Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 51 trang )

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
ĐOÀN HỮU TRỌNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng cử nhân

Sư Phạm Kỹ Thuật Công Nông Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn

ThS. PHẠM QUỲNH TRANG

Tp.HCM, tháng 05 năm 201
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, những người trong gia đình đã nuôi
dưỡng, dạy dỗ và luôn giúp đỡ, động viên con trong mọi thời điểm.
Chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Các thầy cô bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp.
- Các thầy cô trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Đã truyền đạt cho em những kiến thức khoa học trong thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Quỳnh Trang – giảng viên trường
Đại học Nông Lâm TP HCM đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.


Em xin chân thành cảm ơn các quý Thầy Cô giáo và HS tại 3 trường THPT:
Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức, Võ Thị Sáu đã đóng góp những ý kiến quý báu và giúp
đỡ em hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Thủ Đức, ngày 22 tháng 04 năm 2011
Sinh viên

ĐOÀN HỮU TRỌNG

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN – PHẢN BIỆN
I. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
1. Nội dung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Kết luận đề tài
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. Nhận xét của giáo viên phản biện
1. Nội dung

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Kết luận đề tài
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
iii


TÓM TẮT
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay đã tạo ra sự thay
đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội của con người nói chung và của người dân Việt
Nam nói riêng. Sự thay đổi đó cộng với sự giao lưu về kinh tế, về văn hoá giữa các
quốc gia trong cùng khu vực và giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển về trình độ nhận thức của gia đình, thúc đẩy sự phát triển
về giáo dục con cái của gia đình cũng như góp phần đẩy lùi các thói quen, tập quán cũ
lạc hậu đã tồn tại rất lâu trong phần lớn các gia đình trước đây. Gia đình đóng một vai
trò quan trọng đối với việc học tập cho HS nói chung và cho HS THPT nói riêng. Vì
vậy, người nghên cứu thực hiện đề tài “TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ
GIA ĐÌNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, với mục đích nhằm đưa ra
những biện pháp giáo dục học sinh trên cơ sở kết hợp giữa gia đình và nhà trường một
cách có hiệu quả nhất.
Thời gian: tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu sử

dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê, xữ lý số liệu, phương pháp phân
tích định tính.
Kết quả thu được:
-

Gia đình có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của HS THPT rất nhiều,

chủ yếu gồm các yếu tố như:
+ Yếu tố vật chất
+ Yếu tinh thần
+ Anh chị em trong gia đình
+ Truyền thống học tập
+ Nghề nghiệp của gia đình
+ Công việc nhà
iv


+ Sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ
Các yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của HS. Các yếu tố vật chất
thì ảnh hưởng đến điều kiện, cơ sở vật chất cho các em học tập. Các yếu tố tinh thần thì
ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ, suy nghĩ, ý thức của các em, những gia đình do bận
rộn, thường buông thả, bỏ mặc cho con cái với hoàn cảnh quá đầy đủ hay quá thiếu
thốn đều không có lợi cho các em, không giúp các em phát triển tốt. Nhưng có gia đình
quá tin vào cách sống nghiêm khắc kỷ luật, nhất nhất mọi việc đều bắt các em HS phải
tuân thủ mọi ý muốn của người lớn cho là tốt đẹp, bất kể các em mong muốn gì. Tất cả
những cách giáo dục thái quá này đều không giúp học sinh phát triển tự nhiên, hài hòa
dễ làm thui chột những bản lĩnh, cá tính riêng biệt. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng
đến hoạt động học tập của HS như: Công việc nhà, truyền thống học tập của gia đình,
nghề nghiệp gia đình, anh chị em trong gia đình, ... ảnh hưởng và chi phối thời gian

học tập của các em, ảnh hưởng đến động cơ thái độ học tập.

v


MỤC LỤC
Trang tựa………………………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và phản biện ........................................................ iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục ..................................................................................................................... vi
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................... ix
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. x
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Lí do chọn đề tài: .................................................................................................. 1
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................................................... 2
1.3 Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:...................................................................... 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................... 3
1.7 Kế hoạch nghiên cứu: .......................................................................................... 4
1.8 Vấn đề nghiên cứu: .............................................................................................. 5
1.9 Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................. 5
1.10 Giới thiệu cấu trúc của tiểu luận:......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................. 6
2.1 Định nghĩa các khái niệm và thuật ngữ: ................................................................ 6
2.1.1 Gia đình: ............................................................................................................6
2.1.2 Học sinh:............................................................................................................6
2.2 Những lí thuyết nền tản:........................................................................................ 6
2.2.1 Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu: ................................................................ 6

