Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TỰ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP KHOA NGOẠI NGỮ SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.89 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TỰ RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN
SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP KHOA
NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: TRẦN NGỌC THANH
SVTH: TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011

Tháng 05/2011
i


TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TỰ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SƯ PHẠM
CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG
NGHIỆP KHOA NGOẠI NGỮ – SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
TRƯƠNG THỊ THANH TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Cử nhân nghành Sư Phạm Kỹ Thuật Công Nông Nghiệp



Giáo viên hướng dẫn
GV. TRẦN NGỌC THANH

Tháng 05/2011
i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
VÀ GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1. Giáo viên hướng dẫn
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Giáo viên phản biện
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

ii


LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục
con nên người. Cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Thanh, Bộ môn Sư phạm kỹ
thuật nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời và tận tâm của quý thầy cô Bộ môn Sư phạm
kỹ thuật nông nghiệp.
Cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
đã hết lòng dạy bảo và truyền thụ kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm em học tập
tại trường.
Cảm ơn tất cả các bạn SV Bộ môn Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp và tất
cả những người bạn đã luôn sát cánh chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên:

Trương Thị Thanh Tâm


iii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Tìm hiểu tình hình tự rèn luyện năng lực sư phạm của sinh viên
Bộ môn Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp khoa Ngoại ngữ - Sư phạm trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 09/2010 đến
tháng 05/2011 đạt được kết quả như sau:
Người nghiên cứu (NNC) đã nghiên cứu các tài liệu sách báo, tạp chí,
sách chuyên ngành, internet để xây dựng cơ sở lý thuyết về năng lực sư phạm
(NLSP) của người giáo viên (GV).
Soạn thảo bộ câu hỏi khảo sát về tình hình tự rèn luyện NLSP của sinh
viên (SV).
Tiến hành điều tra SV Bộ môn Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
(SPKTNN) khoa Ngoại ngữ - Sư phạm (NN-SP) bằng cách phát phiếu thăm dò
ý kiến. Tổng số phiếu NNC phát ra là 300 phiếu, thu thập được 293 phiếu,
trong đó 10 phiếu không hợp lệ, như vậy kết quả được NNC phân tích trên 283
phiếu hợp lệ.
Đồng thời, NNC đã tìm hiểu và đề xuất những giải pháp những phương
pháp tự rèn luyện NLSP để nâng cao hiệu quả rèn luyện NLSP của SV. Trên cơ
sở đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo sinh tại bộ môn SPKTNN
khoa NN-SP trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM).
Cuối cùng, NNC đề xuất ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................ iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................. viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... x
Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.7 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.8 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.9 Kế hoạch nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.10 Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
1.11 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 8
2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 8
2.1.1 Tự học ...................................................................................................... 8
2.1.2 Năng lực .................................................................................................. 9
2.1.3 Năng lực sư phạm .................................................................................. 10
2.2 Năng lực sư phạm của người giáo viên ........................................................ 11
2.2.1 Nhóm năng lực dạy học......................................................................... 11
2.2.1.1 Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục ......... 11
2.2.1.2 Năng lực chế biến tài liệu học tập .................................................. 12
2.2.1.3 Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học ............................................. 12
2.2.1.4 Năng lực sử dụng ngôn ngữ ........................................................... 13
v



2.2.1.5 Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên ................................ 13
2.2.2 Nhóm năng lực giáo dục ........................................................................ 14
2.2.2.1 Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh ................ 14
2.2.2.2 Năng lực giao tiếp sư phạm ............................................................ 15
2.2.2.3 Năng lực cảm hóa học sinh ............................................................ 16
2.2.2.4 Năng lực khéo xử sư phạm ............................................................. 19
2.2.3 Năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm .............................................. 20
2.2.4 Năng lực nghiên cứu khoa học .............................................................. 21
2.2.4.1 Những yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học ...................... 21
2.2.4.2 Những kỹ năng chính trong nghiên cứu khoa học ......................... 23
2.3 Những yêu cầu đối với giáo viên ................................................................. 25
2.3.1 Yêu cầu chung ........................................................................................ 25
2.3.2 Yêu cầu về phẩm chất đạo đức .............................................................. 26
2.3.2.1 Thống nhất lòng yêu nước, giác ngộ XHCN với lý tưởng nghề
nghiệp .................................................................................................................... 26
2.3.2.2 Người giáo viên cần có tình cảm trong sáng và cao thượng .......... 26
2.3.3 Yêu cầu về năng lực sư phạm ................................................................ 27
2.4 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn XHCN . 28
2.4.1 Vai trò của người giáo viên ................................................................... 28
2.4.2 Chức năng của người giáo viên ............................................................. 29
2.4.3 Nhiệm vụ của người giáo viên .............................................................. 29
2.4.3.1 Nhiệm vụ chung ............................................................................. 29
2.4.3.2 Nhiệm vụ cụ thể ............................................................................. 30
2.5 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên ........................................ 31
2.5.1 Mục đích của lao động sư phạm ............................................................ 31
2.5.2 Đối tượng của lao động sư phạm ........................................................... 31
2.5.3 Công cụ hoạt động lao động sư phạm ................................................... 32
2.5.4 Sản phẩm của lao động sư phạm ........................................................... 32
2.6 Hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên ................................................ 32


