Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ, CÔNG SUẤT 300M 3 NGÀY ĐÊM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ,
CÔNG SUẤT 300M3/NGÀY ĐÊM.

SVTH:

LƯƠNG ĐẶNG PHÚ

NGÀNH:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh,Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

LƯƠNG ĐẶNG PHÚ

CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ,


CÔNG SUẤT 300M3/NGÀY ĐÊM.

NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. PHẠM TRUNG KIÊN

TP. Hồ Chí Minh,Tháng 7/2011


CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ,
CÔNG SUẤT 300M3/NGÀY ĐÊM

Tác giả

LƯƠNG ĐẶNG PHÚ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ Sư Ngành
Kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn
ThS.PHẠM TRUNG KIÊN

Tháng 07 năm 2011


TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN
Sinh viên thực hiện :

LƯƠNG ĐẶNG PHÚ

Mã số sinh viên

07127114

Khoa :

Môi Trường Và Tài Nguyên

Niên khoá :

2007– 2011

Giáo viên hướng dẫn :

ThS. PHẠM TRUNG KIÊN

Tên luận văn :

“CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ,
CÔNG SUẤT 300M3/NGÀY ĐÊM.”

Thời gian thực hiện
− Ngày bắt đầu thực hiện :

30 tháng 04 năm 2011

− Ngày hoàn thành :

30 tháng 06 năm 2011

− Ngày bảo vệ luận văn :

Tháng 08 năm 2011

Nhiệm vụ khoá luận.
− Thu thập các số liệu, phân tích tìm ra nguyên nhân mà hệ thống xử lý nước thải
chưa đạt QCVN 01-2008, cột B.
− Đề xuất 2 phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy.
− Tính toán thiết kế, thuyết minh 2 phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
− Tính toán kinh tế 2 phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
− Trình bày bản vẽ thiết kế 2 phương án cải tạo.
Trưởng Khoa

TS. LÊ QUỐC TUẤN

Giáo viên hướng dẫn

ThS. PHẠM TRUNG KIÊN



CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và thực hiện khóa luận tôi luôn nhận được sự quan
tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè và các cơ
quan tổ chức.
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, tất cả mọi người trong gia
đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ
nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến ThS. Phạm Trung Kiên đã dành nhiều thời
gian, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi Trường Và Tài
Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Bình, chú Minh và các anh chị, các chú trong
Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Lai Khê đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Nhà Máy.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07MT đã luôn ủng hộ và động viên tôi
trong bốn năm học qua.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận,nhưng không thể tránh
khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô về khóa
luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên: Lương Đặng Phú



CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

TÓM TẮT
Đề tài: “Cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su Lai Khê,
công suất 300 m3/ngày.đêm, đạt QCVN 01:2008/BTNMT, cột B” được thực hiện tại
Xã Lai Hưng, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện từ 03/2009 –
07/2010.
Khóa luận này tập trung giải quyết các vấn đề nhằm cải tạo HTXNT nhà máy chế
biến mủ cao su Lai Khê như: Phân tích hiện trạng tìm ra nguyên nhân làm hệ thống
hoạt động chưa hiệu quả từ đó đề xuất và tính toán phương án cải tạo phù hợp. Kết quả
khảo sát hệ thống tại nhà máy nhận thấy các nguyên nhân chính sau:


Không có song chắn rác để lấy lượng cao su dư từ phân xưởng sản xuất trôi theo
nước.



Hiệu xuất bể gạn mủ càng thấp, chưa lấy triệt để lượng cao su dư trong nước
thải.



Bể lắng thường xuyên xảy ra hiện tượng bùn nổi.



Tải trọng xử lý tại các bể sinh học hiếu khí cao.


 Chưa có hệ thống xử lý bùn thải.
Từ những nguyên nhân trên đã phân tích, tính toán và đưa ra các giải pháp công
nghệ cải tạo hệ thống. So sánh về khía cạnh kinh tế, kỹ thuật lựa chọn phương án phù
hợp. Phương án được lựa chọn là:
 Lắp đặt song chắn rác
 Châm axit vào bể gạn mủ.
 Cải tạo bể điều hòa, bể lắng hóa lý, bể lắng sinh học 1.
 Lắp giá thể dính bám vào 2 bể sinh học hiếu khí.
 Xây dựng hệ thống xử lý bùn thải.

ii


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. ..................................................................................................... 1
1.2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ......................................................................... 1
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN. .................................................................................. 1
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................................................................ 2
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. ............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
II.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI. . 3

