Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

KHẢO SÁT, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG, KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP
TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG, KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: BÙI THANH HẢI
Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa : 2007-2011

Tháng 7/2011


KHẢO SÁT, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP
TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG, KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI

Tác giả

BÙI THANH HẢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kĩ sư ngành kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ THỊ LAN THẢO

Tháng 7 năm 2011




Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐH NÔNG LÂM TP. HCM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG

===oOo===

& TÀI NGUYÊN
**************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: BÙI THANH HẢI

MSSV: 07127039

NIÊN KHOÁ: 2007 – 2011
1. Tên đề tài:
“KHẢO SÁT, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯƠC THẢI TẬP TRUNG
KCN PHÍA ĐÔNG, KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI”.
2. Nội dung KLTN:
− Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung của

khu công nghiệp.
− Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải qua bản vẽ đã có và
thực tiễn.
− Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số khu công
nghiệp, so sánh với tính ch ất nước thải của khu công nghiệp khác để đưa ra tính chất
nước thải cần xử lý.
− Đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế và dự toán kinh tế cho các công nghệ.
− Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.
3. Thời gian thực hiện: Từ 03/2011 đến 07/2011.
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ LAN THẢO.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày …. tháng …. năm 2010
Ban chủ nhiệm Khoa

TS. LÊ QUỐC TUẤN

Ngày11 tháng 07 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn.
ThS. LÊ THỊ LAN THẢO


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

LỜI CẢM ƠN
Sau tất cả những cố gắng và nỗ lực, cuối cùng khóa luận tốt nghiệp của tôi đã
được hoàn thành.
Để có được điều này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cho tôi môi trường,
phương tiện và phương pháp học tập tốt nhất.
- ThS Lê Thị Lan Thảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

làm khóa luận này.
- Các Thầy Cô của trường nói chung và của Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
nói riêng đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu trong những năm học qua.
- Xin cảm ơn Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và Trung tâm kỹ thuật quan
trắc môi trường Dung Quất, đã cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cho tôi để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Và bố mẹ, anh chị, các bạn đã động viên, giúp đỡ cũng như đóng góp ý kiến
quý báu cho tôi trong suốt quá trình vừa qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 01 tháng 08 năm 2011.

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang i


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và thúc đẩy kinh tế
miền Trung phát triển mang lại một diện mạo mới cho tỉnh Quảng Ngãi, KCN phía
Đông KKT Dung Quất được ra đời với quy mô diện tích hơn 5.054 ha tại huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Bất kì một hoạt động sản xuất nào cũng phát sinh chất thải làm ảnh hưởng đến môi
trường. Một trong các vấn đề môi trường ở các KCN, KCX cần được quan tâm đúng
mức là nước thải.
Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN
phía Đông KKT Dung Quất, công suất 15000 m3/ngày đêm” đã được thực hiện với các
mục tiêu sau:
 Góp phần giảm thiểu việc gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận.

 Giúp KCN phía Đông Dung Quất hoạt động theo đúng định hướng vừa phát
triển kinh tế nhưng không quên bảo vệ môi trường.
Do đó đề tài đã đưa ra 2 phương án lựa chọn nhằm xử lý nước thải khu công
nghiệp phía Đông khu kinh tế dung quất đạt tiêu chuẩn loại B (QC24-2009/BTNMT).
Phương án 1: Nước thải -> song chắn rác thô-> bể lắng cát-> Hầm bơm-> bể điều
hòa-> bể tuyển nổi-> bể trộn-> bể phản ứng-> bể lắng 1-> bể Aerotank-> bể lắng 2->
bể khử trùng.
Phương án 2: Nước thải -> song chắn rác thô-> bể lắng cát-> Hầm bơm-> bể điều
hòa-> bể tuyển nổi-> bể trộn-> bể phản ứng-> bể lắng 1-> bể SBR -> bể khử trùng.

