Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lê Thẩm Dương nói về nguồn gốc của giàu có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.75 KB, 14 trang )

1

Đặt vấn đề
Bạn cũng biết đó vào những năm sau chiến tranh chúng ta đã duy trì nền kinh
tế tập thể, đây là đường hướng đứng đắn nó đảm ứng cho một nền kinh tế thời chiến,
nhưng sau nhiều năm kết thúc chiến tranh thì nền kinh tế này bộc lộ những yếu kém,
lạc hậu, đứng trước tình hình như vậy, phát huy nguồn lực của con người là điều quan
trong. Đảng và chính phủ ta đã coi trong việc đối mới đó được quản lý định hướng
theo thị trường, hạn chế bao cấp, người lao động làm chủ hoạt động sản xuất cũng
như phân phối tiêu dùng. Về nông nghiệp thì chủ chương khoán họ. Trong phong trào
này có đồng chí Kim Ngọc lúc đó là Bí thư tinh ủy Vĩnh Phúc với những phát ngôn
mạnh mẽ .
“Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng.
Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình. Không thể bỏ khoán hộ. Phải tìm mọi
cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau”.
Các bạn hình dung nếu nông dân làm chung ruộng thì động lực không có, họ
chỉ biết làm xong rồi về, chẳng động não gì cho mệt, mọi cá nhân như vậy thì tập thể
sẽ ra sao, hậu quả nền kinh tế như thế nào, chắc các bạn cũng biết mức làm phát đạt
đến mức phi mã vào năm 1980. Nhân dân sống quá nghèo khổ.
Vậy vai trò của việc đổi mới tư duy thật là hết sức quan trọng, nhờ vậy mà
cuộc sống của chúng ta trỗi dậy mạnh mẽ như ngày hôm nay. Vậy chúng ta phải đổi
mới tư duy trong mọi cá nhân, trong mọi tập thể; từ đổi mới suy nghĩ đến đổi mới
hành động. Muốn đổi mới hành động thì phải đổi mới tư duy, vậy đổi mới tư duy
như thế nào đó để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực đổi mới sáng tạo.
Về tổ chức kinh doanh cũng vậy, trước hết tôi nói đến Nokia, do sử dụng hệ
điều hành lạc hậu dẫn đến khách hàng không ưa chuộc. Giao diện đồ thiếu hấp dẫn
cộng theo kiểu dáng không phù hợp với thời đại làm cho doanh thu của hãng giảm
một cách thảm hại. Chính những bại của Nokia đa mở ra một lối tư duy mới cho
apple, apple đã liên tục cải tiến, và có những định hướng phát triền thay vì chú trọng
1



2

cải tiến phần cứng thì apple chú trọng đến cải tiến mẫu mã phù hợp với sự phát triển
thị hiếu của người dùng. Bên cạnh đó tăng cường các dịch vụ quảng bá chuyên
nghiêp, tăng cường cải tiến chất lượng phần mềm độc đáo, nó rất thuận lợi cho người
dùng. Trình bày đẹp mắt, thiết kế đơn giàn, khoa học , lôi cuốn người dùng . Bên
cạnh đó apple đánh vào giới đam mê công nghệ bằng các công nghệ đa điểm, bảo
mật. Nhưng một điểm nổi bật nữa là thiết kế logo hấp dẫn, đó là “quả táo” không
nguyên vẹn để nói với người dùng apple luôn đem đến cho khách hàng những cải
tiến mới nhằm không phụ lòng mong mỏi về sự thỏa mái ở sản phẩm sau đó.
Về bản thân của tôi cũng vậy , tôi khi mới ra trường tôi chẳng có vốn liếng gì
cả, chỉ biết làm hết mình cho các công ty, mình là dân quản trị, mới ra là bị quản trị
thì bực lắm các bạn ạ. Cứ làm theo sự chỉ đạo của người khác, thấy chẳng khá lên
được. Con người là động vật cao cấp, biết suy nghĩa, biết làm và biết chịu trách
nhiệm, nhưng khi bị người khác sai bảo thì tất nhiên là khó chịu rồi. Tôi mới nghĩ nếu
là những công việc tay chân, ít động não thì sớm muộn gì mình cũng chỉ là anh nhân
viên quèn. Quyết không thể làm mãi theo những gì người ta đưa cho, giao cho , vẽ ra
cho mình được; trong bối cảnh công ty thời đó ai chấp hành tốt, thì có thành tích, còn
ương bướng thì bị sa thải không thương tiếc . Một sự quản lý chuyên quyền, quan
liêu như vậy làm thui chột khả năng sáng tạo của nhân viên. Ở công chức nhà nước
cũng vậy cứ làm theo đúng quy định, sáng xách ô đi, tối xách ô về. Cuối năm bình
bầu thi đua, ai dĩ hòa vi quý thì được xét tốt, người nào đấu tranh thì xét cho chưa
hoàn thành nhiệm vụ, kết quả hàng loạt công ty sa thải người, nhưng công ty này
dưới sự bao cấp của nhà nước. Nhưng một thực tế xãy ra là khi giảm nhân lực thì
doanh thu lại giảm; đúng ra khi giảm nhân viên thì doanh thu tăng chứ, sao lại giảm;
không đơn giản như vậy. Các bạn biết vì sao không?. Người chủ chỉ muốn nhân viên
làm theo ý mình, “ Nhất là kẻ hợp gu, thứ hai là kẻ đù đờ dễ sai, thứ ba mới đến nhân
tài ; có nghĩa là nhân tài là loại bét, là kẻ phá rối ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí
lãnh đạo của ông chủ.” Vậy công ty như vậy làm sao phát triển được, nêu những

