Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN – LONG AN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI
SÀI GÒN – LONG AN.

Họ và tên sinh viên: LƯƠNG THỊ NGỌC THẢO
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 – 2011.

Tháng 7/2011
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

i


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009 T ẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN – LONG AN

Tác giả

Lương Thị Ngọc Thảo

Khóa luận được đệ trình để yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
quản lý môi trường và du lịch sinh thái.

Giáo viên hướng dẫn:


KS Nguyễn Huy Vũ.
Tháng 7/2011
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

ii


LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời biết ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Huy Vũ đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em thực hiện tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An, các Cô Chú, Anh Chị đặc
biệt là Anh Khánh, Chú Kiệt, Chú Diệu đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong suốt quá trình
thực tập tại công ty.
Các Thầy Cô giáo của khoa Môi Trường và Tài Nguyên, trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho Em những kiến thức quý báu và tận tình giúp
đỡ Em trong suốt 4 năm học vừa qua.
70 Thành Viên trong Tổ ấm DH07DL đã luôn sát cánh bên mình trong suốt
những năm học đã qua.
Mặc dù Khóa luận đã hoàn thành, song do kiến thức còn hạn chế và thời gian tiếp
xúc thực tế quá ngắn nên báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy Em
rất mong được sự quan tâm góp ý của các Thầy Cô và các Cô Chú tại công ty Cổ Phần
Sợi Sài Gòn – Long An
Em xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM ngày 12 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Lương Thị Ngọc Thảo

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo


iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Để tìm hiểu việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho một
doanh nghiệp cụ thể và tạo ra một nền tảng cho việc xây dựng HTQLMT tại công ty
Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An đặt tại Lô 14, đường Đức Hòa Hạ, KCN Tân Đức, xã
Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Vì thế, tôi quyết định thực hiện Khóa
Luận Tốt Nghiệp “Xây dựng HTQLMT theo Tiêu Chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty
Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An”. Đề tài được thực hiện từ ngày 1/3/2011 đến
30/6/2011. Khóa Luận gồm một số nội dung chính như sau:
-

Tổng quan bộ Tiêu Chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

-

Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 tại Thế Giới và Việt Nam.

-

Những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Việt
Nam.

-

Tổng Quan Công Ty cổ phần Sợi Sài Gòn – Long An: Cơ cấu tổ chức, tình hình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Hiện trạng môi trường của nhà máy, Các biện pháp
quản lý môi trường mà công ty đã áp dụng, Nhận dạng các vấn đề còn tồn tại.


-

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công
Ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An.

-

Kết luận và kiến nghị.
Hơn 3 tháng thực hiện đề tài thông qua các phương pháp nghiên cứu: Phương

pháp thu thập tài tiệu, phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp phỏng vấn
chuyên gia, phương pháp tiếp cận quá trình đề tài đã mang lại một số đóng góp như
sau:
-

Giúp doanh nghiệp thấy được sự cần thiết để xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

-

Làm rỏ được vấn đề ngành dệt có đóng góp chủ lực trong ngành kinh tế quốc
dân vì vậy việc xây dựng ISO 14001:2004 là vấn đề cần thiết.

-

Khóa luận đã xây dựng 11 thủ tục cùng các biểu mẫu kèm thủ tục để giải thích
thêm cho các bước xây dựng hệ thống ISO 14001:2004.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo


iv


Ngoài một số kết quả đạt được như trên Khóa luận còn một số hạn chế như:
Các Thủ Tục, quy trình chỉ được trình bày trên lý thuyết chưa triển khai áp dụng
thực tế. Hy vọng trong tương lai đề tài sẽ được công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn –
Long An nói riêng và tất cả các doanh nghiệp trong cả nước nói chung áp dụng và
mang lại một số hiệu quả đáng kể về mặt quản lý môi trường cho doanh nghiệp.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...............................................xiv
Chương 1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ...............................................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
1.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu: .........................................................................3
1.5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát:.......................................................................3
1.5.3 Phỏng vấn chuyên gia: .....................................................................................4

