Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH PHAN THIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 80 trang )

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH PHAN THIẾT

Tác giả:

NGUYỄN LƢƠNG QUỲNH THANH

Khóa luận đƣợc trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ
Ngành quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong khoa Môi trƣờng và tài nguyên, trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã
việc truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm đại học và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Chế Đình Lý – Phó viện trƣởng
viện Tài nguyên môi trƣờng TP. Hồ Chí Minh, KS. Nguyễn Hiền Thân – chuyên viên du
lịch Viện Tài nguyên môi trƣờng TP. Hồ Chí Minh đã dành thời gian quý báu để tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành
đề tài đã lựa chọn.
Tôi xin cảm ơn các chú, anh, chị trong Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bình
Thuận, đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Hoàng Văn Toàn – trƣởng phòng nghiệp


vụ du lịch, chị Ngọc Tuyên – chuyên viên du lịch, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc
cung cấp số liệu, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập và
thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn lớp DH07DL cùng những ngƣời bạn thân của tôi đã luôn bên
cạnh tôi, cổ vũ, động viên tinh thần cũng nhƣ giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành khóa
luận.
Cuối cùng, xin cảm ơn ba, mẹ và em trai đã là chỗ dựa vững chắc, là nền tảng để
tôi có thêm động lực tiến bƣớc và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi ngƣời!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Lƣơng Quỳnh Thanh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phan Thiết là thành phố có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tốc độ phát triển
du lịch khá nhanh trong những năm qua đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành trong
nền kinh tế địa phƣơng. Việc đánh giá hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững du lịch Phan Thiết là phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn.
Mục tiêu của luận văn là tiến hành phân tích hiện trạng hoạt động du lịch Phan
Thiết để từ đó có thể đi đến việc đề xuất các giải pháp đƣa du lịch Phan Thiết phát triển
theo hƣớng bền vững.
Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể tóm tắt sau đây:
 Đã khái quát về Phan Thiết cả điều kiện về tự nhiên nhƣ: vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu…lẫn các điều kiện văn hóa xã hội nhƣ: dân cƣ, kinh tế, cơ sở hạ tầng.
 Khái quát các tài nguyên du lịch của Phan Thiết, bao gồm các tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn: hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các
lễ hội truyền thống và ẩm thực địa phƣơng.

 Đã đánh giá, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch dựa trên việc nghiên cứu số
liệu thu thập từ sở VHTTDL Bình Thuận và đợt khảo sát thực tế tại Phan Thiết
đƣợc thực hiện trong tháng 3 năm 2011. Các số liệu đƣợc thu thập bao gồm tình
hình về cơ sở vật chất kỹ thuật, khách - doanh thu, nhân lực du lịch và công tác
đào tạo nhân lực, quy hoạch – thu hút đầu tƣ, khai thác tài nguyên , công tác quản
lý nhà nƣớc.
 Phân tích các yếu tố có khả năng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, phân
tích mức độ cạnh tranh của du lịch Phan Thiết đối với các đối thủ cạnh tranh ở các
khu vực lân cận thông qua các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài bằng cách
sử dụng phƣơng pháp so sánh lợi thế cạnh tranh.
 Bằng phƣơng pháp phân tích SWOT luận văn đã phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức đối với du lịch Phan Thiết và từ đó đã đƣa ra đƣợc các giải
pháp phát triển bền vững cho du lịch.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1


1.2.

Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 5

1.4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6

1.5.

Tính mới và ý nghĩa đề tài ................................................................................ 6

Chƣơng 2: TỔNG QUAN .............................................................................................. 7
2.1. Tổng quan thành phố Phan Thiết .................................................................... 7
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 7
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 8
2.2. Các khái niệm liên quan ................................................................................. 10
2.2.1. Du lịch ....................................................................................................... 10
2.2.2. Phát triển bền vững .................................................................................... 10
2.2.3. Phát triển bền vững du lịch......................................................................... 11
2.2.4. Các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch ................................................ 11
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 13
3.1.

Tiến trình thực hiện đề tài.............................................................................. 13


3.2.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 14

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ..................................................................... 14
3.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ................................................................... 14
iv


3.3.3.
3.3.4.
3.3.5.

Phƣơng pháp điều tra xã hội học ................................................................ 14
Phƣơng pháp ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh (CPM) ............................. 15
Phƣơng pháp ma trận SWOT ..................................................................... 16

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 18
4.1. Tài nguyên du lịch TP. Phan Thiết ................................................................ 18
4.1.1. Tài nguyên tự nhiên ................................................................................... 18
4.1.2. Tài nguyên nhân văn .................................................................................. 20
4.2. Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch TP. Phan Thiết ............................... 25
4.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................................................... 25
4.2.2. Tình hình du khách, doanh thu ................................................................... 28
4.2.3. Nguồn nhân lực ngành du lịch.................................................................... 33
4.2.4. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ......................................................... 35
4.2.5. Công tác quy hoạch, thu hút đầu tƣ ............................................................ 36
4.2.6. Tình hình khai thác tài nguyên, môi trƣờng du lịch .................................... 38
4.2.7. Quản lý nhà nƣớc ....................................................................................... 39

