Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI

Sinh viên

: BÙI VĂN CHUYỀN

Ngành

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 7/2011


THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI – CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI

Tác giả


BÙI VĂN CHUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Chuyên ngành Quản Lý Môi Trường

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

Tháng 7/2011


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, con xin gửi lời cảm ơn vô hạn đến cha mẹ. Cảm ơn cha mẹ đã bên con,
truyền sức mạnh cho mỗi bước đi của con.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học
tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Mạnh Hiến đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo, các anh chị làm việc tại công ty Phượng Hải đã giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp DH07QM.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!!!
TP.HCM, ngày 05 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Bùi Văn Chuyền

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN


GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

i


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại
Nhà máy Giấy Tân Mai - Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai” được thực hiện tại Nhà
máy Giấy Tân Mai – Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Công ty TNHH TMDV KHKT
Phượng Hải, phòng thí nghiệm khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thời gian từ ngày 15/03/2011 đến ngày 10/07/2011.
Đề tài đã được thực hiện gồm 5 chương với các nội dung cơ bản sau:
Chương 1 – Mở đầu: Giới thiệu mục tiêu của đề tài; nội dung nghiên cứu; phương
pháp nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 – Tổng quan về hệ thống quan trắc chất lượng nước: Tìm hiểu về quan
trắc môi trường nước và hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước.
Chương 3 – Tổng quan về Nhà máy Giấy Tân Mai – Hiện trạng môi trường nước
khu vực Nhà máy: Giới thiệu về Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty Cổ phần Tập đoàn
Tân Mai; hiện trạng môi trường; thành phần và tính chất nước thải.
Chương 4 – Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà
máy Giấy Tân Mai – Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai: Thiết kế chương trình quan
trắc; đánh giá chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai; lựa chọn thông số, tần số
và vị trí đặt trạm quan trắc; lựa chọn thiết bị; đánh giá hiệu quả và khả năng mở rộng.
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN


GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

ii


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ....................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu ................................................................................................................. 1
1.2.2 Nội dung ................................................................................................................ 1
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu ............................................................................ 2
1.3.2 Phương pháp khảo sát điều tra ............................................................................... 2
1.3.3 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm............................................ 2
1.3.4 Phương pháp chuyên gia........................................................................................ 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC ... 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ..................................................... 3
2.1.1 Mục tiêu của việc thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước ........ 3
2.1.2 Các thông số đánh giá chất lượng nước................................................................. 4
2.1.2.1 Các thông số thủy văn ..................................................................................... 4

2.1.2.2 Các thông số hóa lý ......................................................................................... 4
2.1.2.3 Các thông số thủy sinh .................................................................................... 5
2.1.3 Các trạm quan trắc chất lượng lượng nước ........................................................... 5
2.1.4 Tần số, thời gian quan trắc, kỹ thuật thu mẫu và bảo quản mẫu ........................... 5
2.1.5 Phương pháp phân tích các thông số đánh giá chất lượng môi trường nước ........ 6
2.1.5.1 Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm ...................................................... 6
SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

iii


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

2.1.5.2 Phương pháp đo tự động ................................................................................. 6
2.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
THẢI .................................................................................................................................. 7
2.2.1 Hệ thống đo và thu thập dữ liệu chất lượng nước tại hiện trường ......................... 7
2.2.2 Bộ phận truyền dẫn dữ liệu .................................................................................... 7
2.2.3 Hệ thống giám sát trung tâm.................................................................................. 7
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI - CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN TÂN MAI ........................................................................................................ 8
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI ........... 8
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 8
3.1.2 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức .................................................................... 8
3.1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................. 9
3.1.4 Quy trình sản xuất tại Nhà máy Giấy Tân Mai.................................................... 10
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI ........... 10
3.2.1 Chất lượng nguồn nước cấp ................................................................................. 11