vi


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 34
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phục vụ nhiệm vụ 1) .............................. 34
3.2 Phương pháp điều tra (phục vụ nhiệm vụ 2) ................................................ 34
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 34
3.3.1 Phân tích định lượng (phục vụ nhiệm vụ 3) ........................................... 34
3.3.2 Phân tích định tính (phục vụ nhiệm vụ 3) .............................................. 34
3.4 Phương pháp xử lý thống kê (phục vụ nhiệm vụ 3) ..................................... 35
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 36
4.1 Hoàn cảnh nghiên cứu .................................................................................. 36
4.2 Kết quả khảo sát. .......................................................................................... 36
4.3 Phân tích kết quả khảo sát. ........................................................................... 37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 64
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 64
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 66
5.2.1 Đối với chương trình giảng dạy ............................................................ 66
5.2.2 Đối với nhà trường và Bộ môn Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp ............ 67
5.2.4 Đối với sinh viên ................................................................................... 68
5.3 Hướng phát triển của đề tài .......................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát động cơ tự rèn luyện NLSP của SV........................... 37 
Bảng 4.2 Kết quả nhận thức của SV về những phẩm chất nhân cách, đạo đức
cần có của người GV .............................................................................................. 38 
Bảng 4.3 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực dạy học ............ 41 
Bảng 4.4 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực GD. .................. 45 
Bảng 4.5 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực tổ chức các
hoạt động GD. ........................................................................................................ 47 
Bảng 4.6 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực NCKH ............. 50 
Bảng 4.7 Kết quả việc tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách, đạo đức cần
có của người GV..................................................................................................... 53 
Bảng 4.8 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực dạy học .......................................... 55 
Bảng 4.9 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực GD ................................................. 57 
Bảng 4.10 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực tổ chức các hoạt động GD ........... 58 
Bảng 4.11 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực NCKH ......................................... 60 

viii


BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 4.1 Kết quả nhận thức của SV về những phẩm chất nhân cách, đạo
đức cần có của người GV ....................................................................................... 39 
Biểu đồ 4.2 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực dạy học ........ 42 
Biểu đồ 4.3 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực GD. .............. 45 
Biểu đồ 4.4 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực tổ chức các
hoạt động SP. .......................................................................................................... 48 
Biểu đồ 4.5 Kết quả nhận thức của SV về việc rèn luyện năng lực NCKH ........ 51 
Biểu đồ 4.6 Kết quả việc tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách, đạo đức
cần có của người GV .............................................................................................. 54 
Biểu đồ 4.7 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực dạy học ..................................... 56 
Biểu đồ 4.8 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực giáo dục .................................... 57 

Biểu đồ 4.9 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực tổ chức các hoạt động SP ......... 59 
Biểu đồ 4.10 Kết quả việc tự rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học ............... 60

SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 2.1 Phân loại các nhóm kỹ năng trong NCKH ........................................... 23 

