Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY KHỔ QUA (Momordica charantia L.) GIỮA HAI MÔ HÌNH CANH TÁC THEO TẬP QUÁN ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI XÃ XUÂN THỚI SƠN, HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.01 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NÔNG HỌC
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY KHỔ QUA
(Momordica charantia L.) GIỮA HAI MÔ HÌNH CANH TÁC THEO
TẬP QUÁN ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP
TẠI XÃ XUÂN THỚI SƠN, HUYỆN
HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007 - 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM MINH HOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY KHỔ QUA
(Momordica charantia L.) GIỮA HAI MÔ HÌNH CANH TÁC THEO
TẬP QUÁN ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP
TẠI XÃ XUÂN THỚI SƠN, HUYỆN
HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
PHẠM MINH HOÀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầucấp bằng Kỹ sư nông
nghiệp ngành Bảo Vệ Thực Vật



Giáo viên hướng dẫn
Th.S Lê Cao Lượng
Th.S Dương Kim Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011

i


Lời cảm tạ
Để hoàn thành khóa luận này, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ là
những người đã sinh ra và dưỡng dục con nên người.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Th.S Lê Cao Lượng, đã tận tình hướng dẫn
trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Nông Học, Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, các Cô, Chú đang làm việc tại Chi Cục
Bảo Vệ Thực Vật TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Chi
Cục. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Anh Th.S Dương Kim Hà, trưởng phòng kỹ thuật Chi
Cục Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thu thập số liệu.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Sinh viên: Phạm Minh Hoàn

ii


TÓM TẮT
Phạm Minh Hoàn, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2011:

“Đánh giá hiệu quả quản lý dịch hại trên cây khổ qua (Momordica charantia L.) giữa
hai mô hình canh tác theo tập quán địa phương và quản lý tổng hợp tại ấp 4 xã Xuân
Thới Sơn, huyện HocMon, TP. Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Cao Lượng
Đề tài gồm 2 thí nghiệm, thí nghiệm 1 so sánh quy trình canh tác khổ qua theo quy
trình sản xuất rau an toàn (RAT) và tập quán của nông dân, nhằm so sánh sự khác biệt
giữa mô hình để từ đó có biện pháp tác động (bón phân, chăm sóc) thích hợp giúp cây
tăng năng suất, chất lượng đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm 2 đánh
giá hiệu quả quản lý dịch hại trên cây khổ qua theo hướng IPM và tập quán nông dân,
nhằm so sánh diễn biến sâu bệnh hại và năng suất giữa hai mô hình từ đó thấy được
hiệu quả của việc áp dụng IPM trong việc phòng trừ sâu bệnh hại và so sánh hiệu quả
kinh tế giữa hai mô hình. Diện tích của mỗi thí nghiệm là 1.000m2.
Kết quả đạt được
Thí nghiệm 1: Các chỉ tiêu về số lá/dây, số nhánh, số trái/dây của mô hình sản xuất
theo quy trình sản xuất RAT đều tăng cao hơn so với mô hình sản xuất theo tập quán
nông dân. Mật số sinh vật hại theo quy trình sản xuất RAT đều cao hơn so với quy
trình sản xuất của nông dân.
Năng suất ở ruộng canh tác theo tập quán của nông dân tăng cao hơn 1,27 lần so
với ruộng canh tác theo quy trình sản xuất RAT.
Thí nghiệm 2: Về chỉ tiêu sinh trưởng giữa nghiệm thức IPM và nghiệm thức nông
dân không có sự khác biệt Về sinh vật hại, mật số rầy xanh (đối tượng sâu hại chính) ở
nghiệm thức theo IPM cao hơn so với nghiệm thức của nông dân, do ít tác dụng thuốc
hóa học. Về năng suất, nghiệm thức IPM cho năng suất cao hơn so với nông dân. Quy
trình sản xuất của cả 2 thí nghiệm đều cho thấy hàm lượng Carbamatee và lân đều
không vượt ngưỡng cho phép.
iii


MỤC LỤC
Trang tựa.................................................................................................................... i 

Lời cảm tạ ................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT................................................................................................................iii 
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ................................................................................... x 
Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2 
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................... 2 
1.4 Giới hạn đề tài: ................................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 
2.1 Giới thiệu về cây khổ qua ................................................................................... 3 
2.1.1 Vị trí phân loài ................................................................................................. 3 
2.1.2 Nguồn gốc........................................................................................................ 4 
2.1.3 Đặc tính thực vật học cây khổ qua .................................................................. 4 
2.1.4 Công dụng của cây khổ qua............................................................................. 5 
2.1.5 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.......................................................................... 6 
2.2 Quy trình sản xuất khổ qua ................................................................................. 7 
2.2.1 Giống ............................................................................................................... 7 
2.2.2 Thời vụ............................................................................................................. 7 
2.2.3 Gieo ươm cây con............................................................................................ 7 
2.2.4 Chuẩn bị đất và gieo trồng............................................................................... 8 
2.2.5 Phân bón và cách sử dụng ............................................................................... 9 
iv


