Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.95 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA
SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: CAO HÀ THANH THẢO
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011


TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA
SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
CAO HÀ THANH THẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp


Giáo viên hướng dẫn
TRẦN NGỌC THANH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011



LỜI CẢM ƠN
Kính gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và tất cả người thân trong gia đình. Cha mẹ và
mọi người đã luôn chăm sóc, lo lắng cho con, luôn động viên, ủng hộ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
 Thầy Trần Ngọc Thanh, Bộ môn Sư phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, khoa Ngoại
ngữ - Sư phạm trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong từng bước đi để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
 Tập thể quý thầy cô Bộ môn Sư phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã kịp thời hỗ trợ, tận tâm giảng dạy, hướng dẫn cho em
trong quá trình học tập.
 Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy truyền
thụ kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường.
Cảm ơn những người bạn đã luôn sát cánh chia sẻ những khó khăn và động viên
tôi trong trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Cao Hà Thanh Thảo

i



TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên tại trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh” được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, thời gian từ tháng 09/2010 đến tháng 05/2011. Mục đích của đề tài là tìm ra
những biện pháp giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức, góp
phần cho công tác giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên được tốt hơn.
- Đề tài tập trung tìm hiểu xung quanh các vấn đề:
+ Nhận thức của sinh viên trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh. NNC tiến hành khảo sát, phát 300 phiếu điều tra, thu được 292
phiếu, trong đó tổng số phiếu hợp lệ là 276 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 16 phiếu.
Do đó NNC chỉ tiến hành phân tích, tổng hợp 276 phiếu hợp lệ thu được và kết quả đạt
được như sau:
+ Nhìn chung sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đều nhận
thức khá sâu sắc và tích cực về các giá trị đạo đức cần thiết trong các mối quan hệ và
hoạt động học tập.
+ Có sự đan xen giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong nhận thức của
sinh viên.
+ Tất cả các yếu tố gia đình, nhà trường, kinh tế, văn hóa - xã hội và sự tự giáo
dục đều có ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên trong đó yếu tố có
ảnh hưởng nhiều nhất là sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân sinh viên. Bên cạnh đó
thì yếu tố gia đình và nhà trường cũng có ảnh hưởng đáng kể.

ii



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn ......................................................................................................................... i
Tóm tắt .............................................................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ vii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... viii
Danh sách các từ viết tắt .................................................................................................. ix
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
1.3 Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................................2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................2
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
1.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................3
1.8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4
1.9 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................4
1.10 Kế hoạch nghiên cứu .................................................................................................5
1.11 Cấu trúc luận văn .......................................................................................................5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu .........................................................................................7
2.2 Tổng quan về giá trị .....................................................................................................9
2.2.1 Định nghĩa giá trị ......................................................................................................9
2.2.2 Phân loại giá trị .......................................................................................................10
2.2.3 Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị ..................................................................10
2.2.3.1 Hệ giá trị ..............................................................................................................10

iii


2.2.3.2 Thang giá trị ........................................................................................................11
2.2.3.3 Chuẩn giá trị ........................................................................................................11
2.3 Đạo đức và giá trị đạo đức.........................................................................................12
2.3.1 Định nghĩa đạo đức.................................................................................................12
2.3.2 Giá trị đạo đức ........................................................................................................13
2.3.3 Một số giá trị đạo đức trong các mối quan hệ của sinh viên ..................................13
2.4 Định hướng giá trị, định hướng giá trị đạo đức và các yếu tố định hướng giá trị đạo
đức ...................................................................................................................................16
2.4.1 Định hướng giá trị ..................................................................................................16
2.4.2 Định hướng giá trị đạo đức .....................................................................................16
2.4.3 Các yếu tố định hướng giá trị đạo đức ...................................................................17
2.4.3.1 Nhận thức ............................................................................................................17
2.4.3.2 Tình cảm ..............................................................................................................18
2.4.3.3 Hành vi ................................................................................................................18
2.5 Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi sinh viên ...................................................18
2.5.1 Sự phát triển về nhận thức và tình cảm ..................................................................18
2.5.2 Các hoạt động cơ bản của sinh viên .......................................................................19
2.5.2.1 Hoạt động học tập ................................................................................................19
2.5.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học ..........................................................................19
2.5.2.3 Hoạt động chính trị - xã hội .................................................................................20
2.5.2.4 Hoạt động giao lưu ..............................................................................................21
2.5.3 Định hướng giá trị của sinh viên ............................................................................21
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên .......................21
2.6.1 Gia đình ..................................................................................................................22
2.6.2 Nhà trường ..............................................................................................................22
2.6.3 Kinh tế ....................................................................................................................23
2.6.4 Văn hóa ...................................................................................................................23

