Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA ANNA TRỒNG TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.78 KB, 80 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG CÀ CHUA ANNA TRỒNG TẠI HUYỆN
ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: TRẦN THANH HIỀN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2007 – 2011

Tháng 08/2011
 
 


 
 

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG CÀ CHUA ANNA TRỒNG TẠI HUYỆN
ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả



TRẦN THANH HIỀN

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 08/2011
i
 


 
 

LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn:
Thầy Phạm Hữu Nguyên là giáo viên đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học, quý thầy cô cùng toàn thể cán
bộ công chức trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chú Phạm Xuân Khoa và Trang trại Phong Thúy đã hỗ trợ giống, tư liệu, công
lao động, và các cơ sở vật chất cơ bản cho tôi thực hiện thí nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ, anh, chị, em đã sinh thành, nuôi nấng và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Nông Học đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong lúc thực hiện

đề tài.
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Trần Thanh Hiền

ii
 


 
 

TÓM TẮT
Khóa luận “Ảnh hưởng khoảng cách, mật độ trồng lên sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống cà chua ANNA trồng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” đã
được tiến hành tại xã N’Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Thời gian tiến
hành thí nghiệm từ tháng 01/2011 đến 05/2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối
đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 5 nghiệm thức:
Nghiệm thức 1 (NT1): 40.000 cây/ha (0,25 m x 1,0 m).
Nghiệm thức 2 (NT2): 37.037 cây/ha (0,30 m x 0,9 m).
Nghiệm thức 3 (NT3): 33.333 cây/ha (0,30 m x 1,0 m) là nghiệm thức đối chứng.
Nghiệm thức 4 (NT4): 28.571 cây/ha (0,35 m x 1,0 m).
Nghiệm thức 5 (NT5): 22.727 cây/ha (0,40 m x 1,1 m).
Kết quả thí nghiệm:
- Về sinh trưởng: mật độ 40.000 cây/ha có khả năng sinh trưởng mạnh nhất với
chiều cao cây đạt 173,6 cm, số lá đạt 25,8 lá.
- Về khả năng phát dục: mật độ 22.727 cây/ha có thời gian phát dục, thu hoạch
sớm nhất và tỷ lệ đậu quả trung bình cao nhất đạt 66,3 %.
- Về sâu bệnh hại: trong 5 mật độ thí nghiệm, tỷ lệ sâu hại tương đối thấp, không
đáng kể; bệnh xoăn lá cà chua gây hại nặng nhất, trong đó mật độ 33.333 (đc) cây/ha
có tỷ lệ gây bệnh xoăn lá nhẹ nhất ở mức 32,3 %.

- Về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: mật độ 22.727 cây/ha có trọng
lượng quả/cây cao nhất đạt 3,07 kg. Mật độ 40.000 cây/ha có năng suất thực tế cao
nhất đạt 50,07 tấn.ha-1.
- Về phẩm chất quả: trong 5 mật độ thí nghiệm, mật độ trồng có trái với hình
dạng tròn dài như nhau. Độ Brix của mật độ 40.000 cây/ha là cao nhất đạt 5,4 %.
- Về hiệu quả kinh tế: mật độ 40.000 cây/ha đem lại lợi nhuận cao nhất đạt
50.409.000 đồng.
Như vậy: 5 mật độ trồng thí nghiệm, mật độ 40.000 cây/ha đem lại năng suất và
hiệu quả kinh tế cao nhất.

iii
 


 
 

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iiii
MỤC LỤC ................................................................................................................... ivv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ....................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích - yêu cầu ................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................2

1.2.1 Yêu cầu ...........................................................................................................2
1.3 Giới hạn của đề tài ................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Sơ lược về cây cà chua ..........................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc cây cà chua ...................................................................................3
2.1.2 Đặc tính thực vật học ......................................................................................3
2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua .....................................................................5
2.3 Các loài sâu, bệnh hại trên cây cà chua.................................................................7
2.3.1 Sâu hại ............................................................................................................7
2.3.2 Bệnh hại cà chua .............................................................................................8
2.4 Cở sở xác định khoảng cách, mật độ lên sự sinh trưởng và phát triển của cà
chua và cây trồng khác ................................................................................................8

iv
 


 
 

2.4.1 Cơ sở xác định mật độ hợp lý .........................................................................8
2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng cà chua trên thế giới .................9
2.4.3 Một số kết quả khoảng cách, mật độ trồng cà chua tại Việt Nam ................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................12
3.1 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................122
3.2 Phương pháp thí nghiệm .....................................................................................12
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................12
3.2.2 Qui mô thí nghiệm ......................................................................................133
3.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ...............................................................133
3.3 Điều kiện khí hậu ................................................................................................14

