Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS khối THCS trên địa bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.94 KB, 39 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN

Thực tế xã hội cho thấy, đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc
đổi mới sâu sắc và toàn diện, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào
về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục,... Khi đời sống kinh tế, xã hội
có nhiều thay đổi, HS đang trải qua nhiều biến động tích cực, lẫn tiêu cực, mặt
trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành
mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện
nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống; đặc biệt tình
trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng.
Học sinh các trường trong Thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ nói chung
cũng chịu ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường và những tiêu cực của xã
hội. Tình trạng suy thoái về đạo đức của học sinh có chiều hướng ngày một gia
tăng. Trong địa bàn thành phố, đã có những vụ học sinh THCS đánh nhau vì
những mâu thuẫn không đáng có; trong đó có cả học sinh nữ tham gia. Hay hiện
tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo, học sinh vi phạm luật giao thông, vi phạm
pháp luật,... cũng ngày càng tăng. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh
có tầm quan trọng rất lớn đối với việc hình thành, phát triển nhân cách của các
em, giúp các em có thể làm chủ được bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó
trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; rèn cho các em
cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; mở ra cho các em
cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành
vi đúng đắn. Để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai
đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác quản lý tôi nhận thấy việc nắm rõ thực
trạng và đề ra giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ QLGD. Đó là lý do vì sao tôi
chọn viết tiểu luận với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý các hoạt động giáo

1



dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS khối THCS
trên địa bàn Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ ” để nghiên cứu.

2


PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH VÀ VIỆC
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH KHỐI
THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ.

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA PHƯƠNG .
1. Khái quát về địa phương:
Việt Trì là một thành phố nằm ở phía với diện tích tự nhiên 1.98 km2, với
số dân là 6230 người ở 10 khu hành chính. Là một xã có vị trí quan trọng trong
chiến lược phòng thủ của thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp với xã
Phượng Lâu, phía Đông giáp với Sông Lô, phía Bắc và phía Tây giáp với
Phường Vân Phú, xã Kim Đức, xã Vĩnh Phú của huyện Phù Ninh. Trên địa bàn
xã có các trục đường liên tỉnh, liên huyện chạy qua, rất thuận tiện cho việc đi lại
cũng như thông thương, giao lưu buôn bán hàng hóa.
Thành phố Việt trì là một xã có điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị ổn
định. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng buôn bán, làm nghề thủ công
mì, miến, tráng bánh đa, làm bánh chưng,... kết hợp với làm nông nghiệp.Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì, đời
sống nhân dân của xã ngày càng được nâng cao. Các tổ chức chính trị trong xã
và hệ thống truyền thanh thường xuyên tuyên truyền chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nên người dân trong xã hiểu và chấp
hành ngày càng tốt. Nhân dân trong xã có ý thức xây dựng nếp sống văn hóa,
hương ước làng quê lành mạnh; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa” được phát động thường xuyên ở các khu dân cư.
Về công tác giáo dục: Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục luôn được
các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Năm học 2016 – 2017,
mạng lưới trường lớp từ mầm non, tiểu học, THCS ổn định và phát triển đáp
ứng nhu cầu học tập của con em .
Tuy nhiên do đặc trưng là xã thiên về làm ăn buôn bán, kinh doanh nên
trong địa bàn vẫn còn người mắc vào các tai tệ nạn xã hội, vi phạm luật an toàn
giao thông, một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đi xuất khẩu lao động hay
3


đia làm ăn xa nên có những tác động không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho
học sinh.
2. Khái quát về thành phố :
Trường Trung học cơ sở Hùng Lô nằm ở trung tâm của xã Hùng Lô,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; được thành lập theo Quyết định số: 115/QĐGĐT ngày 20/7/1992 của Sở Giáo dục Đào tạo Vĩnh Phú.
Từ khi được thành lập đến nay, trường luôn đạt danh hiệu tập thể LĐTT;
Riêng năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013 đạt danh hiệu tập thể LĐTT XS.
Năm 2014, trường vinh dự được công nhận Trường đạt chuẩn cấp Quốc
gia. Đây là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để thầy và trò phát huy hết năng lực của
mình, đưa sự nghiệp giáo dục nhà trường ngày càng đi lên.
Với tổng diện tích khuôn viên là: 6489.9 m2, có đủ giấy tờ và thủ tục pháp
lý về quyền sử dụng đất, số bìa Giấy chứng nhận: AK 567939, tại thửa đất số 3,
tờ bản đồ số 12, xã Hùng Lô. Diện tích bình quân đạt: 22,8 m2/học sinh.
Trường có: 12 phòng học kiên cố và 06 phòng học bộ môn (Vật lý, Hoá
học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Công nghệ). Trường có đầy đủ các phòng
chức năng phục vụ cho việc quản lí, điều hành mọi hoạt động của nhà trường;
Các phòng được trang bị khá đầy đủ các phòng học về bàn ghế, quạt, điện chiếu
sáng, máy vi tính, ... đảm bảo cho việc dạy và học.
Sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu vực để xe cho cán bộ giáo viên và

học sinh tương đối đầy đủ, bố trí hợp lí, đảm bảo sạch sẽ, thuận lợi cho các
hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nhà trường có đầy đủ về cổng trường, biển trường, tường rào bao quanh,
cây xanh, các công trình vệ sinh, phòng cháy chữa cháy,... đảm bảo được môi
trường, cảnh quan sư phạm luôn xanh sạch đẹp, an toàn.
Trong năm học 2016 – 2017, nhà trường sẽ đón đoàn đánh giá kiểm định
chất lượng giáo dục về làm việc vào tháng 3/2017. Dự kiến, thư viện nhà trường
sẽ xây dựng đạt chuẩn tiên tiến vào tháng 12/2016.
* Đội ngũ giáo viên: Nhà trường hiện có 28 cán bộ, GV và nhân viên,
100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ GV của trường đã không ngừng
4


