Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.69 KB, 74 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
I.1 Cơ sở hình thành đề tài
Công nghiệp cao su đã du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 dưới bàn
tay thuộc đòa của thực dân Pháp. Trong suốt thời gian đô hộ, người Pháp đã không
ngừng bóc lột và tận dụng nguồn lợi này để làm giàu cho chủ nghóa thực dân.
Nhưng khi chúng rút khỏi Việt Nam thì sự thònh vượng của công nghiệp cao su
đem lại vẫn chỉ là kỳ vọng. Với sự nỗ lực của công nhân cao su và sự lãnh đạo
của Đảng, của Nhà nước, nền kinh tế cây cao su đã dần tìm được chỗ đứng và
không ngừng phát triển. Ngày nay công nghiệp cao su được coi là công nghiệp
vàng trắng.
Tuy việc phát triển kinh tế cây cao su có từ rất sớm nhưng việc quan tâm
tới vấn đề môi trường do sản xuất và sơ chế mủ cao su mới chỉ bắt đầu trong
khoảng vài năm trở lại đây. Trước đây, nước thải sinh ra do hoạt động sơ chế cao
su đều thải trực tiếp ra môi trường, điều này làm thất thoát một lượng lớn mủ cao
su (5%) và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Trước tình hình ô nhiễm môi trường do việc sản xuất cao su gây ra, công ty
cao su Đồng Nai đã tiến hành xây dựng nhiều hệ thống xử lý nước thải tại các
nhà máy và trong đó có nhà máy chế biến cao su Xuân Lập. Nhà máy xử lý nước
thải Xuân Lập được xây dựng và đi vào hoạt động từ đầu năm 2005. Ban đầu hệ
thống hoạt động tương đối tốt. Nhưng trong thời gian gần đây, hệ thống vận hành
không ổn đònh, lưu lượng đầu vào tăng dẫn tới tình trạng tràn ở một số công trình
đơn vò. Hơn nữa, một số thông số đầu ra không ổn đònh và vượt tiêu chuẩn xả
thải. Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống xử lý nước thải chưa từng được tu bổ,
cải tạo để khắc phục khiếm khuyết… Để khắc phục tình hình hiện nay, em tiến
hành nghiên cứu hoạt động của hệ thống để tìm ra hướng cải tạo tốt nhất. Và đây
là cơ sở hình thành đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu cải tạo hệ thống XLNT Nhà
máy cao su Xn lập-cơng ty cao su Đồng Nai”.
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN


I.2 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải và tình trạng ô nhiễm nước thải hiện nay
của Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập. Từ đó đề xuất thiết kế, cải tạo hệ thống
hiện có hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, hạn chế ảnh hưởng của
nước thải đầu ra đến môi trường và con người, giúp cho nhà máy hoạt động và
phát triển ổn đònh cũng như thực hiện tốt các quay đònh về bảo vệ môi trường của
Việt Nam nói chung, của TCVN 7586:2006 dành riêng cho nước thải chế biến
cao su thiên nhiên nói riêng.
I.3 Nội dung đề tài
Đề tài được thực hiện với những nội dung như sau:
• Thu thập tài liệu về công ty cao su Đồng Nai
• Thu thập tài liệu liên quan đến ngành cao su cũng như các công nghệ xử lý
nước thải cao su thiên nhiên.
• Thu thập và tham khảo các tài liệu liên quan đến các quá trình xử lý nước
thải.
• Tiếp cận tìm hiểu tính chất, thành phần, lưu lượng và nguồn thải của nước
thải tại nhà máy.
• Tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống xử lý cũ.
• Đề ra phương án cải tạo mới
• Tính toán thiết kế và ước tính giá thành cho toàn bộ hệ thống xử lý nước
thải mới.
• Xử lý các văn bản, số liệu và bản vẽ trên các phần mềm ứng dụng của
máy tính.
I.4. Các phương pháp thực hiện
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
• • Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
• • Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin

• • Phương pháp điều tra, khảo sát và phân tích nước thải
• • Phương pháp đánh giá
I.5. Giới hạn đề tài
Đề tài tốt nghiệp được giới hạn bởi:
• • Thời gian thực hiện từ ngày 1/10/2007 đến ngày 25 / 12 /2007
• • Diện tích và công nghệ hệ thống xử lý nước thải đã có sẵn
• • Kinh phí của công ty
I.6. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại lưu lượng nước thải đầu vào của hệ thống xử lý đã tăng so với
thiết kế trước đây là 200m
3
/ngày đêm. Điều này đã dẫn tới tình trạng chảy tràn ở
bể gạn mủ 1 và bể cân bằng. Tại bể cân bằng có một lớp váng bọt dày cao su nổi
trên bề mặt do thời gian lưu nước tại bể gạn không đủ lớn để gạn mủ.
Tuy hệ thống nằm cách xa khu dân cư khoảng hơn 1km nhưng mùi hôi vẫn
ảnh hưởng lớn đến người dân. Hiện vấn đề này đang là mối quan tâm lớn của các
cấp lãnh đạo công ty và các nhà nghiên cứu. Mùi hôi của hệ thống phát sinh từ
nguồn thải do trong nước thải có một lượng lớn khí NH
3
còn sót lại từ công đoạn
chống đông của mủ cao su; mùi hôi tại bể gạn mủ, bể trộn, bể cân bằng do H
2
S
sinh ra từ sự phân huỷ chất hữu cơ của vi sinh vật.
Trong thời gian gần đây, qua việc theo dõi, thống kê và phân tích các mẫu
nước thải tại cùng một công trình đơn vò của hệ thống cho kết quả không ổn đònh
và có sự chênh lệch lớn. Thông số đầu ra của hệ thống xử lý cũng không ổn đònh,
các chỉ tiêu như pH, tổng nitơ… vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn
xả thải của ngành. Vậy nhu cầu cấp bách đặt ra là làm sao để xử lý triệt để chất
ô nhiễm đạt yêu cầu xả thải và ít ảnh hưởng đến con người và môi trường, cũng

