Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÁT TÁN NHỆN LÔNG NHUNG Eriophyes dimocarpi (Acari: Eriophyidae) VÀ QUẢN LÝ BỆNH CHỔI RỒNG BẰNG BIỆN PHÁP TỈA CÀNH VÀ BÓN PHÂN TRÊN NHÃN TẠI TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÁT TÁN NHỆN LÔNG NHUNG
Eriophyes dimocarpi (Acari: Eriophyidae) VÀ QUẢN LÝ
BỆNH CHỔI RỒNG BẰNG BIỆN PHÁP TỈA CÀNH
VÀ BÓN PHÂN TRÊN NHÃN TẠI TIỀN GIANG

NGÀNH:

BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA:

2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VIẾT HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011



 

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÁT TÁN NHỆN LÔNG NHUNG
Eriophyes dimocarpi (Acari: Eriophyidae) VÀ QUẢN LÝ
BỆNH CHỔI RỒNG BẰNG BIỆN PHÁP TỈA CÀNH
VÀ BÓN PHÂN TRÊN NHÃN TẠI TIỀN GIANG



Tác giả
NGUYỄN VIẾT HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Lê Cao Lượng
ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

 
 


ii 
 

LỜI CẢM TẠ

Con xin kính dâng lên bố mẹ lòng biết ơn sâu sắc đã nuôi dạy con được như
ngày hôm nay. Công ơn của bố mẹ con xin ghi mãi trong lòng.
Xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và quý Thầy
Cô khoa Nông Học đã giảng dạy và chắp cánh cho ước mơ của tôi thành hiện thực.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Cám ơn ThS. Lê Cao Lượng và ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh đã tận tình giúp đỡ và

hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn các anh chị phòng Bảo Vệ Thực Vật – Viện Cây ăn quả miền Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn những người thân đã động viên,
khuyến khích, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi trong quãng thời gian học tập, cũng như
trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2011
Nguyễn Viết Hưng

 
 


iii 
 

TÓM TẮT

NGUYỄN VIẾT HƯNG, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Tháng 08/2011.
Khảo sát khả năng phát tán nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi (Acari:
Eriophyidae) và quản lý bệnh chổi rồng bằng biện pháp tỉa cành và bón phân
trên nhãn tại Tiền Giang.
Giảng viên hướng dẫn chính: ThS. Lê Cao Lượng
Đề tài được tiến hành tại Viện cây ăn quả miền Nam và xã Hiệp Đức – Cai Lậy
– Tiền Giang nhằm biết được khả năng phát tán của nhện lông nhung Eriophyes
dimocarpi trong phòng thí nghiệm đồng thời khảo sát hiệu quả việc cắt tỉa cành và các
mức phân bón khác nhau trong quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn.
Thí nghiệm xác định khả năng phát tán của nhện lông nhung Eriophyes

dimocarpi trên cây nhãn:
+ Thí nghiệm khả năng tự phát tán của nhện lông nhung trên nhãn được
thực hiện trong nhà kính. Thiết kế xếp các cây nhãn con sạch nhện thành những vòng
tròn đồng tâm, khoảng cách từ tâm tới các vòng tròn lần lượt là 25, 50, 75 và 100 cm.
Sau đó đặt cây nhãn có nhiễm nhện lông nhung vào tâm của bố trí thí nghiệm.
+ Thí nghiệm khả năng phát tán của nhện lông nhung nhờ côn trùng trên
nhãn cũng được thực hiện trong nhà kính. Thiết kế xếp các cây nhãn con sạch nhện
thành những vòng tròn đồng tâm, khoảng cách từ tâm tới các vòng tròn lần lượt là 25,
50, 75 và 100 cm. Sau đó tiến hành đặt cây nhãn có nhiễm nhện lông nhung vào tâm
của bố trí thí ngiệm và thả côn trùng lên cây nhãn ở tâm của thí nghiệm.
Thí nghiệm khảo sát hiệu quả quản lý bệnh chổi rồng bằng việc cắt tỉa cành
khác nhau trên nhãn. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 4
nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại được bố trí trên 1 cây.

 
 


iv 
 

Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các mức phân bón đến bệnh chổi rồng trên
nhãn. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm: 5 nghiệm thức với 4
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại được bố trí trên 1 cây.
Những kết quả đạt được:
Qua quá trình theo dõi và quan sát dưới kính lúp với độ phóng đại 40 lần, chúng
tôi ghi nhận:
+ Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi có khả năng tự phát tán được khoảng
cách 100 cm sau 6 ngày đặt cây nhãn có nhiễm nhện lông nhung vào thí nghiệm.
+ Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi đã xuất hiện tại vòng bán kính 100

cm chỉ sau 1 ngày đặt cây nhãn có nhiễm nhện lông nhung và thả côn trùng vào thí
nghiệm.
Nghiệm thức cắt tỉa cành 40 cm có tỷ lệ chồi nhiễm thấp nhất đạt hiệu quả cao
hơn so với các nghiệm thức còn lại trong việc quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn.
Nghiệm thức 240 g N: 240 g P2O5: 120 g K2O + 5 kg hữu cơ vi sinh và nghiệm
thức 240 g N: 240 g P2O5: 240 g K2O + 2,5 kg hữu cơ vi sinh (bón cho 1 cây nhãn) có
hiệu quả quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn.

