Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LAN ANH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011

Trang i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. LÊ TẤN THANH LÂM

Sinh viên thực hiện:
MSSV: 07157206
NGUYỄN THỊ LAN ANH

Tháng 08/2011

Trang ii


QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
LẠT - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Tác giả

NGUYỄN THỊ LAN ANH

Khóa luận đƣợc đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ chuyên ngành
Quản lý Môi trƣờng và Du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
Th.S LÊ TẤN THANH LÂM

Tp.HCM, tháng 08/2011
Trang i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến ThS. Lê TấnThanh Lâm, ngƣời thầy đã tận tâm dìu
dắt, động viên tôi, hƣớng dẫn, theo sát đề tài và định hƣớng cho tôi, hỗ trợ và đóng
góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Phan Thị Kim Phƣợng – Phó Đội Môi
Trƣờng, Công ty TNHH một thành viên dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt, ngƣời hƣớng
dẫn trực tiếp nơi tôi thực tập, đã giúp đỡ tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên – Trƣờng Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy,
cung cấp những kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua, giúp tôi có đƣợc nền
tảng cơ bản cho khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cũng nhƣ tất cả bạn bè đã tận tình
giúp đỡ, ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Quản lý chất thải rắn công cộng tại thành phố Đà Lạt – Hiện trạng và
giải pháp” đƣợc thực hiện tại thành phố Đà Lạt từ tháng 02/2011 đến 6/2011.
Nội dung chính khảo sát là ý thức ngƣời dân trong việc giữ gìn vệ sinh công
cộng và mức độ ảnh hƣởng của chất thải rắn công cộng đến hoạt động du lịch tại thành
phố Đà Lạt. Các phƣơng pháp sử dụng: điều tra xã hội học để nắm bắt những thông tin
cụ thể, thực tế nhất từ cộng đồng địa phƣơng, khách du lịch và công nhân vệ sinh,

khảo sát thực địa giúp kiểm tra độ tin cậy những thông tin thu đƣợc.
Kết quả cho thấy hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt đã và đang ngày càng
phát triển song chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có. Khối lƣợng chất thải rắn công
cộng phát sinh ngày càng lớn nguyên nhân chủ yếu do ý thức ngƣời dân chƣa cao, hoạt
động buôn bán rong... Từ đó, đề xuất những giải pháp quản lý nâng cao ý thức ngƣời
dân và hiệu quả công tác thu gom chất thải rắn công cộng.

Trang iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................xiii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 3
1.6.1. Ý nghĩa môi trƣờng ............................................................................................ 3
1.6.2. Ý nghĩa kinh tế ................................................................................................... 3
1.6.3. Ý nghĩa xã hội .................................................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG

THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ............................................................................................... 4
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................... 4
2.1.1.Vị trí địa lý.......................................................................................................... 4
2.1.2. Địa hình ............................................................................................................. 5
2.1.3. Khí hậu và thời tiết............................................................................................. 5
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................................... 6
2.2.1. Kinh tế ............................................................................................................... 6
2.2.2. Dân số ................................................................................................................ 8
2.2.3. Giao thông ......................................................................................................... 9
2.3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN .................................................................. 10
2.3.1. Khái niệm về chất thải rắn ................................................................................ 10
Trang iv


2.3.2. Khái niệm chất thải rắn công cộng ................................................................... 10
2.3.2.1. Thành phần ................................................................................................... 10
2.3.2.2. Tác hại .......................................................................................................... 11
2.4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ............................................................................................. 12
2.4.1. Khối lƣợng chất thải rắn công cộng của thành phố Đà Lạt ............................... 12
2.4.2. Hệ thống lƣu trữ chất thải rắn ........................................................................... 14
2.4.3. Hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn ..................................................... 14
2.4.4. Quét dọn vệ sinh đƣờng phố............................................................................. 16
Chƣơng 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 18
3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ...................................................... 18
3.1.1. Tài liệu thứ cấp ................................................................................................ 18
3.1.2. Tài liệu sơ cấp .................................................................................................. 18
3.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ........................................................ 18
3.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ...................................................... 18
3.4. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ......................... 22

