Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIA UV ĐẾN HIỆU LỰC CỦA NẤM Beauveria bassiana (Balls) Vuill TRÊN RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855 KB, 56 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIA UV ĐẾN HIỆU LỰC
CỦA NẤM Beauveria bassiana (Balls) Vuill TRÊN RẦY
NÂU (Nilaparvata lugens Stal.)

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA : 2007 - 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN PHÚ QUANG

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2011


i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIA UV ĐẾN HIỆU LỰC CỦA
NẤM Beauveria bassiana (Balls) Vuill. TRÊN RẦY NÂU

(Nilaparvata lugens Stal.)

Tác giả
TRẦN PHÚ QUANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật



Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,
các thầy cô khoa Nông Học. Những người thầy đã tận tâm truyền dạy những kiến thức
quý giá cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Đình Đôn, người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô tại Viện Công
Nghệ Sinh Học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM . Sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy,
cô cùng với những kiến thức quý giá được thầy cô truyền đạt đã giúp em có thể hoàn
thành tốt đề tài luận văn.
Em xin cám ơn các bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ em trong thời gian qua
Mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

TP.HCM, ngày 6 tháng 6 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
Trần Phú Quang


iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: Khảo sát ảnh hưởng của tia UV đến hiệu lực của nấm
Beauveria bassiana (Balls) Vuill. trên rầy nâu được thực hiện tại trường ĐH Nông
Lâm TP. HCM. Thời gian thực hiện đề tài là từ 15/2/2011 đến 15/6/2011. Đề tài thực
hiện với hai nội dung:
Nội dung 1: Xử lý đột biến và chọn lọc dòng nấm B. bassiana đột biến được
thực hiện tại Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường – trường ĐH Nông Lâm TP.
HCM.
Nội dung 2: Khảo sát hiệu lực của dòng nấm B. bassiana trên rầy nâu được thực
hiện tại nhà lưới - trại thực nghiệm khoa Nông học – trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi chiếu tia UV ở hai mức thời gian 30 phút và 1
giờ thì làm cho hình thái và đặc điểm của nấm B. bassiana không thay đổi. Nấm đã
chiếu UV sinh trưởng và phát triển giống như nấm không chiếu UV
Khi chiếu tia UV làm cho nấm B. bassiana bị đột biến. Nấm sau khi bị chiếu tia
UV có hiệu lực diệt trừ rầy nâu cao hơn dòng nấm cũ không chiếu tia UV từ 10 – 20%.


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i 
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii 
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... vii 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii 
Chương 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1 
1.2 Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 
1.3 Yêu cầu nghiên cứu ...................................................................................................2 

Chương 2: TỔNG QUAN..............................................................................................3 
2.1 Sơ lược về nấm kí sinh côn trùng ..............................................................................3 
2.1.1 Điều kiện để nấm tấn công côn trùng .....................................................................3 
2.1.2 Tác dụng gây bệnh của nấm kí sinh trên côn trùng ................................................3 
2.2 Sơ lược về nấm trắng (Beauveria bassiana (Balls) Vuill) ........................................4 
2.2.1 Đặc điểm hình thái của nấm B. bassiana ................................................................5 
2.2.2 Độc tố diệt côn trùng của nấm B. bassiana ............................................................5 
2.2.3 Cơ chế tác động của nấm B. bassiana lên côn trùng ..............................................6 
2.3 Những nghiên cứu trong nước về nấm B. bassiana...................................................7 
2.4 Những nghiên cứu ngoài nước về nấm B. bassiana ..................................................9 
2.5 Sơ lược về rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) ........................................................14 
2.5.1 Phân bố và ký chủ .................................................................................................14 
2.5.2 Triệu chứng gây hại ..............................................................................................14 
2.5.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái ............................................................................15 


v

2.6 Giới thiệu về tia UV.................................................................................................15 
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17 
3.1 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................17 
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm .........................................................17 
3.1.2 Vật liệu thực hiện thí nghiệm ...............................................................................17 
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................18 
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................................18 
3.2.2 Thí nghiệm 1: Xử lý đột biến và chọn lọc dòng nấm B. bassiana .......................21 
3.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực của nấm Beauveria bassiana trên rầy nâu .......21 
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................26 
4.1  So sánh hình thái của nấm B. bassiana trước và sau khi chiếu UV trên môi trường
PGA


...........................................................................................................................26 

4.2 Đánh giá kết quả tỉ lệ chết của rầy nâu do nấm B. bassiana ký sinh. .....................27 
4.3 Đánh giá kết quả hiệu lực của nấm B. bassiana trên rầy nâu ..................................32 
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................36 
5.1 Kết luận ....................................................................................................................36 
5.2 Đề nghị .....................................................................................................................36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37 
PHỤ LỤC .....................................................................................................................40 


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tỉ lệ (%) rầy nâu bị chết do nấm B. bassiana ở các thời điểm theo dõi. ......27 
Bảng 4.2: Hiệu lực của nấm B. bassiana trên rầy nâu ở các thời điểm.........................32 


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc độc tố beauvericin của nấm B. bassiana. .............................................6 
Hình 2.2: Cơ chế xâm nhập của nấm B. bassiana vào cơ thể côn trùng. ..................7 
Hình 3.3: Hình mô tả cách đếm bào tử nấm theo đường zíc zắc...................................19 
Hình 3.4: Hình mô tả cách đếm bào tử cho trường hợp 1. ............................................19 
Hình 3.5: Hình mô tả cách đếm bào tử cho trường hợp 2. ............................................20 
Hình 3.6: Hình mô tả cách đếm bào tử cho trường hợp 3. ............................................20 
Hình 3.7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong nhà lưới. .........................................................22 
Hình 3.8: Quan cảnh bố trí thí nghiệm (A – Hình ảnh bên ngoài nhà lưới nhìn vào ; B

