Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

Họ và tên sinh viên: LƯỜNG THÀNH PHƯỢNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 7/2011

 
 


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

Tác giả

LƯỜNG THÀNH PHƯỢNG

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn


ThS. Đặng Hải Bình

Tháng 7 năm 2011.

 
 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian bốn năm học tại trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, được sự giúp đỡ, quan tâm của gia đình, thầy cô và bạn bè, tôi đã tiếp thu được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này. Tôi
xin chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Môi
trường và Tài nguyên đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong
suốt thời gian học tại trường.
Anh Hải Bình, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận.
Ban giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên Nhà máy ô tô Củ chi đã tạo điều
kiện cho tôi được thực tập và làm khóa luận tại nhà máy. Đặc biệt là sự giúp đỡ của
chú An, chú Túy, chị Nhị, chị Oanh trong thời gian thực tập ở đây.
Các bạn lớp DH07QM và các bạn cung khoa đã quan tâm, động viên, góp ý để
tôi thực hiện tốt đề tài.
Và cuối là gia đình đã luôn động viên, ủng hộ con về mọi mặt.
Quá trình làm đề tài không tránh được sự sai sót. Rất mong được sự thông cảm
và góp ý của thầy cô và bạn bè để hoàn thiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lường Thành Phượng

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “ Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy ô tô Củ Chi” được thực hiện tại nhà
máy ô tô Củ Chi thuộc Xí nghiệp cơ khí ô tô An Lạc, từ tháng 3 đến tháng 6 năm
2011.
Đề tài tìm hiểu về tình hình hoạt động của nhà máy, kết hợp nghiên cứu lý thuyết
kiểm soát ô nhiễm, từ đó nhận diện các vấn đề môi trường phát sinh và tồn đọng tại
nhà máy. Dựa trên lý thuyết và các tài liệu nhà máy cung cấp, cùng với hiện trạng môi
trường nhà máy để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại nhà
máy.
Nội dung củ thể của đề tài gồm 6 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu, giới thiệu chung về đề tài
Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường, tìm hiểu cơ sở lý thuyết
về kiểm soát ô nhiễm môi trường và các lý thuyết khác cần thiết cho quá trình làm
khóa luận.
Chương 3: Tổng quan về nhà máy ô tô Củ Chi, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, trang
thiết bị, tình hình sản xuất tại nhà máy.
Chương 4: Hiện trạng môi trường và các giải pháp đã thực hiện tại nhà máy, từ

tình sản xuất của nhà máy tìm hiểu hiện trạng môi trường của nhà máy.
Chương 5: Các vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất các biện pháp tổng hợp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm, dựa vào nội dung chương 4 để xác định vấn đề tồn tại và đề
xuất giải pháp.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Lường Thành Phượng 

ii 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

MỤC LỤC
 

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................ii 
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi 
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii 
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................vii
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1 
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 2 
1.3.1. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 2 
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2 

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 2 
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2 
Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ........................ 3 
2.1. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................ 3 
2.2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM...................................... 3 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP KỶ THUẬT THỰC HIỆN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
CÔNG NGHIỆP ......................................................................................................... 5 
2.3.2. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn ............................................................... 6 
2.3.3. Tái sinh, tái chế chất thải ............................................................................... 6 
2.3.4. Cải tiến công nghệ, thay đổi nguyên liệu ....................................................... 6 
2.3.5. Biện pháp xử lý cuối đường ống .................................................................... 7 
2.4. CÁC CÔNG CỤ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM ..................................................... 9 
2.4.1. Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát................................... 9 
2.4.2. Công cụ kinh tế .............................................................................................. 9 
2.4.3. Công cụ thông tin ........................................................................................... 9 
2.5. LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ........................................................ 10 
2.5.1. Lợi ích về môi trường .................................................................................. 10 
2.5.2. Lợi ích về kinh tế ......................................................................................... 10 
Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI .............................................. 11 
SVTH: Lường Thành Phượng 

iii 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH Ô TÔ ..................... 11 