4.3. So sánh lợi thế cạnh tranh với các thành phố lân cận................................... 41
4.3.1. So sánh lợi thế dựa vào các yếu tố bên trong .............................................. 45
4.3.2. So sánh lợi thế dựa vào các yếu tố bên ngoài ............................................. 46
4.4. Phân tích ma trận SWOT – Đề xuất giải pháp phát triển bền vững ............ 47
4.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức ..................................... 48
4.4.2. Đề xuất các chiến lƣợc dựa trên phân tích SWOT ...................................... 50
4.4.3. Tích hợp giải pháp các chiến lƣợc .............................................................. 52
4.4.4. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch ............................................ 54
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 59
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 59

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 63
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOT ................................................................................... 17
Bảng 4.1: Thống kê số lƣợng cơ sở lƣu trú tỉnh Bình Thuận .......................................... 26
Bảng 4.2: Thống kê chi tiết số lƣợng cơ sở lƣu trú khu vực Phan Thiết. ........................ 26
Bảng 4.3: Thống kê số lƣợt khách đến Bình Thuận. ....................................................... 28
Bảng 4.4: Công suất buồng phòng của các cơ sở lƣu trú qua các năm ............................ 29
Bảng 4.5: Thống kê doanh thu du lịch qua các năm ....................................................... 30

Bảng 4.6: thống kê số lƣợng lao động trong ngành du lịch qua các năm ........................ 33
Bảng 4.7: Thống kê chi tiết lao động du lịch theo trình độ và chức vụ ........................... 34
Bảng 4.9: Trọng số của các yếu tố bên trong và bên ngoài. ............................................ 44
Bảng 4.11: So sánh dựa các yếu tố bên trong ................................................................. 45
Bảng 4.12: So sánh dựa vào các yếu tố bên ngoài. ......................................................... 46
Bảng 4.13: Ma trận SWOT của hoạt động du lịch TP. Phan Thiết.................................. 48
Bảng 4.14: Các giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết .................................. 50

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 : Sản phẩm du khách thƣờng mua làm quà khi rời Phan Thiết. .................... 27
Biểu đồ 4.2 : Mức độ hài lòng về chất lƣợng các dịch vụ. .............................................. 28
Biểu đồ 4.3 : Đối tƣợng du khách. ................................................................................. 29
Biểu đồ 4.4 : Thói quen đi du lịch của du khách. ........................................................... 29
Biểu đồ 4.5: Mức độ thƣờng xuyên du lịch của du khách. .............................................. 30
Biểu đồ 4.6: Mục đích khách đến du lịch Phan Thiết ..................................................... 31
Biểu đồ 4.7: Điểm hấp dẫn của Phan Thiết. ................................................................... 31
Biểu đồ 4.8: Đánh giá của du khách về giá của các dịch vụ. .......................................... 32
Biểu đồ 4.9: Đánh giá của du khách về thái độ phục vụ của nhân viên khu du lịch. ....... 33
Biểu đồ 4.10: Kênh thông tin du khách thƣờng dùng. .................................................... 36
Biểu đồ 4.11: Khả năng giới thiệu với ngƣời khác. ........................................................ 36
Biểu đồ 4.13 : Mức độ hài lòng về tình trạng môi trƣờng khu vực Phan Thiết. .............. 38
Biểu đồ 4.14 : Mức độ hài lòng của du khách về tình trạng an ninh. .............................. 39
Biểu đồ 4.15: Khả năng quay trở lại của du khách. ........................................................ 41

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPM

Competitive Profile Matrix

PTBV

Phát triển bền vững

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

SWOT

Strengths- Weaknesses - Opportunities – Threats

WTO

Tổ chức du lịch thế giới

VHTT & DL

Văn hóa, thể thao và du lịch

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng


IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn quốc gia

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

viii



Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống phát triển, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con ngƣời ngày càng cao do

các áp lực trong đời sống, công việc, học tập… và điều tất nhiên là du lịch trở thành nhu
cầu không thể thiếu của mỗi ngƣời. Trong những năm vừa qua thì du lịch Việt Nam đã có
những bƣớc tiến nổi bật và đang dần khẳng định vai trò cũng nhƣ đóng góp một phần
đáng kể cho kinh tế quốc gia. Phát triển gắn liền với khai thác tài nguyên, việc khai thác
quá mức đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng và suy thoái tài nguyên. Xu thế
phát triển là tất yếu nhƣng phải phát triển nhƣ thế nào vừa khai thác phục vụ tốt cho hiện
tại mà vẫn duy trì để đảm bảo có thể khai thác trong tƣơng lai, điều này đã đặt ra yêu cầu
cấp thiết là phải phát triển bền vững. Du lịch lại là ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết
nhất với các giá trị tài nguyên, phát triển du lịch đi đôi với khai thác tài nguyên nên du
lịch cũng giống nhƣ tất cả các ngành khác không thể nằm ngoài quy luật phát triển bền
vững này.
Từ sau sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995, Bình Thuận đã trở thành một điểm
sáng trên bản đồ du lịch Việt. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Sở Văn hóa thể thao
và du lịch, hiện nay Bình Thuận có 155 khách sạn, resort đang hoạt động với công suất
6.817 phòng, chƣa kể hệ thống 200 nhà nghỉ với 2.000 phòng đủ tiêu chuẩn, tăng 32% số
cơ sở và 94% số phòng so với năm 2005… Sản phẩm du lịch theo đó trở nên phong phú
và đa dạng với hàng loạt khu nghỉ dƣỡng, dịch vụ spa, tắm bùn, thể thao biển, golf, lặn
biển mang lại cho du khách sự hấp dẫn không chỉ bằng cảnh quan thiên nhiên.
Phan Thiết ngày nay là trung tâm du lịch của tỉnh Bình Thuận, doanh thu du lịch
Phan Thiết chiếm 90% tổng doanh thu toàn tỉnh. Ngoài hệ thống resort nghỉ dƣỡng cao
cấp trải dài ở khu vực Hàm Tiến – Mũi Né, Phan Thiết đƣợc nhiều ngƣời biết đến với
nhiều cảnh cảnh quan xinh đẹp nhƣ: Hòn Rơm, đồi cát Trinh Nữ, bãi đá Ông Địa… Bên

