Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA ONG Encarsia transvena (APHELINIDAE – HYMENOPTERA) KÍ SINH SÂU NON BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci) HẠI RAU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA
ONG Encarsia transvena (APHELINIDAE – HYMENOPTERA)
KÍ SINH SÂU NON BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci)
HẠI RAU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ PHỤNG KIỀU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA
ONG Encarsia transvena (APHELINIDAE – HYMENOPTERA)
KÍ SINH SÂU NON BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci)
HẠI RAU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN THỊ PHỤNG KIỀU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Trần Thị Thiên An


KS. Trần Quốc Dũng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Con chân thành ghi ơn công lao dưỡng dục của ba mẹ và gia đình đã cho con có
được ngày hôm nay.
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư ngành Bảo Vệ
Thực Vật, hệ chính quy tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông học và các thầy cô đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
- Đặc biệt, cô Trần Thị Thiên An, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh
nghiệm cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
- Anh Trần Quốc Dũng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ tôi
trong thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài tại trường.
- Chị Võ Khoa Chi, anh Nguyễn Quốc Hòa và các bạn tại phòng thí nghiệm đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại trường.
- Gia đình và bạn bè đã thường xuyên động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phụng Kiều



iii

TÓM TẮT
Nguyễn Thị Phụng Kiều – Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 8/2011.
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Encarsia
transvena (Aphelinidae – Hymenoptera) kí sinh sâu non bọ phấn trắng Bemisia
tabaci hại rau tại Tp. Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thiên An và KS. Trần Quốc Dũng.
Việc nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Encarsia
transvena kí sinh sâu non bọ phấn trắng Bemisia tabaci là bước khởi đầu tạo cơ sở
thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ sinh học đối với bọ phấn trắng tại Tp.
Hồ Chí Minh. Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011 tại trường Đại
học Nông Lâm nhằm góp phần giải quyết mục đích ở trên.
Đề tài đã ghi nhận một số kết quả:
Ong kí sinh E. transvena (tên khác là E. sophia) thuộc họ Aphelinidae, bộ cánh màng
Hymenoptera. E. transvena là loại ong kí sinh có cơ thể rất nhỏ màu vàng sáng, ong cái dài
trung bình 0,601 ± 0,049 mm, ong đực dài trung bình 0,531 ± 0,045 mm. Râu đầu của ong
dạng đầu gối có 8 đốt. Ong có 2 cặp cánh trong suốt được phủ 1 lớp lông tơ mịn, cánh trước
có diềm lông dài. Bụng ong có 8 đốt, ống đẻ trứng dài từ đốt bụng thứ 4 đến đốt bụng thứ 8.
Ở điều kiện nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, thời gian phát triển vòng đời trung
bình của ong E. transvena là 12,35 ± 0,33 ngày. Trong điều kiện không tiếp xúc với kí chủ,
ong E. transvena sống được từ 3 – 4 ngày với nguồn thức ăn bổ sung thích hợp là mật ong
30%. Hoạt động kí sinh không ảnh hưởng đến tuổi thọ của ong cái khi ong được cho ăn đầy
đủ. Ong cái đẻ trung bình 22,75 ± 2,35 trứng kí sinh. E. transvena là ong nội kí sinh chuyên
tính, có tỉ lệ vũ hóa 96,38 ± 5,62%, tỉ lệ ong cái 82,33 ± 3,06% và vòng đời trung bình là
11,48 ± 0,64 ngày trên vật chủ thích hợp (sâu non bọ phấn tuổi 3). Ong E. transvena có khả
năng tìm kiếm vật chủ để kí sinh với khoảng cách 0,05 m2 trong khoảng 1,872 giờ và có
hoạt động kí sinh cao tại vùng có mật số vật chủ nhiều.



iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ.......................................................................... viii
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................................2
1.2.1 Mục đích: ................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu: ..................................................................................................................2
1.3 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ......................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về bọ phấn trắng B. tabaci .............................................3
2.1.1 Lịch sử, phân bố và kí chủ của bọ phấn trắng B. tabaci ........................................3
2.1.2 Mức độ gây hại của bọ phấn trắng B. tabaci ..........................................................4
2.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ phấn trắng B. tabaci .................................5
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái...............................................................................................5
2.1.3.2 Đặc điểm sinh học ...............................................................................................6
2.1.4 Nghiên cứu về tính kháng thuốc trừ sâu của bọ phấn B. tabaci .............................7
2.1.5 Nghiên cứu về thiên địch của bọ phấn trắng B. tabaci...........................................8
2.1.5.1 Nhóm bắt mồi ......................................................................................................8
2.1.5.2 Nhóm nấm gây bệnh ............................................................................................9
2.1.5.3 Nhóm kí sinh .....................................................................................................10
2.2 Nghiên cứu về ong Encarsia spp.............................................................................10
2.2.1 Ong kí sinh Encarsia spp. ...................................................................................10

2.2.2 Các nghiên cứu về ong kí sinh E. transvena ........................................................13
2.3 Phản ứng chức năng và phản ứng số lượng .............................................................15
2.3.1 Phản ứng chức năng .............................................................................................15


v
2.3.2 Phản ứng số lượng ................................................................................................19
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................20
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................20
3.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................20
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.......................................................................20
3.3.1 Nhân nuôi nguồn kí chủ, kí sinh...........................................................................20
3.3.2 Thí nghiệm xác định thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong .....22
3.3.3 Mô tả đặc điểm hình thái ong E. transvena ..........................................................22
3.3.4 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong E. transvena......................23
3.3.5 Thí nghiệm ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ ong E. transvena .....24
3.3.6 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong E. transvena kí sinh ..........25
3.3.7 Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản của ong E. transvena ............................26
3.3.8 Thí nghiệm xác định khả năng kí sinh của ong E. transvena...............................26
3.3.8.1 Phản ứng chức năng ..........................................................................................27
3.3.8.2 Phản ứng số lượng .............................................................................................27
3.4 Phương pháp thống kê xử lý số liệu ........................................................................28
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................29
4.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của ong kí sinh E. transvena.......................29
4.1.1 Vị trí phân loại ......................................................................................................29
4.1.2 Đặc điểm hình thái................................................................................................29
4.2 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong E. transvena ....................36
4.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong E. transvena trưởng thành .....................39
4.4 Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ ong E. transvena ...........................40
4.5 Khả năng sinh sản của ong E. transvena .................................................................42

4.6 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong E. transvena kí sinh ..............................................43
4.7 Khả năng kí sinh của ong E. transvena ...................................................................46
4.7.1 Phản ứng chức năng .............................................................................................61
4.7.2 Phản ứng số lượng ................................................................................................65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................52
5.1 Kết luận....................................................................................................................52
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................52


vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54
PHỤ LỤC ......................................................................................................................67