– Hình bên trong nhà lưới). ..........................................................................................23 
Hình 3.9: Lòng và thùng dùng nhân nuôi rầy nâu. ........................................................25 
Hình 3.10: Dung dịch bào tử nấm đặt trong tủ cấy trước khi chiếu UV. ......................25 
Hình 3.11: Tạo đột biến dung dịch bào tử nấm bằng tia UV trong tủ cấy. ..................25 
Hình 3.12: Ngâm ủ hạt lúa trong dung dịch bào tử nấm ................................. 25  
Hình 3.13: Đặt các lòng lưới lên những khay đã trồng lúa để cách ly rầy nâu. ............25 
Hình 3.14: Ô cơ sở sử dụng trong thí nghiệm. ..............................................................25 
Hình 4.1:Đặc điểm hình thái tản nấm, sợi nấm và bào tử nấm của 3 dòng nấm
B. bassiana. .................................................................................................. 26  
Hình 4.2: Rầy nâu bị nấm B. bassiana ký sinh ở 17 ngày sau phun của nghiệm
thức N-UV30 ................................................................................................ 35  


viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
A. variegatum- Amblyomma variegatum.
ANOVA

- ANALYSIS OF VARIANCE.

bt

- Bào tử.

B. bassiana - Beauveria bassiana.
B. brongniati - Beauveria brongniati.
BVTV

- Bảo vệ thực vật.


ctv

- Cộng tác viên.

CV

- Coefficient of Variation.

ĐBSCL

- Đồng Bằng Sông Cửu Long.

ĐC

- Đối chứng.

M. ansopliea - Metarhizium anisopliae.
NSKC

- Ngày sau khi cấy.

NSP

- Ngày sau phun.

N-KUV

- Ngâm hạt giống trong dung dịch bào tử nấm không xử lý UV.


N-UV1

- Ngâm hạt giống trong dung dịch bào tử nấm xử lý UV trong 1 giờ (lần 1).

N-UV30

- Ngâm hạt giống trong dung dịch bào tử nấm xử lý UV trong 30 phút (lần 1).

P-KUV

- Phun dung dịch nấm Beauveria bassiana không xử lý UV

P-UV1

- Phun dung dịch nấm Beauveria bassiana xử lý UV ở 1 giờ (lần 2).

P-UV30

- Phun dung dịch nấm Beauveria bassiana xử lý UV ở 30 phút (lần 2).

UV

- Ultraviolet radiation.

VSV

- Vi sinh vật.


1


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Côn trùng là một trong những đối tượng gây tổn thất khá lớn về sản lượng trong
ngành trồng trọt. Các nhà khoa học trên khắp nơi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
để phòng trừ đối tượng nguy hiểm này. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho các nhà khoa học là
làm sao phòng trừ côn trùng gây hại mà không ành hưởng đến môi trường và con
người. Đã có nhiều nghiên cứu thành công và đưa ra những biện pháp phòng trừ côn
trùng gây hại cây trồng. Một trong số những biện pháp đó là sử dụng các chế phẩm
sinh. Đây là sản phẩm đạt được cho những nghiên cứu về mặt sinh học và sinh thái.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học nhưng sử dụng
nhiều nhất là các loại nấm ký sinh côn trùng. Nấm ký sinh côn trùng có hai loại chính
là Metarhizium và Beauveria. Qua nhiều nghiên cứu thì Metarhizium có hiệu lực
phòng trừ côn trùng cao hơn Beauveria từ 10 – 20%.
Với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện nay thì để tạo một chủng hay dòng mới
cho sinh vật thì các nhà khoa thường sử dụng biện pháp tạo các đột biến có lợi. Các
loại đột biến này thường làm thay đổi những cấu trúc bên trong cơ thể sinh vật. Tiếp
theo sau khi tạo đột biến cho sinh vật thì cần phải tiến hành những thí nghiệm chọn lọc
lại những đột biến có lợi, loại bỏ những đột biến không có lợi.
Nắm được những thông tin trên và nhằm nâng cao hiệu lực của dòng nấm
Beauveria nên tiến hành thí nghiệm: “Khảo sát ảnh hưởng của tia UV đến hiệu lực của
nấm Beauveria bassiana (Balls) Vuill. trên rầy nâu”.


2

1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra chủng nấm B. bassiana mới có hiệu lực phòng trừ rầy nâu cao hơn các

dòng nấm cũ.

1.3 Yêu cầu nghiên cứu
Xử lý đột biến dòng nấm B. bassiana và chọn lọc dòng nấm đột biến.
Khảo sát hiệu lực của dòng nấm B. bassiana trên rầy nâu.


3

Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về nấm kí sinh côn trùng
2.1.1 Điều kiện để nấm tấn công côn trùng
Theo Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Cửu Thị Hương Giang (1997), bệnh dịch
nấm lan truyền được khi ẩm độ không khí đạt 90 – 100% và có luồng không khí, bệnh
dịch nấm phát triển được thì ngoài điều kiện thời tiết thuận lợi còn cần yếu tố mật số
côn trùng cao và tình trạng sinh lý của chúng yếu, để tăng hiệu quả sử dụng nấm
chống bệnh, nhờ kết hợp chế phẩm sinh học với chất diệt sâu hóa học ở nồng độ thấp
hoặc sử dụng hoàn cảnh sinh thái thuận lợi và phun thuốc ở giai đoạn sâu hại dễ hấp
thu với nấm.
2.1.2 Tác dụng gây bệnh của nấm kí sinh trên côn trùng
Theo Trần Văn Mão (2004), tác dụng gây bệnh của nấm trên côn trùng là bào tử
nảy mầm, xâm nhập vào cơ thể và sinh sản trong xoang làm yếu và phá hoại chức
năng trao đổi chất của côn trùng.
Sự xâm nhiễm của nấm gây bệnh: Nhờ gió, mưa bào tử nấm lây lan đến sâu
khỏe, gặp điều kiện độ ẩm mà hình thành vòi bám. Vòi bám hình thành sợi nhỏ kích
thước gấp 2 -3 lần bào tử, có dịch nhầy để dính vào da. Vòi bám hình thành sợi chọc
thủng da. Sau khi xuyên qua da sợi nấm phình to thành dạng bàn, mép bàn mọc sợi
nấm rồi hình thành các sợi ngắn. Sợi nấm nhờ áp lực đẩy vào lớp trong cuối cùng đạt

đến da thật. Nếu thông qua áp lực cơ giới để xâm nhập vào trong cơ thể côn trùng và
nhờ tác dụng của enzyme phân giải mà chọc thủng biểu bì. Những enzyme phân giải là
proteaza, lipoaza và kitinaza. Mỗi loài nấm khác nhau sẽ hình thành các enzyme khác
nhau nhưng chúng đều có thể tạo ra kitinaza.


