Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Han thuyen bac ninh l2 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.97 KB, 12 trang )

www.LePhuoc.com
Mời Bạn Ghé Qua www.LePhuoc.com để tải về nhiều đề
miễn phí file word
SỞ GD – ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 – LỚP 12
NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC

Câu 1: Ở gà , gen A quy định lông vằn , a : không vằn nằm trên NST giới tính X , không có
alen tương ứng trên Y .Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông
biểu hiện có thể phân biệt gà trống , mái ngay từ lúc mới nở . Cặp lai phù hợp cụ thể là :
X AaAX
XaaAa �

X
XAAaaY

A. ᄃ

B. ᄃ

C.



D.
Câu 2: Ở những loài giao phối ( động vật có vú và con người) tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 vì:
A. Vì số giao tử đwục bằng với số giao tử cái
B. Số con cái và số con đực trong loài bằng nhau


C. Vì sức sống của giao tử đực và giao tử cái là bằng nhau
D. Vì cơ thể XY tạo ra giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau
Câu 3: Cho biết các bước của một quy trình như sau : 1. Trồng những cây này trong điều kiện
môi trường khác nhau 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này
3. Tạo ra những cá thể có cùng một kiểu gen 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những
điều kiện môi trường cụ thể . Để xác định mức phả ứng của một kiểu gen quy định một tính
trạng nào đó ở cây trồng người ta phải thực hiện quy trình théo trình tự các bước là:
A. 3→1→2→4

B. 1→2→3→4

C. 1→3→2→4

D. 3→2→1→4

Câu 4: Một gen có %A = 20% và 3120 liên kết hidro . Gen đó có số lượng nucleotit là:
A. 2400

B. 2040

C. 3000

D. 1800

Câu 5: Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số tật , bệnh di truyền ở thời kì
A. Mới sinh

B. Sau sinh

C. Sắp sinh


D. Trước sinh

Câu 6: Trong các phát biểu sau , có bao nhiêu phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và
đột biến NST 1. Xảy ra ở cá thế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục 2. Luôn biểu hiện thành
kiểu hình mang đột biến 3. Xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính 4. Là nguyên liệu sơ
cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 7: Từ 3 loại nucleotit là U,G,X có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất 1 nucleotit loại X?
A. 19

B. 27

C. 37

Câu 8: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất:
A. Lai xa và đa bội hóa

B. Cách li địa lí

C. Cách li tập tính

D. Cách li sinh thái


D. 8


www.LePhuoc.com
Câu 9: Một cá thể có kiểu gen .Nếu xảy AB DE ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả hai
 
cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn ab de có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen
ở thế hệ sau?
A. 100

B. 16

C. 10

D. 81

Câu 10: Khảo sát sự di truyền về một bệnh (viết tắt là H ) ở người qua 3 thế hệ như sau
Xác
suất để
người
III.2
mang gen gây bệnh H là:
A. 0,5

B. 0,667

C. 0,25

D. 0,7


Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong sự di truyền , nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ.
B. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng
mẹ.
C. Tất cả các hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
Câu 12: Plasmist là ADN vòng ,mạch kép có trong
A. Nhân tế bào của các loài sinh vật.

B. Nhân tế bào của tế bào vi khuẩn.

C. Tế bào chất của tế bào vi khuẩn.

D. Ti thể , lục lạp của tế bào vi khuẩn.

Câu 13: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây:
A. Hội chứng Đao

B. Hội chứng Tơcnơ

C. Hội chứng Claiphentơ

D. Bệnh pheninketo niệu

Câu 14: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa
giống vì
A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái
đồng hợp
B. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau

C. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
D. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại
Câu 15: Theo quan niệm hiện đại , đơn vị cơ sở của tiến hóa là:
A. Cá thể

B. Quần thể

C. Phân tử

D. Loài

Câu 16: Trình tự nucleotit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào
nhau nằm ở


www.LePhuoc.com
A. Điểm khởi sự nhân đôi

B. Tâm động

C. Hai đầu mút NST.

D. Eo thứ cấp

Câu 17: Ở một giống lúa , chiều cao của cây do 3 cặp gen (A, a; B,b; D,d) cùng quy định ,
các gen phân li độc lập. Cứ mỗi một gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5
cm . Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm . Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất
với cây cao nhất có chiều cao là:
A. 80 cm


