Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THCS TRẦN HƯNG ĐẠO, KT HK 1 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.06 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề)
Đề:1
Câu1: ( 1 điểm)
Nêu ý nghĩa truyện Treo biển.Qua truyện em rút ra bài học gì cho mình.
Câu 2:( 2 điểm)
Về truyện Thạch Sanh :
a. Truyện được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
c.Tìm cụm danh từ trong câu sau và điền vào mô hình cụm danh từ.
Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các
môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
d .Gia tài có nghĩa là gì?
Câu 3: (7 điểm)
Em hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm hoặc đã được chứng kiến ở trường.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ I
Đề 1
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Văn
học
Phương
thức biểu
đạt
C2a
Nội dung C1
Ngôi kể C2b


Tiếng
Việt
Nghĩa
của từ
C2d
Từ loại C2c
Tập
làm
văn
Viết bài
văn tự sự
C3
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
0,5
1
1
2
1,5
1
7
3
10
Câu 1 được 1 điểm
Câu 2a, 2b mỗi câu được 0,25 điểm
Câu 2c được 1 điểm
Câu 2d được 0,5 điểm
Câu3 được 7 điểm
Đáp án đề 1

Câu 1: ( 1 điểm)
Truyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi
nghe những ý kiến khác. ( 0,5 điểm)
Học sinh có thể rút ra bài học cho mình: Khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau.
Lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi
làm việc kẻo phí công vô ích, bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả như mong
muốn. ( 0, 5điểm)
Câu 2: ( 2 điểm)
a.Phương thức tự sự (0,25 điểm)
b. Ngôi thứ ba (0,25 điểm)
c. Cụm danh từ: mọi phép thần thông. (0,25 điểm)
Mô hình cụm danh từ (0,75 điểm)
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
t2 t1 T1 T2 S1 S2
các môn võ nghệ
mọi phép thần thông
d.Gia tài là của cải riêng của một người, một gia đình. (0,5 điểm)
Câu 3: ( 7 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Thể loại: Kể chuyện đời thường.
- Nội dung: Kể về một việc tốt mà em đã làm hoặc đã được chứng kiến ở trường.
+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức và kĩ năng khi làm bài văn kể chuyện đời thường.
+ Kể chuyện theo thứ tự tự nhiên hay kể ngược để tạo cho câu chuyện thêm thú vị và hấp dẫn.
+Kể chuyện theo ngôi thứ nhất
+ Bài viết gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+Biết sử dụng từ ngữ liên kết câu, liên kết đoạn văn .
II. Yêu cầu về hình thức ( 2 điểm)
Bài viết trình bày sạch, chữ viết cẩn thận đúng chính tả,dùng từ đúng chính xác. Cấu trúc bài
viết có trật tự, có hệ thống thể hiện rõ ý tưởng. ( 1điểm)
-Thông tin ở bài viết ngắn gọn, dễ hiểu, không trùng lặp không thiếu không thừa. Các ý kiến

đưa ra chặt chẽ, gắn kết với nhau theo một hệ thống lo gíc, thuyết phục. ( 0,5)
-Văn viết lưu loát, mạch lạc, có sức thuyết phục, độc đáo không phụ thuộc bài văn mẫu .0,5)
I. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: ( 1 điểm)
Giới thiệu: Việc tốt đó của ai? Việc tốt đó là việc gì?
B. Thân bài: ( 3 điểm)
- Việc tốt đó đã bắt đầu như thế nào?
+ Nguyên nhân đưa đến việc? ( 0,5 đ)
+ Khó khăn của việc làm tốt đó là gì? ( 0,5 đ)
- Diễn biến của việc làm tốt.
+Người thực hiện đã khắc phục khó khăn ra sao? ( 0,5 đ)
+Hành động tốt diễn ra như thế nào? (0,5 đ)
-Việc tốt đã kết thúc ra sao?
+Kết quả công việc. (0,5 đ)
+ Ảnh hưởng của việc làm tốt đối với em và người khác. ( 0,5đ)
C. Kết bài:(1 điểm) Cảm nghĩ của em về việc tốt.


×