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang ii


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... x
Chương I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. ............................................................................................... 1
1.3. NỘI DUNG. ................................................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu . ....................................................................... 3
1.4.3. Thời gian thực hiện. ........................................................................ 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. ..................................................................... 3
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN...................................................... 4
Chương II. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG, KHU KINH
TẾ DUNG QUẤT. ...................................................................................................... 5
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG. ............... 5
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 5
2.1.2. Điều kiện tự nhiên. .......................................................................... 6
2.1.2.1. Địa hình địa mạo. ...................................................................... 6
2.1.2.2. Địa chất công trình và địa chất thủy văn.................................... 7
2.1.2.3. Khí hậu. ..................................................................................... 8
2.1.3. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp phía Đông. ................................... 14
2.1.3.1. Giao thông. .............................................................................. 14
2.1.3.2. Hệ thống điện. ......................................................................... 14
2.1.3.3. Thông tin liên lạc. .................................................................... 15
2.1.3.4. Hệ thống cấp nước. .................................................................. 15
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang iii


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
2.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP. ............................ 15
2.2.1. Quy mô hoạt động của KCN. ........................................................ 15
2.2.2. Các ngành công nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. .................... 15
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG. ........ 21
2.3.1. Về kết quả đầu tư các công trình xử lý chất thải. ........................... 21
2.3.1.1. Thu gom, xử lý chất thải rắn. ................................................... 21

2.3.1.2. Các hệ thống xử lý nước thải. .................................................. 22
2.3.1.3. Đầu tư các thiết bị quan trắc môi trường. ................................ 22
2.3.2. Về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường. ...................... 22
2.3.2.1. Về tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn. ............................. 23
2.3.2.2. Tình hình thu gom và xử lý nước thải. ...................................... 23
2.3.2.3. Tình hình kiểm soát và xử lý khí thải. ....................................... 23
2.3.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ
môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. ........................... 24
Chương III. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP. ... 25
3.1 TỔNG QUAN NƯỚC THẢI KCN TẠI VIỆT NAM..................................... 25
3.1.1 Các khái niệm. ............................................................................... 25
3.1.2 Tổng quan KCN tại Việt Nam. ....................................................... 25
3.1.3. Hiện trạng xử lý nước thải KCN.................................................... 26
3.1.4. Đặc điểm đặc trưng nước thải KCN. ............................................. 29
3.1.5. Một số phương pháp đã ứng dụng. ................................................ 29
3.2. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ĐANG ÁP DỤNG HIỆN
NAY.................................................................................................................... 31
3.2.1. Khu công nghiệp Biên Hòa II. ....................................................... 31
3.2.3. Khu công nghiệp Tân Tạo. ............................................................ 33
3.2.4. Khu công nghiệp Amata. ............................................................... 34
Chương IV. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU
CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG, KKT DUNG QUẤT. ........................................... 37
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI. ......................... 37
4.1.1. Lưu lượng nước thải...................................................................... 37
4.1.2. Tính chất nước thải. ...................................................................... 42
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
Trang iv
SVTH : Bùi Thanh Hải



Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
4.1.3. Tiêu chuẩn xử lý. .......................................................................... 44
4.2. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN PHÍA ĐÔNG –KKT DUNG
QUẤT. ................................................................................................................ 46
4.2.1. Phương án 1. ................................................................................. 46
4.2.1.1. Thuyết minh phương án 1. ....................................................... 47
4.2.1.2. Hiệu suất xử lý: ....................................................................... 48
4.2.2. Phương án 2. ................................................................................. 51
4.2.2.1. Thuyết minh phương án 2. ....................................................... 52
4.2.2.2.Hiệu suất xử lý. ......................................................................... 53
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN 1. .................................................. 55
4.3.1. Tính toán lưu lượng....................................................................... 55
4.3.2. Song chắn rác. ............................................................................... 55
4.3.3. Hầm bơm. ..................................................................................... 55
4.3.4. Thiết bị chắn rác tinh..................................................................... 57
4.3.5. Bể lắng cát ngang. ......................................................................... 55
4.3.6. Bể tuyển nổi DAF. ........................................................................ 57
4.3.7. Bể điều hòa. .................................................................................. 57
4.3.8. Bể keo tụ - tạo bông. ..................................................................... 58
4.3.8.1. Bể trộn cơ khí. ......................................................................... 58
4.3.8.3. Bể phản ứng tạo bông cặn. ..................................................... 58
4.3.9. Bể lăng I ( lắng hóa lý). ................................................................. 59
4.3.10. Bể trung gian. .............................................................................. 59
4.3.11. Bể Aerotank. ............................................................................... 59
4.3.12. Bể lắng 2 ( bể lắng sinh học). ...................................................... 60
4.3.13. Bể khử trùng. .............................................................................. 61
4.3.14. Ngăn chứa bùn ........................................................................... 61
4.3.15. Bể nén bùn. ................................................................................ 62
4.3.16. Lọc ép dây đai. ............................................................................ 62
4.4. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 2 ..................................................................... 62