4

Sự thay đổi bệnh và sự rối loạn chức năng trong cơ thể côn trùng: Sự sinh sản
trong cơ thể côn trùng làm cho hoạt động trao đổi chất, các cơ quan mô bị phá hoại, mất
chức năng sinh lý và phát sinh sự rối loạn. Trước hết là sợi nấm trong xoang sinh trưởng
phát triển làm cho cơ thể côn trùng luôn luôn xuất hiện phản ứng biến màu đen, hình
thành các đốm đen. Sự hình thành các đốm đen là do enzyme phenoloxydaza trong dịch
cơ thể côn trùng. Sự sinh sản của nấm trước hết là sự biến đổi thành phần dịch thể làm
tắc nghẽn hệ tuần hoàn côn trùng; gây đói sinh lý tế bào vật chủ; chất độc sinh ra làm
thay đổi sinh hóa cơ thể và làm tê liệt thần kinh, từ đó làm mất đi và làm rối loạn cơ
năng sinh lý, hô hấp thất thường, giảm sức sinh sản, ức chế quá trình lột xác.

2.2 Sơ lược về nấm trắng (Beauveria bassiana (Balls) Vuill)
Giới (Kingtom): Nấm (Fungri)
Ngành (Phylum): Ascomycota
Lớp (Class): Sordariomycetes
Bộ (Order): Hypocreales
Họ (Family): Cordycipitaceae
Chi (Genus): Beauveria
Loài (Species): Beauveria bassiana
Các tác giả đã mô tả 14 loài thuộc chi Beauveria, De Hoog (1972) chấp nhận và
mô tả 3 loài (Limber) Saccas, B. bassiana (Vuill) Bals và B. brongniartii (Sac) Petch.
Ở Việt Nam, Tạ Kim Chỉnh (1996) đã phát hiện 111 mẫu trong tổng số 936
mẫu côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) và bộ Cánh giống (Isoptera) bị ký

sinh bởi các loài B. beauveria và B. brongniati và đã thử nghiệm chế phẩm B.75 từ B.
bassiana dạng bột để phòng trừ sâu róm thông (Dendrolimus panctatus Walker) và
cho biết sâu chết 80% sau một năm xử lý bằng chế phẩm này. Theo Bùi Xuân Đồng
và Nguyễn Huy Văn (2000), các loài của chi Beauveria là các vi nấm diệt côn trùng,
phân bố rộng rãi ở nhiều vùng địa lý, trên côn trùng, đất hoang, đất trồng trọt. Người ta
đã phát hiện 175 loài côn trùng ở Bắc Mỹ và 60 loài côn trùng ở Liên Xô (cũ) bị loài
B. bassiana ký sinh.


5

Theo Trần Văn Mão (2004), chi Beauveria có mặt trên 120 loài thuộc 45 họ 7
bộ côn trùng rừng. Nếu tính cả sâu hại nông nghiệp chúng có thể ký sinh trên gần 200
loài. Tại Việt Nam việc sử dụng chế phẩm nấm B. bassiana đã được tiến hành từ năm
1979, đến nay vẫn tỏ ra có tác dụng đối với sâu róm thông và một số loài sâu hại cây
nông nghiệp. Theo Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành (2007), nấm B. bassiana thuộc
họ Moniliaceae, bộ moniliales, có khả năng diệt trên 60 loài sâu, ví dụ sâu đục thân,
sâu cuốn lá, bọ xít hại lúa, bọ xít đen, sâu róm thông…
2.2.1

Đặc điểm hình thái của nấm B. bassiana

Nấm B. bassiana có dạng sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, rất mảnh, màu
trắng. Hệ sợi nấm phát triển nhanh, tạo thành khối xốp màu trắng. Trên cơ thể côn
trùng, khi khô sợi chuyển từ màu trắng sang màu crem hay đôi khi có pha một ít màu
đỏ, da cam. Nấm có bào tử trần, đơn bào, không màu, có dạng hình cầu hay hình trứng
(1,5 – 5,5 × 1,3µm). Nấm B. bassiana thể hiện tính độc với côn trùng nhờ độc tố
beauvericin. Độc tố này có công thức nguyên là C45H57O9N3. Đó là một loại
depsipeptid vòng, có điểm sôi vào khoảng 93 – 940C (Theo Phạm Văn Ty, 2007).
B. bassiana có hệ sợi nấm trắng, hoặc màu nhạt, bề mặt khuẩn lạc có dạng bột

trắng. Giá bào tử trần không phân nhánh, thường tụ lại thành cụm ở gốc tạo thành bào
tử trần theo kiểu hợp trục. Bào tử ở gốc trong suốt, không vách ngăn, hình trứng hoặc
hình elip đơn độc trên các mấu nhỏ ở phần ngọn của giá bào tử trần. Phần ngọn phát
triển thành hình zíc zắc đặc trưng (Theo Lê Thanh Hòa, 2000).
Theo Shepard và ctv (1999), B. bassiana được mô tả sợi nấm và bào tử có màu
trắng, sợi nấm thường phát triển dày đặc trên bề mặt vật chủ. Bào tử hình oval, có màu
trắng, chỉ có thể nhìn thấy 1 khối lượng bào tử hỗn độn khi phóng đại lớn. Nó thường
được tìm thấy khi đang tấn công các côn trùng sống trong đất (Tô Văn Thịnh, 2003)
2.2.2 Độc tố diệt côn trùng của nấm B. bassiana
Nấm B. bassiana tạo ra hỗn hợp độc tố bao gồm beauvericin, bassianolide và
cosporein. Trong đó, độc tố chính gây hại cho côn trùng được nghiên cứu nhiều nhất là
beauvericin . Cấu trúc của beauvericin là một hexadepsipeptide đã được phân lập từ
nấm ký sinh côn trùng như Beauveria spp., Paccilomyces spp.. Beauvericin có cấu trúc
và chức năng tương tự những chất kháng sinh gây hại màng tế bào ennitatin A, B và C.


