Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng môn sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.74 KB, 12 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Sinh học
6”.
2. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị T
Năm sinh:
Nơi thường trú:
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc:
Điện thoại:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chuyên môn
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 9 năm 2014 đến ngày
20 tháng 5 năm 2015
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Chương trình Sinh học 6 là phần mở đầu cho chương trình sinh học của
bậc Trung học cơ sở giúp học sinh làm quen với môn khoa học chuyên nghiên
cứu về thế giới sinh vật. Các kiến thức về thực vật và một số nhóm sinh vật
trong chương trình vừa góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức
Sinh học cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh, vừa giúp học sinh có cơ sở để tiếp
tục học những kiến thức về di truyền, sinh thái ở cấp học trên.
Do những đổi mới thường xuyên của khoa học công nghệ và sự bùng nổ
thông tin dẫn đến cấu trúc, nội dung, cách trình bày sách giáo khoa Sinh học phổ
thông nói chung và Sinh học 6 nói riêng cũng đổi mới để phù hợp với thực tiễn
đất nước, cách viết theo hướng từ thông báo kiến thức chuyển sang tổ chức các
hoạt động để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Với cách viết như vậy,

1




đòi hỏi trong quá trình dạy học, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại
vừa là người tham gia trực tiếp hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới
sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tích cực chủ động thu nhận
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách.
Vậy giáo viên cần phải làm gì để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong
việc thực hiện nhiệm vụ, trình bày, trao đổi kết quả học tập. Do vậy mục đích
nghiên cứu là giải quyết vấn đề tạo cho học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập
rèn cho học sinh thói quen tự học, chủ động và tích cực trong các hoạt động lĩnh
hội và chiếm lĩnh kiến thức nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học 6.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Ứng dụng và triển khai tại trường trung học cơ sở số
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong năm học 2014-2015 tôi được phân công giảng dạy môn Sinh học 6
tại trường trung học cơ sở Nguyễn A. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số giáo
viên dạy Sinh học đã chú ý đến tính khoa học chính xác, tính thực tiễn của kiến
thức, cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường vận dụng các phương pháp dạy
học đặc trưng của môn học và sử sụng các phương tiện dạy học hiện đại (băng vi
deo, máy chiếu...) để phát huy tính tích cực, tư duy gây hứng thú học tập Sinh
học cho học sinh. Song bên cạnh đó vẫn còn có một số giáo viên tuy đã có
những cố gắng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, trong bài soạn đã tìm
cách thiết kế những hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
(như cho học sinh làm phiếu học tập, thảo luận nhóm...) nhưng khi thực hiện
những hoạt động đó cũng chỉ được tiến hành một cách hình thức; những câu hỏi
hoặc vấn đề giáo viên nêu ra vẫn chỉ yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức trong
sách giáo khoa để trả lời mà không cần đòi hỏi học sinh phải có sự suy nghĩ độc
lập, sáng tạo; giáo viên chưa tạo điều kiện để học sinh được học tập một cách
chủ động, các em vẫn có thói quen chờ đợi vào sự gợi ý dẫn dắt của giáo viên;

giáo viên đôi khi vẫn còn gặp một số lúng túng từ khâu soạn giáo án đến tổ chức
các hoạt động học tập, từ cách khái quát đến tổng kết kiến thức, chưa biết xác
2