3.4.1. Clips tuyên truyền ........................................................................................... 22
3.4.2. Tờ bƣớm ........................................................................................................ 23
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 24
4.1. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG ..... 24
4.1.1. Kết quả và thảo luận chung về ngƣời dân ......................................................... 24
4.1.2. Kết quả và thảo luận về CNVS ....................................................................... 36
4.1.3. Kết quả và thảo luận chung về khách du lịch .................................................... 48
4.1.4. Thảo luận và kết quả chung của 3 đối tƣợng..................................................... 56
4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................................... 68
4.2.1. Tuyên truyền .................................................................................................... 68
4.2.2. Giải pháp quản lý và xử phạt hành chính .......................................................... 76
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 79
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
5.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 82
Trang v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

CNVS

Công nhân vệ sinh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

GDP

Tổng sản phẩm

Trang vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tăng trƣởng và đóng góp trong mức tăng trƣởng GDP tỉnh Lâm Đồng Thời kỳ 2006 - 2010 .................................................................................................... 6
Bảng 2.2. Tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2009 ........................... 9
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị .................................................................. 11
Bảng 2.4. Khối lƣợng chất thải rắn theo năm ............................................................. 13
Bảng 3.1. Bảng kế hoạch khảo sát thực địa ................................................................ 18
Bảng 3.2. Xác định cỡ mẫu ........................................................................................ 20
Bảng 3.3. Xác định cỡ mẫu theo phƣờng ................................................................... 20
Bảng 3.4. Cỡ mẫu khách du lịch ................................................................................ 21
Bảng 4.1. Mức độ quan tâm của ngƣời dân đối với CTR công cộng ........................... 24
Bảng 4.2. Mức độ quan tâm của các độ tuổi đối với CTR công cộng ......................... 25
Bảng 4.3. Nhận xét của ngƣời dân về nguyên nhân làm phát sinh CTR công cộng..... 26
Bảng 4.6. Mức độ hài lòng của ngƣời dân với việc quét nhặt, thu gom rác của CNVS
.................................................................................................................................. 29
Bảng 4.7. Nhận xét của ngƣời dân về mức độ ảnh hƣởng của CTR công cộng đến hoạt
động du lịch tại thành phố Đà Lạt .............................................................................. 30
Bảng 4.8. Nhận xét của ngƣời dân về đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất đối với CTR
công cộng .................................................................................................................. 31

Bảng 4.9. Nhận xét của ngƣời dân giải pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất nhằm làm giảm
CTR công cộng .......................................................................................................... 32
Bảng 4.10. Mức độ tham gia các hoạt động BVMT của ngƣời dân ............................ 33
Bảng 4.11. Nhận xét của ngƣời dân về ý thức khách du lịch Việt Nam giữ gìn vệ sinh
công cộng .................................................................................................................. 34
Bảng 4.12. Nhận xét của ngƣời dân về ý thức của khách du lịch nƣớc ngoài về việc giữ
gìn vệ sinh công cộng ................................................................................................ 35
Bảng 4.13. Nhận xét của ngƣời dân về thời gian nào quét và thu gom rác thải công
cộng phù hợp ............................................................................................................. 36
Bảng 4.14. Nhận xét của CNVS về nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh CTR công
cộng ........................................................................................................................... 37
Trang vii


Bảng 4.15. Nhận xét của CNVS về ý thức của ngƣời dân trong việc giữ gìn vệ sinh
công cộng .................................................................................................................. 38
Bảng 4.16. Vị trí nào thu gom rác thải công cộng khó khăn nhất ............................... 39
Bảng 4.17. Nhận xét của CNVS về Chất lƣợng các phƣơng tiện thu gom hiện nay .... 40
Bảng 4.18. Khối lƣợng rác trong các thùng rác công cộng vào thời điểm thu gom ..... 40
Bảng 4.19. Mức độ rác bị vứt ra ngoài ....................................................................... 42
Bảng 4.20. Nhận xét của CNVS về đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất của CTR công
cộng ........................................................................................................................... 43
Bảng 4.21. Nhận xét của CNVS về ý thức của khách du lịch Việt Nam về việc giữ gìn
vệ sinh công cộng ...................................................................................................... 44
Bảng 4.22. Nhận xét của CNVS về ý thức của khách du lịch nƣớc ngoài về việc giữ
gìn vệ sinh công cộng ................................................................................................ 45
Bảng 4.23. Nhận xét của CNVS về mức độ ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch tại thành
phố Đà Lạt ................................................................................................................. 46
Bảng 4.24. Nhận xét của CNVS về giải pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất để giảm lƣợng
CTR công cộng .......................................................................................................... 47

