Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN MỸ SƯƠNG TÂN THÀNH, BÀ RỊAVŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.07 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN MỸ SƯƠNG
TÂN THÀNH, BÀ RỊA-VŨNG TÀU

SVTH:

ĐỖ XUÂN HIỂN

NGÀNH:

KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh Tháng 7/2011
i


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN MỸ SƯƠNG
TÂN THÀNH, BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Tác giả

ĐỖ XUÂN HIỂN


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nghành
Kĩ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÊ TẤN THANH LÂM

Tháng 7 năm 2011

ii


NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:

Đỗ Xuân Hiển

Lớp: DH07MT

MSSV: 07127048

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TH.S Lê Tấn Thanh Lâm.
1. NGÀY GIAO LUẬN VĂN: 30 – 03 – 2011
2. NGÀY HOÀN THÀNH KHÓA LUẬN: 30 – 06 – 2011
3. TÊN ĐỀ TÀI:
Thiết kế hệ thống xử lí nước thải xí nghiệp chế biến hải sản Mỹ Sương, Tân Thành, Bà
rịa-Vũng tàu.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
• Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sương.
• Tìm hiểu qui trình sản xuất.
• Tính chất đặc trưng, lưu lượng nước thải.

• Phân tích, đề xuất 2 phương án nâng cấp phù hợp cho công ty.
• Tính toán thiết kế các công trình đơn vị.
• Tính toán kinh tế hệ thống xử lí.
• Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
Ngày 22 tháng 12 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

TH.S. LÊ TẤN THANH LÂM

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp,
em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,
người thân và bạn bè. Được truyền đạt những kiến thức quý báu, và luôn nhận được
tình thân thương của gia đình, thầy cô và bạn bè đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Chính vì vậy, em xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn DH07MT đã đoàn kết, động viên và giúp đỡ
tôi. Cảm ơn các bạn đã cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp của thời sinh viên.
Cám ơn người bạn của tôi đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận cũng như những lúc tôi khó khăn nhất.
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Tp. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011


Đỗ Xuân Hiển

iv


TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến hải sản Mỹ Sương”
được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/02/2009 đến 10/07/2010. Đề tài bao gồm
các nội dung:
 Tổng quan lý thuyết, bao gồm:
-

Thành phần, tính chất đặc trưng nước thải thủy sản.

-

Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sương.

-

Các phương pháp xử lý nước thải thủy sản.

 Các nghiên cứu và ứng dụng phương pháp xử lý nước thải ở trong và ngoài nước.
 Đề xuất 2 phương án thiết kế mới hệ thống xử lý nước thải thải thủy sản, tiêu
chuẩn xả thải áp dụng QCVN 11:2008.
Phương án I: Nước thải từ các trại heo theo hệ thống thoát nước chảy qua song
chắn rác vào hầm bơm, bơm nước thải được trang bị trong hầm bơm, vận hành theo
chế độ tự động hoàn toàn theo tín hiệu mực nước, bơm nước thải vào bể điều hoà.
Trong bể điều hòa bố trí 02 bơm nước thải nhúng chìm để bơm nước lên bể lắng 1.
Sau đó nước chảy qua bể AEROTANK để xử lý, khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận.

Phương án II: Tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể sinh học từng mẻ
(SBR) để xử lý thay cho bể AEROTANK.
 Tính toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý 1 (m3)
nước thải cho 2 phương án thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế chính là
phương án 2.

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...........................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 11
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 11

1.2.

MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ................................................................. 12

1.3.

NỘI DUNG KHÓA LUẬN ................................................................ 12

1.4.


PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................................................... 12

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ................................................ 13

1.6.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.............................................................................. 13

Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 14
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ SƯƠNG............. 14
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp ...................................................... 14
2.1.2. Quy mô của doanh nghiệp .................................................................... 14
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 15
2.1.5. Nhu cầu nguyên - nhiên liệu ................................................................. 16
2.1.6. Nguồn phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải ..................................... 16
b.