4.4.1. Bể SBR. ........................................................................................ 63
4.4.2. Bể nén bùn. ................................................................................... 63
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
Trang v
SVTH : Bùi Thanh Hải


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
4.4.3. Lọc ép dây đai. .............................................................................. 63
Chương V. TÍNH TOÁN KINH TẾ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ. ...................................................................... 65
5.1. DỰ TOÁN CHI PHÍ PHƯƠNG ÁN 1. ......................................................... 65
5.1.1. Chi phí đầu tư cơ bản. ................................................................... 65
5.1.2. Chi phí quản lý vận hành. .............................................................. 65
5.1.3. Khấu hao tài sản và lãi suất. .......................................................... 65
5.1.4. Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý................................... 65
5.2. DỰ TOÁN CHI PHÍ PHƯƠNG ÁN 2. ......................................................... 66
5.2.1 Chi phí đầu tư cơ bản. .................................................................... 66
5.2.2 Chi phí quản lý vận hành................................................................ 66
5.2.3 Khấu hao tài sản và lãi suất. ........................................................... 66
5.3. SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN. ....................................................... 66
Chương VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 68
6.1. KẾT LUẬN . ................................................................................................ 68
6.2. KIẾN NGHỊ. ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 71

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải


Trang vi


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD 5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand).

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio).

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids).

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).


DAF

: Bể tuyển nổi khí hòa tan (Dissolved air floatation).

SBR

: Bể phản ứng sinh học từng mẻ (Sequencing batch reactor).

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

KCN

: Khu công nghiệp.

KKT

: Khu kinh tế.

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

KCN-KCX : Khu công nghiệp - Khu chế xuất.
HTXLNT


: Hệ thống xử lý nước thải.

HTXLNTTT : Hệ thống xử lý nước thải tập trung.
XLNT

: Xử lý nước thải.

VSV

: Vi sinh vật.

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang vii


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm. .................................... 8
Bảng 2.2. Chế độ mưa trung bình các tháng trong năm. ............................................. 10
Bảng 2.3. Độ bốc hơi trung bình các tháng trong năm. ............................................... 11
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm....................................................... 11
Bảng 2.5. Vận tốc gió trung bình và hướng gió các tháng trong năm. ........................ 12
Bảng 2.6.Các dự án đã đi vào hoạt động tại KCN phía Đông- KKT Dung Quất. ........ 16
Bảng 2.7. Các dự án đang triển khai xây dựng tại KCN phía Đông, KKT Dung Quất.19
Bảng 3.1. Tính chất nước thải đầu vào KCN Biên Hòa II. .......................................... 31
Bảng 3.2. Tính chất nước thải đầu vào KCN Tân Tạo. ............................................... 33

Bảng 3.3. Tính chất nước thải đầu vào KCN Amata. .................................................. 35
Bảng 4.1. Các nhà máy đang hoạt tại KCN phía Đông –KKT Dung Quất. ................. 37
Bảng 4.2. Các dự án chuẩn bị đầu tư vào KCN phía Đông –KKT Dung Quất. ........... 39
Bảng 4.3. Tính chất nước thải KCN Phía Đông –KKT Dung Quất. ............................ 43
Bảng 4.4. Chỉ tiêu xả thải loại B – QC 24 -2009/BTNMT. ......................................... 44
Bảng 4.5. Hiệu suất xử lý nước thải phương án 1. ...................................................... 48
Bảng 4.6. Hiệu suất xử lý nước thải phương án 2. ...................................................... 53
Bảng 4.7. Tóm tắt các thông số thiết kế của song chắn rác thô. .................................. 55
Bảng 4.8. Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng cát ngang. ........................................ 56
Bảng 4.9. Tóm tắt các thông số thiết kế hầm bơm. ..................................................... 56
Bảng 4.10. Tóm tắt các thông số thiết kế thiết bị chắn rác tinh. .................................. 57
Bảng 4.11. Tóm tắt các thông số thiết kế bể điều hòa. ................................................ 57
Bảng 4.12. Tóm tắt các thông số thiết kế bể tuyển nổi DAF. ...................................... 57
Bảng 4.13. Tóm tắt các thông số thiết kế bể trộn. ....................................................... 58
Bảng 4.14. Tóm tắt các thông số thiết kế bể phản ứng. .............................................. 58
Bảng 4.15. Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng 1. ................................................... 59
Bảng 4.16. Tóm tắt các thông số thiết kế bể chứa trung gian. ..................................... 59
Bảng 4.17. Tóm tắt các thông số thiết kế bể Aerotank................................................ 59
Bảng 4.18. Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng 2. ................................................... 60
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang viii


