BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM
_________________
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
BỌ RÙA ĂN MỒI Cheilomenes sexmaculatus F. ĐỂ
THIẾT KẾ MỘT DỰ ÁN DẠY HỌC CHO MÔN
CÔNG NGHỆ 10 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
NGUYỄN HỮU HUÂN, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
SVTH: PHẠM THỊ HỒNG NHUNG
LỚP: DH07SP
Tp.HCM, Tháng 05/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM
__________________
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
BỌ RÙA ĂN MỒI Cheilomenes sexmaculatus F. ĐỂ
THIẾT KẾ MỘT DỰ ÁN DẠY HỌC CHO MÔN
CÔNG NGHỆ 10 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
NGUYỄN HỮU HUÂN, QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ HỒNG NHUNG
Khóa luận được trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
Tp.HCM, Tháng 05/2011
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và tất cả người thân trong gia đình, cha mẹ
và mọi người luôn chăm sóc lo lắng cho con, động viên và ủng hộ con trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn:
• TS. Trần Thị Thiên An, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại học Nông Lâm,
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
• Tập thể quý thầy cô Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, khoa Ngoại
Ngữ - Sư Phạm, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
thầy Hồ Văn Công Nhân đã tận tâm giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn cho em trong
quá trình làm đề tài.
• Anh Nguyễn Văn Dương, đã giúp đỡ và hướng dẫn em nhiệt tình trong quá trình
nhân nuôi bọ rùa C. sexmaculatus.
• Cảm ơn các anh chị khóa học trước như anh Dũng, chị Chi, anh Hòa cùng với
các bạn lớp DH07SP đặc biệt bạn Thêu, bạn Phương, bạn Thình đã luôn giúp
đỡ, động viên.
Tp.HCM, ngày 16 tháng 05 năm 2011
Người nghiên cứu
Phạm Thị Hồng Nhung
ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa ăn mồi
Cheilomenes sexmaculatus F. để thiết kế một dự án dạy học cho môn Công Nghệ 10
của học sinh trường Nguyễn Hữu Huân, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”
được tiến hành từ tháng 09/2010 đến tháng 06/2011 tại phòng thí nghiệm bộ môn
Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
và tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Quận Thủ Đức, Tp.HCM, đạt được kết quả
sau:
- Xác định được bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus là loài côn trùng phù hợp với
dự án dạy học có nội dung liên quan đến bài 17: “Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây
trồng” phần III.2 - Biện pháp sinh học trong sách giáo khoa Công nghệ 10 tại
trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.
- Khảo sát một số yếu tố liên quan (mức độ hứng thú của học sinh; tình hình
thực tập, thực hành tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân; một số kiến thức cơ bản về
côn trùng) đến dự án dạy học dự kiến được đề xuất đối với học sinh khối 10 trường
THPT Nguyễn Hữu Huân.
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của bọ rùa ăn mồi
C. sexmaculatus qua quá trình thí nghiệm nhân nuôi sinh học của chúng.
- Đề xuất kế hoạch dự án dạy học “Nhân nuôi bọ rùa ăn mồi Cheilomenes
sexmaculatus F. - Một loài côn trùng ăn rệp mềm phổ biến” từ kết quả thí nghiệm
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus.
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................x
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. xi
Chữ viết tắt .................................................................................................................... xi
Viết đầy đủ..................................................................................................................... xi
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
1.2 Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
1.7 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................5
1.8 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................5
1.9 Xác định thuật ngữ ....................................................................................................5
1.10 Giới thiệu cấu trúc luận văn ....................................................................................5
1.11 Kế hoạch nghiên cứu ...............................................................................................7
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................................8
2.1 Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học (PPDH) ...........................................8
2.1.1 Khái niệm về PPDH..........................................................................................8
2.1.2 Phân loại các PPDH ..........................................................................................8
2.2 Phương pháp dạy học theo dự .................................................................................10
2.2.1 Tổng quan về phương pháp dạy học theo dự án .............................................10
2.2.1.1 Khái niệm dự án .....................................................................................10
2.2.1.2 Phương pháp dạy học theo dự án ...........................................................11
2.2.2 Các dạng của dạy học theo dự án....................................................................12
2.2.3 Các đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án.......................................13
iv
2.2.3.1 Đặc điểm của chủ đề ..............................................................................13
2.2.3.2 Đặc điểm của người học.........................................................................14
2.2.3.3 Đặc điểm của phương pháp thực hiện ....................................................14
2.2.4 Quy trình thực hiện dự án cho PPDH dự án ở trường THPT .........................15
2.2.4.1 Chuẩn bị..................................................................................................16
2.2.4.2 Thực hiện dự án......................................................................................16
2.2.4.3 Đánh giá dự án........................................................................................17