như làm cho hệ thống hoạt động ổn đònh?
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
Trước tình hình đó em tiến hành nghiên cứu và xin đề xuất cải tạo hệ
thống xử lý nước thải của nhà máy với hy vọng sẽ khắc phục được những khiếm
khuyết còn tồn tại của hệ thống.
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S LÂM VĨNH SƠN
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN
LẬP- CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
II.1 Tổng quan về Công ty cao su Đồng Nai
II.1.1 Giới thiệu
Tên đơn vò: Công ty Cao su Đồng Nai
Tên tiếng Anh: Dong Nai Rubber Company (DONARUCO)
Vò trí Công ty: Ấp Trung Tâm-xã Xuân Lập-Thò xã Long Khánh-tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 061.724633
E-mail:
Website: www.donaruco.com
Các tiêu chuẩn quốc tế đạt được: ISO 9002
Khen thưởng cao nhất: Huân chương độc lập hạng Hai
II.1.2 Lòch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cao Su Đồng Nai thành lập ngày 2/6/1975 trên cơ sở tiếp quản 12
đồn điền cao su thuộc bốn công ty tư bản Pháp gồm:
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
5
- Công ty Những Đồn Điền Đất Đỏ (Secíete des plantation – de
Terres Rouges ) thành lập 1910, trung tâm đặt tại Quảng Lợi. công ty có 2 đồn
điền: Bình Sơn và Cẩm Mỹ.

- Công ty đồn điền cao su Xuân Lập (Secíete des plantation
D`hellveas Xuan Loc, viết tắt là SPTR) thành lập năm 1911. Công ty này chỉ có
1 đồn điền ở Hàng Gòn ( nay là thò xã Long Khánh) .
- Công ty cao su Đồng Nai (Les Caoutchoucs du DoNai, viết tắt là
LCD) thành lập năm 1908 có 3 đồn điền Trảng Bom , Cây Gáo và Túc Trưng.
- Công ty đồn điền cao su Đông Dương (Socíete indo Chinoise
Plantation d ` Hellvear, viết tắt là SIBH) thành lập năm 1935. Công ty có 6 đồn
điền là: An lộc, Dầu giây, Ông quế, Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành.
- Khi tiếp quản công ty sau chiến tranh, tình hình công ty đứng trước
vô vàn khó khăn và thử thách. Diện tích cao su còn lại thưa thớt, đa phần già cỗi
và không còn khả năng khai thác. Công nhân đa phần ở độ tuổi cao, nguồn tài
chính cạn kiệt… các nhà máy chế biến vừa lạc hậu vừa bỏ phế lâu ngày và thiếu
trang thiết bò thay thế… nhìn chung tình hình khi tiếp quản công ty cao su Đồng
Nai đang trong tình trạng 3 kiệt: năng lực vườn cây cao su kiệt, sức lao động kiệt
và vật tư thiết bò kiệt.
- Trước những khó khăn phức tạp ban đầu công ty đã phát huy sức
mạnh truyền thống cách mạng của công nhân cao su, kiên trì nhẫn nại vựơt qua
khó khăn, đặt nhiệm vụ khôi phục, xây dựng và phát triển công ty lên hàng đầu…
những cố gắng đó thật đáng quý, thật phi thường đã giúp công ty thay mầu áo
mới, khó khăn đẩy lùi và tương lai đang rộng mở.
- Năm 1990 trở về trước lượng mủ khai thác và chế biến chiếm hơn
50% tổng sản lượng toàn ngành.
- Năm 2005 công ty có diện tích cao su đưa vào khai thác là hơn 21 ha
và chế biến được hàng chục ngàn tấn mủ cao su .
- Hiện nay công ty đang quản lý 48 532 ha trong đó có 35 387 ha vườn
cây khai thác. Đứng trước cơ chế mở cửa của thời đại công ty đang tìm cho mình
một hướng đi tốt hơn trong sản xuất, nâng cao doanh thu cũng như quan tâm đến
đời sống của công nhân. Một điều đặc biệt mà công ty đã đạt được đó là công tác
quản lý và xử lý môi trường đạt đựơc những thành công nhất đònh.
II.1.3 Ch ứ c n ă ng ,nhi ệ m v ,ụ lónh vực hoạt động và tình hình sản xuất