2.2.6 Chăm sóc ......................................................................................................... 9 
2.2.6.1. Tưới tiêu nước ............................................................................................. 9 

2.2.6.2. Tỉa nhánh ..................................................................................................... 9 
2.2.6.3. Làm giàn ...................................................................................................... 9 
2.2.6.4 Thu hoạch ................................................................................................... 10 
2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng một số loài sâu hại chính ........... 11 
2.4.1 Ruồi đục quả .................................................................................................. 11 
2.4.2 Ruồi đục lá (Dòi đục lá, sâu vẽ bùa) ............................................................. 12 
2.4.3 Sâu xanh hai sọc trắng ................................................................................... 13 
2.4.4 Bọ trĩ (Bù lạch) .............................................................................................. 13 
2.4.5 Rầy xanh ........................................................................................................ 14 
2.4.6 Rầy mềm ........................................................................................................ 15 
2.4.7 Bệnh hoa lá (Bệnh khảm) .............................................................................. 16 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................... 17 
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu ................................................... 17 
3.2. Điều kiện khí hậu thời tiết ............................................................................... 17 
3.3 Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 18 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18 
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 18 
3.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................. 20 
3.5 Năng suất .......................................................................................................... 21 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 22 
4.1. Thí nghiệm 1: So sánh quy trình canh tác khổ qua theo quy trìnhsản xuất rau an
toàn và tập quán nông dân. ..................................................................................... 22 
4.1.1 So sánh sự khác biệt giữa lượng phân bón và thuốc hoá học sử dụng giữa nghiệm
thức do nông dân sản xuất và nghiệm thức theo quy trình sản xuất rau an toàn.... 22 

v


4.1.2. So sánh sự khác biệt về chiêu cao, số nhánh, số lá và số trái/dây giữa 2 nghiệm
thức. ........................................................................................................................ 23 

4.1.3. So sánh mật số các loài sinh vật hại và thiên địch giữa hai nghiệm thức .... 25 
4.1.3.1 Thành phần sâu hại trên cây khổ qua ......................................................... 25 
4.1.3.2 So sánh mật số các loài sinh vật hại và thiên địch giữa 2 ruộng mô hình .. 26 
4.1.4. So sánh năng suất thực thu của 2 mô hình ở giai đoạn 40 đến 62 NSG ...... 29 
4.1.5. Kết quả phân tích dư lượng của các mẫu trái khổ qua ................................. 30 
4.2.Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả quản lý dịch hại trên cây khổ qua giữa hai mô
hình IPM và nông dân ............................................................................................ 31 
4.2.1Thành phần và lượng phân bón sử dụng ........................................................ 31 
4.2.2 Diễn biến sinh trưởng và phát triển của cây khổ qua .................................... 31 
4.2.3 Diễn biến sinh vật hại và thiên địch trên ruộng khổ qua ............................... 33 
4.2.3.1 Diễn biến sâu hại trên ruộng khổ qua giữa nghiệm thức IPM và nông dân33 
4.2.3.2 Diễn biến thiên địch trên ruộng khổ qua .................................................... 34 
4.2.3.3 Diễn biến bệnh vàng lá trên cây khổ qua ................................................... 35 
4.3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV giữa nghiệm thức IPM và ND ................... 35 
4.3.5 Năng suất giữa hai mô hình ........................................................................... 36 
4.3.6 Kết quả phân tích dư lượng của các mẫu trái khổ qua .................................. 37 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 39 
5.1 Kết luận............................................................................................................. 39 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41 
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 43 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TN: Thí nghiệm
RAT: Rau an toàn
TSXH: Tần số xuất hiện
TN 1: Thí nghiệm 1

TN 2: Thí nghiệm 2
NSG: Ngày sau gieo
IPM: Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
ND: Nông dân
SVH: Sinh vật hại