 
 



 

MỤC LỤC

Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. ix
Danh sách các hình .......................................................................................................... x
Danh sách các bảng ........................................................................................................ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2

1.2.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về cây nhãn ............................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................ 3
2.1.2 Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới và Việt Nam ............................................... 3
2.1.2.1 Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới .................................................................. 3
2.1.2.2 Tình hình sản xuất nhãn ở Việt Nam................................................................... 4
2.1.3 Một số giống nhãn trồng......................................................................................... 4

 
 


vi 
 

2.1.3.1 Giống nhãn trong nước ........................................................................................ 4
2.1.3.2 Giống nhãn ở nước ngoài .................................................................................... 6
2.1.4 Kĩ thuật trồng và chăm sóc ..................................................................................... 7
2.1.4.1 Thời vụ trồng ....................................................................................................... 7
2.1.4.2 Chuẩn bị đất và bón lót ........................................................................................ 8
2.1.4.3 Khoảng cách trồng và mật độ trồng .................................................................... 8
2.1.4.4 Xuống giống ........................................................................................................ 8
2.1.4.5 Bón phân thúc ...................................................................................................... 8
2.1.4.6 Tưới nước .......................................................................................................... 10
2.1.4.7 Tỉa cây và tỉa hoa quả ........................................................................................ 10
2.1.4.8 Xử lý ra hoa ....................................................................................................... 11
2.1.4.9 Tăng đậu quả .................................................................................................... 12
2.1.5 Sâu bệnh hại chính trên nhãn................................................................................ 12
2.1.5.1 Sâu hại chính ..................................................................................................... 12

2.1.5.2 Bệnh hại chính ................................................................................................... 13
2.2 Một số nghiên cứu về bệnh chổi rồng và nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi
trên nhãn ........................................................................................................................ 13
2.2.1 Những nghiên cứu bệnh chổi rồng trên nhãn ở nước ngoài ................................. 13
2.2.2 Những nghiên cứu bệnh chổi rồng trên nhãn ở trong nước ................................. 15
2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài nhện lông nhung ở nước ta .......... 16
2.3.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của loài nhện lông nhung Eriophyes
dimocarpi ....................................................................................................................... 16
2.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của loài nhện lông nhung Eriophyes litchi
Keifer. ............................................................................................................................ 17
2.4 Phổ kí chủ của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi ........................................... 18

 
 


vii 
 

2.5 Điều kiện phát triển bệnh chổi rồng trên nhãn ........................................................ 19
2.6 Quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn ........................................................................... 19
2.6.1 Giải pháp giống .................................................................................................... 19
2.6.2 Biện pháp canh tác................................................................................................ 19
2.6.3 Biện pháp cơ học .................................................................................................. 20
2.6.4 Biện pháp hóa học ................................................................................................ 20
2.7 Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm........................................................... 20
2.8 Các loại thuốc hóa học sử dụng ............................................................................... 21
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................ 22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 22
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 22

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................................. 22
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 22
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 23
3.4.1 Nghiên cứu khả năng tự phát tán và phát tán nhờ côn trùng của nhện lông nhung
Eriophyes dimocarpi trên nhãn trong phòng thí nghiệm ............................................... 23
3.4.1.1 Khảo sát khả năng tự phát tán của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi trên
nhãn ............................................................................................................................... 23
3.4.1.2 Khảo sát khả năng phát tán nhờ côn trùng của nhện lông nhung Eriophyes
dimocarpi trên nhãn ....................................................................................................... 24
3.4.2 Khảo sát hiệu quả quản lý bệnh chổi rồng bằng việc cắt tỉa cành ở các mức độ
khác nhau trên nhãn ....................................................................................................... 26
3.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của các mức phân bón đến bệnh chổi rồng trên nhãn ......... 28
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 30

 
 


viii 
 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 31
4.1 Xác định khả năng phát tán của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi trên
cây nhãn trong phòng thí nghiệm .................................................................................. 31
4.4.1 Khả năng tự phát tán của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi ....................... 31
4.1.2 Phát tán nhờ côn trùng của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi .................... 32
4.2 Hiệu quả quản lý bệnh chổi rồng bằng việc cắt tỉa cành trên nhãn ......................... 34
4.2.1 Mật số trung bình nhện lông nhung trước và sau khi cắt tỉa cành........................ 34
4.2.2 Tỷ lệ chồi nhiễm chổi rồng trước và sau khi cắt tỉa cành..................................... 37

4.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến bệnh chổi rồng trên nhãn .......................... 40
4.3.1 Mật số trung bình nhện lông nhung trước và sau khi bón phân ........................... 40
4.3.2 Tỷ lệ chồi nhiễm chổi rồng trước và sau khi bón phân ........................................ 44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 48
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53
 
 

 
 


ix 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VCAQMN

Viện Cây ăn quả miền Nam

ctv

Cộng tác viên

BVTV


Bảo Vệ Thực Vật

TCT

Trước cắt tỉa

SCT

Sau cắt tỉa

TBP

Trước bón phân

SBP

Sau bón phân

NT

Nghiệm thức

LLL

Lần lập lại

Đ/C

Đối chứng


STT

Số thứ tự

CV

Coeffcient of Variation: Hệ số biến động

h

Chiều cao

Ø1

Đường kính đáy trên

Ø2

Đường kính đáy dưới

 
 



 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hiện tượng chổi rồng trên nhãn tiêu da bò ................................................... 15