2.2.2 Sơ lược tổng quan một số trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM: 7
2.2.2.1 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân : .................................................................7
2.2.2.2 Trường THPT Võ Thị Sáu: ..............................................................................8
vi


2.2.2.3 Trường THPT Thủ Đức: ..................................................................................9
2.2.3 Đặc trưng gia đình: .......................................................................................... 10
2.2.4 Giáo dục gia đình:............................................................................................ 11
2.2.5 Ảnh hưởng của gia đình đối với định hướng giá trị nhân cách của học sinh Trung
học phổ thông: ………………………………………………………………………..11
2.2.6 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT: ............................................. 14
2.2.7 Nguyên nhân dẫn đến những áp lực của học sinh THPT:.................................. 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 19
3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: ..................................................... 19
3.2 Phương pháp điều tra giáo dục: ........................................................................... 19
3.3 Phương pháp thống kê: ....................................................................................... 19
3.4 Phương pháp phân tích định tính:........................................................................ 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 21
4.1 Khái quát về mẫu nghiên cứu:............................................................................. 21
4.2 Tình hình học tập của học sinh:........................................................................... 21
4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình: .................................................................... 22
4.3.1 Ảnh hưởng về mặt vật chất: ............................................................................. 22
4.3.2 Ảnh hưởng về mặt tinh thần: ............................................................................ 23
4.3.3 Khích lệ tinh thần học tập từ phía gia đình: ...................................................... 25
4.3.4 Ảnh hưởng về thời gian, không gian, công việc trong nhà:............................... 26
4.3.5 Ảnh hưởng của anh, chị, em trong gia đình: ..................................................... 27
4.3.6 Tự đánh giá về sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến việc học của mỗi học sinh
................................................................................................................................. 28
4.3.7 Giải quyết áp lực từ phía gia đình: ................................................................... 29

4.4 Định hướng về tương lai của mỗi học sinh: ......................................................... 30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 31
5.1 Kết luận: ............................................................................................................. 31
5.2 Kiến nghị: ........................................................................................................... 33
vii


5.2.1 Về phía gia đình:.............................................................................................. 33
5.2.2 Về phía trường học:.......................................................................................... 33
5.2.3 Về phía chính quyền, các đoàn thể có con em học tại trường:........................... 34
5.2.4 Về phía bộ Giáo dục và Đào tạo:...................................................................... 34
5.2.5 Về phía học sinh: ............................................................................................. 34
5.3 Những hạn chế của đề tài: ................................................................................... 34
5.4 Hướng phát triển của đề tài: ................................................................................ 35
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………36
Phụ lục

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1 Tình hình học tập HS ............................................................................. 21
Biểu đồ 4.2 Mục đích việc học.................................................................................. 22
Biểu đồ 4.3 Điều kiện học tập ................................................................................... 22
Biểu đồ 4.4 áp lực từ phía gia đình............................................................................ 23
Biểu đồ 4.5 sự quan tâm của cha mẹ ......................................................................... 23

Biểu đồ 4.6 Học tập ở nhà......................................................................................... 24
Biểu đồ 4.7 Mức độ chia sẻ khó khăn với cha mẹ ..................................................... 25
Biểu đồ 4.8 Việc hay làm ở nhà ................................................................................ 26
Biểu đồ 4.9 Sử dụng thời gian rảnh ........................................................................... 26
Biểu đồ 4.10 Ảnh hưởng của anh, chị, em................................................................. 27
Biểu đồ 4.11 Mức độ ảnh hưởng của gia đình ........................................................... 28
Biểu đồ 4.12 Ảnh hưởng của các yếu tố.................................................................... 29
Biểu đồ 4.13 Dự định tương lai................................................................................. 30