3.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI............................................... 12 
3.2.1. Vị trí hoạt động của nhà máy ....................................................................... 12 
3.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy ............................................. 13 
3.2.3. Sơ đồ tổ chức,bố trí nhân sự của nhà máy ................................................... 14 
3.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh ..................................................................... 14 
3.3. QUI TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ........................... 14 
3.3.1. Cơ sở vật chất:.............................................................................................. 14 
3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy ................................................. 15 
3.3.3. Nguyên liệu, nhiên liệu,điện và nước .......................................................... 16 
3.3.4. Các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất ............................................ 17 
3.3.5. Nhu cầu lao động ......................................................................................... 18 
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC
HIỆN TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI ...................................................................... 19 
4.1. MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU ......................................................................... 19 
4.1.1. Nguồn phát sinh ........................................................................................... 19 
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu ................................................................................... 20 
4.2. KHÔNG KHÍ .................................................................................................... 21 
4.2.1. Môi trường không khí xung quanh .............................................................. 21 
4.2.2. Khí thải ......................................................................................................... 21 
4.2.3. Tiếng ồn ....................................................................................................... 23 
4.3. CHẤT THẢI RẮN ............................................................................................ 24 
4.3.1. Nguồn phát sinh ........................................................................................... 24 
4.3.2. Biện pháp giảm thiểu ................................................................................... 25 
4.4. CHẤT THẢI NGUY HẠI ................................................................................ 25 
4.4.1. Nguồn phát sinh ........................................................................................... 25 
4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ................................................................................... 26 
4.5. NƯỚC THẢI ..................................................................................................... 26 
4.5.1. Nguồn phát sinh ........................................................................................... 26 
4.5.2. Biện pháp giảm thiểu ................................................................................... 27 
4.6. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ VỆ SINH AN TOÀN

LAO ĐỘNG .............................................................................................................. 30 
4.6.1. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy .......................................................... 30 
4.6.2. Các biện pháp an toàn lao động ................................................................... 31 
Chương 5 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP TỔNG HỢP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ........................................... 32 
SVTH: Lường Thành Phượng 

iv 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

5.1. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA
NHÀ MÁY ................................................................................................................ 32 
5.1.1. Môi trường vi khí hậu .................................................................................. 32 
5.1.2. Không khí ..................................................................................................... 32 
5.1.3. Chất thải rắn ................................................................................................. 33 
5.1.4. Chất thải nguy hại ........................................................................................ 33 
5.1.5. Nước thải ...................................................................................................... 34 
5.1.6. Công tác phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn lao động..................... 34 
5.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP NHẰM GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 34 
5.2.1. Môi trường vi khí hậu .................................................................................. 34 
5.2.2. Không khí ..................................................................................................... 35 
5.2.3. Chất thải rắn ................................................................................................. 37 
5.2.4. Chất thải nguy hại ........................................................................................ 38 
5.2.5. Nước thải ...................................................................................................... 38 
5.2.6. Công tác phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn lao động..................... 39 

5.2.7. Chương trình giám sát môi trường ............................................................... 40 
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 42 
6.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 42 
6.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 43 

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD (Biological Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy sinh học

CO

: Oxit Cacbon

CO2

: Khí cacbonic

COD (Chemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy hóa học


GTVT

: Giao thông vận tải

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KSON

: Kiểm soát ô nhiễm

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QLCL

: Quản lý chất lượng

TSS (Total Suspended Soils)


: Chất rắn lơ lửng

SVTH: Lường Thành Phượng 

vi 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy ...................................................... 16 
Bảng 3.2: Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy ......................................................... 17 
Bảng 3.3: Các loại máy móc trang thiết bị sử dụng trong nhà máy ....................... 17 
Bảng 4.1: Kết quả đo vi khí hậu ............................................................................. 20 
Bảng 4.2: Kết quả môi trường không khi xung quanh ........................................... 21 
Bảng 4.3: Kết quả đo chất lượng không khí trong nhà máy( đơn vị mg/ m3) ........ 22 
Bảng 4.4: Kết quả đo độ ồn .................................................................................... 24 
Bảng 4.5: Tên chất thải rắn phát sinh trong nhà máy............................................. 25 
Bảng 4.6: Tên và số lượng CTNH phát sinh trong quá trình sản xuất ................... 25 
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý ................................................... 30 

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm ................................................... 4 
Sơ đồ 2.2: Các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ........................................ 5 
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức nhà máy Ô Tô Củ Chi .................................................... 14 
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ sản xuất ở nhà máy ..................................................................... 15 
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ xử lý khí thải ............................................................................... 23 

