Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬPTỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU CHO NHÂN VIÊN KHUYẾN NÔNG, GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU TẠI
HUYỆN BÙ GIA MẬP-TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU
CHO NHÂN VIÊN KHUYẾN NÔNG, GIÁO VIÊN
DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: KIỀU THỊ ÁNH
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 06/2011


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU TẠI
HUYỆN BÙ GIA MẬP-TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU
CHO NHÂN VIÊN KHUYẾN NÔNG, GIÁO VIÊN
DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP

Tác giả

KIỀU THỊ ÁNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP



Giáo viên hướng dẫn
GVC NGUYỄN THANH BÌNH

Tháng 06/2011
i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến bố
mẹ đã vất vả, nhọc nhằn nuôi nấng và dạy dỗ con từ khi con sinh ra cho đến
ngày hôm nay. Con cảm ơn bố mẹ cùng với những người thân trong gia đình
đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để con có thể
hoàn thành tốt suốt thời gian con học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường,
quý thầy cô Bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật và toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy bảo và truyền thụ
những kiến thức bổ ích trong 4 năm tôi học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Thanh
Bình, người đã luôn có những góp ý kịp thời, luôn động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Thư viện trường đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, các cán bộ kỹ thuật quản lí vườn ương của Nông trường
(đặc biệt là bác Nam) cùng các công nhân ghép làm tại đây và toàn thể bà con
sản xuất giống cao su trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè của tôi - những
người đã cùng học tập, giúp đỡ, động viên và luôn cổ vũ tinh thần cho tôi
trong suốt thời gian học tập xa nhà.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày

tháng

Sinh viên

Kiều Thị Ánh

ii

năm


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Khảo sát tình hình sản xuất giống cao su tại huyện Bù Gia Mập – tỉnh
Bình Phước và xây dựng bài giảng về kỹ thuật sản xuất giống cao su cho nhân viên
khuyến nông, giáo viên dạy nghề nông nghiệp”
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thanh Bình
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng 5/2011 tại huyện Bù Gia
Mập, điều tra 50 nông hộ sản xuất giống và 2 vuờn ương của nông trường thuộc
Công ty cao su Phú riềng về tình hình sản xuất, các bước kỹ thuật trong sản xuất
giống cao su.
Qua quá trình điều tra ghi nhận được 1 số kết quả như sau:
+ Huyện Bù Gia Mập có nhiều thuận lợi cho sự phát triển cây cao su . Hiện
nay do việc chuyển đổi giống cây trồng của người dân từ cây điều sang cây cao su
nên cây cao su giống trở nên khan hiếm và nhiều nông hộ đã tự phát lập các vườn
ương với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, do bố trí với mật độ rất,
đầu tư cho phân bón ít ... nên các bệnh thường xuyên xuất hiện nhiều như bệnh
phấn trắng, héo đen đầu lá ... làm cho cây phát triển chậm, kéo dài thời gian chăm

sóc cho đến khi được ghép.
+ Nhìn chung các cơ sở sản xuất giống có nhiều thuận lợi để sản xuất, nhưng
bên cạnh đó vẫn còn 1 số khó khăn như: nguồn mắt ghép, giá thuốc BVTV và phân
bón cao ...
+ Các giống cao su phổ biến hiện nay như: PB 260, PB 235, GT 1 và đặc biệt
là giống Lai hoa đang có khả năng sẽ phát triển trong vài năm tới.
+ Xây dựng được 4 bài giảng về sản xuất giống cao su:
- Bài 1: Giới thiệu một số giống cao su phổ biến hiện nay
- Bài 2: Kỹ thuật làm vườn ương tum trần 10 tháng tuổi
- Bài 3: Kỹ thuật làm vườn ương bầu cắt ngọn
- Bài 4: Qui trình phòng trị 1 số loại sâu bệnh và côn trùng gây hại
thường gặp trong vườn ương cao su giống.

iii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

TRANG TỰA.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI................................................................................................ iii
MỤC LỤC..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... xi

DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................... xii
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2 Vấn đề nghiên cứu..........................................................................................3
1.3 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
1.6 Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................4
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phục vụ nhiệm vụ 1, 2, 3, 4..................4
1.6.2 Phương pháp quan sát: phục vụ nhiệm vụ 2 .............................................4
1.6.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn: phục vụ nhiệm vụ 2 ............................4
1.6.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phục vụ nhiệm vụ 3 ...................5
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................5
1.8. Tính mới của đề tài:.......................................................................................5
1.9 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................5
1.10 Cấu trúc luận văn..........................................................................................5
1.11 Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................7
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................8
2.1 Sơ lược về cây cao su .....................................................................................8
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố .............................................................................8

iv


2.1.2 Công dụng của cây cao su........................................................................8
2.1.3 Hình thái cây cao su.................................................................................9
2.1.4 Các yếu tố cần thiết cho sự phát triển cây cao su......................................9
2.2 Đặc điểm một số giống cao su hiện nay........................................................10
2.2.1 GT 1 ......................................................................................................10
2.2.2 PB 235...................................................................................................10

2.2.3 PB 260...................................................................................................10
2.2.4 RRIC 121...............................................................................................10
2.2.5 LH 82/158 (RRIV 3)..............................................................................11
2.3 Khái quát về ghép cao su ..........................................................................11
2.4 Vườn nhân gỗ ghép cao su ...........................................................................12
2.5 Các dạng cây giống phổ biến hiện nay..........................................................13
2.5.1 Tum trần 10 tháng tuổi...........................................................................13
2.5.2 Bầu ghép cắt ngọn (bầu ghép mắt ngủ) ..................................................13
2.5.3 Bầu ghép có tầng lá................................................................................13
2.6 Quy trình kỹ thuật sản xuất cây cao su giống................................................13
2.6.1 Kỹ thuật làm vườn ương tum .................................................................13
2.6.1.1 Thời vụ ...............................................................................................14
2.6.1.2 Chuẩn bị đất........................................................................................14
2.6.1.2 Thiết kế vườn ương.............................................................................14
2.6.1.3 Chuẩn bị hạt giống ..............................................................................15
2.6.1.4 Chăm sóc ............................................................................................15
2.6.1.5 Ghép ...................................................................................................17
2.6.1.6 Nhổ tum và xử lí tum ..........................................................................17
2.6.2 Kỹ thuật làm vườn ương bầu..................................................................18
2.6.2.1 Thời vụ ...............................................................................................18
2.6.2.2 Chuẩn bị đất........................................................................................18
2.6.2.2 Quy cách bầu đất.................................................................................18
2.6.2.3 Thiết kế hàng trồng .............................................................................18
2.6.2.4 Chuẩn bị hạt giống và cách trồng ........................................................18

v


2.6.2.5 Chăm sóc ............................................................................................18
2.6.2.6 Ghép cây.............................................................................................19

2.6.3 Kỹ thuật làm vườn ươm tum bầu có tầng lá............................................19
2.7 Mục đích và ý nghĩa của bài giảng ...............................................................20
2.7.1 Mục đích................................................................................................20
2.7.2 Ý nghĩa của việc soạn bài giảng .............................................................20
2.8 Vai trò và chức năng của cán bộ khuyến nông ..............................................20
2.9 Lược khảo các nghiên cứu trước đây ............................................................21
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................23
3.1 Vấn đề nghiên cứu........................................................................................23
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................23
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................23
3.2.2 Phương pháp quan sát ............................................................................23
3.2.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn. ..........................................................24
3.2.4 Phương pháp phân tích tài liệu. ..............................................................24
3.3 Các bước tiến hành điều tra ..........................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................26
PHẦN A: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ........................................................................26
4.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên ở huyện Bù Gia Mập......................................26
4.1.1 Vị trí địa lí .............................................................................................26
4.1.2 Ranh giới hành chính .............................................................................26
4.1.3 Địa hình.................................................................................................26
4.1.4 Tài nguyên nước ....................................................................................27
4.1.5 Tài nguyên đất .......................................................................................27
4.1.6 Tài nguyên rừng.....................................................................................27
4.1.7 Tài nguyên khoáng sản ..........................................................................27
4.2 Tình hình sản xuất........................................................................................27
4.2.1 Tình hình sử dụng đất cho cây cao su.....................................................27
4.2.2 Qui mô sản xuất giống cao su ................................................................28
4.2.3 Giống và dạng cây giống cao su.............................................................29