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
Bảng 4.19. Tóm tắt các thông số thiết kế bể khử trùng. .............................................. 61
Bảng 4.20. Tóm tắt các thông số thiết kế bể chứa bùn. ............................................... 61
Bảng 4.21. Tóm tắt các thông số thiết kế bể nén bùn đứng. ........................................ 62
Bảng 4.22. Tóm tắt các thông số thiết kế máy ép bùn kiểu lọc ép dây dai. ................. 62

Bảng 4.23. Tóm tắt các thông số thiết kế bể SBR. ...................................................... 63
Bảng 4.24. Tóm tắt các thông số thiết kế bể nén bùn đứng. ........................................ 63
Bảng 4.25. Tóm tắt các thông số thiết kế máy ép bùn kiểu lọc ép dây dai. ................. 63

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang ix


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. Bản đồ quy hoạch chi tiết KCN phía Đông, KKT Dung Quất. ........................ 5
Hình 2 . Sơ đồ hệ thống XLNT KCN Biên Hòa II. .................................................... 32
Hình 3. Sơ đồ hệ thống XLNT KCN Tân Tạo .......................................................... 34
Hình 4 . Sơ đồ hệ thống XLNT KCN Amata. ............................................................ 36
Hình 5. Sơ đồ xử lý nước thải KCN phía Đông –KKT Dung Quất phương án 1. ....... 46
Hình 6. Sơ đồ xử lý nước thải KCN phía Đông –KKT Dung Quất phương án 2. ....... 51

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang x


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

Chương I
MỞ ĐẦU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt
Nam. Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có 3 KCN và 1 khu kinh tế Dung Quất được quy
hoạch với 2 khu công nghiệp: khu công nghiệp phía Tây với cơ cấu là công nghiệp
nhẹ và Khu công nghiệp phía Đông với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp nặng
trong đó chủ chốt là nhà máy lọc dầu.
Dung Quất là một khu kinh tế theo hướng mở của Việt Nam được thành lập theo
Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu Kinh tế. Được
xây dựng ở phía đông huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Dung Quất là
Khu Kinh tế Tổng hợp, phát triển đa ngành – đa lĩnh vực:
* Phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc - hoá dầu, công
nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị nặng, sản
xuất lắp ráp ô tô,...
* Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu công
nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,...
* Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; giáo
dục đào tạo; nhà ở, vui chơi - giải trí, du lịch,...(gắn liền với thành phố Vạn Tường
hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp - dịch vụ).
Trong đó KCN phía Đông được xây dựng để phát triển ngành công nghiệp nặng
với mục tiêu xây dựng KCN phía Đông là một KCN hoàn thiện, đồng bộ các hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, thay đổi chức năng sử dụng đất từ một khu sản xuất nông nghiệp kém
hiệu quả thành khu vực sản xuất sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao.
Sự ra đời của KKT Dung Quất đã tạo cán cân thúc đẩy kinh tế miền Trung phát
triển và thu hút hàng vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy và tạo thêm công ăn
việc làm cho hàng vạn lao động trên công trường xây dựng và lao động gián tiếp cho
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải


Trang 1


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
các dịch vụ khác, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại chỗ
trong huyện, tỉnh và cả nước, là nơi thu hút các nhà đầu tư sử dụng các công nghệ sạch
và giảm tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường cho người dân và môi trường
xung quanh. Trong tương lai KCN sẽ không ngừng lớn mạnh kéo theo sự gia tăng các
vấn đề môi trường. Hoạt động theo tôn chỉ: “Tôn trọng và bảo vệ môt trường” các vấn
đề môi trường của KCN đều được Ban quản lý KKT quan tâm. Đối với vấn đề nước
thải các doanh nghiệp hoạt động trong KCN phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn loại C
(TCVN 5945-2005) .Tuy nhiên hiện nay khu công nghiệp phía Đông chưa có hệ thống
xử lý nước thải tập trung cho nên lượng nước thải sản xuất, sinh hoạt nếu chỉ xử lý sơ
bộ sẽ tác động xấu đến con người, môi trường nước và cảnh quan của khu vực xung
quanh nếu tiếp tục xả thẳng xuống lưu vực gần biển Đông và sông Trà Bồng.
Do đó, việc đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN phía
Đông để làm sạch trước khi xả vào hệ thống kênh, rạch thoát nước tự nhiên là một yêu
cầu cấp thiết, và phải tiến hành đồng thời với quá trình hình thành và hoạt động của
KCN nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho KCN trong tương lai và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.
Chính vì lý do đó Tôi đã chọn và tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát, tính toán
thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp phía Đông khu kinh tế
Dung Quất” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
1.2. MỤC TIÊU.
Tính toán thiết kế chi tiết trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp
phía Đông khu kinh tế dung quất đạt tiêu chuẩn xả thải loại B (QCVN 24:2009/
BTNMT) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
1.3. NỘI DUNG.
Tìm hiểu về hoạt động của khu công nghiệp phía Đông: Cơ sở hạ tầng của khu