2.6.5 Xã hội .....................................................................................................................24

iv


2.6.6 Sự tự giáo dục .........................................................................................................25
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...............................................................................26
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ........................................................................26
3.3 Phương pháp thống kê toán học ................................................................................27
3.4 Phương pháp phân tích định lượng............................................................................28
3.5 Phương pháp phân tích định tính ...............................................................................28
3.6 Tiêu chí đánh giá .......................................................................................................28
Chương 4: KẾT QUẢ
4.1 Kết quả khảo sát phiếu ý kiến sinh viên trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh ................................................................................................................................30
4.2 Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh ................................................................................................................................30
4.2.1 Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên trong những năm gần đây.................30
4.2.2 Nhận định về sự thay đổi giá trị đạo đức của sinh viên .........................................32
4.3 Nhận thức về các giá trị đạo đức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh trong các mối quan hệ và hoạt động học tập ...................................................35
4.3.1 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức đối với bản thân ...........................35
4.3.2 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với gia đình ..37
4.3.3 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với thầy cô.....39
4.3.4 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với bạn bè ......40
4.3.5 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức trong hoạt động học tập ...............42
4.3.6 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với xã hội ......44
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo của sinh viên trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ...........................................................................................46

4.4.1 Ảnh hưởng của gia đình đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ....................................................................................46

v


4.4.2 Ảnh hưởng của nhà trường đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên trường
đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ..............................................................................48
4.4.3 Ảnh hưởng của văn hóa - xã hội đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh..................................................................50
4.4.4 Ảnh hưởng của nền kinh tế đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên trường
đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ..............................................................................52
4.4.5 Nhận định chung về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của
sinh viên trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ...................................................54
4.5 Biện pháp để nâng cao giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh .............................................................................55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận......................................................................................................................57
5.1.1 Nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức ......................................................57
5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên ....................58
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................................58
5.2.1 Phía nhà trường.......................................................................................................58
5.2.2 Phía giảng viên .......................................................................................................59
5.2.3 Phía sinh viên .........................................................................................................59
5.2.4 Phía các cấp chính quyền .......................................................................................61
5.3 Hướng phát triển của đề tài .......................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay ........................................................31
Bảng 4.2: Nhận định về sự thay đổi đạo đức của sinh viên hiện nay..............................33
Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức đối với bản thân .......................................................................................35
Bảng 4.4: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức trong mối quan hệ với gia đình ...............................................................37
Bảng 4.5: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức trong mối quan hệ với thầy cô .................................................................39
Bảng 4.6: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức trong mối quan hệ với bạn bè ..................................................................41
Bảng 4.7: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức trong hoạt động học tập ...........................................................................42
Bảng 4.8: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh về các
giá trị đạo đức trong mối quan hệ với xã hội...................................................................44
Bảng 4.9: Mức độ ảnh hưởng của gia đình đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh
viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh..........................................................46
Bảng 4.10: Mức độ ảnh hưởng của nhà trường đến việc định hướng giá trị đạo đức của
sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ..................................................48
Bảng 4.11: Mức độ ảnh hưởng của văn hóa - xã hội đến việc định hướng giá trị đạo
đức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ....................................50
Bảng 4.12: Mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế đến việc định hướng giá trị đạo đức của
sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ..................................................52


vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1: Tình hình đạo đức, lối sống của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh trong những năm gần đây ..........................................................................30
Biểu đồ 4.2: Nhận định về sự thay đổi đạo đức, lối sống của sinh viên trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................32
Biểu đồ 4.3: Mức độ ảnh hưởng của gia đình đến định hướng giá trị đạo đức của sinh
viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh..........................................................47
Biểu đồ 4.4: Mức độ ảnh hưởng của nhà trường đến định hướng giá trị đạo đức của
sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ..................................................49
Biểu đồ 4.5: Mức độ ảnh hưởng của văn hóa - xã hội đến định hướng giá trị đạo đức
của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ...........................................52
Biểu đồ 4.6: Mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế đến việc định hướng giá trị đạo đức
của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ...........................................53