vi



4.2.3.1 Các loại giống cao su hiện nay ............................................................29
4.2.3.2 Dạng cây giống ...................................................................................31
4.2.4 Tình hình sản xuất và sử dụng nguồn mắt ghép......................................33
4.2.5 Tình hình kỹ thuật sản xuất giống cao su ...............................................35
4.2.5.1 Kỹ thuật làm vườn ương tum ..............................................................35
4.2.5.2 Kỹ thuật làm vườn ương bầu...............................................................46
4.2.6 Tình hình tiêu thụ cây giống của các cơ sở sản xuất tại huyện Bù Gia Mập
.......................................................................................................................52
4.2.7 Hiệu quả kinh tế.....................................................................................54
4.2.8 Thuận lợi và khó khăn của các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn huyện
Bù Gia Mập ....................................................................................................55
4.2.8.1 Thuận lợi ............................................................................................55
4.2.8.2 Khó khăn ............................................................................................55
4.3 Tình hình công tác khuyến nông tại huyện Bù Gia Mập ...............................56
Phần B THIẾT KẾ BÀI GIẢNG............................................................................57
I. Bài 1: Giới thiệu một số giống cao su phổ biến hiện nay .................................57
II. Bài 2: Kỹ thuật làm vườn ương tum trần 10 tháng tuổi ..................................59
III. Bài 3: Kỹ thuật làm vườn ương bầu cắt ngọn................................................64
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................70
5.1 Kết luận........................................................................................................70
5.2 Kiến nghị......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................73
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

Tp.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho cao su vườn ương tum (80000 điểm/ha).................16
Bảng 2.2: Liều lượng phân bón cho vườn ương bầu...............................................19
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bù Gia Mập ....................28
Bảng 4.2 Qui mô diện tích đất dùng sản xuất giống cao su.....................................28
Bảng 4.3 Các giống cao su được sản xuất tại các cơ sở ..........................................29
Bảng 4.4 Các dạng cây giống hiện đang và dự định sẽ sản xuất trong năm 2011....31
Bảng 4.5 Qui mô diện tích vườn ương tum trần 10 tháng tuổi................................37
Bảng 4.6 Mật độ trồng cây trong vườn ương tum trần 10 tháng tuổi ......................37
Bảng 4.7: Chủng loại phân được sử dụng để bón lót của các cơ sở sản xuất tum tại
huyện Bù Gia Mập.................................................................................................40
Bảng 4.8 Chủng loại phân dùng bón định kỳ cho vườn ương tum ..........................41
Bảng 4.9 Sâu, bệnh hại phổ biến trong vườn ương tum..........................................44
Bảng 4.10 Các loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trong vườn ương tum .....45

Bảng 4.11 Các loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trong vườn ương bầu .....51
Bảng 4.12 Tổng chi phí sản xuất và giá thành 1 cây giống .....................................54

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Thiết kế luống và hàng trồng vườn ương tum trần..................................14
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu các dạng cây giống cao su tại huyện Bù Gia Mập ..................32
Biểu đồ 4.2: Tình hình sản xuất và sử dụng nguồn mắt ghép của các cơ sở............34
Biểu đồ 4.3: Thiết kế luống trồng cho vườn ương tum trần 10 tháng tuổi...............36
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu nguồn gốc hạt giống làm gốc ghép tum trần ............................38
Biểu đồ 4.5 Thiết kế luống trồng trong vườn ương bầu cắt ngọn............................47

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Bầu cắt ngọn.....................................................................................................31
Hình 4.2: Bầu ghép 1, 2 và 3 tầng lá.................................................................................31
Hình 4.3: Tum trần 10 tháng tuổi .....................................................................................31
Hình 4.4: Tum-bầu 2 tầng lá ............................................................................................32
Hình 4.5: Bầu cắt ngọn.....................................................................................................32

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về tình hình sản xuất giống tại huyện Bù Gia Mập
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát các cơ sở sản xuất giống
Phụ lục 3: Danh sách các cơ sở sản xuất giống khảo sát