II.1.1. Ngành công nghiệp chế biến cao su ở thế giới. ............................................ 3
II.1.2. Ngành công nghiệp chế biến cao su ở Việt Nam.......................................... 3
II.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ. ......... Error!
Bookmark not defined.
II.2.1. Khái quát về nhà máy chế biến cao su Lai Khê: .......................................... 6
II.2.2. Qui trình sản xuất:....................................................................................... 6
II.2.2.1. Dây chuyền chế biến mủ nước SVR 3L, SVR 5: ......................... 6
II.2.2.2. Dây chuyền chế biến mủ tạp: .................................................. 10
II.2.2.3. Các thiết bị, hóa chất, hệ thống điện được sử dụng trong qui
trình công nghệ, cơ sở hạ tầng của nhà máy: ....................................... 11
II.3. MỘT SỐ HỆ THỐNG XLNT CAO SU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. ....... Error!
Bookmark not defined.
II.3.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới về xử lý nước thải ngành chế
biến cao su. ................................................................................................................ 12
iii


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
II.3.2. Công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su đang áp dụng trên thế giới. ..... 17
II.3.3. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam về xử lý nước thải ngành chế biến
cao su......................................................................................................................... 22
II.3.4. Công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su ở Việt Nam đang áp dụng. ...... 25
Chương 3 HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XLNT TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
CAO SU LAI KHÊ .................................................................................................. 34
III.1. CƠ SỞ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI. ................................... 34
III.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải................................................................. 34
III.1.2. Lưu lượng nước thải: ............................................................................... 34
III.1. 3. Tính chất nước thải: ................................................................................ 35
III.2. QUY TRÌNH HỆ THỐNG XLNT HIỆN HỮU. ................................................ 36
III.2.1.Công nghệ hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy. ............................................ 36

III.2.2.Nguyên lý hoạt động và đánh giá hiện trạng. ............................................ 37
III.2.2.1. Thông số thiết kế kỹ thuật. ..................................................... 37
III.2.2.2. Chế độ vận hành các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải: 45
III.3. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA
NHÀ MÁY, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUNG. ..................... 48
Chương 4 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ..................................................... 51
IV.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN: ................................................................ 51
IV.1.1. Mức độ cần thiết xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải. ............................... 51
IV.1.2. Khả năng tận dụng các công trình hiện hữu. ............................................ 52
IV.1.3. Điều kiện tài chính quỹ đất. ..................................................................... 52
IV.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI. ........................ 53
IV.3. HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI: ................................................................. 56
IV.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO: ......................................... 57
IV.4.1. Tính toán phương án 1: ............................................................................ 57
IV.4.1.1. Song chắn rác: ....................................................................... 57
IV.4.1.2. Hố ga. .................................................................................... 58
IV.4.1.3. Bể gạn. ................................................................................... 58
IV.4.1.4. Bể điều hòa: ........................................................................... 58
IV.4.1.5. Bể keo tụ. ............................................................................... 58
iv


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

IV.4.1.6. Bể lắng hóa lý ........................................................................ 58
IV.4.1.7. Bể UASB ................................................................................ 59
IV.4.1.8. Bể Aerotank. .......................................................................... 59
IV.4.1.9. Bể lắng sinh học 2. ................................................................. 59
IV.4.1.10. Bể khử trùng. ....................................................................... 59
IV.4.1.11. Bể nén bùn: .......................................................................... 59

IV.4.2. Tính toán phương án 2. ............................................................................ 60
IV.4.2. 1. Aerotank giá thể 1 ( ASBC 1 ). .............................................. 60
IV.4.2.2. Bể lắng sinh học 1. ................................................................. 60
IV.4.2.3. Aerotank giá thể 2 ( ASBC 2 ) ................................................ 60
IV.4.2.4. Bể lắng sinh học 2. ................................................................. 61
IV.4.2.5. Bể khử trùng. ......................................................................... 61
IV.4.2.6. Bể nén bùn. ............................................................................ 61
I.V. TÍNH TOÁN KINH TẾ ...................................................................................... 61
IV.5.1. Phương án 1. ........................................................................................... 61
IV.5.1.1.Chi phí đầu tư cơ bản.............................................................. 61
IV.5.1.2. Chi phí quản lý , vận hành ..................................................... 62
IV.5.1.3. Khấu hao tài sản và lãi xuất. .................................................. 62
IV.5.1.4. Giá thành cho 1m3 nước thải: ................................................ 62
IV.5.2. Phương án 2: ........................................................................................... 62
IV.5.2.1.Chi phí đầu tư cơ bản.............................................................. 62
IV.5.2.2. Chi phí quản lý , vận hành ..................................................... 62
IV.5.2.3. Khấu hao tài sản và lãi xuất. .................................................. 63
IV.5.2.4. Giá thành cho 1m3 nước thải: ................................................ 63
IV.6. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN: ............................................................................ 63
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 65
V.1. KẾT LUẬN: ...................................................................................................... 65
V.2. KIẾN NGHỊ: ...................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...65
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 66
v


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

HT XLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

PAC

: Phèn Poly Aluminium Chloride

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SS


: Rắn lơ lửng (Suspended Solid)

