Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ CÁC CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG MÈ VDM 3 VỤ XUÂN HÈ TẠI HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.8 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ CÁC CÔNG THỨC PHÂN
BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG
MÈ VDM 3 VỤ XUÂN HÈ TẠI HUYỆN GÒ DẦU,
TỈNH TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: VÕ ĐỨC DƯƠNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ CÁC CÔNG THỨC PHÂN BÓN
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG MÈ VDM 3
VỤ XUÂN HÈ TẠI HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

Tác giả

VÕ ĐỨC DƯƠNG

Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU


Ks. NGUYỄN THỊ HOÀI TRÂM

Tháng 08/2011
i


LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành cảm ơn sự hy sinh to lớn của cha mẹ và người đã nuôi dưỡng và
tạo mọi điều kiện cho con học tập đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Quý Thầy cô khoa Nông học đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Quý Thầy cô khoa Nông học đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Các cô chú và các anh chị đang công tác tại Viện nghiên cứu dầu và cây có
dầu đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thúy Liễu và chị Nguyễn Thị
Hoài Trâm đã tận tình hướng dẫn và và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài
tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện

VÕ ĐỨC DƯƠNG

ii


TÓM TẮT
Võ Đức Dương, tháng 7/2011, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, “ẢNH
HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ CÁC CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG

SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG MÈ VDM 3 VỤ XUÂN HÈ TẠI HUYỆN
GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH”.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU
Đề tài được thực hiện từ 4/2010 đến 6/2011, được bố trí theo kiểu thí nghiệm có
lô phụ (split-plot design), 3 lần lặp lại.
Đề tài đánh giá ảnh hưởng của mật độ và các công thức phân bón lên giống mè
VDM 3. Đồng thời xác định công thức phân bón và mật độ thích hợp nhất cho giống
mè VDM 3 sinh trưởng và phát triển. Giống mè VDM 3 là giống mè được chọn lọc từ
Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu.
Kết quả chung của đề tài cho thấy:
Chiều cao lớn nhất khi bón phân với công thức phân bón 1 (90 - 60 - 30) và mật
độ 4 (200.000 cây/ha) (117,90 cm).
Số lá lớn nhất khi bón phân với công thức phân bón 2 (60 - 60 - 30) và mật độ 3
(266.667 cây/ha) (29,13 lá).
Tỷ lệ trọng lượng hạt chắc trên trái cao nhất khi bón phân với công thức phân
bón phân bón 1 (90 - 60 - 30) và mật độ 4 (200.000 cây/ha) (27%).
Năng suất cao nhất khi bón phân theo công thức phân bón 2 (60 - 60 - 30) và
mật độ 3 (266.667 cây/ha) là 3,95 tạ/ha, khi bón phân với công thức phân bón 2 (60 –
60 – 30) và mật độ 4 (200.000 cây/ha) cho năng suất mè thấp nhất 2 tạ/ha. Từ thí
nghiệm ta có thể thấy với công thức phân bón: 60 - 60 -30 và mật độ 266.667 cây/ha là
thích hợp nhất để gieo trồng giống mè VDM 3 cho năng suất cao nhất.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT .................................................................................................................................iii 

MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .....................................................................................viii 
Chương 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề: ............................................................................................................................ 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................................. 2 
1.2.1 Mục đích của đề tài: .......................................................................................................... 2 
1.2.2 Yêu cầu: ............................................................................................................................. 2 
1.2.3 Giới hạn đề tài: .................................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................................ 3 
2.1 Giới thiệu chung về cây mè .................................................................................................. 3 
2.1.1 Phân loại ............................................................................................................................ 3 
2.1.2 Nguồn gốc ......................................................................................................................... 3 
2.1.3 Phân bố .............................................................................................................................. 3 
2.1.4 Một số giống mè trồng phổ biến hiện nay ......................................................................... 4 
2.1.5 Các giống mè triển vọng.................................................................................................... 5 
2.2 Công dụng và giá trị kinh tế ................................................................................................. 5 
2.2.1 Công dụng ......................................................................................................................... 5 

2.2.1.1 Hạt mè..................................................................................................................5 
2.2.1.2 Dầu mè .................................................................................................................5 
2.2.2 Giá trị dinh dưỡng ............................................................................................................. 6 
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến sinh trưởng và phát triển của cây mè .................................. 6 
2.4 Tình hình sản xuất, nghiên cứu mè trong nước và thế giới .................................................. 8 
2.4.1 Tình hình sản xuất trên thế giới và nghiên cứu trên thế giới. ............................................ 8 
2.4.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu trong nước ................................................................. 10 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 14 
iv