được nâng cao trình độ về mọi mặt, khẳng định được thương hiệu của nhà
trường.
* Về học sinh: Số học sinh của nhà trường tăng theo từng năm học đến
nay là 10 lớp với tổng số 309 em. Sĩ số HS được duy trì; tỷ lệ HS có đạo đức
tốt, văn hóa khá giỏi ngày càng tăng; tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THCS đạt từ 98%
trở lên; tỷ lệ đỗ THPH công lập từ 60% đến 65%; số học sinh đạt giải trong các
kỳ thi học sinh giỏi các cấp cũng ngày càng tăng (riêng năm học 2015 – 2016,
trường có 21 học sinh giỏi từ cấp thành phố trở lên đến cấp quốc gia).
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THCS HÙNG LÔ, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ:

1. Thực trạng chất lượng đạo đức của HS trường THCS Hùng
Lô.
Đa số học sinh trường THCS Hùng Lô là các em học sinh ngoan ngoãn,
có ý thức tốt trong việc thực hiện nề nếp, quy định của trường, của lớp. Nhà

trường không có học sinh mắc phải các tai tệ nạn xã hội, các em có ý thức tổ
trong việc đấu tranh với các hành động tiêu cực.
Các em luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; biết vâng lời
cha mẹ, thầy cô, lễ phép khi giao tiếp với người lớn tuổi, biết yêu thương giúp
đỡ bạn bè và những người xung quanh; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết gắn
bó, phong trào “Đôi bạn cùng tiến”,“Áo ấm mùa đông”,“Tết vì bạn nghèo”
luôn nhận được sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của học sinh trong trường. Ngoài
ra các em luôn luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội: Vệ sinh đường làng,
ngõ xóm, lao động công ích, chăm sóc đình Hùng Lô, nghĩa trang liệt sỹ xã nhà,

Ý thức được vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của người học sinh, các em
luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, học và làm bài tập trên lớp và tại
nhà.

5


Từ nhận thức đúng đắn về tác dụng của việc rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường, học sinh trong nhà trường đã chủ động tham gia hoạt
động rèn luyện thân thể thông qua nhiều hình thức: thể dục, bơi lội, các trò chơi
vận động, các hội thi thể dục thể thao… Công tác giữ gìn gìn vệ sinh và bảo vệ
môi trường được triển khai hiệu quả, môi trường lớp học luôn sạch sẽ, cảnh
quan sư phạm nhà trường đảm bảo luôn xanh sạch đẹp.
Thông qua nội dung môn giáo dục công dân, học sinh trường THCS Hùng
Lô được trang bị kiến thức về hành vi đạo đức lối sống phù hợp với chuẩn mực
xã hội. Các em đã biết vận dụng linh hoạt kiến thức được học trong chương trình
thành hành vi thực hiện trong cuộc sống và ngày càng cố gắng hơn trong việc
rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số em có vi phạm như không đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, đi học muộn, nói tục, phá hoại của

công,... Về ý thức học tập, do nhận thức của một số em còn hạn chế, chưa chăm
chỉ; một số do hoàn cảnh gia đình éo le,… nên ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả
học tập. Cá biệt, vẫn có một số em học sinh còn chậm sửa đổi, chưa có ý thức cố
gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân khi được thầy, cô giáo và bạn bè góp ý cũng
như giáo dục.
1.1. Ưu điểm
Phần lớn HS trường THCS Hùng Lô đều ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình phải học tập rèn luyện trở thành công dân tốt có ích cho gia đình,
xã hội. Các em đều có ý thức chấp hành nội qui của nhà trường và được chuyển
biến từ nhận thức thành hành động thông qua phong trào thi đua của các tập thể
và cá nhân do nhà trường và Đoàn trường, Liên đội phát động. Đa số HS đều có
ý thức tốt về quan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái, xây dựng
được quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh. Một số lớp có tinh thần tự quản
tốt, có ý thức xây dựng tập thể lớp, đấu tranh phê bình các hiện tượng sai trái,
góp phần đưa tập thể trở thành lớp tiên tiến.
Đa số HS có đạo đức tốt, có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn
mực hành vi đạo đức, từng buớc hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng
6


của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết nghe lời cha mẹ, thầy
cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết yêu
thương, tôn trọng con người, biết sống tốt và sống đẹp, mong muốn đem lại
niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
1.2. Hạn chế:
Trong nhà trường vẫn còn một bộ phận học sinh chưa chăm ngoan, còn
hay phá rối kỷ cương, nền nếp; tình trạng xích mích, mâu thuẫn học đường vẫn
còn diễn ra; thái độ sống của một số em học sinh chưa tích cực, còn thờ ơ, chưa
biết sẻ chia, giúp đỡ bạn bè; Có bạn còn thiếu tự tin.
Một số ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên

gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè,
giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài.
* Nguyên nhân hạn chế:
Thứ nhất là do sự bất ổn của gia đình: bố mẹ li dị hoặc đi làm ăn xa sống
với ông, bà nên thiếu sự quan tâm và quản lý, bên cạnh đó một số ít học sinh bố
mẹ mắc vào tai tệ nạn xã hội phải đi chấp hành án phạt,..
Thứ hai, một số gia đình kinh tế khá giải, cha mẹ nuông chiều quá mức,
thiếu sự kiểm tra và giáo dục.
Thứ ba, ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỹ năng vận dụng chuẩn
mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái tốt và cái xấu.
Thứ tư, khả năng tự chủ cũng chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa
chậm.
Cuối cùng, do ảnh hưởng đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì nên đôi khi
muốn thể hiện mình là người lớn.
1.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS năm học 2016 - 2017:
Hạnh kiểm
KHỐI

Tổng

Tốt

số HS
SL

TL%

Khá
SL

7

TL%

TB
SL

TL%

Yếu
SL TL%


6

72

61

84.7

09

12.5

02

2.8

0


0

7

79

61

77.2

15

19.0

03

3.8

0

0

8

67

52

77.6


13

19.4

02

3.0

0

0

9

68

55

80.9

10

14.7

03

4.4

0


0

Toàn cấp

286

229

80.1

47

16.4

10

3.5

0

0

2.Thực trạng công tác quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho
HS
Kế hoạch quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS được xây trên
căn cứ là mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc xây dựng kế hoạch được
thực hiện ở nhiều cấp độ quản lý khác nhau: Nhà trường, các tổ chức công đoàn,
đoàn thanh niên, liên đội, GVCN,…

Cán bộ quản lý nhà trường tổ chức cho giáo viên, nhân viên và cha mẹ
học sinh được nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các kế hoạch đã xây
dựng. Thường xuyên giám sát việc thực hiện các kế hoạch, tiếp nhận các thông
tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2.2. Triển khai và chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS:
a/ Đề cao việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống
tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường:
BGH nhà trường không ngừng phát huy vai trò trong công tác lãnh đạo,
chỉ đạo có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường đã
quản lý, chỉ đạo sâu sắc việc thực hiện mục tiêu của giáo dục đạo đức. Song
song với đó, nhà trường không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên
(nhất là GVCN lớp), học sinh và các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích, tầm
quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ đó, nhà trường tạo
sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh của các lực lượng giáo dục.

8


Với phương châm "Tiên học lễ, hậu học văn", trường THCS Hùng Lô
luôn coi trọng việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Để công tác giáo
dục tư tưởng, đạo đức cho các em được thực hiện một cách có hiệu quả, nhà
trường đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thống, đạo lý dân
tộc; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho HS thông
qua các môn học và tổ chức các hoạt động vui tươi, lành mạnh, bổ ích mang tính
giáo dục cao như các hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động giáo dục
khác chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như 20/10, 20/11, 22/12,
3/2, 8/3, 26/3, 30/4,...Qua đó, hình thành cho HS phẩm chất, đạo đức, nhân cách
con người mới. Các em sống có lý tưởng, có mục đích, có ước mơ; sống biết yêu
thương, chia sẻ, đoàn kết; sống có kỷ luật, biết tự bảo vệ chính mình; phấn đấu

trở thành người tốt - người con ngoan, trò giỏi.
b/ Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, nhà trường đã chú ý giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập, phát huy
giá trị Di chúc của Bác Hồ vào công tác tư tưởng, chính trị và giáo dục đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Đồng thời với đó, nhà trường đã yêu cầu đưa nội dung giáo dục đạo đức,
lối sống cho thế hệ trẻ vào chương trình hoạt động với việc xây dựng đề án kế
hoạch hành động cụ thể gắn với nhiệm vụ của nhà trường, các tổ chức đoàn thể,
GVCN, giáo viên bộ môn. Lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ
thông qua các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động phong trào; chú
trọng biểu dương, nêu gương những gương học sinh điển hình tốt.
c/ Thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương và phối kết hợp
với các đoàn thể, chính trị; nhất là công đoàn cơ sở, chi đoàn thanh niên thành
lập ban chỉ đạo về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Ban chỉ đạo đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ đảng
chỉ đạo các đoàn thể tổ chuyên môn và các bộ phận liên quan thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
9


Không những thế, nhà trường còn chú trọng xây dựng cảnh quan, môi
trường học tập thân thiện gần gũi với học sinh. Tổ chức cho học sinh thi đua
trang trí lớp học, trang trí thư viện góc lớp. Thầy, cô giáo tích cực đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động,
sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Tăng
cường tổ chức các hoạt động, vui chơi, giải trí tích cực, sáng tạo.
Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” triển khai 5 tiêu chuẩn đánh giá học sinh tích cực đến từng đồng

