Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE TECHNOLOG 3D PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHẦN 1 KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA NGOẠI NGỮ- SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE
TECHNOLOG 3D PHỤC VỤ GIẢNG DẠY
PHẦN 1 KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÔN CÔNG NGHỆ 12

GVHD: NGUYỄN THANH BÌNH

S

SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
Ngành: SƯ PHẠM KĨ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2007- 2011

Tp.HCM, Tháng 05 năm 2011


MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2.Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4.Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5.1.Chủ thể nghiên cứu................................................................................ 3
1.5.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................... 3
1.6.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3


1.7.Hướng phát triển của đề tài .......................................................................... 4
1.8.Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................... 4
Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................... 5
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
2.2. Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay ..................................... 6
2.3. Giới thiệu chung về môn Công Nghệ 12 ở trường THPT ............................ 7
2.3.1. Nội dung............................................................................................... 7
2.3.2. Đặc điểm .............................................................................................. 7
2.3.3. Vai trò môn Công Nghệ 12 trong trường PT ......................................... 8
2.3.4. Nhiệm vụ dạy học môn Công Nghệ 12 trong trường PT ....................... 8
2.4. Những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học ................................................ 8
2.4.1 Định nghĩa quá trình dạy học:................................................................ 8
2.4.2. Mục tiêu dạy học .................................................................................. 9
2.4.2.1 Khái niệm........................................................................................ 9
2.4.2.2 Các thứ bậc của mục tiêu dạy học.................................................... 9
2.5. Phương tiện dạy học. .................................................................................10
2.5.1. Khái niệm ............................................................................................10
2.5.2. Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học. ...........................................10
2.5.2.1. Tính khoa học sư phạm: ................................................................10
2.5.2.2 Tính nhân trắc học:.........................................................................11

iv


2.5.2.3. Tính thẩm mĩ:................................................................................11
2.5 .2.4 Tính khoa học kĩ thuật:..................................................................12
2.5.2.5 Tính kinh tế ....................................................................................12
2.6. Phương pháp mô phỏng trong dạy học cho khối kỹ thuật ...........................12
2.6.1 Tổng quan về các kết quả nghiên cứu mô phỏng trong giảng dạy kỹ thuật
......................................................................................................................12

2.6.2 Xây dựng cấu trúc mô phỏng trong dạy học theo mô hình mô phỏng trong
NCKH ...........................................................................................................13
2.6.2.1 Mô phỏng trong NCKH..................................................................13
2.6.2.2 Xây dựng cấu trúc mô phỏng trong dạy học ...................................14
2.6.3 Mối quan hệ giữa PPMP trong dạy học với phương pháp khoa học ......14
2.7 Tác dụng của phương pháp Mô phỏng vào giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật15
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................17
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................17
3.2. Phương pháp thực nghiệm .........................................................................17
3.2.1. Phương pháp xử lí, thiết kế ..................................................................17
3.2.2. Thực nghiệm giảng dạy .......................................................................17
3.2.3. Phương pháp điều tra...........................................................................18
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................18
3.4.1. Phân tích định tính...............................................................................18
3.4.2. Phân tích định lượng............................................................................18
Chương 4 THIẾT KẾ VÀ KẾT QUẢ ...............................................................19
4.1 Giới thiệu về phần mềm Crocodile technology 3 D .....................................19
4.2. Khởi động chương trình Crocodile Technology 3D ...................................25
4.3 Các bước thiết kế mạch điện tử mô phỏng ..................................................26
4.4 Yêu cầu đối với một thiết kế .......................................................................31
4.4.1 Đảm bảo tính chính xác ........................................................................31
4.4.2 Đảm bảo tính thẩm mỹ .........................................................................31
4.4.3 Đảm bảo tính sư phạm ..........................................................................31
4.5 Các yêu cầu khi sử dụng các mô phỏng trong dạy học ................................31
4.5.1 Đối với giáo viên...............................................................................31
v


4.5.2 Sử dụng các mô phỏng đúng lúc........................................................31
4.5.3 Sử dụng mô phỏng đúng cường độ .......................................................32

4.6. Phân tích hoạt động dạy học với mạch điện tử mô phỏng bằng phần mềm
Crocodile Technology 3D.................................................................................32
4.7 Kết quả khảo sát .........................................................................................36
4.7.1 Đặc điểm trường khảo sát .....................................................................36
4.7.1 Phân tích số liệu khảo sát......................................................................36
4.7.1.1 Đối với học sinh .............................................................................36
4.7.1.2 Đối với giáo viên Công nghệ ..........................................................49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................62
5.1 Kết luận .........................................................................................................62
5.1.1 Tóm tắt kết quả ...........................................................................................62
5.1.2 Nhận xét .....................................................................................................62
5.1.3 Kết Luận ..............................................................................................64
5.1.3.1 Thái độ của HS đối với kiến thức phần các mạch điện tử căn bản môn
Công nghệ 12 .............................................................................................64
5.1.3.2 Hiệu quả và sự cần thiết của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong
dạy học phần 1 các mạch điện tử căn bản môn Công nghệ 12 ....................65
5.2

Kiến nghị...............................................................................................66

5.3 Hướng phát triển đề tài ...............................................................................67
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................68