người đó vào các công ty lớn nước ngoài thì họ sẽ làm được việc gì?; chẳng làm được
việc gì cả, vì họ có bao giờ động não đâu. Chỉ biết làm theo thôi mà, làm theo thì khi
2


3

hoàn cảnh thay đổi thì họ chẳng biết việc gì mà làm. Ứng biến chậm chạp.
Với thời cuộc này, tôi xin nói với các bạn trẻ là, chúng ta phải tạo ra văn hóa phản
biện, văn hóa đề xuất chứ, cái gì đúng, cái gì đêm lợi ích to lớn chúng ta phải đề xuất.
Đó là nguồn gốc sáng tạo. Hãy tạo thuận lợi cho người biết suy nghĩ tạo sự thay đổi
phát triển năng lực cá nhân.
Những bạn trẻ ngày nay, khi ra trường họ có tâm lý học lên cao như cao học, tiến sĩ,
nhưng khi ra trường cũng theo lối nhờ người khác cầm tay chỉ việc, các bạn làm như
vậy không tốt lên được. Vậy hãy thay đổi tư duy đi, ngay bây giờ đừng chần chừ gì
nữa, thị trường không cho phép bạn chần chừ, thay đổi tư duy trong cách nghĩ, trong
cách làm.
Tôi lấy ví dụ, công ty tôi tuyển một nhân sự có 4 năm học bổng mà không biết
tiếp khách, lắp bóng đèn cũng không biết, tôi bực quá hỏi ông làm được gì, nghỉ việc
đi để tổi làm. Các bạn thấy không, bằng cấp làm được gì chứ. Vì sao họ không làm
được, vì trong lúc học họ chỉ học theo những gì ông thầy dạy trong sách vở, cũng có
người học vẹt mà được học bổng này, học bổng nọ, họ không sáng tạo, không suy
nghĩ đột phát gì, học cốt để lấy cái bằng.
Cái cuộc sống này có nhiều người bằng cấp này nọ, nhưng chẳng làm được việc gì ra
hồn cả, vì họ không có suy nghĩ để thay đổi cho công việc của mình khi tình hình
thay đổi. Chúng ta đánh giá một con người thông qua kết quả công việc của họ làm,
chứ không phải bằng cấp của họ. Vì thế một số công ty nước ngoài họ tuyển những
người có kinh nghiệm và thành tích trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nổi bật, để
thu hút lượng chất xám cho công ty của mình. Nói như bố kenedy nói” Con là ai
không quan trọng, quan trọng mọi người xem con là ai”. Thấm thía các bạn ạ, hãy

làm việc đi rồi kết quả sẽ mang đến hạnh phúc cho bạn.
Thực chất năng lực con người nhiều lắm, não của chúng ta là một bộ phận
quan trọng, nó điều khiển tất cả các hoạt động của con người, nhưng ở một người
bình thường thì nó chỉ hoạt động khoảng 5% công suất, vậy 95 % nẳm ở đâu, thực
chất phần còn lại tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, chúng ta phải làm nó trỗi dậy. Hiện hay
có nhiều nước đang dạy học sinh, sinh viên của mình phương pháp thay đổi tư duy
hay lập trình tư duy. Các bạn nào muốn tham khảo phương pháp tư duy hiệu quả hãy
3