cạnh đó là các di tích lịch sử văn hóa: lầu Ông Hoàng, Tháp Pôsahinu, đình làng Đức
1


Nghĩa, trƣờng Dục Thanh, chùa Phật Quang…;các lễ hội truyền thống: đua thuyền truyền
thống mừng xuân, Katê của ngƣời Chăm đạo Bà La Môn, hội rƣớc đèn trung thu, Nghinh
ông của ngƣời Hoa… cùng hệ thống phục vụ ẩm thực phong phú cũng góp phần mang lại
sự hấp dẫn cho du khách khi đến với Phan Thiết. Tận dụng những lợi thế sẵn có đó,
ngành du lịch Bình Thuận đã nỗ lực nhiều trong quá trình xây dựng, quảng bá hình ảnh
của Phan Thiết. Thực tế đã chứng minh, lƣợng khách đến tăng bình quân theo từng giai
đoạn 2001 - 2005 tăng gần 20%, 2006 - 2009 tăng 12%. Năm 2010, dự kiến đạt
2.500.000 lƣợt khách, tăng 13% so với cùng kỳ. Kéo theo doanh thu du lịch tăng bình
quân từng giai đoạn, doanh thu 2010 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ năm trƣớc.
Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và những
lợi thế so sánh của du lịch Phan Thiết. Du lịch Phan Thiết vẫn đang đứng trƣớc những
thách thức và áp lực không nhỏ. Về khách quan, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ những
trung tâm du lịch nổi tiếng trong nƣớc, khu vực và quốc tế nhƣ: Vũng Tàu, Nha Trang,
Đà Lạt (Việt Nam) hay Pa-tay-a, Phu-ket (Thái Lan), Ba-li (In-đô-nê-xi-a) v.v.. Về chủ
quan, kết cấu hạ tầng du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, yếu kém, thiếu toàn diện, số dự
án chƣa tác động vẫn còn nhiều. Việc thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục để xây
dựng chƣa đƣợc giải quyết triệt để... dẫn đến tâm lý ngại đầu tƣ. Bên cạnh đó, công tác
bảo vệ môi trƣờng sinh thái chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; sản phẩm du lịch còn đơn
điệu, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa đặc trƣng của vùng chƣa đƣợc khai thác
và phát huy đúng mức; chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp. Công tác
tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy có cố gắng song chƣa thực sự hấp dẫn du khách. Công
tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn lúng túng, thiếu tính chuyên nghiệp.
Căn cứ vào những tồn tại, thiếu sót và yêu cầu thực tiễn của hoạt động phát triển
du lịch Phan Thiết, việc thực hiện đề tài: “ Hiện trạng hoạt động và giải pháp phát triển
bền vững du lịch Phan Thiết “ là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao và phù hợp với
mục tiêu xây dựng du lịch thành ngành mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận.


2


1.2.

Tổng quan tài liệu
Du lịch hiện nay là ngành kinh tế trọng điểm của một số nƣớc trên thế giới, phát

triển bền vững là xu thế chung, đã có một số công trình nghiên cứu việc phát triển bền
vững du lịch có thể kể đến nhƣ sau:
Mạng lƣới trung tâm nghiên cứu của APEC tại Philipin đã giới thiệu nghiên cứu
về “ Du lịch bền vững, những thách thức cho Philippin”. Nghiên cứu đã nêu ra các thách
thức trong việc phát triển bền vững du lịch Philippin, so sánh các chính sách phát triển
dựa trên các tiêu chí du lịch bền vững với các nƣớc trong khu vực, đƣa ra các giải pháp
phát triển du lịch dựa trên các lĩnh vực: kinh tế, môi trƣờng, xã hội, đào tạo nhân lực…
Hay trong tham luận tổng kết “Quản lý du lịch có trách nhiệm và hiệu quả” (2000)
của Hena Young, ĐH Sturt Charles có đề cập đến bản chất của phát triển du lịch và việc
sử dụng các công cụ quản lý sẽ có hiệu quả thế nào đối với sự phát triển bền vững du
lịch.
Năm 1995, tổ chức du lịch thế giới, hội đồng du lịch & lữ hành thế giới và hội
đồng trái đất đã thông qua một tuyên bố chung “ Chương trình nghị sự 21 cho ngành
công nghiệp du lịch và lữ hành: Hướng tới sự phát triển bền vững phù hợp về môi
trường”, bản dự thảo đƣa ra các nguyên tắc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững và
đặc biệt phù hợp với các mục tiêu của Công ƣớc Đa dạng sinh học (CBD).
Trong kho tài liệu của IUCN Việt Nam cũng có các tài liệu nói về việc “ Phát
triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (ASSET, 1998), “Hướng dẫn sử dụng công
nghệ mới cho du lịch bền vững” ( Hiệp hội du lịch Úc, 1994), “Du lịch bền vững như một
phương hướng phát triển: hướng dẫn các nhà quy hoạch và nhà lập chính sách địa
phương” ( Liên bang hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, 1999)

