên fairway (đƣờng bóng lăn)
Cỏ gà (Cynodon sp.) là loài cỏ sử dụng rộng rải ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Đây là loại cỏ sống ở châu phi, sinh trƣởng rất mạnh, thời gian
sinh trƣởng ngắn, độ che phủ cao, chịu giẫm đạp và hạn hán. Cỏ gà hình thành thảm cỏ
nhanh và rải đều trên bề mặt bằng cách sinh trƣởng bằng chồi mầm cả thân bò và rễ.
Cỏ gà sinh trƣởng tốt nhất ở điều kiện ánh sáng đầy đủ và hầu nhƣ không chịu
che bóng.
Cỏ gà là loại cỏ lai giữa Cynodon dactydon và C. transvaalensis. Các loại cỏ
này cải tiến đƣợc chất lƣợng, độ che phủ và màu sắc nhƣ chịu giẫm đạp, chịu nóng,
khô hạn ngoài ra còn có thể chịu cắt thấp tới 2,5 cm. Điểm bất lợi của loại cỏ này là
giá cao và nhu cầu chăm sóc cao.
Giống cỏ gà lai đầu tiên “Sunturf” sử dụng ở Hawai’i đƣợc giới thiệu năm
1962. Nó đƣợc sự chấp nhận rộng rãi và nhanh chóng thay thế cỏ thƣờng và đƣợc chọn
trồng ở nhiều nơi. Từ năm 1962, các giống cỏ lai khác đƣợc giới thiệu và
thay thế cỏ “Sunturf”.
Tháng 1 năm 2008 các giống cỏ dƣới đây không bị rào cản của kiểm dịch
bao gồm: Celebration, GN-1, Tifway 419, Tifgreen 328, Tifdwarf, Tifsport.

Tifway 419 đƣợc thiết lập từ “Tif” là một loạt các giống cỏ gà đƣợc nghiên cứu
tại Tifton, Georgoa. Nó chịu giẫm đạp cực kì tốt, kết cấu tuyệt vời, có màu xanh đậm.
Tifway 419 không thụ phấn và không cho hạt, sử dụng tốt nhất trên Fairway và Tees
và duy trì tốt, kháng côn trùng và giun cắn rễ.
Sự thiết lập thảm cỏ: Nhân giống vô tính bằng chồi hoặc thân bò. Chồi dùng cả
rễ và thân bò để nhân rộng, trong khi thân bò chỉ sử dụng bộ phận mọc trên mặt đất.
Chồi thu hoạch về đƣợc tách nhỏ, chồi nên dài 15 – 20 cm và có ít nhất 2 mắt.
Trồng bằng các chồi hoặc thân bò còn tƣơi sẽ có tỉ lệ sống cao, chồi hoặc thân bò nên
trồng trong vòng 48 giờ sau thu hoạch. Vật liệu trồng nên rải đều trên vùng đất ẩm,
nén xuống bằng xe lu và tƣới nƣớc. Sau 6 – 8 tuần cỏ sẽ phủ dày bề mặt.


7

Yêu cầu đất và môi trƣờng sống: Cỏ Tifway 419 thích hợp với nhiều loại đất,
nhƣng tốt nhất là đất có pH 6 – 7. Đất có pH > 7,5 sẽ làm thiếu hụt dinh dƣỡng.
Cỏ Tifway 419 yêu cầu ánh sáng đầy đủ sẽ sinh trƣởng tốt, số giờ nắng phải
trên 6 giờ/ngày.
Cỏ Tifway 419 sinh trƣởng tốt khi nhiệt độ không khí là 29,4 – 37,8 oC và
nhiệt độ đất là 23,9 – 35 oC, nhiệt độ không khí tối thiểu để cây sinh trƣởng là 12,8 oC.
Quản lý dinh dƣỡng: nitơ ảnh hƣởng rất tốt đến chất lƣợng cỏ. Ở Hawai’i cỏ
trƣởng thành có nhu cầu N 3 – 9 kg/100m2, P2O5 0,4 – 1,5 kg/100m2, K2O 0,2 – 5
kg/100m2 trên năm.
Nitơ nên bón hàng tháng với lƣợng 0,3 – 1 kg/100m2. Ở vùng dân cƣ gần nhà
nên sử dụng ở mức thấp hơn 0,4 kg/100m2, phân N phân giải chậm có thể sử dụng
thƣờng xuyên và với tỉ lệ cao hơn phân thƣờng nhƣng không sử dụng quá 0,8
kg/100m2/lần.
Lân và kali có thể sử dụng 1,2 hoặc 1,6 kg/100m2. Trong năm không cần bón
phân lân khi kết quả phân tích đất không thiếu lân. Thiết kế chƣơng trình bón phân
theo nhu cầu khi kiểm tra đất.