4

độc cuốn sách” NLP lập trình ngôn ngữ tư duy”. Có địa chỉ tải về
( />Trở lại vấn đề vì sao phải tư duy, chúng ta biết rằng cứ mỗi ngày tài nguyên
của chúng ta cạn kiệt, không còn dồn dào như trước. Vậy do đó chúng ta phải tìm một
nguồn tài nguyên khác trong vũ trụ này, nhưng ý tưởng này ai cũng biết vấn đề làm
tìm như thế nào, tìm ở đâu. Câu trả lời là tìm chính trong mỗi chúng ta, chúng ta cố
gắng năng khả năng tư duy để tìm ra cái mới, cái hiệu quả. Trong đời sống xã hội
chúng ta thấy những điều gì cần cải tiến thì chúng ta suy nghĩ cải tiến. Cái gì đổi mới
thì đổi mới, cái gì vứt bỏ thì vứt bỏ, chúng ta phải suy nghĩ về đổi mới tư duy, đổi
mới mục đích. Nhiều kết quả của tư duy xuất hiện như người ta tạo ra các giống cây
trồng có năng suất cao khủng khiếp , các sinh vật chống lại các sâu bệnh thay thế cho
thuốc trừ sâu. Các thực phẩm chức năng linh diệu hỗ trợ chữa bệnh nan y. Sắp tới là
công nghệ 4.0 cũng lần lượt cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao như ngôi nhà
thông minh, truyền hình 5D như thật.
Vậy nên tất cả chúng ta luôn tư duy để đinh hướng hành động đi đến sáng tạo
và đổi mới , sau khi đi học bên Anh về tôi được người thầy của mình khuyên rằng khi
học về nước em hãy cố gắng động não làm thế nào phải tạo ra sự khác biệt. Chắc ông
này cũng hiểu người việt nam, tuy thông minh nhưng vẫn còn lạc hậu lắm. Học lý
thuyết suông thôi, nên ông ta mới khuyên tôi như vậy. Khi ra trường chúng tôi học

quản trị, nhưng làm việc thì bị người khác quản trị, nhưng đến thứ bảy và chủ nhật tôi
làm theo việc theo ý chí và tư duy của tôi. Sau bảy năm làm việc thì lượng kiến thức
cũng như tài sản đã tăng lên đáng kể, hơn rất nhiều so với bạn bè cùng lứa. Các bạn
trẻ nhiều bạn ra trường không có việc làm lại tiếp tục học cao học, cũng như các bạn
gái phân vân nên lấy chồng hay không. Họ phân vân, những tư duy nhiều hơn nữa để
tạo thế đứng vững chắc trong tương lai thì đấy là tư duy sáng tạo và đổi mới, giúp
nhiều bạn rất thành công trong việc lựa chọn trong công việc sau này. Trong khoảng
một tiếng, mình cố gắng suy nghĩ kỹ và làm ngay, cố gắng làm thế nào để tối ưu nhất,
vừa làm để có được kinh nghiệm, vừa học để bổ sung kiến thức, cứ như vậy lý thuyết
và thực hành được hòa quyện vào nhau.
4


5

Đối với dân tộc, chúng ta đạt chỉ số kinh tế rồi, nhưng chỉ số tư duy phải cân
đối giữa lạm phát và GDP; nghĩa là cân đối giữa tăng trưởng và quản lý tăng trưởng,
cân đối giữa người, hạ tầng, cơ chế thị trường, để tương lai chúng ta phát triển bền
vững hơn. Nhận thức vấn đề thực tế, tư duy ở đây là cân đối. Ổn định vĩ mô là quan
trọng , chúng ta đi đúng đường là mình thắng, chúng ta hãy tư duy dựa trên những
nguyên lý của lý trí, chứ đừng dựa vào cảm xúc, ra trường chúng ta cứ nghe người
khác nói, thế là chúng ta sai lầm, họ thương mình thì họ mới giúp cho mình con
đường; những bằng tư duy nhạy bén hãy tìm hiểu xem con đường đó có đúng
không. Chúng ta đừng bao giờ chạy theo hình thức, mà phải nhìn rõ bản chất bên
trong tất cả mọi sự việc; sản phẩm cần dựa vào chất lượng, công nghệ, chứ không
nên phụ thuộc vào số lượng. Chúng ta hình dung thế này, để thành công phải tăng
cường hoạt động tư duy và đổi mới tư duy. Tư duy phát triển được chú trọng, nó hoạt
động dựa trên việc giải quyết mâu thuẫn, đây là hoạt động của hệ thần kinh trung
ương, vậy thế hệ trẻ phải liên tục thực hiện nó để cho nó trở nên tối ưu.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tư duy đột phát, một trong những phương thức tư