3.4 Điều kiện đất đai .................................................................................................14
3.5 Qui trình canh tác cây cà chua ............................................................................14
3.5.1 Chuẩn bị đất trồng ........................................................................................14
3.5.2 Phân bón và phương pháp bón .....................................................................15
3.5.3 Chăm sóc ......................................................................................................16
3.5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại .................................................................................16
3.5.5 Thu hoạch .....................................................................................................17
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................17
3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng................................................................................17
3.6.2 Các chỉ tiêu về phát dục................................................................................17
3.6.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh ...............................................................................18
3.6.4 Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất.............................................18
3.6.5 Đặc điểm trái ..............................................................................................188 
3.7 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................19
3.8 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................199 

v
 


 
 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................20
4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng.............................................................................................20 
4.1.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây.......20 
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.................................................................21 
4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá trên thân chính ..............232
4.1.4 Tốc độ ra lá trên thân chính ..........................................................................23
4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng về khả năng phát dục .........................................244 

4.2.1 Thời gian ra chùm nụ..............................................................................244
4.2.2 Tốc độ ra chùm nụ ....................................................................................24
4.2.3 Thời gian ra chùm hoa ............................................................................245 
4.2.4 Tốc độ ra chùm hoa ..................................................................................26
4.2.5 Thời gian ra chùm quả ............................................................................286
4.2.6 Tốc độ ra chùm quả ..................................................................................27
4.2.7 Khả năng đậu quả .....................................................................................28
4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến trọng lượng trung bình chùm quả..................29
4.4 Tình hình sâu bệnh hại ........................................................................................30 
4.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần năng suất và năng suất ................32 
4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phẩm chất quả ...............................................35 
4.7 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................355 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................377 
5.1 Kết luận .............................................................................................................377
5.2 Đề nghị ................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC ......................................................................................................................40 

vi
 


 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
NT: nghiệm thức
ĐC: đối chứng
NSLT: năng suất lý thuyết
NSTT: năng suất thực tế

NST: ngày sau trồng
LLL: lần lặp lại
H: chiều cao trái
D: đường kính trái
NST: ngày sau trồng
CV: Coefficient of Variation
LSD: Least Significant Difference Tes
NS: Non significant
**: ở mức ý nghĩa 0,01
*: ở mức ý nghĩa 0,05

vii
 


 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm .......................................143 
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ..................................................209 
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) ...............................................20 
Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính (số lá) ........................................................221 
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá trên thân chính (cm/ngày) .......................................................232 
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian ra chùm nụ (ngày) ...........................243 
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra chùm nụ (ngày)..................................25 
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian ra chùm hoa (ngày) .........................264 
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra chùm hoa (ngày) ..............................285 
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian ra chùm quả (ngày) ...........................25 

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra chùm quả (ngày) ............................296 
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng đậu hoa, đậu quả ....................27 
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến trọng lượng trung bình chùm quả .........28 
Bảng 4.13: Tỷ lệ sâu bệnh hại .......................................................................................30 
Bảng 4.14: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mật độ ..................... 33
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phẩm chất quả ....................................... 34
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 35

viii
 


 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1: Toàn khu thí nghiệm ở 28 ngày sau trồng ........................................................ 68
Hình 2: Các nghiệm thức trong giai đoạn 45 ngày sau trồng ........................................ 69
Hình 3: Bệnh xoăn ngọn ................................................................................................ 70
Hình 4: Sâu đục trái ....................................................................................................... 70
Hình 5: Dòi đục lá ......................................................................................................... 70
Hình 6: Quả bị sượng .................................................................................................... 70
Hình 7: Số ô ................................................................................................................... 71
Hình 8: Hình dạng trái ................................................................................................... 71
Đồ thị 1:Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mật độ...................................... 65
Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các mật độ ......................................... 65
Đồ thị 3: Động thái ra lá trên thân chính của các mật độ .............................................. 66
Đồ thị 4: Tốc độ ra lá trên thân chính của các mật độ ................................................... 66
Đồ thị 5: Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất cà chua ............................................ 67


ix
 


 
 

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một trong những loại rau ăn quả
phổ biến và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, chiếm vị trí thứ hai sau
khoai tây. Cà chua là cây rau ăn quả rất được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và
có mặt rất nhiều loại chất khoáng và vitamin quan trọng (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo số
liệu thống kê của FAO (2010) thì diện tích trồng cà chua trên thế giới năm 2009 là
4,98 triệu ha và đạt sản lượng là 144,4 triệu tấn. Trong đó châu Á là khu vực đứng đầu
về sản xuất cà chua đạt 30,5 triệu ha với sản lượng đạt khoảng 74,2 triệu tấn. Hiện
nay diện tích trồng cà chua của cả nước dao động từ 12.000 đến 14.000 ha, trong đó
tập trung nhiều nhất ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng) khoảng 4.000
đến 4.500 ha/năm, năng suất bình quân đạt 35 đến 40 tấn.ha-1 (khuyennongvn.gov.vn).
Cà chua thuộc loại cây ưa ánh sáng, nhất là vào giai đoạn cây con và lúc ra hoa.
Ngoài ra, ánh sáng tốt, cường độ quang hợp tăng, cây ra hoa đậu quả sớm hơn, tỷ lệ
đậu quả và chất lượng sản phẩm cũng cao hơn. Do vậy, việc bố trí thời vụ, ruộng trồng
và mật độ trồng sao cho cây đủ ánh sáng là hết sức quan trọng.
Để góp phần tăng năng suất cà chua, ngoài những yếu tố như: giống, phân bón,
bố trí thời vụ thích hợp, chăm sóc, thì yếu tố khoảng cách, mật độ trồng cũng đóng góp
một phần quan trọng. Việc xác định khoảng cách và mật độ hợp lý là biện pháp quan
trọng để tăng năng suất trên đơn vị diện tích (Tạ Thu Cúc, 2005).
Từ thực tế đó đề tài: “Ảnh hưởng khoảng cách, mật độ trồng lên sinh trưởng,