Hình 2.2: Các giai đoạn phát triển của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi ........... 17
Hình 3.1: Toàn cảnh thí nghiệm khả năng tự phát tán của nhện lông nhung trên nhãn ...
....................................................................................................................................... 24
Hình 3.2: Toàn cảnh thí nghiệm phát tán nhờ côn trùng của nhện lông nhung trên
nhãn ............................................................................................................................... 25
Hình 3.3: Các mức cắt tỉa cành khác nhau ................................................................... 27
Hình 3.4: Khu thí nghiệm cắt tỉa cành ở các mức độ khác nhau trên nhãn .................. 27
Hình 3.5: Khu thí nghiệm ảnh hưởng của các mức phân bón đến bệnh chổi rồng trên
nhãn ............................................................................................................................... 30
Hình 4.1: Nhện lông nhung bám trên cơ thể bọ xít nhãn (Tessaratoma papillosa) ..... 32
Hình 4.2: Bọ xít nhãn bám trên cây nhãn con ở vòng bán kính 100 cm ...................... 33
Hình 4.3: Bọ xít nhãn bám trên cây nhãn tại tâm của thí nghiệm ................................ 33
Hình 4.4: Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi trên lá nhãn với độ phóng đại 40
lần .................................................................................................................................. 39
Hình 4.5: Các nghiệm thức cắt cành sau 133 ngày cắt tỉa ............................................ 40
Hình 4.6: Các nghiệm thức sau 133 ngày bón phân ..................................................... 47

 
 


xi 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Các nghiệm thức của thí nghiệm khảo sát hiệu quả quản lý bệnh chổi rồng
bằng việc cắt tỉa cành ở các mức độ khác nhau trên nhãn............................................. 26
Bảng 3.2: Các nghiệm thức của thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các mức phân bón

đến bệnh chổi rông trên nhãn ........................................................................................ 28
Bảng 4.1: Khả năng tự phát tán của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi trên nhãn
trong phòng thí nghiệm ................................................................................................. 31
Bảng 4.2: Khả năng phát tán nhờ côn trùng của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi
trên nhãn trong phòng thí nghiệm ................................................................................. 33
Bảng 4.3: Mật số trung bình nhện lông nhung trước và sau khi cắt tỉa cành của các
nghiệm thức thí nghiệm ................................................................................................. 34
Bảng 4.4: Tỷ lệ chồi nhiễm chổi rồng trước và sau khi cắt tỉa cành của các nghiệm
thức thí nghiệm .............................................................................................................. 37
Bảng 4.5: Mật số trung bình nhện lông nhung trước và sau khi bón phân của các
nghiệm thức thí nghiệm ................................................................................................. 41
Bảng 4.6: Tỷ lệ chồi nhiễm chổi rồng trước và sau khi bón phân của các nghiệm thức
thí nghiệm ...................................................................................................................... 44

 
 



 

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là cây ăn quả có giá trị cao, một loài
giống cây quý trong tập đoàn cây ăn quả nước ta. Trong những năm gần đây nhãn
được coi là cây ăn quả quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các tỉnh
đồng bằng cũng như trung du và miền núi của Việt Nam (Trần Thế Tục, 1999a). Nhãn
thường được ăn tươi, có mùi thơm, ngon ngọt, có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết

cho sức khỏe con người như đường, vitamin C, Fe, Ca, Na, P, K.
Sâu bệnh trên cây nhãn là vấn đề được quan tâm bởi vì nếu chúng ta quản lý
sâu bệnh không tốt thì thiệt hại mà nó gây ra là sẽ làm giảm năng suất thu hoạch. Một
số sâu bệnh hại chính trên nhãn như bọ xít nhãn, sâu đục quả, sâu ăn bông, vạt sành,
bệnh thối trái, cháy đầu lá, mốc xám đã gây trở ngại đáng kể cho việc sản xuất nhãn.
Khoảng vài năm gần đây bệnh chổi rồng (witches’broom) trên cây nhãn đã xuất hiện
và lan rộng khắp các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chủ
yếu gây hại trên hai giống nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Ở vùng Đông Nam bộ, đặc
biệt là những vùng trồng giống nhãn Tiêu da bò, tỷ lệ bệnh có thể lên đến 93% vườn bị
nhiễm (Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2007). Tại tỉnh Đồng Nai bệnh đã tìm thấy nhiều nơi
như huyện Định Quán, Tân Phú có đến 78 – 93 % vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận có 563 ha nhãn bị nhiễm bệnh
chổi rồng năm 2006. Ở Đồng bằng sông Cửu Long theo khảo sát của tỉnh Bến Tre năm
2009 toàn tỉnh có 9.899 ha trồng nhãn thì diện tích nhiễm bệnh chổi rồng là 1.256 ha
chiếm 15,68 % diện tích trồng nhãn. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007), nhện lông
nhung Eriophyes dimocarpi được xác định là có liên quan đến bệnh chổi rồng trên
nhãn. Cây nhãn bị bệnh chổi rồng có các chồi hoa và chồi lá biến dạng, mọc tủa ra

 
 



 

nhiều đọt nhỏ, co cụm lại do các đốt của đọt ngắn, lá bị thoái hóa, khô dần; chồi hoa
xù ra, ít hoặc không đậu quả (Nguyễn Văn Kế, 2009).
Từ những tình hình thực tế trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát khả năng phát tán nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi (Acari: Eriophyidae)
và quản lý bệnh chổi rồng bằng biện pháp tỉa cành và bón phân trên nhãn tại Tiền

Giang”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá được khả năng phát tán của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi
trong phòng thí nghiệm, đồng thời khảo sát hiệu quả quản lý bệnh chổi rồng bằng độ
sâu cắt tỉa cành và các mức phân bón khác nhau.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập côn trùng trên cây nhãn tại các vườn nhãn của nông dân.
Làm thí nghiệm về khả năng tự phát tán và phát tán nhờ côn trùng của nhện lông
nhung trong phòng.
Làm thí nghiệm về các mức cắt tỉa cành khác nhau và các mức phân bón khác
nhau trên cây nhãn để có biện pháp quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn đạt hiệu quả.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đối tượng nghiên cứu là nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi trên cây nhãn.
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và
phòng BVTV – Viện Cây ăn quả miền Nam, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang.
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.