3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 14 
3.1.1 Thời gian.......................................................................................................................... 14 
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................ 14 

3.1.2.1 Đất thí nghiệm ...................................................................................................14 
3.1.2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................................15 
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 16 
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 16 
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 16 
3.3.3 Chăm sóc ......................................................................................................................... 18 
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và lấy mẫu......................................................................................... 18 
3.4.1 Cách lấy mẫu theo dõi ..................................................................................................... 18 
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................ 18 

3.4.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................18 
3.4.2.2 Các chỉ tiêu về phát triển: ..................................................................................19 
3.4.2.3 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: ...........................19 
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................. 20 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 21 
4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng ...................................................................................................... 21 
4.1.1 Thời gian sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm .......................................................................... 21 
4.1.2 Chiều cao cây (cm) và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) .............................. 22 
4.1.3 Số lá (lá/cây) và tốc độ ra lá (lá/7ngày) ........................................................................... 26 
4.2 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: ............................................ 30 
4.2.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ....................................................................................... 30 
4.2.2 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) .............................................................................................. 33 
4.2.3 Năng suất thực tế (tạ/ha) .................................................................................................. 34 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 36 
5.1 Kết luận: ............................................................................................................................. 36 

5.2 Đề nghị: .............................................................................................................................. 37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 38 

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Mật độ

NT

Nghiệm thức

NSG

Ngày sau gieo

NS

Năng suất

P

Trọng lượng

PB

Phân bón


TB

Trung bình

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mè trên thế giới năm 2008 ......................... 9
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng mè trên các vùng sinh thái nông nghiệp
nước ta từ 2000 đến 2004 ...................................................................................................... 11
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mè trên tại Việt Nam từ năm 2004 -2008
.................................................................................................................................................. 12

Bảng 3.2: Kết quả phân đất khu thí nghiệm - Tầng đất (0 – 30 cm) ............................... 14
Bảng 4.1 So sánh thời gian sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm của các nghiệm thức thí
nghiệm ..................................................................................................................................... 21
Bảng 4.2 So sánh tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức thí nghiệm ............. 22
Bảng 4.3 So sánh về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức thí nghiệm
(cm/7 ngày) ............................................................................................................................. 24
Bảng 4.4 So sánh về biến thiên số lá trên cây theo thời gian của các nghiệm thức thí
nghiệm ..................................................................................................................................... 27
Bảng 4.4 So sánh tốc độ ra lá theo thời gian của các nghiệm thức thí nghiệm
(lá/7ngày) ................................................................................................................................ 29
Bảng 4.5: Các yếu tố cấu thành năng suất của các nghiệm thức trong thí nghiệm........ 30
Bảng 4.6:Tỷ lệ trọng lượng hạt/trái, vỏ/trái, hạt lép/trái, hạt chắc/trái ............................ 32
Bảng 4.7 So sánh năng suất lý thuyết của các nghiệm thức thí nghiệm ......................... 33
Bảng 4.8 So sánh năng suất thực thu của các nghiệm thức thí nghiệm .......................... 34


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Toàn cảnh khu vực thí nghiệm ở giai đoạn cây ra hoa 46 NSG ............................... 17
Hình 4.1: Hình vỏ và hạt giống mè VDM 3 ............................................................................. 35
Biểu đồ 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết (từ 03/2011 đến 06/2011).......................................... 16

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Cây mè (vừng) có tên khoa học là Sesamum indiucum L., thuộc bộ Tubiflorae,
họ Pedaliacea, mè là cây lấy dầu ngắn ngày mà bộ phận thu hoạch chính là hạt. Các
sản phẩm từ hạt mè ngoài việc cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết như lipid,
protein… thì dầu mè còn được sử dụng phổ biến và có thể thay thế mỡ động vật, đặc
biệt sử dụng dầu mè giúp chống một số bệnh như: tim mạch, huyết áp ở người cao
tuổi.
Ở nước ta, những năm trước đây, cây mè chưa được chú ý trong sản xuất cũng
như trong nghiên cứu. Nguyên nhân chính là do: sản phẩm làm ra chỉ với mục tiêu tự
cung tự cấp, nên nếu muốn tăng diện tích và sản lượng thì phải tìm đầu ra ổn định cho
cây mè. Chất lượng hạt mè của những giống phổ biến rất thấp không đáp ứng các tiêu
chuẩn xuất khẩu nên gặp bế tắc khâu tiêu thụ. Thêm vào đó, khi đòi hỏi lương thực
ngày càng tăng thì cây mè vốn được coi là cây trồng phụ sẽ bị thay thế bởi những cây
lương thực khác.
Tuy vậy, trong thập kỷ chín mươi và những năm gần đây, trên thế giới việc thay