chí giáo viên. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn, theo dõi học sinh học tập, uốn nắn
những biểu hiện lệch lạc, thiếu tự tin của học sinh. Từng lớp, giáo viên đã tổ
chức đánh giá học sinh 2 lần/ năm học theo các tiêu chí đã đề ra.
d/ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Chào cờ, sinh hoạt
lớp, các hoạt đông ngoại khóa):
Tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu niên chủ động xây dựng kế hoạch
hoạt động, các phong trào thi đua bám sát theo chủ điểm của từng tháng ngay từ
đầu năm học. Phối hợp với GVCN, giáo viên bộ môn tổ chức tốt phong trào thi
đua học tập, rèn luyện đội viên theo năm điều Bác Hồ dạy, tuyên truyền về các
anh hùng ở tuổi thiếu niên của địa phương, của đất nước. Tổ chức sinh hoạt đội
hàng tuần, tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Thường xuyên kiểm tra việc chấp
hành nội quy trường, lớp, vệ sinh môi trường…Đặc biệt, GV Tổng phụ trách đội
tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, nhiều phong trào học tập, vui chơi, bổ
ích, thu hút các em học sinh tham gia. Tăng cường tổ chức các hoạt động thực tế
gắn liền với mục tiêu giáo dục kỹ năng, đạo đức, ý thức cho học sinh. Phối hợp
chặt chẽ với đoàn các cấp và đoàn thanh niên tại nơi cư trú trong việc giáo dục,
bồi dưỡng đạo đức cho HS trong thời gian học tập tại trường và nghỉ hè tại địa
phương. Triển khai tốt các mô hình hoạt động có hiệu quả như: Xây dựng nề nếp
chi đội mạnh, uống nước nhớ nguồn, đón hài cốt liệt sỹ,… Đổi mới nội dung giờ
chào cờ đầu tuần, dành nhiều thời gian cho học sinh thể hiện; kết hợp nhiều hình
thức như: diễn tiểu phẩm, văn nghệ theo chủ điểm tháng, thi cắm hoa, hội thi ẩm
thực dân gian,… Qua đó, giúp các em xác định mục tiêu, nhận thức tư tưởng,
10


thúc đẩy các em học tập tiến bộ, phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng
như tinh thần.
Giáo dục hướng nghiệp được nhà trường thực hiện tốt, dạy hướng nghiệp
cho học sinh khối 9 theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT các khối khác
thì chủ yếu lồng ghép vào bộ môn nhằm thông qua đó giáo dục cho học yêu

nghề nghiệp, biết tự chọn được nghề nghiệp của mình.
Giáo dục thẩm mỹ: Thông qua bộ môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngữ văn,…
giáo dục cho các em biết cảm nhận được cái đẹp chân chính.
BGH nhà trường xác định giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, là người quản lý mọi hoạt động của lớp
và triển khai mọi hoạt động của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh và cha
mẹ các em. Lãnh đạo trường đã định hướng phân công những giáo viên chủ
nhiệm theo những tiêu chí sau: Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và có
ý thức trách nhiệm cao, có uy tín, đạo đức tốt. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm mà
có chuyên môn giỏi, vững tay nghề, có tầm hiểu biết rộng, yêu nghề, thương
yêu, tôn trọng học sinh và có năng lực tổ chức lại càng phải chú ý. Giáo viên
chủ nhiệm có đủ các loại hồ sơ và thực hiện theo quy định của ngành như sổ
liên lạc điện tử, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi đạo đức học sinh,…; tổ chức sinh hoạt
lớp cuối tuần, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua của lớp… Kết hợp chặt chẽ với
Hội cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn - Đội
và các ban ngành đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
e/ Giảng dạy các môn học đặc biệt là các môn khoa học xã hội:
Nhà trường đã quán triệt trong các cuộc họp hội đồng trường về việc giáo
dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi
lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức
khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình
cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Việc giảng dạy chương trình môn GDCD: Nhà trường đã tổ chức thực
hiện giảng dạy môn GDCD đầy đủ theo đúng quy định của chương trình, lồng
11


ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn để giáo dục cho các em về pháp luật, lòng
biết ơn, tình cảm yêu thương con người…Qua đó kết hợp để đánh giá xếp loại

hạnh kiểm của HS vào cuối học kỳ và cuối năm học.
g/ Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội:
Nhà trường rất chú trọng vai trò của gia đình trong công tác giáo dục đạo
đức, giáo viên luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để
quản lý tốt quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Ngoài ra, nhà trường tăng
cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa
phương trong công tác giáo dục ý thức, đạo đức, giáo dục truyền thống. Đó
chính là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh.
2.3.Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh:
Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức để học sinh
thực hiện. Quá trình kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ
hoặc kiểm tra đột xuất với nhiều hình thức: kiểm tra kế hoạch, hoạt động tổ chức
giáo dục đạo đức, dự giờ…
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục
đạo đức cho các thành viên của nhà trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ
thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra
các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương,
khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa
tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm,
điều chỉnh kế hoạch.
Bình bầu thi đua cuối mỗi đợt trong một năm là một hình thức giúp học
sinh tự kiểm điểm lại mình, đánh giá cho nhau tạo niềm tin, niềm tự hào, phấn
khởi, tự khẳng định hành vi đạo đức của bản thân các em.