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Ý nghĩa

THPT

Trung học phổ thông

HS

Học sinh

NNC

Người nghiên cứu

CNTT

Công nghệ thông tin

Tr

Trang

MĐTCB

Mạch điện tử cơ bản

MĐTĐKĐG

Mạch điện tử điều khiển đơn giản


PPMP

Phương pháp mô phỏng

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc quá trình mô phỏng trong nghiên cứu khoa học (theo Ngô Tứ
Thành 2008) ..........................................................................................................13
Hình 2.2 Cấu trúc PPMP trong dạy học (theo Ngô Tứ Thành 2008) ......................14
Hình 4.1 Giao diện phần mềm Crocodile technology 3 D ......................................19
Hình 4.2 Giao diện không gian thiết kế và biểu diễn TN ảo của phần mềm
Crocodile technology 3 D ......................................................................................20
Hình 4.4 Thanh Slide pane ....................................................................................21
Hình 4.5 Thanh contents .......................................................................................22
Hình 4.6 Thanh parts library .................................................................................23
Hình 4.7 Thanh điều chỉnh thuộc tính của các đối tượng thiết kế...........................24
Hình 4.8 Cách khởi động chương trình Crocodile Technology 3D ........................25
Hình 4.9 Giao diện chương trình Crocodile Technology .......................................26
Hình 4.10 Giao diện thiết kế mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì của môn Công nghệ 12
..............................................................................................................................27
Hình 4.11 Giao diện thiết kế mạch chỉnh lưu nửa chu kì môn Công nghệ 12 .........28
Hình 4.12 Giao diện thiết kế mạch chỉnh lưu cầu của môn Công nghệ 12 .............28
Hình 4.13 Giao diện thiết kế chỉnh lưu cầu có tụ lọc môn Công nghệ 12 ...............29
Hình 4.14 Giao diện thiết kế mạch điện tử đơn giản môn Công nghệ 12 ...............29
Hình 4.15 Giao diện thiết kế mạch khếch đại đảo dùng OA môn Công nghệ 12 .... 30
Hình 4.16 Giao diện thiết kế mạch xung đa hài môn Công nghệ 12 .......................30
Hình 4.17 Mô phỏng mạch chỉnh lưu nửa chu kì ...................................................32
Hình 4.18 Mô phỏng mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì ................................................33

Hình 4.19 Mô phỏng mạch chỉnh lưu cầu ..............................................................33

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.20 Biểu đồ sự truyền đạt kiến thức một số MĐTCB của GV trường
THPT Nguyễn Huệ và Long Trường......................................................................37
Biểu đồ 4.21 Biểu đồ tự đánh giá sự tập trung của HS trong giờ học một số
MĐTCB trường THPT Nguyễn Huệ ,Long Trường ...............................................38
Biểu đồ 4.22 Biểu đồ ý kiến HS trường THPT Nguyễn Huệ, Long Trường về mức
độ sử dụng Power Point, các hình ảnh mô phỏng, chương trình điện tử của GV khi
học một số MĐTCB...............................................................................................40
Biểu đồ 4.23 Biểu đồ ý kiến HS trường THPT Nguyễn Huệ, Long Trường về mức
độ hứng thú khi được học kiến thức MĐTCB ........................................................41
Biểu đồ 4.24 Biểu đồ ý kiến HS trường THPT Nguyễn Huệ, Long Trường về mức
độ hứng thú khi được học kiến thức MĐTCB khi sử dụng các phần mềm mô phỏng
..............................................................................................................................43
Biểu đồ 4.25 Biểu đồ nhận thức tầm quan trọng kiến thức một số MĐTCB của HS
lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Long Trường ..................................................44
Biểu đồ 4.26 Biểu đồ khả năng áp dụng sau khi học một số mạch điện tử căn bản
của HS trường THPT Nguyễn Huệ, Long Trường..................................................46
Biểu đồ 4.28 Biểu đồ đánh giá của HS về PPGD một số mạch ĐTCB của GV
trường THPT Nguyễn Huệ, Long Trường ..............................................................48
Biểu đồ 4.29 Biểu đồ số năm kinh nghiệm của GV ...............................................50
Biểu đồ 4.30 Biểu đồ độ khó của kiến thức môn công nghệ 12 ..............................51
Biểu đồ 4.31 Biểu đồ về sự tập trung của HS khi học môn Công nghệ 12..............52
Biểu đồ 4.32 Biểu đồ mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV công nghệ
12 ..........................................................................................................................54
Biểu đồ 4.33 Biểu đồ thể hiện khả năng sử dụng các phần mềm để phục vụ giảng

dạy của Thầy (Cô) .................................................................................................55
Biểu đồ 4.34 Biểu đồ thể hiện khả năng sử dụng sử dụng internet hỗ trợ cho việc
giảng dạy một số mạch điện tử căn bản của Thầy (Cô) ..........................................56
Biểu đồ 4.35 Biểu đồ thể hiện sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào các hoạt động dạy
học của Thầy (Cô) .................................................................................................58

ix


Biẻu đồ 4.36 Biểu đồ thể hiện việc sử dụng các phần mềm mô phỏng phục vụ giảng
dạy phần Kĩ Thuật Điện Tử môn Công Nghệ 12 ....................................................60