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VSV

:Vi sinh vật

UASB

: Upflow Anaerobic Sludge Blanket – Bùn kỵ khí có dòng chảy ngược

ASBC

: Activated Sludge combined with Biological Contactor – Xử lý sinh học
tiếp xúc hiếu khí

vi


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Công suất của các nhà máy cao su ở Việt Nam (1992 – 1998) .................... 5
Bảng 2.2: Phân loại cao su để chế biến SVR 3L, SVR 5. ............................................. 7
Bảng 2.3: Thiết bị ,cơ sở hạ tầng của nhà máy. .......................................................... 11
Bảng 2.4: Hiệu quả xử lý bằng công nghệ UASB/bể ổn định/mương oxi hóa. ........... 14
Bảng2.5: Tóm tắt hiệu suất của một số công nghệ đã nghiên cứu. .............................. 16
Bảng 2.6 : Hệ thống xử lý nước thải của các nước Đông Nam Á. .............................. 17
Bảng 2.7 : Hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cốm (Malaysia) ............... 20
qua hệ thống hồ kị khí - hồ tùy nghi. .......................................................................... 20
Bảng 2.8 : Hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ ly tâm(Malaysia) qua hệ
thống hồ kị khí - hồ tùy nghi. ...................................................................... 20
Bảng 2.9: Hiệu quả xử lý của quá trình kỵ khí. .......................................................... 23
Bảng 2.10: Hiệu quả xử lý của giai đoạn quang hợp. ................................................. 24
Bảng2.11: Những công trình xử lý nước thải đang áp dụng trong ngành chế biến cao
su Việt Nam. ............................................................................................... 25
Bảng 2.12. Hiệu suất xử lý của các công nghệ xử lý đang được ứng dụng. ................ 26
Bảng 2.13. Một số công nghệ xử lý đang được áp dụng tại Việt Nam. ....................... 27
Bảng 2.14. Hiệu xuất xử lý của các công nghệ được ứng tại Việt Nam. ..................... 29
Bảng 2.15. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại một số nhà máy. ....................... 29
Bảng 2.16. Hiệu quả xử lý nước thải năm 2008 tại các nhà máy chế biến mủ cao su .. 32
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. ......................................................................... 32
Bảng 3.1: Tính chất nước thải của nhà máy. .............................................................. 35
Bảng 3.2: Vấn đề tồn tại trong nhà máy. .................................................................... 48
Bảng 4.1: Tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải
Nhà Máy Chế Biến Cao Su Lai Khê. ........................................................... 52
Bảng4.2: Hiệu quả xử lý phương án 1. ....................................................................... 56
Bảng4.3: Hiệu quả xử lý phương án 2. ....................................................................... 56
vii


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Dây chuyền chế biến mủ nước SVR 3L, SVR 5 ........................................... 7
Hình 2.2: Dây chuyền sơ chế mủ tạp tại nhà máy....................................................... 10
Hình 2.3 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Malaysia ........................................... 18
Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống XLNT tại nhà máy. .................................................... 36
Hình 4.1: Sơ đồ khối hệ thống XLNT phương án 1. ................................................... 53
Hình 4.2: Sơ đồ khối hệ thống XLNT phương án 2. ................................................... 54

viii


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

Chương 1
MỞ ĐẦU.
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ở nước ta, ước tính hàng năm ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m3
nước thải. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy rất cao như
acid acetic, đường, prôtêin, chất béo… Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/l,
BOD từ 1.500 – 12.000 mg/l được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn
toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước.
Ngoài vấn đề mùi hôi phát sinh do các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành
mercaptan và H 2 S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Do đó vấn
đề đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý lượng nước thải chế biến mủ
cao su được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm một cách đầy đủ. Trong
phạm vi hẹp về thời gian và kiến thức về luận văn em chọn đề tài “ Cải Tạo Hệ Thống
Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Chế Biến Cao Su Lai Khê, Ấp Lai Khê, Xã Lai Hưng,
Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
1.2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

 Chất lượng nước không ổn định, nitơ chưa đạt QCVN 01- 2008, BTNMT, cột
B.
 Hệ thống xử lý nước thải nhà máy vận hành chưa đạt
 Nước thải gây ra ô nhiễm môi trường, khu dân cư xung quanh nhà máy do nước
thải chưa chuẩn đầu ra.
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN.
 Khảo sát tìm ra nguyên nhân dẫn đến hệ thống xử lý nước thải không đạt hiệu
quả.
 Đề xuất phương án cải tạo nâng cao hiệu quả hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý
nước thải cảu nhà máy đạt loại B, QCVN 01-2008, BTNMT.
 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải đề xuất.

1


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN.
 Khảo sát thực trạng hệ thống xử lý nước thải, các vấn đề mà hệ thống xử lý
nước thải tại nhà máy đang gặp phải.
 Phân tích nguyên nhân các vấn đề.
 Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt loại B, QCVN 01-2008,
BTNMT.
 Tính toán thiết kế cho phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
 Thực hiện bản vẽ công nghệ.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Phương pháp tổng hợp thông tin từ tài liệu tham khảo.
 Phương pháp thu thập thông tin từ thực nghiệm.
 Phương pháp thu thập, khảo sát, đo đạt số liệu.
 Xử lý thông tin.