Lưu lượng nước thải ............................................................................... 17

2.2 . TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................. 18
2.2.1. Thành phần, tính chất của nước thải chế biến hải sản............................ 18
2.2.2. Khả năng gây ô nhiễm của nước thải chế biến hải sản. ......................... 19
Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XLNT THỦY HẢI SẢN ... 23
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY HẢI SẢN. ........... 23
3.1.1. Xử lý cơ học. ........................................................................................ 23
3.1.2. Xử lý hóa lý.......................................................................................... 25
3.1.3. Xử lý sinh học ....................................................................................... 32

vi


3.2. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................... 36
3.2.1. Công nghệ XLNT thủy sản của khoa môi trường- Đại Học Bách Khoa
TP.HCM ......................................................................................................... 36
3.2.2. Công nghệ XLNT thủy sản của công ty liên doanh công nghệ môi trường
Việt Nam – Đan Mạch ( VINADECO) ............................................................ 38
3.2.3. Công nghệ XLNT thủy sản của trung tâm công nghệ mới ALFA. ........ 40
3.2.4. Công nghệ XLNT thủy sản của trung tâm công nghệ môi trường và dịch
vụ tư vấn đầu tư. ............................................................................................. 41
Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HTXLNT ...................................................... 43
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ......................................................... 43
4.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XLNT ............................................................. 44
4.2.1. Phương án 1 .......................................................................................... 44
4.2.2. Phương án 2. ......................................................................................... 47
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HTXLNT ......................................................... 49
4.3.1. Phương án 1 .......................................................................................... 49
4.3.2. Phương án 2 .......................................................................................... 54
4.4. DỰ TOÁN KINH TẾ ............................................................................... 56
4.4.1. Phương án 1 .......................................................................................... 56
4.4.2. Phương án 2 .......................................................................................... 56
4.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ..................................................................... 56
4.5.1. Về mặt kinh tế ....................................................................................... 56
4.5.2. Về mặt kỹ thuật ..................................................................................... 56
4.5.3. Về mặt thi công ..................................................................................... 57
4.5.4. Về mặt vận hành.................................................................................... 57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 58
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................. 58

5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 59
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 60

vii


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AC

Chế phẩm Active Cleaner

BOD 5

Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐHQG

Đại học quốc gia

SS

Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

F/M


Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

SBR

Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)

HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải.
MLSS

Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam.

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải


VSV

Vi sinh vật

VNĐ

Việt Nam đồng

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử chế biến hải sản. ......................................................... 15
Hình 2.2. Sơ đồ nguồn gốc nước thải chế biến hải sản. ............................................. 16
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý của khoa môi trường-đại học bách khoa TP.HCM .. 36
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý của VINADECO .................................................... 38
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý của trung tâm công nghệ mới ALFA. ..................... 40
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý của trung tâm công nghệ môi trường và dịch vụ tư
vấn đầu tư. ................................................................................................................. 41
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 1 .................................................... 44
Hình 4.2. Hiệu suất xử lý phương án 1 ....................................................................... 45
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 2 .................................................... 47
Hình 4.4. Hiệu suất xử lý phương án 2 ....................................................................... 48

ix


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Thành phần tính chất nước thải chế biến hải sản ........................................ 17
Bảng 2.2. phân loại giá trị nguồn nước theo giá trị BOD 5 .......................................... 20
Bảng 2.3. hàm lượng các chất dinh dưỡng N và P có thể tạo phú dưỡng hóa.............. 21
Bảng 4.1: Thông số song chắn rác ............................................................................. 49
Bảng 4.2: Thông số ngăn tiếp nhận ............................................................................ 50
Bảng 4.3: Thông số bể điều hòa ................................................................................. 50
Bảng 4.4: Thông số bể lắng 1..................................................................................... 51
Bảng 4.5 Thông số bể AEROTANK .......................................................................... 51
Bảng 4.6: Thông số bể lắng 2..................................................................................... 51
Bảng 4.7: Thông số bể lọc cát sỏi .............................................................................. 52
Bảng 4.8: Thông số bể tiếp xúc .................................................................................. 53
Bảng 4.9: Thông số bể chứa bùn ................................................................................ 53
Bảng 4.10: Thông số bể SBR ..................................................................................... 54
Bảng 4.11: Thông số bể trung gian ............................................................................ 55
Bảng 4.12: Thông số bể chứa bùn .............................................................................. 55