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt


Ý nghĩa

1

TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

2

NNC

Người nghiên cứu

3

NXB

Nhà xuất bản

4

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

5

THCS


Trung học cơ sở

6

SVTH

Sinh viên thực hiện

7

ctv

Cộng tác viên

8

NCKH

Nghiên cứu khoa học

9

PGS

Phó giáo sư

10

PTS


Phó tiến sĩ

11

SL

Số lượng

ix


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với những chuyển biến kinh tế xã hội mang tính toàn
cầu, Việt Nam cũng đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang từng bước công
nghiệp hóa - hiện đại hóa để phát triển đất nước. Mặt tích cực mà kinh tế thị trường
mang lại cho chúng ta như giúp kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tạo cho chúng ta
những con người năng động, tích cực hơn. Thế nhưng khi cuộc sống ngày càng hiện
đại thì những quy tắc trong xã hội sẽ dễ bị phá vỡ, dẫn đến những giá trị truyền thống
tốt đẹp của đất nước sẽ không còn được xem trọng nữa mà thay vào đó là những quan
niệm mới, những lối sống mới.
Việc hình thành nhân cách của sinh viên phụ thuộc vào nhiều tố từ gia đình, nhà
trường, xã hội. Trong đó yếu tố giáo dục từ gia đình và nhà trường là có ảnh hưởng rất
nhiều. Trong điều 2 chương I của Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam đã ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Rõ ràng đạo đức của người học luôn là ưu tiên hàng đầu, nhưng thực tế giáo dục
đại học chủ yếu là cung cấp kiến thức, kỹ năng cho sinh viên còn vấn đề về giáo dục
đạo đức và định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên rất ít được đề cập đến. Mặc dù
trong cuộc sống hiện đại, sinh viên có năng động hơn, ham học hỏi, sáng tạo và nhạy
bén hơn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một bộ phận thanh niên, sinh viên nảy sinh những
tư tưởng, hiện tượng tiêu cực. Đó là lối sống thực dụng, sùng ngoại, trọng tiền bạc hơn
nhân nghĩa, đó là những hành vi tiêu cực trong thi cử, là những canh bạc thâu đêm hay
những hành động vô lễ với thầy cô, đi ngược với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của
người Việt Nam. Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại vì nó liên quan đến đạo đức,
GVHD: Trần Ngọc Thanh

1

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

đến định hướng giá trị đạo đức của thế hệ thanh niên, sinh viên từ đó mà ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển, ổn định của đất nước. Xuất phát từ những vấn đề trên, người
nghiên cứu (NNC) tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về
các giá trị đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị đạo đức của
sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh”. Hy vọng rằng đề tài này có
thể góp một phần nhỏ cho nhà trường có những nhận định và phương pháp giáo dục

đạo đức cho sinh viên thiết thực hơn nhằm tạo nên phẩm chất đạo đức của sinh viên để
họ có thái độ sống tích cực, lành mạnh và có ích hơn trong xã hội.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên để từ đó kiến nghị, đề xuất một số
giải pháp góp phần giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên tại trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ những vấn đề sau:
 Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm về các giá
trị đạo đức.
 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh
viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
 Câu hỏi 1: Sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nhận thức
như thế nào về các giá trị đạo đức?
 Câu hỏi 2: Những yếu tố gia đình, nhà trường, kinh tế, văn hóa - xã hội có ảnh
hưởng như thế nào đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh?

GVHD: Trần Ngọc Thanh

2

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp


Ngành SPKTNN

 Câu hỏi 3: Việc tìm hiểu này có thể đưa ra những giải pháp nào để góp phần
giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên tại trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết làm cơ sở lý luận cho đề tài. Phục vụ cho câu
hỏi nghiên cứu 1, 2 và 3.
 Nhiệm vụ 2: Phát phiếu điều tra khảo sát tìm hiểu về mức độ nhận thức giá trị
đạo đức của sinh viên trong các mối quan hệ và hoạt động học tập của sinh viên, tìm
hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên. Phục
vụ cho câu hỏi nghiên cứu 1 và 2.
 Nhiệm vụ 3: Đề xuất những biện giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho sinh
viên tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Phục vụ cho câu hỏi nghiên cứu
3.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau
để phục vụ cho việc nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phát phiếu thăm dò ý kiến sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
 Phương pháp thống kê toán học.
 Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phương pháp phân tích định lượng.
+ Phương pháp phân tích định tính.
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
+ Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh vê các
giá trị đạo đức.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.