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sâu non bọ phấn bị ong kí sinh trên lá cà tím ................................................21 
Hình 3.2 Lồng thu ong kí sinh .......................................................................................22 
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong E. transvena.......24 
Hình 3.4 Lồng nhựa sử dụng cho thí nghiệm ................................................................25 
Hình 3.5 Cây cà tím sử dụng trong thí nghiệm .............................................................26 
Hình 3.6 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................27 
Hình 4.1 Thành trùng ong kí sinh E. transvena. ...........................................................30 
Hình 4.2 Đầu và chi phụ đầu của ong E. transvena ......................................................30 
Hình 4.3 Mảnh lưng ngực của E. transvena quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại
×40 .................................................................................................................................31 
Hình 4.4 Cánh của ong E. transvena dưới kính hiển vi độ phóng đại × 10 ..................31 
Hình 4.5 Các đặc điểm cánh trước ong E. transvena quan sát dưới kính hiển vi độ
phóng đại ×40 ................................................................................................................32 

Hình 4.6 Chân của E. transvena quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại ×10 ............32 
Hình 4.7 Bụng của ong E. transvena.............................................................................33 
Hình 4.8 Trứng của ong E. transvena ...........................................................................33 
Hình 4.9 Sâu non tuổi 1 của ong E. transvena ..............................................................34 
Hình 4.10 Sâu non tuổi 2 của ong E. transvena ............................................................34 
Hình 4.11 Sâu non tuổi 3 của ong E. transvena ............................................................34 
Hình 4.12 Các giai đoạn phát triển nhộng của ong E. transvena ..................................35 
Hình 4.13 Vòng đời của ong E. transvena ....................................................................38 


viii

DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1 Tính kháng của bọ phấn B. tabaci đối với một số hoạt chất thuốc trừ sâu ......7 
Bảng 4.2 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong kí sinh E. transvena.
.......................................................................................................................................36 
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ ong E. transvena.........................39 
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh và thức ăn đến tuổi thọ ong cái E. transvena. .41 
Bảng 4.5 Khả năng đẻ trứng và tỉ lệ vũ hóa của ong E. transvena. ..............................42 
Bảng 4.6 Sự lựa chọn tuổi vật chủ của ong E. transvena..............................................43 
Bảng 4.7 Số sâu non bọ phấn bị kí sinh khi cho 1 ong cái tiếp xúc với mật số kí chủ
tăng dần..........................................................................................................................47 
Bảng 4.8 Giá trị 1/Ha và 1/H.T được tính từ kết quả thí nghiệm. .................................49 
Biểu đồ
Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ ong E. transvena .......................40 
Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ ong cái E. transvena ..........41 
Đồ thị 4.3 Sự lựa chọn tuổi kí chủ của ong E. transvena. .............................................44 
Đồ thị 4.4 Số sâu non bọ phấn bị kí sinh khi cho 1 ong cái tiếp xúc với mật số kí chủ
ngày càng tăng ...............................................................................................................47 

Đồ thị 4.5 Đồ thị thể hiện sự tương quan giữa 1/Ha và 1/H.T.......................................49 
Đồ thị 4.6 Số sâu non bọ phấn bị kí sinh khi cho mật số ong tăng dần tiếp xúc với cùng
một lượng kí chủ (100 sâu non bọ phấn trắng)..............................................................51 


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Tốc độ đô thị hóa tại các nước đang phát triển ngày càng mạnh kéo theo áp lực
phát triển nền nông nghiệp đô thị với tiêu chuẩn sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và
an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Để đạt được nền sản xuất nông nghiệp không gây
ô nhiễm môi trường, bền vững cho hệ sinh thái tự nhiên, cần phải áp dụng nhiều biện
pháp tổng hợp không chỉ ở khâu chọn giống ban đầu cho năng suất cao, phẩm chất tốt
mà còn ở giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pest Management). Việc
giảm sử dụng thuốc hóa học thay vào đó là sử dụng thiên địch phòng trừ sâu bệnh hại là
một trong những giải pháp quan trọng đi đầu trong công tác bảo vệ thực vật của nền
nông nghiệp đô thị hiện nay.
Bọ phấn trắng, Bemisia tabaci (Aleyrodidae – Homoptera) là một dịch hại quan
trọng trên rau màu và nhiều loại cây trồng khác trên thế giới. B. tabaci được ghi nhận
gây hại trên 900 loài cây (Perring, 2001, Berry và ctv., 2004) và là vector truyền hơn
110 bệnh virus cây trồng (Jones, 2003). Không những chích hút làm suy giảm sinh
trưởng, năng suất và truyền nhiều bệnh virus nguy hiểm cho cây, bọ phấn còn tiết chất
mật, vốn là thức ăn ưa thích của nấm bồ hóng, làm bẩn sản phẩm, hạn chế quá trình
quang hợp và hô hấp của cây. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học đã được áp dụng rộng
rãi nhiều nơi trên thế giới từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển. Điều này
dẫn đến hậu quả là tính kháng của bọ phấn được hình thành, hiệu quả sử dụng thuốc
giảm và chi phí phòng trừ gia tăng. Quan trọng hơn, các hóa chất bảo vệ thực vật gây
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm ô nhiễm môi trường, gây trở ngại cho



2
phát triển nông nghiệp đô thị. Vì vậy, cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ và phát huy vai
trò của thiên địch trong công tác phòng trừ bọ phấn trắng.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thiên địch của bọ phấn trắng B.
tabaci, tuy nhiên chưa có tài liệu nào công bố về ong Encarsia transvena kí sinh sâu
non bọ phấn trắng B. tabaci ở Việt Nam. Để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng
biện pháp phòng trừ sinh học đối với bọ phấn trắng có hiệu quả, đề tài “Nghiên cứu
một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Encarsia transvena (Aphelinidae –
Hymenoptera) kí sinh sâu non bọ phấn trắng Bemisa tabaci hại rau tại Thành phố
Hồ Chí Minh” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích:
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng biện
pháp phòng trừ sinh học bọ phấn trắng bằng cách sử dụng ong kí sinh sâu non của
chúng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu:
1. Mô tả được một số đặc điểm hình thái của ong ở các pha trứng, ấu trùng, nhộng
và trưởng thành.
2. Xác định được ảnh hưởng của thức ăn và hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong
E. transvena.
3. Xác định được thời gian phát triển các pha và vòng đời của ong E. transvena.
4. Xác định được khả năng đẻ trứng của ong E. transvena.
5. Xác định được khả năng kí sinh của ong E. transvena trên sâu non bọ phấn
trắng B. tabaci.
1.3 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ 15/02/2011 đến 15/06/2011 tại Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật, khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm - TP. Hồ Chí Minh.
1.4 Giới hạn đề tài