a. Chức năng, nhiệm vụ :
Công ty Cao Su Đồng Nai có chức năng : phát triển kinh tế cây cao su trên
đòa bàn đã được quy hoạch, thực hiện hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu, pháp lệnh
khai hoang, trồng mới và khai thác chế biến mủ cao su.
b. Lónh vực hoạt động:
Trồng, khai thác và chế biến mủ cao su, xây dựng dân dụng, buôn bán mủ
cao su sơ chế, xây dựng cơ sở hạ tầng trong ngành cao su…
c. Tình hình sản xuất :
Sản lượng chế biến của 5 nhà máy ổn đònh từ 50.000 đến 55.000
tấn/năm.
Sản phẩm chung của Công ty tập trung vào 3 lónh vực : nông nghiệp, công nghiệp
và dòch vụ. Trong đo,ù sản phẩm chính của công ty tập trung ở lónh vực nông
nghiệp là cao su thiên nhiên sơ chế gồm nhiều chủng loại : SVR L, SVR 3L,SVR
CV50, SVR CV60, SVR GP, SVR 5, SVR10, SVR20, SVR10CV, LATEX 60%
HA,LA . . . .chiếm khoảng 96% doanh thu hàng năm của Tổng công ty và chiếm
khoảng 10% tổng sản lượng cao su của Việt nam. Các sản phẩm còn lại ở 2 lónh
vực công nghiệp và dòch vụ như : xây dựng, cơ khí sữa chữa và chế tạo, vận tải,
chế biến gỗ
II.1.4 Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay Công ty Cao su Đồng Nai có 13 nông trường, 04 nhà máy xí nghiệp
chế biến, và 10 phòng ban trực thuộc. Tổng số cán bộ, công nhân viên chức là
14.841 người. Trong đó có trên 11.800 hộ gia đình công nhân với gần 40.000 ha
thuộc đòa bàn Công ty trải dài trên 5 huyện và 1 thò xã gồm: huyện Cẩm Thành,
Thống Nhất, Trảng Bom, Đònh Quán, và thò xã Long Khánh.
Công ty cao su Đồng Nai trực tiếp quản lý 13 nông trường gồm:
1- Nông trường An Lộc cách văn phòng công ty 3 km, cách TP.HCM 75 km, diện
tích 2.424 ha.
2- Nông trường Bình Lộc cách văn phòng công ty 15 Km, cách TP.HCM 84 km,
diện tích 2.073 ha.
3- Nông trường Dầu giây cách văn phòng công ty 06 km, cách TP.HCM 70 km,

diện tích 2.216 ha.
4- Nông trường Long thành cách văn phòng công ty 33 km, cách TP.HCM 54 km,
diện tích 3.568 ha.
5- Nông trường Bình sơn cách văn phòng công ty 27 km, cách TP.HCM 68 km.
diện tích 3.046 ha.
6- Nông trường Cẩm mỹ cách văn phòng công ty 33 km, cách TP.HCM 109 km,
diện tích 3.463 ha.
7- Nông trường Cẩm đường cách văn phòng công ty 28 km, cách TP.HCM 104
km, diện tích 4.033 ha.
8- Nông trường Trảng bom cách văn phòng công ty 21 km, cách TP.HCM 55 km,
diện tích 1.525 ha.
9- Nông trường Túc trưng cách văn phòng công ty 25 km, cách TP.HCM 89 km,
diện tích 2.444 ha.
10- Nông trường An viễn cách văn phòng công ty 21 km, cách TP.HCM 79 km,
diện tích 2.166 ha.
11- Nông trường Thái Hiệp Thành cách văn phòng công ty 50 km, cách TP.HCM
79 km, diện tích 2.833ha.
12- Nông trường Hàng gòn cách văn phòng công ty 15 km, cách TP.HCM 90 km,
diện tích 2.277 ha.
13- Nông trường Ông Quế cách văn phòng công ty 25 km, cách TP.HCM 101 km,
diện tích 4.181 ha.
Công ty cao su Đồng Nai trực tiếp quản lý 4 nhà máy s ả n xu ấ t cao su và 1
nhà máy c ổ ph ầ n:
+ Nhà máy An Lộc : cách văn phòng Công ty 0,5km và cách TP.HCM 76
km. Chuyên sản xuất SVR 5, SVR3L, SVR CV50, SVR CV60
+ Nhà máy Xuân Lập: cách văn phòng Công ty 01 km và cáchTP.HCM 75
km. Chuyên sản xuất SVR 10, 10CV, SVR 20,20CV, Latex HA và LA, Skim.
+ Nhà máy Cẩm Mỹ :cách văn phòng Công ty 30 km và cách TP.HCM
109 km. Chuyên sản xuất SVR 5, SVR L, 3L, SVR CV50, SVR CV60
+ Nhà máy Long Thành: cách văn phòng Công ty 38 km và cách TP.HCM