2.2.5 Một số dự án dạy học đã được thực hiện ........................................................17
2.2.5.1 PPDH dự án áp dụng cho môn Lý luận dạy học của PGS.TS. Trexler
Cary ............................................................................................................................17
2.2.5.2 Dự án “An toàn giao thông ở Việt Nam đáng báo động” của Tống
Xuân Tám .................................................................................................................... 18
2.3 Giới thiệu sơ lược về học sinh và trường THPT Nguyễn Hữu Huân......................19
2.4 Giới thiệu về môn Công nghệ 10.............................................................................20
2.5. Giới thiệu chung về côn trùng và bọ rùa ăn mồi ....................................................21
2.5.1 Định nghĩa côn trùng ......................................................................................21
2.5.2 Một số đặc điểm của côn trùng có liên quan đến đời sống............................21
2.5.3 Một số ứng dụng trong việc sử dụng bọ rùa để quản lý rệp mềm ..................24
2.5.4 Kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn mồi .............................................................26
2.5.4.1 Đặc điểm của bọ rùa ăn mồi...................................................................26
2.5.4.2 Một số loài bọ rùa ăn mồi phổ biến........................................................26
2.6 Bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus F......................................................................27
2.6.1 Một số đặc điểm chung về bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus F. .................27
2.6.2 Phân bố của bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus F. ở Việt nam ......................28
2.7 Đặc điểm hình thái và sinh học của rệp mềm..........................................................29
2.8 Quy trình sản xuất trứng và ấu trùng bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri
Mealybug Destroyer (Dhama Screenivasam, 2002)......................................................29
2.9 Khả năng thương mại hóa của bọ rùa......................................................................30
2.10 Lược khảo nghiên cứu trước đây...........................................................................32
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................35
v
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết..........................................................................35
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến ...........................................................35
3.3 Phương pháp thực nghiệm.......................................................................................36
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................36
3.3.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm .......................................................................36
3.3.2.1 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................36
3.3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................36
3.3.3 Nhân nuôi rệp cải Brevicoryne brassicae Linnaeus. làm thức ăn cho bọ rùa
ăn mồi Cheilomenes sexmaculatus................................................................................37
3.3.4 Nhân nuôi bọ rùa ăn mồi Cheilomenes sexmaculatus ....................................38
3.3.5 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................38
3.3.5.1 Khảo sát đặc điểm hình thái và tập tính sống của bọ rùa
C. sexmaculatus .............................................................................................................38
3.3.5.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa C. sexmaculatus ......39
3.4 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................40
3.4.1 Phương pháp định tính ....................................................................................40
3.4.2 Phương pháp định lượng.................................................................................41
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................43
4.1 Kết quả nghiên cứu lý thuyết về một số đặc điểm sinh học của một số loài côn
trùng thiên địch phổ biến, phù hợp với học sinh THPT nhân nuôi trong môn Công
Nghệ 10..........................................................................................................................43
4.2 Kết quả khảo sát ý kiến học sinh tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân về một số
vấn đề liên quan đến dự án dạy học nhân nuôi bọ rùa ăn mồi dự kiến .........................44
4.2.1 Kết quả điều tra cụ thể ....................................................................................44
4.2.2 Phân tích kết quả khảo sát tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân ...................46
4.2.2.1 Ý kiến học sinh về môn Công Nghệ 10 và các hoạt động ngoại khóa,
thực hành .......................................................................................................................46
4.2.2.2 Khảo sát về một số kiến thức cơ bản có liên quan đến dự án nuôi bọ
rùa được đề xuất .................................................................................................47
vi
4.2.2.3 Đánh giá mức độ hưởng ứng và hình thức nuôi phù hợp của dự án
dạy học nuôi bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus ................................................................52
4.3 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của nhân nuôi bọ rùa C.
sexmaculata tại trường Đại Học Nông Lâm.................................................................54
4.3.1 Đặc điểm hình thái của bọ rùa C. sexmaculatus .............................................54
4.3.2. Tập tính sinh sống của bọ rùa C. sexmaculatus.............................................59
4.3.3 Một số đặc điểm sinh học của bọ rùa C. sexmaculatus ..................................59
4.3.3.1 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của bọ rùa C.