mỡ động vật bằng dầu thực vật, do đó các loại dầu thực vật như dầu mè ngày càng
được sử dụng phổ biến, theo xu thế chung của thời đại cùng với tính ưu việt của một
số giống mè mới đã được khảo nghiệm và được sản xuất thừa nhận, tình hình đã được
cải thiện hơn. Ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long,
Miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang, diện tích trồng mè hiện nay
tăng lên đến 16.000 ha).
Tại vùng Châu Phú An Giang, năng suất đạt từ 400 - 600 kg/ha. Nếu áp dụng
biện pháp canh tác thích hợp, năng suất mè có thể đạt 1 tấn/ha. Để nâng cao năng suất
thì biện pháp kỹ thuật là mật độ và phân bón cần được quan tâm nhiều nhất. Mật độ
ảnh hưởng đến năng suất cây mè rất lớn. Khi gieo mật độ quá dày ở những vùng đất
1


tốt thì cây sẽ bị che bóng hỗ tương và bị nhiều sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất cây,
ngược lại ở những vùng đất xấu kém màu mỡ thì việc gieo thưa làm cho không tận
dụng hết tiềm năng đất đai. Mật độ gieo trồng như thế nào phụ thuộc vào thành phần
dinh dưỡng có trong đất. Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thành
phần dinh dưỡng đất rất lớn vì thế gián tiếp ảnh hưởng đến mật độ gieo trồng.Vì thế
việc tìm ra mật độ và công thức phân bón thích hợp để cây mè đạt được năng suất cao
là một việc cần được giải quyết. Trước vấn đề như trên dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ
Nguyễn Thị Thúy Liễu và kỹ sư Nguyễn Thị Hoài Trâm nên tôi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của mật độ và các công thức phân bón đến năng suất và phẩm chất của giống
mè VDM3 tại huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích của đề tài:
Xác định được công thức phân bón và mật độ gieo trồng thích hợp để giống mè
VDM 3 để đạt năng suất và chất lượng tốt.
1.2.2 Yêu cầu:
Bố trí thí nghiệm đồng ruộng, thu thập đầy đủ các số liệu cần thiết về ảnh
hưởng của các công thức phân bón và mật độ trên các lần lặp lại.

Xử lý thống kê số liệu thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu theo dõi.
Xác định công thức phân bón và mật độ thích hợp để giống mè VDM 3 cho
năng suất cao và chất lượng tốt.
1.2.3 Giới hạn đề tài:
Địa điểm thực hiện: tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 trong vụ
Xuân Hè.
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và các công thức phân bón đến năng suất của
giống mè VDM 3.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về cây mè
2.1.1 Phân loại
Cây mè có tên khoa học: Sesamum indicum L.
Họ: Pedaliaceae
Chi: Sesamum
Họ Pedaliaceae có 16 chi, với khoảng hơn 60 loài. Sesamum indicum L. Có số
lượng nhiễm sắc thể 2n = 26, còn Sasemum capennsen, Sasemum alanum, Sasemum
chenkii, Sasemum laniniatum có 2n = 64.
Có nhiều cách phân loại giống mè khác nhau của nhiều tác giả. Một số giả
thuyết cho rằng, có một số đoàn du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới đã thu được 500
mẫu, chia ra 111 dạng khác nhau, dựa vào đặc điểm thực vật học như hình dạng thân,
màu sắc hạt, số cành, số quả trên nách lá, trái bị nứt khi thu hoạch hay không bị nứt.
Cách phân loại dựa vào màu sắc hạt, giá trị thương phẩm của hạt, dựa vào lông
trên thân (loại nhẵn và loại có lông), dựa vào khả năng phân cành của giống hiện nay
được áp dụng phổ biến.

2.1.2 Nguồn gốc
Cây mè có nguồn gốc từ châu Phi, có nhiều ý kiến cho rằng Etiopi là nguyên
sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan –
Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè đã sớm được trồng phổ biến ở
vùng phía Tây châu Á, đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và chính những nơi này trở
thành trung tâm phân bố thứ hai của cây mè.
2.1.3 Phân bố
Vùng phân bố chính của cây mè ở giữa 250 vĩ độ bắc và 250 vĩ độ nam. Nhưng
mè cũng phát triển tới 400 vĩ độ bắc thuộc các nước Trung Quốc, Liên Bang Nga và
3