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thời gian bón phân và phân bón sử dụng giữa hai mô hình RAT và ND..... 22
Bảng 4.1 Thành phần sâu hại trên cây khổ qua ở Thí nghiệm 1 .................................. 27
Bảng 4.2 Kết quả phân tích nhanh dư lượng chỉ tiêu lân và carbamate trong trái khổ
qua ở Thí nghiệm 1 ........................................................................................................ 30
Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình bón phân theo quy trình sản xuất RAT và
ND ở Thí nghiệm 1 ........................................................................................................ 31
Bảng 4.4 Chiều cao cây khổ qua và số lá ở các giai đoạn phát triển ở Thí nghiệm 2 .. 31
Bảng 4.5 Diễn biến sâu hại trên cây khổ ở thí nghiệm 2 .............................................. 33
Bảng 4.6 Diễn biến thiên địch ở thí nghiệm 2 .............................................................. 34
Bảng 4.7 Sử dụng thuốc BVTV phòng trị ở thí nghiệm 2 ............................................ 35
Bảng 4.8 Số lần sử dụng thuốc BVTV trên ruộng IPM và ND .................................... 35
Bảng 4.9 Năng suất ở thí nghiệm 2 (kg/1000 m2) ........................................................ 36
Bảng 4.10 Kết quả phân tích nhanh dư lượng chỉ tiêu lân và carbamate trong trái khổ
qua ở thí nghiệm 2 ......................................................................................................... 36
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình ở thí nghiệm 2 ......................... 37

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Nghiệm thức sản xuất theo quy trình rau an toàn........................................... 20
Hình 3.2 Nghiệm thức sản xuất theo tập quán nông dân .............................................. 21

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa trung bình từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011
tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh ........................................................................................ 17
Đồ thị 4.1 Chiều cao cây giữa NT 1(sản xuất rau an toàn) và NT 2 (sản xuất theo tập
quán nông dân................................................................................................................ 25
Đồ thị 4.2 Các chỉ tiêu so sánh về số nhánh/dây, số lá/dây giữa NT 1 và NT 2 .......... 26
Đồ thị 4.3 Mật số rầy xanh (con/lá) giữa mô hình bón phân theo quy trình sản xuất
RAT và theo tập quán ND ............................................................................................. 28
Đồ thị 4.4 Mật số rầy mềm (con/ngọn) trên ruộng giữa hai mô hình ........................... 28
Đồ thị 4.5 Mật số sâu xanh (con/lá) giữa hai mô hình .................................................. 28
Đồ thị 4.6 Mật số thiên địch giữa hai mô hình ............................................................. 29
Đồ thị 4.7 Năng suất thực thu của hai nghiệm thức theo quy trình sản xuất
RAT và ND.................................................................................................................... 29
Đồ thị 4.8 Chiều cao cây (cm) giữa nghiệm thức IPM và ND ..................................... 32
Đồ thị 4.9 Số lá trên dây giữa hai nghiệm thức IPM và ND......................................... 32
Đồ thị 4.10 Mật số rầy xanh trên cây khổ qua giữa hai nghiệm thức IPM và ND ....... 33
Đồ thị 4.11 Bệnh vàng lá trên cây khổ qua giưa hai nghiệm thức IPM và ND ............ 34

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề

Khổ qua (Momordica charantia L.) là loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được, thuộc loài đắng nhất trong các loài rau quả.
Có thể nói những món ăn chế biến từ trái khổ qua từ lâu đã rất quen thuộc đối với
người dân Việt Nam, ngoài việc dùng làm thức ăn khổ qua còn được dùng làm thuốc
chữa bệnh. Theo nghiên cứu khổ qua có tác dụng làm giảm đường huyết, đồng thời có
tính kháng khuẩn, có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường và có khả năng trong
việc chống bệnh ung thư.
Cây khổ qua trồng được quanh năm, là loài cây ngắn ngày nên có thể trồng nhiều
hơn 2 vụ/ năm. Đã có nhiều mô hình, hộ nông dân trồng khổ qua mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Với đặc điểm của loài cây thuộc họ bầu bí do đó trên cây khổ qua xuất
hiện nhiều loài sâu, bệnh hại làm giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy việc sử dụng thuốc các loài thuốc hóa học để phòng ngừa và tiêu diệt các
loài sâu, bệnh hại đã trở thành thói quen của nhiều hộ sản xuất. Việc sử dụng thuốc
hóa học một cách thường xuyên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người, môi trường sống bị ô nhiễm, gây hại đến thiên địch
và các loài sinh vật có ích, làm cho sâu hại kháng thuốc và khó phòng trừ.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tìm ra một hướng đi mới trong việc phòng trị sâu
bệnh hại sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến môi trường, sức
khỏe con người và mang lại hiệu quả kinh tế. IPM (Integrated Pest Management) là
chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trong nông nghiệp có thể giúp nông dân tự chủ
trong sản xuất, nâng cao kiến thức, tạo điều kiện để họ chia sẽ kiến thức và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến nhằm tự điều chỉnh phương thức sản xuất, giúp ngăn ngừa
1