sexmaculatus..................................................................................................................59
4.3.3.2 Khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của thức ăn đến bọ rùa C.
sexmaculatus..................................................................................................................61
4.3.4 Quy trình nhân nuôi bọ rùa C. sexmaculatus..................................................62
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................72
5.1 Kết luận....................................................................................................................72
5.1.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu lý thuyết về một số đặc điểm sinh học của
một số loài côn trùng thiên địch phổ biến, phù hợp với học sinh học THPT nhân
nuôi trong môn Công Nghệ 10 ......................................................................................72
5.1.2 Kết luận về kết quả điều tra ý kiến học sinh tại trường THPT Nguyễn Hữu
Huân về một số vấn đề liên quan đến dự án dạy học dự kiến nhân nuôi bọ rùa ăn
mồi. 72
5.1.3 Kết luận về kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của nhân
nuôi bọ rùa C. sexmaculata tại trường Đại Học Nông Lâm.........................................73
5.1.4 Kết luận về kế hoạch dự án dạy học nhân nuôi bọ rùa C. sexmaculatus
được đề xuất cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Huân cho môn Công
Nghệ 10..........................................................................................................................74
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................74
5.3 Hướng phát triển của đề tài .....................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
H2.1. Triệu chứng gây hại của rệp mềm. ......................................................................22
H2.2. Bọ rùa đang ăn mồi. ............................................................................................24
H2.3. Sản phẩm CRYPTOBUG® đã được thương mại hóa trên thị trường ................31
H3.1. Hộp nhựa dùng để nhân nuôi bọ rùa C. sexmaculatus ........................................37
H3.2. Rệp mềm trên cải Brevicoryne brassacicae – thức ăn của bọ rùa .....................37
H4.1. Vòng đời của bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus F. ...........................................55
H4.2. Bọ rùa trưởng thành: bọ rùa đực (a); bọ rùa cái (b) ............................................57
H4.3. Ấu trùng bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus F....................................................58
H4.4. Ong nội kí sinh bọ rùa Homalotylus flaminius (Encyrtidae: Hymenoptera).......64
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại các phương pháp dạy học ...............................................................9
Bảng 2.2. So sánh PPDH tích cực và PPDH thụ động..................................................10
Bảng 2.3. Bảng phân loại các dạng của PPDA .............................................................13
Bảng 4.1. Bảng kết quả điều tra tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân.........................45
Bảng 4.2. Nhận xét của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Hữu Huân ...............46
về môn Công Nghệ 10 ...................................................................................................46
Bảng 4.3. Mức độ hiểu biết của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân về mức
độ gây hại của rệp mềm.................................................................................................47
Bảng 4.4. Mức độ hiểu biết của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân................48
về côn trùng thiên địch ..................................................................................................48
Bảng 4.5. Mức độ hiểu biết của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân................49
về vòng đời của con côn trùng biến thái hoàn toàn .......................................................49
Bảng 4.6. Mức độ hiểu biết về côn trùng của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu
Huân 50
Bảng 4.7. Mức độ hiểu biết của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân................51
về bọ rùa ........................................................................................................................51
Bảng 4.8. Mức độ cảm quan đối với bọ rùa của học sinh trường .................................52
THPT Nguyễn Hữu Huân..............................................................................................52
Bảng 4.9. Mức độ đồng thuận của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân về dự
án nhân nuôi bọ rùa .......................................................................................................52
Bảng 4.10. Đề xuất hình thức nhân nuôi bọ rùa của học sinh trường...........................53
THPT Nguyễn Hữu Huân..............................................................................................53
Bảng 4.11. Kích thước trung bình ở từng pha phát triển của bọ rùa C. sexmaculatus 56
Bảng 4.12. Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của bọ rùa C.
sexmaculatus..................................................................................................................60
Bảng 4.13. Khả năng ăn rệp cải Brevicoryne brassacicae của ấu trùng bọ rùa
C. sexmaculatus .............................................................................................................61
Bảng 4.14. Ảnh hưởng các loại thức ăn lên tỷ lệ hóa nhộng và tỷ lệ vũ hóa thành
trưởng thành của bọ rùa C. sexmaculatus......................................................................62
ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Mức độ hiểu biết về côn trùng của học sinh trườngTHPT Nguyễn Hữu
Huân ............................................................................................................................50
Biểu đồ 4.2. So sánh mức độ chọn lựa giữa các hình thức nuôi bọ rùa được đề xuất
của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân .............................................................53
x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
C. sexmaculatus
Cheilomenes sexmaculatus F.
B. brassicae
Brevicoryne brassicae Linnaeus.
S. litura
Spodoptera litura F.
D. brevipes
Dysminococcus brevipes
R. cardinalis
Rodolia cardinalis Mulsant.