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

01

CĐ, ĐH

Cao đẳng, Đại học

02

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

03


ĐHSP

Đại học Sư phạm

04

ĐHQG

Đại học Quốc gia

05

GD

Giáo dục

06

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

07

GV

Giáo viên

08


HS

Học sinh

09

KNSP

Kỹ năng sư phạm

10

NCKH

Nghiên cứu khoa học

11

NLSP

Năng lực sư phạm

12

NNC

Người nghiên cứu

13


NN - SP

Ngoại ngữ - Sư phạm

14

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

15

NXB

Nhà xuất bản

16

SGK

Sách giáo khoa

17

SL

Số lượng

18


SP

Sư phạm

19

SPKTNN

Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

20

SPKTCNN

Sư phạm kỹ thuật công nông nghiệp

21

SV

Sinh viên

22

THPT

Trung học phổ thông

23


Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

24

TW

Trung ương

25

ƯXSP

Ứng xử sư phạm

26

XH

Xã hội

x


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo Nguyễn Cảnh Toàn (2007), “học trước hết là việc của người học,
không ai học hộ, học thay được”. Cho nên, học về bản chất là tự học. Vì vậy,
việc có ý thức tự học, tự rèn luyện tương ứng là điều cần thiết cho sinh viên
SV. Trong thực tế nghề nghiệp nhiều kiến thức, kỹ năng phải tự học, tự rèn
luyện lấy bởi vì nhà trường chỉ có thể cung cấp cho SV một số có giới hạn kiến
thức, kỹ năng rất cơ bản. Vậy thì SV ngày nay cần tự rèn luyện và thực hành
như thế nào để đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục (GD), của xã hội (XH)
và đất nước?
Trong chỉ thị 40 CT/TW ngày 16/5/2004 của Ban bí thư Trung ương
(TW) Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý GD: “Đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng GD”.
Vậy thì đối với SV sư phạm (SP), những người sau khi ra trường sẽ trở thành
GV là người đóng vai trò chủ đạo trong việc giúp người khác tự học thì việc tự
học và tự rèn luyện khi còn ở trong trường Đại học (ĐH) phải được thực hiện
ra sao?
Hai nhiệm vụ mà các trường ĐH, Cao đẳng (CĐ) SP thực hiện trong
việc đào tạo GV tương lai là chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm (NVSP), trong
đó NVSP là một bộ phận quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo
GV trong thời kì hiện nay. Tuy nhiên, việc đào tạo NVSP hiện nay chủ yếu còn
mang tính lý thuyết và chưa được quan tâm đúng mức. Theo cô Nguyễn Thị
Hường (2004): “ Các trường ĐH, CĐ SP chưa coi trọng đúng mức công tác
đào tạo nghiệp vụ cho SV, chưa xây dựng được một hệ thống các năng lực sư
phạm cơ bản và quy trình rèn luyện tương ứng, giúp SV có thể tập luyện một
cách dễ dàng”.
Vậy để trở thành một GV tương lai có đủ năng lực sư phạm (NLSP), SV
phải tự mình rèn luyện, tự mình xây dựng, lập ra những phương pháp phù hợp

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN


1


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

để rèn luyện NLSP cho chính bản thân trong quá trình được đào tạo tại trường
ĐH là điều rất quan trọng và không thể không quan tâm đến.
Xuất phát từ những vấn đề trên, NNC quyết định tiến hành đề tài: “Tìm
hiểu tình hình tự rèn luyện năng lực sư phạm của sinh viên Bộ môn Sư phạm kỹ
thuật nông nghiệp khoa Ngoại ngữ - Sư phạm trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh”. Đề tài nhằm tìm hiểu ý thức và những phương pháp tự rèn
luyện NLSP của SV trong môi trường GD của bộ môn SPKTNN trường ĐH
Nông Lâm Tp.HCM. Từ đó, NNC rút ra những kinh nghiệm tự rèn luyện NLSP
để giới thiệu lại cho SV SPKTNN nói riêng và SV SP nói chung.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình tự rèn luyện NLSP của sinh viên
Bộ môn SPKTNN khoa NN-SP trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM. Cụ thể là
nghiên cứu các vấn đề sau đây :
Năng lực dạy học.
Năng lực giáo dục.
Năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.
Năng lực nghiên cứu khoa học.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích rút ra những phương pháp tự rèn luyện
NLSP để nâng cao hiệu quả rèn luyện NLSP của SV Bộ môn SPKTNN trong
quá trình học giảng dạy ở trường ĐH. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo SV thuộc 2 chuyên ngành SPKTNN và Sư phạm kỹ thuật công

nông nghiệp (SPKTCNN) thuộc Bộ môn SPKTNN khoa NN-SP trường ĐH
Nông Lâm Tp.HCM.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