duy quyết định sự thành công của sự nghiệp của mỗi con người. Dưới đây là quá
trình hình thành của nó.
Giai đoạn 1: Tư duy bản thể.
Tư duy bản thể thực hiện bằng sự chỉ đạo của não bộ mang tính định sẵn hay
còn gọi là bản năng. Ví dụ động vật sinh chúng tìm đến vú của mẹ để uống sữa mặc
dù không ai bảo chúng vú sữa của mẹ nó là ở đâu. Nói chung lối tư duy theo kiểu đói
ăn, khát uống; nghĩa là hành động ấy thực hiện một cách bản năng không cần suy
nghĩ vì của cải quá nhiều. Tuy nhiên nếu của cải càng ít thì xãy ra sự tranh dành
thức ăn, tranh dần của cải. Vậy kẻ nào từng trãi thì kẻ đó có lợi thế chiến hữu nhiều
của cải hơn, tư duy đó gọi là tư duy kinh nghiệm. Như người ta thường nói” sống tra,
ra lão làng”. Có nghĩa người già có kinh nghiệm sống phong phú.
Giai đoạn thứ 2: Tư duy kinh nghiệm.
5


6

Kinh nghiệm được hình thành qua những việc mà mình đã thực hiện hãy đã trãi
qua, tư duy kinh nghiệm được tạo ra qua quá trình giải quyết vấn đề và được hình
thành trong thực thực tế công việc, làm như thế nào là đúng, như thế nào là sai.
Những những công việc đơn giản, những công việc thông thường; tư duy kinh
nghiệm thắng lợi, khi của cải đang còn nhiều, mọi vấn đề giải quyết đơn giản, mới
ban đầu thì sai, dần dần là đúng. Nhưng khi đi vào thế giới phức tạp thì tư duy kinh
nghiệm không còn đất sống nữa. Có nhiều lúc chúng ta nghe câu này” Sống lâu ra lão
làng là ở đấy”. Sai nhiều thì có kinh nghiệm.
Nhưng có nhiều trường hợp chúng ta làm giống như họ nói, giống như họ làm,
nhưng chúng ta thất bại, cũng giống như thằng bợm vậy. Vậy có tư duy khác để giải
quyết vấn đề đó, đó là tư duy logic
3. Tư duy logic.
Như vậy giải quyết vấn đề dựa trên yếu tố nhân quả hay biện chứng, chứ

không phải giải theo những định hướng có sẵn. Thường thì tư duy logic dựa trên việc
giáo dục kỹ lưỡng của mỗi cá nhân con người. Để tư duy logic được tốt thì phải học,
học để lấy những kiến thức của sách vở để giải quyết vấn đề, và thực sự kiên nhẫn, để
hiểu rõ các vấn đề phức tạp rồi vận dụng vào thực tiễn. Nhưng khi của cải càng ít
nữa, thì tư duy kinh nghiệm và tư duy logic cũng không thể giải quyết được. Những
kiến thức siêu đẳng ở nhà trường hầu như không thể giải quyết được. Vậy chúng ta
lấy kiến thức ấy làm nền, cộng thêm sự hoạt động tư duy tích cực nữa thì gọi là tư
duy sáng tạo.