12


III. NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH:

1. Điểm mạnh
Trường đã đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2014; cơ sở vật chất khang trang
và khá đồng bộ về cảnh quan;…
BGH nhà trường thường xuyên tâm tới công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh, coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là công tác then chốt
để hình thành nhân cách cho các em. Nhà trường đã triển khai và thực hiện cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
sâu rộng đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, qua đó đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong
nhà trường. Các phong trào triển khai đã góp phần tích cực trong công tác giáo
dục tình cảm đạo đức cho học sinh, để từ đó giúp cho học sinh không vi phạm
đạo đức trong nhà trường.
Giáo viên Tổng phụ trách Đội làm có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và
có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú.
Đội ngũ giáo viên của trường có nhận thức chính trị tốt, có lòng yêu nghề;
luôn trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác; có năng lực, trình độ chuyên môn
vững vàng. Nhiều giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, có nhiều sáng tạo, tâm
huyết trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Điểm yếu:
Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của một số giáo viên chủ
nhiệm chưa thực sự được trú trọng, có lúc chưa liên tục, phương pháp giáo dục
chưa phù hợp. Đội ngũ giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác giáo
dục đạo đức học sinh. Một số giáo viên không làm chủ nhiệm đôi khi không

13



quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh, coi đó không phải nhiệm vụ chủ
nhiệm lớp của mình.
Một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng
còn vi phạm nội qui nhà trường như đi học muộn, nói tục, hút thuốc, vi phạm
luật giao thông; một số em còn bao che cho nhau khi vi phạm khuyết điểm.
3. Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ phối hợp của
các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân địa phương và Hội cha mẹ học sinh.
Được sự đồng thuận của xã hội, nhất là Ban thường trực cha mẹ học sinh tích
cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh quan tâm đầu
tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục và dạy học.
4. Khó khăn:
Sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn ở khu dân cư chưa thường
xuyên, liên tục. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức
học sinh cho phụ huynh chưa hiệu quả. Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
chưa chú trọng đến việc học tập và tu dưỡng đạo dức của con em mình, còn phó
mặc cho nhà trường.
IV. KINH NGHIỆM THỰC TẾ KHI THỰC HIÊN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS
HÙNG LÔ.

1. Những tình huống tiêu biểu ở trường:
1.1/ Tình huống 1: “Giáo dục đạo đức cho HS”:
Trong một lần dự giờ Ngữ văn lớp 8B, tôi đã được chứng kiến một tình
huống xử lý HS vi phạm của GV Trần Thị Minh Phương như sau: Trong giờ
học, khi thầy đang giảng bài, em Nam ngỗi dưới lớp nghịch ngợm, mất tập
trung. Cô Phương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em vẫn “phớt lờ”, thậm chí, còn

cười đùa rất vô duyên. Không kiềm chế được nữa, cô Phương đập bàn quát:
“Em Nam! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có thái độ coi thường GV như
14


thế”. Lúc đó, em Nam lập tức đứng phắt dậy, lẩm bẩm nói “ra thì ra” rồi đi
thẳng ra ngoài. Nghe được câu nói ấy, cô Phương càng tức giận và lập tức gọi
em Nam quay lại, yêu cầu em hết giờ xuống gặp BGH nhà trường làm kiểm
điểm, sau đó phạt em Nam đứng ngoài cửa lớp đến hết giờ. Gặp tình huống như
vậy, là nhà quản lý mình sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?
Tình huống 2: “Một buổi tham quan”
Hai tập thể lớp 9A, 9B dưới sự hướng dẫn của GVCN và Ban phụ trách
đội tham dự một buổi triển lãm. Cùng thời điểm đoàn trường đi tham quan có rất
nhiều quan khách cũng đến tham dự. HS hai lớp tiến hành tham quan theo sự
quản lý của GV và giới thiệu của hướng dẫn viên. Tuy nhiên có 02 HS là Hùng
và Khánh của lớp 9B lại không tập trung nghe giới thiệu của hướng dẫn viên mà
các em mải nói chuyện riêng với nhau đôi khi còn cười phá lên rất to. Điều này
khiến cho quá trình giới thiệu của hướng dẫn viên bị ngắt quãng và làm cho
khách tham quan cảm thấy không thoải mái. GVCN đã trách mắng và yêu cầu 2
HS vi phạm ra ngoài không được tiếp tục tham quan. Cách xử lý tình huống của
CBQL?
* Tình huống 3: Khi HS có biểu hiện vi phạm kỷ luật:
Do va chạm xích mích, một số học sinh trường ngoài chờ lúc tan học đã
tụ tập tại cổng trường để chờ đánh một số học sinh trong trường THCS Hùng
Lô. Cách xử lý tình huống của CBQL?
2. Cách xử lý tình huống.
Tình huống 1:
Trước tình huống vi phạm đạo đức của em Nam lớp 8B trong giờ học của
cô giáo Trần Thị Minh Phương, là CBQL nhà trường, tôi sẽ:
- Trước hết, tôi phân tích cho em nhận ra khuyết điểm của mình trong giờ

học đã vi phạm nội quy của trường, của lớp; vi phạm với nhiệm vụ của người
học sinh trong Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Sau đó, tôi sẽ nghiêm khắc kiểm điểm em Nam, yêu cầu em viết kiểm
điểm và xin lỗi cô Phương về hành vi vi phạm của mình và giao cho GVCN gặp