2


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những tiêu chuẩn về NLSP; những yêu cầu đối với GV; vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của người GV trong giai đoạn XHCN là gì?
Câu hỏi 2: Tình hình tự rèn luyện NLSP của SV Bộ môn SPKTNN khoa
NN-SP trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng tự rèn luyện
NLSP cho SV?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Điều tra tình hình tự rèn luyện NLSP của SV Bộ môn
SPKTNN khoa NN-SP trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
Nhiệm vụ 2: Thu thập và phân tích dữ liệu.
Nhiệm vụ 3: Kết luận và đề xuất một số giải pháp giúp SV tự rèn luyện
NLSP một cách hiệu quả.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sau được thực hiện trong đề tài:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phục vụ nhiệm vụ 1): nghiên cứu các
tài liệu sách báo, tạp chí, sách chuyên ngành, internet về NLSP.
 Phương pháp điều tra (bằng phiếu ý kiến) (phục vụ nhiệm vụ 2) : Thu

thập các số liệu và dữ liệu phục vụ phân tích đánh giá bằng cách phát phiếu ý
kiến cho SV.
 Phương pháp xử lý thống kê (phục vụ nhiệm vụ 3): phân tích xử lý tất
cả các số liệu điều tra sau khi thu về.
 Phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng (phục vụ
nhiệm vụ 3): phân tích các câu trả lời cho câu hỏi trong bảng điều tra.
1.7 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: tình hình tự rèn luyện NLSP của SV.
Khách thể nghiên cứu: SV thuộc 2 chuyên ngành SPKTCNN và
SPKTNN Bộ môn SPKTNN khoa NN-SP.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

3


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

1.8 Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp cử nhân và để phù hợp với
điều kiện và thời gian nghiên cứu nhằm đảm bảo đề tài được tiến hành thuận
lợi, đề tài chỉ thực hiện khảo sát bằng phiếu thu thập ý kiến trên 300 sinh viên
thuộc 2 chuyên ngành SPKTCNN và SPKTNN Bộ môn SPKTNN khoa NNSP trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
1.9 Kế hoạch nghiên cứu
STT

Thời gian


01

01/09/2010

02

30/09/2010

03

10/2010 - 01/2011

04

01 - 04/2011

05

04 - 05/2011

Hoàn tất luận văn.

Người nghiên cứu

06

06/2011

Báo cáo tốt nghiệp.


Người nghiên cứu

Hoạt động
Nhận đề tài, bắt đầu tiến
hành viết đề cương.
Hoàn thành đề cương
nghiên cứu.
Viết cơ sở lí luận và lập
bảng câu hỏi thực nghiệm.
Tiến hành khảo sát, thu
thập, phân tích dữ liệu.

Người thực hiện

Ghi chú

Người nghiên cứu
Người nghiên cứu
Người nghiên cứu

Người nghiên cứu

1.10 Cấu trúc khóa luận
Khoá luận gồm 5 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU
- Đưa ra lý do chọn đề tài, từ những vấn đề phát sinh của GD, cảm xúc của cá
nhân, tư tưởng mới phát sinh mà NNC chọn đề tài.
- Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu, lịch sử vấn đề nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu, cấu trúc

khóa luận.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

4


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
NNC tham khảo và giới thiệu những lý thuyết cơ bản về tiêu chuẩn NLSP của
GV; những yêu cầu đối với GV; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GV; đối
tượng, công cụ, sản phẩm của hoạt động lao động SP của GV; hoạt động nghề
nghiệp của GV. Dựa vào đó, NNC có nền tảng để đặt giả thuyết, tiên đoán, lý
giải vấn đề…
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NNC sử dụng những phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu tài
liêu, phương pháp điều tra thực tiễn, phương pháp phân tích dữ liệu, phưng
pháp xử lý thống kê.
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi thu thập ý kiến của SV, NNC dùng phương pháp dùng phương pháp xử
lý thống kê, phân tích, tổng hợp để đưa ra những kết luận một cách chính xác,
khoa học.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, NNC đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Sau đó
NNC đề xuất các giải pháp để từng bước nâng cao NLSP cho SV Bộ môn
SPKTNN khoa NN-SP trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
1.11 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định GD
là quốc sách hàng đầu, đã khẳng định vị trí vai trò của GD đối với sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước.
Các văn bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cho ngành GD như: Chỉ thị
số 14/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc đổi
mới chương trình GD phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của
Quốc hội; Chỉ thị số 18/2001 - TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp cấp bách, nâng cao chất lượng đội ngũ GV của hệ thống
GD quốc dân đã đặt ra cho ngành GD&ĐT nhiệm vụ có tính chiến lược trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD trong giai đoạn
Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

