Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT 3 GIỐNG HOA MƯỜI GIỜ VÀ 2 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT 3 GIỐNG HOA MƯỜI GIỜ VÀ 2 LOẠI PHÂN
BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ XUÂN TÌNH
Ngành: NÔNG HỌC
Khóa: 2007-2011

Tháng 8/2011


KHẢO SÁT 3 GIỐNG HOA MƯỜI GIỜ VÀ 2 LOẠI PHÂN
BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC

Tác giả

NGUYỄN THỊ XUÂN TÌNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 8/2011


 

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn
được sự giúp đỡ tận tình của các nhân và tập thể. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến:
Cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp.
Khoa Nông Học, Bộ môn Nông Hóa – Thổ Nhưỡng cùng tất cả các thầy cô giáo
của trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc xin dành cho bố mẹ, bạn bè đã chia sẽ, động
viên và giúp đỡ tôi trong cuộc sống, trong học tập, đặc biệt trong thời gian thực hiện
đề tài để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

TP. Hồ Chí Minh 08/2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Xuân Tình

 

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ khảo sát 3 giống hoa mười giờ và 2 loại phân bón lá đến sự
sinh trưởng và phát triển trên vùng đất xám Thủ Đức ” được tiến hành tại trại thực

nghiệm Nông học - trường Đại học Nông Lâm, phường Linh Trung, huyện Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện tháng 03/2011 đến tháng 05/2011.
Nội dung nghiên cứu
Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của 3 giống hoa mười giờ: mười
giờ ta, mười giờ Thái, mười giờ sam.
Khảo sát hiệu quả của phân bón lá ảnh hưởng lên hoa mười giờ.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hai yếu tố theo kiểu lô phụ, 3 lần lặp lại. Yếu tố
chính là 3 giống hoa mười giờ được mã hóa là B1, B2, B3.Yếu tố phụ là 2 loại phân
bón lá và đối chứng ( nước lã) được mã hóa là A1, A2, A3.
Kết quả đạt được
Số nhánh: đối với số nhánh cấp 1 mười giờ ta cho số nhánh cấp 1 cao nhất;
phân Đầu Trâu 009 giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt cho số nhánh nhiều nhất. Đối
với số nhánh cấp 2 mười giờ sam cho số nhánh cấp 2 cao nhất; phân Đầu Trâu 009
giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho số nhánh nhiều nhất.
Chiều dài nhánh: đối với nhánh cấp 1 chiều dài nhánh cấp 1 của mười giờ sam
là dài nhất; phân Đầu Trâu 009 giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt giúp nhánh ra
dài. Đối với số nhánh cấp 2 chiều dài nhánh cấp 2 của mười giờ Thái là dài nhất; phân
Đầu Trâu 009 giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho nhánh dài nhất.
Số lá: đối với số lá cấp 1: mười giờ sam cho số lá cấp 1 nhiều nhất.; phân Đầu
Trâu 009 giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho số lá nhiều hơn so với phân
Growmore 20-20-20, đối chứng. Đối với số lá cấp 2: mười giờ Thái cho số lá cấp 2
nhiều nhất, phân Đầu Trâu 009 giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho số lá nhiều
hơn so với phân Growmore 20-20-20, đối chứng.
Số nụ: mười giờ Thái cho số nụ nhiều hơn mười giờ ta, mười giờ sam. Phân
Đầu Trâu 009 giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho số nụ nhiều hơn phân
Growmore 20-20-20, đối chứng.
 

iii



Số hoa: mười giờ sam cho số hoa nhiều hơn mười giờ Thái, mười giờ ta. Phân
Đầu Trâu 009 giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho số hoa nhiều hơn phân
Growmore 20-20-20, đối chứng.
Đường kính hoa: hoa mười giờ Thái có đường kính hoa lớn nhất. Phân Đầu
Trâu 009 giúp cây phát triển tốt để cho hoa to nhất.
Khả năng tạo thảm phủ: mười giờ Thái tạo thảm phủ nhanh hơn mười giờ ta,
mười giờ sam. Phân Đầu Trâu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt tạo thảm phủ
nhanh hơn phân Growmore 20-20-20, đối chứng.
Trọng lượng khô: mười giờ sam cho trọng lượng khô nhiều nhất. Phân Đầu
Trâu 009 được cây hấp thụ nhiều hơn phân Growmore 20-20-20, đối chứng.
Tóm lại: qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy giống mười giờ Thái có khả năng
sinh trưởng và phát triển thích hợp để trồng tạo thảm phủ và làm đẹp cảnh quan kết
hợp với phân Đầu Trâu 009 thích hợp cho hoa mười giờ sinh trưởng và phát triển tốt
hơn phân Growmore 20-20-20.