6

Có sự khác biệt của những hợp chất này so với N-methyllamino acid. Beauvericin bao
gồm một chuỗi lặp lại của 3 phân tử N–methyphenyllanine liên kết với 3 phân tử 2–
hydroxyisovalavic acid. Beauvericin tạo phức hợp với ion Na+ và K+ dẫn đến làm tăng
tính thấm của màng tế bào tự nhiên và nhân tạo. Beauvericin còn là kháng sinh chống
lại một số vi khuẩn như: Bacillus subtilis, Escherrichia coli (Theo Phạm Thị Thùy,
2004).

Hình 2.1: Cấu trúc độc tố beauvericin của nấm B. bassiana.
Hamil và cs (1960) đã kết tinh được độc tố diệt côn trùng của B. bassiana là
beauvericin . Đến năm 1971 Orchinnokov và cộng sư đã tổng hợp được độc tố này và
đã xác định bản chất của độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi chất có sắc tố vàng là
tenelin và basianin, những sắc tố này là do hydroxylat progesterone và những phân tử

nhỏ tách ra từ testosterone sinh ra công thức nguyên tử là C15H57O9N3 là một loại
dexipeptit vòng, có điểm sôi 93 – 94oC. Từ 1lít môi trường nuôi cấy, các nhà khoa học
Trung Quốc ở trường Đại học Tổng Hợp Nam Khai đã tách ra được 3,8 gram
beauvericin.
2.2.3 Cơ chế tác động của nấm B. bassiana lên côn trùng
(Theo Trần Thị Thanh, 2007).
Bào tử nấm Beauveria bassiana phát tán trong không khí tiếp xúc và xâm nhập
vào cơ thể côn trùng qua lớp vỏ kitin ngoài (epciutide) gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy
mầm và mọc thành sợi nấm đâm xuyên qua lớp kitin, phát triển ngay trong cơ thể côn
trùng cho đến khi xuất hiện tế bào nấm đầu tiên (có dạng chuỗi ngắn như nấm men)


7

tiết độc tố beauvericin, bassianolide, cosporein và một số chất khác để hủy diệt tế bào
bạch huyết (lymopho – cyte), làm tê liệt hoặc gây ức chế miễn dịch côn trùng. Khi độc
tố nấm đã tiêu diệt hết tế bào bạch huyết côn trùng sẽ chết, cơ thể côn trùng bị khô và
cứng do các sợi nấm đan xen lại mọc phủ bẹn ngoài cơ thể .

Hình 2.2: Cơ chế xâm nhập của nấm B. bassiana vào cơ thể côn trùng.
Diễn biến tác động của nấm lên côn trùng như sau: khi phun chế phẩm thuốc,
những bào tử của nấm sẽ phát tán trong không khí hay bám trên thân, lá cây. Khi gặp
cơ thể sâu, bào tử sẽ nảy mầm mọc thành sợi nấm đâm xuyên qua tầng vỏ kitin của sâu
và phát triển trong cơ thể của chúng. Sợi nấm mọc rất nhanh trên cơ thể côn trùng huy
động các tế bào bạch huyết (lymphocyte) đến để chiến đấu chống lại độc tố
beauvericin của nấm. Nhưng độc tính của nấm quá mạnh nên khi nấm tiêu diệt được
hầu hết các tế bào bạch huyết cũng là lúc côn trùng bị chết. Cho đến nay, người ta đã
xác định được loài nấm này có khả năng ký sinh và gây chết đối với khoảng hơn 100
loài côn trùng.


2.3 Những nghiên cứu trong nước về nấm B. bassiana
Theo Trần Văn Mão (2004), ở nước ta việc sản xuất chế phẩm Boverin đã được
thực hiện ở nhiều tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Viện Bảo Vệ Thực Vật, đã áp dụng
phương pháp phòng trừ sâu róm thông cho hàng ngàn hecta bằng nổ pháo, nổ mìn, treo
lên cây, phun mù, phun bột tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Ninh Bình,
Bắc Giang từ năm 1980, hiệu quả diệt sâu đều đạt trên 80%. Ngày nay chế phẩm này
vẫn còn được sản xuất và có tác dụng phòng trừ rõ rệt. Một số vùng dung chế phẩm
Boverin phòng trừ sâu đục quả đậu bằng cách phun vào đất làm cho sâu non khi chui


8

vào đất bị bào tử nấm xâm nhiễm, tỷ lệ sâu chết lên tới 50 – 70%. Hầu hết các loài sâu
qua đông sử dụng chế phẩm Boverin phòng trừ hiệu quả sẽ rất cao. Ngài đục táo, mọt
cá phê sau khi phun chế phẩm nấm B. bassiana tỷ lệ trứng của con cái giảm xuống 45
– 60%.
Chế phẩm sinh học Ometar và Biovip do Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu, sản
xuất, đa số bà con nông dân đã sử dụng đều nhận xét hai chế phẩm này có hiệu quả
cao trong phòng trừ một số sâu hại cây trồng như: rầy nâu, rầy xanh, bọ xít hại lúa; rầy
xanh và rầy mềm hại cây bông vải. Ometar còn có hiệu lực rất cao khi dùng để phòng
trừ bọ cánh cứng hại dừa. Chế phẩm sinh học Ometar và Biovip được sản xuất từ hai
chủng: nấm xanh Metarhizium anisopliae và được phân lập từ bọ xít hôi hại lúa và
nấm trắng B. bassiana được phân lập từ con rầy nâu hại lúa. Ometar và Biovip có hiệu
lực diệt rầy nâu từ 65 – 85%. Ometar có hiệu lực trừ bọ xít hôi hại lúa từ 81 – 87,5%.
Viện Lúa ĐBSCL đã hợp tác với một số tỉnh như Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp,
Hậu Giang… để xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trên lúa,
cây ăn trái, dừa… và đạt hiệu quả rất tốt. Đến nay, hai chế phẩm này được sử dụng cho
trên 1500ha lúa, dứa, cây ăn trái… ở ĐBSCL và Đông Nam Á.
Chế phẩm M & B có hai loại: Metarhizium và Beauveria. M. anisopliae 1,6 –
2,5 × 109 bt.gr-1 trừ bọ hại dừa. Thử nghiệm tại Đà Nẵng, Phú Yên đạt hiệu tới 86,5%.