3.2.2 Nước thải ............................................................................................................. 12
3.2.2.1 Nước thải sản xuất......................................................................................... 12
3.2.2.2 Nước thải sinh hoạt ....................................................................................... 13
Chương 4 THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI .............................. 18
4.1 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHO HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ
ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI ............................................................................ 18
4.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY ................................... 18
4.3 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG ....... 19
4.3.1 Căn cứ lựa chọn ................................................................................................... 19
4.3.2 Khảo sát lựa chọn vị trí ........................................................................................ 20
4.4 LỰA CHỌN TẦN SỐ VÀ THỜI ĐIỂM QUAN TRẮC ........................................... 21
4.5 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN THIẾT BỊ QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG ....................... 21
4.5.1 Hệ thống đo và thu thập dữ liệu chất lượng nước tại hiện trường ....................... 21

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

iv


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

4.5.1.1 Hệ thống máy chính COD serie CX3000 tích hợp đo chỉ tiêu COD, BOD, độ
màu – hãng AWA ....................................................................................................... 22
4.5.1.2 Điện cực đo pH8000 – Hãng Sensorex ......................................................... 25
4.5.1.3 Điện cực đo tổng chất rắn lơ lửng serie 15SS – hãng Insiteig ..................... 27
4.5.2 Bộ phận truyền dẫn dữ liệu .................................................................................. 28
4.5.3 Hệ thống giám sát trung tâm................................................................................ 29

4.6 LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC
THẢI TỰ ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI .................................................... 29
4.6.1 Lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động ................................... 29
4.6.2 Cài đặt các thông số thiết bị................................................................................. 30
4.6.3 Vận hành hệ thống quan trắc tự động .................................................................. 31
4.6.4 Xuất và xử lý dữ liệu ........................................................................................... 32
4.7 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG ... 33
4.7.1 Kết quả phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm ....................................................... 33
4.7.2 Kết quả vận hành hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải Công ty Cổ
phần Tập đoàn Tân Mai ................................................................................................ 34
4.8 HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG NƯỚC THẢI .................................................................................................... 35
4.8.1 Tính toán chi phí .................................................................................................. 35
4.8.2 Khó khăn khi đầu tư hệ thống quan trắc tự động ................................................ 36
4.8.3 Hiệu quả ứng dụng và khả năng mở rộng cho toàn Công ty Cổ phần Tập đoàn
Tân Mai ......................................................................................................................... 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 37
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 37
5.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 38
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 40

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

v


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng nước ....................................................................................... 11
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đồng Nai tại trạm bơm nước cấp của
nhà máy ngày 14/ 09/ 2010 ................................................................................................ 11
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đồng Nai tại trạm bơm nước cấp của
nhà máy ngày 13/ 12/ 2010 ................................................................................................ 12
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước của công ty ngày 14/09/2010 . 13
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước của công ty ngày 13/12/2010 . 14
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngày 27/05/2011 (sau HTXLNT) ...... 14
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngày 28/05/2011 (sau HTXLNT) ...... 15
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngày 30/05/2011 (sau HTXLNT) ...... 16
Bảng 4.1: Chú thích cấu tạo của thiết bị phân tích chất lượng nước liên tục .................... 22
Bảng 4.2: Chú thích nguyên lý hấp thụ tia UV.................................................................. 23
Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật thiết bị COD serie CX3000 ................................................. 23
Bảng 4.4: Cấu tạo đầu đo pH ............................................................................................. 25
Bảng 4.5: Giá trị cài đặt ngưỡng báo động đối với hệ thống quan trắc chất lượng nước thải
nhà máy Giấy Tân Mai ....................................................................................................... 30
Bảng 4.6: So sánh kết quả phân tích .................................................................................. 33
Bảng 4.7: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau HTXLNT ngày 27/05/2011 ......... 34
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư ban đầu thiết bị quan trắc tự động ............................................. 35
Bảng 4.9: Chi phí vận hành hằng năm của hệ thống quan trắc tự động ............................ 35