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ xử lý nước thải ............................................................................ 28 
Sơ đồ 5.1: Sơ đồ xử lý khí thải cải tiến .................................................................. 36 

SVTH: Lường Thành Phượng 

vii 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển nhiều ngành công nghiêp
mũi nhọn trong đó ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô là một ngành không chỉ
giữ vai trò đạm bảo nhu cầu giao thông vận tải đang rất cấp thiết hiện nay ở nước ta
đặc biệt là nhu cầu về phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, mà còn góp
phần phát triển kinh tế mang lại lợi nhuận cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm chất
lượng…
Ngoài những lợi ích mà ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô mang lại thi
nó cũng gây ra những vấn đề về môi trường như: Ô nhiễm không khi, tiếng ồn, ô
nhiễm nước…Vì vậy để hạn chế những vấn đề trên cần thực hiện các chương trình
kiểm soát ô nhiễm đối với các nhà máy hoạt động trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự đồng ý và hướng dẫn của ThS. Đặng Hải
Bình người viết đã thực hiện đề tài “Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy ô tô Củ Chi” là
đại diện cho ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Nhà máy ô tô Củ
Chi là nhà máy chuyên sản xuất các loại xe buýt, xe khách với nhiều chủng loại.

1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy.
Đề xuất các giải pháp kiểm soát môi trường giảm thiểu chất ô nhiễm, góp phần
giải quyết tốt hơn công tác quản lý môi trường tại nhà máy.
Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm đối với nhà máy.

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nội dung của đề tài
Khảo sát tình hình sản xuất, tìm hiểu các vấn đề môi trường tại nhà máy.
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và nhận diện các nguồn gây ô nhiễm tại
nhà máy.
Tìm hiểu lý thuyết kiểm soát ô nhiễm
Nhận diện vấn đề môi trường còn tồn tại.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
 Tham khảo tài liệu có liên quan
 Khảo sát thực địa để tìm hiểu và thu thập các số liệu về môi trường tại nhà
máy
 Phân tích số liệu thu thập được
 Điều tra phỏng vấn công nhân
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên: nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, phụ liệu
trong quá trình sản xuất, các dạng chất thải, sản phẩm tạo ra và các công cụ quản lý,
kiểm soát môi trường nhà máy đang áp dụng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Địa điểm: Nhà máy ô tô Củ Chi thuộc Xí nghiệp cơ khí ô tô An Lạc.
 Thời gian : từ tháng 03/2011 đến 06/2011.

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Khái niệm:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường( KSON ) là sự tổng hợp các hoạt động, hành
động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy
ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại
trừ được nó.
3.1.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường:
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
2.2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên

tục theo chu trình khép kín và bao gồm 8 bước sau:
1. Dành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo nhà máy.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm
ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi
về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô
nhiễm đã được tập hợp.

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

6. Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với nhà máy và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
nhà máy, công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên tục của
nhà máy.
Giành sự ủng hộ của lãnh
đạo cấp cao


Thành lập nhóm ngăn
ngừa ô nhiễm
Đánh giá hiệu quả
Duy trì và phát
triển chương trình
ngăn ngừa ô nhiễm
Thực thi giải pháp
được lựa chọn

Xác định nguồn phát sinh
chất thải

Đánh giá và xác định
cơ hội ngăn ngừa

Phân tích tính khả thi
của các cơ hội
Sơ đồ 2.1: Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

2.3. CÁC BIỆN PHÁP KỶ THUẬT THỰC HIỆN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP

KỶ THUẬT NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG
NGHIỆP

Thay đổi sản
phẩm

Giảm thiệu tại
nguồn

Tái chế và tái sử
dung lại
 Tái sử dụng trong
nhà máy

Tăng cường
quản lý nội vi

Kiểm soát quá
trình tốt hơn

 Tái sử dụng bên
ngoài nhà máy

Bảo toàn
năng lượng

 Bán cho mục đích
sử dụng

Sơ đồ 2.2: Các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp


SVTH: Lường Thành Phượng 



Xử lý cuối đường
ống


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

2.3.2. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính
của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm đi vào các
dòng thải (phát thải trực tiếp ra môi trường) trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên
ngoài.
 Tăng cường quản lý nội vi.
 Kiểm soát quá trình tốt hơn:
 Cải tiến thao tác vận hành.
 Bảo dưỡng thiết bị máy móc.
 Phân loại chất thải.
 Đào tạo, nâng cao nhận thức.
 Bảo toàn năng lượng.
2.3.3. Tái sinh, tái chế chất thải
Tái sinh chất thải bao gồm nhiều vấn đề chọn lựa với các các mức độ khác nhau
từ việc chuyên chở, quản lý, đến cách chế biến.
 Phương pháp này có một số lợi ích sau:
 Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên

 Tránh được các lựa chộn mang tính bắt buộc về quản lý chất thải, chẳng
hạn như xử lý hoặc chôn lấp.
 Giảm nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thô cho quá trình sản xuất, và do đó
sẽ giảm được các chi phí nguyên vật liệu.
 Một số biện pháp tái sinh, tái chế chất thải:
 Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
 Tái sinh bên ngoài nhà máy.
 Bán cho mục đích tái sử dụng.
2.3.4. Cải tiến công nghệ, thay đổi nguyên liệu
Biện pháp cải tiến công nghệ được xem là có hiệu quả cao nhất về kinh tế và kỷ
thuật nhằm nâng cao hiệu suất lao động, tăng năng suất, giảm sự phát tán chất ô
nhiễm, nó bao gồm việc:
 Cơ giới và tự động hóa các công đoạn phát sinh nhiều chất ô nhiễm
SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

 Những thay đổi quá trình liên quan đến việc một sản phẩm được tạo ra như
thế nào.
 Cải tiến thiết bị hiện có
Thay đổi nguyên nhiên liệu bằng các loại có ít chất thải, ít độc hại hơn hay
những nguyên vật liệu tự nhiên có thể tái sinh, nguyên liệu tái chế…
2.3.5. Biện pháp xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến, vì với tình
hình môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá

trình sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý
cuối đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
2.3.5.1. Biện pháp xử lý nước thải
Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở
dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác,
bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mở.
Phương pháp xử lý hóa lý: Là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây
tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành các chất khác dưới dạng cặn
hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô nhiễm môi trường. Các phương
pháp thường dung: Trung hòa, keo tụ, hấp phụ, bay hơi…
Phương pháp xử lý sinh học: Dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong
nước thải làm cho các chất hữu cơ gây nhiễm bận bị khoáng hóa và trở thành những
chất vô cơ, các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ
sinh học…
Quá trình diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể aerotank, bể
UASB…
2.3.5.2. Các biện pháp xử lý bụi và khí thải
 Các biện pháp xử lý bụi
Dựa trên nồng độ bụi, tính chất vật lý…phương pháp xử lý bụi chia lam:
 Làm sạch: Chỉ giữ được những hạt bụi có kích thước > 100 µm, thường để lọc
sơ bộ.
SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình


 Làm sạch trung bình: Không chỉ giữ được các hạt bụi to mà còn giữ được các
hạt bụi nhỏ. Nồng độ bụi sau xử lý còn khoảng 30-50 mg/m3
 Làm sạch tinh: Có thể lọc được các hạt bụi < 10 µm với hiệu suất cao. Nồng
độ bụi sau khi lọc còn khoảng 1-3 mg/m3
 Các loại thiết bị lọc bụi:
 Thiết bị thu bụi khô kiểu cơ học: Buồng lắng bụi, xyclon…
 Thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm: Thiết bị rửa khí rỗng, thiết bị rửa khí
có vật liệu đệm, xyclon ướt…
 Thiết bị dùng màng lọc: Thiết bị lọc túi vãi, thiết bị lọc bằng vật liệu sợi…
 Thiết bị lọc bụi tĩnh diện
 Các biện pháp xử lý khí thải
 Phương pháp hấp thụ: Tháp đệm, tháp đĩa, tháp phun, thiết bị rửa khí.
 Phương pháp thiêu đốt: Lò đốt
 Phương pháp hấp phụ: Tháp hấp phụ.
 Phương pháp xúc tác: Thiết bị phản ứng.
 Phương pháp xử lý tạp chất hơi
 Phương pháp ngung tụ: Thiết bị ngưng tụ.
2.3.5.3. Biện pháp xử lý chất thải rắn
Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm
bằng các vật dụng, phương tiện chứa rác. Việc thu gom được tiến hành sau khi được
phân loại hay chưa được phân loại. Sau đó rác được chuyển đến các trạm trung chuyển
hoặc đến nơi xử lý.
Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Có thể tiến hành ngay tại nơi phát sinh hoặc
sau quá trình phân loại tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên liệu dạng chất
thải, tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác.
Xử lý chất thải: Phần chất thải sau khi được tuyển lựa để tái sử dụng, tái sinh sẽ
qua công đoạn xử lý bằng cách đốt hay chôn lấp:
 Phương pháp đốt: ít được sử dụng vì làm biến đổi chất thải từ dạng rắn sang
dạng khí độc hại.


SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

 Phương pháp chôn lấp: được sử dụng phổ biến ít tốn kém, tuy nhiên chỉ hoạt
động một thời gian và tốn diện tích.
2.4. CÁC CÔNG CỤ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
2.4.1. Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định
về:
 Giới hạn xả thải.
 Giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định.
 Nghiêm cấm việc xả thải một số chất thải …
Nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm và cưỡng chế việc thi hành
các quy định về môi trường.
2.4.2. Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm.
Các công cụ kinh tế lấy nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường làm cơ sở để
cân bằng phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để công tác bảo vệ
môi trường trở thành động lực phát triển sản xuất. Các công cụ kinh tế được sử dụng
để đạt được mục tiêu môi trường bằng cách tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản xuất
chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm. Như thế khuyến khích nhà
sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường tương xứng với mức đầu tư phát triển sản xuất.
 Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:

 Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường.
 Côta ô nhiễm
 Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
2.4.3. Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi, mạng internet …
để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng
cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai
thác và sử dụng môi trường.

SVTH: Lường Thành Phượng 




Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

2.5. LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.5.1. Lợi ích về môi trường
 Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
 Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
 Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.
 Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các
rủi ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu
thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau.
 Cải thiện được môi trường lao động bên trong nhà máy.
 Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.

2.5.2. Lợi ích về kinh tế
 Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng
lượng có hiệu quả hơn.
 Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho
việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
 Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
 Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
 Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy
được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
 Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của nhà máy ngày càng tốt
hơn.

SVTH: Lường Thành Phượng 

10 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

Chương 3
TỔNG QUAN NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH Ô TÔ
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong
quá trình hình thành và phát triển:
 Thời kì trước 1975

Trước năm 1954 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoài
mang từ Pháp. Phụ tùng được nhập 100% từ Pháp, ta chỉ làm những chi tiết đơn giản
như bulông, êcu…phục vụ cho sửa chữa xe.
Sau giải phóng, Bộ công nghiệp nặng đã thành lập các nhà máy sản xuất phụ
tùng 1, 2, 3 để sản xuất các chi tiết như động cơ, hộp số, gầm xe. Nhà máy sản xuất ô
tô Gò Đầm có sản lượng đạt 500 tấn/năm.
Một thời gian sau, Cục cơ khí Bộ GTVT thành lập nhà máy ô tô 1-5 và nhà máy
Ngô Gia Tự sản xuất phụ tùng máy gầm. Các bộ khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Cơ khí
luyện kim cũng xây dung riêng cho mình một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.
Ngày 2-9-1960, hai chiếc xe đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam đã tham gia diễu
hành trên quảng trường Ba Đình.
Nhà nước ta đã đề nghị Liên xô giúp đỡ xây dựng một nhà máy sản xuất động
cơ D50 với tất cả các công đoạn hoàn chỉnh từ đúc gang thép, rèn đến gia công cơ khí
chính xác. Năm 1975 khi nhà máy đang xây dựng thì miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Thời gian sau đó, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa không
còn được như trước, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh nhà máy và duy trì hoạt động
sau này. Cuối cùng ta không tiếp tục sản xuất nữa.