58 km. Chuyên sản xuất SVR 5, SVR 3L, SVR CV50, SVR CV60, Latex HA và
LA, Skim
+ Nhà máy cổ phần Hàng Gòn : Cty có 50% vốn, cách văn phòng Công
ty15 km và cách TP.HCM 88 km. Chuyên sản xuất SVR 5, SVR L, 3L, SVR
CV50, SVR CV60.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của công ty
II.2 Tổng quan về Nhà máy ch ế bi ế n cao su Xuân L ậ p
II.2.1 Giới thiệu
Tổng diện tích nhà máy : 93.000 (m
2
)
Ngày 10 tháng 10 năm 2002 nhà máy chế biến cao su Xuân Lập thành lập,
chủ yếu chế biến mủ Latex.
Ngày 20/10/2005 nhà máy Dầu Giây chuyển về, và sát nhập vớiø nhà máy
chế biến cao su Xuân Lập. Khi chuyển lên đòa điểm mới, nhà máy tiếp tục chế
biến mủ tạp.
Như vậy ngày 20/10/2005 nhà máy Xuân Lập bao gồm 03 dây chuyền sản
xuất được phân bố tập trung tại 3 khu vực sản xuất chính:
 Dây chuyền sản xuất mủ kem từ mủ nước
 Dây chuyền sản xuất mủ Skim từ nguồn thải của mủ latex
 Dây chuyền sản xuất mủ cốm từ mủ tạp.
Nguyên liệu của nhà máy tiếp nhận nguồn mủ nước từ 5 nông trường
Trảng Bom, Dầu Giây, Bình Lộc, Túc Trưng và An Lộc .
Sản phẩm được xuất khẩu sang thò trường nước ngoài khỏang 70-80% và
cung cấp cho thò trường trong nước khoảng 20%.
Tổng số lao động hiện nay của nhà máy là 228 người (47 nữ), trong đó
nhân viên văn phòng và phụ trợ là 35 người, công nhân trực tiếp sản xuất là 193
người và thời gian làm việc là 2 ca/ngày.
II.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất
II.2 .2 .1 Quy trình sản xuất mủ Latex từ mủ nước :

Mủ cao su được khai thác từ các công trường, được xe thu gom và vận
chuyển về nhà máy.Tại nơi tiếp nhận của dây chuyền sản xuất mủ kem, mủ được
bơm vào bồn lắng, lưu trữ một thời gian , chuyển qua máy ly tâm, gạn lọc còn mủ
tinh khiết, và được bơm vào bồn thành phẩm, tại bồn thành phẩm thường xuyên
nạp NH3 và khuấy để đủ ngày lưu là xuất hàng.
Quy trình tóm tắt :
Hồ tiếp nhận bồn lắng máy ly tâm bồn thành phẩm
Hình 2: Quy trình sản xuất mủ Latex từ mủ nước
Quy trình tạo ra sản phẩm phụ Skim từ sản xuất mủ latex :
Sản phẩm phụ Skim, được tạo ra nguyên liệu thải trong dây chuyền sản
xuất mủ Latex. Mủ nước sau khi qua máy ly tâm, phần cao su nguyên chất sẽ
được chuyển vào bồn thành phẩm; phần cặn cao su còn dư lại sẽ được thải ra,
theo mương dẫn vào hồ chứa. Tại đây, nó sẽ được bơm qua tháp khử Amoniac,
sau đó được đánh đông tại mương bằng axit sunphuric, sau khi đông sẽ được cán
mỏng thành tấm và đem bán cho các công ty thu mua.
II.2.2.2 Quy trình sản xuất mủ cốm t ừ m ủ ø tạp:
Đưa đến dây chuyền
sản xuất mủ cốm
Bồn thành phẩm
mủ kem
Mủ Nước
Hồ tiếp nhận
Máy ly tâm
Bồn trung
chuyển
Mương đánh
đông
Xuất xưởng
Hồ chứa
Tháp khử

Amoniac
Hoá chất
bảo quản
Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất mủ cốm gồm có mủ tạp (mủ cao su khô
từ nông trường cao su, mủ hư, rơi vãi trong quá trình chế biến …) .
Quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm từ mủ tạp gồm các công đoạn sau:
- Công đoạn xử lý nguyên liệu: mủ tạp có chứa nhiều tạp chất: đất,
cát, rác… do đó trong giai đoạn đầu cần phải cắt, ngâm nước và rửa sạch nhiều lần
để loại bỏ tạp chất.
- Công đoạn gia công cơ học: mủ sau khi được loại bỏ tạp chất sẽ theo
băng tải vào máy cắt ép thô rồi tiếp tục vào máy băm thô, sau đó qua máy cán.
Tùy theo chất lượng của nguyên liệu số lần cắt từ 8 - 12 lần. Sau khi cán, mủ
dạng tờ được cán cắt để tạo hạt cốm.
- Công đoạn sấy: sau khi tạo cốm, mủ được qua công6 đoạn sấy ở
nhiệt độ 110 – 120
0
C.
- Công đoạn hoàn thiện sản phẩm: sau khi ra khỏi lò sấy và được
thông gió bằng quạt để giảm nhiệt độ, mủ được cân cán và ép thành bánh, sau đó
được đóng PE và cho vào Palette.
Quy trình tóm tắt :
Hồ ngâm rửa máy cắt băm thô máy cán máy băm
lưu kho đóng gói sàn tung thành hạt
Mủ Skim sau
khi đánh đông
Cán tạo tờ
Xếp hộc, để ráo
Băm Cốm
Sấy khô
Lưu kho