xii


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, cây cao su ngày càng
phát triển mạnh mẽ và có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước.
Trong những năm qua, cao su Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong sự
nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia. Năm 2010, nền kinh tế thế giới phục hồi dần,
tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu cao su nguyên liệu và sản phẩm. Định hướng phát
triển của ngành cao su Việt Nam đến năm 2020 diện tích là 1.000.000 ha, sản lượng
đạt 1.200.000 tấn và năng suất trung bình sẽ là 1.940 kg/ha/năm (nguồn VRA,
2008). Để đạt được mục tiêu trên, toàn ngành cao su phải nổ lực nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả kinh tế cây cao su để tăng tính cạnh tranh với các loại cây trồng khác.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (Bộ Công
Thương), giá cao su thiên nhiên của Việt Nam hiện đang đứng ở mức 2.900
USD/tấn, cao nhất kể từ quý 3/2008, đẩy giá nguyên liệu sản xuất lốp xe cũng tăng
gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế
(IRSG), từ năm 2010, nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng trưởng liên tục đến năm
2019. Điều này cho thấy việc phát triển cây cao su tại Việt Nam nói chung và tỉnh
Bình Phước nói riêng là điều kiện thiết thực góp phần tăng GDP quốc gia và giải

quyết việc làm tại địa phương. Hơn thế nữa, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm 2006 đã, đang và sẽ
mang lại những thuận lợi trong giao thương giữa các nước thành viên của tổ chức
này, hàng hóa Việt Nam sẽ được tự do giao dịch trong đó có sản phẩm cao su.
Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới là rất lớn, nguồn cao su cung
cấp cho thị trường không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ. Từ đây, theo quy luật cung
cầu thị trường giá cao su tăng cao và sẽ còn tăng mạnh trong tương lai do cung
không đáp ứng nổi cầu. Chính lý do đó mà nhiều tập đoàn, công ty cao su rất chú
trọng đến việc tăng năng suất và chất lượng vườn cây. Nhiều tập đoàn cao su đã
thanh lý những vườn cây già cỗi, cho sản lượng mủ thấp và thay thế vào đó là
những giống cao su mới có nhiều ưu việt hơn. Những vườn cao su đầu tiên được

Khóa luận tốt nghiệp

1

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

trồng bằng hạt thực sinh, năng suất rất kém và sản lượng từng cây không đồng đều
do xuất thân từ những quần thể tạp giao. Đến nay, hầu hết các vườn này đã được
thay thế bằng các dòng vô tính tuyển chọn từ các cây thực sinh đầu dòng hoặc cây
lai xuất sắc.
Để các vườn cao su đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, một trong các
điều kiện có tính quyết định là chọn những cây con thuộc loại giống sinh trưởng
khoẻ, năng suất cao, ít bệnh, thích nghi với điều kiện môi trường và cây con phải

đạt tiêu chuẩn theo quy định. Cây cao su cũng như những giống cây trồng khác nếu
ở giai đoạn vườn ương được chăm sóc tốt, ghép đúng kỹ thuật và tuổi ghép thì sau
này mới phát huy hết thế mạnh của giống. Trong kỹ thuật sản xuất giống cao su,
người ta đã chuyển phương pháp gieo hạt ghép tại lô sang nhân giống trong vườn
ương bằng tum trần và hiện nay phổ biến trồng là dạng bầu cắt ngọn.
Kỹ thuật ghép là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống của cây
ghép, từ đó làm tăng tỷ lệ sử dụng cây giống, khả năng sinh trưởng, phát triển và rút
ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tạo vườn cây đồng đều để nâng cao tỷ lệ định hình
vườn cây đồng thời chủ động được vụ trồng mới và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong
những vườn ương, để có cây giống tốt đạt tiêu chuẩn thì phải trải qua thời gian dài
lai tạo và chăm sóc dưới bàn tay khéo léo của những người công nhân cùng các kỹ
sư, nhà nghiên cứu... Người thợ nhân giống cao su muốn thành thạo, chuyên nghiệp
phải trải qua thời gian rèn luyện các thao tác kỹ thuật, chịu khó học hỏi …
Xét về khía cạnh giáo dục cũng vậy, chúng ta không những cần đào tạo
những con người nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn cần giỏi thực hành, có bàn
tay khéo léo thể hiện được những gì mà bộ óc suy nghĩ. Nếu không có điều đó thì
những hiểu biết của chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết chưa thể tác động vào
thực tiễn để phục vụ cho mục đích của mình. Đất nước ta đang trên đà hội nhập hoá
toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, việc nâng cao chất lượng
giáo dục ngày càng trở thành một thách thức gay gắt. Điều 3, chương 1, luật Giáo
Dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý
học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội”. Mục đích cuối cùng của