GVHD: Trần Ngọc Thanh

3

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ chính quy thuộc các khoa Ngoại Ngữ - Sư
Phạm, khoa Môi trường, khoa Kinh tế và khoa Cơ Khí của trường đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh.
1.8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn về thời gian, không gian nghiên cứu: Do điều kiện còn hạn chế, NNC
chỉ tiến hành nghiên cứu 300 sinh viên thuộc các khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, khoa Môi
trường, khoa Kinh tế và khoa Cơ Khí của trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
 Giới hạn nội dung nghiên cứu: NNC chỉ tiến hành nghiên cứu mức độ nhận
thức các giá trị đạo đức của sinh viên và các yếu tố hưởng đến định hướng giá trị đạo
đức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
1.9 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay đa số sinh viên có những biểu hiện đạo đức tích cực trong các mối quan
hệ của cuộc sống. Trong hệ thống giá trị đạo đức của sinh viên có sự kết hợp những giá
trị đạo đức truyền thống và những giá trị đạo đức hiện đại.
Giáo dục Việt Nam ngày nay tuy đã có những thay đổi nhưng vẫn còn mang tính
lý thuyết, áp đặt, khép kín, đặc biệt là sự giáo dục của gia đình và nhà trường, khi có
biện pháp giáo dục và định hướng nhân cách không phù hợp sẽ dẫn đến một số bạn trẻ
sinh viên có nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, dẫn đến những hành vi tiêu cực

đi ngược lại với những biểu hiện tốt đẹp trong cuộc sống.
Nếu xác định được các giá trị đạo đức ở sinh viên hiện nay và yếu tố nào ảnh
hưởng chủ yếu đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sẽ tìm ra các giải pháp
giáo dục định hướng giá trị đạo đức một cách đúng đắn cho sinh viên hiện nay.

GVHD: Trần Ngọc Thanh

4

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

1.10 Kế hoạch nghiên cứu
STT
Thời

Thời gian Công

Công việc Người

1

Tháng 9/2010

Nộp thuyết minh đề tài


2

Tháng 10/2010

Viết và nộp đề cương

3

Tháng 11/2010

Viết cơ sở lý luận cho đề
tài

Người thực hiện
- NNC
- NNC
- GVHD sửa đề cương
- NNC

Thực hiện đề tài gồm:
Tháng 12/2010
4

đến tháng
04/2011

- Chỉnh sửa cơ sở lí luận
- Soạn câu hỏi điều tra
- Phát phiếu điều tra
- Tổng hợp số liệu và viết


- NNC
- GVHD chỉnh sửa phiếu
điều tra và sửa đề tài

phần cơ sở thực tiễn
5

Tháng 05/2011

Nộp đề tài

- GVHD nhận xét

6

Tháng 06/2011

Bảo vệ luận văn

- NNC

1.11 Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu
Chương giới thiệu gồm có lí do chọn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu và cấu trúc
của luận văn.
GVHD: Trần Ngọc Thanh


5

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

 Chương 2: Cơ sở lý luận
Giới thiệu những lí thuyết cơ bản mà NNC lấy làm nền tảng để đặt giả thuyết,
tiên đoán, lí giải vấn đề nghiên cứu. Những định nghĩa về giá trị, đạo đức, định hướng
giá trị đạo đức, đặc điểm tâm lí lứa tuổi sinh viên, các yếu tố định hướng giá trị đạo
đức và lược sử về vấn đề nghiên cứu.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Ở chương này NNC trình bày các phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho đề tài.
 Chương 4: Kết quả
Ở chương kết quả sau khi tổng hợp dữ liệu thu được NNC tiến hành thống kê,
phân tích dữ liệu bằng phần mềm Excel và phân tích định tính những câu hỏi mở.
Đồng thời đưa ra nhận xét cụ thể về vấn đề nghiên cứu.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả thu được, NNC đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu: Mức độ nhận
thức của sinh viên về các giá trị đạo đức, các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị
đạo đức của sinh viên tại trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, người
nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để nâng cao giáo dục định hướng giá trị đạo đức
cho sinh viên, giúp sinh viên có nhận thức tốt hơn về các giá trị đạo đức cần thiết trong
cuộc sống hiện đại.
 Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