x


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Lí do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001–2010 của Chính phủ đã nhận
định: Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở qui mô toàn cầu tạo cơ
hội tốt để phát triển giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế
mới, tri thức mới, những cơ sở lí luận, phương thức tổ chức nội dung giảng dạy
hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Chỉ thị
số 58 – CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) khẳng định: ứng dụng và phát
triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là

phương tiện chủ lực để đi tắt đoán đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với
các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển.
CNTT và truyền thông là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta. Chỉ thị số
29/2001/CT BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT
trong ngành giáo dục nêu rõ: CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi
lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến
người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học. Do vậy, việc
đổi mới PPDH là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách trong giai đoạn
hiện nay và đã được nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII chỉ ra rất rõ và cụ thể:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền đạt
một chiều, rèn luyện nếp sống tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,
đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS…”. Trong đó, đổi
mới PPDH bằng công nghệ thông tin là một chủ đề lớn được UNESCO chính
thức đưa thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và dự đoán sẽ có
sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản đầu thế kỷ này do ảnh hưởng của
công nghệ thông tin. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

1


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

và Đào tạo đã nêu rõ: “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi
nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là
phương tiện tiến tới một xã hội học tập …”
Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học

sinh trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do
đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động dạy và hoạt
động học, trong đó có việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là một yêu
cầu, một giải pháp cần thiết cho tinh thần đổi mới và thực hiện hoá sự đổi mới
ấy trong công tác triển khai dạy học các môn học nói chung theo chương trình
sách giáo khoa mới hiện nay. Muốn vậy, cần phải tạo được đầy đủ các công cụ
để hỗ trợ một cách tối đa các hoạt động dạy học, phải giải phóng được giáo viên
thoát khỏi những hoạt động chân tay thông thường, đặt học sinh vào môi trường
học tập thuận lợi, và giáo viên có đủ điều kiện và khả năng giám sát chất lượng
cũng như kết quả hoạt động nhận thức của học sinh. Trong bối cảnh đó, việc sử
dụng máy vi tính với hệ thống Multimedia cùng các phần mềm phù hợp đã tỏ ra
nhiều triển vọng.
Môn Công nghệ 12 là môn học rất cần thiết cho HS sau này vì cung cấp
những kiến thức ứng dụng được trong cuộc sống về điện và điện tử. Qua đó có
thể định hướng nghề nghiệp, khám phá được chính những sở thích của chính
bản thân HS vì vậy người GV giảng dạy môn Công nghệ 12 mà tiền đề là sinh
viên nghành SPKTCNN phải được đào tạo phù hợp với mục tiêu đề ra của môn
Công nghệ 12, người giáo viên không chỉ có chuyên môn mà đòi hỏi phương
pháp nữa, trên thực tế có rất nhiều giáo viên đã cố gắng đầu tư soạn giáo án,
nhưng việc tìm hiểu những phần mềm mới ứng dụng vào việc giảng dạy đúng
với định hướng tinh thần đổi mới là còn hạn chế, đối với học sinh khi học phần
kĩ thuật điện tử thì thấy khô khan quá lí thuyết thiếu trực quan sinh động bằng
những mô hình minh họa, cần tạo môi trường học tích cực và tư duy hơn cho
các em, hơn nữa thì tài liệu thao khảo cho môn Công Nghệ 12 còn quá ít. Xuất
phát từ những thực tế trên người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Ứng dụng
phần mềm Crocodile technology 3D phục vụ giảng dạy phần 1 Kĩ Thuật Điện
Tử môn Công Nghệ 12”

2



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

1.2 Vấn đề nghiên cứu
+ Nghiên cứu chủ yếu hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile technology
3D thiết kế MĐTCB phục vụ dạy và học phần Kĩ Thuật Điện Tử Môn Công
Nghệ 12
+ Nghiên cứu hiệu quả của việc dạy và học khi có ứng dụng phần mềm
Crocodile technology 3D ở trường THPT Long Trường
1.3 Mục đích nghiên cứu
+ Tạo môi trường học tập tích cực trong việc dạy học môn công nghệ ở
trường THPT
+ Góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
+ Cách sử dụng phần mềm Crocodile technology 3 D như thế nào? Ưu và
nhược điểm?
+ Lợi ích của việc sử dụng mô hình trong giảng dạy
+ Sử dụng các mô hình này như thế nào?
1.5 Đối tượng nghiên cứu
1.5.1 Chủ thể nghiên cứu
Việc sử dụng phần mềm Crocodile technology 3 D để thiết kế các mô phỏng
phục vụ giảng dạy phần Kĩ Thuật Điện Tử Môn Công Nghệ 12
1.5.2 Khách thể nghiên cứu
+ GV- HS khối 12
+ Qúa trình dạy học công nghệ 12
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Do có nhiều hạn chế nên người nghiên cứu chỉ hướng dẫn sử dụng, thiết kế
một số MĐTCB phục vụ giảng dạy chương 2 môn Công Nghệ 12


3


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

1.7 Hướng phát triển của đề tài
Nếu có điều kiện phát triển đề tài, người nghiên cứu sẽ áp dụng phần mềm
này thiết kế một số bài giảng cụ thể với mục đích giúp GV làm tư liệu giảng
dạy hay ứng dụng phần mềm này vào các môn khác như lí, toán…