PPDH
Phương pháp dạy học
PPDA
Phương pháp dự án
THPT
Trung học phổ thông
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TBKS
Trung bình khảo sát
TBKV
Trung bình kỳ vọng
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SD
Standard deviation (độ lệch chuẩn)
BRN
Bọ rùa non
TT
Trưởng thành
TN
Thí nghiệm
RL
Rệp lớn
RN
Rệp nhỏ
n
Số mẫu thí nghiệm
Ctv
Cộng tác viên
CN
Công nghệ
TDTT
Thể dục thể thao
xi
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đặc trưng của môn học Công Nghệ 10 là môn học mang tính kỹ thuật ứng
dụng. Trong đó, các bài thực hành của môn học này là rất thiết thực, chiếm 19/70
thời lượng chương trình, tức là 27% (Nguyễn Văn Khôi, 2006). Tuy nhiên việc tổ
chức thí nghiệm, thực hành trên thực tế còn chưa được chú trọng. Theo kết quả
khảo sát thực tế của người nghiên cứu vào tháng 12/2010 tại trường THPT Nguyễn
Hữu Huân (quận Thủ Đức, Tp. HCM) cho thấy học kỳ I năm 2010 - 2011 không có
hoạt động thí nghiệm, thực hành được tổ chức.
Đứng trước xu thế của xã hội hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đã và đang
thực hiện theo mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục là đổi mới chương trình và tài
liệu giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Vì
vậy việc tổ chức dạy học có các hoạt động thực hành, ngoại khóa cho môn Công
Nghệ 10 bằng các phương pháp dạy học tích cực là cần thiết và đáng được khích lệ.
Trong số những phương pháp dạy học tích cực như phương pháp giải quyết
tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề hay phương pháp dạy học theo nhóm,
đảm bảo yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học có thể kể đến là
“phương pháp dạy học dự án” hay được gọi tắt là “phương pháp dự án (PPDA)”.
Theo Nguyễn Thùy Vân (2004): “Đây là một trong những phương pháp dạy học
mới hiện nay nhằm phát triển năng lực hành động cho người học, gắn lý thuyết với
thực tế”. Ngoài ra, hiện nay có những đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu về
phương pháp này như Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004);
Nguyễn Thùy Vân (2008); Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004); Nguyễn Văn Khôi và
Nguyễn Thị Diệu Thảo (2006); Trần Trung Ninh (2007). Những nghiên cứu trên đã
đưa ra nhận định đây là phương pháp dạy học tốt, khai thác khả năng của người học.
Từ đó, người nghiên cứu nhận thấy tính ứng dụng của phương pháp dự án rất thích
hợp đối với môn Công Nghệ 10 nói chung và thích hợp với việc tổ chức thí nghiệm
nhân nuôi bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus, phục vụ cho nội dung bài 17: “Phòng trừ
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
1
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
tổng hợp dịch hại cây trồng” phần III.2 - Biện pháp sinh học trong sách giáo khoa
Công Nghệ 10 nói riêng.
Theo một số tài liệu đã tham khảo cho thấy bọ rùa C. sexmaculatus là thiên
địch quan trọng của rệp mềm phổ biến ở Việt Nam (Phạm Văn Lầm, 1997). So với
đặc điểm của một số loại côn trùng có ích khác như chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ xít
thì bọ rùa ăn mồi là một loài thiên địch dễ nuôi, biến thái hoàn toàn, vòng đời ngắn.
Bọ rùa C. sexmaculatus là loài côn trùng có màu sắc khá bắt mắt, đặc điểm sinh học
thích hợp cho thí nghiệm nhân nuôi côn trùng thiên địch đối với học sinh lớp 10.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và đặc điểm sinh học của bọ rùa C. sexmaculatus
như đã nêu trên, được sự đồng ý của Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Khoa
Ngoại Ngữ - Sư Phạm, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, người nghiên
cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa ăn mồi
Cheilomenes sexmaculatus F. để thiết kế một dự án dạy học cho môn Công Nghệ 10
của học sinh trường Nguyễn Hữu Huân, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về đặc điểm sinh học của một số loài côn trùng thiên
địch phổ biến nhằm xác định loài phù hợp với dự án dạy học có nội dung liên quan
đến bài 17: “Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng” phần III.2 - Biện pháp sinh học
trong sách giáo khoa Công nghệ 10 tại trường THPT.
- Khảo sát một số vấn đề liên quan (mức độ hứng thú của học sinh; tình hình
thực tập, thực hành tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân; một số kiến thức cơ bản về
côn trùng) đến dự án dạy học nhân nuôi bọ rùa ăn mồi dự kiến của học sinh khối 10
trường THPT Nguyễn Hữu Huân trong môn học Công nghệ 10.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của bọ rùa ăn mồi
C. sexmaculatus, xác định quy trình nhân nuôi bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus phù
hợp với đối tượng học sinh THPT Nguyễn Hữu Huân.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus, đề xuất dự
án dạy học nhân nuôi bọ rùa C. sexmaculatus áp dụng cho học sinh lớp 10 trường
THPT Nguyễn Hữu Huân.