Các nội dung nghiên cứu của đề tài được tiến hành trong điều kiện ổn định của
phòng thí nghiệm, chưa tiến hành trong điều kiện tự nhiên.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về bọ phấn trắng B. tabaci
2.1.1 Lịch sử, phân bố và kí chủ của bọ phấn trắng B. tabaci
Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Aleyrodidae – Homoptera) được ghi nhận gây hại
trên cây thuốc lá vào năm 1889 tại Hy Lạp và được đặt tên là Aleyrodes tabaci
(Gennadius, 1889). Theo thời gian, bọ phấn trắng lây lan và xuất hiện khắp các châu lục
trên thế giới từ vùng cận nhiệt đới cho đến nhiệt đới. Năm 1897, bọ phấn trắng được
phát hiện tại Mĩ trên khoai lang với tên Aleyrodes inconspicua Quaintance (Quaintance,
1900). Tại Brazil, bọ phấn trắng xuất hiện đầu tiên trên cây Euphorbia hirtella vào năm
1928 và được đặt tên Bemisia costalimai Bondar (Mound và Halsey, 1978). Năm 1933,
những loài bọ phấn trắng thu được ở Đài Loan được gọi là Bemisia hibisci (Mound và
Halsey, 1978). Theo Martin và ctv. (1999) các loài bọ phấn trắng có mặt ở tất cả các lục
địa chỉ trừ Nam cực.
Với việc xác định phân loại chi Bemisia trong họ Aleyrodidae đã cho thấy rằng bọ
phấn trắng có thể có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi và sau đó lan truyền ra các
vùng cận nhiệt (Campell và ctv., 1996). Một số dẫn chứng khác cho thấy bọ phấn trắng
là sinh vật bản địa của Ấn Độ và Pakistan, những nơi đa dạng về các thành phần loài kí
sinh, chỉ tiêu quan trọng để xác định trung tâm khởi nguyên của một loài (Brown và
ctv., 1995).
Bọ phấn trắng có phổ kí chủ rộng, có thể gây hại trên rất nhiều loài từ cây trồng
cho đến cây hoang dại. Các cây trồng là kí chủ của bọ phấn trắng lên đến 600 loài thuộc
5 họ cây phổ biến bao gồm cây họ đậu (99 loài), cây họ cúc, họ bông, họ cà và họ thầu
dầu. Theo Butler và Henneberry (1986), một lượng lớn cây trồng và cây dại thuộc nhóm

cây hàng niên và đa niên là thức ăn hay kí chủ phụ của B. tabaci. Từ những năm 1980,


4
việc bùng phát B. tabaci và virus từ B. tabaci trở thành yếu tố giới hạn năng suất trên
các cây lương thực và cây trồng lấy củ ở nhiều nơi trên thế giới (Brown, 1994). B.
tabaci được báo cáo gây hại trên cây ăn trái đầu tiên vào năm 1986 (Price và ctv.,
1986). Trong điều kiện nhà kính, bọ phấn trắng tấn công mạnh trên cây ăn trái hơn các
loại cây rau như cà chua, ớt ngọt, cà tím, dưa leo… (Cock, 1986).
2.1.2 Mức độ gây hại của bọ phấn trắng B. tabaci
Việc ước tính thiệt hại do bọ phấn trắng gây ra cho nền nông nghiệp thế giới rất
khó khăn do vùng thiệt hại ngày càng mở rộng, số lượng cây trồng mùa vụ và sự khác
biệt về đơn vị tiền tệ giữa các quốc gia (Ellsworth, 1999). Bọ phấn không chỉ chích hút
mà chất bài tiết của chúng vốn là thức ăn ưa thích của nấm bồ hóng. Đây là những yếu
tố gây thiệt hại đến cả năng suất và phẩm chất của sản phẩm.
B. tabaci lần đầu tiên được báo cáo là sâu hại nghiêm trọng trên bông vải tại Bắc
Ấn Độ (một phần Pakistan hiện nay) vào thập niên 20 và đầu thập niên 30 (Misra và
Lamba, 1929; Husain và Treham, 1933). Basu (1995) cho biết bọ phấn đã bùng phát dữ
dội ở Sudan và Iran (thập niên 50), El Salvador (1961), Mexico (1962), Brazil (1968),
Thổ Nhĩ Kì (1974), Israel (1976), Thái Lan (1978), Arizona và California, Hoa Kỳ
(1981) và Ethiopia (1984) (Basu, 1995).
Ở Hoa Kỳ, bọ phấn từ lâu đã là loài sâu hại phổ biến trên các vùng nông nghiệp
khác nhau suốt các tiểu bang từ miền nam đến miền tây nhưng chưa gây thiệt hại kinh tế
đáng kể cho đến năm 1981, khi chúng bộc phát thành dịch tại California và Arizona.
Năm 1986, ở Florida, bọ phấn trắng gây hại nặng trên cây trạng nguyên, đồng thời các
triệu chứng bệnh bạc lá do virus truyền từ bọ phấn trắng xuất hiện trên bí (Price và ctv.,
1986; Maynard và Cantliffe, 1989). Từ 1991 đến 1992, thiệt hại kinh tế do bọ phấn
trắng gây ra tại các bang Florida, Arizona, California, Texas khoảng 200 đến 500 triệu
USD. Riêng vùng thung lũng Imperial, California trong 5 năm (1991-1995), bọ phấn
gây thiệt hại năng suất đến hơn 100 triệu USD mỗi năm . Các vùng Arizona, California

và Texas tiêu tốn 153,9 triệu USD đề phòng trừ bọ phấn trong suốt năm 1994 đến 1998
(Ellsworth và ctv., 1999).
Năm 1991 đến 1992, bọ phấn gây thiệt hại đến 33 triệu USD trên dưa lưới, dưa
hấu, mè trắng và bông vải tại Mexicali Valley, Mexico. Cũng tại đây, diện tích trồng
bông giảm từ 39,415 ha năm 1991 xuống chỉ còn 653 ha năm 1992 (R.L. Lopéz;


5
Medina Esparza và Leon Paul, 1994). Vùng trồng bông Sonora, Mexico, từ 1995 đến
1996, diện tích đã giảm 65% (Silva Sanchez, 1997). Ở Trung Mĩ và vùng biển Caribê,
bọ phấn trắng gây mất mùa trên cà chua, đậu bắp, bông vải, thuốc lá và dưa gang ở các
quốc gia Cuba, Barbados, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Haiti,
Honduras, Guatemala, Jamaica, Monserrat, Nicaragua và Santa Lucia (Hilje, 1996;
Vazquez, 1999). Ở Guatemala, chi phí cho việc phòng trừ bọ phấn trắng tăng từ 30%
đến 50% trên dưa gang, cà chua và ớt ngọt. Từ 1998 -1999, thiệt hại trên dưa gang lên
đến 40% do bệnh nấm bồ hóng và bệnh virus (Davila, 1999).
Năm 1995, bọ phấn trắng gây thiệt hại ước tính lên đến 5 tỉ USD ở Brazil trên cà
chua, đậu, bông vải, dưa hấu, dưa gang, đậu bắp, bắp cải và nhiều loại cây trồng khác
(Lima và ctv., 2000). Ngoài ra, các quốc gia Nam Mĩ khác cũng có báo cáo về vấn đề
bùng phát bọ phấn như Argentina (Viscarret và ctv., 2000), Colombia (Quiintero và
ctv., 1998) và Bolivia (Morales và Anderson, 2000).
Nhiều nước ở Địa Trung Hải bắt đầu gặp trở ngại do bọ phấn từ năm 1974. Ở Ý và
miền Nam nước Pháp, bọ phấn gây thiệt hại nghiêm trọng trên cây trạng nguyên và cà
chua. B. tabaci được ghi nhận ở Azerbaijan và Georgia, đồng thời trên các vườn cây có
múi phía Nam Crimea và bờ biển Hắc Hải cũng thấy xuất hiện bọ phấn (Dantsing và
Shedorovska, 1988; Traboulsi, 1994).
Tại Trung Quốc, sự bùng phát bọ phấn trắng được ghi nhận vào năm 1953 ở Đài
Loan, năm 1972 ở Yunnan và hiện tại chúng phân bố rộng khắp từ miền Nam đến miền
Bắc đất nước (Rumei, 1996). Rumei cũng ghi nhận sự xuất hiện bọ phấn tại 6 tỉnh trong
các cuộc khảo sát trước đây (1953 – 1992) và lên đến 12 tỉnh vào năm 1995.