 
 



 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây nhãn

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là cây
nhiệt đới lẫn á nhiệt đới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cây nhãn có nguồn gốc ở
miền Nam Trung Quốc, đời Hán Vũ Đế cách đây hơn 2000 năm đã có sách ghi chép
về nhãn (Trần Thế Tục, 1999a).
Theo Ke và ctv (2000), nguồn gốc của cây nhãn từ bắc Myanmar tới Nam
Trung Quốc, nhưng cũng có tác giả cho là nó trải dài tới tận miền Tây Nam Ấn Độ và
Sri Lanka. Tại Trung Quốc người ta cho là nhãn có nguồn gốc ở Yunan và các trung
tâm phát sinh phụ là Guangdong, Guangxi và đảo Hainan (trích bởi Nguyễn Văn Kế,
2008).
2.1.2 Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1 Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới
Hiện nay Trung Quốc vẫn là nước có diện tích nhãn lớn nhất và sản lượng vào
loại hàng đầu trong các nước trồng nhãn. Ngoài Trung Quốc nhãn còn được trồng
nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Philippines…Đến cuối thế kỉ 19 nhãn mới được
trồng ở một số nước Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương trong vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Ở Trung Quốc, nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây,
Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hải Nam (Trần Thế Tục, 1999b).

 
 



 

Tại Thái Lan nhãn được trồng nhiều ở Bắc Thái Lan như Chiangmai, Chang
Rai. Năm 2005 Thái Lan đã xuất khẩu 242.000 tấn nhãn và sản lượng nhãn của Thái
Lan đã đạt tới 706.000 tấn trên diện tích trồng là 153.000 ha (Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.1.2.2 Tình hình sản xuất nhãn ở Việt Nam

Ngay từ cuối thế kỉ trước Việt Nam đã là một trong ba nước trồng nhãn nhiều
nhất thế giới, năm 2005 diện tích nhãn của Việt Nam là 70.200 ha với sản lượng
481.000 tấn (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Ở Việt Nam, cây nhãn trồng lâu nhất là ở chùa phố hiến thuộc xã Hồng Châu,
thị xã Hưng Yên tỉnh Hưng Yên cách đây chừng 300 năm (Trần Thế Tục, 1999a).
Theo Vũ Công Hậu (1982), Có thể miền Bắc nước ta là một trong những vùng quê
hương của cây nhãn (trích bởi Trần Thế Tục, 1999a).
Hiện nay nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang. Cả
vùng có trên 2 triệu cây tính theo mật độ thông thường diện tích trồng nhãn lên đến
20. 000 – 31.250 ha. Nhãn còn được trồng ở vùng đất phù sa ven sông Hồng, sông
Thao, sông Lô, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, vùng gò đồi ở các tỉnh Hòa Bình, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Cạn…và
lẻ tẻ ở các vùng miền Trung, Tây Nguyên (Trần Thế Tục, 1999b).
Trong những năm gần đây do nhu cầu quả tươi tại chỗ, cây nhãn được phát
triển mạnh ở các tỉnh phía Nam: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bà
Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai…Đặc biệt ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang diện
tích trồng nhãn tăng rất nhanh.
2.1.2 Một số giống nhãn trồng
2.1.2.1 Giống nhãn trong nước
Nhãn lồng: Nhãn lồng quả thường to hơn các giống khác. Trọng lượng quả
trung bình đạt 11 – 12 g/quả. Quả to có thể đạt 14 – 15 g. Quả nhỏ 7 – 8 g/quả. Tuy
nhiên trọng lượng quả còn phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây và số quả trên cây.
 
 



 


Đặc điểm của nhãn lồng là các múi chồng lên nhau ở phía đỉnh quả. Trên mặt ngoài
của cùi hình thành các nếp nhăn. Các múi bóng nhẵn, hạt nâu đen, độ bám giữ cùi và
hạt, cùi và vỏ yếu. Quả chín ăn giòn ngọt đậm. Vỏ quả nhãn lồng thường dày, dòn, độ
dày trung bình đạt 0,8 mm. Quả trên chùm nhãn lồng thường có kích thước đều nhau
(Trần Thế Tục, 1999a).
Nhãn bàm bàm: Quả to bằng quả nhãn lồng. Trọng lượng trung bình đạt 11 –
13 g/quả. Vai quả gồ ghề, cùi dày, khô ít nước có vị ngọt nhạt. Phẩm chất quả kém
hơn nhãn lồng (Trần Thế Tục, 1999a).
Nhãn cùi: Trọng lượng quả từ 7 – 11 g/quả. Trung bình đạt 8,5 g/quả. Quả có
hình cầu hơi dẹt, vỏ màu nâu vàng, không sáng mã. Độ ngọt thơm của quả kém nhãn
lồng. Độ dày của vỏ trung bình 0,5 mm, của cùi 4,7 mm. Tỷ lệ cùi/quả đạt 58%. Giống
nhãn này trồng phổ biến ở Hải Dương, Hưng Yên. Nhãn cùi chủ yếu để sấy khô làm
long nhãn dùng để xuất khẩu (Trần Thế Tục, 1999a).
Nhãn nước: Quả bé, trọng lượng trung bình 6,15 g/quả, cùi mỏng và trong. Độ
dày cùi 2,7 mm, tỷ lệ cùi/quả đạt 31%, chỉ gần bằng một nửa so với các giống trong
nhóm nhãn cùi. Hàm lượng đường tổng số trong quả thấp (11,7%), trong khi đó các
giống thuộc nhóm nhãn cùi luôn lớn hơn 16,3 %. Giống nhãn này thường được sấy để
làm long nhãn. Ngoài ra có thể dùng hạt để làm gốc ghép cho các giống nhãn thuộc
nhóm nhãn cùi (Trần Thế Tục, 1999a).
Tiêu lá bầu: Quả có trọng lượng trung bình 9 - 14 g, vỏ quả có màu xanh khi
còn non và màu vàng da bò khi chín, quả có thịt dày nhiều nước, ngọt thơm, chùm quả
đều (Trần Thế Tục, 1999a).
Xuồng cơm vàng: Quả trên chùm to đều, trọng lượng quả trung bình 16 - 25 g.
Cùi dày màu vàng ít nước nhưng ngọt, thịt quả rất ráo giòn, khá thơm, dùng để ăn tươi
là chính (Trần Thế Tục, 1999a).
Tiêu da bò: Màu vỏ quả sẫm, cơm dày, ráo (ít nước) chùm lớn. Tiêu da bò lá
có 5 cặp lá chét, bản lá nhỏ, thuôn nhọn, kích thước quả từ nhỏ đến trung bình, năng
suất cao. Thời gian nuôi quả dài nên thường làm 2 năm 3 vụ (Nguyễn Văn Kế, 2008).
 