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

vi



Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ các bước chủ yếu trong thiết lập hệ thống quan trắc môi trường............... 4
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ........................................... 9
Hình 4.1: Cấu tạo thiết bị COD serie CX3000 ................................................................... 22
Hình 4.2: Nguyên lý hấp thụ tia UV mẫu nước theo định luật Beer – Lamber ................. 23
Hình 4.3: Cấu tạo đầu đo pH8000 ...................................................................................... 25
Hình 4.4: Nguyên lý hoạt động đầu đo pH8000 ................................................................. 26
Hình 4.5: Điện cực đo TSS serie 15SS ............................................................................... 27
Hình 4.6: Nguyên lý hoạt động điện cực đo TSS ............................................................... 28
Hình 4.7: Thiết bị truyền dẫn dữ liệu ................................................................................. 29
Hình 4.8: Giao diện màn hình thu thập dữ liệu hệ thống quan trắc nước thải tự động tại
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ................................................................................... 31
Hình 4.9: Truy xuất dữ liệu ................................................................................................ 32
Hình 4.10: Xử lý dữ liệu ..................................................................................................... 33

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

vii


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APHA

: Hiệp hội Y tế Cộng đồng Mỹ (American Public Health Association)


AWA

: Thiết bị phân tích nước tự động (Advanced Water Analyzers)

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BYT

: Bộ Y tế

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CTMP

:

DIN

: Tổ chức tiêu chuẩn của Đức (Deutsches Institut fur Normung)

DIP


: Bột tái sinh

DO

: Nồng độ oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

EGSM

: Mở rộng của hệ thống thông tin di động toàn cầu (Extended Global System

Phương pháp hóa cơ nhiệt (Chemi-thermomechanical Pulp)

for Mobile Communications)
GEMS

: Hệ thống quan trắc môi trường quy mô toàn cầu (Global Environment

monitoring system)
GPRS

: Công nghệ chuyển mạch gói (General Packet Radio Service)

GSM

: Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile

Communications)
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
ISO


: Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu Chuẩn Hóa (The International Organization for

Standardization)
KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LCD

: Màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display)

LED

:

Đèn phát quang (Light Emitting Diode)

PLC

:

Bộ điều khiển có thể cài đặt được (Programmable Logic Controller)

PTN

:

Phòng thí nghiệm


SIM

: Thiết bị nhận dạng thuê bao (Subscriber Identity Module)

SMEWW :

Phương pháp thử tiêu chuẩn cho nước và nước thải của Hiệp hội sức khoẻ

cộng đồng Hoa Kỳ.
SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

viii


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

SMS

: Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Service)

TBVTV

: Thuốc bảo vệ thực vật

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


TCVS

: Tiêu chuẩn vệ sinh

TMDV

: Thương mại dịch vụ

TMP

: Phương pháp cơ nhiệt (Thermo Mechanical Pulp)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids)

UV

: Tia cực tím (Ultra Violet)

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN


GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

ix


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và giữ vị trí cao trên thương
trường quốc tế. Sau bốn năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế mở
giúp Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ
bản trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa được đẩy mạnh. Cùng với những lợi ích mang lại cho nền kinh tế là sức ép ngày
càng lớn lên môi trường sống như: cạn kiệt tài nguyên, giảm đa dạng sinh học, mất cân
bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ trái đất ngày càng
tăng…Trước thực trạng trên, mục tiêu đề ra mang tính chiến lược, lâu dài đó là phát triển
kinh tế xã hội luôn đi đôi với phát triển môi trường một cách bền vững.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một trong những ngành công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường nước hàng đầu. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa thể đảm
bảo việc xả thải nguồn nước đạt chuẩn ra nguồn tiếp nhận. Để quản lý và vận hành tốt hệ
thống xử lý cũng như cung cấp số liệu cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì với tần
suất quan trắc 2 – 4 lần mỗi năm không thể đánh giá chính xác, kịp thời được hết các tác
động của nguồn nước thải lên môi trường. Vì vậy nhu cầu quan trắc tự động là một giải
pháp tối ưu, thấy được tầm quan trọng đó nên tôi quyết định thực hiện đề tài “Thiết lập
hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công
ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai”.
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
1.2.1 Mục tiêu

Đề xuất thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tại Công ty Cổ phần Tập
đoàn Tân Mai và đánh giá hiệu quả sau khi ứng dụng.
1.2.2 Nội dung
 Tìm hiểu về quan trắc chất lượng nước, hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước.
 Tổng quan về Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, hiện
trạng môi trường nước, đặc điểm và tính chất.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