B. 85cm

C. 75cm

D. 70 cm

Câu 18: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là chọn
lọc chóng lại:
A. Alen lặn

B. Thể dị hợp

C. Alen trội

D. Thể đồng hợp

Câu 19: Cho biết gen A đỏ trội hoàn toàn với alen a trắng , sức sống của giao tử mang gen A
gấp đôi giao tử mang gen a ; sức sống của hợp tử và của phôi ( để phát triển thành cá thể
con ) KG AA = 100% ; Aa = 75 % ; aa = 50 % . Bố và mẹ đều mang kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ
kiểu hình của đời F 1 ( mới sinh) sẽ là:
A. 7 A- : 2 aa

B. 7 A- : 1 aa

C. 14A- : 1 aa

D. 15 A- : 1 aa

Câu 20: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8 Aa : 0,2 aa . Qua chọn lọc ,
người ta đào thải các cá thể có kiểu hình lặn . Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau

là:
A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa

B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa

C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa

D. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa

Câu 21: Một quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ , tần số kiểu gen Aa là 0,1 . Hỏi ở quần thể
xuất phát tần số kiểu gen này là bao nhiêu:
A. 0,1

B. 0,0125

C. 0,8

D. 0,4

Câu 22: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là : dAA + h Aa + r aa = 1 sẽ cân
bằng di truyền khi:
A. Tần số alen A = a

B. dr = (h/2)2

C. d.r = h

D. d = h = r

Câu 23: Nhiều loại bện ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư

. Khi bị đột biến , gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ
phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được . Những gen
ung thư loại này thường là:
A. Gen trội và thường không di truyền dược vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
C. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng


www.LePhuoc.com
Câu 24: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới.
A. Mất đoạn , đảo đoạn

B. Đảo đoạn , chuyển đoạn

C. Mất đoạn, chuyển đoạn

D. Chuyển đoạn , lặp đoạn nhiều lần

Câu 25: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. Năng lượng hóa học

B. ATP

C. Năng lượng sinh học

D. Năng lượng tự nhiên

Câu 26: Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường nào?
A. Khí quyển nguyên thủy


B. Trong lòng đất

C. Trong nước đại dương

D. Trên đất liền

Câu 27: Ở một loài thực vật , alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định
lá xẻ; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng . Cho cây lá
nguyên hoa đỏ giao phấn với cây lá xẻ , hoa trắng (P) , thu được F1 gồm các cây lá xẻ , hoa
đỏ chiếm tỉ lệ 50% . Biết rằng không xảy ra đột biến . Tính theo lí thuyết , trong các kết luận
dưới đây , có bao nhiêu kết luận không đúng ?
(1) Dựa vào kết quả lai ta không thể kết luận được hai cặp gen này nằm trên 1 cặp NST tương
đồng hay nằm trên hai cặp NST tương đồng
(2) Ở F1, có tối đa ba kiểu gen khác nhau trong đó các cây dị hợp chiếm 10%
(3) Khi cho cây có kiểu hình còn lại ở F1 lai phân tích ,nếu kết thu được có tỉ lệ phân li kiểu hình
khác với tỉ lệ 1 :1 :1 :1 , ta có thể kết luận được bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết
(4) Khi cho cây lá xẻ , hoa đỏ ở F1 lai phân tích ta luôn luôn thu được tỉ lệ phân li kiểu hình
đời con xấp xỉ 1 :1 .
(5) Có tối đa 2 trường hợp phép lai P cho kết quả thỏa mãn kiểu hình F1
A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 28: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không
có ở nơi nào khác trên trái đất.

A. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
D. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua
thời gian dài.
Câu 29: Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A(2n =
14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử . Nhưng trong
một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên
cứu bất ngờ phát hiện tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi
mới có kích thước lớn bất thường . Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển


www.LePhuoc.com
thnahf cây C . Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST
tương đồng có hình thái khác nhau : Từ các thí nghiệm trên , một số nhận xét được rút ra như
sau:
1. Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên đã không thành công do cơ chế cách li sau hợp tử
2. Cây C là một loài mới
3. Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa
4. Cây C mang đầy đủ các đặc tính của hai loài A và B
5. Cây C không thể nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính .
Số nhận xét chính xác là:
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2


Câu 30: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào:
A. Tác động của các tác nhân đột biến
B. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến
C. Tổ hợp gen mang đột biến
D. Môi trường và tổ hợp gen mang đột biến
Câu 31: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành
chuối nhà được giải thích bằng chuỗi sự kiện như sau :
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân ất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
A. 3→1→4

B. 5→1→4

C. 4→3→1

D. 1→3→4

Câu 32: Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen Ab/aB Dd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao
tử . Biết quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen . Theo lí thuyết , trong các tỉ lệ giao tử
dưới đây , có tối đa bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào
trên
1. 1 :1

2. 1 :1: 1 :1

A. 1


3. 1 :1: 1 :1 : 1 :1
B. 3

4. 1 : 1 : 2 : 2

C. 2

D. 4

Câu 33: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp , cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
là:
A. Quần thể và quần xã

B. Cá thể và quần thể

C. Quần xã và hệ sinh thái

D. Tế bào và phân tử


www.LePhuoc.com
Câu 34: Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nucleoxom và 9 đoạn nối . Mỗi đoạn nối trung bình có
50 cặp nucleotit . Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng
số phân tử histon có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là:
A.

o

6492 A;79
6494

A;89
A;80

B.

C.

D.

Câu 35: Để nhân các giống lan quý các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
A. Dung hợp tế bào trần

B. Nhân bản vô tính

C. Nuôi cấy hạt phấn

D. Nuôi cấy tế bào mô thực vật

Câu 36: Nhân tố có vai trò tăng cường sự phân hóa trong nội bộ quần thể là cho quần thể
nhanh chóng phân li thành các quần thể mới
A. Quá trình đột biến

B. Quá trình giao phối

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên

D. Các cơ chế cách li

Câu 37: Ở đậu Hà Lan , alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn tòan so với alen b quy định hoa trắng . Hai cặp gen

này nằm trên hai NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về hai cặp gen tự thụ
phấn thu được F1 . Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn . Nếu không có
đột biến và chọn lọc , tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp hoa trắng ở F2 là
bao nhiêu?
A. 1/256

B. 1/36

C. 1/64

D. 1/81

Câu 38: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống
A. Lúa

B. Dưa hấu

C. Nho

D. Cà chua

Câu 39: Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó
A. Trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể

B. Gián tiếp phân hóa các kiểu gen

C. Tham gia vào quá trình hình thành loài

D. Trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể


Câu 40: Trong các phép lai khác dòng dưới đây , ưu thể lai biểu hiện rõ nhất ở đời con của
phép lai nào?
A. AAbbDDee x aaBBddEE

B. AAbbDDEE x aaBBDDee

C. AAbbddee x AAbbDDEE

D. AABBDDee x Aabbddee
Đáp án

1-C
11-C
21-C
31-B

2-D
12-C
22-B
32-C

3-A
13-D
23-D
33-B

4-A
14-A
24-B
34-A


5-D
15-B
25-D
35-D

6-B
16-C
26-C
36-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C

Xét các phép lai:

7-A
17-B
27-C
37-B

8-A
18-C
28-D
38-A

9-A
19-C
29-A
39-D


10-B
20-D
30-D
40-A


www.LePhuoc.com
Phép lai A:

(1 trống X A X a �X a Y � 1X A X a :1X a X a :1X A Y :1X a Y

vằn : 1 trống không vằn : 1 mái vằn : 1 mái không vằn)
Phép lai B: (1 trống vằn : 1 X A X A �X a Y � 1X A X a :1X A Y
mái vằn)
Phép lai C: (1 trống vằn : 1 mái X a X a �X A Y � 1X a Y :1X A X a
không vằn)
Phép lai D: (2 trống X A X a �X A Y � 1X A X A :1X A X a :1X A Y :1X a Y
vằn : 1 mái vằn : 1 mái không vằn)
Phép lai C thỏa mãn đặc điểm dựa vào màu sắc lông để có thể phân biệt gà trống và mái.
Câu 2: Đáp án D