1.8 Kế hoạch nghiên cứu

STT

Thời Gian

Nội Dung

Người
thực hiện

1

Tháng 9-10/2010

Nghiên cứu tài liệu để xác định tên NNC
đề tài và viết đề cương


2

Tháng 10-11/2010

Thu thập tài liệu cần thiết cho đề NNC
tài

3

Tháng 11-12/2010

4

Tháng 01-03/2011

Viết cơ sở lí luận
Chỉnh sửa cơ sở lí luận

NNC
NNC

Thực hiện nội dung nghiên cứu
Viết kết quả và tổng kết đánh giá
5

Tháng 04-05/2011

Chỉnh sửa đề tài nộp GVHD đánh NNC
giá và hoàn chỉnh nộp đề tài


6

Tháng 06/2011

Báo cáo tốt nghiệp

4

NNC


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của CNTT đòi hỏi trong giáo dục cũng
đổi mới không ngừng. Và một xu hướng tất yếu để đáp ứng được yêu cầu cao của
thời đại về việc nâng cao chất lượng giảng dạy nhiều công trình nghiên cứu đã ra
đời:
1/ “Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trong các trường sư phạm”. Tác giả Th.s Lương Thị Linh đã tìm hiểu
một số ứng dụng của CNTT và PTDHHĐ trong soạn giáo án và giảng dạy, và chỉ ra
những nguyên tắc sử dụng để đạt được hiệu quả khi sử dụng các phương tiện đó.
2/ Luận văn cử nhân Sư phạm KTNN 2009 “ So sánh việc sử dụng các phương
pháp dạy học ở một số trường THPT tại địa bàn TP. HCM”. Tác giả Trần Lệ Thu đã
tìm hiểu một số phương pháp dạy học được sử dụng tại ba trường trên địa bàn TP.

HCM và so sánh phương pháp dạy học giữa các trường đó. Ưu điểm nổi bậc của
nghiên cứu này là tìm ra được phương pháp dạy học được sử dụng rộng rãi và
khuyết điểm của các phương pháp cũng như ý kiến của các giáo viên về các phương
pháp.
3/ Luận văn cử nhân Sư phạm KTNN 2007 “Ứng dụng một số thủ thuật trong
CNTT vào thiết kế bài giảng phục vụ dạy học môn công nghệ”. Tác giả Phạm Văn
Hạnh đã tìm hiểu cách cài đặt, cách sử dụng các phần mềm trên máy tính như:
Microsoft PowerPoint, Herovideo 3000, Paint, Window Movie Maker, … và ứng
dụng vào thiết kế ba bài giảng môn Công Nghệ 10. Đồng thời tác giả tiến hành dạy
thử nghiệm. Ưu điểm của đề tài là tác giả đã giới thiệu cụ thể, rõ ràng một số phần
mềm và các thủ thuật đồng thời ứng dụng vào thiết kế bài giảng gây hứng thú cho
học sinh. Tuy nhiên số lượng thiết kế còn hơi ít
4/ Luận văn cử nhân Sư phạm KTCNN 2010 “Thiết kế và thử nghiệm giảng dạy
môn Công Nghệ 11 với bài giảng điện tử tại trường THPT Tam Phú, Quận Thủ
Đức, TP. HCM”. Tác giả Phạm Thị Mỹ Vân đã tìm hiểu quy trình để thiết kế bài

5


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

giảng điện tử và điều tra mức độ tiếp cận, hiệu quả sử dụng, thái độ của học sinh khi
được học với bài giảng điện tử. Thiết kế 9 bài giảng và dạy thực nghiệm. Ưu điểm
của đề tài là tác giả đã nêu rất rõ về quy trình của phần thiết kế từng bài giảng điện
tử. Nhược điểm của đề tài là tác giả sử dụng powerpoint 2003 mà không sử dụng
powerpoint 2007
2.2 Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu

rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm
thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương
tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ
đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả
cao nhất đang là vấn đề được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Hiện nay việc ứng
dụng CNTT vào các trường hầu như đều được áp dụng theo các quy mô từ nhỏ tới
lớn và rải đều ở các cấp học, rất nhiều trường ứng dụng hiệu quả nhiều phần mềm
trong quản lý cán bộ, học sinh cũng như nhiều phần mềm dạy học như: Kisdmart,
Happyykids, Nutrikids. Đặc biệt, việc soạn giảng bằng giáo án điện tử đã thu hút
được đông đảo giáo viên tham gia, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó
những tiết dạy bằng giáo án điện tử còn được đưa lên các Website để cho các giáo
viên và học sinh tham khảo. Cùng với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử, nâng
cao hơn từng bước đưa việc trình chiếu Powerpoint vào các hội nghị, hội thi Trúc
xanh, Rồng vàng, Chiếc nón kì diệu, Giải ô chữ…,và ứng dụng CNTT vào giảng
dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên, nhưng qua một thời gian không dài,
chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả thầy và trò
không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số
phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một
cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi
hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các
phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.Tuy nhiên, cũng cần
xác định rõ với giáo viên: ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương
pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp

6


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng
công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ
học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì điều
kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng
của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng. Việc ứng dụng CNTT vào
dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài,
đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo
viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu
quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của
ngành- của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản
thân mỗi giáo viên.
2.3 Giới thiệu chung về môn Công Nghệ 12 ở trường THPT
2.3.1 Nội dung
Công nghệ 12 gồm 2 lĩnh vực kĩ thuật quan trọng:
- Kĩ thuật điện tử: Ngành kĩ thuật ứng dụng những quy luật tương tác
giữa hạt điện tử với các trường điện từ và các chất, quy luật của dòng điện tử
trong mạch điện để chế tạo các thiết bị điện tử và hệ thống điện tử dung
trong sản xuất và đời sống.
- Kĩ thuật điện- ngành kĩ thuật ứng dụng các định luật và những hiện
tượng điện tử cũng như việc sản xuất và sử dụng điện năng trong thực tiễn.
2.3.2 Đặc điểm
* Tính cụ thể và tính trừu tượng
- Tính cụ thể: Nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể
(vật phẩm, quá trình kĩ thuật- công nghệ cụ thể). Tăng cường cho học sinh quan sát
vật thật, mô hình thật, thao tác hoặc các quy trình kĩ thuật
- Tính trừu tượng: Khái niệm, nguyên lí hoạt động mà học sinh không
thể quan sát một cách trực tiếp, cần trực quan hóa những nội dung trừu tượng bằng
những phương tiện trực quan (hình vẽ, đồ thị, sơ đồ)

* Tính tổng hợp: Kiến thức được trình bày dưới dạng đại cương cơ bản
chung nhất, có cơ sở từ nhiều nghành khoa học khác nhau.

7


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

* Tính thực tiễn: Từ những kiến thức tế, vốn sống mà học sinh khái quát
thành những nguyên lí chung. Từ những nguyên lí, định luật, khái niệm mà chỉ cho
học sinh những ứng dụng của nó trong quá trình sản xuất cà đời sống.
2.3.3 Vai trò môn Công Nghệ 12 trong trường PT
Công nghệ 12 là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng
những quy luật tự nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và
tinh thần cho con người.
Công nghệ 12 còn giáo dục hướng nghiệp cho các em giúp các em có thể
chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và khả năng của mình.
2.3.4 Nhiệm vụ dạy học môn Công Nghệ 12 trong trường PT
Cung cấp cho HS kiến thức, kĩ năng về: linh kiện điện tử, một số MDTCB,
một số mạch điện tử điều kiển đơn giản, một số thiết bị điện dân dụng, mạch điện
xoay chiều 3 pha, máy phát điện 3 pha và mạng điện sản xuất qui mô nhỏ…để HS
hiểu áp dụng trong việc học và đời sống hàng ngày
Như vậy HS cần có thái độ nghiêm túc trong việc học môn Công nghệ PT vì
kiến thức đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.
2.4 Những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học
2.4.1 Định nghĩa quá trình dạy học:
Theo Nguyễn An (1996): “Quá trình dạy học là sự tác động qua lại có chủ
đích được thay đổi một cách có trình tự giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện

các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục cộng sản chủ nghĩa và phát triển toàn diện cho
học sinh.” (Trang 5).
Theo Lê Phước Lộc (2004): “Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất
các hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động của lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực,
sáng tạo của học trò nhằm đạt được mục đích dạy học”. (Trang 25).
Theo Phan Đình Phụng (2008): “Quá trình dạy học là hệ thống những hành
động liên tiếp và thâm nhập vào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẩn của thầy,
nhằm đạt được mục đích dạy học và qua đó phát triển nhân cách của học trò”.
Có rất nhiều quan điểm về quá trình dạy học.

8


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Tóm lại, quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động của thầy
với các hoạc động lĩnh hội tự giác, tích cực của trò nhằm đạt được mục đích dạy
học và qua đó phát triển nhân cách của trò.
2.4.2 Mục tiêu dạy học
2.4.2.1 Khái niệm
Theo Chr.Moeller: Mục tiêu dạy học là sự mô tả về trạng thái người học sau
quá trình dạy học đạt dược
Theo S.Boom: “Nói đến mục tiêu dạy học (leaner object) là chúng tôi muốn
nói đến lối phát biểu rõ ràng về các phương thức theo đó chúng ta có thể mong đợi
tạo nên sự thay đổi hành vi ở học sinh thông qua dạy học. Như vậy, nghĩa là các
phương thức theo đó học sinh thay đổi kiến thức (tư duy), tình cảm, và động cơ tâm
lý hóa (kỹ năng kỹ xảo)”. (Võ Thị Xuân và Nguyễn Văn Tuấn, 2007)
Như vậy mục tiêu dạy học là sự mô tả trạng thái mong muốn ở người học

gồm hành vi và nội dung sau quá trình dạy học cần đạt được
2.4.2.2 Các thứ bậc của mục tiêu dạy học
Theo BS. Bloom, mục tiêu kiến thức (nhận thức), có 6 mức độ theo thứ tự từ
đơn giản đến phức tạp.
- Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước
đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện
đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết.
Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức
- Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài
liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác
(từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và
bằng cách ước lượng xu hướng tương lai ( dự báo các hệ quả ảnh hưởng). Kết quả
học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự
vật.
- Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học
vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc,
phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lí thuyết. Kết quả học tập trong
lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên

9


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

- Phân tích (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với
nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc
giao tiếp đơn giản nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án
nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông

tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt
tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới
- Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu
thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó
có thể là các tiêu chí bên trong (các tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp
với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí.
Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó
chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác
2.5 Phương tiện dạy học.
2.5.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Văn Khôi và Nguyễn Văn Bính (2008):
+ Phương tiện: một cách chung nhất là cái dùng để làm một việc gì, để đạt được
một mục đích nào đó.
+ Phương tiện dạy học: theo Thái Duy Tuyên (1999): “Phương tiện dạy học là
các dụng cụ mà thầy giáo và học sinh sử dụng trực tiếp trong quá trình học. Các
phương tiện dạy học gồm các thiết bị dạy học, phòng dạy học, phòng thí nghiệm,
bàn ghế, các phương tiện kĩ thuật…”
2.5.2 Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học.
Theo Tô Xuân Giáp (2000) để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện
dạy đã được chế tạo, có thể căn cứ năm tính chất sau đây:
2.5.2.1 Tính khoa học sư phạm:
- Phương tiện dạy học phải đảm bảo học sinh tiếp thụ được các kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp tương ứng với chương trình học, giúp cho thầy giáo
truyền đạt truyền đạt cho học sinh các kiến thức phức tạp, kĩ xảo tay nghề một cách
thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
- Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải đảm bảo các đặt trưng
của việc dạy lí thuyết, thực hành và các nguyên lí sư phạm cơ bản.

10



SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

- Phương tiện dạy học phải phù hợp vơi nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng
dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh.
- Các phương tiện dạy học phải tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặc chẽ về
nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi loại trong một bộ phải có vai trò và chổ
đứng riêng
- Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại
và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến. Thực tế đã chứng tỏ, do sự ra đời của
một số phương tiện dạy học mới mà cơ cấu tổ chức của nhà trường và phương pháp
dạy học có nhiều thay đổi. Ví dụ: do có phương tiện cầu truyền hình, người ta có
thể tổ chức hội nghị từ xa hay dạy học từ xa “sống” (có sự giao lưu giữa thầy và trò
trong quá trình dạy học từ xa).
2.5.2.2 Tính nhân trắc học:
- Phương tiện dạy học dùng để biểu diển trước học sinh phải đủ lớn để học sinh
ngồi ở hàng ghế cuối lớp cũng nhìn thấy. Các phương tiện dùng cho cá nhân không
chiếm nhiều trên bàn học.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với tâm lí của học sinh và thầy giáo. Ví dụ: các
phương tiện để thầy giáo biểu diển trên lớp không được quá nặng, quá lớn về kích
thước.
- Màu sắc cũng có tác dụng thông tin. Màu sắc của phương tiện phải hài hòa, khôn
làm chói mắt hay làm cho học sinh khó phân biệt các chi tiết. Tốt nhất màu sắc của
phương tiện phải gần giống như thật.
- Phương tiện dạy học phải đảm bảo tất cả các yêu cầu của kĩ thuật an toàn và sử
dụng không được gây độc hại hay nguy hiểm cho thầy và trò.
2.5.2.3 Tính thẩm mĩ:
- Vì được dùng để biểu diễn trước đám đông hay được dùng cho cá nhân trong một

thời gian dài, phương tiện dạy học phải có tính thẩm mĩ cao và tỉ lệ giữa các đường
nét, hình khối phải cân xứng, hài hòa giống như các công trình nghệ thuật.
- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy giáo và học sinh thích thú khi sử dụng,
kích thích tính yêu nghề, yêu môn học, tạo cho họ nâng cao sự cảm thụ chân, thiện,
mĩ.

11


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

2.5 .2.4 Tính khoa học kĩ thuật:
- Chất lượng vật liệu dùng để chế tạo phương tiện dạy học phải đảm bảo tuổi thọ
cao và độ bền chắc.
- PTDH phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật.
- PTDH phải có kết cấu thuận lợi cho việc bảo quản và chuyên chở.
2.5.2.5 Tính kinh tế
- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải sao cho số lượng ít, chi
phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.
- Phương tiện dạy học phải bền chắc và chi phí bảo quản thấp.
2.6. Phương pháp mô phỏng trong dạy học cho khối kỹ thuật
2.6.1 Tổng quan về các kết quả nghiên cứu mô phỏng trong giảng dạy kỹ
thuật
Công nghệ thông tin ngày một phát triển, tốc độ của các máy vi tính ngày càng
nhanh, khả năng lưu trữ dữ liệu của máy vi tính ngày một lớn, nhiều công cụ lập
trình mới và thuận tiện ra đời như: Matlap, Java, Visual Nastran . . .Các công cụ này
đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng để mô phỏng các thiết bị, hệ thống điều
khiển . . .phục vụ cho các công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều trường đại học, cao

đẳng khối kỹ thuật và các trường phổ thông trong nước đã sử dụng các phần mềm
mô phỏng trên để phục vụ cho giảng dạy. Ví dụ Bộ môn phương pháp giảng dạy
Khoa sư phạm kỹ thuật trường Đại học sư phạm TP HCM đã đưa vào chương trình
đào tạo học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong kỹ thuật”, trong đó có dạy
các kỹ thuật mô phỏng, các nguyên tắc thiết kế phần mềm mô phỏng phục vụ giảng
dạy. . .Nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm mô phỏng trong giảng dạy đã làm cho quá
trình truyền thụ kiến thức được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phần
mềm mô phỏng chỉ nhằm minh họa các thiết bị, hiện tượng, qui trình nào đó . . .một
cách tường minh hơn, thì phương pháp giảng dạy vẫn chưa có thay đổi về chất.