Bảng 4.25. Ý kiến của CNVS về thời gian nào quét và thu gom CTR công cộng phù
hợp ............................................................................................................................ 48
Bảng 4.26. Mức độ quan tâm của khách du lịch về CTR công cộng .......................... 49
Bảng 4.27. Nhận xét của khách du lịch về lƣợng CTR công cộng phát sinh hiện nay 50
Bảng 4.28. Nhận xét của khách du lịch về ý thức của ngƣời dân thành phố Đà Lạt
trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng .......................................................................... 51
Bảng 4.29. Vấn đề làm khách du lịch khó chịu nhất .................................................. 52
Bảng 4.30. Mức độ ảnh hƣởng của CTR công cộng đến đến khách du lịch ................ 53
Bảng 4.31. Ý kiến của khách du lịch về giải pháp nên áp dụng nhằm làm giảm lƣợng
CTR công cộng .......................................................................................................... 54
Bảng 4.32. Nhận xét của khách du lịch về mức độ rác bị vứt ra ngoài ........................ 55
Bảng 4.33. Ý kiến của khách du lịch về thời gian quét và thu gom CTR công cộng phù
hợp ............................................................................................................................ 56
Bảng 4.34. Nguyên nhân làm phát sinh CTR công cộng ............................................ 57
Bảng 4.35. Nhận xét về ý thức của ngƣời dân về việc giữ gìn vệ sinh công cộng ....... 58
Trang viii


Bảng 4.36. Nhận xét về ý thức của khách du lịch Việt Nam về việc giữ gìn vệ sinh
công cộng .................................................................................................................. 59
Bảng 4.37. Nhận xét về ý thức của khách du lịch nƣớc ngoài về việc giữ gìn vệ sinh
công cộng .................................................................................................................. 60
Bảng 4.38. Nhận xét về lƣợng rác thải công cộng phát sinh hiện nay tại thành phố Đà
Lạt ............................................................................................................................. 61
Bảng 4.39. Mức độ quan tâm của các đối tƣợng về CTR công cộng.......................... 62
Bảng 4.40. Đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất từ CTR công cộng ............................ 63
Bảng 4.41. Mức độ ảnh hƣởng của CTR công cộng đến hoạt động du lịch................. 64
Bảng 4.42. Thời gian quét và thu gom CTR công cộng phù hợp ................................ 65
Bảng 4.43. Giải pháp nên đƣợc áp dụng nhiều nhất nhằm làm giảm lƣợng CTR công
cộng phát sinh ............................................................................................................ 66

Bảng 4.44. Mức độ rác bị vứt ra ngoài thùng ............................................................. 67
Bảng 4.45. Hoạt động GDMT .................................................................................... 81

Trang ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Mức độ quan tâm của ngƣời dân đối với CTR công cộng ....................... 24
Biểu đồ 4.2. Mức độ quan tâm của các độ tuổi đối với CTR công cộng ..................... 25
Biểu đồ 4.3. Nhận xét của ngƣời dân về nguyên nhân làm phát sinh CTR công cộng. 26
Biểu đồ 4.4. Nhận xét của ngƣời dân về vị trí tập trung nhiều CTR công cộng........... 27
Biểu đồ 4.5. Nhận xét của ngƣời dân về lƣợng rác thải công cộng phát sinh .............. 28
Biểu đồ 4.6. Mức độ hài lòng của ngƣời dân với việc quét nhặt, thu gom rác của
CNVS ........................................................................................................................ 29
Biểu đồ 4.7. Nhận xét của ngƣời dân về mức độ ảnh hƣởng của CTR công cộng đến
hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt....................................................................... 30
Biểu đồ 4.8. Nhận xét của ngƣời dân về đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất đối với
CTR công cộng .......................................................................................................... 31
Biểu đồ 4.9. Nhận xét của ngƣời dân giải pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất nhằm làm
giảm CTR công cộng ................................................................................................. 32
Biểu đồ 4.10. Mức độ tham gia các hoạt động BVMT của ngƣời dân ........................ 33
Biểu đồ 4.11. Nhận xét của ngƣời dân về ý thức khách du lịch Việt Nam giữ gìn vệ
sinh công cộng ........................................................................................................... 34
Biểu đồ 4.12. Nhận xét của ngƣời dân về ý thức của khách du lịch nƣớc ngoài về việc
giữ gìn vệ sinh công cộng .......................................................................................... 35
Biểu đồ 4.13. Nhận xét của ngƣời dân về thời gian nào quét và thu gom rác thải công
cộng phù hợp ............................................................................................................. 36
Biểu đồ 4.14. Nhận xét của CNVS về nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh CTR công
cộng ........................................................................................................................... 37
Biểu đồ 4.15. Nhận xét của CNVS về ý thức của ngƣời dân trong việc giữ gìn vệ sinh