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu có thể đóng góp cho sự phát triển du
lịch nhƣ: “Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động
du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa”
(GS.TS Nguyễn Văn Đính ), “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch
với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà -

3


Hải Phòng” (TS. Phạm Trung Lƣơng). Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc nhân rộng
mô hình phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh lân cận.
Tại Bình Thuận, việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững cũng đƣợc các cơ
quan chức năng địa phƣơng quan tâm, đơn cử nhƣ việc tổ chức các hội thảo, xây dựng
các đề án, lập các báo cáo có liên quan đến du lịch nhƣ: hội thảo về “Quản lý và phát
triển du lịch bền vững trong giai đoạn hiện nay” đƣợc tổ chức tại Trung tâm Hội nghị
tỉnh vào ngày 16/9, hội thảo đã khẳng định để du lịch Bình Thuận phát triển bền vững,
cần phát huy các loại hình văn hóa để tạo ra sự phong phú cho sản phẩm du lịch và mang
tính đặc thù riêng, phát triển du lịch phải gắn liền với lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng,
bên cạnh đó cũng cần một cơ chế thống nhất để không có sự chồng chéo giữa các dự án
du lịch và các dự án khác...; Nguồn nhân lực cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng,
liên quan mật thiết với sự phát triển của du lịch, nhận thấy điều đó, công tác đào tạo, bồi
dƣỡng phát triển nguồn nhân lực đã có đƣợc sự quan tâm, trong năm 2009, với sự phối
hợp giữa các sở quản lý chuyên ngành, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đề án “ Đào tạo
phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015 định hướng đến
2020” đã đƣợc UBND Tỉnh ban hành”; Sở VHTT&DL đã lập báo cáo tổng hợp “Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020” vào năm 2007 để bổ sung những thiếu sót trong định hƣớng của “Quy hoạch
tổng thể phát triển Bình Thuận” năm 2002. Điều này cho thấy tỉnh cũng đã có quan tâm
nhiều đến phát triển bền vững du lịch. Đây là cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển bền vững
du lịch Phan Thiết diễn ra thuận lợi hơn.

Ngoài các đề tài liên quan đến sự phát triển bền vững du lịch của các nhà nghiên
cứu du lịch, của ban chỉ đạo tỉnh; trong các trƣờng đại học, số lƣợng các đề tài nghiên
cứu do sinh viên thực hiện cũng chiếm số lƣợng lớn, có thể điểm qua một số đề tài của
sinh viên trƣờng đại học Nông Lâm TP.HCM nhƣ sau:
 Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Biên Hòa
– Đồng Nai.
 Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất giải pháp phát triển bền
vững du lịch sinh thái VQG Côn Đảo.
4


 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du
lịch Bình Dương.
Các nghiên cứu này đã đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt động du lịch tại các tỉnh, các
khu du lịch và đã đƣa ra các giải pháp để phát triển. Tuy nhiên nhiều giải pháp đƣa ra còn
quá chung chung, chƣa cụ thể nên chƣa thể áp dụng vào thực tế.
Bên cạnh đó, có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động du lịch tại Bình Thuận ,
nhƣng các nghiên cứu này chƣa quan tâm nhiều đến việc phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững, nhƣ :
 Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch sinh thái đối với việc quản lý khu bảo tồn và
đời sống dân cư trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, Huyện Hàm
Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận.
 Định hướng phát triển du lịch tại cụm du lịch Phan Thiết – Bắc Bình, Tỉnh Bình
Thuận.
Nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch không phải là mới nhƣng hiện nay vẫn
chƣa có đề tài nào đề cập đến phát triển bền vững du lịch tại Phan Thiết . Nhằm khắc
phục những tồn tại trong hoạt động du lịch tại Phan Thiết và hƣớng đến mục tiêu phát
triển bền vững du lịch, đề tài sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu: “ Hiện trạng du lịch Phan
Thiết hiện nay nhƣ thế nào? Và làm thế nào để du lịch Phan Thiết phát triển bền vững?”
Để giải quyết các vấn đề nêu trên thì đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Phan Thiết có những tiềm năng du lịch nào và hiện trạng phát triển du lịch ra sao?
2. Phan Thiết có những lợi thế du lịch nào so với các thành phố lân cận?
3. Du lịch Phan Thiết có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nào trong
việc phát triển du lịch?
4. Làm thế nào để du lịch Phan Thiết phát triển bền vững?
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát :
Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch Phan Thiết trong thời gian qua và đƣa
ra giải pháp phát triển bền vững.