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguồn gốc mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế giới
cũng như ở nước ta là do các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các
hoạt động này một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mặt khác lại
đang tạo ra hàng loạt khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm,

suy thoái môi trường khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành
vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nền kinh tế thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế, trong
đó có ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cũng tạo
ra một lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… là một trong những nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường chung của đất nước. Cùng với ngành công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm thì ngành chế biến thuỷ sản cũng trong tình trạng đó. Do đặc điểm
công nghệ của ngành, ngành chế biến thuỷ sản đã sử dụng một lượng nước khá lớn
trong quá trình chế biến. Vì vậy, ngành đã thải ra một lượng nước khá lớn cùng với
các chất thải rắn, khí thải. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do ngành chế biến thuỷ sản thải
trực tiếp ra môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý môi
trường. Nước bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến con người và sự sống của các loài thuỷ
sinh cũng như các loài động thực vật sống gần đó. Vì vậy, việc thiết kế hệ thống xử lý
nước thải ngành chế biến thuỷ sản cũng như các ngành công nghiệp khác là một yêu
cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác bảo vệ môi trường mà
còn cho tất cả mọi người chúng ta.
Với nhu cầu cấp thiết của thực tế, áp dụng những kiến thức đã được học từ phía nhà
trường nhằm đưa ra một phương án phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đã nêu trên.

11


1.2.

MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp tư nhân MỸ SƯƠNG đạt
quy chuẩn QCVN 11: 2008 / BTNMT, cột B. với công suất 90 m3/ngày.đêm.


1.3.

NỘI DUNG KHÓA LUẬN

 Khảo sát quy trình sản xuất của công ty.
 Xác định lưu lượng, nguồn gốc, tính chất nước thải chế biến thủy sản.
 Đề xuất phương án thiết kế HTXLNT cho doanh nghiệp tư nhân MỸ SƯƠNG
đạt quy chuẩn QCVN 11: 2008 / BTNMT, cột B. với công suất 90 m3/ngày.đêm.
 Tính toán thiết kế HTXLNT cho doanh nghiệp tư nhân MỸ SƯƠNG đạt quy
chuẩn QCVN 11: 2008 / BTNMT, cột B. với công suất 90 m3/ngày.đêm.
 Dự toán kinh tế và lựa chọn phương án tối ưu để xử lý nước thải thủy sản.
 Thể hiện mặt bằng, mặt cắt công nghệ và bản vẽ chi tiết các công trình đơn vị
trên bản vẽ A2.

1.4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan đến ngành thủy sản qua
sách báo, internet.
 Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí
tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại công ty.
 Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm trên
nền tảng là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan và các tiêu chuẩn
của bộ y tế.
 Thể hiện quan bản vẽ Autocard

12



1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

Đối tượng:
 Nước thải từ chế biến hải sản của công ty Mỹ Sương.
Phạm vi
 Không gian: xí nghiệp chế biến hải sản của doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sương,
khu quy hoạch chế biến hải sản, đường Láng Cát-Long Sơn, Tân Hải, Tân Thành, Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Thời gian: từ tháng 12/2010 đến tháng 7/2011.

1.6.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

 Thiết kế HTXLNT cho doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sương.
 Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước
thải chế biến hải sản.
 Cải thiện môi trường sống.
 Cải thiện sức khỏe cộng đồng.
 Tiết kiệm tối đa chi phí cho việc xử lý nước thải ra từ doanh nghiệp tư nhân Mỹ
Sương.