định trọng tâm bài học dẫn đến tiết học dàn trải, thời gian phân bố chưa hợp lí.
Nhiều khi các tiết học vẫn còn mang tính chất biểu diễn, chủ yếu dựa vào một số
học sinh khá, chứ chưa thực sự lôi cuốn cả lớp hào hứng học tập.
Vậy để nâng cao chất lượng môn Sinh học 6, trong các tiết dạy không chỉ
hướng tới hình thành ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về Sinh học mà
còn phải hướng tới hình thành cho học sinh năng lực tư duy độc lập, tư duy sáng
tạo, hình thành và phát triển năng lực tự học, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh được tập dượt tham gia giải quyết những vấn đề thực tế có liên
quan đến kiến thức Sinh học một cách sáng tạo. Rèn luyện được cho học sinh có
được thói quen và ý chí tự học đã khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết
quả học tập của các em được nhân lên gấp bội.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để nâng cao chất lượng môn Sinh học 6, cần phải xác định rõ vai trò của
giáo viên và vai trò của học sinh trong dạy học:
Vai trò của giáo viên: Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng
dẫn, điều khiển học sinh thực hiện những hoạt động học tập phát triển năng lực
tư duy độc lập, chủ động nhằm đạt được mục tiêu bài học. Để làm được điều đó
giáo viên có nhiệm vụ:
Thiết kế những hoạt động học tập giúp học sinh có thể tự thu thập thông tin và
xử lí thông tin để tìm ra kiến thức sinh học như tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức
cũ, khai thác những vốn hiểu biết sẵn có, thu thập thông tin mới qua quan sát hình
vẽ, mẫu vật, mô hình, thí nghiệm,...thực hiện việc xử lí thông tin bằng các thao tác tư
duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa để rút ra kết luận,...Điều quan trọng của
việc thiết kế không phải chỉ là chọn những hình thức hoạt động nào mà chủ yếu là
tìm ra logic của nội dung, từ đó thiết kế các hoạt động sao cho có tác động kích thích

tư duy độc lập, chủ động và tích cực, kích thích học sinh lòng ham học hỏi, tạo ra
niềm say mê chiếm lĩnh các tri thức của học sinh.
Tạo điều kiện cho học sinh tự thực hiện các hoạt động học tập một cách tự
giác, chủ động và được bộc lộ khả năng tự nhận thức của mình.

3


Điều chỉnh và định hướng các hoạt động học tập để học sinh có thể tự
phát hiện ra kiến thức, giúp học sinh sửa chữa và hoàn thiện kiến thức mà các
em phát hiện được, từ đó đi đến kết luận cần thiết.
Tạo điều kiện và khích lệ học sinh nêu thắc mắc, phát hiện và tham gia
vào giải quyết các tình huống thực tế có liên quan đến kiến thức Sinh học.
Vai trò của học sinh: Học sinh phải được tham gia chủ động, tích cự vào
quá trình nhận thức:
Học sinh được tạo nhu cầu nhận thức các kiến thức Sinh học từ đó sẽ có
hứng thú và mong muốn được tham gia vào việc tìm tòi kiến thức của bài học.
Học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập hướng vào sự tìm kiếm
và phát hiện ra kiến thức. Học sinh được quan sát, tự làm thí nghiệm, phân tích
lí giải lập luân theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa tìm ra kiến thức Sinh học,
vừa biết cách tìm ra kiến thức và kĩ năng để hình thành dần năng lực tự học.
Học sinh được tham gia vào hoạt động hợp tác trong nhóm, các em sẽ có
điều kiện để bộc lộ khả năng nhận thức của mình; được tham gia vào việc bảo
vệ ý kiến khi thảo luận, tranh luận; biết cách lắng nghe ý kiến của bạn để bổ
sung cho ý kiến của mình, từ đó hình thành dần năng lực tự đánh giá.
Học sinh được khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện và tham gia vào giải
quyết các vấn đề của thực tế.
Từ việc xác định rõ vai trò của giáo viên và học sinh, cần phải thực hiện
đồng thời một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp vấn đáp tìm tòi: Là một trong những phương pháp có nhiều
ưu thế trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh. Giáo viên tổ chức trao đổi
ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò về một
chủ đề nhất định, thông qua đó học sinh tự lực phát hiện ra kiến thức mới. Vì
vậy kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá, vừa
có được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, học sinh tự
lĩnh hội kiến thức được sẽ chắc chắn hơn nhiều, tư duy tích cực được phát triển.