công cộng .................................................................................................................. 38
Biểu đồ 4.16. Vị trí nào thu gom rác thải công cộng khó khăn nhất............................ 39
Biểu đồ 4.17. Nhận xét của CNVS về Chất lƣợng các phƣơng tiện thu gom hiện nay 40
Biểu đồ 4.18. Khối lƣợng rác trong các thùng rác công cộng vào thời điểm thu gom . 41
Biểu đồ 4.19. Mức độ rác bị vứt ra ngoài ................................................................... 42

Trang x


Biểu đồ 4.20. Nhận xét của CNVS về đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất của CTR
công cộng .................................................................................................................. 43
Biểu đồ 4.21. Nhận xét của CNVS về ý thức của khách du lịch Việt Nam về việc giữ
gìn vệ sinh công cộng ................................................................................................ 44
Biểu đồ 4.22. Nhận xét của CNVS về ý thức của khách du lịch nƣớc ngoài về việc giữ
gìn vệ sinh công cộng ................................................................................................ 45
Biểu đồ 4.23. Nhận xét của CNVS về mức độ ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch tại
thành phố Đà Lạt ....................................................................................................... 46
Biểu đồ 4.24. Nhận xét của CNVS về giải pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất để giảm
lƣợng CTR công cộng ................................................................................................ 47
Biểu đồ 4.25. Ý kiến của CNVS về thời gian nào quét và thu gom CTR công cộng phù
hợp ............................................................................................................................ 48
Biểu đồ 4.26. Mức độ quan tâm của khách du lịch về CTR công cộng ...................... 49
Biểu đồ 4.27. Nhận xét của khách du lịch về lƣợng CTR công cộng phát sinh hiện nay
.................................................................................................................................. 50
Biểu đồ 4.28. Nhận xét của khách du lịch về ý thức của ngƣời dân thành phố Đà Lạt
trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng .......................................................................... 51
Biểu đồ 4.29. Vấn đề làm khách du lịch khó chịu nhất .............................................. 52
Biểu đồ 4.30. Mức độ ảnh hƣởng của CTR công cộng đến đến khách du lịch ............ 53
Biểu đồ 4.31. Ý kiến của khách du lịch về giải pháp nên áp dụng nhằm làm giảm
lƣợng CTR công cộng ................................................................................................ 54

Biểu đồ 4.32. Nhận xét của khách du lịch về mức độ rác bị vứt ra ngoài .................... 55
Biểu đồ 4.33. Ý kiến của khách du lịch về thời gian quét và thu gom CTR công cộng
phù hợp...................................................................................................................... 56
Biểu đồ 4.34. Nguyên nhân làm phát sinh CTR công cộng ........................................ 57
Biểu đồ 4.35. Nhận xét về ý thức của ngƣời dân về việc giữ gìn vệ sinh công cộng ... 58
Biểu đồ 4.36. Nhận xét về ý thức của khách du lịch Việt Nam về việc giữ gìn vệ sinh
công cộng .................................................................................................................. 59
Biểu đồ 4.37. Nhận xét về ý thức của khách du lịch nƣớc ngoài về việc giữ gìn vệ sinh
công cộng .................................................................................................................. 60

Trang xi


Biểu đồ 4.38. Nhận xét về lƣợng rác thải công cộng phát sinh hiện nay tại thành phố
Đà Lạt ........................................................................................................................ 61
Biểu đồ 4.39. Mức độ quan tâm của các đối tƣợng về CTR công cộng...................... 62
Biểu đồ 4.40. Đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất từ CTR công cộng ........................ 63
Biểu đồ 4.41. Mức độ ảnh hƣởng của CTR công cộng đến hoạt động du lịch ............. 64
Biểu đồ 4.42. Thời gian quét và thu gom CTR công cộng phù hợp ............................ 66
Biểu đồ 4.43. Giải pháp nên đƣợc áp dụng nhiều nhất nhằm làm giảm lƣợng CTR công
cộng phát sinh ............................................................................................................ 66
Biểu đồ 4.44. Mức độ rác bị vứt ra ngoài thùng ......................................................... 68