1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Nước thải sản xuất của nhà máy chế biến cao su Lai Khê.

2


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

Chương 2
TỔNG QUAN
II.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ
GIỚI.
II.1.1. Ngành công nghiệp chế biến cao su ở thế giới.
Sản lượng cao su của thế giới năm 1990 khoảng 6,4x106 tấn, nhưng nhu cầu
khoảng 8,0x106 tấn (Webster and Paardekooper, 1990). Tổng giá trị vượt quá 4,5 tỷ
USD hàng năm và hầu hết tất cả đều phục vụ cho thương mại. Thực chất hầu hết tất cả
cao su tự nhiên đến từ cây cao su Hevea brasiliensis.
Ước lượng nhu cầu sử dụng cao su hằng năm sẽ tăng 4,8% trong khoảng thời gian từ
1980 đến 2000, từ 13 triệu tấn năm 1980 lên 33,5 triệu tấn vào cuối thế kỷ này
(Wessel, 1990). Một vài năm gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới vào công nghiệp tự động, làm cho cao su tự nhiên ở mức thấp cả về sản lượng lẫn
giá cả. Tuy nhiên, từ cuối năm 1993 trở đi nhu cầu cao su tự nhiên đã gia tăng do sự
phát triển trở lại của công nghiệp tự động và các ngành công nghiệp khác. Giá cao su
đã tăng từ 700 USD/tấn lên 2000 USD/tấn. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất
cao su trên thế giới và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam nhận cung cấp cao su cho
nhiều nước như : Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc và Singapore.
II.1.2. Ngành công nghiệp chế biến cao su ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển công nghiệp cao su trên thế giới, trong suốt những năm
1920 – 1945, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng gia tăng diện tích cao su ở Việt
Nam với tốc độ 5.000 – 6.000 ha/năm. Cuối năm 1945 tổng diện tích cao su là 138.000

ha với tổng sản lượng 80.000 tấn/năm. Sau khi được độc lập vào năm 1945, chính phủ
Việt Nam tiếp tục phát triển công nghiệp cao su và diện tích cây cao su gia tăng vài
trăm ngàn ha. Đến năm 1997, diện tích trồng cây cao su ở nước ta đạt gần 300.000 ha,
với sản lượng khoảng 185.000 tấn. Năm 1999 có 21 công ty cao su và 29 nhà máy chế
biến mủ với tổng diện tích cây cao su 300.000 ha và sản lượng 169.567 tấn/năm ( tốc
độ phát triển 1996/1998 là 12.000 tấn/năm). Theo qui hoạch tổng thể, với nguồn vốn
3


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
vay của ngân hàng thế giới, đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha và
sản lượng cao su khoảng 300.000 tấn.
Ngành chế biến mủ cao su là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 ở nước
ta (sau xuất khẩu gạo). Theo số liệu tổng cục hải quan, được thông báo bởi trung tâm
thông tin thương mại (Bộ thương mại):
 Năm 2001 cao su Việt Nam xuất khẩu 308.073 tấn, trị giá 166 USD.
 Năm 2002 xuất khẩu 448.000 tấn trị giá 267 triệu USD.
 Năm 2003 xuất khẩu đạt 470.000 tấn với trị giá 350 triệu USD.
Nếu tính số liệu trên cùng với số liệu tiêu thụ trong nước 40.000 -50.000
tấn/năm. Trừ hàng tạm nhập tái xuất hàng năm khoảng 10.000 tấn, thì tổng số lượng
cao su Việt Nam năm 2001 : khoảng 340.000 tấn, năm 2002 : 480.000 tấn, 2003 :
510.000 tấn.
Theo số liệu tổng cục hải quan, được thông báo bởi trung tâm thông tin thương
mại (Bộ thương mại): Năm 2001 cao su Việt Nam xuất khẩu 308.073 tấn. Trị giá
165.972.032 USD. Năm 2002 xuất khẩu 448.000 tấn trị giá 267 triệu USD. Dự kiến
2003 xuất khẩu đạt 470.000 tấn với trị giá 350 triệu USD. Nếu tính số liệu trên cùng
với số liệu tiêu thụ trong nước 40.000 -50.000 tấn/năm. Trừ hàng tạm nhập tái xuất
hàng năm khoảng 10.000 tấn, thì tổng số lượng cao su Việt Nam năm 2001 : khoảng
340.000 tấn, năm 2002 : 480.000 tấn, dự kiến 2003 : 510.000 tấn.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta, cùng với các ngành

kinh tế khác, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao su ngày càng lớn và mở rộng kể cả
trong nước và thị trường quốc tế. Cao su là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giá 1 tấn mủ
cao su sơ chế từ 800 - 900 USD vào năm 1990 (giá FOB) đã tăng lên 1.250 USD năm
1996. Mức tiêu thụ cao su thiên nhiên ở các nước công nghiệp đang phát triển đạt tổng
cộng 5.115 ngàn tấn/năm. Với thị trường trong nước, đến năm 2000 sản lượng mủ
nguyên liệu chỉ đạt khoảng 70.000 tấn/năm, nhưng dự báo khả năng tiêu thụ sẽ tăng
lên 100.000 tấn/năm. Để hạn chế sự mất cân đối giữa cung và cầu cần phải có kế
hoạch đầu tư lâu dài phát triển cây cao su.