 Khảo sát hệ thống xử lý, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của HTXLNT.
 Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải và đánh giá hiệu quả sau
khi ứng dụng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
 Tìm hiểu tài liệu về quan trắc môi trường, phương pháp xác định chỉ tiêu đánh giá
chất lượng nước.
 Nghiên cứu tài liệu về các thiết bị phân tích chất lượng nước tự động.
 Tài liệu liên quan từ internet, từ nhà sản xuất thiết bị, công ty Cổ phần Tập đoàn Tân
Mai.
1.3.2 Phương pháp khảo sát điều tra
 Khảo sát lĩnh vực, công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai.
 Khảo sát hệ thống xử lý nước thải, vị trí lắp đặt hệ thống quan trắc tự động.
1.3.3 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

 Phân tích chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý công ty Cổ phần Tập
đoàn Tân Mai tại phòng thí nghiệm và bằng thiết bị phân tích tự động.
1.3.4 Phương pháp chuyên gia
 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu
(Giáo viên giảng dạy môn học, nhà sản xuất, anh chị trong đơn vị thực tập, chuyên
viên kỹ thuật về thiết bị phân tích…)
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: nước thải và hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước.
 Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty Cổ phần Tập đoàn Tân
Mai, khu phố I, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; các thiết bị ứng
dụng trong hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUAN TRẮC
CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Quan trắc môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về
tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch
lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các
thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất
lượng môi trường.

2.1.1 Mục tiêu của việc thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước
 Mục tiêu của quan trắc ô nhiễm môi trường nước là nhằm đánh giá chất lượng môi
trường nước khu vực nghiên cứu. Cụ thể quan trắc ô nhiễm nước cung cấp các thông tin
về thành phần, nguồn gốc, nồng độ hoặc hàm lượng của các tác nhân ô nhiễm trong môi
trường nước; về khả năng ảnh hưởng của các tác nhân này; từ đó dự báo xu hướng diễn
biến về nồng độ và ảnh hưởng của chúng.
 Các hoạt động quan trắc và phân tích môi trường nước diễn ra ngoài hiện trường
(lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc một số thông số không bền) và phân tích trong phòng thí
nghiệm. Để thu thập được thông tin cần phải tiến hành một loạt hoạt động bao gồm từ
khâu lập kế hoạch, thiết kế chương trình, thiết kế mạng lưới, lấy mẫu, phân tích trong
phòng thí nghiệm và xử lý số liệu để:
 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước khu vực, địa phương.
 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước theo thời gian.
 Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.
 Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế.
 Đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn nước thải.
 Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép của nước thải.
 Đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất.
 Đánh giá hệ thống xử lý nước thải.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

 Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm, tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Hình 2.1: Sơ đồ các bước chủ yếu trong thiết lập hệ thống quan trắc môi trường

2.1.2 Các thông số đánh giá chất lượng nước
2.1.2.1 Các thông số thủy văn
Dòng chảy (m/s), mực nước (m), lưu lượng (m3/s)…
2.1.2.2 Các thông số hóa lý
Nhiệt độ, độ đục (NTU, FTU), độ màu (Pt – Co).
Oxy hòa tan (DO, mg/l), pH, độ mặn (‰ tức ppt), chất rắn lơ lửng (SS, mg/l), độ dẫn
điện (EC, µS/cm hoặc mS/m), CO2 (mg/l).
NH4+ (mg/l), PO43- (mg/l), tổng P (mg/l), tổng N (mg/l)…
BOD5 (mg/l), COD (mg/l).
Tổng Fe (mg/l), HCO3- (mg/l), Cl- (mg/l), SO42- (mg/l)…
Ca2+ (mg/l), Na+ (mg/l), dầu mỡ (mg/l)…
Một số kim loại nặng thường gặp: Zn (mg/l), Hg (mg/l), Cd (µg/l), Cr (µg/l), Pb
(µg/l)…

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Một số thuốc bảo vệ thực vật thường gặp: các Clo hữu cơ (µg/l)…
2.1.2.3 Các thông số thủy sinh
Tổng colifom và các sinh vật gây bệnh.
Động vật đáy.
Phiêu sinh thực vật.