5


 Mục tiêu cụ thể :
1. Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch tại Phan Thiết.
2. Phân tích lợi thế cạnh tranh của du lịch TP. Phan Thiết so với các thành phố lân
cận.
3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động du lịch tại Phan
Thiết.
4. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch.
1.4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tƣợng nghiên cứu: Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn của Phan Thiết
 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động du lịch tại khu vực Phan Thiết.

Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011.
1.5.

Tính mới và ý nghĩa đề tài

 Tính mới của đề tài:
Đề tài “Hiện trạng hoạt động du lịch và giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan
Thiết” đƣợc thực hiện để có cái nhìn chi tiết hơn về các tiềm năng phục vụ du lịch, hiện
trạng khai thác phát triển du lịch qua việc đánh giá, phân tích các số liệu, các tài liệu thu
thập đƣợc trong các năm gần đây của du lịch Phan Thiết và từ đó có thể đƣa ra các giải
pháp phù hợp và hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững du lịch trong thời gian sắp tới.
 Ý nghĩa của đề tài:
 Kinh tế: tối ƣu hóa sự đóng góp của du lịch vào thu nhập tỉnh, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho sự phát triển tƣơng xứng
với tiềm năng địa phƣơng và mục tiêu bền vững.
 Văn hóa – xã hội: phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy truyền thống
văn hóa đặc thù địa phƣơng, khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị, các di tích
lịch sử, công trình văn hóa để phục vụ phát triển du lịch.
 Môi trƣờng: phát triển phải gắn bó mật thiết với bảo vệ môi trƣờng để từ đó đề ra
các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác tài nguyên du
lịch, đặc biệt là các thắng cảnh và các di tích lịch sử.
6


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
Để có cơ sở phân tích tiềm năng phát triển du lịch và có đủ cơ sở lí luận đƣa ra
giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết, trong chƣơng 2 sẽ khái quát các điều
kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội của TP. Phan Thiết và tìm hiểu một số khái niệm
có liên quan đến phát triển bền vững du lịch.

2.1.

Tổng quan thành phố Phan Thiết

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Phan Thiết hiện nay là trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết
là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Phan Thiết nằm trên quốc lộ
1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 196 km, cách Nha Trang 250 km, Vũng Tàu 150 km và
Đà Lạt 165 km.
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
 Phía đông giáp biển Đông.
 Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
 Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
 Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Với vị trí địa lý nhƣ thế này, Phan Thiết có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút
khách du lịch trong tỉnh và các tỉnh khác. Ngoài ra, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự
hợp tác liên vùng giữa các trung tâm du lịch Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – Vũng
Tàu – TP. Hồ Chí Minh.
 Địa hình
Phan Thiết có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có nhiều giá trị thu hút khách du
lịch. Gồm 3 dạng chính:
 Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
 Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tƣơng đối cao.
7


 Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm.
Địa hình góp phần tạo nhiều cảnh quan độc đáo hấp dẫn khách du lịch, thuận lợi phát
triển các loại hình du lịch nhƣ du lịch tham quan, vui chơi và các hoạt động trên cát ở gần

biển, liên quan đến biển và còn có thể kết hợp du lịch sinh thái.
 Khí tƣợng - Thủy văn
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều
gió, nhiều nắng, ít bão, không có sƣơng muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 °C
đến 27 °C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với các
tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt
độ có khi lên đến 29 °C. Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lƣu lƣợng mƣa
hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm.
Khí hậu nhìn chung khá thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhiệt độ không nóng quá
cũng không lạnh quá, ít có những ngày mây mù nên có thê tổ chức các hoạt động du lịch
quanh năm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Dân cƣ
Dân cƣ Phan Thiết chủ yếu là ngƣời Việt và một bộ phận ngƣời gốc Hoa sinh sống
trong trung tâm thành phố góp phần tạo nên một số đặc trƣng về văn hóa, lễ hội, ẩm thực
tạo nên điểm hấp dẫn du khách.
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm
2009 là 350000 ngƣời. Mật độ dân số là 1699 ngƣời/km² - tuy có thấp hơn nhiều so các
thành phố lân cận nhƣ Vũng Tàu (2214,3 ngƣời/km2) và Phan Rang (2228,5 ngƣời/km2)
nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát triển, kinh doanh hoạt
động du lịch.
 Kinh tế
Nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng liên tục với nhịp độ khá (tốc độ tăng trƣởng bình
quân mỗi năm là 14.04%). Tăng trƣởng của nền kinh tế tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn
2001 - 2010 thể hiện rõ nét qua việc tăng trƣởng của cả 3 nhóm ngành: nhóm nông lâm
8


thủy sản tăng bình quân 7,0%/năm; công nghiệp xây dựng tăng 16,0%/năm; dịch vụ tăng