5


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GD, nhưng trong đó chất
lượng đội ngũ GV phải là yếu tố được quan tâm đầu tiên.
Chất lượng GV ngày nay được hiểu đầy đủ hơn trước, bao gồm đạo đức
nghề nghiệp, tư tưởng chính trị, NLSP và năng lực chuyên môn, trong đó
NLSP và năng lực chuyên môn là những yếu tố linh động nhất, bởi nó phải đáp
ứng thường xuyên yêu cầu đổi mới chương trình GD ở các cấp học. Điều đó
cũng có nghĩa là nền tảng NLSP của SV SP phải được phát triển không ngừng
theo sự thay đổi của mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trong nhà
trường, bằng việc bổ sung hoàn thiện những kỹ năng phù hợp hơn, hiệu quả

hơn, dựa trên các quan điểm dạy học hiện đại.
Vì vậy, ngày nay có khá nhiều tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học
liên quan đến việc rèn luyện NLSP của SV SP. Trong khóa luận này NNC đã
sử dụng một số tài liệu sau làm cơ sở nghiên cứu:
1. Quy định chuẩn nghề nghiệp của GV Trung học cơ cở, GV THPT, ban
hành kèm theo Thông tư số 30/2009/ TT - Bộ GD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Xem phụ lục 2).
2. Phan Trọng Ngọ, 11/2009. “Các giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo GV của các trường ĐHSP trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”.
Hội thảo khoa học “Nhà trường Việt Nam trong một nền GD tiên tiến, mang
đậm bản sắc dân tộc”. Trong bài viết tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của GV
trong sự nghiệp phát triển GD, những yếu kém về phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp của GV các trường THPT, dạy nghề, CĐ và ĐH và đề xuất những giải
pháp nâng cao chất lượng GV trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
3. Trong tạp chí khoa học GD, số 11 tháng 8/2006, Tiến sĩ Nguyễn
Ngọc Chinh, Lê Đình Sơn có bài viết “Xác định hệ thống các kỹ năng nghề
nghiệp cần rèn luyện cho SV SP”. Qua đó, hai tác giả đã xác định được hệ
thống các kỹ năng nghề nghiệp cần GD cho SV SP, đồng thời đã tiến hành
khảo sát về mức độ quan trọng của các kỹ năng cần trang bị cho SV ở trường
ĐHSP trong hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp đã xác định.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

6


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm


4. Với bài viết “Thực trạng và những định hướng trong công tác đào
tạo nghề ở các trường ĐHSP” trong tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà
Nẵng, số 2 (37)/ 2010, tác giả Nguyễn Văn Tụ đã phản ánh được thực trạng của
việc rèn luyện tay nghề của SV trong các trường ĐHSP hiện nay, qua đó tác giả
đã đề xuất một số biện pháp và những KNSP cần phải được hình thành ở SV
SP.
5. Với khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTNN trường ĐH Nông Lâm
Tp.HCM, năm 2008 “Tìm hiểu ý kiến của SV để xây dựng bộ tiêu chuẩn về
NLSP của người giảng viên ĐH”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thy đã tìm hiểu cơ
sở lý luận bộ tiêu chuẩn về NLSP của người giảng viên ĐH và đã khảo sát ý
kiến của SV một số trường ĐH về mức độ cần thiết của các phẩm chất và năng
lực cần thiết của người giảng viên ĐH để xây dựng bộ tiêu chuẩn này.
6. Trong tiểu luận tốt nghiệp ngành SPKTNN trường ĐH Nông Lâm
Tp.HCM, năm 2008 “Tìm hiểu đức tính và phẩm chất cần có của người giảng
viên ĐH”, tác giả Dương Thị Hồng Nhung đã nghiên cứu cơ sở lý luận về
những đức tính, phẩm chất, năng lực cần thiết của người giảng viên ĐH. Ngoài
ra tác giả cũng khảo sát ý kiến của các giảng viên trường ĐH Nông Lâm để lấy
cơ sở phân tích, đánh giá về những đức tính, phẩm chất, năng lực của người
giảng viên ĐH.
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy các giả rất quan
tâm đến việc bồi dưỡng NLSP cho GV. Những công trình nghiên cứu trên đây
là nền tảng lý luận để NNC tham khảo, phát huy để xây dựng đề tài của mình
được hoàn thiện hơn.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