1.5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: .................................................4
1.5.5 Phương pháp tiếp cận quá trình: ......................................................................4
1.6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: .........................................................4
1.6.1 Giới hạn của đề tài: .........................................................................................4
1.6.2 Phạm vi của đề tài: ...........................................................................................4
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................................5
2.1 TỔNG QUAN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ...................................................5
2.1.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000:................................................................................5
2.1.1.1 Mục đích của ISO 14000: .............................................................................5
2.1.1.2 Cấu trúc bộ phận tiêu chuẩn ISO 14000: ......................................................5

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

vi


2.2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ..........................................7
2.2.1 Giới thiêu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ............................................................7
2.2.2 Phạm vi áp dụng: ..............................................................................................8
2.2.3 Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001:2004 .... Error! Bookmark not defined.
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ..8
2.3.1 Thế giới: ...........................................................................................................8
2.3.2 Việt Nam ..........................................................................................................9
2.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004. ........................................................................................10
2.4.1 Thuận lợi: .......................................................................................................10
2.4.1.1 Do lợi ích áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 ...10
2.4.1.2 Nhận thức bảo vệ môi trường được nâng cao .............................................10
2.4.1.3 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức quốc tế ..........................11

2.4.1.4 Công tác bảo vệ môi trường không ngừng được cải tiên trong tổ chức: ....11
2.4.2 Khó khăn: .......................................................................................................11
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN – LONG AN .................15
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY ...................................................................................15
3.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY .........................................................................16
3.3 HẠ TẦNG CƠ SỞ ..............................................................................................16
3.4 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM SỢI ..................................................16
3.5 SƠ ĐỒ DÒNG CHI TIẾT .................................................................................16
3.6 MÁY MÓC THIẾT BỊ DÙNG TRONG SẢN XUẤT CHÍNH ......................16
3.7 NGUYÊN PHỤ LIỆU SỬ DỤNG .....................................................................16
3.8 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ........................................................................16
3.8.1 Nước thải: ......................................................................................................16
3.8.2 Bụi và khí thải:...............................................................................................17
3.8.3 Nhiệt thừa: .....................................................................................................20
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

vii


3.8.4 Tiếng ồn: ........................................................................................................20
3.8.5 Chất thải rắn và chất thải nguy hại: ...............................................................21
3.9 SỰ CỐ DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT: .......................................................22
3.10 VẤN ĐỀ PCCC ..............................................................................................22
3.11 KHO CHỨA NGUYÊN VẬT LIỆU ..............................................................23
3.12 CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI Ở CÔNG TY ..............................................23
Chương 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001 : 2004. .................................................................................................................25
4.1 Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban ISO................................25

4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT...................................................................25
4.1.2 Thành lập ban ISO .........................................................................................25
4.1.3 Tài liệu tham chiếu ........................................................................................25
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ........................................................................26
4.2.1 Nội dung: .......................................................................................................26
4.2.2 Cách thức phổ biến: .......................................................................................26
4.2.3 Quy định: .......................................................................................................27
4.2.4 Kiểm tra lại việc thực hiện chính sách: .........................................................27
4.3 LẬP KẾ HOẠCH ...............................................................................................27
4.3.1 Đánh giá KCMT đáng kể ...............................................................................27
4.3.2 Tài liệu đính kèm: ..........................................................................................28
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác: ........................................................32
4.3.2.1 Thực trạng tại công ty CP Sợi Sài Gòn – Long An ....................................32
4.3.2.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................32
4.3.2.3 Tài liệu đính kèm ........................................................................................32
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình:................................................................33
4.3.3.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ...........................33
4.3.3.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................34
4.3.3.4 Chương trình quản lý môi trường: ..............................................................34
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

viii


4.4 Thực hiện và điều hành .....................................................................................36
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ...............................................36
4.4.1.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ...........................36
4.4.1.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................36
4.4.1.3 Tài liệu đính kèm ........................................................................................37
4.4.2.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An: ..........................37