12


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

2.6.2 Xây dựng cấu trúc mô phỏng trong dạy học theo mô hình mô phỏng
trong NCKH
Để có thể đưa ra cơ sở lý luận xây dựng lý thuyết mô phỏng trong dạy học
chuyên ngành kỹ thuật, việc trước tiên phải tìm hiểu cấu trúc tổng quát của phương
pháp mô phỏng trong nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó để tìm ra cấu trúc phù
hợp cho mô phỏng trong dạy học.
2.6.2.1 Mô phỏng trong NCKH
Ngày nay, nhờ các máy tính có tốc độ nhanh, dung lượng bộ nhớ lớn, cộng
với kỹ thuật lập trình hiện đại nên có thể xây dựng được các mô hình với đối tượng
có cấu trúc phức tạp. Bản chất của phương pháp mô phỏng là xây dựng một mô
hình thể hiện bằng chương trình máy tính cho đối tượng cần nghiên cứu, sau đó tiến
hành các thực nghiệm trên mô hình (hình 2.1). Như vậy, mô phỏng là thực nghiệm
quan sát và điều khiển trên mô hình của đối tượng quan sát. Cấu trúc của phương

pháp mô phỏng (PPMP) gồm: đối tượng cần nghiên cứu, mô hình, kết quả nghiên
cứu mô hình.

Hình 2.1 Cấu trúc quá trình mô phỏng trong nghiên cứu khoa học (Ngô Tứ Thành
2008)

13


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

2.6.2.2 Xây dựng cấu trúc mô phỏng trong dạy học
Thực chất mô phỏng trong dạy học là trường hợp riêng của mô phỏng trong
nghiên cứu khoa học. Do đó ta có thể định nghĩa mô phỏng trong dạy học cũng là
một dạng mô phỏng nghiên cứu khoa học (như hình 2.1), là mô phỏng thế giới nhận
thức, nó cho phép tiến hành giảng dạy theo chế độ tương tác, phát triển khả năng
học trên các tri thức đã lĩnh hội được. Như vậy cấu trúc PPMP trong dạy học sẽ bao
gồm cả “xử lý sư phạm và “tổ chức hoạt động dạy học” nằm xen kẽ nhau như hình
2.2

Hình 2.2 Cấu trúc PPMP trong dạy học (Ngô Tứ Thành 2008)
2.6.3 Mối quan hệ giữa PPMP trong dạy học với phương pháp khoa học
Như trên đã phân tích, khoa học phát triển sẽ hình thành nên nhiều ngành
học, môn học mới. Các môn học chuyên ngành kỹ thuật phản ánh có chọn lọc
những thành tựu của kỹ thuật công nghệ theo quan điểm sư phạm. Nghĩa là kỹ thuật
- công nghệ có trước và là cơ sở của môn chuyên ngành kỹ thuật. Đối tượng nghiên
cứu và nội dung phản ánh của hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động học tập
về cơ bản giống nhau, nên một số thao tác thủ thuật, con đường nhận thức của các

nhà khoa học được giáo viên sử dụng trong dạy học. Nghĩa là qua dạy học giáo viên
còn phải dạy sinh viên những cách tư duy của người làm khoa học. Do vậy phương
14


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

pháp dạy học (PPDH) là tổng hợp của phương pháp khoa học (PPKH) và phương
pháp sư phạm (PPSP). Sự khác biệt giữa hai PPDH và PPKH là ở chỗ, PPKH của
nhà khoa học: chủ động, tự lực, sáng tạo ra chân lý mới, còn PPDH làm cho sinh
viên chủ động, sáng tạo trong khuôn khổ của giáo viên. PPKH là quá trình khám
phá, còn PPDH là quá trình học sinh nhận thức những gì PPKH đã khám phá.
PPMP có chức năng nhận thức khoa học, học tập của học sinh cũng là quá
trình hoạt động nhận thức khoa học, do vậy có thể coi PPMP trong dạy học (gọi tắt
là PPMPDH) tiếp cận với PPKH.
PPMPDH = Ψ (PPKH); Ψ bao gồm các yếu tố: mục đích dạy học, nội dung
dạy học, các giai đoạn của sự học tập, đặc điểm học sinh, sinh viên. Khi trình độ
của học sinh tăng lên thì PPMPDH càng gần với PPKH.
2.7 Tác dụng của phương pháp Mô phỏng vào giảng dạy chuyên ngành kỹ
thuật
Đặc điểm của các môn học chuyên ngành kỹ thuật là tìm hiểu, phân tích,
thiết kế mạch cùng với các phần thí nghiệm, thực hành trợ giúp nên các bài giảng
trên lớp của môn học này thường lồng ghép rất nhiều hình vẽ mạch điện tử. Với
phương pháp dạy học truyền thống để thể hiện các hoạt động của các thiết bị này,
giáo viên phải dành khá nhiều thời gian vẽ hình trên bảng, tuy nhiên những hình vẽ
này trên bảng luôn ở trạng thái “tĩnh” khó có sức thuyết phục. Phương pháp dạy học
sử dụng PPMP có nhiều ưu điểm. Trước hết, nó vẫn duy trì được ưu điểm của
phương pháp giảng dạy truyền thống là phát huy vai trò chủ đạo của người Thầy,