De Barro và ctv. (1998) cho biết giữa thập niên 90, tại vùng Thái Bình Dương, B.
tabaci được tìm thấy trên 18 đảo bao gồm đảo Cook, Guam, New Caledonia, American
Samoa, Fiji, Marshall Island, Niue, Federated States of Micronesia, Kiribati, Papua New
Guinea và Solomon Island.
2.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ phấn trắng B. tabaci
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Thị Chắt, bọ phấn trưởng thành là một loài rầy có 2 cặp cánh nhỏ
trong suốt, toàn thân bao phủ lớp bột phấn màu trắng. Thành trùng thân dài 0,75 – 1
mm, sải cánh 1,5 – 2 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Râu đầu dài 6 đốt, chân dài, mảnh,


6
bàn chân 2 đốt, cuối bàn có 2 vuốt, giữa 2 vuốt có đệm lồi. Bụng 9 đốt, đốt ngực bụng
nhỏ dạng ong.
Theo CABI, trứng có hình quả lê, dài 2 mm, mới đẻ trong suốt sau chuyển sang
màu nâu. Trứng đính trên lá nhờ vào cuống ghim vào khe nhỏ trên mô lá. Ấu trùng có 4
giai đoạn. Lúc mới nở (tuổi 1), ấu trùng có dạng dẹp, hình ovan, hình dáng giống như
cái vẩy. Sau khi nở, ấu trùng bò trên mặt lá khoảng vài giờ và ở cố định lại một chỗ để
hút nhựa cây; sau khi lột xác lần đầu, ấu trùng không còn chân, dùng vòi hút bám chặt
vào lá, không di chuyển. Nhộng giả (tuổi 4) có chiều dài khoảng 0,7mm. Trên những lá
trơn láng nhộng không có gai lưng, nhưng trên lá có nhiều lông thì nhộng có từ 2-8 gai
lưng dài. Nhộng có 2 đốm mắt màu đỏ mà sau này trở thành mắt của thành trùng.
Thành trùng nở ra thông qua ngấn lột xác hình chữ T trên vỏ nhộng và trải rộng
cánh trong khoảng vài phút trước khi cánh được phủ phấn bằng chất sáp bài tiết từ tuyến
đặc biệt trên bụng, cơ thể có màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt.
2.1.3.2 Đặc điểm sinh học
Theo Nguyễn Thị Chắt, trứng bọ phấn thường được đẻ dưới mặt lá thành từng cụm
4-6 trứng hay rải rác trong mô lá nhất là lá bánh tẻ. Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, có
đầy đủ râu và chân, bò rất nhanh ở mặt dưới lá. Sang tuổi 2, chân sâu non bọ phấn bị
thoái hóa, bò chậm chạp gần như ở cố định một chỗ. Sâu non bọ phấn tuổi 3 ở cố định.

Cuối tuổi 3, sâu non chuyển sang dạng nhộng giả có hình bầu dục, màu nâu, hai bên
sườn có lông tơ dạng như răng cưa.
Bọ trưởng thành thường hoạt động vào sáng sớm hay chiều mát. Trời nắng hoặc
mưa, chúng đậu ở mặt dưới là. Khi bị động chúng bay lên từng đoạn ngắn. Bọ phấn
thường giao phối nhanh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Một con cái có thể đẻ được từ 45
– 100 trứng, ấu trùng có 3 tuổi.
Nhiệt độ thích hợp cho bọ phấn phát triển T = 18 – 33oC, nhiệt độ tối hảo T = 25 –
33oC. Ở nhiệt độ này, vòng đời của bọ phấn kéo dài 22 – 23 ngày. Nhiệt độ thấp T = 18
– 19oC vòng đời của bọ phấn kéo dài đến 50 ngày. Ẩm độ thích hợp cho bọ phấn là 80 –
90%. Bọ phấn phát triển quanh năm nhưng mật số bọ phấn cao khi số lá cây xuất hiện
nhiều.
Theo Byrne và ctv. (1990), vòng đời của bọ phấn bao gồm giai đoạn trứng, 4 giai
đoạn ấu trùng và thành trùng. Trứng được đẻ dưới mặt lá của cây kí chủ. Ấu trùng tuổi 1


7
có thể di chuyển khoảng cách ngắn. Từ tuổi 2 trở đi, ấu trùng ở cố định dưới mặt lá và
ăn thức ăn trước khi thành trùng nở ra. Khoảng 4 – 5 ngày trước khi xuất hiện, có thể
quan sát được mắt đỏ của những thành trùng đang phát triển, giai đoạn này được gọi là
nhộng giả. Một con bọ phấn trưởng thành có thể đẻ đến 800 trứng và sống được khoảng
từ 25 đến 30 ngày tùy điều kiện môi trường.
2.1.4 Nghiên cứu về tính kháng thuốc trừ sâu của bọ phấn B. tabaci
B. tabaci đã phát sinh tính kháng đối với khoảng 35 chất hoạt động (a.i) của thuốc
trừ sâu, được báo cáo trên ít nhất 20 nước trên thế giới (Elbert và Nauen, 2000; Cahill
và ctv., 1995; Ahmad và ctv., 2002; Kranthi và ctv., 2002; Horowitz và ctv., 1998;
Prabhaker và ctv., 1992; Cahill và ctv., 1996a; Dittrich và ctv., 1990; Denholm và ctv.,
1998). B. tabaci đã được ghi nhận phát triển tính kháng với nhiều loại thuốc hóa học
thuộc các nhóm khác nhau. Các báo cáo về tính kháng của B. tabaci được tổng hợp
trong bảng 2.1 cho thấy B. tabaci đã thể hiện tính kháng đối với nhiều hoạt chất của
thuốc trừ sâu.