Những loài giao phối có tỉ lệ đực cái là 1 :1 vì cơ thể XY tạo ra giao tử X và Y với tỉ lệ ngang
nhau
Câu 3: Đáp án A

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó thì cần
thực hiện theo các bước sau đây :
- Tạo ra những cá thể có cùng một kiểu gen- Trồng những cây này trong điều kiện môi trường
khác nhau

- Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này
- Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể
Vậy thứ tự thực hiện các bước là : 3→1→2→4
Câu 4: Đáp án A

Xét gen có :
Số liên kết hidro trong

A  20 % � G  30 % �

A 2
3
 � G  A 
G 3
2

gen là :
2 A + 3 G = 3120
Tổng

3
13
� 2 A  3( A)  3120 �  A  3120 � A  480 � G  720
2
2
số

nucleotit trong gen là : 3120 – 720 = 2400
Câu 5: Đáp án D


Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số bệnh trước sinh
Câu 6: Đáp án B

Ý đúng gồm có 1,3,4
2 sai vì đột biến chỉ biểu hiện thành kiểu hình ở đột biến NST , đối với đột biến gen lặn thì
chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp lặn, ở trạng thái dị hợp thì gen đột
biến lặn không được biểu hiện
Câu 7: Đáp án A


www.LePhuoc.com
Số bộ ba được tạo ra từ 3 nucleotit U; G ; X là : 33 = 27
Số bộ ba không chứa X là : 2 3 = 8
Số bộ ba chứa ít nhất 1 nucleotit loại X là : 27 – 8 = 19
Câu 8: Đáp án A

Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính , cách li sinh
thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm
Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực
tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng
Câu 9: Đáp án A

Cơ thể có kiểu gen ᄃ tự thụ phấn

AB DE
 
de AB DE DE
=>ta có phép lai
AB DE AB DE ab AB
   �     (

�  )(
� )
ab ab
de de
Xét kết quả phép lai của ab de ab de
từng NST :
Phép lai của NST mang cặp gen Aa và AB AB
�    
ab ab
Bb → 10 kiểu gen
Phép lai của NST mang cặp gen Dd và DE DE
�   
de de
Ee: → 10 kiểu gen
Hai NST phân li độc lập với nhau nên số lượng kiểu gen được tạo ra sẽ là 10 x 10 = 100
Câu 10: Đáp án B

Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh nên ta có gen quy định gen bị bệnh là gen lặn
Bố bị bệnh sinh ra con gái bình thường → gen bị bệnh nằm trên NST thường
Quy ước :
A- bình thường a- gây bệnh H
Ta có kiểu gen của II. 2 và II.3 là Aa Aa x Aa →1 AA : 2 Aa : 1 aa
Người III.2 bình thường thì có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1/3 AA : 2/3 Aa
XS để người III.2 mang gen gây bệnh H là : 2/3 →0,667
Câu 11: Đáp án C

Không phải tất cả các hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là hiện tượng di truyền tế bào chất
Câu 12: Đáp án C

Plasmist là ADN vòng ,mạch kép có trong tế bào chất của vi khuẩn , trong ti thể à lục lạp của

sinh vật nhân thực
Đáp án D saivì vi khuẩn là tế bào nhân thực nên ti thể là lục lạp không có trong tế bào vi
khuẩn.
Câu 13: Đáp án D


www.LePhuoc.com
Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao ,Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng
Claiphentơ: Hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là
bệnh di truyền cấp độ phân tử )
Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh
bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin →hạn chế hàm
lượng phenalin trong tế bào )
Câu 14: Đáp án A

Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì
giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau biểu hiện kiểu hình lặn
Câu 15: Đáp án B

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại thì đơn vị cơ sở của tiến hóa là quần thể
Câu 16: Đáp án C

Trình tự nucleotit trong phân tử AND có tác dụng bảo vệ và làm cho các NST không dính vào
nhau nằm ở hai đầu mút của NST
Câu 17: Đáp án B

Cây cao nhất có kiểu gen aabbdd : 100 cm
Cây thấp nhất có kiểu gen AABBDD : 70 cm
Phép lai của cây thấp nhất và cây cao nhất sinh ra con có kiểu gen là : AABBDD × aabbdd
→AaBbDd