15,1%/năm. Cơ cấu các nhóm ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp,
dịch vụ du lịch, ngƣ, nông lâm nghiệp, cụ thể nhƣ sau: tỷ trọng nhóm nông lâm thuỷ sản
đã giảm đều đặn từ mức 42,0% năm 2000 xuống còn 20,5% năm 2010; tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong thời kỳ đầu nhƣng 2 năm gần đây đã chậm lại, đạt
mức 34,9% năm 2010 (năm 2000 chiếm cơ cấu 25,7%); tỷ trọng dịch vụ tăng đều qua các
năm, từ mức 35,3% lên 44,6% và là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, ngành du lịch đã phát
triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong nhóm dịch vụ. Các ngành Bƣu chính - Viễn
thông, Vận tải - Kho bãi, Thƣơng mại, Tài chính - Ngân hàng phát triển với tốc độ khá,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng ( Cục Thống kê Bình Thuận
năm 2010).
 Cơ sở hạ tầng
 Giao thông vận tải
 Đƣờng bộ: hệ thống hạ tầng giao thông đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp mới. Các
tuyến đƣờng nội thị đã đƣợc nhựa hóa, đƣờng đi từ Phan Thiết đến các khu vực
nội tỉnh cũng nhƣ liên tỉnh đã đƣợc mở rộng nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại: quốc lộ 1A Bắc Nam, quốc lộ 28 đi Di Linh – Lâm Đồng…
 Đƣờng sắt: tuyến đƣờng sắt Bắc Nam đi qua ga địa bàn tỉnh Bình Thuận, có ga
chính là ga Mƣơng Mán, hiện tuyến tàu 5 sao Sài Gòn – Phan Thiết rất thuận lợi
cho việc vận chuyển khách du lịch.
 Đƣờng biển: là tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài và nằm cạnh đƣờng
hàng hải quốc tế, hiện nay cảng Phan Thiết đã đƣợc xây dựng tiếp nhận tàu 2000
tấn tạo điều kiện thuận lợi cho giao lƣu buôn bán.
 Đƣờng hàng không: tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi chính phủ đầu tƣ khôi phục lại
sân bay Phan Thiết do nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tƣ
ngày càng cao.
Hệ thống giao thông vận tải đƣợc hoàn thiện, phƣơng tiện di chuyển phong phú
mang lại nhiều sự lựa chọn cho du khách khi đến nghỉ dƣỡng tại Phan Thiết, cũng nhƣ sự
thuận lợi trong giao lƣu buôn bán, kinh doanh giữa Phan Thiết với các địa phƣơng khác.
9



 Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đƣợc nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia
và quốc tế, các dịch vụ điện thoại di động, internet đƣợc sử dụng rộng rãi, đảm bảo các
yêu cầu của khách hàng. Điều này góp phần tích cực cho công tác quảng bá hình ảnh du
lịch Phan Thiết đến nhiều nơi trên thế giới thông qua các phƣơng tiện thông tin liên lạc.
 Hệ thống điện
Khu vực Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA và
sẽ đƣợc nâng cấp mở rộng lên 80 – 100 MVA. Hệ thống lƣới điện tại Phan Thiết cũng
đang đƣợc nâng cấp cải tạo để đáp ứng nhu cầu của các khu dân cƣ, khu công nghiệp,
khu du lịch giúp ổn định đời sống, hoạt động kinh doanh …
 Hệ thống nƣớc
Với công suất 25000 m3/ngày đêm, nhà máy nƣớc Phan Thiết cũng đã đáp ứng
đƣợc nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay hệ thống nƣớc đang đƣợc nâng cấp, mở
rộng bằng nguồn vốn ADB để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cả thành phố.
 Hệ thống dịch vụ khác
Bao gồm hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp
lý, công chứng nhà nƣớc, nhà đất, xây dựng, vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc
làm… khá phát triển đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tạo sự đa dạng dịch vụ cho khách hàng.
2.2.

Các khái niệm liên quan

2.2.1. Du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ
trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định ( Luật Du lịch, 2005 ).
2.2.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm
bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai ( Liên Hiệp Quốc, 1984 ).

Phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn
đƣợc nguồn tài nguyên ( APEC, 1996 ).

10


2.2.3. Phát triển bền vững du lịch
Phát triển bền vững du lịch là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch
với mục đích xác định và tăng cƣờng các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các
quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hƣớng tới việc hạn chế lợi ích trƣớc mắt để
đạt đƣợc lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đƣa lại ( Trần Văn Thông, 2002 ).
Phát triển bền vững du lịch phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố:
 Có mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng và lợi ích kinh tế,
văn hóa, xã hội.
 Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
 Đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hƣởng đến nhu cầu của các
thế hệ kế tiếp.
2.2.4. Các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch
 Sử dụng nguồn lực một cách bền vững:việc bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn
lực phát triển du lịch là rất quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển du lịch của mỗi
khu vực, quốc gia.
 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: điều này sẽ tránh đƣợc những phí tổn
cho việc phục hồi tổn hại về môi trƣờng và làm tăng chất lƣợng của du lịch.
 Duy trì tính da dạng: việc duy trì và tăng cƣờng tính đa dạng của thiên nhiên, văn
hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn
của cả ngành du lịch.
 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch: hợp nhất phát triển du lịch vào trong
khuôn khổ hoạch định chiến lƣợc cấp quốc gia và địa phƣơng, tiến hành đánh giá
tác động môi trƣờng làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
 Hỗ trợ kinh tế địa phƣơng: ngành du lịch có hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế

địa phƣơng và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trƣờng thì mới bảo vệ
đƣợc nền kinh tế địa phƣơng.
 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng: khi cộng đồng địa phƣơng
tham gia vào hoạt động du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt
11


trong khu vực và vùng. Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự
ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
 Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tƣợng có liên quan: tham khảo ý kiến của
chính phủ, ngành du lịch và cƣ dân bản địa là hết sức cần thiết để đánh giá các dự
án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng
góp tích cực của họ.
 Đào tạo nhân lực: một lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo lành nghề không những
đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch,
tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tƣởng, tự tin và tự nguyện công tác của
nhân viên.
 Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc cung cấp cho du khách những thông
tin đầy đủ, chính xác sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trƣờng
thiên nhiên, văn hóa, xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn
của du khách.
 Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát, nghiên cứu sự phát triển du lịch thông
qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là điều cần thiết để giải
quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, ngành du lịch và
du khách.

12


Chƣơng 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch cũng nhƣ đề ra
các giải pháp phát triển bền vững du lịch Phan Thiết luận văn sử dụng các phƣơng pháp
cho từng nội dung theo tiến trình sau đây:
3.1.

Tiến trình thực hiện đề tài

Hiện trạng hoạt động và giải
pháp phát triển bền vững du
lịch Phan Thiết

Tiềm năng – Hiện trạng hoạt
động du lịch Phan Thiết

Thu thập tài liệu
Khảo sát thực địa
Điều tra xã hội học

So sánh lợi thế cạnh tranh
của Phan Thiết với các
thành phố lân cận

Phƣơng pháp ma trận so
sánh lợi thế cạnh tranh CPM

Đề xuất giải pháp phát triển
bền vững.

Phƣơng pháp phân tích ma

trận SWOT
Phỏng vấn chuyên gia
13


3.2.

Nội dung nghiên cứu

 Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch TP. Phan Thiết giai đoạn 2006 – 2010.
 So sánh lợi thế cạnh tranh của du lịch Phan Thiết với các thành phố lân cận thông
qua các yếu tố quyết định thành công bên trong và bên ngoài đối với sự phát triển
du lịch.
 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình hoạt động du
lịch.
 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch cho Phan Thiết trong tƣơng lai.
3.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
 Thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề của đề tài để hoàn thành phần đặt
vấn đề và làm cơ sở lí luận cho đề tài.
 Thu thập các tài liệu thứ cấp tại Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Thuận về các
tài nguyên du lịch chính, tình hình phát triển hoạt động du lịch trong những năm
qua của khu vực Thành phố Phan Thiết.
3.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Khảo sát các khu du lịch, điểm du lịch tại Phan Thiết từ tháng 2 đến tháng 6 năm
2011 để đánh giá chung hiện trạng hoạt động trên thực tế của các điểm du lịch về tình
trạng môi trƣờng, khả năng phục vụ đáp ứng nhu cầu cho du khách của đội ngũ nhân

viên, khả năng quản lý trong công tác khai thác phục vụ du lịch đã thực sự đƣợc phát huy
chƣa. Ngoài ra, việc khảo sát còn là một cách để đƣa ra các nhận xét, đánh giá tình hình
và có thể đƣa ra các giải pháp phù hợp nhất với từng điểm, khu vực khảo sát.
3.3.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc thực hiện thông qua 3 bƣớc: xác định đối
tƣợng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua việc phát phiếu
câu hỏi kết hợp phỏng vấn và phân tích kết quả điều tra.
 Đối tƣợng điều tra: du khách tham gia hoạt động du lịch trong thời gian tháng 3 –
tháng 4 năm 2011.
14


 Mục đích điều tra: xây dựng bảng câu hỏi (xem phần phụ lục) để khảo sát về mục
đích du lịch, khả năng quay trở lại, thời điểm du lịch, hiệu quả của công tác tuyên
truyền quảng bá du lịch, mức độ hài lòng về chất lƣợng các dịch vụ… để thu đƣợc
cách đánh giá khách quan của du khách, từ đó có thể đƣa ra các giải pháp khắc phục
các khuyết điểm, phát huy các ƣu điểm.
 Số phiếu: 120 phiếu đƣợc phát ra, thu lại 110 phiếu.
 Thực hiện:
 Phát phiếu điều tra ngẫu nhiên và có chỉ tiêu theo tỉ lệ khách quốc tế - khách nội
địa. Phiếu điều tra đƣợc phát theo cụm, trải đều cho các cụm nhƣ: khu di tích lịch
sử văn hóa, khu mua sắm, khu resort, bãi tắm cộng đồng, khu ẩm thực…để khách
trả lời các câu hỏi có sẵn trong bảng câu hỏi, bên cạnh đó còn có thể trao đổi,
phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi mở để hiểu hơn lý do của sự lựa chọn câu trả
lời cũng nhƣ các ý kiến đóng góp của du khách.
 Tổng hợp phân tích kết quả của các phiếu thu đƣợc thông qua phần mềm excel, xử
lý các số liệu, vẽ biểu đồ để có cái nhìn chi tiết hơn các vấn đề đã khảo sát.
3.3.4. Phƣơng pháp ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh (CPM)
Sử dụng phƣơng pháp CPM để so sánh sự phát triển của du lịch Phan Thiết so với
các thành phố du lịch lân cận nhƣ: Nha Trang, Phan Rang, Vũng Tàu. Để thực hiện đƣợc