15


gỡ, phối kết hợp cùng gia đình để tìm hiểu nguyên nhân vi phạm của em Nam,
tiếp tục uốn nắn, giúp đỡ em tiến bộ.
- Bên cạnh đó, tôi cũng rút kinh nghiệm với cô Phương cần có thái độ
mềm mỏng, bình tĩnh, xử lý tế nhị, tìm hiểu nguyên nhân khi có hiện tượng HS
vi phạm nền nếp trong giờ học để giúp đỡ HS có ý thức học tập tốt hơn, tôn
trọng GV lên lớp.
Tình huống 2:
Trước tình huống vi phạm đạo đức của 02 HS trong buổi tham quan tôi đã
nghiêm khắc nhắc nhở các em, giải thích cho các em về kỹ năng ứng xử có văn
hóa khi tham gia hoạt động ngoại khóa tại nơi công cộng, yêu cầu các em rút
kinh nghiệm và tiếp tục cho các em tham gia buổi tham quan.
Bên cạnh đó, tôi cũng rút kinh nghiệm với GVCN lớp 9B không nên tỏ ra
cáu giận, trách mắng HS ngay trong triển lãm trước bạn bè trong lớp và khách
tham quan sẽ khiến các em xấu hổ và gây nên mặc cảm tâm lý. gây mất tập
trung ảnh hưởng đến hướng dẫn viên và khách tham quan. Cần có thái độ mềm
mỏng, bình tĩnh và xử lý tế nhị, tích cực hơn khi HS tham gia hoạt động ngoài
giờ lên lớp có vi phạm. Không được yêu cầu HS ngừng tham gia hoạt động
ngoại khóa.
Tình huống 3:
Trước hết, tôi thông báo cho GVCN lớp có HS đang bị đe doạ biết được
tình hình. Yêu cầu HS lưu lại trường. Đề nghị GVCN báo cho gia đình đến đón
HS đó về.

Sau đó, tôi trao đổi tình hình với bảo vệ trường giao cho bảo vệ giải tỏa
HS tụ tập. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người đó tìm cách đón đánh
HS của trường thì báo cho công an địa phương nhờ can thiệp khi cần thiết.
Làm như vậy có thể tạm thời tránh cho HS của mình phải trực tiếp đối
đấu với nguy hiểm. Sau đó, tôi đề nghị GVCN lớp tìm hiểu lý do tại sao xảy ra
mâu thuẫn, tìm cách giải quyết dứt điểm. Nếu lỗi thuộc về HS của trường, thì
phải động viên các em đứng ra nhận lỗi. Nhưng nếu lỗi thuộc về học sinh trường

16


ngoài thì cần phải có thái độ kiên quyết, thông báo cho lãnh đạo có HS trường
ngoài biết và phối hợp những tổ chức khác để xử lý (nếu cần).
3. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân chưa thành công:
Nguyên nhân thành công:
Để giải quyết thành công được các tình huống trên, cần phải bình tĩnh tìm
cách xử lý; không nôn nóng, vội vàng. Bên cạch đó, cần quán triệt, chỉ đạo tới
đội ngũ CB - GV trong công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh. Cần chặt chẽ
hơn trong hoạt động giáo dục đạo đức đối với các em; tăng cường phối kết hợp
cùng các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
Nguyên nhân chưa thành công:
Trong quá trình giáo dục đạo đức, chưa có những biện pháp mạnh tay về
việc xử lý vi phạm nội quy của HS. GVCN lớp còn thiếu kinh nghiệm trong
công tác quản lý học sinh tham gia các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp.
Đôi khi cách giải quyết tình huống của GV còn thiếu kỹ năng; chưa kiềm
chế được cảm xúc, còn thiếu sự khéo léo, tế nhị nên đã vô tình tạo áp lực tâm lý
đối với HS.
4. Bài học kinh nghiệm.
4.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức HS:

CBQL luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức
HS là góp phần hình thành cách sống tích cực trong xã hội. Vấn đề nâng cao
nhận thức và nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục đạo đức HS trong trường học phải được đặt lên hàng đầu.
CBQL cần căn cứ vào thực trạng đội ngũ và tình hình cụ thể của nhà
trường để có những biện pháp tốt nhất, khả thi nhất nhằm nâng cao nhận thức
cho CB GV NV và các lực lượng trong xã hội về tầm quan trọng của vấn đề giáo
dục đạo đức học cho HS. Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau
như thảo luận tại Hội nghị CB-VC đầu năm, các cuộc họp cơ quan, họp PHHS
và các giờ chào cờ hàng tuần, các hoạt động ngoại khóa.
17


4.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức HS:
Để xây dựng được kế hoạch hoạt động hiệu quả cần chú ý tới một số nội
dung cơ bản sau đây:
- Chỉ ra các căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch như: Các văn bản hướng
dẫn của các cấp quản lý về việc thực hiện các nội dung của giáo dục đạo đức HS
cho HS trong từng năm học và những giai đoạn tiếp theo, mục tiêu giáo dục HS
ở từng độ tuổi và nội dung, chương trình giáo dục THCS; Thực trạng năng lực
của đội ngũ GV trong trường và khả năng hợp tác giáo dục của các lực lượng xã
hội khác ngoài nhà trường; Đặc điểm tâm sinh lí - lứa tuổi của HS; Điều kiện
phục vụ cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Xác định các nội dung cơ bản (xây dựng sơ đồ khung) cho kế hoạch:
Xác định những mục tiêu cơ bản và các chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch. Đồng
thời với việc này, CBQL cần chỉ ra những hoạt động chủ điểm cho toàn trường,
khối, lớp. Xác định rõ thời gian, địa điểm, nguồn lực để tổ chức thực hiện.
- Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường chỉ đạo GVCN xây dựng các kế
hoạch giáo dục đạo đức HS phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng lớp.
4.3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức HS:

Để tổ chức và chỉ đạo tốt các hoạt động giáo dục đạo đức HS, cần thành
lập lập ban chỉ đạo và xác định rõ nhiệm vụ của ban chỉ đạo. Nhiệm vụ cơ bản
của Ban chỉ đạo là:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo thực hiện.
- Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức HS.
- Hướng dẫn GVCN lập kế hoạch hoạt động cá nhân, xác định mục tiêu
cụ thể, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo
dục đạo đức HS theo từng độ tuổi, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của trường,
lớp.
- Theo dõi việc tổ chức thực hiện các hoạt động đã được xây dựng trong
kế hoạch kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

18


4.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức
HS:
- Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng công tác giáo dục đạo
đức HS gồm cả hai loại là định tính và định lượng.
- Cần xem xét tiến độ và chất lượng các hoạt động có đạt và phù hợp với
mục tiêu của kế hoạch hay không. Nghiên cứu những bất cập, thiếu sót và
nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Điều chỉnh những sai lệch, rút kinh nghiệm cho những hoạt động trong
thời gian kế tiếp.
- Nội dung và hình thức kiểm tra: Hoạt động kiểm tra được thực hiện
bằng nhiều hình thức như: dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, nghe
báo cáo, thăm hỏi gia đình HS, phỏng vấn cha mẹ HS và cán bộ địa phương...

19



PHẦN THỨ BA
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS HÙNG LÔ, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ.
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐTvề việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các nhà trường phổ
thông;
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT
Việt Trì về thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2016 - 2017
Căn cứ mục tiêu, phương hướng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
2016 - 2017 của trường THCS Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ.
2. Căn cứ thực tiễn :
Căn cứ thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh trường THCS Hùng Lô,
Việt Trì, Phú Thọ.
Căn cứ thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
trường THCS Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ.
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH:
1. Mục tiêu chung:
Đổi mới công tác quản lý, đổi mới một số hoạt động giáo dục đạo đức
cho HS nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho HS trường THCS
Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mục tiêu 02 tuần:
BGH nắm vững các chỉ thị, văn bản và các công văn chỉ đạo của cấp trên

về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 và vận dụng vào thực tiễn công
tác những văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học cũng như nhiệm vụ giáo dục đạo
đức, lối sống cho HS.
20


Lập kế hoạch thực hiện việc đổi mới công tác quản lý các hoạt động giáo
dục đạo đức giúp cho tất cả các lực lượng giáo dục nắm bắt được mục tiêu, nội
dung, cách tổ chức thực hiện để từ đó có được sự đồng thuận, cùng giúp sức,
cùng chăm lo cho công tác giáo dục đạo đức HS.
2.2. Mục tiêu 03 tháng:
Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục HS, tạo sự đồng bộ thống nhất phối
hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Tổ chức, chỉ đạo hiệu quả kế
hoạch giáo dục đạo đức HS.
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ
GV nhà trường.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CB - GV, HS và cha
mẹ học sinh đối với công tác giáo dục đạo đức cho HS. Xây dựng cơ chế phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho HS.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức. Biểu dương
kịp thời các gương người tốt, việc tốt.
2.3. Mục tiêu 1 năm học.
Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho HS.
Đổi mới quản lý các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho
học sinh; phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong nhà trường. Thông
qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giảng dạy các môn học đặc biệt là các môn
khoa học xã hội... khắc phục tồn tại hạn chế, phát huy được ưu điểm trong chất
lượng đạo đức của HS nhằm đạt mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho HS

trường THCS Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ.

21


III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Các hoạt động thực hiện trong 2 tuần
Người
Thời gian

Nội dung

Dự kiến kết quả

thực hiện

Ghi

công việc

đạt được

(Người PH

chú

thực hiện)

Tuần 1:
- Kế hoạch hóa công - Kế hoạch hóa công - BGH

tác giáo dục đạo đức tác giáo dục đạo đức - Bí thư Đoàn;
cho HS

cho HS của nhà TPT.
trường, Đoàn, Đội, - Chi đoàn
GVCN.

- Đội văn nghệ

- Hưởng ứng tuần lễ - HS nắm được - TPT Đội
sinh hoạt tập thể đầu truyền thống, nội - GVCN
năm học 2016 - 2017.

quy,

quy

định - GV âm nhạc

trường học.
- Tập luyện nghi thức - HS nắm được nghi
lễ Khai giảng (Nghi lễ lễ đón đại biểu, nghi - Chi đoàn
đón đại biểu, nghi lễ lễ chào cờ, hát tốt - Đội văn nghệ
chào cờ)

Quốc ca, Đội ca.

- TPT Đội

- Tập luyện văn nghệ - HS thuộc và hát - GVCN

Khai giảng (Các tiết được các bài hát ca - GV âm nhạc
mụ ca ngợi về Đảng, ngợi Đảng, Bác Hồ,
Bác

Hồ,

mái mái trường,...

trường,.. )
- Sinh hoạt lớp: Học - HS năm được nội
tập nội quy, quy định quy,

quy

định - GVCN

trường lớp, thi đua liên trường học.
đội.
Tuần 2:
- Sơ kết tuần 1, triển - HS thực hiện được - Chi đoàn
khai kế hoạch tuần 2.

Bài TD giữa giờ, bài - Liên Đội

- Hướng dẫn học sinh TD buổi sáng, bài - TPT Đội

22


tập Bài TD giữa giờ, võ cổ truyền,...


- GVCN,

bài TD buổi sáng, bài

- GV âm nhạc

võ cổ truyền,...
- Tập luyện nghi thức - HS nắm được nghi
lễ Khai giảng (Lễ diễu lễ đón HS lớp 6.