 




 

Long nhãn: Bản lá to dày, lá kép có khoảng 4 cặp lá chét, trái to, hạt lớn, để lộ
vệt nứt trắng, cơm mỏng, nước nhiều, ăn ngọt thơm, giống này tỷ lệ phần thịt kém. Có
thể dùng làm gốc ghép vì sức sống mạnh. Do quả nhiều nước nên chúng được xếp vào
nhóm “nhãn nước” (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Thái long tiêu: Đầu lá bầu, vỏ quả màu vàng nhạt, trái trung bình, hột nhỏ,
cơm dòn thơm (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Tiêu trắng: Năng suất kém. Chùm trái nhỏ và thưa, quả nhỏ, vỏ vàng trắng
nhạt. Hột nhỏ, cơm dòn, ngọt vừa (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Tiêu hồng: Quả hơi dẹp theo bề nghiêng, gần cuống quả trước khi chín ửng
hồng, cơm dòn, ít nước, hột trung bình (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Tiêu me: Hạt nhỏ, cơm ngọt, dòn, ít nước, trái tròn dẹp (theo bề đứng). Điểm
đặc biệt là vỏ thân cành có vết nứt trông giống vỏ thân cành cây me. Giống này có
năng suất thấp (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Nhãn bánh xe: Trồng tại Vũng Tàu, quả to 15 - 19 g, cơm dày, hạt nhỏ, thịt
quả dòn, có mùi thơm đặc trưng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Nhãn super: Lá dày, cứng, đọt non đỏ. Quả nhỡ, màu vỏ vàng nhạt, hột rất
nhỏ, cơm dáo, dày. Cây sinh trưởng khỏe, dễ ra hoa và ra nhiều đợt trong năm
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.1.2.2 Giống nhãn ở nước ngoài


Trung Quốc
Giống Chuliang: Quả lớn nặng trung bình 12 - 16,5 g. Thịt dày và ráo; phần ăn

được 69 - 74%, độ Brix 20 - 23%, thơm, tỉ lệ sấy khô quả là 35 - 38%; tỉ lệ thịt sấy khô

13 - 16%, khi sấy khô thịt có màu vàng, cây cho quả sớm, năng suất cao và ổn định
(Nguyễn Văn Kế, 2008).

 
 



 

Giống Fuyan: Trồng tại tỉnh Phúc Kiến chiếm 90% quả lớn, vỏ mỏng, hột nhỏ,
cơm ráo và dòn, năng suất cao, nhưng ăn nhạt độ Brix chỉ độ 15 - 16% nên rất tốt để
đóng hộp (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Giống Fengko: Chiếm khoảng 98% diện tích nhãn ở Taiwan, năng suất cao,
quả to, màu vỏ nâu vàng, thịt dày, ngọt, độ Brix 20%, cuống quả dai (Nguyễn Văn Kế,
2008).


Thái Lan
Giống I Do (Daw): Đây là giống trồng ở miền Bắc Thái Lan nên cần nhiệt độ

lạnh để cảm ứng ra hoa. Cây có năng suất cao và ổn định, không bị hiện tượng cách
niên, không nhiễm bệnh chổi rồng. Quả to nhưng hột khá lớn, quả dùng để xuất tươi
và chế biến, không neo quả lâu trên cây được vì hột có thể nảy mầm ngay trong quả
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
Giống Si Chompoo: Quả trung bình, hình oval, vỏ nâu nhạt, hơi xanh, hột nhỏ,
thịt dày màu hơi hồng, ngọt, độ Brix 21 - 22%, năng suất thấp, cây đòi hỏi chăm sóc
nhiều (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Giống Biao Khiao (Biew Khiew): Quả tròn, màu xanh nâu, thịt dày dòn, thơm
ngọt, độ Brix 22%. Vỏ dày nên để lâu được. Bất lợi là ra quả thất thường, nhiễm bệnh

chổi rồng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Phetsakon: Giống này trồng ở vùng đất thấp ở các tỉnh như Samut Sakhon,
Ratchaburi, không cần lạnh để ra hoa, cho quả sớm (Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1.3.1 Thời vụ trồng
Ở các tỉnh miền Bắc trồng vào vụ xuân tháng 2 – 3 là tốt nhất, vụ thu từ tháng 8
– 10. Ở miền Nam trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Cần chú ý điều kiện khí hậu ở
từng vùng sinh thái mà xê dịch thời vụ trồng cho thích hợp (Trần thế tục, 1999b).