4


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

Bảng 2.1: Công suất của các nhà máy cao su ở Việt Nam (1992 – 1998.
STT Công ty cao su

Số nhà máy

Công suất ( tấn/năm)
1992

1996

1998

1

Đồng Nai


5

31.4

41

35.036

2

Dầu Tiếng

2

8.3

25.5

35.147

3

Bình Long

1

7.5

14.5


14.017

4

Phú Riềng

2

7.4

20

16.5

5

Phước Hoà

2

1.5

22

17.534

6

Lộc Ninh


1

3.7

6.5

5.01

7

Tây Ninh

2

3.4

5.5

7.007

8

Bà Rịa

1

-

5


16.2

9

Đông Phú

1

2.5

4

7.743

10

Tân Biên

1

30

4

3.935

11

Quảng Trị


1

20

400

1.476

12

Mang Yang

1

50

500

750

13

Chu Se

1

25

500


2.614

14

Chu Pah

1

500

1.5

990

15

Chu Prong

1

400

1.5

2.08

16

Ea H’Leo


1

40

500

1.073

17

Krong Buk

1

25

500

1

18

KonTum

1

15

500


1

19

Bình Thuận

1

-

-

440

20

Chu Se II

1

-

-

24

21

VNRRI


1

-

-

352

Tổng

29

66.805

153.9

169.57

Nguồn : Báo cáo hằng năm của Viện nghiên cứu

cao su Việt Nam VNRRI

(Annual Report of Vietnam Rubber Research Institute ) 1993s
Báo cáo hằng năm của Tổng Công Ty cao su Việt Nam (1997)
5


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
Báo cáo hằng năm của Tổng Công Ty cao su Việt Nam (1999)
II.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

II.2.1. Khái quát về nhà máy chế biến cao su Lai Khê:
 Nhà máy chế biến cao su Lai Khê thuộc Xí Nghiệp Visorutex Liên Doanh.
 Địa chỉ: Ấp Lai Khê, Xã Lai Hưng, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
 Diện tích mặt bằng: 3600 m2.
 Tổng cán bộ công nhân viên: 25 -30 người.
 Các sản phẩm: SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20, SVR CV 60, SVR CV 50.
II.2.2. Qui trình sản xuất:
II.2.2.1. Dây chuyền chế biến mủ nước SVR 3L, SVR 5:
a. Sơ đồ tổng thể của qui trình:
Mủ nước
Tiếp nhận mủ
Phân hạng ban đầu
Lọc thô
Pha trộn mủ
Đánh đông

Cán kéo
Cán 1,2,3
Băm tinh
Sấy

6


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

Phân hạng dự kiến
Cân và ép bánh
Bao bì


Nhập kho
Hình 2.1. Dây chuyền chế biến mủ nước SVR 3L, SVR 5
b. Thực hiện:
 Yêu cầu kỹ thuật đối với mủ nước:

Mủ nước dùng để chế biến SVR 3L, SVR 5 được lấy từ cay cao su Hesvea
Brasiliensis. Khi đưa về nhà máy phải đạt theo bảng yêu cầu kỹ thuật sau:
Bảng 2.2: Phân loại cao su để chế biến SVR 3L, SVR 5.
STT Chỉ tiêu

YÊU CẦU KỸ THUẬT
LOẠI 1

LOẠI 2

1

Trạng thái

Lỏng tự nhiên, lọc qua
lưới lọc 60 dể dàng

2

Màu sắc

Trắng như sữa

3


Hàm lượng NH 3

Khi mủ
Từ 0,01 % đến 0,03% trên
nhận tại
khối lượng mủ nước

4

Hàm lượng cao su
Không nhỏ hơn 28% w/w
khô ( DRC)

5
6
7

tiếp
nhà

máy có ít nhất
một trong 7 chỉ

Độ pH của mủ Lớn hơn 7 ( ở môi trường tiêu không đạt
nước
kiềm)
loại 1.
Không lẫn tạp chất nhìn
Tạp chất
thấy được

Thới gian tiếp
Trong ngày
nhận mủ nước

7


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

 Ghi chú:
-

Loại 1: Dùng để chế biến cao su SVR 3L.

-

Loại 2: Dùng để chế biến cao su SVR 5.

-

Hàm lượng NH3 chống đông có thể sử dụng đến 0,05% trên khối lượng mủ nước
trong mùa mưa.