6


7

4. Tư duy sáng tạo
Vậy chúng ta hiểu từ sáng tạo là như thế nào, sáng tạo là hoạt động tư duy dựa
vào thực tiễn, thực tiễn quyết định hoạt động tư duy của con người. Vận dụng linh
hoạt và sáng tạo chính là logic biện chứng của tư duy, vậy tư duy sáng tạo có biểu
hiện ở sự khác biệt, chứ không phải là dị biệt, chúng ta nên tuân thủ trên một quy
chuẩn nhất định. Chúng ta suy nghĩ sáng tạo dựa trên những nhu cầu thực tiễn của
con người, điều khác biệt đòi hỏi đúng với tiêu chuẩn của người việt nam.
Ví dụ: Bản thân bài giảng của tôi phải có sự khác biệt, làm sao bài giảng có sự
cuốn hút nhưng phải đủ lượng kiến thức nhất định. Chứ nếu đến để giảng cho bạn
cười thì không ra gì. Làm sao bài giảng không khô khăn, các bạn hãy hành động, nếu
hành động của bạn tốt thì người ta sẽ ghi nhận bạn. Để tư duy sáng tạo, thì tập thể
hay cộng đồng phải phối hợp tư duy nhằm mở đường cho một lối tư duy hiệu quả, đó
là tư duy phản biện. Phản biện là cái dẫn đến khác biệt. Cái khác biệt nhưng hiệu quả,
được ưu chuộng đó là kết quả của tư duy sáng tạo. Sản phẩm trong thời đại ngày nay
không phải “nhanh, bền, tốt rẻ” nữa mà phải hợp thị hiếu và tiện lợi thì mới bán
được trên thị trường, thị hiếu của con người luôn thay đổi nhưng khó mà đoán biết

được, vậy thì phải đoán nhận đúng thị trường thì đó mới là tư duy sáng tạo.
`Người có tư duy sáng tạo thường có nét gì đó khác biệt, tuy nhiên đó là những
người năng động. Có tư duy sáng tạo thì ban đầu có phần bị phản đối, vì suy nghĩ họ
tức thời bị chê bai, nhưng xu thế là như vậy. Những ý tưởng của họ sẽ được áp dụng
trong tương lai. Nên có nhiều phát minh ban đầu bị cho là ngông cuồng nhưng đến
nay thì đúng giúp nhân loại tiến bộ. Các bạn phải có đầu óc quan sát, quan sát tỷ mỉ,
quan sát những điều mà mắt thường không thể thấy. Rồi sau đó dùng tư duy logic để
phán đoán, cuối cùng hành động mới sáng tạo được. Tư duy sáng tạo dựa trên nền
tảng của sự tưởng tượng cộng thêm sự biến hóa của sự vật mới ra sản phẩm sáng tạo.
Ví dụ: có người giảng thì rất nhiều người nghe, nhưng có người giảng thị khán thính
giả muốn ngủ và bỏ về. Bạn quan sát và suy nghĩ dần già bí mật ấy cũng được khám
phá rồi áp dụng sáng tạo cho bản thân, và thành công, đó là tư duy sáng tạo. Người
7


8

tư duy sáng tạo thì sẽ trở thành phản xạ, họ suy nghĩ rất nhanh. Nhiều bạn suy nghĩ
trong lúc học, khi không học thì không suy nghĩ thì khó mà sáng tạo được.
Trong lúc học bạn chỉ suy nghĩ điều trong sách vở, nhưng gặp vấn đề trong
cuộc sống thì bạn không tư duy, vì sao họ mặc thế này, mà không mặc thế kia, cứ
thấy cái gì lạ là ngẫm thì phải tư duy. Đó là học và vận dụng vào lý thuyết, chúng ta
đi học chúng ta nên hỏi thầy những vấn đề trong thực tế, càng đọc càng ngẫm, ngẫm
những vấn đề hẹp, vấn đề rộng. Để vận dụng tư duy sáng tạo chúng ta phải làm gì?.
Bạn đọc trong cuốn” thế giới rộng lớn và nhiều việc phải làm” thì tác giả Kim
woo choong có miêu tả ông ta đề xuất đưa nội dung bài báo về các cột giúp nhằm
giúp độc giả dễ đọc hơn đó là một sáng tạo và được nhà xuất bản chấp nhận và làm
theo có kết quả. Vậy tư duy sáng tạo được thể hiện như thế nào
Giả sử tư duy: ABCD….. Được gọi là tư duy logic
Thì tư duy sáng tạo được miêu tả: ABCD’