tác hại của sâu bệnh, bảo vệ năng suất kinh tế bao gồm nhiều biện pháp khác nhau
được lựa chọn và kết hợp một cách hợp lý, tác động lên toàn bộ hệ sinh thái đồng
ruộng. Đây là những hướng đi đúng đắn và có hiệu quả để bảo vệ cây trồng chống sâu,
bệnh đồng thời bảo vệ tốt môi trường sống của con người.
Nhằm đưa ra một quy trình chăm sóc hợp lý và có hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở

quản lý dịch hại tổng hợp IPM, được sự chấp nhận của Bộ môn Bảo vệ thực vật –
Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, đề tài: “Đánh giá
hiệu quả quản lý dịch hại trên cây khổ qua (Momordica charantia L.) giữa hai mô
hình canh tác theo tập quán địa phương và quản lý tổng hợp tại xã Xuân Thới
Sơn, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đưa ra quy trình canh tác hợp lý, nhằm hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế trong canh tác cây khổ qua.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên cây khổ qua.
So sánh năng suất giữa hai mô hình canh tác.
Ghi nhận hiệu quả kinh tế của hai mô hình.
1.4 Giới hạn đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 - 2011 đến tháng 6 – 2011, đối tượng nghiên
cứu là năng suất và sâu bệnh hại trên cây khổ qua. Thí nghiệm được tiến hành theo dõi
tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây khổ qua
2.1.1 Vị trí phân loài
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Cucurbitales
Họ: Cucurbitaceae
Chi: Momordica

Loài: Momordica charantia
Đặc điểm chung của họ Cucurbitaceae: Họ bầu bí Cucurbitaceae chiếm vị trí quan
trọng trong sản xuất rau của nhiều nước trên thế giới và ở nước ta.
Bộ phận được sử dụng của các cây trong họ bầu bí là quả non hoặc quả già như bí
ngô, dưa chuột, dưa thơm, dưa hấu, dưa gang, mướp, mướp đắng và su su. Một vài loài
hạt già dùng để ép dầu như: bí ngô. Các cây bí ngô, dưa hấu, dưa chuột, và dưa thơm
là những loài rau rất quan trọng của nhiều quốc gia.
Các loài trong họ bầu bí có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều đường,
vitamin và muối khoáng.
Thí dụ trong quả dưa lê chín có: (Viện cây lương thực - thực phẩm)
Đường tổng số: 6,4%
Vitamin C: 32,8mg%
Axit tổng số: 0,36%

3


Trong quả của các loài dưa bầu bí còn có nhiều chất khoáng như K, Ca, P, Fe và
Na. Thí dụ hàm lượng kali trong một số loài như sau:
Bí ngô: 350mg%
Dưa thơm: 250mg%
Dưa chuột: 160mg%
Dưa hấu: 100mg%
Trong dưa hấu, bí ngô có nhiều vitamin A.
Cách sử dụng rất đa dạng phong phú: Sử dụng quả tươi, trộn salat, muối chua,
đóng hộp, làm bánh. Trong năm có thể bố trí cơ cấu giống hợp lý, rải vụ gieo trồng,
cung cấp rau tươi khi giáp vụ. Nhiều cây có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm (Tạ Thu
Cúc, 2005).
2.1.2 Nguồn gốc
Khổ qua là một loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có quả ăn

được, thuộc loài đắng nhất trong các loài rau quả. Cây khổ qua được trồng rộng rãi ở
Ấn Độ, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và vùng Caribe.
Theo Grubben và ctv (2004), các giống có nguồn gốc Châu Á được trồng ở
vùng nhiệt đới Châu Mỹ và cũng được trồng ở vùng phía nam của Mỹ. Ở Châu Phi đôi
khi khổ qua được thu thập từ hoang dã như một loại rau hay cây thuốc trồng
2.1.3 Đặc tính thực vật học cây khổ qua
Khổ qua là cây hằng năm, thân nhỏ dài 4-5m có nhiều tua cuốn để leo bám, thân
phân nhánh mạnh, có cạnh, ngọn có lông dài.
Rễ: Rễ cọc gồm nhiều rễ nhỏ, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt, sâu 30cm, để hút
nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây, có khả năng ra rễ bất định ở các đốt.
Lá: Lá đơn mọc cách, xẻ 3-9 thùy, mép có răng cưa, mặt lá có lông cứng để chống
bốc thoát hơi nước.
4