Cân
Ép kiện
Đóng gói
bao


Hình 3: Quy trình sản xuất mủ cốm từ mủ tạp
II.2.3 Các vấn đề vệ sinh môi trường
a. Nước thải:
Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập sử dụng nguồn nước từ giếng
khoan từ Suối Tre. Tổng lượng nước sử dụng cho toàn nhà maý là 1300 m
3
/ngày
đêm, trong đó:
 Sử dụng trong quá trình chế biến mủ kem, mủ cốm, vệ sinh xưởng
sản xuất, sàn rửa xe.
 Sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên
 Tưới cây
 Dụng cho phòng cháy chữa cháy, và chỉ sử dụng 2 lần/năm khi nhà
máy diễn tập phòng cháy chữa cháy .
Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn ngâm rửa mủ tạp, băm
cốm và hoạt động tráng rửa bể nhập liệu, mương đánh đông, bồn ly tâm, nước rửa
máy móc và các bồn chứa… Lượng nước này được dẫn về trạm xử lý cùng nước
thải sinh hoạt của công nhân.
Nước thải sau khi xử lý sẽ được thải vào nguồn tiếp nhận là suối Hôn cách
nhà máy khoảng 1 km.
b. Bụi và khí thải:
Do đặc thù của ngành chế biến mủ cao su là sử dụng các loại hoá chất dễ
bay hơi và gây mùi nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó còn có
các nguồn ô nhiễm khác là khí thải từ lò sấy, máy phát điện và quá trình vận

chuyển nguyên vật liệu ra vào nhà máy.
Bụi và khí thải của nhà máy phát sinh từ các nguồn sau :
 Quá trình chế biến mủ từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, đánh đông, cán
tạo tờ, băm cốm, ly tâm phát sinh chủ yếu là NH
3
, H
2
S,H
2
SO
4
,C
X
H
Y
.
 Từ các phương tiện chuyên chở nguyên liệu và hàng hoá làm phát sinh
chủ yếu bụi, CO, SO
2
,NO
2
.
 Ống thoát khí lò sấy và máy phát điện ( chỉ hoạt động khi mất điện ) sử
dụng dầu DO phát sinh chủ yếu bụi, NO
X
,SO
2
,CO. Lượng dầu DO sử dụng cho lò
sấy là 18.700 lít/tháng và cho máy phát điện là 3.350 lít/ tháng.
c. Mùi hôi :

Mùi hôi chủ yếu phát sinh từ kho chứa nguyên liệu mủ tạp và từ lò sấy của
nhà máy. Mùi hơi sinh ra do q trình phân hủy chất hữu cơ mà rõ rệt nhất là H
2
S
và các axít béo bay hơi. Ngồi ra, amoni, amin và các chất hữu cơ chứa lưu huỳnh
như các sunphua và các mecarptan cũng có mùi đặc biệt khó chịu trong nước thải
chứa các chất ơ nhiễm hữu cơ.
d. Tiếng ồn :
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do vận hành máy móc thiết bò từ khâu tiếp nhận
nguyên liệu, ly tâm, cán tạo tờ, băm cốm và cán cắt, các phương tiện vận chuyển
hàng hoá ra và vào nhà máy. Bên cạnh đó, tiếng ồn còn phát sinh do máy phát
điện tuy nhiên không thường xuyên do máy phát điện chỉ hoạt động khi mất điện.
Bảng1 : Mức ồn đo được tại một số vò trí máy sản xuất
TT Vò trí đo
Mức áp
âm chung
(dBA)
Mức áp âm (dBA) ở các tần số (Hz)
63 125 250 500 1K 2K 4K 8K
01
Đầu máy cắt thô
(ồn ảnh hưởng )
86.7 49 63 76 79 83 82 75 67
02 Cuối máy cắt thô 90.1 50 68 79 84 87 86 78 70
03
Khu vực máy cắt
miếng cao su
95.5 60 68 80 86 93 89 83 75
04 Khu vực máy cán 95.4 56 70 84 87 89 90 85 77
05