13


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ SƯƠNG

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp
Tên xí nghiệp: xí nghiệp chế biến hải sản Mỹ Sương, khu quy hoạch chế biến
hải sản, đường Láng Cát-Long Sơn, Tân Hải, Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sương.
Vị trí địa lý của xí nghiệp: Xí nghiệp chế biến hải sản Mỹ Sương tọa lạc tại khu
quy hoạch chế biến hải sản, đường Láng Cát-Long Sơn, Tân Hải, Tân Thành, Tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Diện tích sử dụng 4.000 m2. Vị trí trung tâm của xí nghiệp có các đặc
trưng như sau:
khu vực thuộc đất sản xuất nông nghiệp.
Về vị trí hoạt động của xí nghiệp cách quốc lộ 51 khoảng 200m, xung quanh có
1 số cơ sở chế biến thủy hải sản. Vị trí địa lý được xác định theo bản đồ ranh giới hành
chính. Khu vực xí nghiệp có vị trí địa lý:
-

Phía Đông giáp: Doanh nghiệp tư nhân Gia Hòa.

-

Phía Tây giáp: Đất ruộng của dân.

-

Phía Nam giáp: Khu đất doanh nghiệp tư nhân Tân Thành, kề với công ty
Hoàn Khang.

-

Phía Bắc giáp: Đất ruộng kề với đường Long Sơn.

2.1.2. Quy mô của doanh nghiệp

Với đặc trưng sản xuất của doanh nghiệp, số lượng công nhân viên làm việc trong
công ty là 500 người, chủ yếu là công nhân làm việc thời vụ.
Công suất thực tế 20 tấn thành phẩm/ tháng

14


2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
Khí hậu ở đây mang tính đặc thù chung của khu vực Nam Bộ, được chia làm hai
mùa (mùa khô từ tháng 11 - tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10). Lượng mưa
bình quân hàng năm 1.528 mm, số ngày mưa trung bình trong các năm là 115 ngày
(mưa nhiều nhất là vào tháng 6-7).
Mùa khô hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc hướng gió chính là Tây Nam. Khu
vực này ít gặp bão lớn. Nhiệt độ bình quân là 27,1 0C (cao và chuyển thành hướng
Đông Nam khi vào đất liền (gió chướng). Mùa mưa nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào
tháng 1). Độ ẩm trung bình là 85%. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất
thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế và du lịch.
2.1.4. Quy trình công nghệ chế biến hải sản.

Cá bò nguyên liệu

Cắt đầu cá

Fillet

Lột da cá

Tẩy, Rửa

Tẩm gia vị


Rửa cá

Đóng két,
giữ lạnh

Đóng gói
Cấp đông

Xuất xưởng

Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử chế biến hải sản.

15


2.1.5. Nhu cầu nguyên - nhiên liệu
Nguyên liệu chính của xí nghiệp gồm: cá bò, đường, bột ngọt, muối, bao bì đóng gói.
Hóa chất sử dụng: clorin, xà phòng để vệ sinh nhà xưởng, sorbitol bột, hydro.
Nhu cầu về điện: 150KVA. Nhu cầu về nước: 90 m3/ ngày.
2.1.6. Nguồn phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải
a. Nguồn phát sinh nước thải
Đá lạnh

Cá nguyên liệu

Đá lạnh

Cắt đầu cá


Nước cấp

Rửa cá

Đá lạnh

Nước, máu cá
Nước, máu cá,
Đầu cá, Ruột
Nước thải, Ruột

Đóng két,

Nước thải

giữ lạnh

Nước cấp, đá lạnh

Lột da cá

Nước thải, Da cá

Đá lạnh, đá lạnh

Fillet

Nước thải, xương

Đá lạnh, Clo


Tẩy, Rửa

Nước thải, Vụn cá

Gia vị, phụ gia

Tẩm gia vị

Gia vị, phụ gia

Đóng gói

Xuất xưởng

Cấp đông
Hình 2.2. Sơ đồ nguồn gốc nước thải chế biến hải sản.