Hoa: Hoa đơn tính đồng chu, hoa đực nhỏ và có cuống ngắn mọc ở nách cuống lá,
hoa cái có bầu noãn phía dưới. Hoa có cuống dài gồm 5 lá đài màu xanh nhạt cao 57cm, 5 cánh hoa màu vàng và bao phấn màu vàng đậm, noãn sào có lông mịn. Hoa thụ
phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng.
Quả: Quả hình thuôn dài, phía đầu nhọn, có sóng và gai, có màu trắng và màu
xanh nhạt đến xanh đậm tùy vào từng giống, khi chín thì chuyển sang màu vàng đỏ,
quả có vị đắng.
Hạt: Quả chứa từ 20-30 hạt và có thể nhiều hơn tùy theo giống hay màu trắng,
hình bầu dục nhỏ và dẹt, vỏ hạt tương đối giày và cứng (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv,
2007).
2.1.4 Công dụng của cây khổ qua
Theo Grubben và ctv (2004), trái non dùng với thịt để hầm hay ngâm. Ở Tây Phi,
quả non của cây hoang dã dùng như thức ăn phụ, ở Zimbabwe dùng khổ qua như món
rau trộn. Quả chín của cây giống hoang dại được cho là độc với người và gia xúc, ở
Châu Á đọt non là loại rau ăn lá được cho là có lợi cho sức khỏe. Trà khổ qua là thức
uống có lợi cho sức khỏe rất phổ biến ở Nhật Bản và một và nước Châu Á khác. Đặc

biệt Congo hạt được dùng làm thuốc trừ giun, ở Tây Phi cây làm thuốc giảm sốt, thân
và lá chữa ghẻ cóc. Cây khổ qua còn chữa bệnh ký sinh trùng trên da, đặc biệt rất nổi
tiếng trong việc chữa bệnh tiểu đường.
Về mặt dược thảo, từ lâu cây khổ qua được dùng để kháng khuẩn, chữa khó tiêu,
đầy bụng, điều kinh, chữa tăng huyết áp giúp hạ sốt, nhuận tràng và gây nôn. Gần đây
người ta còn phát hiện khổ qua có tác dụng chữa bệnh tiểu đường và ung thư (Knoch,
2005)
Theo Võ Văn Chi (2004), quả khổ qua dùng làm rau ăn có tác dụng bổ máu, giảm
sốt, ho, trị nhọt mủ hay rôm sẩy. Lá trị vết thương nhiễm độc, viêm mủ da, rắn cắn, rễ
chữa sốt, giải độc và trị lỵ, hoa còn dùng chữa đau dạ dày. Hạt dùng chữa ho, viêm
họng, trẻ em lên kinh giật do sốt cao hay kinh phong.
5


Ở vùng Amazon, người dân địa phương và các bộ tộc bản xứ trồng cây khổ qua
dùng làm lương thực và thuốc men. Khổ qua được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường,
kháng virut bệnh sởi, viêm gan, sử dụng để chữa các vết loét, vết thương và nhiễm
trùng.
Trong y học thảo dược Brazil, khổ qua được sử dụng cho việc chữa trị các khối u,
vết thương, bệnh thấp khớp, sốt rét, bệnh tiểu đường. Trong y học Peru, lá và các bộ
phận trên thân của cây khổ qua được dùng để trị bệnh sởi, sốt rét và tấc cả các loài
viêm nhiễm. Tại Nicaragua lá khổ qua được sử dụng cho bệnh đau dạ dày, tiểu đường
sốt cảm lạnh, ho, đau đầu, sốt rét.
Ngoài ra khổ qua còn được sử dung trong việc hỗ trợ phòng, chống HIV; nhiều
protein như alpha và betamomocharin có tác dụng ức chế HIV trong ống nghiệm. Vị
đắng trong trái khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất khống chế sự thèm ăn,
nâng cao tác dụng của Hormone Insulin (Hormone trị bệnh tiểu đường).
2.1.5 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: Khổ qua thuộc nhóm cây ưa nhiệt, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 120C130C. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển là 25-300C. Nhiệt độ cao hơn
sẽ làm cây sinh trưởng chậm và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35-400C thì cây sẽ chết. Nhiệt

độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây, nếu nhiệt độ ban ngày là 25-300C,
nhiệt độ ban đêm 16-180C trong thời gian sinh trưởng thì hoa cái sẽ xuất hiện sớm.
Ẩm độ: Độ ẩm thích hợp cho cây khổ qua từ 80-90%, ẩm độ không khí 80-90%.
Cây khổ qua chịu hạn kém, thiếu nước cây không những sinh trưởng, phát triển yếu
mà còn tích lũy nhiều chất đắng trong quả. Thời kỳ cây ra hoa đậu quả cần lượng nước
nhiều nhất.
Ánh sáng: Khổ qua ưa ánh sáng ngày ngắn, cây sinh trưởng phát triển tốt nếu có
thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ/ngày.