sự so sánh này dựa trên sự so sánh lợi thế giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên
ngoài. Cách thực hiện nhƣ sau:
 Tìm liệt kê các yếu tố chủ đạo quyết định thành công.
 Gán trọng số cho mỗi yếu tố tùy vào tầm quan trọng của yếu tố đối với sự thành
công của tổ chức. Trọng số sẽ phân bố từ 0 đến <1. Tổng điểm trọng số bằng 1.
(có thể lấy bằng 100 cho dễ tính toán)
 Đánh giá điểm đáp ứng của tổ chức đối với yếu tố. Điểm cho từ 1 - 4 . 1 = đáp ứng
kém, 2= có đáp ứng , 3 = đáp ứng khá , 4 = đáp ứng rất tốt.
 Nhân điểm đáp ứng với trọng số để có điểm trọng số. Tính tổng điểm trọng số .

15




Trung bình của tổng điểm trọng số là 2,5. Nếu một tổ chức nào có tổng điểm trọng
số nhỏ hơn 2,5 thì xem là yếu trong cạnh tranh.

3.3.5. Phƣơng pháp ma trận SWOT
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức đối với sự phát triển của du lịch Phan Thiết để từ đó đƣa ra các giải pháp thích hợp
nhất để lựa chọn.
Phân tích SWOT là một công sụ tìm kiếm tri thức về đối tƣợng dựa trên nguyên lý
hệ thống, trong đó:
 Phân tích điểm mạnh (S=Strengths), điểm yếu (W=Weaknesses) là sự đánh giá từ
bên ngoài, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tƣợng) trong việc thực hiện
mục tiêu lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trƣng nào đó là điểm mạnh (hỗ
trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu).
 Phân tích cơ hội (O = opportunities), thách thức (T = threats) là sự đánh giá các
yếu tố bên ngoài chi phối đến các mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tƣợng), lấy

mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trƣng nào đó của môi trƣờng bên ngoài là cơ
hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu).
Để thực hiện SWOT có sáu giai đoạn:
1. Xác định mục tiêu của hệ thống .
2. Xác định ranh giới hệ thống: để xác định và không nhầm lẫn giữa điểm mạnh và
cơ hội, điểm yếu và thách thức, cần làm rõ ranh giới hệ thống. Cần chú ý hai loại
ranh giới là ranh giới cụ thể (là ranh giới địa lý, mang tính chất phân biệt bằng trực
quan) và ranh giới trừu tƣợng (quy định bằng thẻ hội viên, bằng quyết định thành
lập tổ chức).
3. Phân tích các bên có liên quan: gồm các bên liên quan trong hệ thống, các bên liên
quan ngoài hệ thống.
4. Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ
thống.

16


5. Vạch ra các chiến lƣợc sau: chiến lƣợc phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội
(S/O), chiến lƣợc không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O), chiến lƣợc phát huy
điểm mạnh để vƣợt qua thử thách (S/T), chiến lƣợc không để thử thách làm bộc lộ
điểm yếu (W/T).
Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOT
Yếu tố bên trong (Internal factors)

Phân tích SWOT

S

W


Yếu tố bên ngoài

O

S+O

O-W

(External factors)

T

S-T

-W - T

6. Tích hợp các chiến lƣợc: sau khi đã vạch ra các chiến lƣợc ở giai đoạn bốn thì ta
cần xếp thứ tự ƣu tiên các chiến lƣợc theo quy tắc sau:
 Các chiến lƣợc có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là chiến lƣợc ƣu tiên nhất.
 Chiến lƣợc không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ƣu tiên tiếp theo.
 Chiến lƣợc chỉ chứa một xung đột, mâu thuẫn nhƣng khi thực hiện thì sự tổn hại
đến mục tiêu là không nghiêm trọng và có thể khắc phục đƣợc.
 Các chiến lƣợc còn lại thì cân nhắc sự tổn hại đến mục tiêu để quyết định giữ lại
hay bỏ đi.
3.3.6. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
Sau khi áp dụng các phƣơng pháp và có đƣợc kết quả cũng nhƣ đã đƣa ra đƣợc các
giải pháp thì sẽ liên hệ với các chuyên viên tại Sở văn hóa – thể thao và du lịch Bình
Thuận, các thầy cô để xin ý kiến nhằm đảm bảo các giải pháp đƣợc lựa chọn có tính khả
thi cao.
Dựa trên các đánh giá của các chuyên gia để sửa và hoàn chỉnh đề tài.


17


×