GVHD: Trần Ngọc Thanh

6

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
Xung quanh vấn đề giá trị đạo đức truyền thống và định hướng giá trị đạo đức
cho sinh viên những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác
nhau, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh
khác của vấn đề, cụ thể như sau:
 “Con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của GS - TS Phạm Minh Hạc.
Kỷ yếu hội thảo khoa học. Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/1993. Bài viết đề cập đến
những yêu cầu đặt ra cho con người Việt Nam trong thời đại mới.
 “Giá trị và định hướng giá trị và nhân cách”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục tháng
7/1993 của GS Trần Trọng Thủy. Bài viết chỉ mới đi sâu vào giải thích chức năng và ý
nghĩa cơ bản của giá trị nói chung và nhân cách. Chưa chú trọng lắm đến vấn đề giá trị
đạo đức.
 “Nghiên cứu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam”, báo cáo tại Hội nghị
Khoa học quốc tế về con người, giáo dục và phát triển thế kỷ XXI, diễn ra từ 27/7/1994
đến 29/7/1994 do PGS. PTS Nguyễn Quang Uẩn trình bày. Tác giả đã nói lên được
nhiều giá trị mới đang xuất hiện trong tư tưởng và hướng sống của thế hệ trẻ.
 “Khảo sát thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức - nhân văn qua thang đo

đối cực”. Tạp chí khoa học chuyên đề giáo dục số 19, tháng 1/2010, trang 76 có giới
thiệu bài viết của tác giả Huỳnh Văn Sơn, Tiến sĩ khoa Lí Luận Giáo Dục, trường Đại
học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Qua đề tài, tác giả giúp chúng ta có cái nhìn khái quát
về thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nhân văn trong việc định hướng giá trị
lối sống. Đề tài đã nêu lên được những vấn đề tiêu cực trong nhìn nhận của sinh viên
về các giá trị đạo đức - nhân văn. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát về thái độ
của sinh viên chứ chưa đi sâu vào nguyên nhân và biện pháp giải quyết những vấn đề
tiêu cực.
GVHD: Trần Ngọc Thanh

7

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

 Luận văn Thạc Sĩ của Hoàng Anh, 2007. “Thực trạng định hướng giá trị của
sinh viên Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, chuyên ngành Tâm Lý học. Đại học Sư
Phạm TP. Hồ Chí Minh. Đề tài phản ảnh thực trạng định hướng các giá trị đạo đức của
sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội, kinh
tế,...đến việc định hướng các giá trị đạo đức của sinh viên. Tuy nhiên chỉ giới hạn
nghiên cứu sinh viên ngành sư phạm.
 Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, 2006. Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh. Đề tài “Mức độ biểu hiện một số giá trị đạo đức trong mối quan hệ
với người khác và mối liên hệ của nó với nhu cầu giao tiếp, tính cởi mở của nhân cách
của sinh viên năm cuối các trường Đại học Sư Phạm tại TP. Hồ Chí Minh”. Đề tài đã
phản ánh được thái độ của sinh viên năm cuối trong biểu hiện các giá trị đạo đức trong

mối quan hệ với người khác thông qua nhu cầu giao tiếp của sinh viên, tuy nhiên vẫn
chưa tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến những thái độ tiêu cực của sinh viên và các
yếu tố nào ảnh hưởng.
 Luận văn tốt nghiệp của Võ Thị Cúc, 2010. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh. “Tìm hiểu ý kiến của giảng viên, sinh viên về mối quan hệ giữa thầy - trò và các
phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh” đề tài đã phản ánh được mối quan hệ giữa thầy và trò, nguyên nhân của
các hiện tượng tiêu cực về đạo đức của sinh viên hiện nay. Qua đó đề xuất được các
giải pháp góp phần nâng cao phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tuy nhiên
đề tài vẫn chưa nêu rõ nhận thức, hành vi và thái độ của sinh viên về các giá trị đạo đức
hiện nay.
Từ những ưu điểm và hạn chế của các đề tài nghiên cứu trên, NNC lựa chọn thực
hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức và các yếu tố
ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên tại trường đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh”.