bên cạnh đó PPMP lại có thế mạnh mà phương pháp dạy học truyền thống không
thể có như sử dụng hình ảnh động, mô phỏng hoạt động “như thật” của các mạch
điện tử, thực hành ảo, các hoạt động của thiết bị, học sinh có thể “can thiệp” vào
tiến trình bài giảng như thay đổi “thông số” kỹ thuật của thiết bị ảo... nên giúp học
sinh nhanh chóng nẵm vững kiến thức. Hơn nữa toàn bộ bài giảng sẽ được trình bày
bằng datashow và máy tính nên giáo viên sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian trình bày
trên bảng. Vì vậy giáo viên có nhiều quỹ thời gian để làm việc trực tiếp với học trò
hơn, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Phương pháp dạy học sử dụng PPMP đã đổi mới
phương thức giảng dạy, chuyển việc giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh
sang giảng viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tri thức, tìm cách khám phá khoa học.
15


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Phương pháp dạy học sử dụng PPMP cho phép chúng ta xác lập được phương pháp
học tập hiệu quả nhất cho người học và cũng dễ dàng lý giải các câu châm ngôn:
- Nếu tôi chỉ nghe thì tôi sẽ quên ngay,
- Nhưng nếu tôi nhìn thì tôi sẽ nhớ,
- Còn nếu tôi thực hành thì tôi sẽ hiểu
(I hear I forget, I see I remember, I do I understand)
“Nếu tôi chỉ nghe”, tức là nghe giảng theo phương pháp truyền thống, thầy đọc trò
ghi, học sinh rất dễ quên. “Nếu tôi nhìn”, tức là nhìn trên màn hình xem các mô
hình chuyên động như thật quá trình vận hành của thiết bị sẽ giúp học sinh nhớ bài
giảng lý thuyết. Câu này cũng giống nghĩa với câu châm ngôn “trăm nghe không
bằng một thấy”
“Nếu tôi thực hành”, tức là cho phép học sinh được “thực hành” ngay trên các thiết
bị ảo” như thật sẽ giúp sinh viên hiểu sâu sắc bản chất vấn đề. Điều này ý kiến cho

rằng trí nhớ là quá trình tái hiện tích hợp của các giác quan. Xét về phương diện lý
luận, PPMPDH bổ sung vào lý luận phương pháp giáo dục hiện đại ở khía cạnh
mới: Học sinh tự tìm kiến thức bằng hành động thao tác trực tiếp vào các thiết bị ảo,
các mô hình trong bài giảng như những giáo viên. Trong khi phương pháp giáo dục
truyền thống khi dạy các môn kỹ thuật chủ yếu là: Giáo viên làm mẫu còn học sinh
làm theo.

16


SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là việc thu thập những thông tin khoa học liên quan tới nghiên cứu. Nhờ đó
để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu, lược khảo vấn đề nghiên cứu, xây
dựng lí luận mới cho công trình nghiên cứu. Người nghiên cứu cứu tìm kiếm tài liệu
ở thư viện các trường đại học. Dựa trên dàn ý cơ sở lí luận phát thảo trước, tìm kiếm
những tài liệu có liên quan qua các tạp chí giáo dục, sách, internet, luận văn tốt
nghiệp của những người nghiên cứu trước. Sau đó phân tích, tổng hợp một cách hệ
thống để phục vụ cho việc nghiên cứu lí thuyết của đề tài. Cụ thể người nghiên cứu
tìm hiểu về phần mềm Crocodile technology 3D. Người nghiên cứu sử dụng
phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu.
3.2 Phương pháp thực nghiệm
3.2.1 Phương pháp xử lí, thiết kế
Người nghiên cứu đã sử dụng phần mềm Crocodile technology 3D
thiết kế mẫu một số MĐTCB phục vụ việc dạy chương 2 môn Công nghệ 12

Đi sâu nghiên cứu vào sử dụng phần mềm Crocodile technology 3D
nhằm đưa ra hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế phục vụ việc giảng dạy
Soạn giáo án với sự hỗ trợ của các mô phỏng đã thiết kế.
3.2.2 Thực nghiệm giảng dạy
Người nghiên cứu sẽ tiến hành dạy thử nghiệm một số lớp ở trường
PT để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Trong phương pháp này người nghiên cứu đã lựa chọn một số mô
phỏng đã thiết kế và tiến hành giảng dạy với sự hỗ trợ của các mô hình đó. Người
nghiên cứu đã sử dụng các mô phỏng khác nhau cho từng nội dung khác nhau và
phù hợp với HS
Cụ thể người nghiên cứu sẽ tiến hành dạy các lớp: 12 A4, 12A1 tại
trường THPT Long Trường từ tháng 01/ 2011 đến tháng 03/2011.

17


×