- Chi đoàn

hành đón HS lớp 6)

- Liên Đội;

- Tập luyện văn nghệ - HS tập luyện các - TPT Đội
Khai giảng (Các tiết tiết mục múa ca - GVCN,
mục hát, múa ca ngợi ngợi ngợi thầy cô, - GV âm nhạc
thầy cô, mái trường )

mái trường

- Sinh hoạt lớp: Đánh - Tăng cường tinh
giá hoạt động tuần 2.

thần đoàn kết giúp - GVCN

- Phát động thi đua: đỡ nhau trong học - GV TPT Đội

“Đôi bạn cùng tiến”

tập của học sinh

* Điều kiện thực hiện:
- Hệ thống tăng âm, loa đài đảm bảo chất lượng.
- Trang thiết bị kèm theo cho các buổi tập luyện chuẩn bị lễ khai giảng
như: Trống Đội, cờ Đội, cờ Tổ quốc các lớp, biển lớp, biểu ngữ,...
* Dự kiến khó khăn, cản trở:
- Thời điểm đầu năm học, ý thức nề nếp HS chưa ổn định, đặc biệt HS lớp
6 mới từ tiểu học lên THCS.
- Hệ thống tăng âm, loa đài có thể xảy ra sự cố hoặc mất điện.
- Thời tiết không ủng hộ cho quá trình tập luyện.
* Hướng khắc phục:
- Chỉ đạo GV, đặc biệt GVCN xây dựng nền nếp HS ổn định ngay từ đầu
năm học và quản lý sát sao, chặt chẽ trong quá trình tập luyện.
- Chỉ đạo bộ phận phụ trách tăng âm, loa đài kiểm tra, sửa chữa và chuẩn
bị hệ thống máy phát điện dự phòng khi mất điện.
- Chỉ đạo GV Tổng phụ trách phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, lòng nhiệt
tình; tích cực học hỏi và tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội.
23


2. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 03 tháng:
Người
Thời gian

Nội dung

Dự kiến kết quả


thực hiện

Ghi

công việc

đạt được

(Người PH

chú

thực hiện)

Tháng 8- Chủ đề "Truyền thống trường em"
- Hưởng ứng tuần lễ - HS năm được
sinh hoạt tập thể đầu truyền thống, nội
năm

học

2016

- quy,

2017.

quy


định

trường học.

- Chi đoàn

- Tập luyện nghi - HS nắm được nghi - Liên Đội
thức lễ Khai giảng lễ đón đại biểu, nghi - TPT Đội
(Nghi lễ)
Tuần 01

lễ chào cờ, hát tốt - GVCN,

- Tập luyện văn nghệ Quốc ca, Đội ca.

- GV âm nhạc

Khai giảng (Các tiết - HS thuộc bài hát - Đội văn nghệ
mục tốp ca ca ngợi ca ngợi Đảng, Bác
về Đảng, Bác Hồ, Hồ,...
mái trường,... )

- Tăng cường tinh
thần đoàn kết giúp

- Các lớp phát động đỡ nhau trong học
phong

trào:


“Đôi tập của học sinh

bạn cùng tiến”
- Hướng dẫn học - HS thực hiện được
sinh tập Bài TD giữa bài TD giữa giờ, - Chi đoàn
giờ, buổi sáng, bài buổi sáng, bài võ cổ - Liên Đội
Tuần 02

võ cổ truyền, các bài truyền, các bài tập - TPT Đội
tập múa dân vũ.

múa dân vũ.

- GVCN,

- Tập luyện nghi - HS nắm được nghi - GV âm nhạc
thức lễ Khai giảng lễ đón HS lớp 6.

- Đội văn nghệ

(Lễ diễu hành đón

- Đội cờ đỏ.

HS lớp 6)

- HS tập luyện các

- Tập luyện văn nghệ tiết mục múa ca
Khai giảng (Các tiết ngợi ngợi thầy cô,


24


mục múa ca ngợi mái trường
thầy

cô,

mái

trường )
Tháng 9 - Chủ đề: "Mùa thu ngày khai trường"
- HS nắm toàn bộ
chương trình lễ khai - BGH,
- Tổng duyệt lễ Khai giảng năm học mới - GVCN,
giảng.

(cả phần lễ và phần - Chi đoàn
hội).

- Đội,

- Rèn ý thức tự giác, - TPT,
ý thức chấp hành - GV âm nhạc
Tuần

nội quy, nề nếp, ý

01


thức kỷ luật cho
HS.
- Tổ chức Lễ khai - HS nắm được ý
giảng

nghĩa

ngày

Khai

giảng năm học mới;
khơi dậy niềm tin, ý
thức phấn đấu cho
một năm học mới.

- Ngoại khóa về - HS nắm được Luật - Chi đoàn
Tuần
02

ATGT.

GT đường bộ; có ý - Liên đội

- Tổ chức ký cam kết thức chấp hành giao - TPT Đội
không

vi


phạm thông khi tham gia - GVCN

ATGT và các tệ nạn giao thông và phòng - GV âm nhạc
xã hội.

chống các tệ nạn xã
hội.

- CB Công an
TP nằm vùng.

Tuần 03
- Ồn định nề nếp

- HS nắm được nội - TPT Đội

- Triển khai phong quy, quy định.
trào “Nói lời hay, - HS có ý thức trong
làm việc tốt”.

rèn luyện, tu dưỡng.

25

- GVCN


×