Bảng 2.1 Tính kháng của bọ phấn B. tabaci đối với một số hoạt chất thuốc trừ sâu
Hoạt chất

Tác giả

BHC/cyclodienes
butocarboxim
carbofuran
dimethoate
DDT
dicrotophos
quinalphos
parathion
fenvalerate
endosulfan
permethrin
parathion-methyl
sulprofos
chlorfenvinphos
cyhalothrin
malathion
deltamethrin
acephate

Dittrich V., và Ernst G.H., (1982)
Dittrich V., and Ernst G.H., (1982)
Dittrich và ctv., (1983)
Dittrich và ctv., 1983)
Prabhaker và ctv., (1985)
Dittrich V. và ctv., (1985)

Dittrich V. và ctv., (1985)
Immaraju, (1985)
Immaraju, (1985)
Ahmed và ctv., (1987)
Moore và ctv., (1989)
Moore và ctv., (1989)
Moore và ctv., (1989)
Dittrich V., và Ernst G.H., (1988)
Dittrich V., Uk S., và Ernst, G.H., (1988)
Prabhaker và ctv., (1988)
Dittrich V., Uk S., và Ernst G.H., (1988)
Omer và ctv., (1993); Qiu và ctv., (2009)


8
buprofezin
methidathion
bifenthrin
etofenprox
profenofos
chlorpyrifos
acetamiprid
pymetrozine
monocrotophos
cypermethrin
methamidophos
cyphenothrin
cypermethrin-alpha
fenpropathrin
formothion

triazophos
cypermethrin-beta
methomyl
imidacloprid
pirimiphos-methyl
pyriproxyfen
thiamethoxam

Horowitz và ctv., (1994)
Bloch and Wool, (1994)
Cahill và ctv., (1996a); Erdogan và ctv., (2008)
Cahill và ctv., (1996a)
Cahill và ctv., (1996a)
Grafton – Cardwell và ctv., (1998)
Elbert và Nauen, (2000); Ishaaya và ctv., (2003)
Elbert và ctv., (2000)
Kranthi và ctv., (2001)
Cardona và ctv., (2001)
Cardona và ctv., (2001)
Cardona và ctv., (2001)
Roditakis và ctv., (2005)
Erdogan và ctv., (2008)
Erdogan và ctv., (2008)
Erdogan và ctv., (2008).
Qiu và ctv., (2009)
Qiu và ctv., (2009)
Roditakis và ctv., (2009)
Roditakis và ctv., (2009)
Crowder và ctv., (2009)
Feng và ctv., (2010)


Tính kháng của bọ phấn đối với thuốc trừ sâu đã được báo cáo ở nhiều nước như
Đức, Guatemala, Israel, Ý, Mexico, Nicaragua, Pakistan, Tây Ban Nha, Sudan, Thái
Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Ấn Độ, Colombia, Hy Lạp, Trung Quốc, Brazil. Bọ phấn cũng
phát sinh tính kháng thuốc trừ sâu ở nhiều quốc gia khác nhưng các báo cáo vẫn chưa
được tài liệu hóa chính thức. Tính kháng thuốc trừ sâu của bọ phấn thể hiện trên các
quần thể B. tabaci ở nhiều nơi trên thế giới chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề và sự
cấp thiết của việc quản lý tính kháng.
2.1.5 Nghiên cứu về thiên địch của bọ phấn trắng B. tabaci
2.1.5.1 Nhóm bắt mồi
Theo George S. Wise (1985), trong nhóm ăn mồi, nhện là loài được ghi nhận ăn ấu
trùng bọ phấn B. tabaci bao gồm một số loài như Amblyseius sp., Typhlodromus sp..
Bên cạnh đó tác giả cũng ghi nhận được bọ mắt vàng Chrysoperla sp. cũng là một loài


9
bắt mồi ăn ấu trùng bọ phấn trắng. Tuy nhiên, trong những loài trên không có loài nào
có chức năng kiểm soát bọ phấn một cách hiệu quả.
Theo Lopez-Avila (1986) Gerling (1990), có 19 loài côn trùng thuộc 14 họ
(Chrysophidae, Miridae, Anthocoridae và Cocinellidae) và 11 loài nhện thuộc 12 họ
(Phytoseiidae và Stigmaeidae) là những loài thiên địch bắt mồi của bọ phấn B. tabaci.
Amblyseius swirskii có khả năng ăn trứng và sâu non bọ phấn tuổi một. A. swirskii có
khả năng thiết lập quần thể tốt trên cây ớt ngọt ngay cả khi không có con mồi (Karel và
ctv., 2008).
Delphastus pusillus Leconte (Coleoptera: Coccinellidae) là loài bọ rùa có thể tấn
công tất cả các giai đoạn sống của bọ phấn (Heinz và ctv., 1996). Nhiều loài bọ xít bắt
mồi như Cyrtopeltis, Dicyphus, Macrolophus và Deraocoris cũng được ghi nhận là loài
ăn mồi có hiệu quả đối với bọ phấn trắng (Kapadia và Puri, 1991). Tuy nhiên, các loài
này không có khả năng kiểm soát bọ phấn xuống dưới ngưỡng gây hại (Heinz và ctv.,
1996). Hơn nữa, chúng có thể ăn lẫn nhau và việc nhân nuôi hàng loạt các nhóm bọ xít

ăn mồi này phải thực hiện trong điều kiện đặc biệt để giảm thiểu sự cạnh tranh.
Gần đây, hai loài Euseius scutalis (Phytoseiidae – Acari) và Typhlodromips swiskii
(Phytoseiidae – Acari) cũng đã được ghi nhận là thiên địch của B. tabaci. Chúng không
chỉ ăn các loài côn trùng gây hại cây trồng mà còn ăn được phấn hoa và mật hoa. Do đó
chúng có thể sống sót khi mật số kí chủ thấp. Vì vậy, chúng có khả năng gây hại khi sử
dụng các mô cây làm nguồn thức ăn trong điều kiện thiếu kí chủ (Nomikou và ctv.,
2003).
2.1.5.2 Nhóm nấm gây bệnh
Trên đồng ruộng, loài nấm phổ biến kí sinh B. tabaci hiệu quả là Paecilomyces
fumosoroceus. Các loại nấm kí sinh trên côn trùng khác cũng có hiệu quả đối với B.
tabaci bao gồm Paecilomyces spp., Lecanicillium lecanii, Beauveria bassiana và
Aschersonia spp. (Lawrence và ctv., 2008). Các nấm thuộc chi Archersonia đặc biệt
dùng cho bọ phấn trắng và côn trùng bộ cánh vảy có thể sử dụng là tác nhân sinh học
phòng trừ bọ phấn B. tabaci và T. vaporariorum (Meek và ctv., 2002). Gindin và ctv.
(2000) kết luận Verticillium lecanii có thể kiểm soát 95-98% ấu trùng Bemisia
argentifolii đang nở. Còn theo Poprawski và Jones (2001), Beauveria bassiana và
Paecilomyces fumosoroseus có khả năng phòng trừ tốt ấu trùng của bọ phấn gây hại trên


10
các cây trồng thuộc họ bầu bí. Tuy nhiên, các nấm gây bệnh không phải là tác nhân biến
động, vì vậy hiệu quả của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi phương pháp và tần số áp
dụng và kết quả là tốn nhiều chi phí (Ardeh, 2004).
2.1.5.3 Nhóm kí sinh
Gerling và ctv. (2001) đã ghi nhận có 34 loài thuộc chi Encarsia , 12 loài thuộc chi
Eretmocerus, 2 loài thuộc chi Amitus, 1 loài thuộc mỗi chi Signiphora và Methycus là
các loài ong kí sinh sâu non bọ phấn trắng. Amitus fuscipennis có triển vọng trong
phòng trừ bọ phấn trắng T. vaporariorum ở môi trường nhà kính không quá khô hoặc
quá ấm (Manzano và ctv., 2000; Devis, 2001). Loài Amitus khác, Amitus hesperidium
cùng với Encarsia opulenta đã được phóng thích tại đảo Carribean của Cộng hòa