7


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh


SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm
2.1.1 Tự học
Tự rèn luyện NLSP có thể xem là một hình thức của tự học. Vai trò và
bản chất của tự học được hiểu như sau :
Từ điển tiếng Việt năm 1977 định nghĩa: “tự học là tự mình học lấy,
không cần ai dạy”.
Theo Hà Thị Đức (1993): “tự học là hình thức hoạt động cá nhân, do
bản thân người học nỗ lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập ở trên
lớp hay ở ngoài lớp, có thể diễn ra khi còn đang học, khi đã ra trường, hoặc
diễn ra suốt cuộc đời”.
Theo Nguyễn Hiến Lê (2003): “tự học là không ai bắt buộc mà mình
tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Có thầy hay không ta không cần biết. Người
tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào
cũng được, đó mới là điều quan trọng”.
Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn
động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái
độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học
tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và
làm việc hợp tác với người khác (Trinh và Rijlaarsdam, 2003).
( cập nhật
ngày 18/11/2010).
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (2004) có một định nghĩa khái quát hơn về
việc tự học. Tự học là việc tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực
trí tuệ ( quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử
dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân

sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không
ngại khó khăn, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, biết biến khó khăn thành thuận

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

8


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

lợi...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực
đó thành sở hữu của mình.
Như vậy, cốt lõi của học là tự học, hễ có học là có tự học vì không ai có
thể học hộ người khác được. Việc tự học nên được thực hiện trong suốt cuộc
đời của con người, đặc biệt là thời đại hiện nay khi thế giới bước vào cuộc cách
mạng trí tuệ và sự bùng nổ của thông tin.
2.1.2 Năng lực
Theo Nguyễn Đức Trí (1981) thì “Năng lực là khả năng ứng dụng hiểu
biết và kỹ năng chuyên môn một cách có kết quả trong thực tiễn”.
Nhưng theo Nguyễn Quang Uẩn (2004) : “Năng lực là sự tổng hợp các
thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt
động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả”.
Đối với tác giả Nguyễn Huy Tú (2006), năng lực được chia thành 3 loại:
- Năng lực tự nhiên (natural ability): là loại năng lực được nảy sinh
trên cơ sở những tư chất bẩm sinh di truyền, không cần đến các tác GD, đào
tạo. Nó cho phép con người giải quyết được những yêu cầu tối thiểu, quen
thuộc đặt ra cho mình trong cuộc sống.
- Năng lực được đào tạo (trained ability): là loại năng lực được hình

thành trên nền tảng của năng lực tự nhiên nhưng là một bậc phát triển cao hơn
so với năng lực tự nhiên. Năng lực được đào tạo (hay năng lực tự tạo) là những
phẩm chất của quá trình hoạt động tâm lý tương đối ổn định và khái quát của
con người, nhờ nó chúng ta giải quyết được (ở mức độ này hay mức độ khác)
một hoặc một vài yêu cầu mới nào đó của cuộc sống.
- Năng lực con người (tự nhiên và tự tạo) là hệ thống tiền đề bên trong
và bên ngoài của thành tích hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ và xác
định của con người. Năng lực của con người thường được phân ra thành các
năng lực chung - làm tiền đề thành tích hoạt động tinh thần (trí tuệ) như hoạt
động tổ chức - quản lý, hoạt động khoa học - công nghệ, hoạt động GD - dạy
học, hoạt động kinh doanh…và năng lực chuyên biệt - làm tiền đề thành tích
của hoạt động chuyên biệt như ca hát, thể thao, hội họa…

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

9


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

2.1.3 Năng lực sư phạm
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về NLSP.
“NLSP được thể hiện cả hai mặt tình cảm ý chí của nhân cách. Tất cả
những phẩm chất đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau
và tạo thành một chỉnh thể thống nhất” (Kruchetxki V.A, 1998).
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (2001): “NLSP là tổ hợp những đặc điểm
tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động SP và quyết
định mọi thành công của hoạt động ấy, NLSP tựa như hình chiếu của hoạt