Mỹ, tới 300 vĩ độ nam ở Úc và 350 vĩ độ bắc ở Nam Mỹ . Mè trồng phổ biến ở độ cao
dưới 1250 m so với mặt biển, nhưng cũng có trường hợp được trồng ở độ cao 1500 m.
2.1.4 Một số giống mè trồng phổ biến hiện nay
Nhóm mè vàng
Mè vàng An Giang: Trổ hoa 30 ngày sau khi trồng phân cành ít (2-3 cành trên
cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85
ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa, trái có tám khía, trồng
phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang).
Mè vàng Miền Đông: Trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung bình (4
cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80
ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở Đồng Nai, Sông Bé trên
vùng đất cao, trái có bốn đến tám khía.
Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4-6
cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha. Trồng
phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), trái có bốn đến sáu khía.
Nhóm mè đen
Mè đen Trà Ôn: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4-6
cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao (1,4

tấn/ha). Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), trái có từ 4 đến 6 khía.
Mè đen Campuchia: Nhập từ Ấn Độ, phân cành rất nhiều, có cả cành cấp hai
mang trái, chiều cao từ 90 - 100cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày, năng suất cao nhất
trong các giống (1,6 tấn/ha), tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc khác nhau (có cả đỏ,
trắng, nâu), rất khó khi chọn hạt để xuất khẩu.
Giống mè V6
Đây là giống mè được chọn lọc ra từ tập đoàn giống mè do công ty Mitsui của
Nhật Bản đưa vào Nghệ An từ năm 1994. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có
tiềm năng năng suất cao và khả năng thích ứng rộng, chất lượng hạt tốt, tỷ lệ dầu cao
52 – 53% nên giống đã được phát triển tương đối nhanh và trở thành giống mè chủ lực
ở các tỉnh phía Nam.
Thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày. Trồng được 2 vụ trong năm. Năng suất
trung bình 8 – 10 tạ/ha, thâm canh cao đạt 13 – 14 tạ/ha.
4


2.1.5 Các giống mè triển vọng
Giống mè VDM 3
Đây là giống được chọn lọc từ Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, trổ hoa ngày
thứ 26 sau khi gieo, phân cành ít (1- 2 cành/cây), chiều cao 90 – 120 cm, thời gian sinh
trưởng 76 - 80 ngày, năng suất khá cao (1,3 tấn/ha), trái có 4 khía, hạt màu trắng.
Giống mè VDM 8
Đây là giống được chọn lọc từ Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, trổ hoa ngày
thứ 26 sau khi gieo, chiều cao 80 – 110 cm, thời gian sinh trưởng 76 - 80 ngày, năng
suất khá cao (1,3 tấn/ha), hạt màu trắng.
Giống mè VDM 9
Đây là giống được chọn lọc từ giống Trung Quốc, trổ hoa ngày thứ 27 sau khi
gieo, chiều cao 90 – 110 cm, thời gian sinh trưởng 80 ngày, năng suất khá cao (1,3
tấn/ha), hạt màu trắng.
Giống mè VDM 14

Đây là giống được chọn lọc từ giống Trung Quốc, trổ hoa ngày thứ 27 sau khi
gieo, chiều cao 82 – 120 cm, thời gian sinh trưởng 76 - 80 ngày, năng suất khá cao
(1,3 tấn/ha), hạt màu trắng.
2.2 Công dụng và giá trị kinh tế
2.2.1 Công dụng
2.2.1.1 Hạt mè
Được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè...).
Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất
tốt.
2.2.1.2 Dầu mè
Tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy
hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa chất sesamol,
ngăn cản quá trình oxy-hóa.
Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy
dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng
bóng.
5


Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ
phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt.
2.2.2 Giá trị dinh dưỡng
Mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 - 55% dầu, 19 - 20%
Protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu
của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:
- Axit oleic (C18 H34 O2): 45,3 - 49,4%.
- Axit linoleic (C18 H32 O2): 37,7 - 41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các
acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt.
Sau đây là bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt.

Acid amin

Bột mè (%)

Thịt (%)

Lysin

2,8

10,0

Triptophan

1,8

1,4

Methionine

3,2

3,2

Phenilatanine

8,0

5,0


Leucine

7,5

8,0

Isoleucine

4,8

6,0

Valine

5,1

5,5

Threonine

4,0

5,0

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến sinh trưởng và phát triển của cây mè
Nhiệt độ:
Mè là cây nhiệt đới, tổng tích ôn của mè khoảng 27000C cho thời gian sinh
trưởng 3 – 4 tháng, nhiệt độ trung bình thích hợp cho cả vụ khoảng 25 – 300C. Nhiệt
độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành
hoa khoảng 25 - 27oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào

khoảng 28 - 32oC. Nếu nhiệt độ dưới 20oC kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới
18oC sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng phát triển
và chết. Nhiệt độ cao trên 40oC vào thời kỳ ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng
tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số quả.
6