SVTH: Lường Thành Phượng 

11 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

 Thời kì 1975 -1991
Thời kì này, tính chất kế hoạch hóa mất dần tác dụng, sự bao cấp đầu vào, đầu
ra cho các nhà máy ô tô không còn được như trước, nhu cầu về phụ tùng cũng hạn chế,

thêm vào đó thiết bị kĩ thuật, máy móc lỗi thời, lạc hậu đã không đảm bảo chất lượng
sản phẩm. Ở Miền Bắc, các nhà máy của chúng ta xuống cấp nghiêm trọng, đứng
trước nguy cơ phải đóng cửa và một số nhà máy như cơ khí Ngô Gia Tự 3-2, đã phải
cho một bộ phận công nhân nghỉ không ăn lương. Ở miền Nam, chúng ta không có nhà
máy sản xuất phụ tùng ô tô, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập.
 Thời kỳ từ năm 1991 đến nay
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam được bắt đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty ôtô có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Tiếp theo là sự ra đời rầm rộ của
các liên doanh của hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota,
Mercedes-Benz....
3.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI
 Tên: Nhà máy ô tô Củ Chi
 Địa chỉ: Tổ 7, ấp 12, Tân Thạnh Đông, Củ Chi, TP.HCM
 Điện thoại: (08) 37.951.974 -37.951.975, Fax: (08) 37.951.978
3.2.1. Vị trí hoạt động của nhà máy
Nhà máy ô tô Củ chi trực thuộc Xí nghiệp cơ khí ô tô An Lạc, được xây dựng
trên địa bàn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, có vị trí địa lý:
 Hướng đông giáp: Đường nội bộ đi tỉnh lộ 8;
 Hướng tây giáp: Đường tỉnh lộ 8;
 Hướng nam giáp: Công ty may Saehwa vina;
 Hướng bắc giáp: Đường đất.
Nhà mày nằm trong cụm công nghiệp cơ khí ô tô Hòa Phú với quy mô trên
100ha thuộc hai xã Hòa Phú và Tân Thạnh Đông có vị trí và địa hình như sau

SVTH: Lường Thành Phượng 

12 



Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

 Vị trí:
 Cách trung tâm thành phố khoảng 40km.
 Cách cửa khẩu Mộc Bài khoảng 35km.
 Cách đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) khoảng 16km
 Cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25km.
 Cách Cảng Sài Gòn khoảng 35km.
Cụm công nghiệp ô tô Hòa Phú nằm trong vùng có địa hình và điều kiện kinh tế
xã hội như sau:
 Địa hình:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt
Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc
– Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
 Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Củ Chi
Dân số: huyện Củ Chi 343.132 (Điều tra dân số 1/4/2009).
 Mật độ dân số trung bình 790 người/km².
 Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 84,4%, dân tộc hoa 11%.
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp, Thương
mại – Dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 Khu công nghiệp và 3 Cụm công
nghiệp đang hoạt động.
3.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy
Nhà máy ô tô Củ Chi với diện tích hơn 5ha tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) trên
100 tỉ đồng thuộc xã Tân Thạnh Động, huyện Củ Chi, từ năm 2004 dự án nhà máy ôtô
bắt đầu được xây dựng, đến ngày 14/03/2006 được khánh thành và đi vào hoạt động,
nhà máy trực thuộc xí nghiệp cơ khí ô tô An Lạc thành viên của Tổng công ty cơ khí
giao thông vận tải Sai Gòn-TNHH MTV (SAMCO).
Ngày 07/01/2011, Nhà máy ô tô Củ Chi chính thức sát nhập vào Xí nghiệp cơ

khí ô tô An Lạc, Xí nghiệp quản lý trực tiếp các phân xưởng sản xuất không như trước
là các phân xưởng thuộc quản lý của Nhà máy.

SVTH: Lường Thành Phượng 

13 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

3.2.3. Sơ đồ tổ chức,bố trí nhân sự của nhà máy

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế hoạch –
Vật tư

X. Thùng
Vỏ

Phòng
Kỹ thuật–
QLCL

X. Sơn

Phòng

Điều Độ

X. Hoàn
Chỉnh

Phòng
Tổ chức
hành chính

X Chassis

Phòng
Tài chínhKế toán

Tổ Cơ Điện

Tổ VSCN

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức nhà máy Ô Tô Củ Chi
3.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
Nhà máy ôtô Củ Chi hoạt động với công suất thiết kế 4.000 xe/năm. Bao gồm
các sản phẩm xe buýt, xe khách có sức chứa từ 30 đến 50 người.
Sau 3 năm hoạt động, Nhà máy ô tô Củ Chi thuộc Tổng Công ty Cơ khí Giao
thông Vận tải TPHCM (Samco) đã đạt năng lực sản xuất 1.000 xe/năm. Thương hiệu ô
tô Samco có mặt không chỉ tại TPHCM mà còn ở hầu hết các địa phương trong cả
nước với thị phần chiếm hơn 13% thị trường ô tô sản xuất trong nước.
3.3. QUI TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
3.3.1. Cơ sở vật chất:
Tổng diện tích mặt bằng là 48.232 m2 gồm các nhà xưởng, khu kiểm tra xe
hoàn tất, đường thử xe, văn phòng làm việc, nhà ăn, nha bảo vệ, đường nội bộ, hệ

thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,…
 Xưởng composite: Gia công các chi tiết bằng composite ( nhựa cứng).
 Xưởng A0: Gia công chi tiết khung xương bằng các thanh sắt và các tấm
nhôm.
 Xưởng A1: Lắp ghép các chi tiết thành thùng xe.
 Xưởng A2: Xử lý lỏi, xả matic và sơn xe.

SVTH: Lường Thành Phượng 

14 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

 Xưởng A3: Lắp ráp và hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để hoàn chỉnh xe
và trang trí nội thất.
 Xưởng chassis: Lưu kho các chassis được nhập về cung cấp cho xưởng hoàn
thiện, lưu kho bán thành phẩm các loại xe.
3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Nguyên vật liệu

Gia công chi tiết

Tiếng ồn, khói hàn

Gia công thùng xe

Tiếng ồn, khói hàn


Xưởng
thùng vỏ

Xử lý bề mặt trước khi
sơn

Bụi, CTNH, nước thải, hơi
dung môi

Xưởng sơn
Bụi, khí thải, CTNH

Sơn

Xưởng
hoàn thiện

Lắp ghép thân xe lên khung
gầm có gắn động cơ

Tiếng ồn, khói hàn

Lắp ráp sàn trong xe

Tiếng ồn, khói hàn

Lắp ráp hệ thống điện, máy
lạnh, ghế, nội thất


Tiếng ồn, CTR

Lắp kính và linh kiện còn lại

Tiếng ồn, khói hàn

Chạy thử nghiệm thu

Tiếng ồn, khí thải

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ sản xuất ở nhà máy
SVTH: Lường Thành Phượng 

15 


Kiểm soát ô nhiễm tại nhà máy ô tô Củ Chi

GVHD: ThS. Đặng Hải Bình

 Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu sau khi nhập về lưu trữ trong kho. Những nguyên liệu này được
chuyển qua xưởng thùng vỏ để gia công thành các bộ phận của thùng xe bao gồm đầu
xe, đuôi xe, hai bên thùng xe, trần xe, sàn xe và các chi tiết khác.
Sau khi các chi tiết đươc tạo hình và hàn gắn xong được đưa qua để gia công
gắn các chi tiết lại với nhau thành thùng xe.
Tiếp theo thùng xe được chuyển qua xưởng sơn tiến hành xử lý bề mặt và sơn
hoàn tất thùng xe.
Sau khi sơn thùng xe được chuyển qua xưởng hoàn thiện tiến hành gắn thùng
xe lên chassit, rồi lắp sàn xe, hệ thống điện, nội thất, lắp kính và các linh kiện.

Sau khi lắp ráp hoàn thiện KCS kiểm tra hoàn tất xe và tiến hành chạy thử
nghiệm thu.
3.3.3. Nguyên liệu, nhiên liệu,điện và nước
 Nguyên liệu:
Bảng 3.1: Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy
STT

Tên nguyên liệu, hóa chất

Công đoạn sử dụng

Đơn vị

Lượng
tiêu thụ

1

Sắt, tole

Gia công khung xe

Tấn/ tháng

30

2

Sơn-phụ gia


Sơn xe

Kg/tháng

1000

3

Gỗ

Lắp ráp hoàn chỉnh

m3/tháng

3

4

Máy lạnh

Lắp ráp hoàn chỉnh

Cái/tháng

30

5

Kính-khung kinh


Lắp ráp hoàn chỉnh

Bộ/tháng

200

Chassis nhập khẩu có gắn

Lắp ráp thân xe lên

động cơ

Chassis

Xe/tháng

30

6

( Nguồn: Nhà máy ô tô Củ Chi, 2010 )

SVTH: Lường Thành Phượng 

16 


×