Cây con được lai có chiều cao là : 85 cm
Câu 18: Đáp án C

Tác động chọn lọc có thể loại thải một alen ra khỏi quần thể là đột biến chống lại alen trội
Câu 19: Đáp án C

Bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa
Xét cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân thì tạo ra ½ A : ½ a
Sức sống của giao tử A gấp đôi a nên ta có : 2 A : 1 a
Các giao tử kết hợp với nhau thì ta có : ( 2 A : 1 a)( 2 A : 1 a)
→Tỉ lệ hợp tử được tạo ra là 4 AA :4 Aa: 1 aa.
Sức sống của các hợp tử và các hợp tử và phôi là khác nhau
KG AA = 100% ; Aa = 75 % ; aa = 50 % .
Tỉ lệ kiểu gen của đời con F1 là : 8 AA : 6 Aa : 1 aa
Tỉ lệ kiểu hình của đời co F1 là : 14 A - : 1 aa
Câu 20: Đáp án D

Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8 Aa : 0,2 aa
→ Đào thải các cá thể có kiểu hình lặn chỉ giữ lại các cá thể có kiểu hình trội thì tần số alen
trong quần thể là : A = a = 0,5


www.LePhuoc.com
Thành phần kiểu gen ở thế hệ sau là :
(0,5 A : 0,5 a) (0,5 A : 0,5 a) = 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa
Câu 21: Đáp án C

Quần thể tự thụ phấn qua n thế hệ thì tỉ lệ n �2n Aa ở thế hệ ban đầu = Tỉ lệ Aa ở thế hệ
Quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì 0,1�23  0,8
tần số kiểu gen Aa ở thế hệ ban đầu là :

Câu 22: Đáp án B

Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen như sau : dAA + h Aa + r aa = 1
→Quần thể đó sẽ cân bằng di truyền khi

h
dr   ( ) 2
2
các hệ số d,h,r thỏa mãn công thức sau :
Câu 23: Đáp án D

Khi gen đột biến hoạt động mạnh hơn và tạo ra nhiều sản phẩm hơn →Đột biến trội, thường
không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
Câu 24: Đáp án B

Những đột biến NST thường dẫn đến sự hình thành loài mới là đột biến đảo đoạn và đột biến
chuyển đoạn NST
Câu 25: Đáp án D

Khi bắt đầu hình thành sự sống thì năng lượng để hình thành nên các chất hữu cơ là năng
lượng có nguồn gốc trong tự nhiên
Câu 26: Đáp án C

Sự sống đầu tiên bắt đầu hình thành trong lòng đất
Câu 27: Đáp án C

Quy ước : A- lá nguyên >> a lá xẻ ; B – đỏ >> b lá trắng .
Phép lai : Nguyên , hoa đỏ ( A-B-) × Lá xẻ , hoa trắng(ab,ab)
Thu được F1 : 50 % cây lá xẻ , hoa đỏ (aa,Bb) → Dựa vào kết phân li kiểu hình ở F1 không
thể kết luận được các gen này cùng nằm trên 1 NST hay nằm trên 2 NST khác nhau

Nếu các gen phân li độc lập thì P : AaBB và có phép lai như sau : AaBB x aabb
Nếu các gen cùng nằm trên 1 NST liên kết hoàn toàn thì P : Ab/aB x ab/ab→Có tối đa hai
phép lai thỏa mãn tỉ lệ kiểu hình 1 →5 đúng
2 – sai : Dựa vào hai phép lai trên thì ta luôn thu được tối đa là 2 kiểu gen
3- sai . Nếu tỉ lệ kiểu hình phép lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1 :1 →Kiểu hình còn
lại tạo ra 4 loại giao từ với tỉ lệ ngang nhau →Phân li độc lập
4- Đúng
Đáp án sai là 2 và 3
Câu 28: Đáp án D


www.LePhuoc.com
Trên các đảo và đại dương hay tồn tại các loài đặc trưng và không có ở nơi nào trên Trái Đất
là do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời
gian dài
Câu 29: Đáp án A