phát triển và năng suất của giống cà chua ANNA trồng tại huyện Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng” đã được tiến hành.

1
 


 
 

1.2 Mục đích - yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng lên sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống cà chua ANNA. Từ đó chọn ra khoảng cách, mật độ trồng cà chua
hợp lý cho năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trồng cà chua.
1.2.1 Yêu cầu
Bố trí các thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng
suất, của giống cà chua ANNA và đánh giá kết quả ở các khoảng cách, mật độ trồng
khác nhau.
1.3 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện trong 1 vụ Xuân Hè từ tháng 01 đến tháng 05 năm
,
2011, trên vùng đất xã N Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

2
 


 
 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cà chua
2.1.1 Nguồn gốc cây cà chua
Cà chua là cây trồng thuộc họ Cà (Solanaceae), có tên khoa học là Lycopersicon
esculentum Mill. (Phạm Hồng Cúc, 1999). Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), cà chua
có nguồn gốc ở vùng Andean thuộc Nam Mỹ gồm các lãnh thổ của Bolivia, Chile,
Ecuado và Colombia. Tuy nhiên, cà chua lại được trồng đầu tiên tại Mexico. Sau các
cuộc thám hiểm cà chua được đưa về Châu Âu: đến thế kỉ 17 được du nhập về Trung
Quốc, một số nước ở vùng Đông Nam Á. Đến thế kỉ 18, cây cà chua mới được trồng ở
Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ngày nay cà chua được trồng phổ biến rộng rãi khắp thế giới với
những chủng loại thích nghi với từng vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.
2.1.2 Đặc tính thực vật học
Cà chua là cây hằng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà chua có
thể là cây nhiều năm.
Rễ: rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn.
Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 – 1,5 m và rộng
1,5 – 2,5 m vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển
và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn,
mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên
mặt đất, do đó khi trồng cà chua: tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn
so với điều kiện trồng tự nhiên (Trần Thị Ba, 1999).
Thân: thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân
dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các vị
trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngay
dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so với các
3
 



 
 

chồi nách gần gốc (Trần Thị Ba, 1999). Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các
giống cà chua được chia làm 3 dạng hình (Tạ Thu Cúc, 2002).
• Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate): cây thấp hơn 65 cm và ngừng tăng
trưởng khi có chùm hoa tận cùng ở ngọn.
• Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate): sự sinh trưởng vẫn tiếp tục khi cây
ra hoa nhờ vào sự tăng trưởng của chồi nách lá trên cùng và có chiều cao từ 120 cm –
200 cm thân lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán.
• Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate): cây cho nhiều chùm hoa ở
ngọn hơn, trước khi kết thúc bằng chùm hoa ở tận ngọn, lúc này cây mới ngừng sinh
trưởng, cao khoảng 120 cm, thân lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán.
Thân cà chua trong quá trình sinh trưởng thay đổi còn phụ thuộc vào giống, điều
kiện ngoại cảnh, chất dinh dưỡng (Tạ Thu Cúc, 2002).
Lá: lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng
gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy thuộc vào giống. Phiến lá
thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm
hoa đầu tiên (Trần Thị Ba, 1999; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Lá là một
đặc điểm để phân biệt các giống. Chủ yếu dựa vào phiến lá dày hay mỏng, to hay nhỏ,
có răng cưa sâu hay nông, màu sắc lá.
Hoa: hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở
cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không
hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được (Trần Thị Ba, 1999). Số lượng
hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 2 – 26 hoa có nhiều giống số
hoa lên đến cả trăm hoa (Mai Thị Phương Anh, 1996; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn
Dũng, 2003).
• Loại sinh trưởng hữu hạn: cây có 7 – 8 lá sẽ ra chùm hoa đầu tiên, sau đó cứ
cách 1 – 2 lá lại ra chùm hoa kế tiếp, cứ tiếp tục mãi cho đến khi trên thân chính có 3 –