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
2
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Công nghệ 10 nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Loài côn trùng thiên địch nào phù hợp nuôi thí nghiệm với nội dung,
điều kiện thực tế của trường cấp III và khả năng của học sinh lớp 10? Cụ thể
câu hỏi này được thực hiện bởi các tiêu chí sau:
-
Loài côn trùng này có hình dạng, màu sắc bắt mắt hay không? có tiết ra
mùi hôi và chất gây ra dị ứng hay không?
-
Thời gian nuôi là ngắn hay dài?
-
Tỉ lệ sống có cao hay không?
-
Khi nuôi có cần những kỹ thuật phức tạp hay không?
-
Hoạt động ăn mồi của loài côn trùng ấy có dễ quan sát không?
-
Thức ăn của loài côn trùng này có nhiều hay không?
-
Quan sát vòng đời biến thái hoàn toàn có dễ không?
Câu 2: Dự án dạy học nhân nuôi loài côn trùng được lựa chọn có phù hợp học
sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Huân không? Cụ thể câu hỏi này được
thực hiện bởi các tiêu chí sau:
-
Mức độ thực tập, thực hành ở trường THPT Nguyễn Hữu Huân nhiều hay
ít?
-
Loài côn trùng được lựa chọn có gây được hứng thú cho học sinh lớp 10
trường THPT Nguyễn Hữu Huân không?
-
Mức độ nắm bắt một số kiến thức cơ bản liên quan đến thí nghiệm nhân
nuôi côn trùng đối tượng học sinh này như thế nào?
Câu 3: Tổ chức thí nghiệm nhằm xác định lại các đặc điểm sinh học của loài
côn trùng được chọn theo tiêu chí đã nêu ở câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Xác định
quy trình nhân nuôi bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus phù hợp với đối tượng học sinh
THPT Nguyễn Hữu Huân.
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
3
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Câu 4: Sử dụng kết quả nghiên cứu thiết kế dự án dạy học cho học sinh như
thế nào để phù hợp nội dung môn học và đạt được hiệu quả cao nhất?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm sinh học của một số loài côn
trùng thiên địch phổ biến nhằm lựa chọn một loài thích hợp cho học sinh lớp 10
nhân nuôi.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu tài liệu về DHDA để có cơ sở xây dựng hoạt động
dạy học dự án với đối tượng côn trùng thiên địch được chọn.
Nhiệm vụ 3: Khảo sát một số vấn đề liên quan (mức độ hứng thú của học
sinh; tình hình thực tập, thực hành tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân; một số kiến
thức cơ bản về côn trùng) đến dự án dạy học dự kiến của học sinh khối 10 trường
Nguyễn Hữu Huân nhằm đề xuất kế hoạch dự án dạy học nhân nuôi bọ rùa bắt mồi
tại trường Nguyễn Hữu Huân. Tổng hợp kết quả khảo sát, nếu kết quả khảo sát thu
được khả thi thì tiến hành nghiên cứu các nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 4: Xác định lại một số đặc điểm sinh học chính của bọ rùa sáu
vạch C. sexmaculatus, đề ra được quy trình nhân nuôi thích hợp cho bọ rùa
C. sexmaculatus.
Nhiệm vụ 5: Đề xuất kế hoạch dự án dạy học nhân nuôi bọ rùa
C. sexmaculatus cho học sinh lớp 10 môn Công nghệ 10 trường THPT Nguyễn Hữu
Huân.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu cần dùng những
phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ 1, 2, 4, 5.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi phục vụ cho nhiệm vụ 3.
Phương pháp thực nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ 4.
Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu phục vụ cho nhiệm vụ 3, 4.
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
4
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
1.7 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học dự án trong môn Công Nghệ 10.
- Một số đặc điểm sinh học của bọ rùa C. sexmaculatus
Khách thể nghiên cứu:
- Trường THPT Nguyễn Hữu Huân.
- Môn Công Nghệ 10.
- Học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Huân.
1.8 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung khảo sát một số vấn đề có liên quan đến dự án dạy học nhân nuôi
bọ rùa ăn mồi dự kiến trong môn học Công nghệ 10 của học sinh khối 10, trường
THPT Nguyễn Hữu Huân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức.
- Đề tài được tiến hành trên đối tượng nghiên cứu là bọ rùa ăn mồi
C. sexmaculatus.
- Các nội dung nghiên cứu về nhân nuôi bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus được
tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật, trường Đại Học Nông Lâm,
Tp. Hồ Chí Minh.