 

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ xi

Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn .....................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh ...............................................................................3
2.1.1 Trên thế giới ...........................................................................................................3
2.1.2 Trong nước .............................................................................................................5
2.2 Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học hoa mười giờ ..................................................8
2.2.1 Nguồn gốc...............................................................................................................8
2.2.2 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................9
2.2.2.1 Hoa mười giờ ta ...................................................................................................9
2.2.2.2 Hoa mười giờ Thái: .............................................................................................9
2.2.2.3 Hoa mười giờ sam: ..............................................................................................9
2.3 Các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm ...........................................................10
2.3.1 Growmore 20-20-20+ TE .....................................................................................10
 

v


2.3.2 Phân Đầu Trâu 009 ...............................................................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................11
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................11
3.1.1. Thời gian thực hiện thí nghiệm. ..........................................................................11
3.1.2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm. ...........................................................................11
3.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên .....................................................................................11
3.3. Đặc tính lý hóa của đất trước thí nghiệm ...............................................................12
3.4 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................12

3.5 Phương pháp thí nghiệm..........................................................................................12
3.5.1 Bố trí thí nghiệm. ..................................................................................................12
3.5.2 Các nghiệm thức thí nghiệm.................................................................................13
3.5.3 Sơ đồ thí nghiệm...................................................................................................13
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .....................................................................13
3.6.1 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................13
3.6.2 Phương pháp theo dõi ...........................................................................................14
3.7 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ..........................................................................15
3.7.1 Chỉ tiêu .................................................................................................................15
3.7.2 Phương pháp phân tích .........................................................................................15
3.8 Xử lý số liệu ............................................................................................................15
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..........................................................................16
4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây hoa mười giờ ........................................16
4.1.1 Số nhánh ...............................................................................................................16
4.1.2 Tốc độ ra nhánh (số nhánh/cây/ngày) ..................................................................20
4.1.3 Chiều dài nhánh. ...................................................................................................22
4.1.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài nhánh (cm) ............................................................26
4.1.4 Số lá các cấp (lá/nhánh) ........................................................................................28
 

vi


4.1.5 Tốc độ ra lá (số lá/nhánh/cây) ..............................................................................32
4.1.6 Số nụ (nụ/cây/m2) .................................................................................................34
4.1.7 Số hoa (hoa/cây/ m2) ............................................................................................34
4.1.8 Đường kính hoa (cm)............................................................................................35
4.2 Trọng lượng khô (g/m2). ..........................................................................................36
4.3 Thời gian che phủ đất (NST) ...................................................................................37
4.4 Chi phí đầu tư ..........................................................................................................38

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1 Kết luận....................................................................................................................39
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC

 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

DN

Doanh nghiệp

ĐC

Đối chứng

EU

Liên minh châu Âu

Ha


Hectare – héc ta

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NST

Ngày sau trồng

PBL

Phân bón lá

TB

Trung bình

TBPBL

Trung bình phân bón lá

TLK

Trọng lượng khô

TNPH

Trắc nghiệm phân hạng


USD

Đô la Mỹ

 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng của khu vực thành phố Hồ Chí Minh................................11
Bảng 3.2 Một số đặc tính của đất trước thí nghiệm ......................................................12
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên số lượng nhánh
cấp 1 của hoa mười giờ..................................................................................................16
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên số lượng nhánh
cấp 2 của hoa mười giờ..................................................................................................18
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên chiều dài nhánh
cấp 1 của hoa mười giờ..................................................................................................22
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên chiều dài nhánh
cấp 2 của hoa mười giờ..................................................................................................24
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên số lá cấp 1 của hoa
mười giờ .........................................................................................................................29
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên số lá cấp 2 của hoa
mười giờ ........................................................................................................................30
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các giống và loại phân bón lá lên số nụ hoa ........................34
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên số hoa ................34
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các giống và các loại phân bón lá lên đường kính hoa ........35
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên trọng lượng khô
của hoa mười giờ ...........................................................................................................36

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các giống hoa và các loại phân bón lá lên thời gian phủ đất
của hoa mười giờ ...........................................................................................................37
Bảng 4.12 Chi phí đầu tư ..............................................................................................38

 

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của các giống và các loại phân bón lá lên tốc độ ra nhánh cấp 1
............................................................................................................................................ 20
Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của các giống và các loại phân bón lá lên tốc độ ra nhánh cấp 2
............................................................................................................................................ 21
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của các giống và các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều dài nhánh cấp 1......................................................................................................... 26
Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của các giống và các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều dài nhánh cấp 2......................................................................................................... 27
Biểu đồ 4.5 Ảnh huởng của các giống và các loại phân bón là đến tốc độ ra lá cấp 1 ... 32
Biểu đồ 4.6 Ảnh huởng của các giống và các loại phân bón là đến tốc độ ra lá cấp 2 ... 33 