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
GVHD: Giáo viên hướng dẫn
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
GD-ĐT: Giáo dục- Đào tạo
HS: Học sinh
SV: Sinh viên
NNC: Người nghiên cứu
NV: Nhiệm vụ
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh

x


Khóa luận tốt nghiệp


Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1

Lí do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay đã tạo ra sự thay

đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội của con người nói chung và của người dân Việt
Nam nói riêng. Sự thay đổi đó cộng với sự giao lưu về kinh tế, về văn hoá giữa các
quốc gia trong cùng khu vực và giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển về trình độ nhận thức của gia đình, thúc đẩy sự phát triển
về giáo dục con cái của gia đình cũng như góp phần đẩy lùi các thói quen, tập quán cũ
lạc hậu đã tồn tại rất lâu trong phần lớn các gia đình trước đây. Gia đình đóng một vai
trò quan trọng đối với việc học tập cho học sinh (HS) nói chung và cho HS trung học
phổ thông (THPT) nói riêng. Các em có ngoan ngoãn, có học tập chăm, có là cháu
ngoan Bác Hồ hay không là do sự quan tâm, sự chăm sóc và sự giáo dục của gia đình
đến các em, những mầm non của thế hệ mai sau. Ngày nay đa số các gia đình đã có sự
quan tâm đúng mức đến việc học tập của các em như: Tạo mọi điều kiện cho các em
học tập tới nơi tới chốn; thường xuyên theo dõi động viên, khích lệ các em trong học
tập, vui chơi cũng như tâm tình, chia sẻ tâm tư tình cảm với các em trong những lúc
các em vui, các em buồn v.v. Sự quan tâm và đầu tư đúng mức đó của gia đình đã tác
động tích cực đến việc học tập của các em như: Các em trở nên ngoan ngoãn, biết
vâng lòi thầy cô cha mẹ, đối xử tốt với bạn và những người xung quanh, biết tự học
hỏi, tự phấn đấu vươn lên trong học tập và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà
thầy cô giao phó v.v. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều gia đình lo bận công việc mưu sinh,
làm kinh tế để nuôi sống gia đình, nên không có thời gian quan tâm và giáo dục con
cái một cách đúng mức chẳng hạn như: Không biết con mình xếp hạng gì trong học
tập, không biết con mình học mấy môn, không biết con mình có gặp khó khăn gì, và
cũng không biết con mình yếu môn gì v.v. Họ đã phó thác toàn bộ trách nhiệm giáo

dục con em họ cho nhà trường. Điều đó đã tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn
luyện đạo đức của các em. Các em có những biểu hiện như: Đi học trễ hay ngủ trong
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

1

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

lớp, không thuộc bài, không chép bài, có một số hành vi vô lễ với giáo viên (GV), hay
tỏ ra nóng nảy và nói năng thiếu nhã nhặn, lịch sự với các bạn trong lớp v.v.
Trong thời gian thâm nhập thực tế tại trường phổ thông tôi nhận thấy vấn đề
này trở nên vô cùng bức xúc bởi vì có nhiều trường hợp các em học sinh đã dùng bạo
lực với các thầy cô giáo, với bạn bè trong lớp, với những người xung quanh; mải lo
vui chơi không màn đến việc học tập. Tệ hại hơn nữa là các em đã giao thiệp, đã gia
nhập băng nhóm với các phần tử xấu trong xã hội v.v. Tình trạng trên đã đặt ra một
câu hỏi lớn không những cho nhà trường và gia đình mà còn cho cả xã hội nữa trong
việc tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất. Là một GV tương lai, người nghiên cứu
(NNC) nhận thấy đây là một vấn đề rất thiết thực, bổ ích cần phải được giải quyết và
đồng thời nó còn có một ý nghĩa quan trọng là hành trang chuẩn bị cho NNC bước
vào nghề sau ngày tốt nghiệp ra trường.
Với những lí do trên NNC quyết định chọn đề tài: “ TÌM HIỂU ẢNH
HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng
giáo dục, đồng thời cũng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho

học sinh.
1.2

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để làm cơ

sở cho việc nghiên cứu thực tiễn.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của gia đình đối với việc học tập của HS.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên nhân của những ảnh hưởng từ gia đình tới hoạt
động học tập của HS.
Nhiệm vụ 4: Đề ra những giải pháp nhằm kết hợp giáo dục giữa gia đình và
nhà trường một cách có hiệu quả nhất.

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

2

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

1.3

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích đưa ra những biện pháp giáo dục HS trên cơ sở kết hợp giữa

gia đình và nhà trường một cách có hiệu quả nhất.

1.4

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới kết quả học tập môn của HS các trường
THPT trên địa bàn TP.HCM.
1.4.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường THPT trên địa bàn TP.HCM, GV các trường THPT trên địa
bàn TP.HCM, sách, báo, internet, luận văn, những nghiên cứu có liên quan…
1.5

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn TP.HCM. NNC sẽ tiến

hành khảo sát ngẫu nhiên 300 HS các trường THPT trên địa bàn TP.HCM.
1.6

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phục vụ NV 1,2,4)
Phương pháp điều tra bằng phiếu (phục vụ NV 2)
Phương pháp thống kê (phục vụ NV 3)
Phương pháp phân tích định tính (phục vụ NV 2,3)

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

3

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang



Khóa luận tốt nghiệp

1.7
STT

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

Kế hoạch nghiên cứu:
THỜI
GIAN

1

09/2010

2

10/2010

NGƯỜI THỰC

HOẠT ĐỘNG

HIỆN

- Chuẩn bị tài liệu.