16


b. Lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước thải là 1 trong 2 thông số quan trọng nhất để lựa chọn công nghệ
xử lý cũng như tính toán các quá trình xảy ra.
Lưu lượng nước thải cần xử lý: Q = 90 m3/ ngày
Lưu lượng trung bình ngày: Q = 90 m3/ ngày
Lưu lượng lớn nhất giờ: Q = 20 m3/ giờ
Lưu lượng trung bình giờ: Q = 3,75 m3/ giờ
c. Thành phần và tính chất nước thải của xí nghiệp.
Thành phần và tính chất nước thải hải sản được trình bày dưới bảng 2.1

Bảng 2.1. Thành phần tính chất nước thải chế biến hải sản
Số thứ tự

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

QCVN 11:2008
Cột B

1

pH

8

5,5 – 9

2

COD

mgO 2 /L

1100

80


3

BOD

mgO 2 /L

800

50

4

SS

mg/l

210

100

5

NH4

mg/l

20

20


6

Tổng N

mg/l

75

60

7

Tổng dầu mỡ động thực vật

mg/l

20

20

8

Clo dư

mg/l

2.5

2


9

Tổng coliform

MPN/100ml

19000

5000

d. Nguồn tiếp nhận nước thải
Nước thải sau khi được xử lý sẽ thải ra nguồn tiếp nhận là song Long Sơn cách
xí nghiệp khoảng 200m.

17


2.2 . TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2.1. Thành phần, tính chất của nước thải chế biến hải sản
Chế biến hải sản phát sinh ra nước thải, bao gồm: Nước thải sản xuất, nước thải vệ
sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất: Đây là các loại nước thải phát sinh trong quá trình chế biến hải
sản như: rửa nguyên liệu, mổ chế biến cá, rửa thịt cá, ép sản phẩm và nước thải vệ sinh
công nghiệp…
Nước thải vệ sinh công nghiệp: Đây là lượng nước cần dùng cho việc rửa thiết bị,
dụng cụ sản xuất và rửa sàn mỗi ngày, sau mỗi ca ( rất đặc trưng cho ngành chế hải
sản), ngoài ra còn dùng cho việc rửa xe vận chuyển nguyên liệu…
Nước thải sinh hoạt: nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của các cán bộ công
nhân viên trong công ty. Đây cũng là lượng nước thải đáng kể vì lượng công nhân viên
trong các nhà máy chế biến hải sản thường có lượng công nhân khá đông, nhu cầu

nước cho các hoạt động sinh hoạt như tắm, rửa…là rất đáng kể ( lớn hơn các nhà máy
của các nghành chế biến khác).
Trong ba loại nước thải kể trên., nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn cả.
tùy theo đặc tính của nguyên liệu sử dụng mà nước thải sẽ có đặc tính khác nhau, tuy
nhiên mức độ khác nhau dao động không nhiều.
Nước thải ngành chế biến thủy hải sản có 1 số đặc trưng ơ bản như sau:
-

Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 1.600 – 4.000 mg/l

-

Hàm lượng BOD cũng khá lớn từ 1.200 – 2.500 mg/l
Trong nước thải thường chứa các phế phẩm vụn như vụn đầu cá, vây cá, xương, da

cá, nội tạng,….nhưng các phế phẩm vụn này lại rất dễ lắng.
-

Hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao, SS = 300 – 1.800 mg/l.