6 hoa và trên ngọn xuất hiện chùm hoa cuối cùng, cây không tăng truongr về chiều cao
nữa. Vì vậy, trong sản xuất không cần làm giàn, cần tăng mật độ thích hợp, tăng số
nhánh trên cây (3 – 4 nhánh) để đạt được sản lượng cao /diện tích (Phạm Hữu Nguyên,
2009).
4
 


 
 

• Loại sinh trưởng vô hạn: khi cây có 9 – 12 lá sẽ ra chùm hoa đầu tiên, sau đó cứ
2 – 3 lá sẽ ra chùm hoa kế tiếp, cứ tiếp tục mãi cho đến khi cây già cỗi và tàn lụi. Đặc
điểm của loại hinh này là ra hoa muộn, chùm hoa ở vị trí thưa hơn, thời gian sinh
trưởng dài hơn, cây cao hơn, vì vậy cần bấm ngọn, tạo hình, tỉa cành mới đạt năng suất
cao (Phạm Hữu Nguyên, 2009).
Trái: trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài.
Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời
tiết (Trần Thị Ba, 1999). Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt
trái. Quá trình chín của trái chia làm 4 thời kỳ:
• Thời kỳ trái xanh: trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái
không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.
• Thời kỳ chín xanh: trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung
quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái
thể hiện màu sắc vốn có.
• Thời kỳ chín vàng: phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái
vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc này để trái chín
từ từ khi chuyên chở.
• Thời kỳ chín đỏ: trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện
hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc này phát triển đầy đủ có thể

làm giống.
Hạt: hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong
buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 – 350 hạt
trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 – 3,5 g (Mai Thị Phương Anh, 1996).
2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
Nhiệt độ: cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được
sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây 21 – 24oC
(Phạm Hồng Cúc, 1999 và Tạ Thu Cúc, 2005). Nhiệt độ quá thấp làm cho phấn hoa
sau này trở thành túi nhị hoa có nhiều ngăn, hình thành dạng dị dạng. Nhiệt độ trên
35oC sự tăng trưởng của cà chua bị giảm, hạt phấn trở nên bấc thụ, hoa chóng tàn và
không kết trái (Trần Thị Ba, 1999). Quả hình thành và phát triển tốt ở ở 20 – 22 oC, khi
chín cần nhiệt độ cao hơn khoảng 25 – 30oC (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh
5
 


 
 

Cường, 2007). Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt
độ không khí và đất nhất định.
Ánh sáng: cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường
độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 – 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ.
Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu
phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do
đó cây sinh trưởng kém (Trần Thị Ba, 1999). Ánh sáng yếu làm giảm hàm lượng
vitamin C trong trái (Mai Phương Anh, 1996). Vì vậy, việc bố trí thời vụ sau trồng
thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra,
việc xác định mật độ trồng sao cho cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ cùng là yếu tố quan
trọng (Phạm Hữu Nguyên, 2009).

Nước: yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi
cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá
khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở
nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị
nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng
(Trần Thị Ba, 1999). Khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm độ thấp sang ẩm độ cao sẽ gây
hiện tượng nức trái (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007).
Đất và chất dinh dưỡng: cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng
thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và
thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5 % chất hữu cơ. Cà chua trồng tốt nhất sau vụ cải
bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà chua thích hợp
trên đất có pH = 5,5 – 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi (Trần Thị Ba, 1999). Yêu
cầu của cà chua đối với các chất dinh dưỡng cũng thay đổi theo tuổi cây. Cây non sử
dụng dinh dưỡng nhiều hơn cây trưởng thành, vì vậy cần cung cấp dinh dưỡng ngay từ
đầu. Cây cà chua thường phát triển thân lá nhiều, vì vậy lượng chất dinh dưỡng cây
hút khá cao.
Cà chua cần nhiều đạm trong thời gian sinh trưởng cho đến khi cây ra quả. Kali
cần cho cà chua trong suốt thời gian sinh trưởng và đặc biệt là trong thời gian hình
thành quả. Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua cao gấp 2 lần dinh dưỡng đạm. Cân đối
đạm – kali là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng của cà chua. Bón cân đối
6
 


 
 

đạm – kali có thể làm tăng năng suất quả cà chua 39 – 88 % với hiệu suất 1 kg K2O tạo
ra 89 – 127 kg quả cà chua trên đất bạc màu. Trên đất xám, bón cân đối đạm – kali làm
tăng năng suất cà chua 9 – 11 %. Lượng kali thích hợp cho cà chua là 120 – 150 kg