D’ là kết quả của tư duy sáng tạo. Có một ông chủ làm một cái nhà máy để
đóng gạch, nhưng tuy nhìn bên ngoài thì giống các nhà máy khác, nhưng ông đã bí
mật gọi kỹ sư thêm một chi tiết lạ vào, người kỹ sư rất băn khoan nhưng không dám
hỏi. Vài năm sau những nhà máy trong xã làm gạch bị lạc hậu nếu sản xuất gạch
bằng đất nung, vì đất nung cạn kiệt thay vào đó là than đá ở sau cánh đồng than của
xã. Nhưng có một nhà máy duy nhất thay đổi cách thức sản xuất mà không tốn kém
trong việc cải tạo nhà máy; chính là nhà máy ông chủ nói trên. Đó là tư duy sáng tạo.
Để có tư duy sáng tạo, thì trước hết tim ra sự khác biệt. Lấy ví dụ công ty
Microsoft ,các nhân viên luôn suy nghĩ để thay đổi mẫu mã, và kiểu dáng. Họ không
ngủ quên trên thành công. Não của họ luôn hoạt động đó là động lực thành công và
cũng là văn hóa của công ty. Tạo khác biệt, vận dụng sự khác biệt là có lợi cho đám
đông, chúng ta xác định mục tiêu là sáng tạo, những ông chủ công ty thực dụng và
sáng tạo. Nhiều công ty sống được vì sự khác biệt, tuy nhiên có một số công ty đã
đầu tư ngoài ngành bị chết yểu do chưa có kinh nghiệm trong việc sáng tạo sản phẩm.
8


9

Sáng tạo trong mọi lĩnh vực từ sản xuất đến quảng cáo, từ kinh doanh đến tiêu dùng.
Các bạn bỏ cái bình thường đi, hãy dựa trên các nguyên lý của giáo dục để thực hiện
sáng tạo nhằm phù hợp với lợi ích và thị hiếu người tiêu dùng.
Để sáng tạo, chúng ta phải thoát khỏi dư luận, mà phải dựa vào luật pháp, không có
gì là không thể sáng tạo, hãy sáng tạo.
Tuy nhiên mỗi môi trường khác nau, chúng ta tư duy như thế nào,làm như thế
nào để tạo ra sự khác biệt, đó là phương pháp thích ứng, thích ứng những điều mà
người khác không thể thích ứng được. Ví dụ một công ty nằm trong bối cảnh thay đổi
thì tư duy cũng thay đổi phù hợp để đạt đến thành công. Để sáng tạo, chúng ta phải
căn cứ vào những điều kiện của mình đang có, sáng tạo là dựa vào nền tảng đang có.
Đó là phát huy những điểm mạnh, hạn chế nhược điểm.

Bạn thấy chưa có nhiều cô gái tuy hình thức bình thường nhưng họ vẫn lấy được ông
chồng ngon lành, đấy là kết quả của sự sáng tạo trong việc kén chồng. Vậy chúng ta
đừng nôn nóng, đó là thể dục não thì thành công đến với bạn trong thời gian
5. Tư duy đột phá.
Tư duy đột phá, là phá vỡ thói tư duy thông thường, nó là loại tư duy khác biệt
đến độc đáo, dựa trên tính độc đáo nhất của sự vật hiện tượng. Lấy ví dụ nếu tư duy
toán học và vật lý hiện tại như bây giờ thì khó có thể giải quyết bài toán chế tạo được
máy tính siêu nhỏ để đi vào các mạch máu phát hiện cục máu đông. Để tư duy đột
phá chúng ta tuân thủ nguyên tắc.
Nguyên tắc 1. Mục đích của mục đích .
Nó được miêu tả bằng sơ đồ: ABCD….. D là mục đích của người có tư duy
đột phá so với mục đích thông thường là AB . Mục đích của tư duy đột phá là mục
đích lâu dài và bền vững.