Dạng nấm xanh được dùng để trừ rầy, bọ xít trên lúa và cây ăn quả đạt 70 – 90%, dạng
nấm trắng đạt 50 – 85%. Chế phẩm Beauveria chuyên dùng để trị sâu róm thông và
sâu đo nâu hại bồ đề với hiệu quả tiêu diệt sâu tới gần 87% (bt: bào tử).
Các nhà khoa học tại Sedney, Mỹ, đang sử dụng một loại vi nấm, M.
anisopliae, để giúp chống lại bệnh thối rễ ở củ cải đường.Loại bệnh này thường tấn
công các rễ củ cải đường non, khiến cây trồng dễ bị rủi ro xâm hại bởi sâu bệnh hay
các mầm bệnh khác, là nguyên nhân làm giảm sản lượng tới 40% nếu không sử dụng
thuốc trừ sâu. Theo các nhà khoa học, loại vi nấm này không chỉ là một biện pháp sinh
học kiểm soát rất có hiệu quả mà còn có khả năng thích nghi với các hệ sinh thái và
việc sử dụng nó làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu trên các cánh đồng trồng
củ cài đường.


9

Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật đã ứng dụng các chế phẩm nấm
gây hại côn trùng như nấm trắng B. bassiana, nấm xanh M. anisopliae, M. flavoviridae
trừ sâu róm thông, rầy nâu hại lúa, sâu đo xanh hại đay, châu chấu hại ngô, mía, kiến
vương hại dừa.
Thuốc trừ sâu hại Biovip là thuốc trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong
nước. Có thảnh phần: Bào tử nấm B. bassiana: 1,5 × 109 bt.gr-1 và cơ chất khác. Công
dụng: trừ các loài rầy, bọ xít, sâu cuốn lá, sâu tơ,sâu xanh, sâu đo hại các loại cây
trồng như: lúa, các loại rau, cam quýt, nhãn, xoài, hoa kiểng… Hiệu lực cao nhất từ 5 7 ngày sau phun.
Các chế phẩm trừ sâu sinh học từ nấm M. anisopliae và B. bassiana đã được
đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng ở Việt Nam năm 2007
của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn như:
Các chế phẩm từ nấm Beauveria bassiana (Balls) Vuill. có tên thương mại là:
Beauveria,có công dụng diệt sâu tơ hại bắp cải,sâu đục quả xoài; Biovip 1,5 × 109
bt.gr-1, có công dụng diệt rầy, bọ xít hại lúa; Boverit 5,0 × 108 bt.gr-1, có công thức diệt
rầy nâu hại lúa, sâu đo xanh hại đay, sâu róm hại thông, sâu kén hại keo tai tượng;

Muskardin, có công dụng diệt sâu đục thân hại lúa, ngô.
Chế phẩm từ Beauveria, Metarhizium và Entomophthorales có tên thương mại
là: Bemetent 2 × 109 bt.gr-1 WP, 2 × 109 bt.gr-1 DP, có công dụng diệt bọ cánh cứng hại
dừa; sâu đục thân, rệp sáp, rầy đen hại lúa.
Các chế phẩm trên được sản xuất theo quy trình công nghệ đơn giản, với các
thiết bị hoàn toàn do trong nước chế tạo và nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền (kitin
được điều chế từ vỏ tôm, cua, cơm, gạo, khoai tây). Ưu điểm nổi bật là không gây ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu lực phòng trừ mối
cao, trong khi giá thành chỉ bằng 80 -90% so với sản phẩm nhập ngoại. Các sản phẩm
này đã được sử dụng để phòng trừ mối cho đê điều vả công trình kiến trúc trên phạm
vi toàn quốc.

2.4 Những nghiên cứu ngoài nước về nấm B. bassiana
Trên thế giới, việc sử dụng trong đấu tranh chống sâu hại có lịch sử khá lâu đời
Metschnikoff (1984) là người đầu tiên trình bày vấn đề sử dụng nấm trong đầu tranh


10

sinh học với sâu hại. Dresnen (1949), đã thông báo chất diệt côn trùng đầu tiên của nấm
B. bassiana (chất Beauvericin) là chất chúng tiết ra khi bào tử nảy mầm. R. L. Hamill và
ctv (1969) đã kết tinh được độc tố diệt côn trùng của nấm B. bassiana.
Evlachova và ctv (1968), phương pháp đặc biệt thu chế phẩm từ nấm B. bassiana
là nuôi nấm trên môi trường dinh dưỡng thiếu sự khử trùng ban đầu. Trong phương
pháp này có sử dụng chất sinh học để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn không khí
(cho vào môi trường cấy 0,01% Steptomycin), và bằng cách cấy nhiều bào tử trên bề
mặt môi trường (1 – 1,5 × 109 bt.cm-2).
Srivastaves và Nagak (1978) cho biết vào tháng 8 tới tháng 1 năm 1976 ở Ấn
Độ, đa số côn trùng và dạng trưởng thành của rầy nâu (Nilaparvata lugens) đã bị chết
khá nhiều bới nấm B. bassiana. Sự phát triển của bệnh càng tăng khi độ ẩm không khí