4.4.2.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................38
4.4.2.3 Tài liệu đính kèm ........................................................................................38
4.4.3 Trao đổi thông tin: .........................................................................................38
4.4.3.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ...........................38
4.4.3.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................38
4.4.4 Tài liệu: ..........................................................................................................41
4.4.4.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ...........................41
4.4.4.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................41
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ...........................................................................................42
4.4.6 Kiểm soát điều hành ......................................................................................44
4.4.6.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ..........................44
4.4.6.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................44
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với tình huống khẩn cấp: ...........................45
4.4.7.1 Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ...........................45
4.4.7.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................45
4.4.7.3 Tài liệu đính kèm ........................................................................................47
4.5 KIỂM TRA .........................................................................................................47
4.5.1 Gíam sát và đo lường .....................................................................................47
4.5.1.1 Thực trạng tại công ty CP Sợi Sài Gòn – Long An ....................................47
4.5.1.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................47
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ......................................................................................49
4.5.2.1 Thực trạng tại công ty CP Sợi Sài Gòn – Long An ....................................49
4.5.2.2 Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................49
4.5.2.3 Lưu tài liệu – hồ sơ .....................................................................................51
4.5.2.4 Tài liệu đính kèm ........................................................................................51
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

ix



4.5.3. SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG
NGỪA. .......................................................................................................................51
4.5.3.1 Thực trạng tại công ty CP Sợi Sài Gòn – Long An: ...................................51
4.5.3.2 Hướng dẫn thực hiện: .................................................................................51
4.5.3.3 Tài liệu, hồ sơ: ............................................................................................51
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ: ............................................................................................52
4.5.4.1. Thực trạng tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An ..........................52
4.5.4.2. Hướng dẫn thực hiện .................................................................................52
4.4.5.3 Tài liệu, hồ sơ: ............................................................................................54
4.4.5.4 Tài liệu đính kèm ........................................................................................54
4.6 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ..........................................................................................54
4.6.1 Thực trạng tại công ty CP Sợi Sài Gòn – Long An .......................................54
4.6.2. Hướng dẫn thực hiện ....................................................................................54
4.6.2.2. Tiến hành đánh giá nội bộ .........................................................................56
4.6.2.3 Khắc phục và kiểm tra ................................................................................56
4.6.2.4. Lưu hồ sơ ...................................................................................................56
4.6.2.7 Tài liệu tham chiếu: ....................................................................................56
4.7. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ..........................................................................57
4.7.1. Thực trạng tại công ty CP Sợi Sài Gòn – Long An ......................................57
4.7.2. Hướng dẫn thực hiện ....................................................................................57
4.7.3 Lưu tài liệu, hồ sơ ..........................................................................................57
4.7.4 Tài liệu tham chiếu: .......................................................................................57
Chương 5
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI SÀI GÒN – LONG AN. ...........58
Chương 6
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .........................................................................................65
6.1 KẾT LUẬN: ........................................................................................................65
6.2 KIẾN NGHỊ:.......................................................................................................66
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo


x


TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

xi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả đo đạc nước thải. ..............................................................................17
Bảng 3.2 Kết quả đo đạc khí thải. .................................................................................17
Bảng 3.3 Danh mục chất thải: .......................................................................................21
Bảng 3.4 Thiết bị PCCC. ...............................................................................................23
Bảng 4.1 Xác định KCMT.............................................................................................28
Bảng 4.2 Đánh giá Khía cạnh môi trường đáng kể. .....................................................29
Bảng 4.3 Danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác...................................33
Bảng 4.4 Các cấp tài liệu của HTQLMT .......................................................................41

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000......................................................6
Hình 2.2 Cơ sở của cách tiếp cận HTQLMT ..................................................................7
Hình 2.3 Tình hình áp dụng ISO trên thế giới. ................................................................9

Hình 2.4 Tình hình áp dụng ISO tại Việt Nam ...............................................................9
Hình 3.1 Hệ thống làm mát. ..........................................................................................19

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

xiii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxi sinh hóa

BVMT

Bảo vệ môi trường

BM

Biểu mẫu.