 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Toàn cảnh khu thí nghiệm ( giai đoạn 14 ngày sau khi trồng). ........................44

Hình 2 Toàn cảnh khu thí nghiệm ( giai đoạn 21 ngày sau khi trồng). ........................44
Hình 3 Toàn cảnh khu thí nghiệm (giai đoạn 28 ngày sau khi trồng). .........................45
Hình 4 Toàn cảnh khu thí nghiệm ( giai đoạn 35 ngày sau khi trồng). ........................45
Hình 5 Toàn cảnh khu thí nghiệm ( giai đoạn 42 ngày sau khi trồng). ........................46
Hình 6 Nghiệm thức A1B1 đã phủ hết ô thí nghiệm. ...................................................46
Hình 7 Hoa mười giờ ta ................................................................................................47
Hình 8 Hoa mười giờ Thái ............................................................................................48
Hình 9 Hoa mười giờ sam.............................................................................................49

 

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu hình ảnh hoa mười giờ đã khá quen thuộc với người dân Việt Nam qua
những câu thơ hay qua bài hát “ hoa mười giờ” khá nổi tiếng của nhạc sĩ Đài Trang.
Hoa mười giờ được nhân dân ta truyền tụng rằng : “hỡi ai đi đông về tây, thuốc tiên
chữa bỏng là cây mười giờ, lấy cây mười giờ giã nhỏ đắp ngay, vừa đắp vừa trở liền
tay, vết bỏng hết rát khỏi ngay tức thì”. Hoa mười giờ còn được trồng làm cây cảnh rất
đẹp: hoa trồng trong chậu nhỏ trưng trước hiên nhà hay được trồng trong chậu xung
quanh dưới cây cảnh lớn hay trồng làm thảm hoa trước ngõ tô điểm thêm vẻ đẹp thanh
bình cho ngôi nhà.
Ngày xưa, nhân dân trồng hoa mười giờ gọi là hoa mười giờ ta, hoa chủ yếu
màu tím hồng hay màu trắng phớt hồng. Ngày nay, dựa vào nhu cầu thưởng thức cái
đẹp của nhân dân, nước ta đã nhập về một số giống hoa mười giờ ngoại nhập với nhiều
màu sắc: đỏ, hồng, cam, vàng, trắng. Với nhiều giống mười giờ nhiều màu sắc như
hiện nay, hoa mười giờ được ứng dụng rất nhiều trong hoa viên cây cảnh: hoa được

trồng trong chậu nhỏ làm hoa treo, trồng làm thảm hoa ở các công viên hay dọc các
đường xa lộ, trồng trang trí cho khu vườn tại nhà.
Hoa mười giờ được nhân dân ta trồng khá phổ biến vì hoa có những ưu điểm
sau: Chịu hạn tốt, không kén đất. Dễ trồng chỉ cần cắt ngang thân giâm xuống đất là
sống. Khả năng phủ đất nhanh, giữ ẩm cho đất. Yêu cầu dinh dưỡng không cao. Ít sâu
bệnh. Hạn chế xói mòn đất. Cạnh tranh cỏ dại. Một giống nhưng có nhiều màu sắc nên
làm đẹp cảnh quan và là thuốc chữa bỏng hiệu nghiệm mà nhiều người chưa được biết
đến nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “khảo sát 3 giống hoa mười giờ và 2
loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển trên vùng đất xám Thủ Đức”.
 

1


1.2 Mục đích
- Tìm ra giống hoa mười giờ có hiệu quả cao trong việc kết hợp với phân bón lá
để tạo thảm phủ nhanh, tạo nhiều hoa to và đẹp nhằm tôn vinh cảnh quan.
1.3 Yêu cầu
- Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của 3 giống hoa mười giờ: mười
giờ ta, mười giờ Thái, mười giờ sam.
- Khảo sát hiệu quả của phân bón lá ảnh hưởng lên hoa mười giờ.
1.4 Giới hạn
- Do kinh phí hạn hẹp nên thí nghiệm chỉ thực hiện trên 3 giống hoa mười giờ
và 2 loại phân bón lá.