động SP”.
Nhưng theo Lê Thị Xuân Liên (2006), NLSP của người thầy được hiểu
là khả năng thực hiện các hoạt động GD/ dạy học với chất lượng cao.
Dưới góc độ tâm lý học, NLSP là tổ hợp các phẩm chất tâm lý nền tảng
cho phép người GV đạt được kết quả trong dạy học và GD.
NLSP là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của người tham gia giảng dạy.
NLSP được hiện thực hóa trong tri thức, kỹ năng, kỹ thuật SP. Từ đó có thể xác
định được mô hình để làm việc về cấu trúc NLSP và cách thức nhìn nhận đánh
giá để có các hành động phù hợp.
( />C6%B0_v%E1%BA%A5n_gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c, cập nhật ngày
24/11/2010).
Dựa vào các khái niệm trên thì NLSP có thể được hiểu là tổ hợp các
phẩm chất tâm lý và khả năng thực hiện các hoạt động trong quá trình SP. Đối
với GV để hoạt động có hiệu quả thì cần phải có NLSP. Hoạt động của người
GV thể hiện ở tất cả các hình thức khác nhau của công tác SP nhưng tựu chung
lại ở 2 hoạt động đặc trưng: công tác dạy học và công tác GD. Chúng có tác
động qua lại và kết hợp chặt chẽ nhau.
Dựa vào chức năng đặc trưng của GV là dạy học và GD, Phạm Minh
Hạc đã xác định cấu trúc của NLSP, bao gồm:


Năng lực dạy học



Năng lực giáo dục



Năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm


Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

10


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

2.2 Năng lực sư phạm của người giáo viên
Theo tài liệu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Lê Văn Hồng
và cộng tác viên (ctv), 1998) NLSP của người GV được phân thành 3 nhóm
sau:
Nhóm năng lực dạy học
Nhóm năng lực giáo dục
Năng lực nghiên cứu khoa học
 Như vậy, để khóa luận được tổng quát, NNC sẽ tổng hợp cả hai cách
hiểu của Phạm Minh Hạc và Lê Văn Hồng với ctv thành 4 nhóm NLSP
sau:
2.2.1 Nhóm năng lực dạy học
2.2.1.1 Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
Năng lực hiểu HS được tác giả Nguyễn Thị Lan (1995) định nghĩa “ là
khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong của HS, hiểu biết tường tận về
nhân cách của họ cũng như khả năng quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý
của HS trong quá trình dạy học và GD”.
Biểu hiện:
 GV phải biết xác định được khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã
có ở HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho
HS.

 Phải dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức
độ căng thẳng của ở HS khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 GV phải có khả năng quan sát tinh tế và có thể xây dựng những biểu
hiện chính xác về lời giảng của mình đã được các HS khác nhau lĩnh hội như
thế nào.
Năng lực hiểu HS là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm
của người GV. Một thầy giáo có năng lực hiểu HS khi chuẩn bị bài giảng đã
tính đến trình độ học vấn của HS và bằng khả năng quan sát tinh tế của mình,
thầy giáo sẽ biết được khả năng thẩm thấu nội dung bài giảng của nhiều đối
tượng HS, và do vậy, khi đứng trên bục giảng, người thầy biết đặt mình vào vị
Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

11


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

trí người học, họ biết được khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt và qua đó
họ sáng tạo ra những cách trình bày, những phương pháp giảng dạy sao cho
hiệu quả nhất.
Như vậy, muốn hiểu HS thì người GV phải luôn quan tâm gần gũi HS
với tình thương và trách nhiệm. GV phải nắm vững chuyên môn cũng như sự
hiểu biết đầy đủ về tâm lý của HS và kết hợp với những phẩm chất tâm lý cần
thiết.
2.2.1.2 Năng lực chế biến tài liệu học tập
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt SP của GV đối
với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi, của từng cá nhân HS, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của HS và đảm

bảo logic SP.
Biểu hiện:
 GV phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu dùng để dạy cho HS, xác lập
được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận
thức của HS.
 GV phải biết chế biến tài liệu cho phù hợp với logic SP và vừa phù hợp
với trình độ nhận thức của HS.
Yêu cầu:
 GV phải có khả năng phân tích tổng hợp và biết hệ thống hóa kiến thức.
 Phải có sự sáng tạo khi chế biến và trình bày tài liệu học tập.
2.2.1.3 Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học
Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học là khả năng tổ chức và điều khiển
hoạt đông nhận thức của HS qua bài giảng, giúp HS lĩnh hội tri thức thông qua
hoạt động tích cực độc lập của bản thân.
Theo Bùi Thị Mùi (2009), việc tổ chức điều khiển HS nắm tri thức mới
được bắt đầu từ chỗ:
 Kích thích HS huy động các tri thức, kinh nghiệm có liên quan đã biết
làm cơ sở cho việc nắm tri thức mới.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