Dominica để kiểm soát rầy đen (blackfly) trên vườn cây có múi (Martin, 1999). Theo
Zhang và ctv. (2003, 2004), ở Trung Quốc có 19 loài ong kí sinh bọ phấn trong đó có
Encarsia formosa Gahan, Encarsia pergandiella Howard và Encarsia mundus Mercet
(Aphelinidae – Hymenoptera). Encarsia formosa là loài kí sinh được sử dụng rộng rãi
trên thế giới để phòng trừ bọ phấn trên các loại cây rau và cây cảnh trồng trong nhà kính
(Hoddle và ctv., 1998).
2.2 Nghiên cứu về ong Encarsia spp.
2.2.1 Ong kí sinh Encarsia spp.
Các loài ong kí sinh thuộc giống Encarsia có vai trò quan trọng trong việc phòng
trừ sinh học đối với bọ phấn trắng như E. formosa kiểm soát bọ phấn trắng nhà lưới
(van Lenteren, 1986), E. inaron kiểm soát bọ phấn đen (ash whitefly) (Gould và ctv.,
1992) và E. lahorensis kiểm soát bọ phấn trên cây có múi (Argov, 1986). Ở California
(Hoa Kì), một số loài Encarsia khác đã được bổ sung trong công tác phòng trừ bọ phấn
gồm các loài E. protransvena, E. transvena (E. sophia) đối với B. tabaci và E. variegata
đối với bọ phấn trắng cây có múi (Gerling và ctv, 2001).
Mặc dù được sử dụng thường xuyên nhưng những hiểu biết về đặc tính sinh học
cũng như các đặc điểm phân loại của một số loài Encarsia vẫn còn rất hạn chế (Gerling
và ctv., 2001). Trước đây, các loài thuộc giống Encarsia được xếp theo nhóm chuyên
biệt dựa trên các đặc tính giống nhau về hình thái của chúng. Điều này có thể dẫn đến
sự nhầm lẫn về tập tính hoạt động và sự tương thích kí chủ, những yếu tố quan trọng
trong các chương trình kiểm soát sinh học bọ phấn (van Lenteren và Martin, 1999).


11
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện trong việc phân loại và định danh loài trong giống
Encarsia. Ngoài phương pháp phân loại dựa vào các đặc điểm hình thái, phương pháp
phân tích cấu trúc ADN (phương pháp sinh học phân tử) cũng đã được sử dụng nhằm
đưa ra hệ thống phân loại hoàn chỉnh (Heraty và Polaszek, 2000). Theo báo cáo gần đây
của Heraty và ctv. (2007), giống Encarsia có 336 loài ong kí sinh đã được ghi nhận và
mô tả trên thế giới.

Các loài ong thuộc chi Encarsia thuộc loại nội kí sinh đơn. Con cái phát triển trên
sâu non bọ phấn trắng hay rệp vảy. Con đực có thể phát triển trên cùng loại kí chủ như
con cái hoặc phát triển dưới dạng kí sinh bậc hai trên các loài côn trùng kí sinh họ
Aphelinidae, kí sinh trứng của côn trùng bộ cánh vảy hay các loại vật chủ khác (Walter,
1983; Gerling, 1990b; Hunter và ctv., 1996b). Ong Encarsia spp. đều kí sinh trong cơ thể
sâu non bọ phấn và vũ hóa từ xác sâu non bọ phấn tuổi 4. Chúng tấn công sâu non bọ
phấn từ tuổi 2 đến tuổi 4 và đặc biệt ưa thích đẻ trứng trên sâu non bọ phấn tuổi nhỏ. Ong
trưởng thành thuộc dạng “synovigenic”, chúng vừa đẻ trứng vừa ăn thêm để tiếp tục phát
triển trứng trong buồng trứng (Gerling, 1990b). Mặc dù thời gian phát triển vòng đời và
khả năng đẻ trứng rất khác biệt giữa các loài và tùy thuộc vào điều kiện môi trường, tuy
nhiên có một vài điểm tổng quát ghi nhận về ong Encarsia spp. như sau. Vòng đời của
ong Encarsia spp. kéo dài khoảng từ 12 – 25 ngày tùy điều kiện môi trường và loại kí
chủ (Gerling và ctv, 2001). Khả năng đẻ trứng của ong Encarsia spp. thấp hơn ong
Eretmocerus spp. nhưng khả năng đẻ trứng của cả 2 nhóm ong này đều không đạt được
mức độ lí tưởng như ong Amitus spp. (trên 60 trứng/con cái) (Arakawa, 1982).
Các thí nghiệm trước đây cho thấy rằng ong không thể nhận biết được cây bị
nhiễm bọ phấn khi cho ong tiếp xúc với quần thể gồm cây bị nhiễm và cây không bị
nhiễm bọ phấn (van Lenteren và Martin, 1999). Quá trình tìm kiếm kí chủ được thực
hiện qua sự kiểm tra ngẫu nhiên trên mặt lá trong tầm nhìn hạn chế của ong (khoảng 1
mm) (van Lenteren và Martin, 1999; các quan sát cá nhân của Gerling). Khứu giác đóng
vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm kí chủ và ong cái nhanh chóng tìm được đối
tượng khi chúng bắt gặp chất mật do bọ phấn tiết ra trên mặt lá (Shimron và ctv., 1992).
Nghiên cứu của Shimron và ctv. (1992) cũng cho thấy rằng ong có phản ứng bắt mồi rất
tốt với liều lượng mật chỉ do 1 sâu non bọ phấn tiết ra. Thời gian tìm kiếm trên một lá
phụ thuộc vào các kết quả tìm kiếm trước đó, vì vậy thời gian tìm kiếm 1 kí chủ sẽ dài


12
ra nếu ong tìm được kí chủ đã bị kí sinh (Shimron và ctv., 1992; van Lenteren và
Martin, 1999). Theo Shimron và ctv. (1992), khi bắt gặp chất bài tiết của sâu non bọ