 

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh
2.1.1 Trên thế giới
Hiện nay, các nước như Hà Lan, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc được xem là
những nước sản xuất hoa lớn nhất trên thế giới. Ngành sản xuất hoa đã trở thành ngành
thương mại mang lại lợi nhuận cao của những nước trên.
Ở Hà Lan, công nghiệp hoa được coi là ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế
Hà Lan. Ngành công nghiệp hoa Hà Lan có từ rất lâu đời, mà tiêu biểu nhất là loài hoa
tulip xuất hiện từ thế kỷ XVII. Từ những năm 1970, việc sản xuất và xuất khẩu hoa đã
mang lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này. Năm 1996, Hà Lan có khoảng 2 triệu hécta
đất nông nghiệp, trong đó 109.000ha trồng hoa, quả, làm vườn, 12.200 ha trồng hoa và
rau trong nhà kính; 108.000 trang trại hoa với khoảng 135.000 công nhân làm việc thường
xuyên. Năm 2005, nông dân Hà Lan đã tạo ra 17 tỷ Euro bằng việc xuất khẩu hoa.
FloraHollan và Aalseer là 2 trung tâm đấu giá hoa lớn nhất Hà Lan. Lượng hoa giao dịch
qua các bảng điện tử ở đây chiếm khoảng 60% sản lượng hoa trên thị trường thế giới
()
Đối với ngành hoa Ấn Độ đã có những bước khởi sắc đáng kể nhờ nhu cầu tiêu thụ
hoa tươi ở khu vực EU tăng cao. Những loại hoa của Ấn Độ đang được tiêu thụ mạnh ở
EU có thể kể đến như hồng Hà Lan, hoa đồng tiền và hoa cẩm chướng. Bên cạnh những
vùng trồng hoa lớn như Bangalore, Kolkata và Pune, hoa từ một số khu vực mới như
Surat ở Navasari- phía nam Gujarat - Ấn Độ cũng đã dần tìm được chỗ đứng trên thị
trường. Theo đại diện cơ sở xuất khẩu ở Navasari, số lượng các dự án kinh doanh hoa ở
hai khu vực Surat và Navasari tăng mạnh trong thời gian qua là bằng chứng chứng tỏ xu
 

3



hướng phát triển nhanh chóng của ngành hoa Ấn Độ. Theo thống kê, nếu như trong năm
2003 dự án trồng hoa đầu tiên được triển khai ở Gujarat và ngày nay đã có trên 64 dự án
như vậy ở hai khu vực này, diện tích đất trồng hoa ở Ấn Độ cũng tăng mạnh đạt 60-70
hecta trong năm 2007, gấp trên 10 lần năm 2003 ()
Những loại hoa trồng nhiều ở phía nam Gujarat là hồng Hà Lan, hoa đồng tiền và
cẩm chướng. Hoa lili cũng được trồng ở Navasari nhưng chủ yếu cung cấp thị trường
nội địa do loại hoa này rất nhanh hỏng. Theo thống kê, mỗi hecta đất trồng hoa ở khu
vực này cho thu nhập khoảng 1,5 đến 2 triệu rupi. Thị trường xuất khẩu hoa lớn của Ấn
Độ là Hà Lan, Đức, Anh, Italia và Pháp. Trong đó, xuất khẩu sang Hà Lan chiếm tới
50%. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu hoa truyền thống nói trên, gần đây hoa Ấn
Độ còn xuất sang một số thị trường khác ở Eu như Hà Lan, Thuỷ Điển và Na Uy
().
Trước năm 1984 ngành sản xuất hoa tươi ở Trung Quốc hầu như không có tên
trên bản đồ thế giới. Sau 20 năm, nghề trồng hoa công nghệ cao ở nước này phát triển
vượt bậc, có đến 636000 ha trồng hoa, sản xuất 9 tỷ cành/năm, trở thành nước sản xuất
hoa lớn nhất thế giới (Bùi Đức Anh, 2010).
Isarel xem hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp,
với 2800 ha (chiếm 0,65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại chiếm 8% tổng thu nhập
của ngành), xuất khẩu hoa mỗi năm 240 triệu USD (chiếm 20% tỉ trọng xuất khẩu nông
sản) (Bùi Đức Anh, 2010).
Hiện nay, các nước đang phát triển đang chú trọng về nguồn lao động cũng như về
khí hậu, đất đai để phát triển ngành hoa kiểng ngày càng tiến bộ hơn nữa (Bùi Đức Anh,
2010).