Nƣớc tƣới: Để cỏ phát triển tốt khi tƣới 2,5 – 5 cm/tuần. Trong những tháng
mùa hè ở Hawai’i đã báo cáo là tƣới khoảng 0,4 – 0,7 cm/ngày. Nhu cầu nƣớc thay đổi
không những do khí hậu mà còn tùy vào loại đất. Tƣới nƣớc vào buổi sáng để hạn chế
gió. Tƣới ngập không nên tƣới thƣờng xuyên (không tƣới quá 2 lần/tuần), nhu cầu của
cỏ trƣởng thành có rễ phát triển mạnh. Cố gắng tƣới ẩm lớp đất 15 cm mỗi lần tƣới,
tƣới vào buổi sáng hạn chế thời gian lá bị ƣớt có thể giảm bệnh phát triển.
Nhu cầu cắt cỏ phụ thuộc vào yếu tố sử dụng, giống cây, mức duy trì và tỉ lệ
sinh trƣởng. Cỏ lai có chất lƣợng cao có thể cắt ở độ cao 0,6 – 2,5 cm (J. T. Brosnan
và J. Deputy, 2008).


8

2.1.2 Tầm quan trọng của dinh dƣỡng N, P, K
Cây trồng cần các dinh dƣỡng cơ bản với lƣợng lớn, nếu thiếu các yếu tố
dinh dƣỡng cần thiết sẽ giới hạn sự phát triển của cây trồng. Một kế hoạch quản lý
dinh dƣỡng có thể phát triển tốt cho mỗi cánh đồng của trang trại (A. Gholizadeh và
ctv., 2009).
Lƣợng đạm mà cây trồng hấp thu là nhân tố chính tác động đến sinh trƣởng,
phát triển của cây vì khả năng quang hợp phụ thuộc chặt vào hàm lƣợng đạm trong lá.
Đặc điểm sinh lý dựa trên mối quan hệ giữa quang hợp và hàm lƣợng đạm trong lá đã
đƣợc nghiên cứu ở nhiều nơi (Lawlor, 2002). Kết quả chỉ rõ, quang hợp của lá cây khi
bão hòa ánh sáng tăng theo đƣờng thẳng, thƣờng là đƣờng tiệm cận với hàm lƣợng
đạm trong cây (Grindlay, 1997) (Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lân, 2009). Đạm là một
trong các loại dinh dƣỡng cơ bản làm tăng tính chất màu sắc và nồng độ diệp lục tố
của cây so với đối chứng không bón phân có chứa nitơ (James C. Stiegler, 2005). Cây
hấp thu nitơ dƣới dạng NO3- và NH4+, trong cây thì dạng NO3- phải chuyển thành dạng
NH4+ trƣớc khi kết hợp với các axit hữu cơ và các phân tử hữu cơ khác. N là thành
phần của các phân tử quan trọng bao gồm protein, axit nucleic và diệp lục tố, thiếu
nitơ lá có màu vàng (Nguyễn Ngọc Trì, 2008). Nitơ là một phần tổng hợp cấu trúc diệp

lục tố, thiếu nitơ lá có màu xanh và vàng (Lê văn Dũ, 2007).
Nitơ cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Cây trồng sinh trƣởng trên đất có
đầy đủ nitơ để phát triển mạnh, cây sinh trƣởng mạnh lá có màu xanh. Sự thiếu hụt
nitơ sẽ dẫn đến lá có màu vàng và chất lƣợng thấp. Qua đó cho thấy nitơ rất quan trọng
đối với năng suất bởi vì nó có ảnh hƣởng tới sự phân chia tế bào. Nếu sự phân chia bị
ngƣng lại, diện tích lá sẽ giảm và năng suất cũng giảm. Bón phân có chứa nitơ tới mức
tối ƣu sẽ làm sinh khối cây tăng. Nitơ là một dinh dƣỡng giới hạn cho sự sinh trƣởng
của cây trồng. Do đó việc tìm ra lƣợng phân nitơ thích hợp là rất quan trọng cho sự
sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây trồng (A. Gholizadeh và ctv., 2009).
Lân và kali cũng rất quan trọng cho sự sinh trƣởng của cây. Cây thiếu lân lá cây
có màu xanh đậm sau đó chuyển màu vàng do sự thay đổi tỉ lệ diệp lục tố a và b
(Nguyễn Ngọc Trì, 2008).