Trang xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Lâm Đồng ................................................................................. 4
Hình 2.2. Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ........................... 7
Hình 2.3. Tỷ lệ đóng góp của các ngành theo giá trị sản xuất ....................................... 8

Hình 2.4. Biểu đồ tình hình phát triển dân số của tỉnh đến năm 2009 ........................... 8
Hình 4.1. Rác bị vứt ra ngoài tại thùng rác công cộng ở chợ Đà Lạt........................... 42
Hình 4.2. Rác bị vứt ra ngoài ở thùng rác công cộng đƣờng Trần Thái Tông ............. 42
Hình 4.3. Tờ bƣớm tuyên truyền dành cho học sinh cấp II, III, Cao Đẳng, Đại Học và
ngƣời dân................................................................................................................... 75

Trang xiii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, kinh doanh, dịch
vụ, du lịch…ở các thành phố là các vấn đề môi trƣờng đƣợc nảy sinh. Vấn đề CTR là
một trong những vấn đề môi trƣờng hàng đầu, là mối quan tâm của tất cả các quốc gia.
Điều này đƣợc thể hiện qua các chính sách và các chƣơng trình cụ thể: chiến lƣợc
BVMT quốc gia 2001 – 2010 cũng nhấn mạnh rõ 7 điểm ƣu tiên cần thực hiện, trong
đó có vấn đề quản lý chất thải rắn và nƣớc mặt. Hoạt động quản lý CTR bao gồm hoạt
động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại
thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Tuy nhiên, khi triển khai chƣơng trình và dự án BVMT và phát triển cộng đồng
cho thấy: một khi nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng, sinh thái, tài nguyên còn
hạn chế thì tất yếu sẽ dẫn đến hành vi phá hoại môi trƣờng một cách vô ý thức hoặc có
ý thức. Nói cách khác, hành vi của con ngƣời là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp
đe dọa đến môi trƣờng. Để cho hành vi của con ngƣời không làm nguy hại đến môi
trƣờng và tài nguyên thì con ngƣời cần phải nhận thức đúng đắn về nó. Trong bối cảnh
kinh tế đang trên đà phát triển và việc nhận thức về môi trƣờng cũng đang dần đƣợc
nâng cao khi các hoạt động môi trƣờng đang đƣợc diễn ra hằng ngày và ở khắp mọi
nơi. Tuy nhiên không phải nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng đều nhƣ nhau. Do

đó, việc đánh giá nhận thức của ngƣời dân là một việc vô cùng quan trọng.
Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch nổi tiếng, thành phố Đà
Lạt là nơi thu hút hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Do đó đòi hỏi môi
trƣờng phải sạch đẹp. Nhƣng hiện nay, vấn đề rác thải đặc biệt là rác thải công cộng
ngày càng tăng gây mất mỹ quan và ảnh hƣởng rất lớn đến du lịch của thành phố. Mặc
dù đã đƣợc sự quan tâm của các cấp, chính quyền, địa phƣơng nhƣng vấn đề quản lý
CTR ở thành phố vẫn chƣa đƣợc hiệu quả, cụ thể là tình hình vệ sinh còn kém ở một
số nơi nhƣ hồ Than Thở, thác Cam Ly, thác Prenn…
Trang 1


Từ thực tế phát sinh trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – HIỆN TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP ” để tìm hiểu hiện trạng thu gom, quản lý CTR công cộng, đánh giá nhận
thức của ngƣời dân về công tác quản lý CTR công cộng và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý CTR công cộng, công tác BVMT, hạn chế và
giảm ô nhiễm, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch và giữ gìn môi
trƣờng sạch đẹp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn công cộng tại thành phố Đà Lạt.
2. Đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn công cộng.
3. Ý thức của ngƣời dân, khách du lịch trong công tác quản lý chất thải rắn công
cộng và bảo vệ môi trƣờng.
4. Đề xuất các giải pháp quản lý và nâng cao ý thức của ngƣời dân, khách du lịch.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát nhận thức của ngƣời dân về chất thải rắn công cộng.
2. Khảo sát nhận thức của khách du lịch về chất thải rắn công cộng.
3. Khảo sát nhận thức của công nhân vệ sinh về chất thải rắn công cộng.
4. Xác định nguyên nhân và tác hại của chất thải rắn công cộng
5. Phân tích, đánh giá nhận thức của ngƣời dân, khách du lịch, công nhân vệ sinh