1.9 Xác định thuật ngữ
- Tuổi côn trùng được tính cho bọ rùa non, sau mỗi lần lột xác được tính 1
tuổi.
- Đẫy sức là giai đoạn cuối cùng của bọ rùa non trước khi lột xác qua quá
trình nhộng.
- Vũ hóa là thời điểm bọ rùa từ giai đoạn nhộng chuyển sang giai đoạn
trưởng thành.
1.10 Giới thiệu cấu trúc luận văn
Khóa luận thực hiện với 5 chương
Chương I: Giới thiệu chung
- Giới thiệu về đặc điểm môn Công Nghệ 10 bối cảnh giáo dục, đặc điểm
sinh học và vai trò của bọ rùa ăn mồi C. sexmaculatus từ đó đưa ra đề tài nghiên
cứu.
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
5
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
- Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu:
1) Xác định quy mô nghiên cứu.
2) Mục đích nghiên cứu.
3) Giới thiệu cấu trúc luận văn.
Chương II: Cơ sở lý luận
- Giới thiệu lược khảo nghiên cứu
- Các lý thuyết cơ bản để người nghiên cứu có tiền đề để đặt giả thuyết, tiên
đoán và lý giải vấn đề.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả mặt lý thuyết và thực hiện các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
- Tường thuật, trình bày dữ liệu.
- Phân tích dựa vào tài liệu có được
- Kết quả của phân tích
Chương V: Kết luận và kiến nghị
- Kết luận cho vấn đề nghiên cứu
- Đưa ra đề xuất, ý kiến đóng góp phần phát triển tính ứng dụng của PPDH.
- Hướng phát triển đề tài.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
6
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
1.11 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian
09/2010 - 10/2010
Nhiệm vụ
Người thực hiện
Viết đề cương
Người nghiên cứu
10/2010 – 11/2010 Nghiên cứu lý luận.
Xác
định
nguồn
Người nghiên cứu
bọ
rùa Người nghiên cứu
11/2010 – 12/2010 C. sexmaculatus.
Thiết kế phiếu câu hỏi phỏng vấn.
Tiến hành phát phiếu khảo sát ở Người nghiên cứu
12/2010 – 02/2011 trường THPT.
Tổng hợp kết quả khảo sát.
Tổ chức nhân nuôi và quan sát một Người nghiên cứu
02/2011 – 04/2011
số đặc điểm sinh học của bọ rùa và ctv Nguyễn Văn
C. sexmaculatus.
Dương
Viết luận văn chương 1, 2, 3, 4.
04/2011 – 05/2011
06/2011
Viết chương 5 và chỉnh sửa luận Người nghiên cứu
văn.
Báo cáo khóa luận
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
7
Người nghiên cứu
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học (PPDH)
2.1.1 Khái niệm về PPDH
Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là: “methodos” có
nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích. Phương pháp
hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục đích. Phương pháp gắn bó chặt
chẽ với lý luận, có những phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học.
Có nhiều khái niệm về PPDH được đưa ra như sau:
Theo Đặng Vũ Hoạt (1995), phương pháp dạy học là cách thức hoạt động
của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự
kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trong quá trình
dạy học.
Theo Lê Phước Lộc (2002), phương pháp là cách thức, con đường, phương
tiện để đạt tới mục đích, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Đối với dạy học
thì nhiệm vụ là dạy học.
Theo Phan Trọng Ngọ (2005), cho rằng PPDH là con đường, cách thức tiến
hành hoạt động dạy học.
Trong các khái niệm đưa ra, người nghiên cứu cho rằng khái niệm của Đặng
Vũ Hoạt (1995), là khái niệm rõ ràng và đầy đủ nhất về phương pháp dạy học cũng
như mối quan hệ của các yếu tố bên trong nó. Đối với một nhiệm vụ được đưa ra thì
có nhiều phương pháp để triển khai dạy học. Trong đó, một phương pháp dạy học
hiệu quả là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy và phương
pháp học; kết hợp mềm dẻo, khoa học giữa hai đối tượng là người dạy và người
học. Thông qua phương pháp dạy học, nội dung kiến thức của người dạy được
chuyển tải đến người học và trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, phản
ánh quá trình thay đổi nhận thức của người học.