 
 



 

2.1.3.2. Chuẩn bị đất và bón lót
- Đất thấp: Nhãn không chịu được sự ngập úng, do vậy khi trồng trên đất thấp
cần lên liếp. Ở Đồng bằng sông Cửu Long liếp thường rộng từ 6 - 8 m, mương rộng 3 4 m, sâu 1 - 1,2 m. Khi đã lên liếp rồi nhưng vẫn thấy đất thấp trũng thì phải đắp mô
trên liếp, lúc đầu mở rộng 0,6 - 0,8 m, cao 30 - 50 cm, mô sẽ được bồi rộng và cao dần
hàng năm. Giữa mô khoét một hố nhỏ, bón lót 200 - 300 g phân lân + 10 kg phân
chuồng hoai + tro trấu (Nguyễn Văn Kế, 2008).
- Đất cao: Đào hố kích thước độ 0,6 m x 0,6 m x 0,6 m bón lót như trên trước
khi trồng khoảng 2 - 4 tuần lễ. Trồng hơi âm hoặc trồng bằng mặt đất rồi đắp vồng để
dễ tưới vào mùa khô, vồng được mở rộng theo tán cây. Chú ý đất dốc nên trồng theo
đường đồng cao độ, thẳng góc với hướng dốc để tránh sói mòn (Nguyễn Văn Kế,
2008).
2.1.3.3 Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách trồng là 6 m x 6 m (225 cây/ha), nếu trồng ở khoảng cách 3 m x 3
m thì cây giao tán phải tỉa bớt. Ở Thái Lan khoảng cách là 8 m x 8 m. Tại Taiwan

khoảng cách thay đổi từ 4 - 6 m mật độ là 300 - 600 cây/ha. Với khoảng cách trên thì
cây sẽ giao tán sau 6 - 7 năm trồng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.1.3.4 Xuống giống
Quan sát hễ nhánh có nhiều cành cấp 1 (3 - 4 cành) thì đặt nhánh thẳng, hễ ít
cành cấp 1 thì đặt hơi xiên sau này tán cây sẽ xòe rộng. Chú ý cắm cây cột nhánh chiết
lại để chống gió. Nén đất xung quanh rễ cho chặt, tưới nước, tủ gốc để giữ ẩm nếu trời
không mưa (Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.1.3.5 Bón phân thúc
- Thời kì kiến thiết cơ bản: Thường từ 1 - 3 năm đầu tùy theo tuổi cây, tính chất
đất … lượng phân bón tính cho mỗi năm tuổi trong thời kì này thường là 100 g N, 50 g
P2O5, 100 g K2O. Như vậy nếu cây 3 tuổi sẽ bón là 300 g N, 150 g P2O5, 300 g K2O
tùy theo loại phân thương mại mà quy đổi ra. Phân chuồng khoảng 10 kg/gốc. Quan
 
 



 

sát cây nếu cây mọc quá tốt cành lá xum xuê tới năm thứ tư mà vẫn chưa ra hoa thì
ngưng bón cho đến khi thu hoạch lần 1, cây 4 tuổi thường phải lớn hơn 2 m và đường
kính tán phải trên 1,5 m, cây còi cọc lượng phân phải tăng lên (Nguyễn Văn Kế,
2008).
- Thời kì kinh doanh: Từ năm thứ tư trở đi nhãn bắt đầu có nhiều trái lượng
phân gia giảm tùy theo sức lớn của cây, sản lượng mà cây cho theo nguyên tắc bù lại
lượng dưỡng liệu mà cây lấy đi của đất; sự bón phân ở thời kì này cần hài hòa với các
biện pháp khác nhất là xử lý ra hoa, thường là:
N: 400 - 600 g/gốc/năm tức khoảng 900 g tới 1300 g urê.
P2O5: 150 - 300 g/gốc/năm tức khoảng 900 g tới 2000 g Super lân.
K2O: 400 - 800 g/gốc/năm tức 650 g tới 1400 g KCl. Ngoài ra hàng năm cần

chú trọng bồi dưỡng phân chuồng và vôi cho nhãn.
Số lần bón chia làm 4 lần bón chính/năm để tránh rửa trôi và nâng cao hiệu suất
của phân.
+ Lần 1: Sau thu hoạch vụ phụ: bón phân chuồng, ½ phân lân ( ½ còn lại để bón
lót trước và sau khi ra hoa), ¼ tổng lượng N và ¼ tổng lượng kali. Kết hợp với bấm
đọt, sửa cành cây sẽ sinh trưởng mạnh để chuẩn bị cho vụ quả chính.
+ Lần 2: Bón nuôi quả vụ chính: Sau khi quả đã hơi lớn, tức khoảng 1 tháng sau
khi thụ. Lần này bón ¼ N, ¼ K.
+ Lần 3: Sau khi thu hoạch vụ chính, kết hợp với bấm đọt nhẹ hơn để lấy quả
vụ phụ ¼ N, ¼ K.
+ Lần 4: Bón nuôi quả vụ phụ dùng số phân còn lại.
Các lần bón phụ là: Trước khi xử lý ra hoa từ nửa tháng tới một tháng: Bón lân
không bón đạm vào lúc phát hoa vừa lộ. Hạn chế bón N để giảm bớt rụng hoa quả non.
Các lần bón phụ có thể là phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (Nguyễn Văn Kế,
2008).
 