GVHD: Trần Ngọc Thanh

8

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

2.2 Tổng quan về giá trị
2.2.1 Định nghĩa giá trị
Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung

quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con
người và xã hội. Đối với con người, các giá trị là những đối tượng lợi ích của nó, còn
đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò những vật định hướng hàng ngày trong
thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với
các sự vật và hiện tượng chung quanh (Từ điển Triết học, 1975).
Trong từ điển Tiếng Việt (1988), định nghĩa “Giá trị” như sau:
- Cái mà người ta dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối
với con người.
- Cái mà người ta dựa vào để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt
đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.
- Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội.
- Tính chất quy ra được thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác
hay là độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên.
Giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tượng, các
thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng, chuẩn mực, mục đích và lý tưởng,
các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự
tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân của con người (Trần Trọng Thủy, 1993).
Nhà giáo dục học người Nhật Bản, J. Makiguchi vào năm 1994 đã đưa ra định
nghĩa về giá trị như sau: “Giá trị là sự thể hiện có tính định lượng mối quan hệ giữa
chủ thể đánh giá và đối tượng của việc đánh giá”.
Theo Trần Văn Giàu (1993), cho rằng: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, tốt đẹp,
đáng quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể”.
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị, dựa trên những quan điểm
ấy thì NNC cho rằng: giá trị là mức độ cho thấy tính có lợi ích, có ý nghĩa của sự vật,
hiện tượng, gắn liền với nhu cầu của cá nhân con người hay nhóm người và có thể bị

GVHD: Trần Ngọc Thanh

9


SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

thay đổi theo những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể. Yếu tố giá trị gắn liền với nhân
cách con người.
2.2.2 Phân loại giá trị
Có nhiều cách phân loại giá trị. Tùy thuộc vào mục đích tiếp cận mà các tác giả
nêu lên các căn cứ phân loại khác nhau về giá trị.
Theo Nguyễn Quang Uẩn và ctv (1995), dựa vào sự thỏa mãn nhu cầu vật chất
hay nhu cầu tinh thần của con người mà chia giá trị thành hai loại đó là giá trị vật chất
và giá trị tinh thần.
- Giá trị vật chất: giá trị vật chất bao gồm giá trị sử dụng và giá trị kinh tế.
- Giá trị tinh thần: giá trị tinh thần thường đề cập đến bao gồm những giá trị như
giá trị khoa học, giá trị chính trị, giá trị đạo đức, giá trị pháp luật, giá trị tôn giáo và giá
trị thẩm mĩ.
2.2.3 Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị
2.2.3.1 Hệ giá trị
Hệ giá trị hay còn gọi là hệ thống giá trị, đó là một tổ hợp giá trị khác nhau được
sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính
toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người
theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị (Trần Nguyên Việt, 2001).
Các mô tả thông thường một hệ giá trị là chỉ ra các thành phần của nó, các mối
quan hệ giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên một cấu trúc chỉnh thể của nó. Có khi
người ta còn mô tả hệ giá trị theo chức năng của từng thành phần, cũng như chức năng
chung của chúng.
Hệ giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi lịch sử. Trong hệ thống giá

trị có chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể có
trong tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân
loại, các giá trị có tính dân tộc, các giá trị có tính cộng đồng, tính giai cấp, các giá trị có
tính lí tưởng và tính thực hiện (Nguyễn Quang Uẩn và ctv, 1995).

GVHD: Trần Ngọc Thanh

10

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

2.2.3.2 Thang giá trị
Thang giá trị là một tổ hợp giá trị đạo đức, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo
một trật tự ưu tiên nhất định. Thang giá trị đạo đức được hình thành và phát triển phụ
thuộc vào điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, đặc điểm dân tộc, cộng đồng , từng
nhóm và từng con người.
Thang giá trị là một trong những động lực thôi thúc con người hoạt động. Hoạt
động được tiến hành theo những thang giá trị cụ thể sẽ tạo nên những giá trị nhất định,
phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Chính trong hoạt động tạo ra những giá trị
lại góp phần khẳng định, củng cố, phát huy, bổ sung, hoàn thiện hoặc thay đổi thang
giá trị. Từ thang giá trị đạo đức, chủ thể vận dụng nó để tạo lập một hoạt động, hành vi
hay đánh giá và tự đánh giá một hiện tượng xã hội, một cử chỉ hành vi. Do vậy thang
giá trị còn được gọi là thước đo giá trị (Nguyễn Chí Mỳ, 1999) .
2.2.3.3 Chuẩn giá trị
Trong hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự nhất định, một thứ tự ưu tiên.