2.1.2 Phân loại các PPDH
Phân loại PPDH là dựa trên cơ sở xác định mục đích, chức năng, nội dung
thực hiện các biện pháp tác động đến đối tượng dạy và học để định danh cho nó, sau
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
8
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
đó quy các phương pháp gần nhau vào một nhóm phương pháp dựa trên các tiêu chí
nhất định. Mặc dù việc phân loại PPDH còn nhiều tranh luận nhưng những vấn đề
lớn quyết định chiều hướng phát triển của dạy học như bản chất của dạy học hiện
đại, dạy học phải hướng đến sự phát triển của cá nhân người học lại thường nhận
được sự đồng thuận cao của các nhà hoạch định chiến lược phát triển dạy học và
giáo dục cũng như của các giáo viên trực tiếp giảng dạy với khẩu hiệu: “Học để
biết, học để làm việc, học để chung sống với người khác và học để làm người” do
UNESCO đề xuất đã trở thành phổ biến trong thực tiễn nhà trường. Theo Lê Phước
Lộc (2002) đã phân loại PPDH như sau:
Bảng 2.1. Phân loại các phương pháp dạy học
Cơ sở 1: Các giai
Cơ sở 2: Phương
Cơ sở 3: Con
Cơ sở 4: Cách tổ
đoạn QTDH
tiện truyền tin
đường tư duy
chức truyền tin
- Các PP mở đầu - Nhóm PP dùng - PP phân tích - PP làm thử - bắt
bài học.
lời.
tổng hợp.
- Các PP nghiên - Nhóm PP trực - PP quy nạp.
- PP diễn dịch.
chước.
- PP diễn giải.
- PP kể chuyện.
cứu tài liện mới.
quan.
- Các PP củng cố.
- Nhóm PP tự lực - PP so sánh và - PP sắm vai.
- Các PP kiểm tra
của HS.
đối chiếu.
- PP dạy học theo
- Và một số PP - Và một số PP - Và một số PP nhóm.
khác.
khác.
khác.
- PP thí nghiệm.
- PP giải quyết tình
huống.
- PP dự án.
- PP dạy học nêu
vấn đề.
(Nguồn: Lê Phước Lộc, 2002)
Người nghiên cứu nhận thấy cách phân loại của Lê Phước Lộc (2002) khá
đơn giản, dễ hiểu, cơ bản đầy đủ, phù hợp với yêu cầu tiếp cận đến các phương
pháp dạy học về nguồn gốc xuất phát và ý nghĩa.
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
9
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Tuy nhiên, việc chia PPDH làm 2 loại: PPDH truyền thống và PPDH tích
cực dựa vào định hướng trong quá trình học tập lại mang nhiều ý nghĩa hơn trong
việc nhìn nhận, phát hiện và tìm tòi những phương pháp, phương tiện dạy học mới
nhằm đáp ứng xu thế phát triển của dạy học hiện đại.
Bảng 2.2. So sánh PPDH tích cực và PPDH thụ động
Hệ PPDH thụ động
Lấy người dạy làm trung tâm
Hệ PPDH tích cực
Lấy người học làm trung tâm
1. Thầy truyền đạt kiến thức, trò thụ 1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự
động tiếp thu
hướng dẫn của thầy
2. Thầy độc thoại hay phát vấn
2. Đối thoại trò – trò, trò – thầy, hợp tác
với bạn, học bạn
3. Thầy áp đặt kiến thức, trò nghe, ghi 3. Thầy dẫn dắt làm cho kiến thức trò tự
nhớ
tìm ra trở thành thật sự khoa học
4. Trò học thuộc lòng
4. Trò phát huy vốn học thuộc lòng để
học cách học, cách làm, cách giải quyết
vấn đề, cách sống và trưởng thành
5. Thầy độc quyền đánh giá, cho điểm 5. Trò tự đánh giá, tự sửa sai, điều chỉnh
cố định
làm cơ sở để thầy cho điểm linh động và
đánh giá có tác dụng giáo dục và đào tạo
thật sự.
(Nguồn: Nguyễn Quang Huỳnh, 2006)
Trong số các phương pháp dạy học tích cực, có thể kể đến phương pháp dạy
học dự án, một phương pháp dạy học hiệu quả và được nhiều giáo viên quan tâm.
2.2 Phương pháp dạy học theo dự án
2.2.1 Tổng quan về phương pháp dạy học theo dự án
2.2.1.1 Khái niệm dự án
Thuật ngữ dự án có tên tiếng Anh là “Project” có nguồn gốc Latin “Proicere”
được hiểu theo nghĩa là đề án, dự thảo, kế hoạch. Thuật ngữ này được sử dụng rất
nhiều trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối với giáo dục “dự án” không chỉ có nghĩa
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
10
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
như một dự án phát triển giáo dục mà còn được xem như một phương pháp hay hình
thức dạy học.
Theo Nguyễn Như Ý (1999) cho biết “dự án” là:
- Bản dự thảo về một vấn đề người ta sẽ đưa ra thảo luận và biểu quyết.