 Xử lý mủ nước:
Sau khi kiểm tra, mủ cùng hạng được lọc qua lưới lọc 60 trước khi xả vào hồ
hỗn hợp. Khi mủ thu gom đủ số lượng trong hồ hỗn hợp, khuấy đều mủ bằng máy
khuấy trong thời gian 5- 10 phút và để lắng 10 – 20 phút. Sau đó mủ được pha
loãng bằng nước để hàm lượng cao su( DRC) vào khoảng 22% đến 28%.
Sau khi pha loãng và khuấy đều, lấy mẫu mủ để xác định hàm lượng cao su
khô của hồ và lượng axit đánh đông.

 Đánh đông:
Theo phương pháp đánh đông 2 dòng chảy, mủ và dung dịch axit được chảy
từ từ vào mương, lượng axit tỉ lệ với lượng mủ chảy vào( acid fomic nồng độ 1%2%). Sau đó cào quậy đều axit và mủ trong mương khoảng 2 lần. Thời gian ổn
định mủ đông không nhỏ hơn 6h và không quá 24h từ khi đánh đông.
 Cán kéo:
-

Thêm nước vào mương để khối mủ nổi lên.

-

Khe hở trục máy cán kéo là 50mm, rãnh sâu 25mm, bề rộng rãnh 50mm.

-

Đẩy máy cán kéo đến đầu mương, kéo khối mủ vào giũa 2 trục máy và để máy cán
hết khối mủ đông.

-

Trong khi cán tờ mủ rơi vào mương nước bên dưới máy.

-

Bề dày tờ mủ sau khi cán kéo là 60 – 70mm.

 Cán mủ:
Sau khi qua máy cán kéo, tờ mủ được chuyển đến máy cán 1,2,3. Tờ mủ được
chuyển từ máy cán này đến mấy cán khác bằng băng tải. Trong khi cán tưới nước
vào giữa 2 trục cán. Cán xong tờ mủ có bề dày từ 4 – 6mm.

-

Máy cán 1 có khe hở 5mm ± 1mm, trục cán cắt rãnh 5mm* 5mm.

-

Máy cán 2 có khe hở 2mm±1mm, trục cán có cắt rãnh 4mm*4mm.
8


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ

-

Máy cán 3 có khe hở 0,5mm±0,1mm, trục cán có cắt rãnh 2,5mm*2,5mm.

 Băm tinh:
Máy băm cắt tờ mủ thành hạt cốm có kích thước hạt 5mm*5mm và rơi vào
hồ rửa mủ, hạt mủ tơi và xốp. Nước trong hồ băm được bổ sung liên tục và sạch.
Dùng tia nước có áp đẩy bọt ra khỏi hồ băm, pH từ 6 – 7.
 Sấy cao su:
-

Vận hành máy sấy theo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà chế tạo.

-

Nhiệt độ sấy cho máy sấy một lớp mủ không quá 1250C cho cao su SVR 3L, SVR
5.Nhiệt độ sấy cho máy sấy 2 lớp mủ không quá 1200C.


-

Chu kỳ sấy trung bình 3h đến 3,5h. Thời gian sấy tùy thuộc vào tình trạng của hạt
cao su, độ ẩm môi trường, nhiệt độ sấy và tùy theo từng loại máy sấy mà vận hành
cho phù hợp.

 Ép bánh:
Cao su được ép bánh thành hình khối hình chữ nhật, kích thước qui định như sau:
+ Dài : 670mm±20mm.
+ Rộng : 330mm±20mm.
+ Cao: 170 mm±5mm.
Lực ép và thời gian ép thay đổi theo từng loại máy ép.
Để chống dính cao su, khuôn ép được bôi trơn bằng dầu cao su hay dầu thầu dầu
trước khi ép. Cao su sau khi cân được bỏ vào khuôn ép và được trải ra bằng phẳng
trước khi ép.
 Bao gói:
Bánh cao su được bọc bằng bao nhựa PE loại LD có kích thước như sau:
+ Dài: 950mm – 1050mm.
+ Ngang : 500mm – 550mm.
+ Dày: 0,03mm – 0,05mm.
Sau khi bọc xong, bao nhựa phải được hàn dính lại và không bị rách.
 Kho chứa:
Kho bảo quản phải sạch sẽ, thoáng, không bị ẩm ướt, nền kho phải bằng phẳng,
nhiệt độ trong kho không quá 400C. Trong kho phải trang bị phương tiện phòng
cháy chữa cháy đúng qui định nhà nước.
9