công nghiệp.
Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả
năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải.
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 2


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm của
nước thải đầu vào.
Tính toán, thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước
thải.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Công nghệ xử lý nước thải cho loại hình Khu Công nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .
Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Khu
Công nghiệp phía Đông, khu kinh tế Dung Quất
Tính toán lưu lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và nước thải sinh
hoạt của các cơ sở sản xuất, nhà máy thuộc khu công nghiệp phía Đông, chưa tính toán
đến lượng nước mưa phát sinh.
1.4.3. Thời gian thực hiện.
Từ ngày 10/03/2011 đến 01/08/2011.(Kể từ ngày nộp đề cương đến ngày bảo vệ
luận văn tốt nghiệp).
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
• Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm
hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.

• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải
cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.
• Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và
đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
• Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn
vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
• Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 3


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
Xây dựng trạm xử lý nước thải góp phần làm cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu
công nghiệp phía Đông nói riêng và khu kinh tế Dung Quất nói chung ngày càng phát
triển hoàn thiện.
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề
ô nhiễm môi trường do nước thải Khu Công nghiệp.
Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản lý
Khu Công nghiệp.
Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp,
sinh viên tham quan, học tập.

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 4



Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

Chương II
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG, KHU
KINH TẾ DUNG QUẤT.

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG.
2.1.1. Vị trí địa lý.
Khu công nghiệp phía Đông thuộc khu kinh tế Dung Quất nằm ở các xã phía
Đông trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh quảng Ngãi.
- Phía Tây Bắc : giáp sân bay Chu Lai.
- Phía Tây : giáp quốc lộ 1A.
- Phía Nam: giáp các xã Bình Phú, Bình Thanh, Bình Tân.
- Phía Đông và Đông bắc : giáp biển Đông.

Hình 1. Bản đồ quy hoạch chi tiết KCN phía Đông, KKT Dung Quất.
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 5


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
Khu công nghiệp phía Đông được quy hoạch theo vùng chức năng của khu kinh
tế Dung Quất với tổng diện tích: 5.054 ha.
Được phân bổ thành 4 cụm công nghiệp:
• Cụm 1: Nhà máy lọc dầu và các công trình phụ trợ 417 ha.
• Cụm 2: CN hoá dầu và hóa chất 522 ha, sau hoá dầu 124 ha.

• Cụm 3: CN có sử dụng mặt biển: luyện-cán thép, đóng tàu, dịch vụ cảng, và CN
vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ôtô, thiết bị 335 ha.
• Cụm 4: Các ngành CN khác 65 ha.
• Đất đồi núi, cây xanh, cảnh quan môi trường.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên.
2.1.2.1. Địa hình địa mạo.
KCN phía Đông thuộc nằm trong khu vực có địa hình tương đối phức tạp, có
dạng dốc nghiêng, thấp từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh là chân sườn phía Đông
của dãy núi Trường Sơn có cao độ so với mực nước biển tương đối lớn. Tiếp đến là địa
hình đồi núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, thỉnh thoảng có những dãy núi thấp chạy
sát ra biển. Phần phía Đông của tỉnh là dải đồng bằng hẹp ven biển, đồi núi chiếm
phần lớn diện tích của tỉnh.
Tính từ Đông sang Tây có thể phân ra thành 9 địa hình chính: 2-3m, 4-6m, 1015m, 60-100m, 200-300m, 400-600m, 900-1000m, 1400 -1600m trong đó địa hình đồi
núi có độ cao từ 200 m trở lên, độ dốc của sườn từ 12 -130, chiếm 3/4 diện tích của
toàn tỉnh. Địa hình đồng bằng có diện tích nhỏ, có độ cao từ 1-2m đến 20-30m. Địa
hình dạng đồi có diện tích không đáng kể, có sườn dốc từ 3-80.
KKT Dung Quất nằm trên diện tích phía Đông của huyện Bình Sơn – tỉnh Quảng
Ngãi. Địa hình của khu kinh tế mang đặc trưng của địa hình ven biển Tỉnh Quảng
Ngãi: dạng địa hình bán sơn địa bao gồm núi thấp, đụn cát, sông hồ, đất ngập mặn,
ruộng lúa và các dãy đồi thấp có cây dại che phủ với độ dốc từ 3-200.
Nhìn 1 cách tổng quan địa hình khu kinh tế Dung Quất có thể chia thành 3 dạng
địa hình như sau:
- Địa hình đồi núi.
GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 6