 Tóm lại, để quan trắc chất lượng và đánh giá ô nhiễm nguồn nước ở một lưu vực,
một dòng sông hoặc một hồ chứa ta có thể lựa chọn các thông số hóa, lý, sinh học đặc
trưng.
2.1.3 Các trạm quan trắc chất lượng lượng nước
 Trạm tự động
Đánh giá tác động các hoạt động do con người gây ra đối với chất lượng nước và đánh
giá khả năng sử dụng của nước theo các mục đích khác nhau
 Trạm cơ sở
Xác định chất lượng nước về mặt bản chất tự nhiên hoặc nguồn nước đưa từ nước
ngoài vào lãnh thổ quốc gia
Theo dõi xác định nguồn ô nhiễm và đường đi của các chất độc hại đặc biệt khi có sự
cố môi trường
 Trạm xu hướng
Xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước ở các trạm chủ yếu là xâm nhập mặn
2.1.4 Tần số, thời gian quan trắc, kỹ thuật thu mẫu và bảo quản mẫu
Chất lượng nước tại mỗi trạm luôn bị thay đổi theo thời gian (phụ thuộc vào lưu lượng
và mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm). Do vậy cần đo các giá trị cực đại, cực tiểu
và trung bình của các thông số theo thời gian để có thể phán ánh gần đúng giá trị thực. Để
làm điều này số mẫu thu thập cần đủ lớn và tần số thu mẫu cần đủ cao. Tuy nhiên việc
tăng cao số mẫu và tần số sẽ gây tốn kém về kinh phí và nhân lực. Cho nên cần tính toán
vừa đủ độ tin cậy vừa không quá nhiều chi phí.
Ghi chú: Xem phụ lục 1: Các phương pháp cơ bản trong quan trắc chất lượng nước.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN





Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

2.1.5 Phương pháp phân tích các thông số đánh giá chất lượng môi trường nước
2.1.5.1 Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm
 Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm cần tiến hành thu mẫu, bảo quản và vận
chuyển mẫu. Một số thông số dễ bị thay đổi khi điều kiện môi trường bị thay đổi.
 Các phương pháp phân tích được lựa chọn áp dụng:
 APHA: Các phương pháp chuẩn kiểm tra nước và nước thải của Hiệp hội Y tế
Cộng đồng Mỹ.
 BS: Các tiêu chuẩn của Anh.
 DIN: Các phương pháp chuẩn công nghiệp để kiểm tra nước, nước thải và bùn;
DIN 38404, DIN 38405, DIN 38407, DIN 38408, DIN38409.
 ISO: Phương pháp chuẩn chất lượng nước của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế.
 SCA: Các phương pháp kiểm tra nước và các vật liệu liên quan của Cục Môi
trường Vương quốc Anh, Ủy ban thường trực các nhà phân tích.
 SMEWW: Phương pháp thử tiêu chuẩn cho nước và nước thải của Hiệp hội sức
khoẻ cộng đồng Hoa Kỳ, tập 1, 2, 3 tái bản lần thứ 20.
 TCVN: Các tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích các thông số môi trường nước, Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường.
2.1.5.2 Phương pháp đo tự động
 Phương pháp đo tự động không yêu cầu lấy mẫu nên khá tiện lợi làm cho kết quả đo
ít bị thay đổi do các điều kiện bên ngoài tác động.
 Hiện nay hầu hết các thông số để đánh giá chất lượng nước có thể được thực hiện
một cách tự động tại hiện trường bằng các thiết bị công nghệ mới.
 Các phương pháp ứng dụng trong phân tích chất lượng nước tự động như:
 Phương pháp điện cực.
 Phương pháp so màu.
 Phương pháp quang phổ.
 Phương pháp sắc ký…


SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

2.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC THẢI
Các bộ phận của một hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước bao gồm:
2.2.1 Hệ thống đo và thu thập dữ liệu chất lượng nước tại hiện trường
Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu tại hiên trường bao gồm hệ thống máy chính và
các đầu dò (sensor) đo các chỉ tiêu được kết nối. Hệ thống đo có khả năng đo liên tục các
chỉ tiêu kết nối theo chu kỳ cài đặt sẵn. Các dữ liệu được lưu trữ và có thể truy xuất dưới
dạng văn bản tiện lợi cho việc báo cáo và theo dõi.
2.2.2 Bộ phận truyền dẫn dữ liệu
Bộ phận truyền dẫn dữ liệu gồm một Datalogger và một SIM điện thoại có kết nối
mạng không dây (GPRS, 3G…).
Các dữ liệu số sau khi được phân tích lưu trữ, tự động được truyền lên website thông
qua mạng không dây.
Bộ phận truyền dẫn dữ liệu cho phép người quản lý truy cập thông tin trên mạng
internet hay đơn giản là điện thoại di động có kết nối mạng không dây bằng một tài khoản
đã được đăng ký trước.
2.2.3 Hệ thống giám sát trung tâm
Hệ thống giám sát trung tâm bao gồm một máy tính chủ kết nối với bộ phận truyền
nhận dữ liệu bằng các thông số được lập trình mặc định.
 Phần mềm thu nhận dữ liệu
 Phần mềm xử lý số liệu

Hệ thống giám sát trung tâm truy xuất dữ liệu dựa vào một trang web thiết kế và cài
đặt riêng thông số tài khoản bảo mật.
Ghi chú: Xem phụ lục 2: Hiện trạng ứng dụng hệ thống quan trắc tự động môi trường
tại Việt Nam.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI
3.1.1 Vị trí địa lý
- Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai thuộc khu phố I – Phường Thống Nhất – TP
Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
- Diện tích 125.183 m2.
- Phía Bắc giáp với đường Phạm Văn Thuận, quốc lộ 15.
- Phía Tây Bắc giáp với tường bao Trường Cao đẳng nghề Đồng Nai.
- Phía Tây giáp với Ga Biên Hòa, Công viên Biên Hùng.
- Phía Nam giáp với đường Võ Thị Sáu, sông Đồng Nai.
3.1.2 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai tiền thân là Công ty Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam
(COGIVINA) được thành lập ngày 14/10/1958 và chuyển sang cổ phần vào đầu năm
2006.

- Năm 2008 hợp nhất với Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai, nâng sản lượng giấy lên
140.000 tấn, chính thức mang tên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai

Nguồn: />3.1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
 Địa hình
Là một phường có địa hình thoai thoải về hướng sông, không bằng phẳng, trên địa bàn
phường có 2 rạch lớn làm cơ sở thoát nước, là rạch Đồng Tràm đoạn cuối giáp sông của
suối Săn Máu và rạch Trường Tàu hệ thống thoát nước từ công viên Biên Hùng vào ga
Biên Hòa qua phường Thống Nhất.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN




Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 


 Khí hậu – thủy văn
Khí hậu ôn hòa thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,40C – 29,0C .
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 20,50C.
- Độ ẩm trung bình hàng năm 83,5% mùa mưa.
- Độ ẩm thấp nhất mùa khô có khi dưới 70%.
- Lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm, phân phối không đều, trong 6 tháng mùa mưa
lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm.
- Hướng gió chủ yếu là Tây – Tây Nam và Đông – Đông Bắc. Gió Tây Nam thổi trong
mùa mưa với vận tốc trung bình 3,5 m/s. Gió Bắc – Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng
3, là khu vực có ít gió bão.
3.1.4 Quy trình sản xuất tại Nhà máy Giấy Tân Mai
Nhà máy Giấy Tân Mai sản xuất các loại sản phẩm bao gồm giấy, bột giấy từ nguyên
liệu gỗ và giấy tái chế với các công nghệ sau:
- Công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu gỗ.
- Công nghệ sản xuất bột CTMP.
- Công nghệ sản xuất giấy từ giấy loại – DIP.
Số lượng công nhân: 951 người
Ghi chú: Xem phụ lục 3: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy của nhà máy Giấy Tân Mai.
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI
 Trước tháng 4 – 2011 nhà máy chưa xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải,
nước thải sản xuất được tập trung vào bể lắng để tách chất rắn lơ lửng (chủ yếu là bột mịn
bị lọt lưới lọc) bằng phương pháp lắng tự nhiên (lắng cơ học). Lượng nước thải sau khi
qua hệ thống xử lý trên được đưa vào hệ thống cống ngầm ra bể tập trung kết hợp với
nước thải sinh hoạt, nước mưa thoát ra ngoài theo hệ thống cống bê tông chảy vào lưu
vực sông Đồng Nai. Bùn thải thu hồi từ bể lắng này chủ yếu là bột giấy được bơm vào bể
phơi bùn và được đưa qua hệ thống các xeo nguội đóng thành bánh và bán cho Công ty
Cổ phần Đồng Nai để tái sử dụng chạy các loại giấy cấp thấp.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN


GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

10 


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

 Trong thời gian chờ hoàn thành hệ thống xử lý nước thải, nhà máy đã cố gắng xử lý
nội vi nhằm tiếp tục giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến mức thấp nhất. Nhà máy đã lắp
đặt các bộ lọc thu hồi bột giấy, cặn dăm từ phân xưởng giấy và phân xưởng bột theo công
nghệ Hà Lan. Nhà máy đã hoàn thiện xong 2 tháp lắng và đưa vào sử dụng để xử lý nước
thải.
 Tuy đã áp dụng các các phương pháp xử lý nước thải nhưng nước thải sau khi xử lý
vẫn chưa đạt tiêu chuẩn xả thải. Do đang trong thời gian chờ thi công hệ thống xử lý nước
thải, nguồn nước ô nhiễm với lưu lượng lớn vẫn được xả vào lưu vực sông Đồng Nai làm
ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe người dân.
 Từ tháng 04 – 2011, nhà máy đưa vào vận hành HTXLNT với công xuất 4.950
m3/ngày.
3.2.1 Chất lượng nguồn nước cấp
 Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy: khoảng 5.700 m3/ngày.
Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng nước
Tổng lượng nước sử dụng

Lượng nước cho

Lượng nước cho sinh hoạt

(m3/ngày)


sản xuất (m3/ngày)

(m3/ngày)

5.700

5.620

80

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường lần 2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, định
kỳ 6 tháng năm 2010
 Nguồn nước cấp cho các hoạt động sản xuất của Công ty được lấy từ sông Đồng
Nai.
 Sông Đồng Nai không những là nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, nông nghiệp
và sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nước thải của toàn khu vực.
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đồng Nai tại trạm bơm nước cấp
của nhà máy ngày 14/ 09/ 2010
Chỉ tiêu
Vị trí
Ngay trạm bơm
nước cấp
TCVN
5502-2003
SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

pH

SS
(mg/ l)


COD
(mg/ l)

BOD5
(mg/ l)

Độ
màu

Tổng N
(mg/l)

Tổng P
(mg/l)

6,4

<4

20

13

5

-

-


6–9

-

-

15

-

-

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

11 


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Nước mặt sông
Đồng Nai
QCVN 08: 2008

6,4

45

30

18


40

-

-

6- 8,5

20

<6

< 15

-

5

0,2

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường lần 2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, định
kỳ 6 tháng năm 2010
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đồng Nai tại trạm bơm nước cấp
của nhà máy ngày 13/ 12/ 2010
Chỉ tiêu
Vị trí
Ngay trạm bơm
nước cấp
TCVN 5502-2003

Nước mặt sông
Đồng Nai
QCVN 08: 2008

TSS

COD

BOD5

Độ

TN

TP

(mg/ l)

(mg/ l)

(mg/ l)

màu

(mg/ l)

(mg/ l)

7,1


<4

14

9

15

-

-

6-9

-

-

-

15

-

-

7,1

32


52

15

-

-

-

6-8,5

30

<6

< 15

-

5

0,2

pH

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường lần 2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, định
kỳ 6 tháng năm 2010
Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT, Quy chuẩn quy định giới hạn các thông số và
nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt.

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai tại vị trí lấy
mẫu đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ.
3.2.2 Nước thải
3.2.2.1 Nước thải sản xuất
Hiện nay tổng lưu lượng nước thải công nghiệp của nhà máy khoảng 4.500 m3/ ngày
phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải rửa gỗ

: 5 – 6 m3/ngày.