Tại vò trí bảng
điều khiển (ồn ảnh
hưởng)
93.6 56 70 85 85 90 85 83 77
06
Đầu khu vực máy
cán 360 -410
97.5 54 68 78 84 94 82 84 74
07
Khu vực máy sàn
rung bơm thổi
93.4 58 69 79 84 90 85 79 68
08
Bàn làm việc
xưởng
81.8
09 Khu vực máy ép 85.8 53 64 72 76 81 79 74 63
10
Khu vực tiếp nhận
mủ
72.7
11
Khu vực máy li
tâm M13
82.5 45 62 71 73 78 77 73 68
12
Khu vực máy li
tâm M26
83.3 46 72 68 75 78 79 73 63
13 Khu vực bồn trung 78.6

chuyển
Tiêu chuẩn vệ sinh lao
động 3733/2002/QĐ –
BYT
85 99 82 86 83 80 78 76 74
Nguồn: Sở y tế Đồng Nai –Trung tâm y tế khu công nghiệp
Có 08/13 mẫu đo vượt TCVS lao động. Mức áp âm liên tục tại nơi làm việc
không quá 85 dBA trong 8 giờ. Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức
ồn cho phép tăng thêm 5 dBA:
• Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 90dBA
• Tiếp xúc 2 giờ tăng thêm 5 dBA mức cho phép là 95 dBA
• Tiếp xúc <15 phút tăng thêm mức cho phép là 115 dBA
• Tiếp xúc mức cực đại không quá 115 dBA
e. Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại :
Chất thải của nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập được chia làm 3 loại
chính bao gồm chất thải sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại.
 Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn, nhà vệ sinh, văn phòng …có
khối lượng trung bình là 30-35 kg/ngày.
 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ hoạt động sản
xuất bao gồm cao su vụn từ dây chuyền mủ cốm khoảng 150-200 kg/tháng, bao bì
đóng gói hư hỏng khảng 50-60 kg/tháng .
 Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất gồm có can đựng
hoá chất khoảng 200 thùng/tháng, giẻ lau, găng tay dính dầu nhớt, túi nilon đựng
hoá chất, bóng đèn hư, cặn nhớt… khoảng 22 kg/tháng.
Bên cạnh đó còn phát sinh bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa
được liệt kê trong sổ đăng ký chủ nguồn thải…
Chất thải của nhà máy bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp được
thu gom hàng ngày và tập trung vào khu vực quy đònh cho từng loại chất thải.
Chất thải nguy hại được thu gom tuỳ thuộc vào thời gian xuất hiện và cũng được
lưu trữ vào khu vực riêng.

 Chất thải rắn sinh hoạt được tập trung phía sau khuôn viên nhà máy, có
diện tích khoảng 10 m
2
. Toàn bộ chất thải sinh hoạt được tập trung lưu trữ trong
thùng nhựa hoặc bao nylon trước khi được đem đốt hoặc chôn lấp tại nhà máy.
 Khu vực lưu trữ chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại có diện
tích khoảng 35m
2
có tường chắn, mái che, nằm cách khu vực sản xuất khoảng
100m gồm khu vực chất th rắn công nghiệp và khu vực chất thải nguy hại. Chất
thải rắn công nghiệp chủ yếu là vỏ bao PP, PE hư từ khâu đóng góp được đóng
bao và chất đống. Chất thải nguy hại gồm thùng can, bao chứa hoá chất được tập
trung vào vò trí quy đònh, bao nylon và giẻ lau, găng tay dính hoá chất được đóng
bao hoặc để trong thùng chứa. Tuy nhiên, nhà máy chưa gắn bảng tên chất thải
cũng như bảng báo đặc tính ăn mòn, cháy, phản ứng hay độc hại của chất thải
nguy hại.
II.2.4. An tồn lao động và phòng chống cháy nổ
a. An to àn lao động:
Trong nhà máy các thiết bị máy móc thường xun được bảo trì, tu sửa, củng
cố, bổ sung hệ thống tiếp đất đảm bảo an tồn trong sản xuất khơng có sự cố xảy ra .
Về cơng tác thơng tin tun truyền nhà máy cũng thường xun kiểm tra, tun
truyền nhắc nhở và vận động cơng nhân chấp hành tốt nội quy quy định. Ngồi ra
cơng ty cũng đã trang bò phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động:
 Áo mưa :152 cái (trong đó: 48 áo mưa bộ)
 Quần áo, nón: 507 bộ
 Xà Bông: 291 kg
 Giầy vải :118 đôi
 Găng tay cao su :850 đôi (găng tay dài :90 đôi)
 Găng tay vải :650 đôi
 Giầy ủng :146 đôi

Ngoài các trang bò bảo hộ lao động nêu trên, nhà máy còn đề nghò trang bò
thêm cho một số công nhân có điều kiện làm việc trong môi trường ẩm ướt và
tiếp xúc với hóa chất độc hại cùng các dụng cụ khác cho bộ phận thợ như :
 Mặt nạ phòng độc :06 cái
 Khẩu trang hoạt tính :70 cái
 Kính chống hóa chất :40 cái
 Dây đai an toàn : 02 cái
 Mặt nạ hàn : 01 cái
 Nút tai chống ồn : 110 nút
b. P hòng chống cháy nổ
Nhà máy đã lên phương án phòng chống cháy nổ (PCCN), và đã triển khai
kế hoạch thực hiện đến tận công nhân. Tổ chức tốt các đợt tập huấn công tác
PCCN tại từng đơn vò sản xuất, và sẵn sàng tham gia các cuộc hội thao do xí
nghiệp, công ty tổû chức.
Phương tiện chữa cháy gồm có:
• Cây nước chữa cháy :6 cây
• Bình CO2: 5 bình
• Azum: 10 bình
• Bột khô: 2 bình
• Tủ đựng vòi PCCC: 9 cái
• Ụ cát: 9 ụ
• Câu liêm: 2 cái
• Thang tre: 2 cái
• Thang sắt: 2 cái
• Băng ca cứu thương: 2 cái
• Xẻng: 6 ca
• Quả cầu CC tự động: 15 quả
• Dàn giáo: 2 sàn
• Bao bố: 3 cái
• Máy dầu CC: 1 máy