- Phương án, bản trình bày dự kiến việc phải làm.
Vậy dự án là tập hợp những hoạt động có kế hoạch linh động có liên quan
đến nhau theo một logic nhằm vào những mục tiêu xác định được thực hiện bằng
những nguồn lực nhất định trong những khoảng thời gian xác định, chịu tác động
thường xuyên của yếu tố ngoại cảnh.
2.2.1.2 Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp dạy học bằng dự án (Project Based Learning) (PBL) gọi tắt là
dạy học dự án, đây là một một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện
nhiệm vụ học tập phức hợp, có kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành.
Nhiệm vụ được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc
xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh,
đánh giá quá trình và kết quả học tập (Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu
Thảo, 2004).
Theo Nguyễn Thùy Vân (2008), khái niệm dạy học dự án được sử dụng đầu
tiên trong các trường kiến trúc và xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16 và lan rộng ra
nhiều nước châu Âu, nhưng mãi đến những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà sư phạm
Mỹ mới bắt đầu xây dựng cơ sở lý luận cho PPDH này. Từ cuối những năm của
thập niên 60, PPDH này lại được chú ý trở lại châu Âu. Theo đó DHDA là hình
thức dạy học trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này
được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc
xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh đánh
giá quá trình và kết quả thực hiện, làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học
dự án.
Phan Long (2004), nhận định rằng phương pháp dạy học dự án là phương
pháp dạy học phức hợp, với hình thức tổ chức dạy học trong đó người học thực hiện
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
11
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
nhiệm vụ học tập liên quan đến môn học, nghành học, kết hợp với nghiên cứu khoa
học, kết hợp lý thuyết và thực hành, hoạt động thực tiễn với tính tự lực cao, tự lực
xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và
đánh giá kết quả.
Tóm lại, PPDH là phương pháp dạy học phức hợp, là sự kết hợp giữa thực
hành và lý thuyết, đòi hỏi người thực hiện phải đáp ứng được các yêu cầu thực tế
cũng như phương pháp, kỹ thuật để tạo ra sản phẩm cụ thể. Trong quá trình tham
gia học tập với PPDA, học sinh được đề xuất thực hiện dự án để giải quyết những
vấn đề trong thực tiễn và chuyên môn. Thông qua PPDA, học sinh được khuyến
khích hoạt động tích cực và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm về phương án cũng như
kết quả đạt được. Từ đó, quá trình học tập được diễn ra chủ động, kích thích sự tìm
hiểu và sáng tạo, kiến thức đạt được mang tính liên môn, chuyên ngành.
2.2.2 Các dạng của dạy học theo dự án
Theo Đoàn Ngọc Thuận (2009), đã phân loại các dạng của PPDA như sau:
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
12
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngành: Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Bảng 2.3. Bảng phân loại các dạng của PPDA
Phân loại
Phân loại
theo sự tham
chuyên môn.
gia của học
sinh.
Phân loại
theo sự tham
gia của GV.
Phân loại theo
nhiệm vụ.
Phân loại
theo thời
gian.
- Dự án một - Dự án nhóm - Dự án một - Dự án tìm - Dự án nhỏ.
môn.
hay cá nhân GV
- Dự án liên HS.
môn.
hướng hiểu: thu thập - Dự án trung
dẫn.
thông tin về chủ bình.
- Dự án lớp - Dự án do đề của dự án.
- Dự án ngoài học,
toàn nhiều
chuyên môn: khối,
toàn hướng dẫn.
- Dự án lớn.
GV - Dự án nghiên
cứu:
thu
thập
dự án về các trường.
thông tin và tổ
lễ hội, nghệ
chức thí nghiệm,
thuật,…
khảo sát.
- Dự án kiến tạo
thực tiễn. VD:
thiết kế bao bì
cho sản phẩm
sữa đậu nành, ....
PPDA khá phong phú và đa dạng. Để chọn lựa được một hình thức cụ thể, cần
dựa vào nguồn lực thực tế và mục tiêu đề ra của dự án, bên cạnh đó không kém
phần quan trọng là phải dựa vào đặc điểm của phương pháp dự án.
2.2.3 Các đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án
Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của PPDH dự án theo chủ đề, phương pháp
thực hiện và người học như sau:
2.2.3.1 Đặc điểm của chủ đề
- Chủ đề của dự án xuất phát từ tình huống thực tế xã hội, thực tiễn nghề
nghiệp và thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù
hợp với trình độ và khả năng của người học.
SVTH: Phạm Thị Hồng Nhung
13
GVHD: TS. Trần Thị Thiên An