Nhiệt độ biến động từ 28-35oC trong suốt thời gian sinh trưởng là thuận lợi nhất
cho sự sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của mè.
Ánh sáng:
Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ
rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 - 20 ngày
trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày).
Cường độ ánh sang, số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
của mè. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200 - 300
giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường độ ánh sáng trong thời gian kết quả
đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm lượng dầu
trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux.
Nước:
Nước là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất mè. Mè tương đối chịu hạn nhưng
cho năng suất thấp nếu độ ẩm dưới 70%. Mè cho năng suất cao ở lượng mưa 500 –
650 mm. Trong điều kiện có tưới tổng lượng nước cần từ 900 – 1000 mm.
Mè yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng
34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%; và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè khoảng 70 - 80%.
Mưa lúc thu hoạch sẽ làm phẩm chất mè giảm do nhiễm bệnh. Mè rất dễ mẫn
cảm với nước, nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Trong lúc gieo hạt, mưa
nhiều hạt sẽ không nảy mầm.
Cao độ:

Mè thích hợp ở độ cao dưới 1520 m, nhưng có những trường hợp trồng ở độ
cao khoảng 1000 m, mè trồng ở vùng này thường cây nhỏ, không phân cành, chỉ có
một hoa ở dưới nách lá, do đó năng suất thấp.
Ở Ấn Độ và Venezuela, người ta thấy cùng một giống đem trồng ở nhiều nhiệt
độ khác nhau thì càng lên cao năng suất càng giảm.

7


Đất đai:
Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là
trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt. Cơ cấu đất không quan trọng bằng khả năng
thoát nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu.
Các loại đất cát, cát pha có pH từ 5,5 đến 8 đều trồng mè được, nhưng tốt nhất
là pH = 6. Ẩm độ thích hợp nhất là 70%. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long như An
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Trung là nơi thích hợp phát triển mè. Mè rất thích hợp với đất phù sa ven sông.
Gió:
Mè rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng làm cho
mất hạt khi trái bị nứt. Do đó, khi chọn thời vụ trồng mè nên tránh vào thời gian mưa
to gió lớn. Trong thời vụ gió lớn, khi canh tác mè cần chọn những giống có lóng ngắn,
chiều dài của thân tương đối ngắn có thể cho nhiều trái, và phải vun gốc cho cây.
2.4 Tình hình sản xuất, nghiên cứu mè trong nước và thế giới
2.4.1 Tình hình sản xuất trên thế giới và nghiên cứu trên thế giới.
Hằng năm, trên thế giới có khoảng hơn 7 triệu ha mè được gieo trồng và tập
trung chủ yếu ở một số nước khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ với tổng sản lượng
gần 35 triệu tấn. Trong đó, các nước khu vực châu Á chiếm 57,39% diện tích và
61,85% sản lượng, các nước khu vực châu Phi chiếm 39,13% diện tích và 33,68% sản
lượng, phần còn lại không nhiều được phân bố ở khu vưc châu Mỹ và một số nước
khác. Hiện nay, mè đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với tổng diện

tích 7,7 triệu ha, năng suất 3,5 – 4,5 tạ/ha. Ấn Độ là nước trồng mè nhiều nhất với diện
tích 1,75 triệu ha, năng suất bình quân 3,5 tạ/ha – 4,7 tạ/ha, kế đến là Trung Quốc với
diện tích 620.850 ha, năng suất bình quân 12,4 tạ/ha.

8


Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mè trên thế giới năm 2008
Diện tích

Năng suất (NS)

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

Tổng cộng

7418230

0,47

3542129

Châu Á


4257700

0,51

2190916

Ấn Độ

1700000

0,37

640000

Afghanistan

47000

0,68

32000

Trung Quốc

472451

1,24

586408


Myanmar

1580000

0,39

620000

Pakistan

90639

0,45

40997

Bangladesh

34000

0,79

27000

Thái Lan

59137

0,74


44290

Turkey

28589

0,71

20338

2903235

0.41

1193139

Ai Cập

28211

1,30

36882

Sudan

1489080

0,23


350000

Nigeria

205000

0,53

110000

Somalia

62000

0,48

30000

Uganda

173000

0,60

286000

Ethiopia

185912


1,00

186772

Châu Mỹ

257005

0.60

156614

Brazil

25000

0,64

16000

Venezuela

47971

0,39

18891

Mexico


48398

0,61

29651

Nước

Châu Phi

(Nguồn FAOSTAT,2011)
Năng suất mè nói chung còn thấp năng suất bình quân thế giới chỉ 350 – 470
kg/ha. Nguyên nhân chủ yếu do công tác cải tiến giống và quy trình kỹ thuật chưa
được quan tâm đúng mức. Vì nguyên nhân như vậy cho nên những năm gần đây một
số nước đã tiến hành những nghiên cứu về giống và kỹ thuật canh tác mè. Một số công
trình công trình nghiên cứu hiện nay:
9