càng cao. Họ cho rằng triển vọng có thể sử dụng nấm này để đấu tranh với rầy nâu.
Ferron (1978) cho biết bào tử nấm B. bassiana đã diệt được nhộng và dạng trưởng
thành Chilo supessales (sâu gây cháy lá lúa) đạt 58 – 87% và làm khả năng sinh sản
của sâu.
Jimenez và Fernander (1980) thí nghiệm dùng nấm B. bassiana diệt Pachnacus
litus phá hoại chanh đạt tỷ lệ chết 94 – 100% và diệt Lisshorhopfus brevirostris là loài
côn trùng nguy hiểm phá hoại lúa ở Cuba. Sau bốn ngày xử lý đạt tỉ lệ chết 65% và sau
26 ngày đạt 93%. Theo Burges và Hall (1982) ở Trung Quốc nấm B. bassiana đã
được sử dụng ở nhiều xã và đã được thông báo là rất có hiệu quả chống sâu đục thân
bắp Heliothis nubilalis, Dendrolimus punctatus ở cây thông và Nephtetix sp. ở lúa và
chè trên những vùng rất rộng. Khramova và Popov (1986) đã dùng dịch nuôi cấy từ
các nấm B. bassiana đã thử nghiệm với ấu trùng và dạng trưởng thành ruồi nhà đã đạt
tỷ lệ chết từ 40 – 93%.
Khramova và Popov (1986) đã dùng dịch nuôi cấy từ các nấm B. bassiana để
thử nghiệm với ấu trùng và dạng trưởng thành ruồi nhà. Đã đạt tỉ lệ chết từ 40 –
93,3%. Khi kết hợp dịch nuôi cấy và bào tử tác dụng hiệu quả tăng hơn nhiều.
Rombach và ctv (1988) đã sản xuất chế phẩm từ nấm B. bassiana trên các môi
trường: 1. Saccharose 3,5%, maltose 2%, YE 3,5% và 2. Maltose 2%, YE 0,75%. Nuôi


11

chìm 72 giờ ở nhiệt độ 72oC và bề mặt 8 ngày. Dùng chế phẩm 2,5 – 5 × 1012 conidi
phun cho 1 hecta ruộng lúa để đấu tranh với sâu hại lúa.
Theo Kaaya và ctv (1996), cả hai loại nấm B. bassiana và M. anisopliae đều
gây tỉ lệ chết khoảng 30% đối với Rhipicephalus appendiculatus trưởng thảnh trên thỏ,
trong khi M. anisopliae gây ra tỷ lệ chết 37% đối với Amblyomma variegatum trưởng
thành. M. ansopliea và B. bassiana đều gây ra sự giảm sút về trọng lượng, sự mắn đẻ
và sự nở trứng của A. variegatum trưởng thành. M. anisopliea làm giảm sự mắn đẻ của
A. variegatumi khoảng 94%, B. bassiana là giảm sự nở trứng của A. variegatum xuống

tới 0% và làm cho 10% số con cái bị bệnh không có khả năng đẻ trứng. Ở Zebu, gia
súc tự nhên tràn vào phá hoại cùng với R. appendiculatus ở đồng ruộng. Cả hai nấm
M. anisopliae và B. bassiana đều gây ra tỉ lệ chết cao là (76 - 85%), giảm khả năng
mắn đẻ rất rõ rệt (85 – 99%) và hạn chế sự nở trứng mạnh (94 – 100%). Khi chúng
được ủ bệnh trên 120 giờ thì cả hai nấm đều ảnh hưởng đến những đặc tính hình thái
học và sự tăng trưởng bình thường của chúng. B. bassiana và M. anisopliae tồn tại trên
tại trên gia súc lần lượt là một tuần và ba tuần sau khi xử lý. Cả B. bassiana và M.
anisopliae đều gây ra tỷ lệ chết khoảng 100%, 76 – 95% và 36 – 64% lần lượt đối với
ấu trùng, nhộng và R. appendiculatus trưởng thành sống trong những đám cỏ trên đám
cỏ đồng ruộng.
Ở Brazin cũng đã được sử dụng chế phẩm nấm M. anisopliae trên quy mô rộng
để chống sâu hại đồng cỏ và sâu hại củ cải đường. Hiện nay nấm này được dùng xử lý
tới trên vài triệu ha (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Cữu Thị Hương Giang,
1997). Theo Dal Pell và ctv (2000), tính độc của 10 dòng nấm khác nhau từ các nấm
B. bassiana, M. anisopliae,Verticillium lecanii và Paccilomyces farinosus đối với mọt
ngũ cốc (Sitophilus oryzea L.) được làm thử nghiệm. Sau đó chọn ra hai dòng có tính
độc gây chết cao nhất (B. bassiana ARSEEF5500 và M. anisopliae ARSEF2790) kết
hợp với Fenitrothinon ở nồng độ thấp (3 ppm) để xử lý lên mọt. Kết quả cho thấy ở 30
ngày sau xử lý thì tỷ lệ gây chết mọt do Fenitrothinon (6ppm) là cao nhất (97,50%),
tiếp đến là hỗn hợp (gồm B.bassiana ARSEF5500, M. anisopliae AREF2974 và
Fernitrothinon (3ppm)) (74,71%) và Fernitrothion (3ppm) là thấp nhất (37,50%).


12

Theo Kaay và Hassan (2000), dung dịch bào tử các nấm (M. anisopliae, B.
bassiana) có pha thêm dầu (ở nồng độ 109 bt.ml-1) khi xử lý lên các loài ve (kí sinh
trên thú nuôi) có pha thêm dầu (ở nồng độ 109 bt.ml-1) khi xử lý lên các loài ve (kí sinh
tren thú nuôi) thì xảy ra tỷ lệ chết đối với ấu trùng của Rhipicephalus appendiculatus
và Amblypmma variegatum là 100%, đối với nhộng là 80 – 100%, đối với trường