- Nước thải sản xuất bột CTMP

: 1.200 m3/ngày.

- Nước thải sản xuất máy giấy 1

: 500 m3/ngày.

- Nước thải sản xuất máy giấy 2

: 500 m3/ngày.

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

12 


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 


: 2.000 m3/ngày.

- Nước thải sản xuất máy giấy 3

- Nước thải sản xuất bột từ giấy vụn : 500 m3/ngày.
 Toàn bộ nước thải của nhà máy được tập trung về bể lắng trung tâm để xử lý trước
khi xả ra sông Đồng Nai. Bể lắng này có thể tích 9.000 m3 có chức năng lắng tách chất
rắn lơ lửng (chủ yếu là bột mịn và chất độn bị lọt lưới). Hiện tại công ty đã xây dựng hệ
thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A với lưu lượng 4.950 m3 bắt đầu hoạt động từ
cuối tháng 04/2011.
3.2.2.2 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của nhà máy chủ yếu gồm nước sinh hoạt từ căn tin, nước sinh
hoạt của công nhân viên trong nhà máy. Ngoài ra còn có một lượng nước xả đáy và nước
dư từ phân xưởng xử lý môi trường cùng được nhập chung với nước thải sản xuất để xử
lý.
 Kết quả phân tích nước thải trước khi vận hành hệ thống xử lý
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước của công ty ngày 14/09/2010
Thông số

Đơn vị tính

Nước thải

Nước thải

trước xử lý

sau bể lắng


QCVN

QCVN

12:2008,

24:2009,

kf=1, kq=1,1

kf=1, kq1,1

pH

-

7,1

7,1

-

6–9

SS

mg/l

2.208


274

45

50

BOD5

mg/l

2.015

796

35

30

COD

mg/l

6.919

1.622

60

50


Màu

Pt-Co

601

629

-

20

Tổng N

mg/l

-

16,4

-

-

Tổng P

mg/l

-


0,72

-

-

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường lần 2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, định
kỳ 6 tháng năm 2010

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

13 


Thiết lập hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại Nhà máy Giấy Tân Mai – Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước của công ty ngày 13/12/2010
Thông số

Đơn vị tính

Nước thải
trước xử lý

Nước thải

QCVN


QCVN

sau bể

12:2008,

24:2009,

lắng

kf=1, kq=1,1

kf=1, kq=1,1

pH

-

6,4

6,9

-

6–9

SS

mg/l


3.792

77

45

50

BOD5

mg/l

1.836

155

35

30

COD

mg/l

5.920

452

60


50

Màu

Pt – Co

293

68

-

20

Tổng N

mg/l

2,5

-

-

Tổng P

mg/l

0,3


-

-

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường lần 2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, định
kỳ 6 tháng năm 2010
Nhận xét: Trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, kết quả đo chỉ tiêu pH trong
nước thải nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép. Riêng các chỉ tiêu như SS, BOD5,
COD, độ màu trong nước thải của nhà máy còn cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn quy
định.
 Kết quả phân tích nước thải sau khi vận hành hệ thống xử lý
 Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng với công suất 4.950 m3/ngày do Công ty
Công nghệ sạch Cleantech và Công ty Đại Dũng thiết kế và xây dựng. Hệ thống sau khi
xây dựng xử lý nước thải đạt QCVN 12:2008/BTNMT và QCVN 24:2009/BTNMT cột
A.
Ghi chú: Xem phụ lục 7: Sơ đồ hệ thống XLNT công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngày 27/05/2011 (sau HTXLNT)
STT

Chỉ tiêu

Đơn
vị

1

pH

-


2
3

Độ màu
BOD5

Pt-Co
mg/l

SVTH: BÙI VĂN CHUYỀN

Phương pháp thử
USEPA Method
150.1:1996
SMEWW 2120 B:1998
SMEWW 5210 B:1998

Kết quả

QCVN
12: 2008
kf = 1
kq =1,1

QCVN
24:2009
kf = 1
kq =1,1

7,3


-

6-9

27
3

35

20
30

GVHD: Th.S NGUYỄN MẠNH HIẾN

14 


×