 

4


2.1.2 Trong nước

Hoa tươi của Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến qua các lễ hội hoa Đà
Lạt và hiện đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Cùng với việc chú
trọng tới khâu sản xuất, bảo quản và phát triển hệ thống phân phối hợp lý, hoa tươi
Việt Nam đang tìm hướng đi để khẳng định chỗ đứng trên thị trường quốc tế
()
Ngành trồng hoa của Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng việc xuất khẩu còn rất
hạn chế. Theo Bộ Công Thương, hiện nay, thị trường xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam
chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia và Arabia Saudi. Xuất khẩu hoa
của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường gặp nhiều khó khăn
khi thâm nhập thị trường Bắc Mỹ và Trung Âu vì hai thị trường này chủ yếu nhập hoa từ
các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ và các nước Nam Âu. Ngoài những yếu tố khắt khe về kỹ
thuật, vị trí địa lý làm tăng chi phí vận chuyển cũng là điều bất lợi cho xuất khẩu hoa
của Việt Nam ()
Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tại thị trường Nhật Bản, hoa
tươi Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là hoa sen. Nhật Bản là nước có
yêu cầu chất lượng cao và thủ tục hải quan nghiêm ngặt nhưng lại có giá rất cao nên đã
thu hút nhiều nhà nhập khẩu hoa vào thị trường này ().
Số liệu thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Nhật cho thấy, năm 2002, nhập
khẩu hoa tươi của Nhật chỉ chiếm tỷ trọng 10,6%, nhưng đã tăng lên 11,4% trong năm
2003, 12,9% trong năm 2004 và kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật trong năm
2005 đã lên tới 500 triệu USD. Điều này chứng tỏ hoa nhập khẩu ngày càng chiếm ưu
thế tại thị trường Nhật do nhiều loại hoa không được trồng phổ biến hoặc rất khó trồng
vào thời tiết thu và đông ở quốc gia này. Theo Bộ Thương mại Việt Nam, bình quân
hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu
USD, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật. Con số này đã tăng
lên 6,5 triệu USD trong năm 2005, nhưng trên thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có của Việt Nam và chưa phản ánh hết sự nỗ lực, tận dụng triệt để mọi cơ hội
để đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Theo các chuyên gia,
 


5


nguyên nhân là do các DN chưa hiểu được đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị
trường Nhật. Bộ Thương mại dự báo, nếu thâm nhập tốt, xuất khẩu hoa tươi của Việt
Nam sang Nhật trong thời gian tới có thể tăng tới hơn 8 triệu USD/năm, đặc biệt là hoa
phong lan và các loại hoa ghép cành ()
Hà Lan, cường quốc của các loài hoa trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu
hoa hàng năm luôn đứng ở mức cao so với các nước trong khu vực Liên minh châu
Âu (EU), không chỉ trồng hoa tươi xuất khẩu còn nhập khẩu một lượng lớn hoa tươi
từ các nước khác để xuất khẩu. Sản phẩm hoa nhập từ các nước đang phát triển vào
EU thông qua Hà Lan không phải chịu thuế nhập khẩu nên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường
().
Còn tại Trung Quốc, các loại hoa xuất xứ từ Đà Lạt là hồng, ly, lan được người
tiêu dùng rất ưa chuộng. Việc xuất khẩu hoa theo đường tiểu ngạch đã hình thành từ lâu
và theo kinh nghiệm của Trung Quốc, nhu cầu hoa trước và sau Tết Nguyên đán rất lớn
khi nhu cầu cho các ngày lễ rất cao và thời tiết của Trung Quốc không thuận lợi cho
trồng và thu hoạch hoa ().
Ở Việt Nam, Đà Lạt là thành phố trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất cả nước với diện
tích trên 3.500ha, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng. Mỗi năm, thành phố cung ứng
cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 10 triệu cây hoa giống. Tuy nhiên, theo
Hiệp hội hoa Đà Lạt, diện tích và sản lượng hoa tại địa phương hằng năm không ngừng
tăng lên nhưng sản lượng hoa xuất khẩu vẫn giữ nguyên. Chủ lực xuất khẩu hoa tại Đà
Lạt vẫn là của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm. Các công ty đã từng xuất
khẩu hoa cắt cành khác như Đại Việt, Rừng Hoa, Thái Sơn, Langbiangfarm, Ngọc Mai
Trang... đã không thành công trong xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sản xuất với
quy mô nhỏ lẻ, tự phát và manh mún, không có quy hoạch cũng như định hướng phát
triển vùng hoa nguyên liệu, chất lượng hoa không được cải thiện so với cả chục năm trước
đây. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng lớn từ phía đối tác

thường không kiểm soát được chất lượng, giá cả vì bản thân doanh nghiệp chỉ cung cấp
được 50-60% nguồn hàng ().
 