Theo Bennet và cộng sự (1997), ở Úc đất trồng mè nên có pH từ 5,4 - 6,7; ít cỏ
lá rộng; mật độ trồng: 30 – 35 cây mè/m2 hàng cách hàng 50 cm, mật độ ít nhất
300.000 đến 350.000 cây/ha, lượng giống cần gieo cho 1 ha khoảng 3,3 kg; lượng
phân bón thích hợp 30 – 70 kg N, 0 – 20 kg P, 0 – 50 kg K, 0 – 10 kg S và 0 – 5 kg Zn.
Tại Ấn Độ, các kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây mè cũng cho thấy rằng
việc bón NPK, kết hợp xử lý hạt và phun trên lá phân vi lượng làm tăng năng suất
30,5%.
Giữa những năm 1940 và 1981, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thay đổi
các thiết bị máy móc nông nghiệp để giải quyết vấn đề cơ giới hóa cây mè Hiệp hội
trồng mè của Mỹ (American sesame Growers Association) cho biết vào năm 1982, tác
giả Sesaco đã lai tạo các giống mè phù hợp với việc canh tác ứng dụng cơ giới hóa

trong thu hoạch như: Chiều cao cây (cây mè thấp cây chống đổ ngã), khoảng cách quả
đầu tiên từ gốc phù hợp ( đủ để thanh cắt nằm bên dưới quả thấp nhất), sự phân cành
(cây có số cành vừa phải), cây chống chịu được sự đổ ngã, kiểm soát cỏ dại, cây phải
khô vào lúc thu hoạch, không nứt quả và quả dính chặt vào thân (để hạn chế thất thoát
khi thu hoạch), độ sạch của hạt (hạt mè khi thu hoạch bằng máy thường lẫn nhiều
cuống lá, cuống quả và tuyến mật (các nhà chọn giống đang cố gắng tạo ra các giống
có tuyến mật ngắn hoặc xử lý đột biến để không có tuyến mật. Ngoài ra tuyến mật còn
có thể được loại bỏ bằng cách chọn những dòng có nhiều quả ở mỗi nách lá)), sử dụng
hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao (hạt càng bị tổn thương thì tỷ lệ mọc mầm càng thấp.
Để sử dụng máy gieo hạt cần tỷ lệ nảy mầm dao động từ 65% đến 80%. Để sử dụng
hạt mè có tỷ lệ nảy mầm tốt, lúc thu hoạch cây phải có ẩm độ thấp), tỷ lệ mọc mầm
(một trong những khó khăn khi gieo hạt mè là do hạt quá nhỏ, các nhà nghiên cứu cố
gắng lai tạo các giống mè có hạt to hơn để có thể mọc mầm khi gieo sâu (LangHam,
2002)). Cây mè gieo theo hàng bằng máy, mật độ để cho năng suất cao nhất là hàng
cách hàng biến động từ 18 inch (45,72 cm) đến 30 inch (76,2 cm) khoảng 250.000 –
300.000 cây /acre (mẫu Anh). Chiều sâu gieo hạt thay đổi tùy theo loại đất và độ ẩm
đất khoảng 1 – 2 inch (2,54 – 5,08 cm).
2.4.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đất đai và khí hậu rất thích hợp cho cây mè sinh trưởng, phát triển
và thực tế cũng cho thấy mè có thể trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, có
10


khả năng thích ứng rộng, dễ trồng và đầu tư sản xuất mè cũng không nhiều. Tuy nhiên,
do không được coi trọng như cây trồng chính nên các hình thức canh tác chủ yếu vẫn
là quảng canh, năng suất thấp. Bên cạnh đó, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật trong sản xuất mè cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cũng là một
trong những yếu tố hạn chế phát triển sản xuất mè trong thời gian qua. Diện tích mè
hàng năm biến động từ 30.000 đến hơn 40.000 ha trong suốt hai thập niên qua, con số
này rất khiêm tốn so với một số cây có dầu ngắn ngày khác như đậu phộng, đậu nành.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng mè trên các vùng sinh thái nông
nghiệp nước ta từ 2000 đến 2004
Năm 2000

Năm 2004

Vùng sinh

Diện

NS

Sản

Diện tích

NS

Sản

thái

tích

(tấn/ha)

lượng

(ha)


(tấn/ha)

lượng
(tấn)

(tấn)