• Bớm nước CC: 1 bơm
• Bình F4: 11 bình
• Bình F8: 24 bình
• Đầu phun: 8 cái
CH ƯƠ NG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH
CHẾ BIẾN CAO SU
III.1 Sản phẩm cao su , nguồn gốc và đặc tính nước thải cao su
III.1.1 Sản phẩm cao su
Sản phẩm của công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên được chia làm hai
loại là cao su khô và cao su lỏng:
- Cao su khô: là các sản phẩm dưới dạng rắn như cao su khối (cốm),
cao su tờ và cao su crepe ….
- Cao su lỏng: là các sản phẩm dưới dạng mủ cao cô đặc để có hàm
lượng cao su chừng 60%. Do phương pháp chế biến cao su lỏng chủ yếu là
phương pháp ly tâm nên cao su lỏng còn được gọi là mủ Li Tâm. Quá trình chế
biến mủ li tâm cũng cho ra một sản phẩm phụ là mủ Skim chứa chừng 5% cao
su.
Trong chế biến cao su khối, mủ kem từ vườn cây đưa về được tiếp nhận tại
nhà máy, sau đó được khuấy trộn trong một bồn chứa, được pha loãng rồi để lắng
trong một thời gian, sau đó được chuyển sang các mương đánh đông. Tại mương
đánh đông người ta cho thêm axít loãng (axít formic 1% hay axit acetic 2% ).
Dưới tác dụng của axít, các hạt cao su đông tụ lại thành khối và tách khỏi dung
dòch mủ kem, phần còn lại là serum. Các khối cao su đông tụ đó được gia công
qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo thành các hạt cao su có kích thước chừng
3-5 mm, trải qua nhiều công đoạn sấy khô rồi ép thành các bành cao su – đó là
các bành cao su thành phẩm gọi là cao su khối.
Các sản phẩm cao su khác như cao su tờ và cao su crepe cũng trải qua quá
trình chế biến tương tự như trên nhưng không trải qua quá trình tạo hạt.
Cũng có trường hợp cao su khối được sản xuất từ cao su đã đông tụ (mủ
đông, mủ tạp …) khi đó quá trình chế biến bắt đầu ngay từ công đoạn gia công cơ

học
Trong sản xuất mủ Li Tâm, mủ cao su sau khi khuấy trộn được đưa vào nồi
li tâm quay với tốc độ khoảng 7000 vòng/phút. Với tốc độ này lực li tâm đủ lớn
để tách các hạt cao su ra khỏi serum dựa vào sự khác biệt về trọng lượng riêng
của chúng. Sau khi mủ cao su được cô đặc được tách ra chất lỏng còn lại là serum
chứa 5% cao su, serum này sẽ được làm đông tụ bằng axit sulphuric tạo thành
khối như một quy trình chế biến cao su khối thông thường nhưng sản phẩm này có
tên gọi riêng là cao su khối Skim.
III.1.2 Nguồn gốc nước thải cao su
Trong quá trình chế biến cao su thiên nhiên, nguồn gây ra ô nhiễm môi
trường chủ yếu là do nước thải, Nguồn nước thải này chủ yếu sinh ra từ các quá
trình sau:
• Nguồn nước thải sinh ra từ quá trình chế biến cao su khối: Nước thải
sinh ra chủ yếu ở các công đoạn khuấy trộn và pha loãng (nước thải A), đánh
đông mủ và gia công cơ học (nước thải B), nước thải do vệ sinh bồn đánh đông
và máy móc thiết bò nhà xưởng (nước thải C). Trong đó nguồn có hàm lượng ô
nhiễm cao nhất là nước serum, chúng chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và chứa một
hàm lượng khoảng 2% hạt cao su chưa đông tụ. Nước thải từ quá trình vệ sinh
máy móc thiết bò có hàm lượng chất ô nhiễm tương tự nhưng ít hơn.
MỦ NƯỚC
TRỘN & PHA LỖNG
SẤY
ĐÁNH ĐƠNG
GIA CƠNG CƠ HỌC
ÉP BÀNH
Nước thải C
Nước thải B
Nước thải A
• Nguồn nước thải sinh ra từ quá trình chế biến mủ ly tâm bao gồm:
nước rửa máy móc và các bồn chứa, serum từ mương đánh đông của mủ Skim và