-

Hàm lượng nitơ thường rất cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ khá cao (70400mg/l)
Ngoài ra, trong nước thải của ngành chế biến hải sản còn chứa các thành phần hữu

cơ khi bị phân hủy tạo ra các sản phẩm có chứa indol và các sản phẩm trung gian của
sự phân hủy các acid béo không bão hòa tạo ra mùi rất khó chịu và đặc trưng, làm ô

18



nhiễm về mặt cảm quan và cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe người công
nhân trực tiếp làm việc.
2.2.2. Khả năng gây ô nhiễm của nước thải chế biến hải sản.
Chất lượng nước thải ngành chế biến thủy hải sản có hàm lượng các chất ô
nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và vi khuẩn vượt quá tiêu chuẩn thải ra nguồn loại B
QCVN 11: 2008/ BTNMT. Các chỉ tiêu trong nước thải đáng quan tâm là hàm lượng
cặn lơ lửng (SS), COD, BOD, nito và tổng coliform. Vì vậy, nước thải cần thiết phải
qua xử lý đạt tiêu chuẩn nước công nghiệp thải vào các kênh rạch trong khu vực.
Các tác động của nước thải đến môi trường nước được liệt kê dưới đây:
a. Tác động đến cảnh quan môi trường
Nước thải nhà máy có hàm lượng cao các chất ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng lơ
lửng, và 1 số chất gây màu khi chảy qua các nguồn nước tiếp nhận, gây mất mỹ quan
và cảnh quan môi trường.
Những khu vực tập trung ghe tàu, các khu vực cảng cá và những khu vực diễn
ra hoạt động sản xuất chế biến hải sản, môi trường nước, sông, biển, ao, hồ bị ô nhiễm
rất nặng và nước có màu đen đậm. Nguyên nhân chính là do các chất hữu cơ có trong
nước thải các nhà máy chế biến hải sản không được xử lý thải vào, theo thời gian
chúng sẽ bị vi khuẩn phân hủy và làm nước có màu đen.
Các chất dinh dưỡng trong nước thải của nhà máy chế biến hải sản có thể gây
hiện tượng phú dưỡng hóa – sự nở hoa của nước làm nước có màu xanh và gây mất
cảnh quan môi trường.
b. Gây mùi khó chịu trong khu vực
Nước thải sản xuất của nhà máy có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất cao.
Hàm lượng các chất hữu cơ cao có trong nước thải theo thời gian sẽ bị vi sinh vật kỹ
khí phân hủy và sinh ra các chất khí gây mùi khó chịu như H 2 S, mecaptan, các chất
hữu cơ, amoniac…
c. Ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, nước mặt và đời sống thủy sinh.
Nước thải của các nhà máy hải sản có nồng độ các chất ô nhiễm cao nếu không
được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải của nhà máy (nước thải sinh hoạt và
nước thải sản xuất) có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn

19


nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước
sạch cung cấp cho sinh hoạt.
Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải sẽ làm suy
thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:
• Tác hại của các chất hữu cơ
Nước mặt khi nhiễm hữu cơ cao (BOD5 và COD) sẽ gây suy giảm oxy hòa tan
(DO) trong nước. DO trong nước giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của thủy
sinh vật. Đặc biệt khi nồng độ các chất ô nhiễm cao sẽ làm thủy sinh vật bị chết tại chỗ
hoặc phải di chuyển đến môi trường sinh sống khác. Tiêu chuẩn chất lượng nguồn
nước nuôi cá của FAQ quy định nồng độ DO phải cao hơn 50% giá trị bão hòa (tức là
cao hơn 4mg/l ở 250C). Phân loại chất lượng các nguồn nước theo giá trị BOD 5 được
nêu dưới đây:
Bảng 2.2. Phân loại giá trị nguồn nước theo giá trị BOD 5
Loại

Giá trị BOD5 (mg/l)