 


10 
 

2.1.3.6 Tưới nước
Nhãn là cây chịu hạn giỏi, tuy nhiên muốn có năng suất cao cần tưới nước đầy
đủ. Thời kì cây còn nhỏ cần tưới đều để cây mau ra cành nhánh mới mau cho quả. Ở
thời kì khai thác cần tưới, nhất là vào các giai đoạn cây cần nước: ra hoa và thụ quả,
nuôi quả, sau thu hoạch cắt tỉa và bón phân cần tưới nước cho cây mau phục hồi, ra
tược mới. Giai đoạn ngừng tưới là từ tược lá đã trưởng thành tới cây ra hoa (xiết
nước). Trên đất cao, cây lớn độ 10 tuổi cần khoảng 60 lít nước/tuần nếu trời khô hạn
(Nguyễn Văn Kế, 2008).

2.1.3.7 Tỉa cây và tỉa hoa quả
- Thời kì cây còn nhỏ: Cần tỉa tạo hình, làm khung tán mạnh khỏe, hứng được
nhiều ánh nắng. Cần cắt bỏ cành mọc vống, cành đâm vào trong tán, cành xà, cành sâu
bệnh. Người ta để cây mọc cao tới 1,2 m thì bấm ngọn, giữ 3 - 4 cành chính, giữ các
cành này có góc phân cành lớn, mỗi cành chính giữ lại hai cành phụ mọc cách nhau và
xa thân, trên mỗi cành này lại giữ hai cành nữa cho tới khi tán cây có được 24 - 32
cành phụ (Nguyễn Văn Kế, 2008).
- Thời kì khai thác: Ngoài việc cắt tỉa, sửa cành cho tán cây cân đối và thoáng,
người ta còn bấm đọt sau khi thu hoạch, thường sâu 10 - 20 cm tính từ ngọn vào, cành
sẽ đâm đọt, đợt đọt non đầu tiên ra khoảng 10 - 15 ngày sau bấm, lặt bớt một số đọt.
Khi đợt đọt non này già đi và đợt đọt non thứ hai xuất hiện khoảng 30 - 40 ngày sau
đó, khi đợt đọt non thứ hai già thì áp dụng biện pháp xử lý ra hoa. Trong thời kì này
cũng cần theo dõi để tỉa hoa, quả tránh hiện tượng ra hoa cách niên. Ở Trung Quốc nhà
vườn ở những năm được mùa thường tỉa 40% số phát hoa và tỉa bớt 30% số trái non.
Tỉa lúc phát hoa dài khoảng 10 cm vì lúc đó có thể phân biệt cành yếu hay mạnh. Tỉa
bớt quả non khi quả lớn bằng hột đậu, tức sau thụ phấn từ 4 - 6 tuần lễ. Để các quả
thưa ra, không nên để quả dính chùm vào nhau. Tỉa bớt hoa, quả sẽ làm cây bớt kiệt
sức kết hợp với bón phân cân đối đầy đủ sẽ làm giảm hiện tương ra hoa cách niên
(Nguyễn Văn Kế, 2008).

 
 


11 
 

2.1.3.8 Xử lý ra hoa
Tùy theo sức sinh trưởng của cây mà quyết định biện pháp xử lý ra hoa.
a) Xới xáo một lớp đất mỏng từ gốc ra tới bìa tán, ngưng tưới từ 3 - 6 tuần, cây

phản ứng khô hạn sẽ ra hoa. Cách làm này thường chỉ áp dụng vào mùa nghịch và cây
ra hoa thất thường (Nguyễn Văn Kế, 2008).
b) Khoanh vỏ độ rộng 5 mm, lột lớp vỏ vừa khoanh đi để hạn chế sự tăng
trưởng của cây, thúc cây ra hoa, khoanh các cành lớn, sau khi đợt lá thứ nhất già đi hay
đợt lá thứ hai già đi. Sự khoanh vỏ cần hạn chế, nó tùy theo mùa vụ, thời tiết sức sinh
trưởng của cây. Cần chừa lại ¼ số cành để nuôi bộ rễ, sau khoanh vỏ độ một tháng cây
sẽ ra hoa (Nguyễn Văn Kế, 2008).
c) Xử lý bằng chất KClO3 có thể tưới vào đất ở mức 30 - 40 g cho mỗi mét
đường kính tán cây, như vậy hễ có đường kính tán 4 m thì sử dụng 120 g đến 160 g
clorat kali, hòa nước cần từ 10 lít tới 20 lít nước, tưới dung dịch vào đất cách gốc
khoảng 50 - 70 cm. Cây sẽ cảm ứng và ra hoa khá tốt sau 4 - 6 tuần xử lý (Nguyễn
Văn Kế, 2008).
d) Xử lý bằng Pacclobutrazol kết hợp với Thioure: Pacclobutrazol (chất thương
mại có 10% chất hữu hiệu, dạng lỏng) và Thioure có tác dụng làm xoài và nhãn ra hoa.
Sau khi cắt tỉa cây, bón phân tưới nước rồi phun Thioure với liều lượng 35ml/8lít
nước. Thioure có tác dụng phá vỡ miên trạng của chồi ngủ, làm cây ra đọt đồng loạt,
khi lá còn màu nâu phun Pacclobutrazol (40 ml/8 lít) khi đọt già phun Thioure lần hai
(40 ml/8 lít), rồi phun phân bón lá giàu lân, sau đó cây sẽ ra hoa (Nguyễn Văn Kế,
2008).
e) Dùng chất điều hòa sinh trưởng: Qiu và ctv (2000) nhận thấy phun Ethrel lên
lá cây có lợi cho sự phân hóa mầm hoa. Phun một lần ở nồng độ Ethrel 400 µl/L trên
giống nhãn Shixia làm tăng Cytokinin, ABA và tỉ lệ Cytokinin/Gibberellins (GA1+3)
trong mầm hoa cản các hoạt động của Gib (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Kế, 2008).