(ha)
Cả nước

36800

0,46

16800

40800

0,51

20900

Miền bắc

15200

0,51

7800


15200

0,47

7100

ĐBSH

400

1,00

400

400

0,75

300

Đông Bắc

700

0,86

600

700


0,29

200

Tây Bắc

400

0,75

300

600

0,17

100

BTB

13700

0,47

6500

13500

0,48


6500

Miền nam

21600

0,42

9000

25600

0,54

13800

DHNTB

7900

0,43

3400

9000

0,40

3600


Tây Nguyên

5300

0,40

2100

2300

0,43

1000

ĐNB

7300

0,38

2800

7400

0,43

3000

ĐBSCL


1100

0,64

700

6900

0,90

6200

(Nguồn niên giám thống kê năm 2000 và 2004)

11


Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mè trên tại Việt Nam từ năm 2004 2008
Diện tích

NS

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)


Năm 2004

41100

0,51

21200

Năm 2005

52800

0,51

27400

Năm 2006

45000

0,48

22000

Năm 2007

45000

0,48


22000

Năm 2008

45000

0,48

22000
(Nguồn FAOSTAT,2011)

Cây mè ở nước ta mới chỉ được quan tâm gần đây nên các công trình nghiên
cứu còn hạn chế. Những công trình nghiên cứu trong nước hiện nay như:
™ Sản xuất thành công giống mè V6 do tác giả: Ngô Thị Lam Giang, Thái
Nguyễn Quỳnh Thư, Đào Ngọc Hải và CTV (2002).
+Kết quả thực hiện:
Sản xuất thành công giống mè V6 đạt năng suất 1.000 – 1.500 kg/ha
™ Ứng dụng phương pháp chiếu xạ tạo giống mè đột biến do Th.S Đoàn Phạm
Ngọc Nga (2007).
+Kết quả thực hiện:
Trong thế hệ đầu, sau khi chiếu tia, cây mè đen xuất hiện nhiều biến dị như chẻ
nhánh và ngọn nhiều quả. Trong cả hai thế hệ, các biến dị chẻ nhánh nhiều quả và
thấp cây thường xuất hiện cùng nhau có triển vọng giúp gia tăng năng suất hạt thô
(6,4% - 10,4%) nhưng không hề giảm hàm lượng dầu và chất lượng dầu có trong
hạt mè.
Kết quả đạt được ở thế hệ thứ hai cho thấy các dòng biến dị chọn lọc được ở thế
hệ thứ nhất vẫn tiếp tục di truyền cho thế hệ thứ hai.
Năng suất hạt thô ở thế hệ thứ hai tăng so với thế hệ nhất và đặc biệt hàm lượng
dầu trong hạt không bị ảnh hưởng. Đối với biến dị nhiều quả, nghiên cứu cho thấy
đây là loại biến dị có triển vọng theo hướng lai tạo để tạo ra giống mè mới.


12


™ Nghiên cứu chọn tạo giống mè mới bằng phương pháp lai hữu tính do tác giả : Nguyễn Thị
Hoài Trâm, Tạ Hùng, Đinh Viết Toản (2009 – 2011).
+Kết quả đạt được :
Trong năm 2009, đề tài đã nghiên cứu và thu được các kết quả như sau :
+ Nội dung 1 : Thu thập mẫu giống mè làm vật liệu khởi đầu
→ Kết quả đạt được: Thu thập 16 giống mè từ nguồn giống trong nước và nhập nội.
Trong đó có 8 dòng và 2 giống của Viện, 5 giống từ Trung Quốc, 1 giống từ Hàn Quốc.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên dòng/giống

VDM 2
VDM 3
VDM 4
VDM 5
VDM 6
VDM 7
VDM 8
VDM 9
VDM 10
VDM 11
VDM 12
VDM 13
VDM 14
VDM 15
V 36
V6

Nguồn gốc dòng/giống
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Giống được chọn từ Trung Quốc
Giống được chọn từ Trung Quốc
Dòng được chọn từ Viện Dầu
Giống được chọn từ Trung Quốc
Giống được chọn từ Hàn Quốc

Giống được chọn từ Trung Quốc
Giống được chọn từ Trung Quốc
Giống được chọn từ Viện Dầu
Giống được chọn từ Viện Dầu

+ Nội dung 2: So sánh và đánh giá dòng/giống phổ biến
→ Kết quả đạt được: Thí nghiệm đã chọn được 4 giống VDM 3, VDM 8, VDM 9 và
VDM 14 là những giống triển vọng cho năng suất cao đạt (1346-1376kg/ha).