Khóa luận tốt nghiệp

2

Ngành SPKTNN



GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

giáo dục là đào tạo ra những con người năng động, có tri thức và biết cách vận dụng
tri thức vào cuộc sống. Tác giả Lê Thúy Hằng (2006) cũng đã khẳng định rằng
“Người học chỉ có thể rèn luyện kỹ năng hiệu quả nhất thông qua những thao tác,
hành động cụ thể của họ dưới sự hướng dẫn của người giáo viên nên tài liệu thực
hành cho công tác hướng dẫn ấy là không thể thiếu.”
Xuất phát từ hiện trạng đang khan hiếm cây cao su giống tại nhiều địa
phương, với mong muốn tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống cao su, người nghiên cứu
tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sản xuất giống cao su tại huyện Bù
Gia Mập - tỉnh Bình Phước và xây dựng bài giảng về kỹ thuật sản xuất giống cao
su cho nhân viên khuyến nông, giáo viên dạy nghề nông nghiệp”.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu về tình hình sản xuất giống cao su tại huyện Bù Gia
Mập, tỉnh Bình Phước từ đó xây dựng bài giảng về sản xuất giống cao su cho nhân
viên khuyến nông, giáo viên dạy nghề nông nghiệp.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ các mục đích sau:
- Biết được tình hình sản xuất giống cao su cũng như các hoạt động khuyến
nông tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
- Tìm ra các giống cao su có hiệu quả kinh tế cao đang sử dụng trong nhân
giống cao su hiện nay.
- Tìm ra kỹ thuật nhân giống cao su tối ưu từ đó có thể xây dựng bài giảng
phù hợp với xu hướng giống hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo cho phòng khuyến nông, cán bộ khuyến nông và
nông dân tại địa phương.
- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Nông học, Kinh tế, Lâm nghiệp

và các ngành liên quan đến cây cao su.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Tình hình sản xuất giống cao su tại huyện Bù Gia
Mập, tỉnh Bình Phước hiện nay như thế nào?

Khóa luận tốt nghiệp

3

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở sản xuất
giống hiện nay là gì?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Các giống cao su phổ biến nào hiện đang được sử
dụng để nhân giống?
- Câu hỏi nghiên cứu 4: Quy trình kỹ thuật sản xuất dạng cây giống nào là
phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế nhất hiện nay?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của kỹ thuật sản xuất giống cao su.
- Nhiệm vụ 2: Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất giống cao su tại huyện Bù
Gia Mập – tỉnh Bình Phước
- Nhiệm vụ 3: Tiến hành phân tích, đánh giá các số liệu từ kết quả điều tra,
khảo sát.
- Nhiệm vụ 4: Xây dựng được bài giảng về quy trình sản xuất giống cao su.

1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phục vụ nhiệm vụ 1, 2, 3, 4
Người nghiên cứu đọc sách, báo, tạp chí khoa học, tài liệu kỹ thuật,
truy cập internet … có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.6.2 Phương pháp quan sát: phục vụ nhiệm vụ 2
Người nghiên cứu quan sát các kỹ thuật trong sản xuất giống như cách bố trí
vườn ương; cách chăm sóc cây con như tưới nước, bón phân, nhổ cỏ; cách ghép cây
từ đó ghi lại các hình ảnh bằng máy chụp hình để minh họa cho các bước trong tài
liệu thực hành về quy trình sản xuất giống cao su.
1.6.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn: phục vụ nhiệm vụ 2
Người nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế trước sau đó đến
các vườn ương phát bảng hỏi và phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân… để
thu thập số liệu cũng như các kỹ thuật về nhân giống cao su.