K2O/ha. Bón cân đối đạm, kali còn làm tăng phẩm chất quả cà chua: tăng kích thước
quả, tăng hàm lượng đường trong quả, tăng khả năng chống chịu bệnh của cây. Đặc
biệt bón cân đối đạm – kali làm giảm đáng kể số cây bị bệnh chết xanh, bệnh xoăn lá
virus. Cà chua không tích lũy nitrat nhiều trong quả vì ion này phần lớn tập trung ở lá.
Trong các yếu tố dinh dưỡng cà chua sử dụng nhiều nhất là kali sau đó đến lân, canxi
và các nguyên tố vi lượng. Thiếu canxi thường gây nức trái và thối trái. Thiếu sắt cây
thấp bé, lá biến màu nhỏ và xoăn. Nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà chua là rất cao, dinh
dưỡng là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Nguyễn Văn Viên và ctv
2003; Nguyễn Mạnh Chinh và ctv 2007).
2.3 Các loài sâu, bệnh hại trên cây cà chua
2.3.1 Sâu hại
Bọ phấn trắng, rệp phấn trắng (Bemisia tabaci): bọ phấn trắng phát triển nhanh
trong điều kiện nóng và khô, rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, họăc phun
thường xuyên, phun theo định kỳ. Loài này cũng truyền bệnh virus như các loài rầy
mềm. Phun Admire 50EC, Vertimec, Confidor 100SL, với nồng độ 0,1 – 0,2 % ở mặt
dưới lá (Trần Thị Ba, 1999). Tác hại lớn nhất của rệp phấn trắng là môi giới truyền
virus gây bệnh xoăn lá cho cây cà chua (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera): kiểm tra ruộng thường xuyên, ngắt bỏ ổ
trứng sẽ diệt được phần lớn sâu non sắp nở, phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ cho hiệu
quả cao. Dùng các lọai thuốc như trừ sâu ăn tạp. Phun định kì các loại thuốc sát trùng
như Sumi alpha 5EC, Shezol 205EC... 7 – 10 ngày/lần khi cà đậu trái (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006).
Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura): nên thay đổi loại thuốc thường
xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC,
Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Decis 2.5 EC... 0,1 – 0,2 % có thể pha trộn với Atabron
5EC từ 2 – 3 cc/bình xịt 8 lít (Trần Thị Ba, 1999).

7
 



 
 

2.3.2 Bệnh hại cà chua
Bệnh mốc sương, sương mai (nấm Phytophthora infestans): bệnh phát sinh phát triển ở
điều kiện nhiệt độ 22 – 24oC, có mưa phùn hoặc sương muối trời âm u (Lê Lương Tề
và Vũ Triệu Mân, 1999), phun các loại thuốc Aliette 80WP, Manzate 200, Mancozeb
80WP, Curzate M8 1 – 2 %, Ridomil 20 – 25 g/10 lít (Trần Thị Ba,1999).
Bệnh héo xanh (Vi khuẩn Ralstonia solanacerum, nấm Fusarium oxysporum, F.
lycopersici, Sclerotium sp.) gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và
ẩm độ cao (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999). Phương pháp chữa bệnh hiệu quả
nhất là trồng giống kháng, cải tạo đất bằng vôi, xử lý bằng thuốc trừ vi khuẩn (Lê
Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999). Cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh; dùng vôi bột hoặc
Kasuran, Copper zinc, Vertimec rãi vào đất hoặc tưới nơi gốc cây 25 – 30 g/8 lít nước,
phun ngừa bằng Kasumin, Kasugamicin 0,2 – 0,3 %.
Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani, Phytophthora sp., Pythium sp.): nên sử
dụng phân hữu cơ đã hoai mục, không để vườn ươm quá ẫm. Trộn thuốc trừ nấm vào
đất hoặc tưới đất để khử mầm bệnh, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B 0,2 – 0,3
%, Ridomil, Anvil, Derosal, Appencarb 1 – 2 %, Tilt 0,03 – 0,05 % (Trần Thị Ba,
1999).
Bệnh mốc đen lá (Cladosporium fulvum): phát sinh ở điều kiện nhiệt độ cao 25 –
30oC, ẩm độ không khí cao (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999). Tiêu huỷ các lá cây
bệnh. Phun ngừa bằng: Copper B 0,3 – 0,4 %, Rovral, Topsin M, Derosal, Ridomil 0,1
– 0,2 %.
2.4 Cở sở xác định khoảng cách, mật độ lên sự sinh trưởng và phát triển của cà
chua và cây trồng khác
2.4.1 Cơ sở xác định mật độ hợp lý
Mật độ hợp lý đối với cây trồng là mật độ cho phép để đạt được năng suất tối đa
trên đơn vị diện tích (Nguyễn Văn Bình và ctv, 1996).