thành là 80 -90%. Ngược lại, dung dịch bào tử của các nấm trên khi pha thêm nước
cũng ở nồng độ 109 bt.ml-1 thì chỉ gây ra tỷ lệ chết 40 – 50% và làm giảm sự nở trứng
68% (B. bassiana) và 48% (M. anisopliae) khi phun lên Boophilus decoloratus trên
thú nuôi. Các dòng của B. bassiana và M. anisopliae thu được từ những con ve bị bệnh
trong tự nhiên cũng gây ra tỷ lệ chết cao đối với R. appendiculatus và A. variegatum
được giữ trong lồng nilon đặt trên những chậu cỏ, cả hai thành phần nước và dầu trong
dung dịch bào tử nấm đều mang lại hiệu quả mặc dù thành phần mang lại tỉ lệ chết
cao hơn. Dung dịch bào tử của những dòng nấm này pha thêm nước (ở nồng độ 108
bt.ml-1) khi phun lên những con ve trong cỏ mỗi tháng 1 lần và phun trong vòng 6
tháng thì sẽ hạn chế số lượng R. appendiculatus trưởng thành trên 80% (B. bassiana)
và 92% (M. anisopliae).
Theo De và ctv (2002), các thí nghiệm đánh giá hiệu lực của 8 dòng nấm gây
bệnh sâu hại B. bassiana đối với ấu trùng, nhộng, và con cái trưởng thành ruồi đục trái
Mehico (Anastrepha ludens Loew) ở điều kiện 27 ± 2oC, ẩm độ 80 ± 5% và chu kỳ
sáng 12 : 12 (L : D). Kết quả cho thấy: Tỉ lệ chết của ruồi đục trái ở giai đoạn non là
rất thấp (ấu trùng 2 – 8%, nhộng 0%). Tuy nhiên, mức chết rất cao thể hiện ở con cái
trưởng thành, với 100%, 98% và 98% lần lượt được gây ra bởi các dòng Bb16, Bb26,
Bb24. Hệ sợi nấm mọc lên ở các phần mềm bên ngoài của ruồi như là phần chân cánh,
miệng, khớp chân, màn bụng, khớp háng và cổ với tỷ lệ mọc nấm cực đại từ 66,4 –
74,7% đối với ba dòng độc nhất.
The Xu và ctv (2002), dung dịch bào tử (ở nồng độ 5 × 106 bt.ml-1) của nấm gây
bệnh côn trùng, B. bassiana BBSG8702 được sử dụng để chủng lên Myzus persicae
trưởng thành trên lá cải bắp rời. Sau khi chủng thì Myzus persicae tiếp tục được xử lý
với dung dịch Chlorothalonil 0,2% ở khoảng thời gian 8 – 56 giờ sau chủng và sau đó
được duy trì ở 10 – 20oC để theo dõi hằng ngày. Kết quả cho thấy: Có sự khác biệt ý


13

nghĩa (P < 0,05%) về tỷ lệ chết của Myzus persicae do sự gây độc của nấm tại thời

điểm 56 giờ sau chủng ở nhiệt độ 10oC hoặc khoảng 40 giờ ở nhiệt độ 20oC so với đối
chứng (không xử lý dung dịch Chlorothalonil 0,2% sau khi chủng). Ở nhiệt độ 10oC, tỉ
lệ chết được ước lượng là 22,9%, 48,8%, 64,9%, 80,4%, 72,7% và 98,3% lần lượt tại
các thời điểm tương tự như trên thì tỉ lệ chết của Myzus persicae lần lượt là 48,8%,
58,6%, 86,9%, 97,2% và 98,7%.
Theo Dawrwish và Zayed (2002), tính độc của ba dòng nấm M. anisopliae và hai
dòng B. bassiana thu thập từ các loại côn trùng khác nhau đã được thử nghiệm trên ấu
trùng ruồi nhà Musca domestical L.. Kết quả cho thấy chỉ có một dòng của M.
anisopliae (M23) và hai dòng của B. bassiana (Bb2, Bb108) làm giảm rõ rệt sự hình thành
con trưởng thành. Tại nồng độ xử lý cao nhất (107 bt.ml-1), tỷ lệ % con trưởng thành bị
giảm là 93,8%, 61,3% và 49% (lần lượt gây ra bởi Bb2, Ma23 và Bb108). Những con chết
bị nhễm bệnh đều mọc nấm trở lại khi để trong điều kiện ẩm độ. Sự mọc nấm ở những
con trưởng thành chết là 12% (Bb2), 75% (Ma3) và 76% (Bb108).
Theo Kamp và Bidochka (2002), tiến hành đánh giá sự sản xuất bào tử của 3 loại
nấm kí sinh côn trùng: M. anisopliae, B. bassiana, và Verticillium lecanii được đáng giá
ở độ sâu khác nhau (2 mm, 3 mm, 4 mm tương ứng với 10ml, 15ml, 20ml) và các loại
môi trường khác nhau (SDA, MEA, NA, CMA, YPDA, PDA) và cho biết sự sản xuất
bào tử sau 14 ngày của nấm M. anisopliae và B. bassiana tốt nhất trên môi trường PDA
ở độ sâu 2mm, trong khi Verticillium lecanii sản xuất bào tử tốt nhất trên môi trường
YPDA và độ sâu của môi trường không đáng kể.
Theo Alves và ctv (2005), tính độc của B. bassiana đối với một trong những
loài sâu hại chính trên họ cam quýt, Phyllocoptrula oleivora, đã được thử nghiệm bắng
việc tiêm lên Phyllocoptrula oleivora với các nồng độ bào tử nấm khác nhau (1 × 106,
5 × 107 và 1 × 108 bt.ml-1). Sau khi xử lý Phyllocoptrula oleivora được giữ ở điều kiện
(25 ± 0,5oC, chu kỳ sáng 12 giờ và ẩm độ 98%) vả tiến hành theo dõi hằng ngày. Kết
quả cho thấy: Tỷ lệ chết gia tăng theo thời gian và tùy thuộc vào nồng độ bào tử nấm.
Ở nồng độ thấp nhất (1 × 106 bt.ml-1) tỷ lệ chết là 24%, ở nồng độ cao nhất (1 × 108
bt.ml-1) tỉ lệ chết là 91%.