Chất lượng nước

1

1,3

Rất sạch


2

2,5

Sạch

3

4,0

Tương đối sạch

4

6,0

Ô nhiễm nhẹ

5

13

Ô nhiễm nặng

Nguồn WHO, management of the enviroment, 1993.
• Tác hại của các chất dinh dưỡng
Nước thải của nhà máy chế biến hải sản có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng.
Các chất dinh dưỡng N và P là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho thực vật. Đặc biệt là
thực vật thủy sinh và vi tảo. Mặt khác, khi nồng độ các chất dinh dưỡng N và P trong

nước mặt cao, gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa – sự nở hoa của nước (sự phát triển
quá mức bình thường của rong và vi tảo). các nguồn nước mặt sử dụng vào việc cung
cấp nước sạch, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao rất khó xử lý đạt tiêu chuẩn
nước sinh hoạt.
Sự có mặt của nito và photpho trong nước sẽ có ảnh hưởng đến năng suất sinh
học của nguồn nước. sự có mặt của các hợp chất N gây cạn kiệt nguồn oxy hòa tan
trong nước do xảy ra quá trình biến đổi N.

20


Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ, nồng độ làm chết tôm, cá từ
1,2 – 3mg/l. tiêu chuẩn nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ
amonia không vượt quá 1mg/l.
Các photphat không gây độc trực tiếp tới thủy sinh nhưng có khả năng tạo phú
dưỡng hóa dẫn tới tăng lượng tảo trong nước. nước có nồng độ phospho cao hơn 0,01
mg/l nito 1,0 mg/l có khả năng bị phú dưỡng hóa, dẫn tới ảnh hưởng phát triển du lịch,
thủy sản và cấp nước.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có thể tạo phú dưỡng hóa trong nước mặt được
thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 2.3. hàm lượng các chất dinh dưỡng N và P có thể tạo phú dưỡng hóa
stt

Thông số

Nghèo dinh

Dinh dưỡng

dưỡng


trung bình

Phú dưỡng

1

NO3

0

0 - 0.15

> 0.5

2

NH4

0

0 - 0.15

0 - 0.3

3

Tổng N

0.05


0.05 - 0.15

> 0.1

4

PO4 3-

0

0 - 0.1

> 0.05

5

Tổng P

0.06

0.06 - 0.15

> 0.15

• Tác hại của chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu…
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây tắc cống thoát, làm tăng độ đục nguồn nước,
bồi lắng lòng kênh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại

về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng. QCVN 11:2008 chỉ cho
phép thải nước thải có nồng độ chất rắn lơ lửng 50mg/l vào nguồn nước loại A và 100
mg/l đối với nguồn nước bề mặt loại B.
• Tác hại của các vi trùng gây bệnh
Các vi trùng gây bệnh có trong nước thải của dự án là các vi khuẩn chỉ thị coliform
và Fec coliform. Các vi khuẩn này xuất hiện trong nguồn nước sử dụng cho mục đích
snh hoạt gây ra 1 số dịch bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là các dịch bệnh tả, lị,

21


thương hàn do E.Coli gây ra. Giới hạn tổng Coliform trong nước thải các nhà máy chế
biến hải sản được đổ vào nguồn nước loại B, QCVN 11:2008 là 10.000 MPN/100ml
Ngoài ra, vấn đề pH thấp, lượng dầu mỡ và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
nước thải hải sản cũng rất đáng quan tâm. Vì pH thấp sẽ là nguyên nhân gây ăn mòn
đường ống và dầu mỡ là nguyên nhân ngăn ngừa khả năng tự làm sạch của nguồn
nước do váng dầu mỡ ngăn ngừa sự xâm nhập của oxy trong không khí vào nước, gây
ức chế hoạt động của sinh vật hiếu khí. Nước thải bị phân hủy kỵ khí sẽ phát sinh mùi
hôi thối. các chất hữu cơ trong nước thải sẽ là nguyên nhân gây phú dưỡng hóa cho
nguồn tiếp nhận, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng hơn và khó quản lý hơn.