CTMT

Chương trình môi trường.

CB - CNV

Cán bộ - công nhân viên.

CTR


Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CSMT

Chính sách môi trường

COD

Nhu cầu oxi hóa học.

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

QĐ 3733:2002/QĐBYT

Quyết định của bộ y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao
động, 5 nguyên tắc và 7 thông số
vệ sinh lao động.

KCMT

Khía cạnh môi trường


KCN

Khu Công Nghiệp

KPH

Không phù hợp

KPPN

Khắc phục phòng ngừa

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PGĐSX

Phó giám đốc sản xuất.

QCVN 05:2009/BTNMT

Quy chuẩn về chất lượng không
khí xung quanh.
Quy chuẩn về nước thải công

QCVN 24:2009/BTNMT

nghiệp
QCVN 26:2010/BTNMT


Quy chuẩn về tiếng ồn.

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng.

TT

Thủ tục

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hệ quả của đô thị hóa là áp lực đặt lên môi trường sống ngày một tăng. Các áp lực
này làm cho môi trường sống càng bị ô nhiễm, gây tác hại lớn đối với sức khỏe cộng
đồng, suy thoái hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon, nhiệt độ trái đất
ngày một nóng lên…Chính vì thế mà con người ngày càng có khuynh hướng quan tâm
đến công tác bảo vệ môi trường. Trở thành định hướng phát triển lâu dài của các quốc
gia thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với
sự xuất hiện nhiều nhà máy, khu công nghiệp càng tăng thêm mức độ ô nhiễm mà con
người chưa hoàn toàn kiểm soát được. Bên cạnh đó, quản lý môi trường trong doanh
nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi điều này xuất phát từ nhu cầu

nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và xu thế hội nhập quốc
tế. Do đó, quản lý môi trường trong doanh nghiệp trở nên cấp thiết.
Trong các công cụ quản lý môi trường hiện nay, ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý môi trường, tập trung vào kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu những
tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Do vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001: 2004 tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long
An”.
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta ngành dệt là một trong những ngành có đóng góp chủ lực trong sự phát
triển kinh tế và có đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

1


Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của ngành công nghiệp
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may
Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và có tiềm lực phát triển
khá mạnh . Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động,
chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất
hằng năm tăng trên 10%.
Về thị trường xuất khẩu, dệt may là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, hàng dệt may
của nước ta đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế. Ngành dệt may chiếm gần
15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu
có kim ngạch lớn thứ 2 là dầu thô tới gần 1.7 tỷ USD.
Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam(VISTAC), hiện sản
phẩm dệt may của Việt Nam đang chiếm khoảng 2.69% thị phần thế giới.
Ngành dệt may phát triển rất nhanh nhưng phần lớn nguyên phụ liệu còn phụ

thuộc nhiều vào nước ngoài nên vấn đề chi phí nhập khẩu còn khá cao. Ngành sản xuất
sợi ở Việt Nam ra đời nhằm cung cấp nguyên liệu cho các công ty dệt may trong nước,
đóng góp một phần cho xuất khẩu, giúp ổn định phát triển bền vững cho thị trường dệt
may.
Đây là ngành còn tương đối mới tại Việt Nam, vì vậy sẽ có rất nhiều thách thức
để cạnh tranh với các nước bạn như Trung Quốc, Malaysia,… Để tăng sức cạnh tranh
và chiếm lĩnh thị trường thế giới ngành dệt sợi Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư các
trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực,…bên cạnh đó cần quan tâm đến đặc điểm của
ngành sản xuất này là phát sinh khá nhiều bụi và tiếng ồn, dây chuyền sản xuất bằng
máy móc nên vấn đề an toàn lao động cần phải được quan tâm, là ngành khá nhạy cảm
với nguy cơ cháy nổ nên vấn đề PCCC phải luôn sẵn sàng...Vì vậy cần phải xây dựng
“Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004:” là một yêu cầu cấp
thiết.
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho
Công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An nhằm kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa ô
nhiễm phát sinh từ các hoạt động sản xuất của Công ty.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