Khóa luận tốt nghiệp

4

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

1.6.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phục vụ nhiệm vụ 3
Người nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lí tất cả các số liệu điều tra được
dựa trên phần mềm Microsoft Office Excel, sau đó trình bày kết quả nghiên cứu.
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất giống cao su tại các cơ sở sản
xuất giống (nông trường và nông hộ) trên địa bàn huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình
Phước.
Khách thể nghiên cứu là cán bộ kỹ thuật vườn ương, công nhân, các hộ nông
dân và tài liệu kỹ thuật có liên quan.
1.8. Tính mới của đề tài:
Các đề tài trước đây chỉ tìm hiểu về tình hình sản xuất trong vườn cao su
kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su, phân bón cũng như ảnh hưởng
của các chất kích thích đến quá trình khai thác mủ… mà chưa tìm hiểu sâu về kỹ
thuật sản xuất giống cao su. Thông qua đề tài này, nhân viên khuyến nông và giáo
viên dạy nghề nông nghiệp có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình giảng
dạy tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học thực hành.
1.9 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người nghiên cứu chỉ tiến
hành khảo sát 50 hộ nông dân thuộc 5 xã (Long Hà, Bù Nho, Long Hưng, Long
Tân, Phú Riềng) trong huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước và 2 vườn ương thuộc
Công ty cao su Phú Riềng trên địa bàn khảo sát.
1.10 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương, phần tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này người nghiên cứu giới thiệu sơ lược về đề tài và các vấn
đề nghiên cứu có liên quan. Người nghiên cứu đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cùng
với các phương pháp nghiên cứu làm cơ sở xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trong chương này, người nghiên cứu sẽ trình bày tổng quan về cây
cao su, các giống cao su phổ biến hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống cao su. Từ

Khóa luận tốt nghiệp

5


Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

nghiên cứu lý thuyết cơ bản về cây cao su, người nghiên cứu lấy đó làm cơ sở cho
việc nghiên cứu tiếp theo.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này người nghiên cứu trình bày về các phương pháp nghiên
cứu cũng như cách vận dụng cụ thể của từng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan
sát, điều tra và phỏng vấn, phân tích và xử lý số liệu được sử dụng trong luận văn.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Từ các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, phỏng vấn, người
nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả đó.
Chương 5: Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh


1.11 Kế hoạch nghiên cứu
STT

THỜI GIAN
0 Tháng 8/ 2010

HOẠT ĐỘNG

THỰC HIỆN

Xây dựng tên đề tài

Người nghiên

1

cứu
2 Tháng 9/2010

2
3 Tháng 10 & 11
3

/2010
4 Tháng 12/2010

4

Người nghiên


viết đề cương

cứu

Chỉnh sửa đề cương

GVHD và người

lần 1

nghiên cứu

Viết cơ sở lý luận, thiết GVHD và Người
kế bảng hỏi và chỉnh

01/2011

sửa đề cương lần 2

thán 03/2011
6 Tháng 03/2011-

6

Đăng ký tên đề tài và

Đến tháng

5 Tháng 02 đến

5

GHI CHÚ

tháng 04/2011
7 Tháng 04/2011

7

nghiên cứu

Chỉnh sửa đề cương

GVHD và người

lần 3

nghiên cứu

Tiến hành khảo sát và

Người nghiên

thu thập số liệu

cứu

Phân tích kết quả thu

GVHD và người


được và báo cáo tiến

nghiên cứu

trình thực hiện đề tài
8 Tháng 05/2011
8
9 Tháng 06/2011

Hoàn thành và

Người nghiên

nộp luận văn

cứu

Bảo vệ luận văn

Người nghiên

9

Khóa luận tốt nghiệp

cứu

7


Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Sơ lược về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Trồng thử
nghiệm đầu tiên cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Các cây
cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm
1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần
lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi
nhiệt đới.
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực
vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ
Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho
trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin
trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong
giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến
tranh.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ
1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông
trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân
đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở

Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. Năm 2007 diện tích Cao Su ở
Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc
(41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).
(vi.wikipedia.org truy cập ngày 05/11/2010)
2.1.2 Công dụng của cây cao su
- Cung cấp mủ cao su là nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp
hiện nay như: sản xuất vỏ, ruột xe; gối đệm chống sốc …
Khóa luận tốt nghiệp

8

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

- Cung cấp gỗ, dầu hạt và có thể nuôi ong vào mùa cao su ra lá non vừa ổn
định.
- Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh
tế xã hội nhất là ở các vùng trung du, miền núi góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
tại các vùng biên giới. (Nguyễn Thị Huệ, 2006)
2.1.3 Hình thái cây cao su
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), đặc điểm thực vật học của cây cao su có
thể được tóm tắt như sau:
- Thân cây: thuộc thân gỗ, vỏ thân là bộ phận sản sinh ra nhựa mủ quyết định
năng suất sản lượng cao su. Hình dạng thân phần sát gốc của cây ghép thì bình
thường nhưng cây thực sinh lại có dạng chân voi.
- Lá: lá mọc cách có 3 lá chét nhỏ, cuống dài, có hình bầu dục, đuôi nhọn,