phấn, tốc độ di chuyển của ong giảm xuống (từ 0,8 mm/s còn 0,3 mm/s) nhưng góc độ
tìm kiếm tăng lên (từ 267.9o lên 979.2o/cm).
Nhiều loài ong kí sinh thuộc giống Encarsia đã được nhân nuôi thiết lập quần thể
và phóng thích ngoài đồng trong kiểm soát sinh học sâu non bọ phấn trắng. Được biết
đến nhiều nhất là E. formosa, loài ong thường được sử dụng phòng trừ bọ phấn trắng
trong nhà lưới (van Lenteren và Martin, 1999). Một số loài khác đã được phóng thích để
kiểm soát bọ phấn trắng B. tabaci như E. nigricephala, E. pergandiella và E. sophia
(Hoelmer, 1996; Goolsby và ctv., 2000). Quần thể sinh sản vô tính của ong E. hispida đã
cho thấy triển vọng đối với việc kiểm soát sinh học bọ phấn trắng B. tabaci trên cây cà
chua trồng trong nhà kính (Onillon và Maignet, 2000). Tuy nhiên, ong E. pergandiella
lại cho kết quả ngược lại, làm giảm lượng kí sinh bọ phấn trắng (Onillon và ctv., 1994).
Tương tự, Gabarra và ctv. (1999) ghi nhận rằng hiệu quả kí sinh của E. formosa trên bọ
phấn trắng nhà lưới ở vùng Địa Trung Hải bị giảm khi kết hợp phòng trừ với ong ngoại
lai E. pergandiella. Theo Gerling và ctv. (2001), sự giảm hiệu quả kí sinh khi sử dụng
kết hợp 2 loài E. formosa và E. pergandiella có thể do đặc tính kí sinh bậc hai của con
đực E. pergandiella lên sâu non ong họ Aphelinidae. Ngược lại, Heinz và Nelson (1996)
lại cho rằng tương tác giữa E. formosa và E. pergandiella có thể thuận lợi cho kiểm soát
sinh học bằng việc sử dụng nguồn ong kí sinh ban đầu có khả năng thích ứng từ loại kí
chủ này sang loại kí chủ khác. Bográn và ctv. (2002) báo cáo rằng phóng thích đồng thời
E. formosa và E. pergandiella đã làm giảm mức độ kí sinh vật chủ của ong. Tuy nhiên,
theo Gerling và ctv. (2001) mật số quần thể ong ban đầu đã tác động dẫn đến kết quả
xảy ra tương tác cạnh tranh giữa E. formosa và E. pergandiella. Các nghiên cứu tương
tự được thực hiện bởi Hunter và ctv. (2002) cũng chỉ ra rằng hiện tượng kí sinh bậc hai
của E. sophia trên E. eremicus có ảnh hưởng không lớn trong kiểm soát bọ phấn trắng B.
tabaci. Điều đáng ghi nhận khác nữa trong kết quả nghiên cứu của Mills và Gutierrez
(1996) đó là chỉ trong những điều kiện cụ thể thích hợp, sự kí sinh bậc hai mới có thể
phá vỡ việc kiểm soát bọ phấn của nguồn ong kí sinh ban đầu.


13

2.2.2 Các nghiên cứu về ong kí sinh E. transvena
Ong kí sinh E. transvena được báo cáo và miêu tả đầu tiên bởi Timberlake (1926)
với tên gọi Prospaltella transvena. Ngoài ra, E. transvena còn có tên gọi khác E. sophia
(Heraty và Polaszek, 2000). E. transvena phân bố chủ yếu từ vùng nhiệt đới châu Phi
kéo dài sang châu Á và châu Đại Dương (Heraty và ctv., 2007). Phổ kí chủ của E.
transvena chủ yếu là côn trùng thuộc họ Aleyrodidae, bộ cánh đều Homoptera trong đó
có 2 loài phổ biến là B. tabaci Gennadius (Polaszek và ctv., 1992; Hayat, 1989a;
Gerling, 1985; Schmidt và ctv., 2001) và T. vaporariorum Westwood (Polaszek và ctv.,
1992; Timberlake, 1926; Gerling, 1985; Schmidth và ctv., 2001).
Theo Huang và Polaszek (1998), trưởng thành cái của E. transvena là một loại ong
nhỏ toàn thân màu vàng nhạt. Râu màu vàng với đoạn cuối roi râu màu nâu vàng nhạt.
Cặp cánh trước và các cặp chân trong suốt. Con đực sậm màu hơn con cái, đặc biệt là ở
một vài đốt bụng đầu tiên, phần nách giữa mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau
và phần phía trước của mảnh lưng ngực giữa đều có màu nâu sậm. Về đặc điểm hình
thái để phân loại và định danh E. transvena, Huang và Polaszek (1998) đã mô tả là trên
đầu của ong có vùng “stemmaticum” với 3 mắt đơn, 5 gai lông và những vân ngang tại
vùng mắt này. Râu đầu gối gồm 1 đốt cuống râu, 1 đốt chân râu và 6 đốt roi râu. Các đốt
roi râu từ 1 đến 6 có những vân dọc trên đốt theo thứ tự sau 0 – 1 hoặc 2 – 1 – 2 – 2 – 2.
Phần giữa của mảnh lưng ngực giữa có số gai lông sắp xếp theo công thức 4 + 2 + 2, 4 +
1 + 2 + 2 hay 4 + 2 + 2 + 2. Mỗi phần bên của mảnh lưng ngực giữa có 3 gai lông. Gần
vùng rìa mép sau cánh trước có 1 vùng lông mọc dài hơn các lông tơ. Trên mạch phụ
cánh trước có 2 gai lông, mạch chính cánh trước có từ 6 – 9 gai lông. Các đốt bàn chân
có cấu tạo 5 – 5 – 5. Các đốt bụng từ thứ 2 đến thứ 7 có số gai lông lần lượt 1 + 1, 1 + 1,
1 + 1, 2 + 2, 2 + 2, 4.
Gerling (1983) đã có những quan sát, nghiên cứu ban đầu về E. transvena và ghi
nhận các con cái đã giao phối được tìm thấy hầu hết trên những lá có sâu non bọ phấn
tuổi nhỏ. Thời gian phát triển từ trứng đến khi ong vũ hóa là 15 ngày. Cũng như các loài
khác trong cùng giống, các con đực của E. transvena phát triển kí sinh bậc hai trên con
cái hoặc trên các loài khác cùng họ Aphelinidae như E. formosa hay E. nr. haldemani.
Hoạt động giao phối của ong diễn ra trong thời gian ngắn sau khi vũ hóa. Tỉ lệ giới tính

khi điều tra trên đồng ruộng thiên về con cái, tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu, chưa


14
có tính toán thống kê quần thể nào được thực hiện nên không có số liệu chính xác.
Gerling chỉ ghi nhận theo ước lượng cá nhân của ông thì tỉ lệ ong đực – cái trên đồng
ruộng thường ở mức rất thấp 1: 33 hoặc không tìm thấy con đực nào.
Các kết quả thí nghiệm của Antony và ctv. (2003) cho thấy E. transvena là loại
ong nội kí sinh đơn, ngoài hình thức sinh sản hữu tính còn có sinh sản đơn tính toàn
đực. Trứng đã thụ tinh được đẻ bên trong sâu non bọ phấn trắng và phát triển thành ong
kí sinh đực hoặc cái. Ong đực sinh ra từ trứng không thụ tinh và phát triển dưới dạng kí
sinh bậc 2 trên con cái cùng loài hoặc ong kí sinh thuộc họ Aphelinidae. Sự phát triển
của cá thể cái và đực đều trải qua các giai đoạn trứng, 3 tuổi sâu non, tiền nhộng và
nhộng. Vòng đời của ong cái từ 11,3 – 15,0 ngày và của ong đực từ 12,1 – 14,6 ngày.
Ong E. transvena cái có thể phát triển trên tất cả các tuổi sâu non bọ phấn nhưng tuổi kí
chủ ưa thích là tuổi 3 và đầu tuổi 4. Tỉ lệ sâu non bị kí sinh cao nhất ở tuổi 3 và đầu tuổi
4, thấp nhất ở tuổi 1 và cuối tuổi 4.
Nghiên cứu về cấu tạo bộ phận đẻ trứng của ong E. transvena, Gerling (1998) đã
chỉ ra rằng cấu tạo máng đẻ trứng trên đã ảnh hưởng đến tập tính đẻ trứng của ong. Ong
E. transvena có máng đẻ trứng trên thon gọn và khá cứng chắc với những mấu răng cưa
sắc nhọn. Cấu tạo thuôn nhọn và cứng chắc của máng đẻ trứng trên rất phù hợp với vai
trò của một kim chích để đâm thủng cơ thể sâu non bọ phấn. Ngoài ra, máng đẻ trứng
trên còn có tác dụng như lưỡi cưa và những mấu răng sắc nhọn giúp tăng hiệu quả khi
ong cắt cơ thể kí chủ (Quicke, 1997). Hơn nữa, sự hiện diện của những chóp nhọn được
bọc lớp cutin dày trên máng đẻ trứng dưới của ong cũng có tác dụng hỗ trợ cho quá
trình xuyên thủng cơ thể vật chủ. Kết quả trên đã giúp giải thích được những quan sát
về tập tính đẻ trứng của ong Encarsia spp. của các tác giả trước. Ong cái đẻ trứng bằng
cách đứng trên lưng sâu non bọ phấn trắng, dùng bộ phận đẻ trứng đâm thủng lớp cutin
trên mặt lưng sâu non bọ phấn và đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu non bọ phấn (van
Lenteren và ctv., 1976).