9


10

Trong việc làm nhà cũng vậy bạn có tư duy đột phá ở chổ, nhà phù hợp với quy
hoạch 20 năm nữa, nhà không bị lỗi thời. Tư duy mang tính chiến lược, tư duy chụp
giật trở nên lạc hậu. Có thể lúc đầu bạn có thể bị thua thiệt, thua để mà thắng.
Như vậy tư duy cái được lâu dài, đất nước cũng vậy những hoạch định phải đi
trước hàng thập kỹ mới làm cho đất nước phát triển bền vững được. Chúng ta làm gì
cũng mang tính hoạch định cho công việc của tương lai của mình. Thế hệ chúng ta là
thế hệ trẻ, chúng ta nghĩ những vấn đề hoạch định tương lai của mình, thế mới tiến bộ
được.
Tư duy đột phá luôn đem lại lợi ích vô cùng lớn, vì tài sản thuộc về số ít người
bằng những mục tiêu lâu dài, những hành động trong tương lai được hoạch định sẵn,
giống như Napoleon đã nói” Những trận đánh của tôi tôi đã lên kế hoạch trước đó

vài năm trước rồi” . Rất nhiều sinh viên họ chỉ nghĩ trước mắt, họ không có một sự
chuẩn bị lâu dài, rồi đến đó họ thất bại vì chưa chuẩn bị gì cả. Khi cuộc sống quay
ngược 360 độ. Vậy hãy bỏ cái nhỏ đi, tự hoạch định cho mình những điều gì cần đạt
được trong tương lai. Nếu không chuẩn bị trước sự chuẩn bị về tri thức thì đến 30
đến 35 thì các bạn sẽ chẳng làm gì được khi không còn sức khỏe , không đáp ứng thời
cuộc nữa. Nếu bạn chuẩn bị tốt về cuộc đời mình thì thời thế thay đổi là bạn thích
ứng ngay. Lúc đó chẳng làm gì cả, bạn chỉ ngồi thôi tiền cũng sẽ chảy vào túi của
bạn.
Ví dụ là, các bạn trai chúng ta khi 30 tuổi là đỉnh cao của sự nghiệp, hãy tư
duy cho chính bản thân mình.
Tôi lấy ví dụ: 1+2 +3+4+….+100
Nếu tư duy bản thể là dùng que đũa thì trẻ không học cũng có thể tính được.
Nhưng đến 1000 thì không thể tính được, do đó mới sinh ra kiểu tư duy kinh nghiệm
bằng dùng bàn tính để tính toán khi ngành toán học chưa ra đời.
Nhưng đến tư duy logic xuât hiện thì phép cộng trên được thực hiện dễ dàng
theo phép cộng dồn tuần tự.

10


11

Những đến tư duy sáng tạo là người ta nghĩ ra cách nhanh hơn là.
1+99+2+98+3+97.
Những đến sáng tạo hơn nữa thì có sự đột phá hoàn hảo thì giải theo phương
pháp hình học.
Bạn thấy không chúng ta có 1+2+3+4+5……..+100=10*10/2(Một nữa số
lượng ô) +10/2( một nữa số ô của đường chéo).
Kết quả là 55.
Đó là tư duy đột phá.


10 ô

10 ô

Để tư duy đột phá là sử dụng phương pháp tư duy theo bản đồ, có những vấn
đề có nhiều giải pháp khác nhau, dẫn đến khác nhau độc đáo.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc khác biệt độc đáo dựa trên nguyên lý.
11


12

Người ta phân tích khác biệt tình huống, vì khác trong môi trường, thời gian,
và điều kiện khác nhau. Trước hết chúng ta tìm ra sự khác biệt, nếu nói là sự tối ưu
rồi, thì chưa đúng, có thể độc lúc này lúc khác thì nó trở nên lạc hậu. Bạn thấy xe
máy ra sau đẹp hơn xe máy đời trước, nó tối ưu hơn.
Trong giảng bài cũng vậy, nó khác biệt là giảng như thế nào để người nghe hiểu được
là khó lắm. Cố gắng nghĩ ra cách truyền đạt dựa trên nền tảng nào đó.
Tuyệt đối đừng bắt chước. Đối với các bạn cũng vậy, cứ nghĩ đi rồi ứng dụng
vào công việc của mình thì chắc chắn có hiệu quả. Chúng ta bây giờ áp dụng từng
nguyên tắc một.
Bạn phải làm khác, khác biệt những phải tuân thủ chuẩn mực chân, thiện, mỹ.
Chuẩn mực sự độc đáo trên cơ tôn tôn trọng chân giá trị, có những sáng tạo
độc đáo ban đầu bị mọi người phản ứng kịch liệt , nhưng khi sử dụng thì những ưu
điểm giúp họ tĩnh ngộ và được chấp nhận trong toàn xã hội. Để sáng tạo độc đáo thì
chúng ta phải thực hiện những trãi nghiệm độc đáo, người nào có nhiều trãi nghiệm
độc đáo thì với sự suy nghĩ liên tục sáng tạo thì học sẽ có những sản phẩm tư duy độc
đáo. Mỗi trãi nghiệm sáng tạo được hình thành trên cơ sở thực tiễn, khi quan sát và tự
mình trãi nghiệm thì hệ thống tư duy não sẽ kích hoạt sáng tạo. Nếu một bộ óc sáng