Chồi phát sinh là do sự dung hợp tế bào.
(1) sai vì không hình thành hợp tử nên là cách li trước hợp tử.
(2) sai, cây C là một cá thể chưa thể gọi là loài mới, loài phải tồn tại bằng ít nhất là một quần
thể thích nghi.
(3) sai, cây C là kết quả của sự dung hợp tế bào.
(4) đúng, cây C mang đặc tính của hai loài vì mang bộ 2 bộ NST lưỡng bội của cả hai loài.
(5) sai, cây C mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài và NST tồn tại thành cặp tương đồng nên
vẫn có thể được nhân giống bằng lai hữu tính.
Câu 30: Đáp án D

Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường sống của thể
đột biến và phụ thuộc vào tổ hợp gen .
Đối với 1 thể đột biến thì sống trong môi trường này có thể có hại , nhưng sống trong môi

trường khác thì không có hại
Câu 31: Đáp án B

Cơ chế hình thành là : 5→ 1→4
Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n → Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n →
Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội→ Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính
Câu 32: Đáp án C

Quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen nên sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử có các
trường hợp sau :
3 tế bào có cùng một kiểu giảm phân → Tỉ lệ giao tử được tạo ra là 1 :1
2 tế bào có cùng một kiểu giảm phân ; tế bào còn lại có kiểu giảm phân khác → Tỉ lệ giao tử
được tạo ra là 1 :1: 1 :1
Câu 33: Đáp án B

Theo thuyết tiến hóa hiện đại thì cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là cấp
độ cá thể và cấp độ quần thể
Câu 34: Đáp án A

Mỗi nucleoxôm có 8 phân tử histon, giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 phân tử histon nên có tất
cả 8 x 10 + 9 = 89 phân tử histon
Mỗi phân tử histon được quấn quanh bằng
chiều dài đoạn ADN xoắn kép trong đoạn
3,4 =

o

6494 A

đoạn ADN dài chứa 146 cặp nuDo đó

sợi cơ bản trên là: ( 10 x 146 + 9 x 50 ) x


www.LePhuoc.com
Câu 35: Đáp án D

Để nhân nhanh các giống cây quý hiếm thì các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương
pháp nuôi cấy mô thực vật
Câu 36: Đáp án D

Đột biến , giao phối không ngẫu nhiên , chọn lọc tự nhiên là các nhân tố tiến hóa là thay đổi
vốn gen trong quần thể
Giao phối ngẫu nhiên có vai trong phát tán các đột biến trong quần thể
Các cơ chế cách li tăng cường sự phân hóa vón gen trong quần thể nhanh chóng
Câu 37: Đáp án B

Cho cây đậu thân cao hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn AaBb x AaBb
→9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
Chọn ngẫu nhiên một cây thân thân cao hoa đỏ ở F1 thì ta sẽ có tỉ lệ
1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb.
Để sinh ra cây đậu thân thấp hoa trắng ở F2 thì cây thân cao hoa đỏ có kiểu gen Aa Bb
Cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn sinh ra cây đậu thân thấp hoa trắng ở F2 là :
4/9 x 1/16 = 1/36
Câu 38: Đáp án A

Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là lúa . Vì hiện nay nước ta đã tạo ra
được nhiều giống lúa mới và cho năng suất cao
Câu 39: Đáp án D

Một nhân tố tiến hóa khi nó trực tiếp làm biến đổi vốn gen

Câu 40: Đáp án A

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở trạng thái dị hợp , phép lai nào có đời con có càng nhiều cặp
gen dị hợp thì ưu thế lai càng cao
Ta có các phép lai
AAbbDDee x aaBBddEE→ Aa Bb Dd Ee ( 4 cặp gen dị hợp)
AAbbDDEE x aaBBDDee→ AaBbDDEe( 3 cặp gen dị hợp)
AAbbddee x AAbbDDEE → AAbbDdEe ( 2 cặp gen dị hợp)
AABBDDee x Aabbddee → AABbDdee ( 2 cặp gen dị hợp):AaBbDdee ( 3 cặp gen dị hợp )

www.LePhuoc.com
 Bạn có thể tải miễn phí nhiều đề
Bạn có thể mua nhiều đề file word có lời giải chi tiết giá rẻ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×