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Thời gian thực hiên đề tài: Từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2011
Ngày gieo: 10/4/2011
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực hiện: tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
3.1.2.1 Đất thí nghiệm
Thành phần lý hóa đất trước thí nghiệm:
Bảng 3.2: Kết quả phân đất khu thí nghiệm - Tầng đất (0 – 30 cm)
Chỉ tiêu phân tích
Cát
Thành phần cơ giới
Thịt
Sét
pH nước

pH
pH KCl
N ts
Chất tổng số
P2O5 ts
Ndt (mg/100g)
Chất dễ tiêu
P2O5 dt (mg/100g)
Ca (meq/100g)
Mg (meq/100g)
Cation trao đổi
Na (meq/100g)
K (meq/100g)
Chất hữu cơ
C
OM
EC
CEC
(Kết quả phân tích đất tại: Bộ môn thủy
Minh,2011)
14

Đơn vị tính
%
%
%
%
%
mg/100g
mg/100g

meq/100g
meq/100g
meq/100g
meq/100g
%
%
µs/cm
nông – Đại

Giá trị
11
26
63
4,00
3,98
0,11
0,01
5,46
8,20
1,74
0,20
0,08
0,12
0,08
1,44
196
3,20
học Nông Lâm Tp.Hồ Chí



Kết quả phân tích đất cho thấy:
Đất có pH thấp. Đất chua nên cần bón vôi để cải tạo đất. Đất canh tác lúa nhiều
năm luân canh với cây mè, tuy có cung cấp bón phân đầy đủ nhưng không bón vôi và
khai thác nhiều năm nên đất đã bị chua và hàm lượng N,P,K đều thấp. Do đó cần bón
thêm vôi để cải tạo đất và bón phân ở đầy đủ để tạo điều kiện cho cây mè có đủ dinh
dưỡng phát triển. Đất thuộc loại đất sét pha thịt thoát nước không được tốt. Vì vậy nên
cần xẻ rảnh hay có biện pháp thoát nước khi trời mưa to.
3.1.2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết

03/2011

Lượng mưa
(mm/tháng)
26.3

Độ ẩm trung bình
(%)
70

04/2011

73.6

74

28.7

209.9

05/2011


255.8

79

27.7

202.1

06/2011

161.6

83

27.7

207.7

Thời gian

Nhiệt độ trung bình
Số giờ nắng
(OC)
27.9
190.5

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Tây Ninh,2011)
Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 27.70C – 28.70C đây là nhiệt độ cho cây mè
phát triển tốt. Lượng mưa phân bố tương đối không đều vào tháng 3 – 4 lượng mưa

tương đối thấp mà giai đoạn này cây mè đang trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng
và đang bước qua sinh trưởng sinh thực nên cần phải tưới nước bổ sung. Vào tháng 5
lượng mưa quá cao mà cây đang giai đoạn ra hoa và kết quả làm giảm khả năng thụ
phấn và hoa bị rụng nhiều. Tháng 6 lượng mưa khá cao cộng với ẩm độ không khí quá
cao làm cho việc phơi và chất lượng hạt bị ảnh hưởng. Nhìn chung khí hậu không
được thuận lợi lắm cho cây mè phát triển.

15


90
80
70

74

70

255.8
209.9

60

300

83

79

190.5


250
207.7200

202.1

50

161.6
150

40
27.9

30

28.7

27.7

27.7

100

73.6

20

Độ ẩm trung bình (%)
Nhiệt độ trung bình

Lượng mưa
(mm/tháng)
số giờ nắng

50

10

26.3

0

0
03/2011

04/2011

05/2011

06/2011

Biểu đồ 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết (từ 03/2011 đến 06/2011)
3.2 Nội dung nghiên cứu
Xác định công thức phân bón và mật độ thích hợp để giống mè VDM 3 đạt
năng suất cao và chất lượng tốt tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Vật liệu
Giống mè VDM 3: Là giống mè được chọn lọc từ Viện nghiên cứu dầu và cây
có dầu.
Phân bón:

Công thức phân bón B1: 90-60-30 (90 kg N - 60 kg P2O5 - 30 kg K2O).
Công thức phân bón B2: 60-60-30 (60 kg N - 60 kg P2O5 - 30 kg K2O).
Phân đạm: Sử dụng dạng Ure 46% (N).
Phân lân: Sử dụng dạng Superlan 16% (P2O5).
Phân kali: Sử dụng dạng Kaliclorua 60% (K2O).
Thuốc bảo vệ thực vật.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm có lô phụ (split-plot design), 3 lần
lặp lại.
- Yếu tố A (yếu tố chính – bố trí trên lô phụ): Mật độ
A1: Khoảng cách 25 cm x 5 cm với mật độ 800.000 cây/ha.
A2: Khoảng cách 25 cm x 10 cm với mật độ cây 400.000 cây/ha.
16


×