6


Việt Nam cần mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo bộ NN&PTNT cho biết,năm
2010 diện tích hoa tươi của Việt Nam khoảng 8.000ha với 4,5 tỷ cành, trong đó 1 tỷ
cành đã được xuất khẩu trong đó 85% là hoa hồng, cúc và lan. Doanh thu từ xuất khẩu
hoa đạt 60 triệu USD ().
Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Lâm Đồng... Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa hồng, cúc,
đào, lay ơn, cẩm chướng; thị trấn Sapa (Lào Cai) là nơi có tiềm năng trồng hoa xuất
khẩu vì có khí hậu lạnh nhưng quy mô nhỏ ().
Khu vực miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành nhưng chủ yếu phục vụ
thị trường tại chỗ. Các tỉnh Nam bộ tập trung sản xuất hoa nhưng chủ yếu là các loại hoa
vùng nhiệt đới ().
Tỉnh Lâm Đồng, nơi được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa có diện tích trồng
hoa 1.100ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm nhưng xuất khẩu vẫn
chưa mạnh ().
Theo Bộ Công Thương, mục tiêu xuất khẩu hoa của Việt Nam trong năm 2011
theo sẽ là hướng tới mở rộng các thị trường đã có ở châu Á vì thuận lợi khi xuất khẩu
hoa sang thị trường này là khoảng cách địa lý không xa, chi phí vận chuyển thấp, bảo
quản dễ dàng và tìm kiếm khách hàng dựa vào mối quan hệ thương mại sẵn có, còn mục
tiêu lâu dài là mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ như Canada, Mỹ và các nước
Trung Âu.Ngoài ra, theo Bộ Công Thương để phát triển thị trường hoa tươi, các nhà
vườn nên thực hiện các chính sách phát triển cần thiết như áp dụng khoa học-kỹ thuật
tiên tiến vào tất cả các khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, bán hàng nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng cây trồng và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, lập hành lang

pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế; tiếp tục đa dạng hóa các vùng miền
trồng hoa phù hợp với điều kiện về địa lý, khí hậu và thị trường của từng loại hoa
().

 

7


2.2 Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học hoa mười giờ
2.2.1 Nguồn gốc
Hoa mười giờ có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng được trồng rộng rãi trong các
khu vườn ôn đới cũng như trong vai trò của cây trồng một năm theo luống trong vườn.
Hoa mười giờ sặc sỡ với nhiều màu sắc như đỏ, cam, hồng, trắng hay vàng
()
Theo tạp chí Bird & Blooms, tháng 6 năm 2006 thì “ hoa mười giờ được đưa
vào các khu vườn của châu Âu khoảng 300 năm trước. Hoa mười giờ nhanh chóng thu
được sự phổ biến vì các tính chất y học của nó, bao gồm làm mất đi tiếng nghiến răng,
co thắt cơ và làm dịu vết bỏng do thuốc súng” ()
Mười giờ sam còn được gọi là mười giờ lá, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ hay từ
Nam Mỹ, mọc hoang, nhưng do cây mọc khỏe, dễ trồng, hoa đẹp nên được lai tạo ra
nhiều dạng hoa có màu sắc sặc sỡ. Cây được trồng làm cảnh và làm cây che phủ đất
trồng ở các bồn hoa. Mười giờ ta còn được gọi là mười giờ lớn, cây có nguồn gốc từ
Brazin, Achentina (Trần Hợp, 1998)
Tại Việt Nam, hoa mười giờ được trồng làm một loại cây cảnh. Trong Đông y,
người ta cũng dùng nó trong điều trị một số bệnh như viêm họng, eczema, ghẻ, mụn
nhọt. (). Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân : rau sam
có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị lỵ, lợi tiểu, dưỡng huyết, chữa phù thủng, sang lở.
Sách Bản thảo cứu hoang có ghi rau Sam phơi khô luộc chín trộn dầu muối ăn thay
cơm (Phó Đức Thuần, 2005). Ngoài ra, lá cây mười giờ có chứa 2 chất kích thích sinh

trưởng Auxin và Gibberelin để kích thích mau ra rễ (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001)
Cây này có tên “ hoa mười giờ” vì hoa chỉ nở khi nắng cao lúc đứng bóng
khoảng 10 h rồi khép lại vào buổi chiều ()

 