4


Phương pháp trực quan: Các phương tiện trực quan rất phong phú và đa
dạng, với mỗi loại trực quan cần có cách thức sử dụng khác nhau để có thể tiếp
cận và lĩnh hội kiến thức tiềm ẩn trong đó. Ví dụ: cách thức khai thác kiến thức
từ sơ đồ khác cách khai thác kiến thức từ mẫu vật tự nhiên, tranh ảnh, mô
hình,... cần sử dụng các đồ dùng dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới
bằng con đường khán phá.
Quy tình thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu phương tiện trực quan
Bước 2: GV nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần có
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
Bước 4: Học sinh nêu và tổng hợp những kiến thức rút ra được từ nhận
xét, kết luận thông qua phương tiện trực quan
Bước 5: Giáo viên bổ sung, chốt kiến thức.
Ví dụ như bài “Cấu tạo của hoa” – Sinh học 6
Bước 1: Phát phiếu học tập, chia nhóm học tập giới thiệu bông hoa bưởi.
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu học sinh phải quan sát, mô tả được các bộ
phận của hoa bưởi.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hoa bưởi từ bên ngoài vào
trong, về: hình dạng, màu sắc,...Lần lượt tách bộ phận của hoa để quan sát, ghi

lại các đặc điểm.
Bước 4: Học sinh nêu và tổng hợp những kiến thức rút ra:
Cuống hoa: có chức năng nâng đỡ hoa.
Bao hoa bao bọc bên ngoài, bảo vệ hoa.
Nhị hoa gồm có chỉ nhị và bao phấn (chứa nhiều hạt phấn).
Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy (chứa noãn).
Phương pháp trực quan giúp học sinh lình hội kiến thức một cách cụ thể,
xác thực, sinh động về thế giới sống, học sinh dễ dàng nắm bắt, nắm chắc được
kiến thức qua quan sát và thao tác với các phương tiện trực quan; đồng thời qua
đó học sinh được rèn kĩ năng của môn học và có được phương pháp nhận thức
5


và tạo điều kiện để học sinh liên tưởng, đối chiếu, so sánh khi phải lĩnh hội
những kiến thức trừu tượng phức tạp hơn, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý
thức bảo vệ thiên nhiên.
Phương pháp thực hành: Thực hành là phương tiện, là con đường để học
sinh tích cực chủ động độc lập phát hiện và vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: HS biết được mục đích của bài thực hành
Bước 2: Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học
Bước 3: Học sinh tìm hiểu các thao tác, trật tự thực hành
Bước 4: Học sinh tiến hành các thao tác thí nghiệm, các bước thực hành
Bước 5: Học sinh tiến hành khai thác thông tin từ kết quả thực hành.
Bước 6: Học sinh nêu nhận xét hoặc rút ra kết luận. Giáo viên bổ sung,
hoàn chỉnh.
Ví dụ như bài: “Vận chuyển các chất trong thân”, mục 1. Vận chuyển
nước và muối khoáng hòa tan trong thân – Sinh học 6.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của tiết thực hành
Xác định nước và muối khoáng được vận chuyển qua bộ phận nào của thân?

Bước 2: Chuẩn bị 2 bình thủy tinh, 1 bình đựng mực xanh, 1 bình đựng
nước cất, 2 cành hoa hồng trắng, kính lúp, dao con.
Bước 3: Tìm hiểu các thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Cắm cành hoa vào bình nước màu và bình nước cất để ra chố thoáng.
Sau một thời gian quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu
Bước 4: Học tiến hành các hoạt động thực hành theo nhóm.
Bước 5: Học sinh tiến hành khai thác thông tin từ kết quả thực hành
Quan sát: Cánh hoa chuyển màu giống như là màu của mực xanh, chứng
tỏ mực đã chuyển từ dưới bình thủy tinh lên cánh hóa. Vậy nó chuyển qua bộ
phận nào của thân?

6


Cắt ngang thân ta thấy bộ phận bị nhuộm màu là mạch gỗ, chứng tỏ mực
được đưa lên lá và hoa qua mạch gỗ.
Bước 6: HS rút ra nhận xét
Nhận xét nước và muối khoáng được vận chuyển trong thân qua mạch gỗ.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề: Là phương pháp dạy học
trong đó giáo viên tạo ra những tình huống sư phạm có vấn đề; tổ chức hướng
dẫn học sinh đặt vấn đề , hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết
vấn đề thông qua đó học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng, phát triển ở học
sinh năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực hết sức cần thiết để con người
thích ứng với sự phát triển của xã hội. Phương pháp này được thực hiện theo
quy trình: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức; giải quyết vấn đề đặt ra;
đánh giá kết quả, phân tích, khai thác lời giải.
Giải pháp 2: Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học tích cực
Có thể tổ chức bài học theo nhiều các khác nhau:
Hoạt động theo toàn lớp: Cả lớp làm việc theo sự hướng dẫn chung của