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
II.2.2.2. Dây chuyền chế biến mủ tạp:

a. Sơ đồ tổng thể của qui trình:
Mủ tạp

Hồ tiếp liệu

Máy cắt miếng

Hồ bơm rửa 1

Ép kiện

Đóng gói

Máy đùn

Lò sấy

Thành phẩm

Hồ bơm rửa 2

Sàn rung

Máy bơm

Hồ bơm cốm

Hồ bơm rửa 3

Máy băm

cốm

Máy cán crep
4,5,6

Máy cán cắt
thô

Máy cán crep
1,2,3

Hình 2.2: Dây chuyền sơ chế mủ tạp tại nhà máy.
b. Thực hiện:
Mủ tạp là loại mủ thu gom, tận dụng từ những phần cao su vụn rơi vãi, mủ đất,
mủ chén… lượng mủ này có thành phần tạp chất rất cao.
Sau khi xử lý và ngâm ở hồ ngâm để cao su trương nở và loại bớt đất cát, mủ
được vớt lên đưa qua máy cắt miếng để làm giảm kích thước khối mủ. Mủ cắt miếng
cho rơi vào các hồ có bơm nước để trộn rửa (3 hồ), xen kẻ với các hồ là các máy đùn,
máy băm búa làm cho kích thước của mủ nhỏ hơn. Sau đó, mủ được chuyển sang máy
cán crép 1,2,3 tạo tờ có chiều dày nhất định. Tiếp tục, cac tờ mủ chuyển qua máy cán
cắt thô rồi qua cán crép 4,5,6,. Tới đây, các tờ mủ đã có chiều dày ổn định và được đưa
qua máy băm tạo cốm. Cốm được thu ở hồ bơm cớm sa đó chuyển lên sàng rung để
phân bố trong các kiện chuẩn bị cho khâu sấy. Từ khâu này công nghệ được thực hiện
tương tự với dây chuyền sản xuất mủ cốm từ mủ nước.

10


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
II.2.2.3. Các thiết bị, hóa chất, hệ thống điện được sử dụng trong qui trình công

nghệ, cơ sở hạ tầng của nhà máy:
Bảng 2.3: Thiết bị ,cơ sở hạ tầng của nhà máy.
STT

1

Thiết bị chế
biến cao su
mủ nước
Máy quậy mủ

Thiết bị chế biến
cao su mủ tạp

Hệ thống
điện

Gàu tải lớn

Bảng điện

Hạng mục công trình
Nhà xưởng chính

-

điều khiển
trung tâm
2


Máy cán kéo

Máy cắt miếng

Cáp đi nổi

Nhà kho thành phẩm

3

Máy cán cao

Băng tải kiểm tra

Cáp ngầm

Bể chứa, bể lắng lọc

su 360
4

Băng tải cao
su

Máy trộn mủ

5

- Máy cán cắt


Bơm nước hồ rửa Cáp tiếp đất

CC 360
6

Bơm cốm và

Sàn rung

Nhà cân xe

-

Kho hóa chất

mủ
Máy ép cắt

đường ống
7

Cáp qua
mương thoát
nước

Trụ đèn chiếu Phòng kiểm phẩm
sáng

Sàn tách nước


Trạm hạ thế

Bóng chiếu
sáng

8

Lò sấy

Máy lùa mủ

9

Máy ép kiện

Gàu tải nhỏ

10

Cân kỹ thuật

Máy bơm búa

-

Giao thông sân bãi
-

-


Hàng rào bảo vệ
Bể gạn mủ (thu sản
phẩm phụ)

số

Mương xả nước thải
11 - Thiết bị đóng

Máy cắt

gói
12

Máy cán 3 trục
360

13

Thiết bị khử mùi
11


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
Ngoài những hạng mục khu sản xuất chính, nhà máy cần xây dựng các công trình
khu hành chính như sau:
 Văn phòng giao dịch.
 Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên.
 Nhà ăn, nhà bếp, công trình phúc lợi công cộng.
II.3. MỘT SỐ HTXLNT CAO SU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

II.3.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới về xử lý nước thải ngành chế
biến cao su.
Sản xuất cao su thiên nhiên đã có từ lâu đời, khoảng 200 năm, nhưng các nghiên
cứu về xử lý nước thải của ngành này mới chỉ bắt đầu trên thế giới vào năm 1957(
Bích, 2003). Các nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải cao su sẽ được tổng quan
như sau:
 Nghiên cứu của Molesworth vào năm 1957, tác giả đã sử dụng bể lọc sinh học
hiếu khí để xử lý nước thải của chế biến mủ skim. Thí nghiệm cho thấy hiệu quả xử lý
đối với chất ô nhiễm hữu cơ thấp, để gia tăng hiệu quả xử lý tác giả đã nghiên cứu sử
dụng bể lọc sinh học hiếu khí với sự tuần hoàn nước thải. Kết quả cho thấy khả quan
hơn, loại bỏ chất hữu cơ BOD khoảng 60% với thời gian lưu nước khoảng 20 ngày(
Molesworth, 1961).
 Muthurajah và cộng sự (1973) đã khẳng định rằng xử lý sinh học bằng bể kỵ
khí kết hợp với bể hiếu khí có khả năng xử lý nước thải chế biến cao su. Theo nhóm
nghiên cứu này thì nước thải chế biến cao su chứa đến 80% chất rắn bay hơi, vì thế
phân hủy kỵ khí là cần thiết trước khi phân hủy hiếu khí. Đồng thời, tác giả kết luận
rằng phương pháp này thích hợp cho nước thải chế biến cao su cốm.
 Ponniah ( 1975) khẳng định rằng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải chế biến
mủ ly tâm có thể xử lý đạt hiệu quả cao bằng mương oxi hóa ( oxidation ditch). Hiệu
suất xử lý BOD có thể đạt 85% với thời gian lưu nước 17,5 ngày và lưu luongj bùn hồi
lưu là 75%. Tiếp theo công trình này, Ibrahim và cộng sự ( 1979) cũng xác nhận khả
năng của mương oxi hóa trong xử lý nước thải chế biến mủ ly tâm như sau: với thời
gian lưu nước là 22 ngày mương oxi hóa có thể loại 96% BOD và 93% COD. Tuy
nhiên hiệu quả xử lý nitơ còn thấp, chỉ đạt 46% đối với tổng nitơ và 44% đối với nitơ
amoni.
12