mặt nhẵn, gân song song.
- Hoa, quả, hạt: hoa đơn tính đồng chu, có hình chuông nhỏ màu vàng nhạt.
Quả thuộc loại quả nang, khi chín vỏ tự nứt hạt tách ra ngoài. Hạt có hình trứng hơi
tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là lớp vỏ sừng cứng, hạt chứa 20% protit, 25%
dầu …
- Rễ: có 2 loại rễ cọc (giúp cây chống đổ ngã, hút nước và muối khoáng từ
các lớp đất sâu) và rễ bàng (hút chất dinh dưỡng).
2.1.4 Các yếu tố cần thiết cho sự phát triển cây cao su
- Nhiệt độ: cây cao su cần nhiệt độ cao và nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 30oC. Nhiệt độ thấp 5oC kéo dài cây sẽ chết. Ở nhiệt độ 25oC, năng suất cây đạt
mức tối hảo.
- Lượng mưa: cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500 2000 mm nước/năm.
- Gió: gió mạnh thường xuyên, gió lốc và gió bão sẽ gây hư hại cho cây cao
su, làm cây bị gãy cành, gãy thân, trốc gốc.
- Giờ chiếu sáng, sương mù: ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng
nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng tốt nhất bình quân là 1800 - 2800 giờ/năm

Khóa luận tốt nghiệp

9

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

và tối hảo là khoảng 1700-1800 giờ/năm. Sương mù nhiều tạo cơ hội cho các loại
nấm bệnh phát triển như bệnh phấn trắng … (Nguyễn Thị Huệ, 2006)
2.2 Đặc điểm một số giống cao su hiện nay

Hiện nay một số giống cao su đang được trồng nhiều tại vùng Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên như: PB 235, GT 1, PB 260… Đặc điểm của 1 số giống có thể khái
quát như sau:
2.2.1 GT 1
Xuất xứ: Inđônêsia
- Đặc điểm: nhiễm trung bình bệnh nấm hồng và rụng lá mùa mưa, tương đối
dễ nhiễm bệnh lá phấn trắng, đáp ứng tốt với chất kích thích mủ và chịu được
cường độ cạo cao, ít khô mủ, kháng gió khá.
- Năng suất: 1,2 tấn/ha/năm.
2.2.2 PB 235
Xuất xứ: Malaysia
- Đặc điểm: ít nhiễm hoặc nhiễm nhẹ các loại bệnh (trừ bệnh phấn trắng thì
dễ nhiễm). Kháng gió trung bình đến kém.
- Năng suất 2 tấn/năm/ha.
2.2.3 PB 260
Xuất xứ: Malaysia
- Đặc điểm: nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa. Nhiễm nhẹ đến
trung bình bệnh phấn trắng và loét sọc mặt cạo, dễ khô mủ, phản ứng mạnh khi cạo
phạm, xuất hiện các bướu trên vỏ tái sinh.
- Năng suất 2 tấn/ha/năm.
2.2.4 RRIC 121
Xuất xứ: Sri Lanka
- Đặc điểm: ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cao, nhiễm nấm hồng và rụng lá mùa
mưa trung bình, dễ nhiễm phấn trắng. Ít khô mủ, kháng gió trung bình, đáp ứng tốt
với chất kích thích mủ, tăng trưởng tốt trong khi cạo và có trữ lượng gỗ cao.
- Năng suất: 1,2 tấn/ha/năm