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất

Đồi cao dọc thung lũng kiến tạo và sườn núi do phân cách các bề mặt san bằng
Plioxen bởi các sườn rửa trôi xâm thực dốc 8-120.
Đồi thấp dọc thung lũng kiến tạo do phân cắt các sườn bề mặt Pediment tuổi
Pliestoxen sớm bởi các sườn rửa trôi xâm thực dốc 5-120.
Đồi thấp rìa đồng bằng do phân cắt bởi thềm biển với các xâm thực rửa trôi dốc
3-80.
- Dạng địa hình thung lũng.
Bãi bồi và lòng sông hiện đại với tích tụ cát, cuội, sỏi dạng gò, đụn thỏi.
Thung lũng xâm thực – tích tụ với phức hệ bãi bồi và thềm thấp cấu tạo bởi bột
sét lẫn cát màu xám vàng địa hình gò sỏi phân cắt yếu.
- Dạng địa hình đồng bằng.
Đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông, biển, đầm lầy cao từ 1-3 m, cấu tạo bởi bột sét,
cát xám màu vàng, xám đen, địa hình bằng phẳng hơi trũng.
Đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông –biển, cao từ 3-6m, cấu tạo bởi cát, sét màu xám
đen, xám vàng.
Đồng bằng tích tụ biển. Cấu tạo cát trắng, địa hình lượn sóng thoải cao từ 4 -8m.
Đồng bằng gò thoải từ 10-20m. Cấu tạo bởi sét bột, lẫn sét màu xám, trắng loang
lỗ đỏ.
2.1.2.2. Địa chất công trình và địa chất thủy văn.
• Địa chất công trình.
Đất trong khu vực quy hoạch KKT Dung Quất có cấu trúc chủ yếu là các Laterit
75% sỏi sạn, cường độ chịu lực cao, ổn định, có thể xây dựng các công trình nặng.
Một nhược điểm của loại đất này là khả năng chịu lực tốt trong điều kiện khô ráo
nhưng khi bão hòa nước thì khả năng chịu lực giảm đi rất nhiều và thường hay bị biến
bạng dẻo.
• Địa chất thủy văn.
Lượng mưa trung bình năm của tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng 2.291mm (tính
trong khoảng 20 năm gần đây). Trong đó, lượng mưa có khả năng tạo thành dòng chảy
chiếm tỉ lệ khá lớn, khoảng 57% -62%. Lượng mưa còn lại, khoảng 38% - 43%, bị bốc
hơi một phần và phần còn lại sẽ ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm. Với địa hình có

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
Trang 7
SVTH : Bùi Thanh Hải