Mật độ là sự phân bố cây trên mặt ruộng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp
thụ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, nước và khoáng chất cho cây ảnh hưởng lớn đến
năng suất và phẩm chất của cây trồng. Mật độ quá thưa hay quá dày đều ảnh hưởng tới
kết quả là năng suất cây trồng giảm. Đối với nhiều loại cây trồng mật độ dày có thể
dẫn tới hiện tượng đỗ lốp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Trồng quá dày
8
 


 
 

cũng là điều kiện tốt cho sâu bệnh hại phát triển, ngược lại thì năng suất có thể giảm
(Trần Thượng Tuấn và ctv, 1983).
Trên cây đậu nành những giống có thời gian sinh trưởng dài thì trồng thưa,
ngược lại giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì trồng dày. Thời vụ nào thích hợp cho
yêu cầu sinh thái của cây thì trồng thưa và đất nghèo dinh dưỡng nên trồng thưa hơn
đất giàu dinh dưỡng. Xác định mật độ hợp lý tạo mối tương quan tốt giữa cá thể và
quần thể cho năng suất cao nhất. Chỉ số diện tích lá thích hợp ở thời kỳ ra hoa, làm trái
của đậu nành là 3 – 6. Chỉ số diện tích lá lớn hơn sẽ gây ra hiện tượng che khuất giữa
các tầng lá dẫn đến hiệu suất quang hợp giảm, tích lũy chất khô giảm, cây vống lốp, ít
ra hoa trái và năng suất thấp (Nguyễn Văn Bình và ctv, 1996).
Trên cây đậu phộng, muốn đạt được năng suất cao phải tạo điều kiện đạt được
diện tích lá và năng suất sinh vật (năng suất trái xanh) tương ứng là điều khiển mật độ
đồng ruộng một cách thích hợp (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979).
2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng cà chua trên thế giới
Ở Thái Lan, bắt đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng lên năng suất trái
cà chua SVRDC4. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tổng năng suất trên
hecta, số trái trên cây, trọng lượng trung bình trái và kích thước trái nhưng năng suất
trái trên cây lại khác biệt có ý nghĩa, trồng với khoảng cách (50 x 75 cm) cho năng

suất cao nhất (Teerapolvichitra, 1983). Năm 1985, Hamid tiếp tục nghiên cứu trên
giống cà chua seeda tại Nakhon Pathom (Thái Lan). Tác giả kết luận trồng dày khoảng
cách hẹp nhất (30 x 100 cm) đem lại năng suất cao nhất 21,3 tấn.ha-1, năng suất sẽ thấp
nếu mật độ thưa hơn. Năm 1992, Keovilayvong nhận thấy mật độ trồng dày hơn với
khoảng cách (20 x 100 cm) đạt năng suất cao nhất 24,4 tấn.ha-1 trên giống cà chua
P490. Như vậy mật độ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cà chua.
Năm 1989, Yanrong làm thí nghiệm tại đây nhằm tìm hiểu ảnh hưởng mật độ
trồng kết hợp với cắt tỉa cành trên giống cà chua Yuexing cho thấy mật độ thích hợp
trồng với khoảng cách (40 x 80 cm) đem lại năng suất cao nhất 41,8 tấn.ha-1 hơn
khoảng cách (50 x 80 cm) năng suất khoảng 36,7 tấn.ha-1.
Thí nghiệm trong nhà kính tại Tanil Nadu, (Subbiah và ctv 2003) đã kết luận mật
độ trồng với khoảng cách (60 x 75 cm) đem lại năng suất cao nhất 3,55 kg/cây trên
9
 


 
 

giống cà chua PKM 1, kế đến là khoảng cách (45 x 60 cm) năng suất đạt được khoảng
2,77 kg/cây.
Jia 1992 đã làm thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của mật độ trồng lên 2 giống cà
chua: CLN 399 BC1F2 – 2 – 6 – 0 (giống sinh trưởng vô hạn) và Hong Za#12 (sinh
trưởng hữu hạn ). Mật độ không ảnh hưởng lên chiều cao cây và trọng lượng trái
nhưng làm ảnh hưởng đến số trái trên cây. Trong 4 mật độ trồng tác giả kết luận rằng
mật độ trồng dày nhất (20 x 100 cm) cho năng suất cao nhất trên cả 2 giống, trong đó
giống 399 BC1F2 – 2 – 6 – 0 cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm (69,6
tấn.ha-1 và 60,7 tấn.ha-1) cao hơn giống Hong Za#12 (58,2 tấn.ha-1 và 51,0 tấn.ha-1).
2.4.3 Một số kết quả khoảng cách mật độ trồng cà chua ở Việt Nam
- Khoảng cách, mật độ một số giống cà chua F1: TN 52, F1 TN 448, F1 TN 507,