về chất thải rắn công cộng.
6. Xây dựng công cụ tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân
7. Bổ sung các hình thức xử phạt hành chính
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quan sát thực tế.
2. Thu thập số liệu từ Công ty TNHH một thành viên dịch vụ đô thị Đà Lạt.
3. Thu thập ý kiến ngƣời dân, khách du lịch bằng phiếu khảo sát.
4. Thu thập tài liệu từ google.
5. Tham khảo ý kiến của các cán bộ ngành môi trƣờng.
6. Tham khảo các sách, báo về môi trƣờng.
7. Tham khảo các đề tài nghiên cứu đã thực hiện.

Trang 2


1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
 Vật chất: chất thải rắn công cộng tại thành phố Đà Lạt.


Con ngƣời: ngƣời dân, khách du lịch, công nhân vệ sinh tại thành phố Đà Lạt.

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: phƣờng 1,5,12 tại thành phố Đà Lạt.
 Về thời gian: từ ngày 02/2011 đến ngày 06/2011.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1. Ý nghĩa môi trƣờng
 Giảm thiểu lƣợng rác thải công cộng phát sinh trên địa bàn thành phố thông qua
việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
 Tăng cƣờng hiệu quả thu gom, tránh tình trạng ứ đọng rác làm phát sinh mùi,

tạo môi trƣờng cho mầm bệnh phát triển.
 Hạn chế tác động đến môi trƣờng, cảnh quan đô thị, sức khỏe cộng đồng và sự
phát triển kinh tế của thành phố.
 Nâng cao ý thức BVMT của ngƣời dân, khách du lịch.
1.6.2. Ý nghĩa kinh tế
 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch tại địa bàn thành phố.
 Giảm chi phí thu gom và xử lý chất thải phát sinh.
1.6.3. Ý nghĩa xã hội
 Đảm bảo nhu cầu về chất lƣợng môi trƣờng .
 Tạo cảnh quan đô thị vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát

Trang 3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƢỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1.Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, khu vực Tây Nguyên với diện tích
393,29 km², chiếm 3,2% diện tích toàn tỉnh.
 Phía Bắc giáp huyện Lạc Dƣơng
 Phía Nam giáp huyện Đức Trọng
 Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dƣơng
 Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà
Đà Lạt cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây Nam, cách
Buôn Mê Thuột 190 km về phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông và Nha
Trang 230 km về phía Đông Bắc. Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lƣu với
các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền Trung.


Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Trang 4


2.1.2. Địa hình
Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt biển 1500 m. Nơi cao nhất trong trung
tâm thành phố là nhà Bảo Tàng (1532 m), nơi thấp nhất là Thung Lũng Nguyễn Tri
Phƣơng ( 1398,2 m)
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành 2 bậc rõ rệt:


Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng nhƣ một lòng chảo bao gồm

các dãy đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tƣơng đối 25 – 100 m, lƣợn sóng nhấp nhô, độ
phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1500 m


Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700

m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp:
hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị
cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.165 m, kéo dài theo
trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ
Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây, các dãy
núi hƣớng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt
(1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1700 m đột ngột đổ xuống các cao
nguyên bên dƣới có độ cao từ 700 m đến 900 m. Chính địa hình đặc biệt đó đã tạo cho
Đà Lạt một vẻ đẹp vừa hung vĩ, mạnh mẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển, lôi cuốn khách

du lịch đến với thành phố này.
2.1.3. Khí hậu và thời tiết
Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhƣng bị chi phối bởi độ
cao và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân
cận.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 18,30C vào tháng 12 và tháng 1:16,3 – 16,70C .
Những tháng còn lại nhiệt độ trong khoảng 18 – 19,40C
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng
11 đến tháng 4. Mùa hè thƣờng có mƣa vào buổi chiều, đôi khi có mƣa đá.
Lƣợng mƣa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
Nhìn chung Đà Lạt có khí hậu ôn hòa dịu mát quanh năm, mùa mƣa nhiều, mùa
khô ngắn, không có bão, mùa khô nắng chiếu nhiều nhƣng nhiệt độ trung bình thấp.
Trang 5