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
độ dốc tương đối lớn, khoảng 3 -200, lượng nước mưa ngấm xuống đất tạo thành nước
ngầm rất ít. Hơn nữa, khả năng tàng trữ nước của các tầng đất cũng rất kém nên trữ
lượng nước ngầm tại Quảng Ngãi rất nhỏ.
Nước ngầm tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là nước lỗ
hổng trong các thành tạo bởi rời và nước khe nứt trong các đá gốc nứt nẻ, các đới phá
hủy kiến tạo. Nước lỗ hổng trong các thành tạo bởi rời thường có trữ lượng rất nhỏ,
khả năng cung cấp nước hạn chế.
Nước khe nứt trong đá gốc nứt nẻ, các đới phá hủy kiến tạo thường là loại nước
bicacbonat - clorua. Trữ lượng của loại nước này phong phú hơn. Nước từ khe nứt
trong vỉa trầm tích Neogen thường bị phủ dưới trầm tích đệ tứ, chỉ lộ ra dưới dạng
những chỏm mỏ, chiều dày 300m, lưu lượng dòng chảy đi qua lớp trầm tích ở độ sâu
1m là 0,004m – 0,45 l/s.m.
Theo các số liệu khảo sát đo đạc tại khu vực quy hoạch xây dựng KKT Dung
Quất, mực nước ngầm tại đây thường nằm cách mặt đất từ 5 - 10m, ở một số nơi có thể
là 3 - 4m.
2.1.2.3. Khí hậu.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa và
chịu sự tác động khá lớn của biển. Một năm được chia thành 2 mùa, mùa mưa và mùa
khô. Mùa khô bắt đầu vào khoảng tháng 3 và kéo dài đến khoảng tháng 8. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Các đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ngãi được
trình bày như sau:
Nhiệt độ không khí:




Theo số liệu của trạm khí tượng tỉnh Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình
tháng trong năm tại Quảng Ngãi trong khảng 20 năm trở lại đây được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm.
Tháng

T max (0C)

T TB (0C)

T min (0C)

1

25,4

21,9

18,7

2

27,1

22,8

19,3

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo

SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 8


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
Tháng

T max (0C)

T TB (0C)

T min (0C)

3

29,9

24,5

20,8

4

32

26,8

22,7


5

33,8

28,4

24,4

6

34

28,9

25

7

34,4

28,9

24,7

8

34,2

28,7


24,8

9

32,1

27,4

23,8

10

29,9

25,8

23

11

27

24,3

21,6

12

25,4


22,2

19,6

Cả năm

30,4

25,9

22,4

Nguồn : Trạm khí tượng Quảng Ngãi.
Theo số liệu trong bảng, nhiệt độ không khí tại Quảng Ngãi phụ thuộc vào mùa,
nhiệt độ không khí vào mùa khô thường cao hơn nhiệt độ không khí vào mùa mưa.
Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa không lớn lắm, khoảng từ 6-8 0C. Nhiệt độ không khí
trung bình hằng năm đạt giá trị khoảng 25,9 0C. Nhiệt độ trung bình tháng đạt giá trị
lớn nhất vào khoảng tháng 6 và tháng 7, khoảng 29 0C và đạt giá trị nhỏ nhất vào 2
tháng 1 và tháng 3 khoảng 22 0C.
Đặc biệt, vào khoảng tháng 5 ,6 và 7 ở Quảng Ngãi thường có gió Tây khô nóng
thổi từ Lào sang nên nhiệt độ các tháng này thường cao. Nhiệt độ không khí cao nhất
xác định được tại trạm khí tượng Quảng Ngãi là 41,1 0C vào khoảng tháng 6 năm
1942. Bên cạnh đó vào mùa đông, do ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc vào
khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ không khí giảm khá nhiều.
Nhiệt độ thấp đo được tại trạm khí tượng Quảng Ngãi là 12,4 0C vào khoảng tháng 1
năm 1974.


Chế độ mưa.


Các đặc trưng của chế độ mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tính toán và
trình bày trong bảng sau:

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 9


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
Bảng 2.2. Chế độ mưa trung bình các tháng trong năm.
Tháng

LM max (mm)

LM TB (mm)

LM min (mm)

SN(ngày)

1

181

131,1

20

15


2

108

52,5

2

7,8

3

227

37,5

4

5,4

4

385

37,6

1

5,0


5

381

66,3

4

6,2

6

360

89,8

1

7,3

7

213

75,5

9

7,8


8

267

121,8

6

10,2

9

768

282,4

89

14,8

10

1186

586,7

149

19,6


11

1499

541,5

115

21

12

650

267,8

94

19,3

Cả năm

3810

2291

1364

139,4


Nguồn : Trạm khí tượng Quảng Ngãi.
Qua bảng cho thấy rằng, lượng mưa trung bình năm của tỉnh Quảng Ngãi đạt
khoảng 2291 mm. Tháng 10 là tháng có lượng mưa trung bình tháng cao nhất, khoảng
586mm. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 3, 5 khoảng 37mm. Chênh
lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa cao nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất
là rất lớn.
Lượng mưa của khu vực Quảng Ngãi tập trung vào chủ yếu vào thời kì mưa
chính (từ tháng 9-12) chiếm khoảng 65-75% tổng lượng mưa năm đối với vùng núi và
chiếm 75-80% tổng mưa năm đối với đồng bằng ven biển Dung Quất. Từ khoảng
tháng 2 đến tháng 4 lượng mưa chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng mưa trong năm.
Như vậy căn cứ vào sự phân bố về lượng mưa và những điều kiện địa chất thủy
văn của lưu vực tỉnh Quảng Ngãi có thể nhận thấy khả năng cung cấp nước cho KKT
Dung Quất vào mùa khô là rất hạn chế.