9

Kali làm tăng quá trình quang hợp, ảnh hƣởng tích cực đến quá trình
sinh tổng hợp các sắc tố trong lá (Nguyễn Ngọc Trì, 2008). Kali có thể cản trở cho
việc hấp thu các cation khác nhƣ có thể gây triệu chứng thiếu Mg (Mg là thành phần
của diệp lục tố chiếm 10 % tổng lƣợng Mg trong cây, thiếu Mg thì lá bị vàng do sự
phá vỡ diệp lục tố) (Lê Văn Dũ, 2007).
Ngoài dinh dƣỡng, yếu tố vật lý nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hƣởng đến
sự xuất hiện và tình trạng của cây khi đo diệp lục nhƣ tính mọng nƣớc và kết cấu của
lá (Sideris và ctv., 1946).
2.1.3 Vai trò của diệp lục.
Thực vật xanh có khả năng đồng hóa các chất đơn giản nhƣ nƣớc, CO2 từ
không khí để biến đổi thành chất hữu cơ cần cho sinh trƣởng và phát triển. Ở thực vật
quá trình quang hợp chủ yếu đƣợc thực hiện nhờ chất diệp lục. Sắc tố này chứa trong
bào quan lục lạp, là chất hấp thu ánh sáng để sử dụng cho quá trình quang hợp. Do đó
diệp lục là chất hết sức quang trọng cho quá trình quang hợp nói riêng và cho thực vật

nói chung.
Dinh dƣỡng khoáng và quang hợp là hai mặt của một quá trình thống nhất của
dinh dƣỡng thực vật. Nguyên tố quan trọng nhất của dinh dƣỡng khoáng nhƣ N, P, S,
Mg là những nguyên tố cần thiết để xây dựng quá trình quang hợp. Những nguyên tố
khác nhƣ Fe, Cl, K tuy không có trong thành phần của lục lạp nhƣng có ảnh hƣởng
mạnh đến quá trình hình thành sắc tố quang hợp (diệp lục). N trong lục lạp chiếm 75%
tổng số đạm trong tế bào. Hàm lƣợng đạm cao trong cơ quan đồng hóa làm tăng
cƣờng độ quang hợp. N ảnh hƣởng rõ rệt đến độ lớn, sự phát triển lá, hàm lƣợng
sắc tố trong lá và cấu tạo giải phẫu của bộ máy quang hợp. Thiếu đạm trong một
thời gian dài làm thay đổi cấu trúc của lục lạp. Lân và kali ảnh hƣởng gián tiếp đến
quá trình quang hợp.
Ngoài ra, quang hợp còn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhƣ nồng độ
CO2, cƣờng độ và thành phần quang phổ ánh sáng và nƣớc (Nguyễn Ngọc Trì, 2008).


10

Theo James C. Stiegler (2005) màu sắc cảm quan của thảm cỏ có ảnh hƣởng
lớn bởi nồng độ sắc tố trong lá đặc biệt diệp lục tố a và b. Ngoài ra, lƣợng diệp lục
trong lá cỏ đƣợc biểu hiện nhƣ là một chỉ thị cho tình trạng nitơ của thảm cỏ, thƣờng
có thể sử dụng để quản lý phân bón (Salvatore S. Mangiafico và ctv., 2005).
Diệp lục tố là sắc tố chính nhận năng lƣợng của ánh sáng để dùng cho
quang hợp. Có 4 loại diệp lục a, b, c, d (Nguyễn Ngọc Trì, 2008).
Diệp lục a là sắc tố đầu tiên đƣợc tổng hợp từ thực vật bậc cao có màu xanh lục.
Công thức: C55H72O5N4Mg, M = 893
Diệp lục b khác diệp lục a ở nhóm CHO ở vòng phyroll thứ 2, màu xanh vàng
đƣợc tìm thấy ở thực vật bậc cao. Công thức: C55H70O6N4Mg, M = 907
Diệp lục không tan trong nƣớc mà tan trong dung môi hữu cơ nhƣ rƣợu, aceton,
ether, benzen (Nguyễn Ngọc Trì, 2008). Theo Ş. Dere và ctv. (1998) “Diệp lục tố tan
trong các dung môi hữu cơ nhƣ: Aceton, Chloroform, Diethyl ether, Dimethyl