Những giá trị giữ vị trí ở thứ bậc cao, vị trí cốt lõi, then chốt, là chuẩn mực chung cho
nhiều người được coi là giá trị chuẩn. Việc xây dựng các giá trị theo các chuẩn mực
nhất định về kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội, thẩm mĩ, tạo ra các chuẩn giá trị. Hoạt
động của cộng đồng, của xã hội, của nhóm, cũng như của từng cá nhân được thực hiện
theo các chuẩn giá trị nhất định, tạo ra những giá trị tương ứng, đảm bảo cho sự tồn tại
của con người. Con người là giá trị cao nhất, vì con người tạo ra mọi giá trị. Con người
là thướt đo của mọi giá trị.
Theo Trần Văn Giàu (1993), những giá trị đạo đức tốt đẹp, chuẩn mực thường gọi
là phẩm giá, phẩm chất.
Thời cổ đại, loài người đã sớm nêu lên hệ giá trị chung là: chân, thiện, mĩ. Cho
đến nay, hệ giá trị này vẫn được coi là phổ biến khắp mọi nơi.
Hồ Chí Minh hết sức coi trọng con người, coi con người là vốn quý của xã hội,
tất cả đều do con người, vì con người. Xưa kia Khổng Tử nói đến : “Nhân - nghĩa - lễ trí - tín”, còn Hồ Chí Minh thì nói: “Nhân - nghĩa - trí - dũng - liêm” và từ đó lấy hệ

GVHD: Trần Ngọc Thanh

11

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

thống giá trị: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân là
thang giá trị cao nhất, là thướt đo giá trị của người Việt Nam, trong đó, cái đức, cái
thiện là cốt lõi, là chuẩn của mọi giá trị (Nguyễn Quang Uẩn và ctv, 1995).
2.3 Đạo đức và giá trị đạo đức
2.3.1 Định nghĩa đạo đức

Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của
một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh
hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về
vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương
tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị
đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật
lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
(Nguồn: />A9c. Truy cập ngày 4/12/2010).
Trong từ điển Tiếng Việt (1988), Đạo đức được định nghĩa là:
- Những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, được dư luận xã hội thừa nhận, quy định
hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
- Những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn,
đạo đức của một giai cấp nhất định mà có.
“Đức” có nghĩa là:
- Cái biểu hiện tốt đẹp của đạo lý trong tính nết, tư cách, hành động của con
người, theo quan niệm của một giai cấp, một xã hội nhất định.
- Tính tốt hợp với đạo lý.
- Điều tốt lành do ăn ở có đạo đức, để lại cho con cháu đời sau.
- Ân huệ của người trên đối với người dưới.

GVHD: Trần Ngọc Thanh

12

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


Luận văn tốt nghiệp


Ngành SPKTNN

Theo Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Văn Chương (2005), Đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội xuất hiện rất sớm, ngay trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện
những mầm mống đạo đức như sự kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ, yêu mến trẻ
em và những cảm xúc xấu hổ. Lúc đầu các quy tắc chuẩn mực đạo đức mới chỉ tồn tại
dưới hình thức tập quán, sau dần được khái quát dưới hình thức trừu tượng như thiện,
ác, danh dự.
Như vậy, Đạo đức có thể hiểu là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ với xã hội, với tự
nhiên và với bản thân mình.
2.3.2 Giá trị đạo đức
Giá trị đạo đức thuộc về giá trị tinh thần, đóng vai trò là một yếu tố cấu thành nên
diện mạo của một thời đại, một xã hội, một dân tộc, một nền văn hóa. Với vai trò đó,
giá trị đạo đức được định nghĩa là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng và
những quy tắc được ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi của con người.
Định nghĩa này được xét phần lớn dựa trên chức năng của đạo đức.
Ngoài ra, giá trị đạo đức còn được định nghĩa là những cái được con người lựa
chọn và đánh giá như một việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được
lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Định nghĩa này được xem xét dựa trên
tính có ích của giá trị đạo đức. Có thể thấy định nghĩa thứ hai được đồng tình hơn do
nó đã nêu lên được khuynh hướng lựa chọn giá trị của con người. Điều này đồng nghĩa
với việc mọi giá trị đạo đức được xem xét dưới khía cạnh nhu cầu của con người.
(Nguyễn Chí Mỳ, 1999)
2.3.3 Một số giá trị đạo đức trong các mối quan hệ và hoạt động học tập của sinh
viên
 Những giá trị đạo đức với bản thân
- Tự trọng: Biết giữ gìn nhân phẩm trong mọi điều kiện.
- Can đảm: Sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro do quyết định của bản thân, không
tránh trách nhiệm, bảo vệ niềm tin, lẽ phải.


GVHD: Trần Ngọc Thanh

13

SVTH: Cao Hà Thanh Thảo


×