GHI CHÚ


NNC

- Viết thuyết minh đề tài.
Viết đề cương.

NNC

- Thảo luận đề cương với NNC
3

11/2010

GVHD, chỉnh sửa đề cương.
- Nghiên cứu lý luận.

4

5

11-12/2010

-Viết cơ sở lý luận.

NNC

- Thu thập thêm tài liệu.

12/2010-

Soạn các phiếu câu hỏi điều NNC


02/2011

tra, câu hỏi phỏng vấn.
- Tiến hành phỏng vấn, phát NNC và người Nhờ
phiếu điều tra.

6

02-03/2011

được

- Báo cáo tiến độ giữa giai nhờ phát
đoạn.

bạn

phát phiếu
điều tra

Phiếu

- Tổng hợp kết quả phỏng
vấn, điều tra, đưa ra kết luận.
- Kết thúc quá trình nghiên NNC
cứu.
7

04/2011


- Báo cáo kết quả nghiên cứu
cho GVHD.
- Viết kết luận và kiến nghị.

8

05/2011

- Nộp khóa luận.

NNC

9

06/2011

- Tiến hành bảo vệ.

NNC

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

4

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp


1.8

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

Vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới hoạt động học tập của HS một số

trường THPT trên địa bàn TP.HCM.
1.9

Câu hỏi nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới hoạt động học tập của HS các trường

THPT như thế nào?
Biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả học tập thông qua yếu tố gia đình?
1.10

Giới thiệu cấu trúc của khóa luận:
Đề tài nghiên cứu gồm:

 Chương 1: Phần giới thiệu gồm lí do chọn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, mục
đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
 Chương 2: Cơ sở lí luận
+ Những định nghĩa về gia đình, HS.
+ Những lí thuyết nền tảng: Sơ lược về lịch sử nghiên cứu, các vấn đề về gia
đình, hoạt động học tập (khái niệm, bản chất của hoạt động học tập, sự ảnh hưởng của
gia đình tới HS).
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Ở chương này người nghiên cứu trình
bày các phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho đề tài.

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận, kiến nghị
 Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

5

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1

Định nghĩa các khái niệm và thuật ngữ

2.1.1 Gia đình
Theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn (2001), thì có thể hiểu khái niệm gia
đình như sau: “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và
quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với
nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận
và bảo vệ”.
2.1.2 Học sinh
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2009), từ “học sinh”
được định nghĩa là “một người mà đang đi học ở một ngôi trường, đặc biệt là trường
cấp hai” (a person who is studying at a school, especially a secondary school).

Theo Hoàng Long và Ctv (2007), “học sinh” là người được truyền nghề, người
học với một ông thầy từ đầu đến cuối.
Còn theo Thái Xuân Đệ và Ctv (2007), “học sinh” được hiểu một cách đơn
giản là người học ở nhà trường. Hai soạn giả này còn nói đến từ “học trò”, là người kế
tục học thuyết của người khác hoặc được người khác trực tiếp giáo dục và rèn luyện.
Trong đề tài này, từ “học sinh” được hiểu là những người đang theo học ở
trường.
2.2

Những vấn đề lý luận cơ bản về ảnh của gia đình đến học sinh

2.2.1 Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thực trạng về vấn đề sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới HS THPT nói chung
đã được Đảng và Nhà Nước, ngành GD và nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở cấp độ
nghiên cứu sâu và tổng quát thì đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu liên
quan vấn đề này như:

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

6

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

Nghiên cứu của Ngyuễn Đức Minh (1979). Khoa học giáo dục con em trong
gia đình. Tác giả đã giới thiệu một số quan điểm về giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhấn

mạnh vai trò, đặc điểm của giáo dục gia đình.
Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (1991). Dạy con nên người. Tác
giả đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những hiểu biết cần thiết về gia đình, về trách
nhiệm làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục con cái nên người.
Nghiên cứu của Lê Thi (1997). Vai trò gia đình trong sự hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam. Tác giả bàn về sự phát triển ổn định của xã hội,
không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia đình trong việc bồi
dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách con người.
Những cuộc hội thao, điều tra, nghiên cứu tìm hiểu về gia đình thì rất nhiều,
còn tìm hiểu về sự ảnh hưởng các yếu tố gia đình đến việc học của HS THPT thì hầu
như còn rất hạn chế.
Mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập đến những vấn đề khác nhau về thực
trạng của sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến con cái và nêu ra một vài giải
pháp xây dựng vấn đề trên sao cho tốt nhất. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên
cứu hay sự tìm hiểu nào sâu về sự ảnh hưởng yếu tố gia đình đến kết quả học tập của
HS THPT. Vì thế, NNC bắt đầu tìm hiểu vấn đề này nhằm giúp HS nâng cao nâng cao
kết quả học tập bản thân và có được cuộc sống đoàn kết, thân ái, hạnh phúc ở gia
đình.
2.2.2 Sơ lược tổng quan một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn
TP.HCM
2.2.2.1 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân
Trường được thành lập vào năm học 1962 - 1963 tọa lạc tại số 11 đường Đoàn
Kết, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, được bao quanh bởi 4 con đường là Đoàn Kết,
Chu Mạnh Trinh, Bác Ái và Võ Văn Ngân với diện tích 15.588 m2.

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

7

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang



Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

Trường được xây dựng mới, khởi công vào ngày 03 tháng 09 năm 2003, khánh
thành vào năm học 2005 với tổng kinh phí là 19272000000 đồng, gồm 37 phòng học,
3 phòng thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh, 2 phòng Vi tính, 2 phòng Lab, 1 phòng nghe nhìn và hơn 10 phòng chức năng khác.
Ban giám hiệu gồm 1 Hiệu trưởng, 2 Hiệu phó phụ trách chuyên môn và hành
chính quản trị.
Đào tạo ở 2 hệ là công lập và bán công. Kể từ năm học 2001 - 2002, trường
THPT Nguyễn Hữu Huân đã bắt đẩu vươn lên để cố gắng sánh kịp với các trường
“đại gia” ở thành phố như: THPT Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thị Minh Khai,
THPT Lê Quý Đôn, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Gia Định , … Có số HS giỏi khối 10,
11 và 12 cao; có HS đạt giải Olympic, giải Hòang Gia Úc môn Hóa; số HS đậu Đại
học cao, nằm trong 10 trường đứng đầu thành phố.
2.2.2.2 Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu
a. Trước ngày giải phóng
Trường THPT Võ Thị Sáu tọa lạc tại 95 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận
Bình Thạnh, cửa ngõ phía Bắc của thành phố. Dù ở ngay trung tâm con đường, tấp
nập người qua lại nhưng ngôi trường vẫn mang dáng vẻ bình yên, khép mình dưới
những tán cây phượng tươi xanh, chất chứa nhiều kỷ niệm với bề dày lịch sử 50 năm.
Được thành lập năm 1957, lúc ấy mang tên trường Trung học Trương Tấn Bửu nằm
trong khuôn viên của trường Tiểu học Nam Tỉnh Lỵ, nay là trường Trung học cơ sở
(THCS) Lê Văn Tám. Ban đầu trường có 3 lớp đệ thất gồm cả nữ sinh và nam sinh.
Năm 1959 trường vẫn nằm tại vị trí trên nhưng tách nam sinh ra học tại trường Hồ
Ngọc Cẩn nay là trường Nguyễn Đình Chiểu, còn nữ sinh có 6 lớp vẫn học tại trường.
Đến 1960 trên một diện tích rộng lớn, vốn là đầm lầy, trường được xây dựng mới, dời
về số 95 Đinh Tiên Hoàng và đổi tên thành trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt, vừa

có cấp II và cấp III, với đồng phục áo trắng. Trong những năm chiến tranh, Sài Gòn
còn trong vòng kiểm soát của kẻ thù, chúng đàn áp phong trào HS, sinh viên dữ dội và
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