Simmon và Abd – Rabou (2005) đã nghiên cứu hiệu quả kí sinh của E. transvena
đối với bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 loại cây trồng bắp cải, dưa leo và cà tím. Kết quả
cho thấy hiệu quả kí sinh sâu non B. tabaci của ong E. transvena trên bắp cải là cao nhất
(45,7 ± 6,2 %/ tuần), tiếp theo là trên cà tím (42,7 ± 6,4%/ tuần), thấp nhất là trên dưa
leo (30.7 ± 4,4%/ tuần).


15
Luo và Liu (2010) đã khảo sát sự tương thích kí chủ và hiệu quả phòng trừ bọ
phấn của E. transvena trên 2 loài T. vaporariorum và B. tabaci. Kết quả ghi nhận được
ong vũ hóa từ vật chủ T. vaporariorum có kích thước lớn hơn ong vũ hóa từ vật chủ B.
tabaci. Trong điều kiện thiếu thức ăn, tuổi thọ của ong vũ hóa từ vật chủ T.
vaporariorum cao hơn tuổi thọ ong vũ hóa từ vật chủ B. tabaci. Tuy nhiên vòng đời của
E. transvena khi phát triển trên 2 loại vật chủ là như nhau. Hơn nữa, ong vũ hóa từ T.
vaporariorum kí sinh sâu non bọ phấn nhiều hơn ong vũ hóa từ B. tabaci.
Đối với hiện tượng ăn thêm (host – feeding) và kí sinh bậc hai (autoparasitism),
Gerling và Rejouan (2003) đã báo cáo rằng thời kì nhộng non (tiền nhộng) của ong dễ bị
tấn công hơn thời kì nhộng tuổi lớn.
Kết quả báo cáo về nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên ong E. transvena
của Aggarwal và Brar (2006) đã cho thấy các nhóm thuốc chlorpyriphos, endosulfan và
triazophos thể hiện độc tính cao đối với ong ở cả hai phương pháp xông hơi và tiếp xúc.
Trong khi đó, nhóm thuốc thảo dược chiết xuất từ cây neem không gây độc với thành
trùng E. transvena ở phương pháp xông hơi và chỉ thể hiện độc tính đáng kể với thành
trùng E. transvena ở một mức liều lượng nhất định khi cho ăn trực tiếp. Thêm nữa,
thuốc trừ sâu thảo dược NeemAzal T/S (1,0%) khi khảo nghiệm với liều lượng thấp
(200mg/l) không ảnh hưởng đến tỉ lệ vũ hóa của ong nhưng có sự giảm tỉ lệ vũ hóa đáng
kể khi áp dụng với liều lượng cao hơn (800mg/l).
2.3 Phản ứng chức năng và phản ứng số lượng
Holling (1959) đã nghiên cứu sự ăn mồi của những động vật có vú nhỏ với ong ăn
lá thông và nhận thấy mức độ ăn mồi tăng khi mật số con mồi trong quần thể tăng. Kết

quả này xảy ra từ 2 tác động:
(1)

Mỗi con ăn mồi sẽ tăng lượng tiêu thụ thức ăn khi tiếp xúc với quần thể con

mồi có mật số cao hơn.
(2)

Mật số con ăn mồi tăng lên khi mật số con mồi tăng.

Holling gọi 2 tác động này của quần thể con ăn mồi đối với con mồi dưới 2 dạng
phản ứng khác nhau là phản ứng chức năng (1) và phản ứng số lượng (2).
2.3.1 Phản ứng chức năng
Holling (1959) đã đề ra phương trình phản ứng chức năng mà cho đến nay trở nên
rất phổ biến đối với các nhà sinh thái học. Phương trình này thường được gọi là


16
“phương trình đĩa” (“disc equation”) vì Holling đã sử dụng các đĩa giấy để ước lượng
vùng tìm kiếm của con ăn mồi. Xét về mặt toán học, phương trình này tương đương với
phương trình “enzyme kinetics” được phát triển bởi Lenor Michaelis và Maude Menten
năm 1913.
Phương trình này minh họa chủ yếu về thời gian trong sinh thái hành vi của động
vật. Qua đó, tác giả cho rằng một con ăn mồi dành thời gian của nó cho 2 hoạt động
chính
ƒ

Thời gian tìm kiếm con mồi

ƒ


Thời gian tiêu diệt con mồi bao gồm các hoạt động: săn đuổi, giết, ăn và

tiêu hóa mồi.
Mức tiêu thụ của một con ăn mồi bị giới hạn trong phương trình này vì nếu mật số
con mồi rất dồi dào đến mức không tốn thời gian cho việc tìm kiếm, con ăn mồi vẫn
phải cần thời gian để tiêu diệt con mồi.
Như vậy, tổng thời gian mà một con ăn mồi dành ra trong hoạt động ăn mồi của
chúng bằng thời gian tìm kiếm cộng với thời gian tiêu diệt con mồi. Ta có phương trình
T = Tsearch + Thandling
trong đó, T là tổng thời gian, Tsearch là thời gian tìm kiếm con mồi và Thandling là thời gian
tiêu diệt con mồi.
Giả sử 1 con ăn mồi bắt được Ha con mồi trong suốt thời gian T. Tổng thời gian
tiêu diệt mồi tỉ lệ thuận với số con mồi bắt được
Thandling = HaTh
với Th là thời gian tiêu diệt 1 con mồi.
Bắt mồi được cho là một quá trình ngẫu nhiên. Một con ăn mồi thực hiện tìm kiếm
trên một vùng diện tích a trong một đơn vị thời gian (ở đây chỉ tính thời gian tìm kiếm)
và bắt tất cả con mồi được tìm thấy trên diện tích đó. Vùng diện tích giới hạn a thường
được gọi là “vùng truy tìm”, tuy nhiên nó cũng được gọi là “mức tìm kiếm”.
Sau khi dành thời gian Tsearch để tìm kiếm con mồi, con ăn mồi kiểm tra trên vùng
diện tích = a.Tsearch và bắt được a.H.Tsearch con mồi trong đó H là mật số con mồi trên
một đơn vị diện tích
Ha = a.H.Tsearch
Do đó


×