6


Đất và dinh dưỡng: Đất thích hợp cho cây khổ qua sinh trưởng, phát triển là đất hù
sa, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát. Khổ qua thích hợp với pH trung tính.(Nguyễn Trọng
Nghĩa, 2010)
2.2 Quy trình sản xuất khổ qua
2.2.1 Giống
Dùng giống phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện đất đai và thời tiết của địa
phương. Dùng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống.
Có thể sử dụng một số giống sau: F1 241, Tiểu muội, F1 063.
2.2.2 Thời vụ
Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên khổ qua tăng trưởng tốt trong vụ Đông Xuân,
trời mát, không mưa. Tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh có các vụ trồng như sau:
Vụ Hè - Thu: Gieo tháng 5-6, thu hoạch tháng 7-8 dương lịch. Vụ này mưa nhiều
nên cần trồng ở chân đất cao, thoát nước nhanh.
Vụ Thu - Đông: Gieo tháng 7-8, thu hoạch tháng 9-10 dương lịch. Vụ này mưa
nhiều nên trồng ở chân đất cao, thoát nước nhanh.
Vụ Đông - Xuân: Gieo tháng 10-11, thu hoạch tháng 12-1 dương lịch. Vụ này
thích hợp nhất.
Vụ Xuân - Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch 3-4 dương lịch. Mùa khô, thời tiết khí

hậu thuận lợi cho bọ trĩ, phấn trắng, rầy xanh phát triển, cần phun phòng ngừa.
2.2.3 Gieo ươm cây con
Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước ấm (2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh)
trong 6 giờ, sau đó vớt hạt lên, để ráo nước, rồi dùng khăn sạch (khăn đã vắt thật ráo
nước) gói hạt giống lại. Cho khăn vào bao nylon cột miệng cho kín tránh thoát hơi
nước. Ủ giống ở nhiệt độ từ 280C đến 300C là thích hợp nhất. Khi hạt chớm nứt nhanh
thì đem gieo. Tùy thời vụ có thể gieo trực tiếp ngoài đồng hay gieo vô bầu rồi đem ra
trồng, cụ thể như sau:
7


- Gieo thẳng ngoài đồng (Áp dụng vào mùa khô hoặc ít mưa)
Gieo 1 hạt/ 1 lỗ. Ngoài ra cũng cần gieo vô bầu để dự phòng. Thường gieo vô bầu
khoảng 10-15% tổng số cây ngoài đồng để trồng dặm khi cần thiết.
- Gieo vô bầu (Cách này áp dụng cho mùa mưa)Để tiết kiệm hạt giống, công chăm
sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay
sốp loài 50-66 lỗ/ khay. Gieo trên giá thể trộn: 40% đất, 30% sơ dừa hoai và 30% phân
chuồng hoai mục. Khi hạt nảy mầm có hai lá mầm vươn ra khỏi mặt đất và xuất hiện 1
lá thật thì đem trồng ngoài đồng. Không nên để cây quá lớn khi trồng sẽ khó chăm sóc
và giảm tỉ lệ sống.
2.2.4 Chuẩn bị đất và gieo trồng
- Chuẩn bị đất
Khổ qua trồng được trên nhiều loài đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải tơi xốp,
thoáng khí, sạch cỏ, tốt nhất là loài đất thịt pha cát. Dọn sạch, cày đất tơi xốp và phơi
nắng từ 10-20 ngày trước khi trồng.
Lên liếp rộng 1,2m, cao 25-30 cm. Mùa mưa phải làm mương xung quanh ruộng
để tiêu nước.
Rãi phân lót, xới trộn đều và tưới chất phân giải lân, phân vi sinh từ chế phẩm gốc
rạ sau đó phủ màng phủ nông nghiệp, mặt màu bạc lên trên.
Đục lỗ để trồng: hàng cách hàng 60-80 cm, cây cách cây 40-50 cm.

- Gieo trồng
Mật độ trồng khoảng 2.000 cây/ 1.000m2 (tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất
hạt đối với từng giống). Nếu gieo thẳng thì gieo mỗi lỗ 1 hạt đã nứt nanh; gieo xong
rải 1 lớp đất mỏng lên trên và tưới ẩm. Nếu trồng bằng cây ươm sẵn cũng trồng mỗi lỗ
1 cây, ấn chặt tay và tưới đủ ẩm ngay sau trồng.