nước rửa từ các máy gia công cơ học. Trong số này nước thải từ mương đánh đông
mủ Skim có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao nhất.
III.1.3 Đặc tính nước thải cao su
III.1.3.1 Thành phần
Bảng 2 : Thành phần hoá học của nước thải ngành chế biến cao su (mg/l)
Chỉ tiêu
Chủng loại sản phẩm
Khối từ mủ tươi Khối từ mủ đông Cao su tờ Mủ ly tâm
N hữu cơ 20.2 8.1 40.4 139
N-NH
3
40.6 110 426
N-NO
3
Vết Vết Vết Vết
N-NO
2
KPHD KPHD KPHD KPHD
P-PO
4
26.6 12.3 38 48
Al Vết Vết Vết Vết
SO
4
22.1 10.3 24.2 35
Ca 2.7 4.1 4.7 7.1
Cu Vết Vết Vết Vết
Fe 2.3 2.3 2.6 3.6
K 42.5 48 45 61
Mg 11.7 8.8 15.1 25.9

Mn Vết Vết Vết Vết
Zn KPHD KPHD KPHD KPHD
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
ĐĨNG GĨI
Hình 4: Lưu đồ phương pháp chế biến cao su khối
Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ, nước thải còn chứa N, P và K cùng với một số
khoáng vi lượng, trong đó đáng kể nhất là N ở dạng Amoni với hàm lượng khoảng
40-400 mg/l.
III.1.3.2 Đặc tính ô nhiễm
Bảng 3 : Đặc tính ô nhiễm của nước thải ngành chế biến cao su
Chỉ tiêu chỉ thị ô nhiễm
Chủng loại sản phẩm
Cao su khối
từ mủ nước
Cao su khối
từ mủ đông
Cao su tờ Mủ ly
tâm
COD (mg/l) 3540 2720 4350 6212
BOD (mg/l) 2020 1594 2514 4010
Tổng nitơ (mg/l) 95 48 150 565
N-NH
3
(mg/l) 75 40 110 420
pH 5.2 5.9 5.1 4.2
Tổng chất rắn lơ lửng(TSS), (mg/l) 114 67 80 122
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
Nước thải cao su thường có pH khoảng 4.2-4.5 do việc sử dụng axít để làm
đông tụ tạo mủ cao su. Đối với sản xuất mủ Skim đôi khi pH thấp hơn nhiều (đến
pH =1). Đối với cao su khối được chế tạo từ mủ đông tụ tự nhiên thì nước thải có

pH cao hơn (khoảng pH= 6.0) và tính axít của nó chủ yếu là do axít béo bay hơi,
kết quả của sự phân hủy sinh học các lipid và photpholiphid xảy ra khi tồn trữ
nguyên liệu.
Hơn 90 % chất rắn trong nước thải cao su là chất rắn bay hơi do có nguồn
gốc hữu cơ. Phần lớn chất rắn này là những hạt cao su còn sót lại sau quá trình
đông tụ.
Hàm lượng nitơ hữu cơ thường không cao lắm và có nguồn gốc từ các
protein trong mủ cao su. Trong khi đó hàm lượng nitơ ở dạng amoni là rất cao, do
việc sử dụng amoni để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và
tồn trữ mủ cao su.
Tóm lại: Nước thải chế biến cao su thuộc loại nước thải có tính chất gây ô
nhiễm nặng cho nguồn nước . Những chất gây ô nhiễm mà nó chứa thuộc hai loại
là chất ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng thực vật.
III.2 Các phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến cao su
Cùng với việc phát triển ngành công nghiệp cao su thì trong nước và trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc xử lý nước thải sơ chế cao su.
Thực tế đã chứng minh phương pháp đem lại hiệu quả cao là phương pháp sinh
học – sử dụng các chủng vi sinh vật thích hợp để phân hủy chất hữu cơ và chất
dinh dưỡng gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó việc xử lý nước thải rất hiệu
quả khi kết hợp với các phương pháp xử lý khác như phương pháp hóa lý, cơ học
….
III.2.1 Các phương pháp xử lý hóa lý
Mục tiêu của phương pháp xử lý hóa lý:
 • Tách rắn khỏi lỏng: song chắn rác, lắng, lọc
 • Tách lỏng khỏi rắn: nén bùn, tách nước thải khỏi bùn
 • Tách lỏng khỏi lỏng: tách dầu mỡ, tuyển nổi
 • Tách khí khỏi lỏng: tách amoni, tách khí sinh học.
III.2.1.1 Các phương pháp xử lý vật lý
Các phương pháp vật lý thường hay được sử dụng trong xử lý nước thải chế
biến cao su thiên nhiên là: Lắng, lọc, tuyển nổi, hấp phụ, sục bay hơi.

a) Phương pháp lắng
Mục đích:
- Khử SS trong nước thải
- Tách bông cặn sau quá trình keo tụ hay bông bùn sinh học.
Các loại bể lắng thường dùng là: bể lắng cát, bể lắng ngang, bể lắng đứng,
bể lắng li tâm . . .
• Bể lắng cát

×