giáo viên. Hình thức tổ chức này rất thích hợp với việc vận dụng phương pháp
thuyết trình, giảng giải của giáo viên hoạc nghe đại diện nhóm học sinh trình
bày hoặc toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận,...
Hoạt động cá nhân: Mỗi học sinh tự thực hiện những nhiệm vụ do giáo
viên giao cho (được ghi trên phiếu học tập hoặc ghi trên bảng) và phải có sản
phẩm cụ thể được ghi chép lại. Hình thức này buộc học sinh phải tư duy một
cách độc lập và có điều kiện tự bộc lộ khả năng nhận thức của mình.
Hoạt động theo nhóm nhỏ: Là một trong những phương pháp quan trọng
của đổi mới phương pháp dạy học. Với sự tư duy của mỗi cá nhân nhiều khi
chưa đủ để hoàn thành nhiệm vụ học tập (nhiều vấn đề khó phức tạp) thì cần tổ
chức cho học sinh hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm có tác dụng:
Giúp các thành viên trong nhóm được trao đổi kinh nghiệm và tạo cơ hội
để chỉ huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thông qua quá trình học tập.
Qua thảo luận nhóm, học sinh có thể nhận được thêm thông tin từ bạn bè,
7


được biểu lộ các quan điểm khác nhau và phát triển kĩ năng giao tiếp. Hoạt động
nhóm làm tăng không khí học tập, giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng
làm việc hợp tác.
Học theo nhóm học sinh có cơ hội được thể hiện những hiểu biết, những
kĩ năng, những quan điểm và thái độ trước một vấn đề nêu ra.
Với cách tổ chức tốt (cách chuẩn bị bài học, các phiếu học tập hợp lí các
câu hỏi dẫn dắt, gợi mở phù hợp các thủ thuật sư phạm như động viên, khuyến
khích kịp thời) thì đây là một trong những phương pháp tốt nhất trong việc tích
cực hóa hoạt động của học sinh.
Muốn hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao, từ giờ học trước học sinh phải
biết lắng nghe và ghi chép lại những yêu cầu của giáo viên (kẻ trước bảng ở nhà,
mẫu vật để quan sát, tranh ảnh,...).
Ví dụ: Học sinh được giao nhiệm vụ hoạt động nhóm khi học bài 12

“Biến dạng của rễ” trong chương trình Sinh học 6. Giáo viên yêu cầu các em
chuẩn bị:
Mẫu vật: Củ cà rốt, củ cải, củ sắn, cành trầu không, cây tầm gửi, dây tơ hồng....
Lưu ý: Khi về nhà học sinh phải chuẩn bị ngay, nếu để sát giờ học sự
chuẩn bị sẽ không đầy đủ, các học sinh có thể họp nhóm lại để phân công sự
chuẩn bị.
Bước 1: Nghe giáo viên phân công nhóm học tập và bố trí nhóm phù hợp
theo thiết kế.
Bước 2: Nghe giáo viên giao nhiệm vụ:
Mục tiêu của hoạt động nhóm là gì?
Thời gian cho hoạt động nhóm bao nhiêu phút?
Nghe hướng dẫn cách tiến hành: Có những công việc gì? Làm như thế nào?
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu:
Quan sát kĩ mẫu vật, tìm hiểu đặc điểm hình thái và chức năng của một số
loại rễ biến dạng, phân loại các loại củ,cây (mà nhóm có).
Hoàn thành bảng:
8