 
 


12 
 


2.1.3.9 Tăng đậu quả
Khi hoa đã thụ, quả non bằng hột tiêu có thể phun thuốc tăng đậu quả để làm
bớt rụng, chùm dài hơn và làm quả to hơn. Các thuốc đã được thử nghiệm và có sẵn
trên thị trường là HPC - B97, Thiên Nông, Progibb, GA3 (20 ppm) và NAA (20 ppm),
các loại phân bón lá giàu chất lân và các nguyên tố vi lượng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.1.4 Sâu bệnh hại chính trên nhãn
2.1.4.1 Sâu hại chính
Bọ xít nhãn (Tessaratoma papillosa thuộc họ Pentatomidae, bộ Hemiptera): Là
loại côn trùng chuyên phá nhãn, kích thước to, màu nâu vàng, dài khoảng 25 - 30 mm,
bề ngang khoảng 15 - 17 mm. Đẻ trứng thành từng hàng màu nâu ở lá. Cả ấu trùng và
thành trùng đều chích hút nhựa ở đọt non, cuống hoa làm rụng hoa (Nguyễn Văn Kế,
2008).
Sâu đục quả (Acrocercops cramerella thuộc họ Gracillariidae, bộ Lepidoptera):
Thành trùng là một loài bướm hoạt động về đêm, đẻ trứng trên vỏ quả, sâu non nở ra
đục ăn vỏ quả, thường đường xâm nhập ở gần cuống quả, chúng ăn vỏ, thịt quả và đôi
khi cả hột. Thỉnh thoảng chúng đục những đường ngầm nằm ở giữa lớp vỏ và lớp thịt
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
Sâu ăn bông (Autoba grisescens thuộc họ Noctuidae, bộ Lepidoptera): Thành
trùng là một loài bướm đêm nhỏ, màu nâu, sải cánh rộng độ 18 mm. Ấu trùng là sâu
màu hồng ban ngày ẩn núp trong các đường hầm ở cuống phát hoa, đến đêm chui ra ăn
bông hoặc quả non. Sâu nhả tơ, kết dính với phân có màu nâu đậm và làm nhộng ngay
gốc cuống bông nên rất dễ nhận ra (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Vạt sành (Phaneroptera furcifera thuộc họ Tettigoniidae, bộ Orthoptera): Phá
trên nhãn, chôm chôm và cả mãng cầu xiêm. Con cái có một lưỡi dao cong ở cuối
bụng, rạch chồi non rồi đẻ trứng thành hàng dài bên trong. Ấu trùng không cánh, màu
xanh lục hơi vàng tụ tập trên các lá non ăn chừa lại gân (Nguyễn Văn Kế, 2008).

 
 



13 
 

Kiến vương (Orytes rhinoceros thuộc họ Scarabacidae, bộ Coleoptera): Loài
này cũng gây hại ở nhiều vườn nhãn, chúng cạp quả và ăn phần thịt quả (Nguyễn Văn
Kế, 2008).
2.1.4.2 Bệnh hại chính
Thối trái do Phythopthora sp: Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên
trái nhãn sắp già, vào mùa mưa có độ ẩm cao bệnh phát triển và lây lan rất nhanh. Trái
bị bệnh thường bị thối nâu, lan dần từ vùng cuống trái trở xuống, làm trái nứt ra thịt
trái bị thối nhũn chảy nước, có mùi hôi chua và có tơ nấm trắng phát triển trên vết
bệnh. Phòng trị bằng thuốc Aliette, Ridomin MZ (0,1 - 0,2 %) (Nguyễn Văn Kế,
2008).
Khô cháy hoa do Phyllostista sp: Xuất hiện trên cánh hoa có các vết đen nhỏ
bằng đầu kim dần dần làm cho hoa vàng, khô và rụng đi. Phòng trị bằng Benomyl
0,1% hoặc các loại thuốc gốc đồng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Cháy đầu lá do nấm Pestalotia mangiferae: Đầu ngọn lá bị cháy khô, khi bị
nặng toàn bộ lá bị cháy chóp lá. Nấm tấn công ở đầu lá do việc tích tụ sương trên đầu
chóp lá do đó đầu chóp lá sẽ ẩm hơn các phần khác (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Chổi rồng có thể do virus, tác nhân môi giới là nhện lông nhung, bệnh làm hoa
méo mó, rụng hết lá, lá già cong queo, lá non mọc chụm lại (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Ở Việt Nam bệnh gây hại nặng trên giống nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Để quản lý
bệnh tốt cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Ngoài ra còn một số bệnh như bệnh đốm rong, mốc xám, nấm đen.
2.2 Một số nghiên cứu về bệnh chổi rồng và nhện lông nhung Eriphyes dimocarpi
trên nhãn
2.2.1 Những nghiên cứu hiện tượng chổi rồng trên nhãn ở nước ngoài
Hiện tượng chổi rồng (witches’broom) được xem là một hiện tượng rất quan

trọng tại các nước Châu Á làm giảm từ 20 – 50% sản lượng nhãn (Chen, 1990). Bệnh

 
 


×