F1 TN 148, F1 TN 323 của Công ty Trang Nông. Trồng vào mùa nắng, trồng hai hàng
đôi với khoảng cách (1,2 – 1 ,4 x 0,5 m), mật độ trồng từ 2.100 – 2.300 cây/1.000 m2.
Trồng vào mùa mưa với khoảng cách (1,2 x 0,45 – 0,5 m), mật độ trồng từ 1.700 –
1.800 cây/1.000 m2 (tailieu.vn).
- Khoảng cách, mật độ của giống cà chua có loại hình sinh trưởng hữu hạn:
khoảng cách trồng (0,7 – 0,8 x 0,7 – 0,8 m), mật độ từ 15.000 – 20.000 cây/ha.
Khoảng cách mật độ của giống cà chua có loại hinh sinh trưởng vô hạn như: P375,
LV200... trồng 2 hàng đôi, trồng ở khoảng cách (65 – 70 x 40 – 50 cm), mật độ cây
khoảng 27.000 cây/ha (Tạ Thu Cúc, 2005).
- Theo Trần Thị Ba (1999), cà chua F1 giống 607 trồng mùa nắng trồng hai hàng
đôi với khoảng cách trồng (1,0 – 1,3 x 0,5 m), mật độ 2.500 cây/1.000 m2. Giống cà
chua RedCrown 250 trồng vào mùa mưa, khoảng cách trồng (0,6 x 0,5 m), mật độ
1.600 cây/1000m2.
- Đối với cà chua hữu hạn khoảng cách trồng (70 x 70 cm) hoặc (70 x 60 cm),
mật độ: 20.000 – 30.000 cây/ha. Trong đó, cà chua vô hạn khoảng cách trồng (60 – 70
x 40 cm), mật độ: 35.000 – 41.000 cây/ha hoặc (1,2 – 1,4 x 40 – 50 cm), mật độ:
17.000 – 18.000 cây/ha (Phạm Hữu Nguyên, 2009).
- Theo đề tài “đánh giá khả năng trồng cà chua trong nhà màng Polyethylene tại
lâm đồng” do viện khoa học học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam phối hợp với viện
nghiên cứu rau – hoa Gosford, Australia (Dự án 004/04 VIE) thực hiện. Đã chọn một
10
 


 
 

số giống cà chua triển vọng như: Red Diamond, Anna, Clarance, Labell, trồng với
khoảng cách (40 x 60 cm), mật độ 23.000 cây/ha (Ngô Quang Vinh, 2007).
- Hiện tại, các hộ nông dân ở khu vực thôn Sê Đăng, xã N’Thôl Hạ, huyện Đức

Trọng, tỉnh Lâm Đồng, bố trí với khoảng cách (30 cm x 1 m), mật độ khoảng 33.333
cây/ha.

11
 


 
 

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Giống cà chua được thí nghiệm là giống cà chua ANNA, là giống lai F1 của công ty
Seminis (Mỹ). Có thời gian sinh trưởng khoảng 110 – 120 ngày, trái hình tròn, chín có
màu đỏ đẹp, thịt trái dầy, vị ngọt, thường trồng vụ đông xuân và vụ xuân hè. Giống cà
chua ANNA có những ưu thế vượt trội như: cây sinh trưởng mạnh, quả sai và đều, mỗi
cây thường cho 7 – 8 chùm quả. Là giống cà chua hiện đang trồng chủ lực tại tỉnh Lâm
Đồng.
Phân bón: phân bò hoai mục, NPK (16 – 16 – 8), NPK (15 – 15 – 20 – 2 TE),
NPK (15 – 15 – 20).
Thuốc trừ sâu: Permethrin 50EC, Confidor 100SL, Reasgant 1.8EC, Abafax
1.8EC.
Thuốc trừ bệnh: Anvil 5SL, Ridomil 68WG, Atracol 70WP, Mancozer 80WP.
Vật liệu khác: máy ảnh, thước kẹp, máy đo độ Brix, thước dây, dây nilong, tre,
máy bơm nước, ống dẫn nước, bình phun thuốc.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Kiểu bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 5 nghiệm thức:

Nghiệm thức 1 (NT1): 40.000 cây/ha (0,25 m x 1,0 m).
Nghiệm thức 2 (NT2): 37.037 cây/ha (0,30 m x 0,9 m).
Nghiệm thức 3 (NT3): 33.333 cây/ha (0,30 m x 1,0 m) là nghiệm thức đối chứng.
Nghiệm thức 4 (NT4): 28.571 cây/ha (0,35 m x 1,0 m).
Nghiệm thức 5 (NT5): 22.727 cây/ha (0,40 m x 1,1 m).

12
 


 
 

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Hàng rào bảo vệ
LLL1

LLL2

LLL3

NT2

NT3

NT5

NT3

NT4


NT1

NT5

NT1

NT3

NT1

NT2

NT4

NT4

NT5

NT2

Hàng rào bảo vệ
Chiều biến thiên
3.2.2 Qui mô thí nghiệm
Tổng số ô thí nghiệm:15 ô
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 30 m²
Diện tích thí nghiệm: 450 m²
Diện tích toàn khu thí nghiệm = 500 m²
3.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 01/2011

đến 05/2011.
Địa điểm thí nghiệm: thôn Sê Đăng, xã N’Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng.
Ngày trồng: 28/01/2011
Ngày bắt đầu thu hoạch: 04/04/2011
Ngày kết thúc thu hoạch: 06/05/2011
13
 


 
 

3.3 Điều kiện khí hậu
Bảng 2.1: Thời tiết, khí hậu từ tháng 01/2011 đến 05/2011 tại nơi làm thí nghiệm
Tháng