Khóa luận tốt nghiệp

10


Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

2.2.5 LH 82/158 (RRIV 3)
Xuất xứ: Việt Nam
- Đặc điểm: nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng và rụng lá mùa mưa, nhiễm trung
bình bệnh loét sọc mặt cạo và bệnh phấn trắng.
- Năng suất: 1,5 tấn/ha/năm
(caosu.net truy cập ngày 10/12/2010)
2.3 Khái quát về ghép cao su
Theo Nguyễn Thị Huệ (2006), ghép cao su là thay thế phần trên của cây cao
su trồng hạt (gốc ghép) bằng một mầm của dòng vô tính đã được tuyển lựa với các
đặc tính sinh trưởng và sản lượng tốt hơn gốc ghép.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996) và Nguyễn Thị Huệ (2006), để tiến hành
công việc ghép cần có gốc ghép và mắt ghép.
- Trên một đoạn gỗ ghép về phương diện sử dụng ta phân biệt các loại mắt
ghép sau: mắt vảy cá, mắt nách lá, mắt kim, mắt già.
- Dụng cụ ghép gồm có dao ghép, đá mài dao, giẻ lau, dây băng, thùng ghép.
* Phương pháp ghép
Gồm có 2 phương pháp ghép chính là ghép mắt xanh và ghép mắt nâu.
- Ghép mắt xanh: khi vỏ gốc ghép và gỗ ghép còn non có màu xanh, thường
cây từ 4-6 tháng tuổi.
* Các bước thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị gốc ghép: theo Nguyễn Viết Chưởng (2009), gốc ghép nằm trong
cấp đường kính từ 12 - 12,9 mm cho khả năng sinh trưởng và phát triển chồi ghép

tốt nhất. Bên cạnh đó, gốc ghép có cấp đường kính từ 10 - 11,9 mm cũng cho kết
quả tương đối tốt. Gốc ghép có cấp đường kính nhỏ hơn 10 mm sinh trưởng và phát
triển kém trong cả hai giai đoạn vườn ương và trồng mới.
+ Tạo 1 cửa sổ trên gốc ghép.
+ Cắt mắt ghép: lưu ý bề rộng mắt ghép nhỏ hơn cửa sổ trên gốc ghép.
+ Lắp mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây băng trong (dây PE) băng chặt lại.

Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngành SPKTNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Kiều Thị Ánh

- Ghép mắt nâu: khi lớp vỏ mắt ghép và gỗ ghép đều đã hóa nâu: cây trên 10
tháng tuổi, có đường kính thân gần gốc từ 20 - 25 mm. Các bước ghép mắt nâu cũng
tương tự như ghép mắt xanh.
Sau khi ghép 18 - 20 ngày, cây được mở băng. Ở cây ghép mắt xanh băng PE
được cắt bỏ ở phía đối diện với mắt ghép. Đối với ghép mắt nâu băng được mở mối
và gỡ ra sau đó quan sát mức độ sống chết của cây.
Các cây có mắt ghép chết được đánh dấu để ghép lại đợt 2. Ghép đợt 2 ở lớp
vỏ đối diện với mắt ghép lần 1. Trường hợp phải ghép lần 3 trên cùng 1 cây thì ghép
ở vị trí phía trên của vị trí ghép lần 1 hoặc lần 2.
Sau khi mở băng được 15 - 20 ngày kiểm tra lại mắt ghép để cưa ngọn các
cây có mắt ghép sống. (Nguyễn Thị Huệ, 2006)
2.4 Vườn nhân gỗ ghép cao su

Theo Nguyễn Thị Huệ (2006), vườn nhân gỗ ghép là một vườn trồng các cây
ghép (dòng vô tính) đã được chọn lựa, các tược của cây ghép phát triển thành 1
đoạn thân cao 1,2 - 2,0 m trên có chứa các mầm sẽ được sử dụng thành gỗ ghép để
ghép cho các vườn cây đại trà. Thời hạn sử dụng vườn nhân thông thường là 7 - 8
năm, tối đa là 10 năm.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), vườn nhân gỗ ghép là nơi sản xuất ra
lượng lớn mắt ghép của những giống cao su chất lượng tốt.
- Khoảng cách trồng ở vườn nhân gỗ ghép có thể 1,2 m x 1 m hoặc 1,5 m x
0,8 m. Các biện pháp trồng và chăm sóc giống như khâu làm vườn ương hạt.
- Tiêu chuẩn chọn những cây tốt cho mắt ghép: cây cao trên 3m, đường kính
thân 3cm, có trên 1m đã hóa gỗ.
Theo xu hướng hiện nay thì người nông dân nếu muốn tự sản xuất ra cây
giống thì việc lập vườn nhân để lấy mắt ghép phục vụ việc nhân giống tại chỗ hầu
như rất ít (trừ các cơ sở sản xuất giống với quy mô lớn). Hầu hết các nông hộ
thường đi mua cành ghép từ các nông trường hay các công ty cây giống vì ở đây các
giống đã được kiểm định và có uy tín.

Khóa luận tốt nghiệp

12

Ngành SPKTNN


×