Đây là đặc trƣng của vùng nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch và trồng rau, hoa,
cây ăn trái.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Kinh tế
Kinh tế Lâm Đồng thời kỳ 2006 - 2010 ổn định và có sự tăng trƣởng liên tục
với mức tăng trƣởng cao trên mức bình quân cả nƣớc. Tăng trƣởng tổng sản phẩm trên
địa bàn (GDP) thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14,5% vƣợt mục tiêu của kế hoạch 2006 - 2010
là 13 - 14% và cao hơn mục tiêu của quy hoạch tổng thể của Tỉnh đƣợc phê duyệt theo
Quyết định 814/QĐ-UB đề ra (12,5%). Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn Tỉnh tăng
liên tục qua các năm với tốc độ tăng là 18,2% (2006),14,4% (2007), 13,9% (2008),
12,9% (2009) và dự kiến là 13,3% (2010); Dự kiến trong năm 2010 GDP trên địa bàn
toàn tỉnh (theo giá so sánh 1994) đạt trên 11.941 tỷ đồng, gấp 1,96 lần so năm 2005.
Với những điều kiện nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chịu tác
động trực tiếp của yếu tố thời tiết, hạn hán, giá cả thị trƣờng biến động nhƣng vẫn đạt
đƣợc mức tăng trƣởng GDP ở mức 14,5%/năm (giai đoạn 2006 - 2010) đã thể hiện sự

lớn mạnh của nền kinh tế dƣới sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.
Bảng 2.1. Tăng trƣởng và đóng góp trong mức tăng trƣởng GDP tỉnh Lâm Đồng Thời kỳ 2006 - 2010
Chỉ tiêu

18,2
12,2
33,5
20,1

14,4
12,5
13,6
20,9

13,9
7,7
21,9
21,8

12,2
9,4
16,4
17,3

13,3
9,0
18,5
17,0

Bình quân

2006 2010
14,5
10,2
20,6
19,4

7,4
7,1
3,7

7,2
3,2
3,9

4,4
5,2
4,3

5,0
4,2
3,7

4,7
4,8
3,8

7,7
3,7
3,1


Ƣớc
2006 2007 2008 2009
2010

1. Tăng trƣởng kinh tế GDP (%)
Tổng số
- Khu vực nông, lâm nghiệp,thủy sản
- Khu vực công nghiệp-xây dựng
- Khu vực dịch vụ
2. Đóng góp tăng trƣởng GDP (%)
- Khu vực nông, lâm nghiệp,thủy sản
- Khu vực công nghiệp-xây dựng
- Khu vực dịch vụ

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009
Trong những năm qua, việc duy trì ổn định và đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế
theo hƣớng đột phá, tăng tốc trên cơ sở phát triển mạnh các chƣơng trình mục tiêu,
công trình trọng điểm đã thể hiện quan điểm chỉ đạo, chủ trƣơng đúng đắn của lãnh
Trang 6


đạo tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết đƣợc nhiều vấn đề nhất là tạo nhiều
công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cƣ góp phần xoá đói, giảm
nghèo. Tuy nhiên trong thời gian qua do tăng cƣờng khai thác, sử dụng tài nguyên để
phục vụ mục đích tăng trƣởng kinh tế cũng làm nảy sinh các nguy cơ tiềm ẩn cũng nhƣ
gây sức ép tới môi trƣờng nhƣ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến
lâm sản, công nghiệp thuỷ điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động này đã tác
động trực tiếp đến môi trƣờng nƣớc và hệ sinh thái. Ngoài ra, việc phát triển không
đồng bộ, ồ ạt các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, nhất là du lịch sinh thái dƣới tán
rừng nhƣng chƣa có bài toán cụ thể về vấn đề BVMT sinh thái,... và thiếu sự thanh

kiểm tra của các ngành chức năng nên đã gây tác động xấu đến môi trƣờng Lâm Đồng.

(Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009)
Hình 2.2. Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Trang 7


(Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009)
Hình 2.3. Tỷ lệ đóng góp của các ngành theo giá trị sản xuất
2.2.2. Dân số
Phân bố dân số là yếu tố quan trọng của phát triển, theo điều tra về biến động
dân số và kế hoạch hoá gia đình dân số phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn
theo vùng địa lý, kinh tế.

(Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009)
Hình 2.4. Biểu đồ tình hình phát triển dân số của tỉnh đến năm 2009
Quy mô dân số Lâm Đồng đã tăng từ 1.125.502 ngƣời năm 2005 lên 1.189.327
ngƣời năm 2009 và ƣớc đoán năm 2010 là 1.209.764 ngƣời với tốc độ tăng bình quân
Trang 8


hàng năm khoảng 1,5%; nhƣ vậy từ năm 2005 đến 2009 quy mô dân số đã tăng thêm
63.825 ngƣời. Quy mô dân số tăng nhƣng diện tích đất tự nhiên không đổi dẫn đến mật
độ dân số bình quân xu hƣớng tăng từ 115 ngƣời/km2 (2005) lên 122 ngƣời/km2
(2009) và dự đoán trong năm 2010 là 124 ngƣời/km2.
Bảng 2.2. Tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2009
Năm
2005
2006

2007
2008
2009

Diện tích
(km2)
9.772,19
9.772,19
9.772,19
9.772,19
9.772,19

Tổng dân số
(ngƣời)
1.125.502
1.145.078
1.160.466
1.175.355
1.189.327

Mật độ
(ngƣời/km2)
115
117
119
120
122

Tốc độ gia tăng dân số (%)
Toàn tỉnh Thành thị Nông thôn

1,91
1,71
2,04
1,74
1,54
1,86
1,34
1,14
1,47
1,28
1,08
1,40
1,19
0,99
1,31

(Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009)
Xét về cơ cấu dân số đô thị - nông thôn trong giai đoạn 2005 - 2009 thì không
có sự thay đổi lớn, tỷ lệ này trong năm 2005 là 38.5% : 61,5% và đến năm 2009 là
37,9%: 62,1%, điều này cho thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Tỉnh trong thời gian
qua là rất chậm, tuy nhiên khi xét với tỷ lệ đô thị hoá bình quân của cả nƣớc (27% :
73%) thì tỷ lệ dân cƣ sống ở khu vực thành thị của Tỉnh là rất cao.
2.2.3. Giao thông
Đƣờng bộ
Hiện nay hệ thống đƣờng bộ của Lâm Đồng tƣơng đối dày và phân bố khá đều
khắp trong tỉnh, cho phép các phƣơng tiện giao thông có thể đến đƣợc hầu hết các xã
và đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ,
đƣờng tỉnh và đƣờng huyện, đến nay mạng lƣới đƣờng bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều
dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài:
Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15 km

Hệ thống đƣờng tỉnh là 346,25 km
Hệ thống đƣờng huyện là 985,69 km
Các tuyến QL 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành
phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong
khu vực.
Trang 9


Đƣờng hàng không
Cảng hàng không Liên Khƣơng nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có
tổng diện tích 160 ha đang đƣợc nâng cấp thành sân bay quốc tế với đƣờng băng dài
3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung nhƣ A.320, A.321 hoặc tƣơng
đƣơng. Đoạn đƣờng từ sân bay Liên Khƣơng đến Đà Lạt đang đƣợc nâng cấp, xây
dựng thành đƣờng cao tốc 4 làn xe. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên
hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và ngƣợc
lại.
Đƣờng thuỷ
Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện đƣợc trên chiều dài khoảng 60 km
vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu.
Đƣờng sắt
Tuyến đƣờng sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84 km đƣợc đƣa vào khai thác từ
năm 1932. Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21 km đƣờng ray trên tuyến
đƣờng này để khôi phục tuyến đƣờng sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đƣờng này không
còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ. Hiện nay, ngành đƣờng sắt đã khôi phục đoạn từ
ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8 km phục vụ du lịch.
2.3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
2.3.1. Khái niệm về chất thải rắn
Theo Tchobanoglous và các cộng sự (1993) “CTR là tất cả các chất thải phát
sinh từ các hoạt động của con ngƣời và động vật, thƣờng ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì

không sử dụng đƣợc hoặc không đƣợc mong muốn nữa”.
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 “CTR là chất thải ở dạng rắn,
đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác. CTR bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại”.
2.3.2. Khái niệm chất thải rắn công cộng
CTR công cộng là loại rác thải có vị trí phát sinh tại các khu vực công cộng nhƣ
đƣờng phố và công viên.
2.3.2.1. Thành phần
CTR công cộng là một dạng của CTR đô thị nên có thành phần giống với CTR
đô thị. Thành phần CTR đô thị đƣợc trình bày trong bảng 2.3.
Trang 10


×