Nhiệt độ (ºC)
Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Độ ẩm Lượng mưa
(%)
(mm)

Tổng số giờ
nắng (giờ)

1

20,7


25,1

16,3

77

0,6

201,9

2

21,3

27,3

15,2

72

0,0

255,5

3

22,2

27,0


17,3

73

178,0

173,9

4

23,4

28,5

18,3

74

96,5

214,5

5

24,6

29,0

20,1


78

123,3

196,7

(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Liên Khương, từ ngày 01/01 đến ngày 30/05/2011)
Nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động 20,70C đến 24,60C. Tháng có nhiệt
độ trung bình cao nhất là tháng 05 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 01.
Tổng số giờ nắng qua các tháng biến động từ 173,9 đến 255,5 giờ. Tháng có tổng
số giờ nắng cao nhất là tháng 02 và tháng có tổng số giờ nắng thấp nhất là tháng 03.
Lượng mưa trung bình qua các tháng biến động từ 0 đến 123,3 mm. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 05 và tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 02.
Ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ 72 % đến 78 % tháng có ẩm độ
trung bình cao là tháng 05 và thấp nhất là tháng 02.
Qua bảng 2.1 cho thấy: khí hậu này thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của
cây cà chua. Nhưng tháng 01 và 02 lượng mưa tương đối ít cần chú ý tưới đầy đủ nước
để không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây cà chua. Tháng 05 lượng
mưa tương đối nhiều rất ảnh hưởng tới năng suất, quá trình vận chuyển khó khăn, cần
thu hoạch vào những thời điểm nắng ráo trong ngày.
3.4 Điều kiện đất đai
Đây là vùng đất chuyên canh cây rau, vụ trước trồng hành tây. Đất rất thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua.
3.5 Qui trình canh tác cây cà chua
3.5.1 Chuẩn bị đất trồng
Trước khi trồng cần tiến hành dọn dẹp sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, rải vôi đều
trên mặt đất, cày bừa kỹ, làm cho đất nhỏ tơi xốp. Sau đó san bằng phẳng mặt, định
14
 



 
 

luống để trồng. Mỗi luống trồng 1 hàng đơn, khoảng cách trồng tùy vào từng nghiệm
thức.
- Cây con: giống được mua từ vườn ươm Phong Thúy, giống ghép sạch bệnh,
đều cây, cao khoảng 15 cm, có khoảng 5 – 6 lá thật.
- Làm đất: đất được xử lý sạch cỏ, tàn dư thực vật.
Trước khi trồng 7 ngày rãi vôi khoảng 1 tấn.ha-1. Chia khối và lên liếp theo
nghiệm thức phù hợp. Trước khi trồng 2 ngày bón lót bằng phân bò. Cây con đưa tới
vào chiều trước và tiến hành trồng ngay sáng hôm sau. Khi trồng đất phải đủ ẩm, tơi
xốp, tránh bể bầu.
3.5.2 Phân bón và phương pháp bón
Phân bón: công thức phân (kg/ha): 278 N + 278 P2O5 + 264 K2O + 13 TE, phân
chuồng (5 tấn.ha-1) là phân bò dạng đã được ủ hoai mục.
- Bón lót: bón toàn bộ lượng phân chuồng và bón cho 1 ha khoảng: 80 kg N, 80
kg P2O5, 40 kg K2O.
- Bón thúc lần 1: 7 ngày sau trồng, sau khi cây đã hồi xanh. Tiến hành bón với
lượng phân (kg/ha): 48 kg N, 48 kg P2O5, 24 kg K2O.
- Bón thúc lần 2: 22 ngày sau trồng, trong giai đoạn cây ra hoa. Tiến hành bón
với lượng phân (kg/ha): 52,5 kg N, 52.5 kg P2O5, 70 kg K2O, 7 kg TE.
- Bón thúc lần 3: 65 ngày sau trồng, trong giai đoạn cây bắt đầu có quả chín
thương phẩm. Tiến hành bón với lượng phân (kg/ha): 45 kg N, 45 kg P2O5, 60 kg K2O,
6 kg TE.
- Tưới thúc lần 1: 75 ngày sau trồng, thu được 3 lứa cà chua tiến hành tưới phân
với lượng phân (kg/ha): 30 kg N, 30 kg P2O5, 40 kg K2O.
- Tưới thúc lần 2: 85 ngày sau trồng, sau khi thu lứa thứ 6 tiến hành tưới phân
với lượng phân (kg/ha): 22,5 kg N, 22,5 kg P2O5, 30 kg K2O.

- Bón thúc: theo phương pháp rãi đều phân dọc 2 bên gốc cà chua đều, cách gốc
10 – 15 cm và lấp đất lại.
- Tưới thúc: hòa phân tan đều với nước, tưới trực tiếp lên cây, sau đó 15 phút
tiến hành tưới lại nước.

15
 


×