TT

Tên rễ biến

Tên cây

dạng

Đặc điểm hình thái

Chức năng


của rễ biến dạng

đối với cây

Bước 3: Học sinh hoạt động nhóm
Cử một nhóm trưởng điều hành hoạt động (có thể sẽ thay mặt nhóm lên
trình bày)
Cử một thư kí ghi chép phần thảo luận của nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi và phân loại các loại rễ, cây có
trong nhóm.
Các thành viên phải tích cực quan sát và góp ý kiến, khi ý kiến được
thống nhất trong nhóm thư kí sẽ ghi kết quả vào phiếu học tập.
Bước 4: Thảo luận tổng kết trước lớp
Đại diện nhóm trình bày rõ ràng các loại rễ biến dạng theo đặc điểm và
chức năng được mô tả trong bảng (vừa trình bày, vừa để trên mẫu vật tranh để
minh họa).
Các nhóm lắng nghe và đưa ra các nhận xét hoặc các câu hỏi sau khi
nhóm trình bày xong.
Nhóm trình bày phải trả lời các câu hỏi của nhóm khác và của giáo viên.
Giáo viên tổng kết giúp học sinh hoàn thiện và đặt vấn đề tiếp theo.
Tóm lại: Ba hình thức tổ chức dạy học trên được vận dụng và thay đổi
khéo léo ngay trong một tiết học sẽ tạo cho lớp học có không khí học tập sôi nổi,
các hoạt động học tập được thực hiện một cách linh hoạt và thoải mái có tác
dụng tích cực trong việc tạo ra và duy trì hứng thú cho học sinh.
Ngoài các hình thức tổ chức dạy học trên còn có thể vận dụng các hình
thức học tập ngoài trời, các tiết học trong môi trường thiên nhiên,...,các hoạt động
ngoại khóa. Các hình thức này rất lí thú và có thể đạt hiệu quả cao, đặc biệt có tác
dụng kích thích lòng ham hiểu biết, tìm tòi khám phá thiên nhiên của học sinh.
Giải pháp 3: Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá


9


Việc đánh giá kết quả dạy học Sinh học phải căn cứ vào mục tiêu của bài
học nhằm thu hút được những tín hiệu phản hồi, từ đó xác định được mức độ
cần đạt được mục tiêu, đồng thời cũng phát hiện được những khiếm khuyết của
giáo viên trong nội dung dạy học và vận dụng các phương pháp học, giúp giáo
viên có thể điều chỉnh trong các tiết học sau.
Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ kiểm tra đánh giá kiến
thức – kĩ năng đơn thuần sang đánh giá theo hướng phát triến năng lực học sinh.
Việc kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện trong suốt tiết học và vào cuối tiết.
Trong quá trình học bài mới giáo viên vẫn có thể kiểm tra khả năng tái hiện các
kiến thức cũ có liên quan đến mà học sinh đã học ở các bài trước.
Chú trọng các hình thức đánh giá: đánh giá trên lớp, đánh giá bằng hồ sơ.
đánh giá bằng nhận xét, đánh giá thông qua bài thuyết trình,... Coi trọng đánh
giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú
học tập của học sinh trong quá trình dạy học
Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều (ngoài đánh giá của
giáo viên, học sinh được tự đánh giá cho mình, đánh giá cho bạn,...).
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Năm học 2014 – 2015, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công
giảng dạy môn Sinh học 6. Việc áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy đã tạo
cho học sinh sự say mê học tập, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động
của học sinh trong việc lĩnh hội và tìm kiếm kiến thức. Vận dụng sáng tạo, khai
thác được tính năng động, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Sinh
học 6. Chất lượng môn Sinh học 6 đã có sự chuyển biến đáng kể thông qua các
kì khảo sát. Cụ thể:

Kết quả khảo sát học sinh (6A2– Sinh học). Năm học: 2014-2015

Thời điểm

Kết quả khảo sát

10

Ghi chú


Tổng số
học
sinh
được
khảo

Điểm
dưới
trung
bình

Tỉ lệ %

Điểm
trên
trung
bình

Tỉ lệ
%


Đầu năm

32

15

46,9

17

53,1

Chưa áp
dụng
sáng kiến

Giữa học kì I

32

Cuối học kì I

32

13
12

40,6
37,5


19
20

59,4
62,5

Áp dụng
sáng kiến

Giữa học kì II

32

10

31,2

22

68,8

Cuối học kì II

31

8

25,9

23


74,1

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi cho
tất cả các trường THCS.
- Rèn cho học sinh thói quen tự học, chủ động và tích cực trong các hoạt động
lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học 6.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Để các bài học trở lên sinh động và hấp dẫn hơn cần bổ sung thêm một số
đồ dùng thiết bị còn thiếu: tranh ảnh, mô hình,...
Trên đây là nội dung, hiệu quả của tôi do chính tôi thực hiện không sao
chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
11

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)


12




×