2


Nâng cao hình ảnh công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế, uy tín trước khách hàng.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
-

Tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

-


Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam, những thuận lợi

và khó khăn khi áp dụng Tiêu Chuẩn ISO 14001:2004 tại Việt Nam.
-

Cập nhật tiêu Chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.

-

Tổng quan về công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An: Hiện trạng môi trường

và các biện pháp quản lý môi trường của nhà máy, các vấn đề môi trường còn tồn
tại ở nhà máy.
-

Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công

ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An.
-

Xây dựng các thủ tục, quy trình, hướng dẫn công việc liên quan.

-

Đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An.
-


Kết luận và Kiến Nghị.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu:
-

Tìm hiểu những tài liệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

-

Tìm hiểu và cập nhật tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.

-

Thu thập tài liệu về công ty như: cơ cấu tổ chức, công nghệ sản xuất…

-

Thu thập số liệu về môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn và

chất thải nguy hại của công công ty.
1.5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát:
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường của công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn –
Long An thông qua:
-

Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở công ty.

-


Phỏng vấn các CB – NV của công ty các vấn đề liên quan đến môi trường tại

công ty.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

3


1.5.3 Phỏng vấn chuyên gia:
-

Phỏng vấn để thu thập ý kiến ban lãnh đạo của công ty và ý kiến của chuyên gia

có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14001:2004.
1.5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh:
-

Tất cả các số liệu, tài liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét.

-

Sử dụng các yêu cầu pháp lý như: luật BVMT, các tiêu chuẩn môi trường để

phân tích các KCMT đáng kể. Từ đó xác định nguồn gây ô nhiễm, đề ra các mục
tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa tác động
đến môi trường.
1.5.5 Phương pháp tiếp cận quá trình:
Phương pháp này được sử dụng để xác định các KCMT của công ty, xây dựng
đầu vào, đầu ra của mỗi quá trình hoạt động, từ đó ta xây dựng được các khía cạnh

môi trường.
1.6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
1.6.1 Giới hạn của đề tài:
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
-

Tìm hiểu quy trình sản xuất.

-

Xác định các khía cạnh môi trường.

-

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

-

Chưa triển khai áp dụng các thủ tục, quy trình nên chưa tính toán được chi phí.

-

Đề tài chỉ đưa ra các hướng dẫn cho thủ tục quan trọng khi xây dựng

HTQLMT tại công ty.
1.6.2 Phạm vi của đề tài:
-

Các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất,


dịch vụ của công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An.
-

Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 – Các quy định và hướng dẫn sử dụng.

-

Địa điểm: Tại công ty Cổ Phần Sợi Sài Gòn – Long An, Đường Đức Hòa Hạ,

KCN Tân Đức, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
-

Thời gian: Từ 03/2011 đến 06/2011.

-

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và sản phẩm ở công ty Cổ Phần

Sợi Sài Gòn – Long An có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường.
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường dựa trên; Các thông lệ
quản lý tốt được thừa nhận về quản lý môi trường trên phạm vi quốc tế, các thành tựu

của khoa học quản lý.
Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là tổ chức tập hợp các cơ
quan tiêu chuẩn quốc gia, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp,mọi lĩnh
vực, mọi quy mô.
2.1.1.1 Mục đích của ISO 14000:
Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội.
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các
ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, thực
hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và
sẽ đáp ứng với yêu cầu của luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng
cách cung cấp cho tổ chức “ các yếu tố của 1 EMS có hiệu quả”. ISO 14000 không
thiết lập hay bắt buộc các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức
năng nay thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động
của tổ chức.
2.1.1.2 Cấu trúc bộ phận tiêu chuẩn ISO 14000:
Bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn
-

Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức.