formamide, Dimethyl sulphoxide, Methanol nhƣng khả năng trích diệp lục tố ra từ
tế bào lá của mỗi chất là khác nhau và có các bƣớc sóng khác nhau khi đo bằng máy
so màu”. Sử dụng bƣớc sóng tốt nhất của từng loại dung môi thì cho thấy methanol có
khả năng trích diệp lục tố a tốt nhất, aceton trích đƣợc diệp lục tố b tốt nhất; tuy nhiên
aceton trích đƣợc diệp lục tổng số (diệp lục a và b) là cao nhất (Alan R. Wellburn,
1994) nên chúng tôi chọn aceton để làm thí nghiệm.
Trong ánh sáng mặt trời có chứa tất cả các ánh sáng đơn sắc, khi ánh sáng
mặt trời chiếu vào lá xanh thì diệp lục tố của cây hấp thụ ánh đỏ và xanh dƣơng; các
chất diệp lục không hấp thu màu xanh lá cây nên nó đƣợc truyền đi hoặc phản xạ lại.
Hàm lƣợng diệp lục trong lá đƣợc sử dụng để nhận biết tình trạng nitơ trong
cây trồng (Bernt Olav Hoel và ctv., 1988). Tuy nhiên, mùa thu số giờ chiếu sáng giảm
và màu xanh của lá cây cũng giảm dần, lúc này các sắc tố khác hiện diện trong lá
thể hiện màu của chúng khác nhau, không phải màu xanh. Nghiên cứu về sự thay đổi
chất diệp lục tố a và b trong lá mùa thu của 25 loại cây. Lá xanh và lá vàng đƣợc lấy
đồng thời từ các giống cây và xác định diệp lục bằng phƣơng pháp quang phổ. Lá xanh


11

có hàm lƣợng diệp lục tổng số là 0,71 – 2,19 mg/g trọng lƣợng tƣơi và trung bình
khoảng 1,33 mg/g, trong đó có 62,5 – 75,4 % là chất diệp lục tố a, trung bình 69,4%.
Trong lá vàng hàm lƣợng chất diệp lục tổng số khoảng 0,05 – 0,33 mg/g, trung bình
0,19 mg/g (Frederick T. Wolf, 1965). Điều này cho thấy diệp lục tổng số chỉ nằm
trong khoảng 0 < lƣợng diệp lục tổng số < 3, lúc này có thể dựa vào lƣợng
diệp lục trong lá để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của cây, đây là một giới hạn khi
áp dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng dinh dƣỡng nhanh dựa vào diệp lục.
Tóm lại, diệp lục tố a và b có ảnh hƣởng lớn đến màu xanh của lá cây, diệp lục
tố cũng là chỉ thị cho tình trạng nitơ trong lá.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Có rất nhiều phƣơng pháp để ƣớc lƣợng diệp lục hoặc đạm trong lá.

Hiện nay, phƣơng pháp sử dụng máy đo diệp lục cầm tay Minolta SPAD-502 để
ƣớc lƣợng đạm và diệp lục trong lá là rất phổ biến. Máy đo hàm lƣợng diệp lục hoặc
đạm ở bƣớc sóng 650 và 940 nm. Xác định bằng máy Minolta SPAD có độ chính xác
cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giống cây trồng, vùng trồng và giai đoạn phát triển mà
có phƣơng trình tƣơng quan khác nhau (E.A. Pinkard và ctv., 2005). Số đọc của máy
Minolta SPAD 502 có tƣơng quan chặt với hàm lƣợng đạm (r2 =0,9**). Ngoài ra,
hàm lƣợng diệp lục tố trong lá có quan hệ mật thiết với nồng độ đạm trong lá
(A. Gholizadeh và ctv., 2009).
Sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố và hàm lƣợng đạm đã đƣợc
nghiên cứu trên một số loại cây lƣơng thực nhƣ lúa, bắp, khoai mì. Quản lý việc
bón phân, nitơ là yếu tố cần thiết cho năng suất bắp. Có nhiều phƣơng pháp để
điều chỉnh lƣợng phân đạm cần bón cho cây, việc bón phân đạm không cân đối có thể
dẫn đến giảm thu nhập và ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Đất và mô cây là phƣơng pháp
chủ yếu để điều chỉnh lƣợng phân đạm. Phƣơng pháp tƣơng đối mới để ƣớc lƣợng
phân đạm căn cứ vào màu sắc của lá bắp thông qua số đọc của máy đo diệp lục tố
Minolta SPAD. Màu xanh của lá bắp phụ thuộc vào nồng độ diệp lục tố. Dựa vào mối
quan hệ giữa màu xanh của lá bắp và lƣợng đạm cung cấp, để bón phân cho cây