14

2.5 Sơ lược về rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)
(Theo Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Rầy nâu – Nilaparvata lugens Stal.
Họ: Delphacidae
Bộ: Homoptera
2.5.1 Phân bố và ký chủ
Rầy nâu là một loài sâu hại quan trọng nhất trên lúa ở các nước nằm ở phía
đông nam của Châu Á kéo dài từ Japan, Triều Tiên, phía đông của Trung Quốc cho
đến các nước như India, Pakistan, Srilanka qua các nước nằm ở vùng Đông Nam Á
như Malaysia, Indonesia, Philippine, Việt Nam, Laos, Campuchia, Thailand… Ký chủ
chính của rầy nâu là lúa gạo, lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
2.5.2 Triệu chứng gây hại
Rầy cám và rầy trưởng thành của rầy nâu đều chích hút nhựa lúa bằng cách
dùng vòi chích hút vào thân, gốc lúa làm cho thân lúa bị khô héo đưa đến tình trang
cháy rầy. Ngoài ra, rầy nâu còn gây bệnh lúa cỏ hay còn gọi là lại mạ - Grassy stunt
trên cây lúa. Bệnh này khi cây lúa bị rấy chích lại tạo ra nhiều chồi lùn và nhỏ như cây
mạ có màu hay đốm nâu. Và bệnh lùn xoắn lá – Ragged stunt thường xuất hiện khi
mật độ rầy nâu lên cao. Khi bị bệnh này cây lúa lùn xuống, bìa lá rách, phiến lá xoăn.
Cả hai loại bệnh lúa cỏ và lùn xoắn lá đều do virus gây ra do côn trùng trung gian làm
vector truyền bệnh đó là rầy nâu. Trong quá trình chích hút rầy nâu đã dự trữ virus
trong tuyến nước bọt khi chích hút cây bị bệnh, khi chích sang cây khác rầy nâu tự
động truyền virus sang. Bằng cách đó hai bệnh trên sẽ lan rất nhanh khi mật số rầy
cao. Rầy nâu sinh sống chủ yếu ở gốc lúa và do đó ở gốc lúa có nhiều phân của rầy
nâu, phân rầy nâu chứa nhiều đường hấp dẫn nhiều loại nấm hoại sinh như nấm bồ
hóng. Nấm bồ hóng đến bám quanh gốc lúa làm cho gốc lúa bị đen, dơ bẩn cản trở
quang hợp.



15

2.5.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái
Thành trùng rầy nâu có kích thước 4 -5mm, cơ thể có màu nâu nhạt, cánh trong
suốt. Trên cánh trước ở giữa bìa sau cánh có một đốm đen. Khi cánh xếp lại đốm này
chồng lên tạo thành một đốm to hơn và đen hơn. Phía lưng đốt ngực trước có 3 sọc
màu nâu. Rầy cái có màu vàng nhạt hơn rầy đực. Bụng con cái to tròn , phía dưới bụng
có bộ phận đẻ trứng màu đen.
Thành trùng rầy nâu có 2 dạng: Dạng cánh dài, cánh che phủ kín bụng, loài này
hình thành chủ yếu để di chuyển tìm thức ăn. Dạng cánh ngắn, cánh chỉ che phủ được
nửa thân. Dạng này sinh ra khi có đầy đủ thức ăn và điều kiện thích hợp, do đó loài này
có khả năng sinh sản cao. Thành trùng cánh ngắn rất giống ấu trùng ở tuổi cuối cùng.
Trứng rầy nâu hơi giống hình hạt gạo, hơi cong, một đầu nhỏ có nắp đậy. Trứng
thường được đẻ vào bên trong bẹ lá lúa. Nhìn trên bẹ lá chỉ thấy một hàng nắp trứng
nhô ra. Rầy nâu đẻ thành ổ có nhiều hàng xếp vuông góc với bẹ lá. Sau khi đẻ 1 – 2
ngày vết đẻ bị xám lại trở thành màu nâu, khi đó mắt thường mới phát hiện được.
Trứng mới đẻ có màu trắng gần nở chuyển sang màu vàng nâu, giai đoạn trứng nở kéo
dài từ 6 – 9 ngày.
Ấu trùng rầy nâu mới nở gọi là rầy cám, màu trắng ngà, càng lớn có màu nâu
nhạt. Rầy nâu có 5 tuổi thời gian phát triển kéo dài từ 14 – 20 ngày. Rầy tuổi 1 – 2 – 3
gọi là mạt cám, rầy tuồi 4 – 5 đã có cánh và rất giống thành trùng cánh ngắn chỉ khác
là cánh thành trùng trong suốt, cánh ấu trùng đục hơn
Vòng đời của rầy nâu từ trứng tới trứng kéo dài từ 22 – 30 ngày trung bình 25
ngày. Trên lý thuyết trong năm rầy nâu có thể phát triển đến 12 lứa, trong thực tế tùy
từng năm khi điều kiện môi trường thích hợp rầy nâu mới phát triển được nhất là vào
tháng 8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 1.

2.6 Giới thiệu về tia UV
Tia tử ngoại (hay tia cực tím, tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn
ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại

gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xa hay tử ngoại chân không (có
bước sóng từ 200 đến 10 nm) (nguồn ww.wikipedia.com).


16

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi
trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là
sóng dài hay "ánh sáng đen"; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC
(ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng (nguồn ww.wikipedia.com).
UVA, UVB, UVC có thể thiệt hại collagen sợi và làm tăng tốc độ lão hóa của
da . Cả hai tia UVA và UVB phá hủy vitamin A trong da, có thể gây thiệt hại hơn nữa.
Trong quá khứ, UVA được coi là ít độc hại hơn, nhưng ngày nay nó được biết nó có
thể đóng góp đến ung thư da thông qua DNA thiệt hại gián tiếp (các gốc tự do và ôxy
phản ứng loài). Nó thâm nhập sâu sắc, nhưng nó không gây ra cháy nắng . UVA không
DNA thiệt hại trực tiếp như UVB và UVC (nguồn ww.wikipedia.com).
UVB ánh sáng có thể gây ra thiệt hại trực tiếp DNA. Bức xạ kích thích các
phân tử DNA trong các tế bào da, gây ra sai lầm liên kết hóa trị để hình thành giữa các
cytosine liền kề một sản phẩm dimer . Khi DNA polymerase đến cùng để tái tạo sợi
của ADN, nó đọc dimer là “AA” và không phải là bản gốc “CC”. Điều này gây ra cơ
chế sao chép DNA để thêm một “TT” trên sợi đang phát triển. Đột biến này có thể dẫn
đến ung thư tăng trưởng, và được biết đến như là một “đột biến CT cổ điển” (nguồn
ww.wikipedia.com).


×