tạo, khi gặp vấn đề cần sáng tạo thì nó sẽ có những bước đột phá. Khi tạo lập tư duy
đột phá chúng ta phải Xây dựng nó dựa trên cơ sở lý luận hiện đại, tức là những phát
hiện mới nhất của nhân loại, những phát hiện này có thể sáng chế mới được phôi thai,
phát minh đang còn là ý tưởng. Tôi lấy ví dụ này nhé:
Ví dụ 1: cho hình vẽ sau.
16

06

68

88

98

Theo em chiếc ô tô đang đậu ở ô số mấy?
Thật khó phải không các bạn 16-06-68-88-?-98. Dường như bãi đậu này đánh số
không theo một quy tắc nào cả.
12


13

Không phải thế đâu. Chỉ quay ngược tấm hình lại, em có thể dễ dàng tìm ra câu
trả lời. Cuộc sống cũng như vậy, đôi khi ta phải thay đổi cách nhìn, ta sẽ khám phá ra
bao điều thú vị. Em có đồng ý không?. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.
Lời bình: Đúng là người ra đề hết sức sáng tạo phải không bạn, một sáng tạo độc
đáo.
Ví dụ 2: Khi cu cậu quá nghịch không cho cô giáo Hiền soạn bài, chị vội nãy ra một
cách là xé bản đồ thành nhiều mãnh rồi yêu câu cậu bé ghép lại như cũ. Tưởng chừng

như quá khó phải không bạn, nhưng chỉ vài phút sau, cậu bé đã nói với mẹ. Mẹ ơi con
làm xong rồi. Cô giáo ngạc nhiên lắm, đúng là cậu bé hoàn thành một cách xuất sắc.
Cô giáo ngạc nhiên hỏi con, con làm sao mà nhanh vậy, cậu bé giải thích, con
chỉ ghép các mãnh lại giống hình vẽ của địa cầu phía sau.
Lời bình : Ở ví dụ này người giải hết sức sáng tạo.
Qua hai ví dụ trên cho ta thấy sự đột phát trong tư duy cũng khó mà cũng
không khó, thế giới vật chất và hiện tượng nhiều lúc để lại manh mối nào nhằm cung
cấp để ta manh mối cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo, những manh mối đó có
được nhờ sự trãi nghiệm ở một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, và ở nơi nào đó.
Vậy cuối cùng sau 4 năm học đại học, từng hành vi được thực hiện bằng tương
lai, đoán định tương lai bằng những công việc hôm nay là việc nên làm. Không có gì
không làm được, chúng ta phải đoán định hành động của chúng ta 10, 20 năm nữa.
Hãy chuẩn bị những suy nghĩ độc đáo.
Nguyên tắc thứ 3. Giải phát tiếp theo.
Đó là giải quyết câu hỏi sau đó là gì, giải pháp không được dừng lại, sản phẩm
của bạn luôn coi nó chưa tối ưu, có thể sản phẩm sau không tốt hơn sản phẩm trước,
những cũng để lại cho ta bài học để tạo sản phẩm càng sau càng tốt hơn. Đó là cách
nghĩ của người sáng tạo. Giải pháp không bao giờ dừng lại, đừng oán trách ai cả.
Nguyên tắc thứ 4: Tư duy hệ thống.
13


14

Luôn luôn ra quyết định trên cơ sở tổng thể, suy nghĩ đó dựa trên bản đồ tư duy
một cách chi tiết , ngày nay người ta vẽ ra hệ thống tư duy phải bằng ngòi bút thông
mình, chúng sẽ quét ra các tính huống tối ưu giúp chúng ta phân tích hết các tình
huống trong thực tiễn, giúp chúng ta có thể loại trừ các khả năng không giúp đột phá.

14




×