8


2.2.2 Đặc điểm thực vật học
2.2.2.1 Hoa mười giờ ta
Tên khoa học: Portulaca grandiflora
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Caryophyllales
Họ (familia): Portulacaceae
Chi (genus): Portulaca
Loài (species): P. grandiflora
Hoa mười giờ ta là một trong hai phân loài chính của họ rau sam
(Portulacaceae), một họ có khoảng 40-100 loài khác nhau. Cây là loài thân thảo, thân
mọng nước, nhỏ, màu hồng nhạt có nhiều nhánh và lớn nhanh, cao 10-15 cm, lan xa
15-30 cm, dễ hình thành rễ khi tiếp xúc với đất. Lá hình dải hơi dẹp, dài 1,5-2 cm. Hoa
sặc sỡ, màu sắc có thể là đỏ, hồng hay trắng, cánh kép, thường chỉ nở từ khoảng từ 810h sáng trong ngày. Đây là cây ưa sáng, phát triển nhanh, thích hợp với đất tơi xốp,
có khả năng chịu hạn tốt.()
2.2.2.2 Hoa mười giờ Thái
Tên khoa học Portulaca sp.
Cây hoa mười giờ Thái là loài thân thảo, thân mọng nước, nhỏ, màu xanh có
nhiều nhánh và lớn nhanh, dễ hình thành rễ khi tiếp xúc với đất. Lá hình dải hơi dẹp.
Hoa sặc sỡ, nhiều màu sắc, cánh kép, thường nở từ khoảng 8-10h sáng trong ngày.
Đây là cây ưa sáng, phát triển nhanh, chịu hạn tốt.
2.2.2.3 Hoa mười giờ sam

Tên khoa học Portulaca oleracea
Bộ (ordo): Caryophyllales
Họ (familia): Portulacaceae
Chi (genus): Portulaca
 

9


Loài (species): P. oleracea
Cây mười giờ sam là loài thân thảo, thân mọng nước, màu đỏ nhạt có nhiều
nhánh và lớn nhanh, cao 15-30cm, có khả năng hình thành rễ khi tiếp xúc với đất. Lá
hình bầu dục tròn trĩnh, nhọn ở đầu, dài 1,5-2,5 cm, ăn được. Hoa cánh đơn có 5 cánh
kích thước khoảng 3mm, có màu vàng ở giống nguyên bản, sau này được lai tạo nên
có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, tím. Hoa thường nở vào khoảng 8-10h sáng
trong ngày. Đây là cây ưa sáng, phát triển nhanh, chịu hạn tốt. ()
2.3 Các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm
2.3.1 Growmore 20-20-20+ TE
Thành phần: 20% N; 20% P2O5; 20% K2O và nguyên tố vi lượng.
Hãng sản xuất: Growmore. Là sản phẩm của Hoa Kỳ được phân phối bởi công
ty Đạt Nông.
Công dụng: sử dụng cho thời kỳ sinh trưởng, và tăng trưởng trên các loại cây trồng,
làm cho cây khỏe mạnh. Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng
lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch. Giúp hoa trổ nhiều và trổ đồng loạt, làm dai cuốn.
Hướng dẫn sử dụng: sản phẩm dạng bột, pha từ 5gr đến 10gr cho 1 bình 8 lít,
phun đều trên lá, thân cây và xung quanh gốc. Theo định kỳ từ 7-10 ngày 1 lần. Nên
phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trời mưa.
2.3.2 Phân Đầu Trâu 009
Thành phần: 20% N; 20% P2O5; 20% K2O và nguyên tố vi lượng.
Hãng sản xuất: là sản phẩm của công ty phân bón Bình Điền.

Công dụng: tác dụng phân hóa mầm hoa, giúp hoa ra sớm, nhiều hoa, hoa đẹp,
lâu tàn, tăng khả năng ra rễ.
Hướng dẫn sử dụng: sản phẩm dạng bột, pha từ 5 - 10 g/8 lít nước, phun định
kỳ 7 -10 ngày/lần.
 

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1. Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 03/2011 đến tháng 05/2011.
3.1.2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: trại thực nghiệm Nông học - trường đại học
Nông Lâm, phường Linh Trung, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên
Điều kiện khí hậu là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát
triển của các loài hoa mười giờ.
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng của khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ 3/20115/2011

Tháng

Nhiệt độ
trung bình

Ẩm độ
không khí

Lượng bốc
hơi


Lượng
mưa

Số ngày
mưa

C

%

mm

mm

ngày

28,3
29,1
29,5

67
70
75

4,7
4,6
3,3

40,3

181,9
124,4

9
7
16

0

3
4
5

Số giờ
nắng
giờ
(h)
157,8
187
165

Nguồn: Trạm khí tượng miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận xét: qua các tháng thí nghiệm cho thấy, nhiệt độ trung bình của các tháng
tương đối ổn định dao động khoảng 28,30C – 29,50C. Số giờ nắng tương đối cao, số
giờ nắng cao nhất là ở tháng 4 (187 h), số giờ nắng thấp nhất là ở tháng 3 (157,8 h) với
số giờ nắng chiếu cao qua các tháng thí nghiệm như vậy đã giúp cây hoa mười giờ
quang hợp hiệu quả để cây sinh trưởng phát triển tốt. Về lượng mưa có biến động lớn
dao động khoảng 40,3mm – 181,9mm, tháng 3 (40,3 mm) có lượng mưa thấp nhất nên
lưu ý nguồn nước cho hoa. Số ngày mưa qua các tháng thí nghiệm tương đối thấp, số
 