8

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

đẫm máu, những nữ sinh Lê Văn Duyệt duyên dáng, trong trắng, thơ ngây ngày nào
lại hoà nhập với dòng người đông đảo đấu tranh đòi hoà bình cho dân tộc. Nhiều thế
hệ học sinh vẫn còn nhắc mãi tên tuổi người liệt sĩ Phạm Thị Thu Vân đã cùng các chị
Đào Thị Hạnh, Cao Thị Tuyết Hoa, v.v… thức tỉnh, kêu gọi lớp trẻ trí thức phải luôn
hướng về cội nguồn dân tộc. Và kỳ diệu thay, ngày mà cả dân tộc mong đợi đã đến chiến thắng mùa xuân 1975.
b. Sau ngày giải phóng
Năm 1975 miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, để nhớ ơn những người
anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc trường được đổi tên thành trường cấp III Võ Thị
Sáu. Đến năm học 1978 – 1979, trường giải thể cấp II, thu nhận cả nam sinh và nữ
sinh, trở thành trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu. Từ 1975 – 1999 trường có 16
phòng học, một số phòng chức năng, lúc nhiều học sinh nhất có 37 lớp cả 3 khối. Các
thế hệ hiệu trưởng từng gắn bó với trường như bà Trần Thị Hoàng Mai, Hồ Thị Liên
An, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Yến Thu, Lâm Túy Bích. Hơn 20 năm ấy,
đất nước nhiều khó khăn, thử thách nhưng lớp lớp cán bộ, giáo viên, công nhân viên
nhà trường đã nổ lực phấn đấu để dạy tốt, học tốt, giữ gìn trật tự kỷ cương và xây
dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao, đào tạo được biết bao thế hệ học
sinh đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ thành phố.

2.2.2.3 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức
Trường được chính thức thành lập từ năm học 1976 – 1977 tọa lạc tại số
166/24, đường Đặng Văn Bi, khu phố 1, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Hiện nay trường có tập thể sư phạm là 85 GV và cán bộ công nhân viên, đều
đạt chuẩn.
Trường có 3 khối lớp với 2100 HS, mỗi khối có 14 lớp, học 2 buổi/ngày, mỗi
lớp có phòng học cố định. Cơ sở vật chất nhà trường có đầy đủ phòng Lab, phòng vi
tính, phòng nghe nhìn… Vừa được mở rộng thêm, thư viện, phòng nghỉ HS, căn tin
đều được xây mới từ ngân sách nhà nước.
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

9

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

Một số thành tích trường đã đạt qua các năm:
- Tiên tiến cấp ngành: các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001.
- Tiên tiến cấp Thành phố: 2002 - 2003, 2003 - 2004, 2005 - 2006.
- Xuất sắc cấp thành phố: 2004 - 2005.
Hoạt động nổi bật trong phòng trào Thể dục thể thao: Vô địch bóng đá HS
THPT thành phố các năm học: 1982 - 1983; 2001 - 2002; 2003 - 2004; Hạng nhì bóng
đá THPT Thành phố: 2002 - 2003 và 2004 - 2005.
Hoạt động thanh niên phong phú, lớn mạnh về số lượng, chất lượng với các
phong trào: nuôi heo đất gây quỹ học bổng, các hội thi, chiến dịch tình nguyện mùa
hè xanh, …

2.2.3 Đặc trưng của gia đình
Theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia đình có 6 đặc trưng cơ bản:
- Là một nhóm xã hội phải có từ 2 người trở lên.
- Trong gia đình phải có giới tính (nam, nữ).
- Quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan
hệ tái sản xuất con người.
- Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý.
- Gia đình phải có ngân sách chung.
- Gia đình phải sống chung một nhà.
Tóm lại, gia đình có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng với tư
cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn vị cơ sở của một xã
hội cụ thể. Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào thắng
lợi của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội của đất nước.
2.2.4 Giáo dục gia đình
Theo Nguyễn Kiên (2006), thì “Không thể có sự hình thành và phát triển nhân
cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình

SVTH: Đoàn Hữu Trọng

10

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách
đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó”.

Giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp trẻ.
Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững
bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể
chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn
non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Những mối liên hệ của trẻ em với
môi trường nguyên thuỷ này, đặc biệt với bố và mẹ, quyết định phương thức ứng xử,
nhất là về mặt tình cảm, mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối liên hệ với các
cá nhân khác. Một mối liên hệ tốt với bố mẹ, nhất là với mẹ, nếu được coi là "tốt”, sẽ
đem lại cho con cái sự phấn chấn, tin cậy, lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này. Và
nếu như mối liên hệ ấy bị trẻ coi là "xấu” thì sẽ đem lại cho chúng nỗi lo sợ mất đi cái
gì đang có, sự bất an, sự ganh tức, sự nghi ngờ, thậm chí cả sự co mình lại kiểu tinh
thần phân lập.
2.2.5 Ảnh hưởng của gia đình đối với định hướng giá trị nhân cách của học sinh
Trung học phổ thông.