Độ bốc hơi.

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 10


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất
Độ bốc hơi trung bình của khu vực xây dựng KKT Dung Quất được thống kê
như trong bảng :
Bảng 2.3. Độ bốc hơi trung bình các tháng trong năm.
Tháng


1

2

3

4

5

DB TB (mm)

43

39

57

72

87

6

7

115 104

8


9

10

11

12

98

69

51

48

44

Cả
năm
837

Nguồn : Trạm khí tượng Quảng Ngãi.
Qua bảng cho thấy vào các tháng mùa khô lượng nước bốc hơi lớn trong khi
lượng mưa lại nhỏ. Và ngược lại vào các tháng mùa mưa lượng bốc hơi nhỏ trong khi
lượng mưa lại lớn. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu nước vào mùa khô.
Độ chênh lệch giữa lượng mưa trung bình năm và độ bốc hơi trung bình năm vào
khoảng 1454 mm.
 Độ ẩm không khí.
Độ ẩm trung bình tháng trong 20 năm gần đây tại Quảng Ngãi được trình bày

như trong bảng :
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm.
Độ ẩm tuyệt đối trung

Độ ẩm tương đối trung

Độ ẩm tương đối nhỏ

bình (mb)

bình(%)

nhất(%)

1

221

89

67

2

234

88

65


3

257

86

60

4

284

84

58

5

305

82

56

6

311

80


57

7

309

80

54

8

309

81

56

9

301

86

61

10

288


88

66

11

262

89

70

12

236

89

71

Tháng

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 11


Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phía Đông KKT Dung Quất


Tháng
Cả
năm

Độ ẩm tuyệt đối trung

Độ ẩm tương đối trung

Độ ẩm tương đối nhỏ

bình (mb)

bình(%)

nhất(%)

276

85

72

Nguồn : Trạm khí tượng Quảng Ngãi.
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực tỉnh Quãng Ngãi tính
trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 1998 có giá trị khá lớn trung bình khoảng
85%. Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí đạt giá trị lớn vào các tháng
mùa mưa và có giá trị thấp hơn vào các tháng mùa khô đặc biệt là vào các tháng có gió
Lào (khoảng tháng 5,6,7). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về độ ẩm tương đối trung
bình tháng của không khí giữa 2 mùa là không lớn lắm.
Độ ẩm tương đối trung bình ngày của không khí tại khu vực có thể đạt 99 -100%

và thấp nhất có thể đạt tới 41% vào khoảng tháng 6 và 7.


Chế độ gió.

Tỉnh Quảng Ngãi năm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa hè thì chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Nam.
Từ tháng 4 đến 6 hướng gió chủ đạo là Đông và Đông Nam.Từ tháng 9 năm
trước đến tháng 2 năm sau hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Tây Bắc. Tháng 3 và
tháng 8 là hướng chuyển tiếp về hướng gió. Tháng 3 hướng gió chủ đạo dần chuyển từ
hướng Bắc và Tây Bắc sang hướng Nam, Đông Nam, còn vào tháng 8 thì ngược lại
hướng gió chủ đạo lại có sự dịch chuyển từ hướng Nam, Đông Nam sang hướng Tây
và Tây Bắc vì vậy vào 2 tháng này hướng gió chủ đạo không thể hiện rõ lắm, sự phân
bố hướng khá đồng đều về các phía.
Bảng 2.5. Vận tốc gió trung bình và hướng gió các tháng trong năm.
Tháng

VT MAX (m/s)

VT TB (m/s)

Hướng gió chính

1

4,0

1,3


B - TB

2

3,1

1,6

B - TB

3

3,2

1,7

B, Đ - ĐN

4

3,8

1,9

Đ - ĐN

GVHD : ThS. Lê Thị Lan Thảo
SVTH : Bùi Thanh Hải

Trang 12



×