8


2.2.5 Phân bón và cách sử dụng
Trồng khổ qua theo quy trình sẽ phối hợp các loài phân bón chính và phân bón bổ
sung. Phân bón chính ở đây là các loài phân lâu nay nông dân vẫn thường dùng như
phân chuồng hoai mục, urê, DAP, NPK, KCL. Phân bón bổ ở đây là các loài phân do
chuyên gia Đài Loan giới thiệu và đã được trồng nhiều vụ tại Hợp tác xã.
Cách bón
Bón lót lúc làm đất, bón theo sự phát triển bộ rễ. Mỗi lần bón, dùng que nhọn chọc
lỗ nhỏ xuyên qua lớp màng phủ để bón phân vào lỗ. Lỗ nên cách gốc cây 15-20 cm,
sâu 5-10 cm. Cây càng lớn lỗ càng xa gốc và càng sâu; nước tưới hoặc nước mưa sẽ
thấm vào làm cho phân ngấm rộng ra.
2.2.6 Chăm sóc
2.2.6.1. Tưới tiêu nước
Ngay sau khi trồng và sau khi bón phân phải tưới đủ nước, đặt biệt trong thời kỳ ra
hao và cho trái. Trong suốt vụ tùy tình hình thực tế mà tưới nước cho cây.
Mùa mưa phải thoát nước tốt, không để nước ứ đọng trong ruộng. Hạn chế việc
tưới nước trên đầu cây. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước,
không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
2.2.6.2. Tỉa nhánh
Thường xuyên tỉa bỏ những lá già, nhánh nhỏ yếu, cắt, nhổ những cây bị bệnh và
đốt. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo.
2.2.6.3. Làm giàn

Khi cây bắt đầu ra tua cần cắm chà cho cây bò lên giàn. Giàn được làm theo kiểu
mái nhà hoặc dạng vòm.

9


2.2.6.4 Thu hoạch
Sau khi gieo 36-38 ngày thì bắt đầu thu hoạch, cứ cách 1 ngày thu hoạch 1 lần,
thời gian thu hoạch kéo dài 30-40 ngày. (Cẩm nang quy trình sản xuất rau an toàn và
hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất trong các tổ nông dân tại Tp. Hồ Chí Minh, năm
2010)
2.3 IPM trong trồng trọt
Những năm gần đây, các Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là
IPM) đã thực sự thu hút người nông dân. Bởi chính cách làm từ chương trình vừa tăng
hiệu quả cho những cánh đồng, vườn rau, vừa giảm được chi phí sản xuất, an toàn hơn
đối với người sản xuất và người tiêu dùng.
IPM (Intergrated Pest Managerment): Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ
thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hoà những biện pháp kỹ thuật một
cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho
quần chủng dịch hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Có 5 biện pháp cơ bản trong IPM
1). Biện pháp canh tác kỹ thuật
Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa
môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi
cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.
2). Biện pháp sử dụng giống
Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh
hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.
3). Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học
Trong hệ sinh thái luôn cómối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi

dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự đấu tranh
10


sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can
thiệp của con người.
4). Biện pháp điều hòa
Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.
5). Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý
Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, khi
mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, khi sử dụng
thuốc phải cân nhắc kỹ theo các nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi
dùng.
2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng một số loài sâu hại chính
2.4.1 Ruồi đục quả
Tên khoa học: Bactrocera cucurbitae
Bộ hai cánh: Diptera
Đặc điểm hình thái
Ruồi trưởng thành có hình dạng giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn một chút, dài
khoảng 6-8 mm, màu vàng, có các vạch đen trên ngực và bụng. Cuối bụng ruồi cái có
vòi đẻ trứng dài và nhọn dùng chích vào vỏ quả để đẻ trứng.
Trứng rất nhỏ, màu trắng ngà, nằm trong vỏ quả.
Sâu non là dòi, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, miệng có 1 móc cứng đen, đẫy sức
dài 6-8 mm.
Nhộng dài 5-7 mm, hình trứng dài, màu nâu vàng đến nâu đỏ.