Theo Nguyễn Thị Mai Lan (2010), thì gia đình ảnh hưởng đến định hướng
giá trị nhân cách của HS THPT ở những khía cạnh cơ bản sau:
 Thứ nhất, gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con
người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại
đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được những
kinh nghiêm và kỹ năng sống đầu tiên.
Tuy nhiên, dường như bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành thời
gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và
phục vụ bản thân mình. Với thực trạng hiện nay khi mà rất nhiều em HS THPT ở các
thành phố lớn, thị xã hoặc một số gia đình giàu có thiếu hụt những kỹ năng sống cơ
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

11


GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

bản và cần thiết, các em không biết làm bất cứ một công việc nào cho dù là những
công việc tự phục vụ nhu cầu của bản thân hay những công việc nhà đơn giản.
 Thứ hai, các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp
đến định hướng giá trị nhân cách của HS THPT.
Nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu
khoa học (bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm...), gia đình mà cha
mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của các em cũng
thiên về sự phát triển lệch lạc.
Thực tế cho thấy hành vi phạm tội của một số em học sinh bắt nguồn từ gia
đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc cha mẹ là những người
nghiên ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp...
Phần lớn HS THPT đều mong muốn được khẳng định cái tôi của mình trong
quan hệ với bố mẹ những người thân trong gia đình. Ở lứa tuổi này, tự ý thức và nhu
cầu độc lập phát triển mạnh mẽ do đó các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình
trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình chăm sóc cuộc sống của bản
thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của mình về tình yêu… Do đó,
cha mẹ và những người lớn trong gia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng
của lứa tuổi này. Cảm giác người lớn khiến cho lứa tuổi HS THPT muốn được khẳng
định bản thân, muốn được độc lập và không bị phụ thuộc ở một mức độ nhất định vào
cha mẹ và những người thân trong gia đình.
 Thứ ba, có mối liên hệ giữa định hướng giá trị nhân cách của HS THPT với
mức độ quan tâm của cha mẹ đến đời sống tâm lý và tinh thần của các em.
Mô hình gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của

HS THPT. Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ
học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là
nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích
cực đến định hướng giá trị nhân cách của các em. Các em sẽ có định hướng giá trị
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

12

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình
đúng với mong muốn của xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số HS THPT được sống trong
gia đình rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, song các
em vẫn có định hướng giá trị nhân cách lệch lạc, không đúng theo mong muốn của gia
đình và xã hội.
Như vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn các giá trị của các em,
trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc của bố
mẹ, lối sống của gia đình. Do vậy, việc xây dựng một lối sống, sự quan tâm đúng mực
của gia đình và sự gương mẫu của bố mẹ là điều kiện cần thiết để hình thành định
hướng giá trị nhân cách đúng đắn của các em. Việc các em mong muốn khẳng định
mình trong gia đình, trong quan hệ với bạn bè và người khác, cũng như sự phát triển
tự ý thức và nhu cầu độc lập của các em là vấn đề cần được chú ý, quan tâm trong
hoạt động giáo dục đối với lứa tuổi HS THPT hiện nay ở cả phạm vi gia đình. Chúng
ta cần tôn trọng những quan điểm, nhu cầu và mong muốn chính đáng của các em, sẽ
là sai lầm nếu chúng ta chỉ nhìn các em như là những đứa trẻ còn non nớt.

Các hình thức giáo dục con cái trong gia đình cần được bố mẹ và các thành
viên trong gia đình chú ý đặc biệt, tránh sử dụng các hình thức giáo dục thiếu tích
cực và đặc biệt là các hình thức giáo dục roi vọt, xâm phạm thể chất và tinh thần của
con em mình. Gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục
giá trị cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục giá trị con em mình cho
nhà trường và xã hội.
2.2.6 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông:
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), thì lứa tuổi thanh niên HS THPT (còn gọi là lứa
tuối đầu thanh niên) là lứa tuổi bao gồm các em khoảng 15 – 18 tuổi. Mà thường goi
tắt là lứa tuổi thanh niên HS.
Theo Lê Văn Hồng và Ctv (1996), trong tâm lí học lứa tuổi đã định nghĩa tuổi
thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lú dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

13

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp

người lớn. Do sự phát triển của trẻ em ngày nay lớn nhanh hơn và đạt được sự tăng
trưởng đầy đủ của mình sớm hơn do đó mà giới hạn của tuổi thiếu niên được hạ thấp.
Ngày nay, tuổi thiếu niên được kết thúc ở 14 - 15 tuổi, tương ứng như vậy tuổi thanh
niên cũng được bắt đầu sớm hơn. Đối với đa số thanh niên thì tuổi thanh niên là thời
kì từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi và được chia làm hai thời kì:
- Từ 14 - 15 tuổi đến 17 - 18 tuổi: Giai đoạn đầu tuổi thanh niên là giai đoạn
tương ứng với tuổi HS THPT.