11


ngày mưa cao nhất là tháng 5 (16 ngày), số ngày mưa thấp nhất là tháng 4 (7 ngày) nên
chủ động nước tưới trong các tháng thí nghiệm cho cây. Độ ẩm không khí dao động từ
67% - 75 %. Lượng bốc hơi cao nhất là tháng 3 (4,7 mm), thấp nhất là tháng 5 (3,3 mm).
3.3. Đặc tính lý hóa của đất trước thí nghiệm
Đất là thành phần không thể thiếu đối với cây trồng, đất giữ vai trò quan trọng
trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây và giúp cây đứng vững. Qua kết quả phân tích
đất trước thí nghiệm tại trại Nông học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh .
Bảng 3.2 Một số đặc tính của đất trước thí nghiệm
Thành phần cơ giới
Cát
Thịt
Sét
(%)
(%)
(%)
80

15

5

pH (1:2,5)
H2O

C

KCl (%)

N
(%)

5,61

5,01 0,55 0,08

P2O5
(mg/100g)
4,15

K+

Ca2+

Mg2+

meq/100g
0,31

2,61

0,32

Nguồn: Phòng phân tích nông hóa Thổ Nhưỡng , 2011.
Nhận xét: đất trồng thí nghiệm thuộc loại sa cấu cát pha, đất hơi chua , nghèo
dinh dưỡng như chất hữu cơ, đạm, lân, kali, Ca và Mg nên việc trồng hoa mười giờ có
bổ sung thêm một số phân bón NPK và phân hữu cơ làm phân nền.

3.4 Vật liệu thí nghiệm
Dụng cụ: cuốc, cào cỏ, bình tưới nước.
Phân nền: vôi (1 kg), phân lân (4,5 kg), phân ure (5 kg), phân kali clorua (0,1 kg).
Phân hữu cơ: tro trấu (10 kg), xơ dừa (30kg), phân bò (90 kg).
Phân bón lá: Growmore 20-20-20 + TE (4,05 g), Đầu Trâu 009 (4,05 g).
Cây giống: chọn cành giâm dài 10-15 cm, cành to, khỏe, còn tươi, không sâu
bệnh, không bị úng nước.
3.5 Phương pháp thí nghiệm
3.5.1 Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm hai yếu tố bố trí theo kiểu lô phụ, 3 lần lặp lại, 9
cặp tương tác.
Yếu tố chính là 3 giống hoa mười giờ được mã hóa là B1, B2, B3.
Yếu tố phụ là 2 loại phân bón lá và đối chứng ( nước lã) được mã hóa là A1, A2, A3.

 

12


3.5.2 Các nghiệm thức thí nghiệm
Yếu tố chính: 3 giống hoa mười giờ được bố trí trên lô phụ
B1: Hoa mười giờ Thái
B2: Hoa mười giờ ta
B3: Hoa mười giờ sam
Yếu tố phụ: 2 loại phân bón lá + đối chứng ( nước lã ) được bố trí trên lô chính
A1: Phân bón lá Đầu Trâu 009
A2: Phân bón lá Growmore 20-20-20 + TE
A3: Nước lã (Đối chứng)
3.5.3 Sơ đồ thí nghiệm

A1

B2

REP 1
A2
B3

A2
B3

REP 2
A1
B2

A3
B1

A1
B1

REP 3
A3
A2
B2
B3

A3
B1

B1


B2

B3

B1

B3

B2

B3

B1

B2

B3

B1

B2

B2

B1

B3

B2


B3

B1

Trong đó:
Số ô cơ sở: 27 ô
Diện tích lô phụ: 1 m x 3 m = 3m2
Diện tích lô chính: 3 m2 x 9 ô = 27 m2
Tổng diện tích thí nghiệm: 27 m2 x 3 lll = 81 m2
Khoảng cách giữa các lô phụ: 40 cm
Khoảng cách giữa các lô chính: 40 cm
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 60 cm
Khoảng cách trồng: 20 cm x 20 cm
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.6.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Số nhánh: nhánh cấp 1, cấp 2
- Tốc độ ra nhánh của nhánh cấp 1, nhánh cấp 2
- Chiều dài nhánh của nhánh cấp 1, nhánh cấp 2
 

13


×