CẢI TẠO HTXLNT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LAI KHÊ
 Ibrahim lần đầu tiên đã đề xuất sử dụng mương oxi hóa để xử lý nitơ trong

nước thải chế biến cao su. Trong một mô hình thí nghiệm, hiệu suất xử lý nitơ rất cao (
93,5% - 99%), với tải trọng hữu cơ 1,108 đến 0,158 mg BOD/mgMLVSS/ngày. Tác
giả cũng nhận định rằng thời gian lưu bùn cũng ảnh hưởng đến tính lắng của bùn. Tuy
ở tải trọng thấp, nhưng hàm lượng nitrat và nitrit trong nước thải không đáng kể, vì thế
tác giả cho rằng cả 2 quá trình nitrat hóa và khử nitrat đã đồng thời xảy ra trong
mương oxi hóa và nitơ được giả phóng ra khỏi nước dưới dạng N phân tử.
 Bể lọc sinh học kỵ khí với giá thể bằng gốm đã được kiểm nghiệm trong xử lý
nước thải chế biến cao su bởi Ibrahim ( 1983). Với nước thải chế biến mủ ly tâm pha
loãng để có hàm lượng COD đầu vào từ 3000 đến 6000mg/L, hiệu suất xử lý COD từ
89% đến 98% với thời gian lưu nước tương ứng là 4 ngày và 26 ngày. Hiệu suất xử lý
trung bình là 85% COD với tải trọng hữu cơ ở mức 3kg COD/m3/ngày. Khi tăng tải
trọng hữu cơ, hàm lượng COD đầu ra tăng lên đáng kể, nhưng bể này có thể vận hành
ổn định với tải trọng hữu cơ lên đến 8 kg COD/m3/ngày.
 Nordin ( 1990 ) nhằm tăng cường khả năng mương oxi hóa trong xử lý nitơ tác
giả đã đưa thêm một bể kỵ khí ở đầu vào của mương, đồng thời thực hiện hồi lưu nước
thải sau bể lắng về bể kỵ khí này với tỷ lệ hồi lưu trung bình là 3,5. Với thời gian lưu
nước là 1 ngày ở bể kỵ khí và thời gian lưu bùn trong mương oxi hóa là 6,6 ngày, hệ
thống này loại được 99% BOD, 99% nitơ dạng amoni và 86% tổng nitơ từ nước thải
chế biến mủ ly tâm pha loãng, có hàm lượng COD trung bình la 3000mg/L.
 W.M.G. Seneviratme, Viện nghiên cứu cao su Sri Lanka, khi nghiên cứu hiệu
quả xử lý nước thải của một số nhà máy với công nghệ kỵ khí/hiếu khí kết hợp với sơ
dừa được tráng nhựa làm giá thể, cho kết quả sau: bể điều có vai trò quan trọng để đạt
được đặc tính nước thải phù hợp, là thức ăn của vi sinh trong bể phân hủy kỵ khí, điều
này sẽ làm giảm đến mức tối thiểu khả năng sốc tải rất cao của dòng nước thải vào. Bể
kỵ khí kết hợp với lớp sơ dừa tráng nhựa được sắp xếp và đóng cuộn. theo cách này
dòng nước tiếp xúc triệt để hơn và được tiêu hủy với tốc độ nhanh hơn khi dòng thải đi
qua lớp sơ dừa đặt so le làm giá đỡ cho vin sinh dính bám. Với thời gian lưu nước 3
ngày hiệu quả xử lý COD đạt được trong khoảng 70 – 90%, hiệu quả xử lý COD trong
bể hiếu khí khoảng 50 – 80%. Tuy nhiên, cũng có thời điểm hiệu quả xử lý giảm
xuống gần 20%. Tác giả nhận định rằng thời gian lưu 3 ngày trong phân hủy kỵ khí có

13


×