- Từ 17 - 18 đến 25 tuổi: Giai đoạn của tuổi thanh niên.
Theo Lê Văn Hồng (2002), tuổi thanh niên là thời kì đạt được sự trưởng thành
về mặt cơ thể. Các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng
chưa phải là người lớn. Đa số các em vẫn là HS.
Chính vì vậy mà người lớn là người quyết định nội dung và xu hướng hoạt
động của HS THPT. Các em đến trường dưới sự chỉ đạo của người lớn, phụ thuộc vào
cha mẹ về vật chất.
Tuổi HS THPT là lứa tuổi phát triển tài năng, tiếp thu nhanh, có khả năng sáng
tạo và linh hoạt nhưng cũng dễ chủ quan, nông nổi, kêu ngạo, ít chịu học hỏi đến nơi
đến chốn. Vì vậy mà các em rất cần sự quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ nhằm định hướng
những suy nghĩ, hành động, lí tưởng sống đúng đắn hơn.
a. Đặc điểm sinh lí
Đây là lứa tuổi đang phát triển và hướng dần đến sự hoàn thiện như người lớn.
Hệ xương được phát triển hoàn thiện và cơ bắp tiếp tục phát triển, sự phát triển của hệ
thần kinh có những thay đổi nghiêm trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và
các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của bán cầu đại não có những đặc điểm
như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức
tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp trong quá trình học tập và lao động.
Nhìn chung đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối khỏe đẹp, đa số
các em có thể đạt được những khả năng, thành tích về cơ thể như người lớn.
SVTH: Đoàn Hữu Trọng

14

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Nghành SPKT Công – Nông Nghiệp


b. Đặc điểm tâm lí
Nhu cầu tự ý thức được phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành tự ý thức là quá
trình lâu dài và trải qua những mức độ khác nhau. Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh
mẽ và sôi động và có tính đặc thù riêng, các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá
những đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão
của mình, các em đã tự ý thức được hoạt động của mình làm và xuất phát từ yêu cầu
của cuộc sống và hoạt động học tập. Ở lứa tuổi này thường có xu hướng cường điệu
trong tự đánh giá hoặc tự đánh giá cao nhân cách của mình, tỏ ra tự cao tự đại, coi
thường người khác. Các em rất dễ tự ái, do vậy chúng ta cần phải khéo léo và biết
lắng nghe ý kiến của các em, không được chế giễu ý kiến của các em và tế nhị giúp để
các em dần hoàn thiện về mặt nhân cách. Sự phát triển nhân cách của HS THPT gắn
liền với nhu cầu nhận thức, đánh giá phẩm chất đạo đức của mình. Các em khao khát
được tìm hiểu, tiếp nhận những thông tin mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội
cũng như nhận thức và hiểu biết về các phẩm chất đạo đức của con người một cách
sâu sắc hơn lứa tuổi thiếu niên. Chính điều đó đã khiến các em quan tâm tới đời sống
tâm lí, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em đã viết nhật kí, so sánh mình
với người mà các em coi đó là tấm gương để học tập.
Học sinh ngày nay được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng đồng
thời cũng chịu áp lực tâm lý từ phía gia đình, nhà trường đối với hoạt động học tập.
Nếu các em không thích ứng được với hoàn cảnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả
học tập và sự hoàn thiện nhân cách của các em. HS sẽ chịu một số khó khăn, áp lực
tâm lí sau:
 Áp lực của gia đình đối với việc học tập của học sinh
Nhiều cha mẹ mong muốn con mình đạt kết quả học tập loại giỏi, xuất sắc để
rạng rỡ với bạn bè, hàng xóm và cơ quan, đồng nghiệp. Vì vậy, ngoài việc học chính
khoá, học thêm ở trường thì nhiều gia đình lại thuê gia sư về bồi dưỡng thêm với hy
vọng con trở nên một học sinh tài năng nhanh chóng. Chính kỳ vọng của cha mẹ
SVTH: Đoàn Hữu Trọng


15

GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang


×