22


Chương 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI THỦY HẢI SẢN
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY HẢI SẢN.
3.1.1. Xử lý cơ học.
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hoà tan và

một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao
gồm:
a. Song chắn rác
Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi:
giấy, rau cỏ, rác … được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để nghiền
nhỏ, sau đó đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân huỷ cặn (bể mêtan).
Đối với các tạp chất < 5 mm thường dùng lưới chắn rác. Cấu tạo của thanh chắn rác
gồm các thanh kim loại tiết diện chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục. Song chắn rác được
chia làm 2 loại di động hoặc cố định. Song chắn rác được đặt nghiêng một góc 60–900
theo hướng dòng chảy.
b. Bể lắng cát
Bể lắng cát dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều
so với trọng lượng riêng của nước như xỉ than, cát … ra khỏi nước thải. Cát từ bể lắng
cát đưa đi phơi khô ở sân phơi và cát khô thường được sử dụng lại cho những mục
đích xây dựng.
• Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng
riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ
hơn sẽ nổi lên mặt nước. Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn
lắng và nổi (ta gọi là cặn) tới công trình xử lý cặn.
23


-

Dựa vào chức năng, vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt 1 trước
công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt 2 sau công trình xử lý sinh học.

-


Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng như: bể
lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục.

-

Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau: bể lắng đứng, bể
lắng ngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng khác.
• Bể lắng đứng
Bể lắng đứng có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng. Bể lắng

đứng thường dùng cho các trạm xử lý có công suất dưới 20.000 m3/ng.đ. Nước thải
được dẫn vào ống trung tâm và chuyển động từ dưới lên theo phương thẳng đứng.
Vận tốc dòng nước chuyển động lên phải nhỏ hơn vận tốc của các hạt lắng. Nước
trong được tập trung vào máng thu phía trên. Cặn lắng được chứa ở phần hình nón
hoặc chóp cụt phía dưới.
• Bể lắng ngang
Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật trên mặt bằng, tỷ lệ giữa chiều rộng và
chiều dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m. Bể lắng ngang dùng cho các trạm xử
lý có công suất lớn hơn 15.000 m3/ ng.đ. Trong bể lắng nước thải chuyển động theo
phương ngang từ đầu bể đến cuối bể và được dẫn tới các công trình xử lý tiếp theo,
vận tốc dòng chảy trong vùng công tác của bể không được vượt quá 40 mm/s. Bể lắng
ngang có hố thu cặn ở đầu bể và nước trong được thu vào ở máng cuối bể.
• Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng ,đường kính bể từ 16 đến 40 m
(có trường hợp tới 60m), chiều cao làm việc bằng 1/6 – 1/10 đường kính bể. Bể lắng ly
tâm được dùng cho các trạm xử lý có công suất lớn hơn 20.000 m3/ng.đ. Trong bể lắng
nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể. Cặn lắng được dồn vào hố thu cặn được xây
dựng ở trung tâm đáy bể bằng hệ thống cào gom cặn ở phần dưới dàn quay hợp với
trục 1 góc 450. Đáy bể thường làm với độ dốc I = 0,02 – 0,05. Dàn quay với tốc độ 2-3
vòng trong 1 giờ. Nước trong được thu vào máng đặt dọc theo thành bể phía trên.


24


c. Bể vớt dầu mỡ
Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước
thải công ngiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối với thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu
mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
d. Bể lọc
Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho
nước thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc, sử dụng chủ yếu cho một số
loại nước thải công nghiệp. Quá trình phân riêng được thực hiện nhờ vách ngăn xốp,
nó cho nước đi qua và giữ pha phân tán lại. Quá trình diễn ra dưới tác dụng của áp suất
cột nước.
Phương pháp xử lý cơ học: có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hoà tan
có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất công tác của các công
trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp thoáng sơ bộ ,thoáng gió đông tụ sinh học,
hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40-50 % theo BOD.
Trong số các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể
lắng trong có ngăn phân huỷ là những công trình vừa để lắng vừa để phân huỷ cặn
lắng.
3.1.2. Xử lý hóa lý.
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý là áp dụng các
quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động
với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc
chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn xử lý hoá
lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá
học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển
nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc…v…v…

a. Phương pháp đông tụ và keo tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể
tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hoà tan vì chúng là những hạt rắn có

25


×