12


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

 Tổ chức, điều khiển HS khai thác thông tin từ các nguồn như: từ nội
dung bài giảng phong phú, hấp dẫn, lời giảng sinh động, dễ hiểu của GV; từ

việc quan sát và sử dụng đúng các phương tiện trực quan; từ các phương tiện
thông tin đại chúng hay từ kinh nghiệm sống của HS.
 Trên cơ sở những thông tin mà HS có được, tổ chức, điều khiển HS vận
dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh…để hình thành khái
niệm, phán đoán và suy luận.
Như vậy, việc nắm vững kỹ thuật dạy học mới không phải là việc dễ dàng
mà nó đòi hỏi người GV phải có quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện
KNSP.
2.2.1.4 Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý chí và tình
cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
Năng lực ngôn ngữ là công cụ, phương tiện đảm bảo cho người GV thực
hiện chức năng dạy học và GD của mình.
Biểu hiện: Năng lực ngôn ngữ của GV được biểu hiện cả về nội dung và
hình thức. Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc chức đựng mật độ thông tin lớn,
phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau. Hình thức ngôn ngữ
phải trong sáng giản dị, giàu hình ảnh, có ngữ điệu biểu cảm, có cảm xúc làm
tác động vào tâm hồn HS. Ngôn ngữ của GV phải không nhanh quá cũng
không chậm quá, mà ngôn ngữ của GV phải có tác dụng khơi gợi sự chú ý và
tư duy tích cực của HS vào bài giảng.
2.2.1.5 Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên
Tri thức và tầm hiểu biết của GV là năng lực cơ bản, năng lực trụ cột
của nghề dạy học. Bởi vì, người GV có nhiệm vụ phát triển nhân cách HS nhờ
một phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm, kỹ năng…mà loài người đã
khám phá ra, nhất là những tri thức thuộc lĩnh vực chuyên môn giảng dạy của
mình.
Người GV không chỉ làm công tác giảng dạy mà còn làm công tác GD.
Họ vừa dạy một môn học, lại phải bồi dưỡng cho HS có một nhãn quan rộng
Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN


13


GDHD: GV Trần Ngọc Thanh

SVTH: Trương Thị Thanh Tâm

rãi, có những hứng thú và thiên hướng thích hợp. Do đó, người GV phải có tầm
hiểu biết sâu rộng và luôn có nhu cầu mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thiện tri
thức của mình.
Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, một mặt XH đề ra những nhu cầu
ngày càng cao đối với trình độ văn hóa chung của thế hệ trẻ. Mặt khác hứng
thú và nguyện vọng của trẻ ngày càng phát triển, trẻ thích tìm tòi khám
phá…Do đó việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa và tầm hiểu biết sâu
rộng là một yêu cầu cần thiết đối với người GV.
Theo Nguyễn Thị Lan (1995) thì “Sự hiểu biết sâu rộng của người thầy
thể hiện không những ở việc nắm vững vấn đề cơ bản và hiện đại trong lĩnh
vực chuyên môn, mà còn ở việc nắm vững cả những thành tựu mới trong lĩnh
vực ngành nghề, không những về lý thuyết mà còn giỏi về thực hành, không
những thế, họ còn có khả năng tự bồi dưỡng và đi sâu vào nghiên cứu khoa
học”.
Tóm lại, để có năng lực này đòi hỏi người GV phải hội tụ hai yếu tố cơ
bản: thứ nhất là có nhu cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết, thứ hai là có khả
năng làm thỏa mãn nhu cầu đó (phương pháp tự học).
2.2.2 Nhóm năng lực giáo dục
2.2.2.1 Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của HS là năng lực biết dựa
vào mục đích GD, vào yêu cầu đào tạo, hình dung trước cần phải GD cho HS
những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt được
mục đích đó.

Biểu hiện:
 GV phải có kỹ năng tiên đoán sự phát triển của những thuộc tính này
hay thuộc tính khác ở từng HS, vừa nắm được nguyên nhân nảy sinh và mức độ
của những thuộc tính đó.
 GV phải thấy được sự khác nhau trong nhân cách của HS dưới ảnh
hưởng của dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng nên.

Khóa luận tốt nghiệp ngành SPKTCNN

14


×