12

(Scharf and Lory, 2002). Tuy nhiên, sự tƣơng quan này chƣa đƣợc nghiên cứu trên cỏ
Tifway 419 ở Việt Nam.
Sắc tố là chìa khóa để đánh giá phẩm chất về mặt thẩm mỹ và là chỉ thị rất tốt
cho tình trạng nƣớc và dinh dƣỡng của cỏ đƣợc nhận ra thông qua việc đo lƣờng
hàm lƣợng diệp lục tố. Xác định hàm lƣợng diệp lục tố trong lá bằng máy đo diệp lục
cầm tay (SPAD 502) thì tiện lợi hơn phƣơng pháp trích diệp lục nhất là khi số lƣợng
mẫu lớn. Mặc dù có nhiều triển vọng nhƣng máy Minolta SPAD 502 chỉ có thể đo với
diện tích lá khoảng 2 mm x 3 mm không phù hợp với diện tích lá cỏ (Thinh Van Tran,
2010). Phƣơng pháp so màu phân tích đơn giản để trích diệp lục tố a, b trong cây.

Sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng diệp lục tố với hàm lƣợng đạm trong lá khác
nhau tùy theo giống cây trồng (Yamamoto và ctv., 2002), thời vụ trồng (Bullock và
ctv., 1998; Dwyer và ctv., 1995), giai đoạn sinh trƣởng (Chapman và ctv., 1997), điều
kiện trồng trọt (Simorte và ctv., 2001), kiểu gen (Peng và ctv., 1993). Vì vậy, sự tƣơng
quan phải xác định trong điều kiện cụ thể (Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lân, 2009).
“Chubachi và ctv. (1986); Turner và ctv. (1991) cho rằng hàm lƣợng diệp lục tố
tƣơng quan chặt với hàm lƣợng đạm trong lá (Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lân, 2009) và
hàm lƣợng đạm trong lá tƣơng quan chặt với hàm lƣợng đạm trong đất”, vì vậy
có thể sử dụng hàm lƣợng diệp lục tố trong lá để tính toán lƣợng phân đạm cho cây cỏ.


13

Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 2/2011 đến tháng 7/2011 tại Bộ môn
Thủy nông, khoa Nông học và sân golf Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh.
3.2 Chỉ tiêu theo dõi
− Hàm lƣợng diệp lục tố tổng số (diệp lục tố a và diệp lục tố b), N tổng số,
P tổng số, K tổng số trong lá.
− N dễ tiêu, P dễ tiêu, K dễ tiêu trong đất.
3.3 Vật liệu
Đất và cỏ Tifway 419 lấy ngẫu nhiên tại các điểm trên fairway 1 và 9 ở sân golf
Thủ Đức.
Trang thiết bị và dụng cụ trong thí nghiệm:
Trang thiết bị: Máy so màu, máy chƣng cất kjeldahl, máy quang phổ hấp thu
nguyên tử, cân điện tử, tủ sấy, tủ lạnh, hóa chất, dụng cụ cơ bản trong phòng
thí nghiệm.

Dụng cụ: Máy cắt cỏ fairway, dụng cụ lấy đất, thƣớc dây, sơn vàng, túi nilon,
máy hình.


14

3.4 Phƣơng pháp
Trình tự thực hiện và các chỉ tiêu phân tích mẫu cỏ và đất đƣợc thể hiện theo sơ đồ và
giải thích dƣới đây:

Lấy mẫu

Mẫu cỏ

Phân tích
N, P, K

Mẫu đất

Phân tích
diệp lục

Phân tích
N, P, K

3.4.1 Phƣơng pháp lấy mẫu
Do tình hình chăm sóc cỏ ở sân golf đƣợc thực hiện giống nhau về các
phƣơng diện nhƣ chế độ tƣới, phân bón, chăm sóc nên có thể chọn ngẫu nhiên hai
fairway 1 và faiway 9 để thực hiện đề tài (hình 3.1).
Bản đồ trong hình 3.1 thể hiện vị trí lấy mẫu của thí nghiệm ở sân golf Thủ Đức

Tp. Hồ Chí Minh, trong đó hƣớng Bắc – Nam thể hiện qua bản đồ Việt Nam ở phía
trên – phải của hình.


×