-

Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

5



Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:
1)

Hệ thống quản lý môi trường(EMS).

2)

Kiểm soát môi trường(EA).

3)

Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE).

4)

Ghi nhãn môi trường (EL).

5)

Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA).

6)

Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn của sản phẩm (EAPS).
ISO 14000
Các tiêu chuẩn quản ý môi trường

Các khía cạnh môi trường trong tiêu
chuẩn sản phẩm (EAPS)


Hệ thống quản lý môi trường
(EMS)
ISO 14001: Quy trình và hướng dẫn
sử dụng
Kiểm toán môi trường (EA)

Nhãn mác môi trường (EL)

ISO 14010: Hướng dẫn kiểm toán
môi trường – Thủ tục – Kỹ thuật

ISO 14020: Nhãn môi trường –
Nguyên lý cơ bản. ISO 14021; ISO
14022; ISO 14023; ISO 14024.

Đánh giá thực hiện môi trường
(EPE)

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
ISO 14024: Đánh giá vòng đời sản
phẩm –Nguyên lý và tổ chức.

ISO 14031: Hướng dẫn đánh gia
thực hiện/hoạt động môi trường.

ISO 14041; ISO 14042

ISO 14023
Hình 2.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000.


SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

6


2.2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
2.2.1 Giới thiêu tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn quy định về các yêu cầu của hệ thống
quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho tổ chức triển khai và thực hiện chính sách, mục
tiêu có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô của tổ chức và thích
hợp với các điều kiện địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau.
Cơ sở của cách tiếp cận hệ thống quản lý môi trường:

Cải tiến liên tục

Chính sách
môi trường

Xem xét của
lãnh đạo

Lập kế hoạch
Kiểm tra

Thực hiện và
điều hành

Hình 2.2 Cơ sở của cách tiếp cận HTQLMT
Chú thích:

Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận là lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm
tra – Hành động khắc phục ( Plan – Do – Check – Act/PDCA). P.D.C.A có thể được
mô tả tóm tắt như sau:
-

Lập kế hoạch ( Plan – P): thiết lạp các mục tiêu và quá trình cần thiết để đạt

được các két quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.
-

Thực hiện ( Do – D): thực hiện các quy trình

-

Kiểm tra (Check – C): giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính

sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, báo
cáo kết quả.
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

7


-

Hành động ( Act – A): thực hiên các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả

hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.
ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các
yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tô của hệ thống được chi

tiết hóa thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng
nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14001:2004.
2.2.2 Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất cứ tổ chức nào mong muốn:
- Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường
- Tự đảm bảo phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố.
- Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng một trong những cách:
• Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
• Được xác định sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trường của mình bởi các
bên có liên quan đến tổ chức ( như khách hàng …).
• Được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố.
• Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về hệ thống quản lý môi
trường của mình.
Tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn này nhằm tích hợp vào bất kỳ hệ thống quản
lý môi trường nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi
trường của tổ chức, bản chất của các hoạt động, sản phẩm và các dịch vụ của tổ chức,
vị trí và các điều kiện thực hiện chức năng của tổ chức.
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
2.3.1 Thế giới:

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

8


Hình 2.3 Tình hình áp dụng ISO trên thế giới.
2.3.2 Việt Nam
Khảo sát của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa về chứng chỉ ISO 14001:2004
cho thấy chứng chỉ đầu tiên được cấp cho một tổ chức tại Việt Nam năm 1998. Từ
năm 1999 đến năm 2002, số chứng chỉ được cấp tăng lên rất ít.