11


Đặc điểm sinh học và tác hại

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là vào sáng sớm và chiều mát, sức
bay yếu. Một con cái có thể đẻ 150-200 trứng, trên 1 quả có thể có nhiều trứng. Vết
chích đẻ trứng của ruồi trên quả lúc đầu chỉ là một chấm đen rất nhỏ, trứng nằm trong
đó. Dòi nở ra đục vào trong quả, chỗ vết đục bên ngoài lớn dần lên, có màu nâu, bên
trong quả dòi đục thành đường hầm vòng vèo làm quả bị thối mềm và dễ rụng. Trong
quả bị hại thường có nhiều con dòi. Dòi đẫy sức chui ra ngoài rơi xuống đất hóa nhộng
hoặc hóa nhộng trong các quả đã rụng (Phạm Văn Biên – Bùi Cách Tuyến - Nguyễn
Mạnh Chinh, 2003)
2.4.2 Ruồi đục lá (Dòi đục lá, sâu vẽ bùa)
Tên khoa học: Liriomyza trifolii
Bộ hai cánh: Diptera
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5 - 2,0 mm, màu đen, có vệt vàng trên ngực.
Trứng rất nhỏ nằm trong biểu bì lá.
Sâu non là con dòi, dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt, dẹt.
Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá hoặc rơi xuống mặt đất.
Đặc điểm sinh học và tác hại
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, sức bay kém, đẻ trứng trong mô biểu bì
mặt trên lá, một con cái đẻ khoảng 200 trứng.
Con dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có
thẻ nhìn thấy con dòi và phân của chúng dưới đường đục. Một lá có thể bị nhiều dòi
phá hại. Nhiều đường đục làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém, quả ít và nhỏ. Dòi
phá hại từ khi cây mới mọc có lá mầm đến khi ra hoa có quả, nhiều nhất khi cây đang
sinh trưởng mạnh ra nhiều lá. Thiệt hại do ruồi trong mùa khô cao hơn mùa mưa.
12


Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày, thời gian sâu non 10 – 12 ngày (Phạm Văn
Biên – Bùi Cách Tuyến - Nguyễn Mạnh Chinh, 2003).
2.4.3 Sâu xanh hai sọc trắng

Tên khoa học: Diaphania indica
Bộ cánh vẩy: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành là loài bướm tương đối nhỏ, thân dài khoảng 10 mm, sải cánh rộng
15mm, khi đậu cánh xếp hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu
đen.
Trứng nhỏ,hình cầu, màu vàng nhạt, đẻ rời rạc từng quả trên đọt và lá non.
Sâu non đẫy sức dài 10 – 12 mm, màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có hai sọc trắng
chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen.
Đặc điểm sinh học và tác hại
Bướm hoạt đông và đẻ trứng ban đêm. Sâu non sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả
tơ cuốn lá non lại ở trong đó cắn đọt và lá. Khi có quả sâu gặm vỏ làm quả sần sùi
loang lỗ. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trong lá cuốn lại hoặc trong lá nhô lên mặt đất.
Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi cây khổ qua còn nhỏ đến có quả, nhiều
nhất khi cây ra hoa và có quả non.
Vòng đời trung bình 25 – 30 ngày, trong đó thời gian sâu non 14 – 18 ngày (Phạm
Văn Biên – Bùi Cách Tuyến - Nguyễn Mạnh Chinh, 2003)
2.4.4 Bọ trĩ (Bù lạch)
Tên khoa học : Thrips palmi
Bộ cánh tơ : Thrysanoptera

13


Đặc điểm hình thái
Bọ trưởng thành và bọ non đều rất nhỏ, dài khoảng 1 mm, có thể nhìn thấy bằng
mắt thường. Bọ trưởng thành có cánh là những sợi tơ mảnh màu đen, cuối bụng nhọn.
Bọ non không cánh, hình thoi, phía đuôi dài và nhọn, màu xanh vàng nhạt.
Đặc điểm sinh học và tác hại
Cả bọ trưởng thành và bọ non đều sống tập trung ở mặt dưới lá non. Bọ trưởng

thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.
Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, có nhiều đốm nhỏ màu vàng nhạt. Mật
đọ bọ cao làm cây cằn cỗi, đọt chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, quả ít và nhỏ. Bọ trĩ
cũng là môi giới truyền bệnh cho virus cho cây.
Bọ trĩ phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức chịu thuốc cao
và mau quen thuốc.
Vòng đời ngắn, trung bình 15 – 18 ngày (Phạm Văn Biên – Bùi Cách Tuyến Nguyễn Mạnh Chinh, 2003)
2.4.5 Rầy xanh
Tên khoa học:
Empoasca flavescens (rầy xanh lá mạ)
Amrsca biguttula biguttula (rầy xanh hai chấm nhỏ)
Bộ: Homoptera
Phân bố và ký chủ:
Rầy xanh phân bố chủ yếu ở các quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Đài Loan, Nhật,
MaLaysia, Philippines, Sri - Lanka, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam.
Ở nước ta rầy xanh xuất hiện ở trên nhiều đối tượng cây trồng với hơn 66 loài cây
thuộc 29 họ thực vật khác nhau như: đậu bắp, cà, ớt, khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc
lá, khoai lang, lạc, khổ qua
14


×