Nhưng đến tháng 12 năm 2003, con số này tăng lên đáng kể từ 33 đến 56 chứng
chỉ. Theo khảo sát này thì vào tháng 12 năm 2003, Việt Nam được xếp vào vị trí thứ
sáu trong số 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhận chứng chỉ ISO 14001:2004.
Số lượng chứng chỉ ISO 14001:2004 ở Việt Nam gần như tăng lên gấp đôi lên
đến 358 chứng chỉ năm 2007. Tuy vậy, số lượng chứng chỉ này còn kém xa hơn so
với Singapore – là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á với 602 chứng chỉ.
Tổng số chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở tất cả các quốc gia thuộc khối Asean
tại cuối năm 2007 là 3.917.

Hình 2.4 Tình hình áp dụng ISO tại Việt Nam
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài
áp dụng ISO 14001:2004, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc
áp dụng ISO 14001:2004. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi
măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

9


quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Gần
đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được
chứng nhận ISO 14001:2004.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001:2004 cũng đã được cấp cho khá
nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó
các ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…),
Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách
sạn đang chiếm tỷ lệ lớn.
2.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004.

2.4.1 Thuận lợi:
2.4.1.1 Do lợi ích áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:
2004
Ngăn ngừa ô nhiễm do mục tiêu của ISO 14001:2004 hướng đến việc bảo toàn
nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực, giảm thiểu chất thải trong
quá trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đáp ứng các yêu cầu pháp luật, giảm các rủi ro và trách nhiệm pháp lý.
Tạo một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và nâng cao uy tín và khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tăng hiệu qủa sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Tiết kiệm thông qua hoạt động giảm thiểu chất thải và giảm thiểu ô nhiễm.
Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế trong văn hóa tiêu dùng sản
phẩm đảm bảo về chất lượng và đảm bảo về môi trường nơi sản xuất.
Cải thiện tốt mối thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài.
2.4.1.2 Nhận thức bảo vệ môi trường được nâng cao
Trong quá trình xây dựng và áp dụng ISO 14001:2004, tổ chức phải thực hiện
nhiều buổi tập huấn cho CB – CNV nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại
tổ chức, giúp công nhân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Tổ chức thường xuyên thực hiện tái đào tạo theo định kỳ để nâng cao ý thức tự
giác bảo vệ môi trường của công nhân.

SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

10


2.4.1.3 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức quốc tế
Trong định hướng phát triển bền vững, thủ tướng chính phủ đã đề ra chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020 đạt mục tiêu:
“đến năm 2010, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu

chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001:2004” và “định hướng tới năm 2020,
80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc chứng chỉ ISO 14001:2004”
2.4.1.4 Công tác bảo vệ môi trường không ngừng được cải tiên trong tổ
chức:
Một trong những yêu cầu bắt buộc phải tuân theo của tiêu chuẩn ISO 14001:2004
là không ngừng cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường sao cho các hoạt động
bảo vệ môi trường này vàng hiệu quả và ngày càng tốt hơn.
Tổ chức sẽ định kỳ xem xét và đánh giá hệ thống của mình nhằm xác định cơ
hội cho việc cải tiến và thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
2.4.2 Khó khăn:
Tốn chi phí cao để thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường, doanh
nghiệp, các chi phí phải chịu như:
- Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường.
- Chi phí tư vấn.
- Chi phí cho việc đang ký với bên thứ 3.
- Thiếu chuyên gia có trình độ, công nghệ lạc hậu.
- Khó khăn trong việc phân bổ trách nhiệm hợp lý để thực hiện hệ thống, sự thay
đổi nguồn nhân lực trong tổ chức.
- Thiếu nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống quản lý môi trường, phần lớn
việc áp dụng ISO 14001:2004 cho tới nay nguyên nhân do chịu áp lực chính từ phía
khách hàng.
- Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong hoạch định đường hướng phát triển
vầ tầm nhìn dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển cùa doanh nghiệp.
- Trong khi định hướng phát triển còn chưa rỏ ràng thì chính sách về môi trường
còn mờ nhạt.
- Mạng lưới cơ quan tư vấn và chứng nhận.
SVTH: Lương Thị Ngọc Thảo

11



×