Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.71 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
LỚP CAO HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 2012
TIỂU LUẬN ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: TS. VÕ LÊ PHÚ
Nhóm : Đỗ Kiều Anh – 12260637
Châu Nguyễn Ngân Hà -
Trần Thị Thu Hà - 12260650
Vũ Hà Nhung – 12260671
TP.HCM, tháng 11 năm 2013
MỤC LỤC
i
DANH MỤC BẢNG
ii
DANH MỤC HÌNH
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
CITENCO
CTR Chất thải rắn
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế - Xã hội
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WB World Bank
iv


MỞ ĐẦU
Ðô thị hóa là quá trình tất yếu của các quốc gia gắn với quá trình phát triển kinh
tế công thương nghiệp. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với
tốc độ ngày càng nhanh. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2011), Việt Nam đang
đô thị hóa một cách nhanh chóng và quá trình đô thị hóa sẽ là một phần quan trọng
trong tương lai của Việt Nam. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh
mẽ, rất nhiều đô thị loại thấp chuyển lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình
thành. Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số nayg là 715 đô thị và
đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhở vào giữa năm 2011 (Bộ xây dựng, 2011). Đô thị
phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là
25,59 triệu người (chiếm 29,74 % tổng dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị
đã lên đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng dân số cả nước) (Tổng cục thống kê,
2011). Dự báo đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người chiếm 38% dân số cả
nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số và năm 2025 là 52 triệu người
chiếm 50% dân số cả nước (Quyết định số 445/QĐ-TTg, 2009). Như vậy, tốc độ đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) của đất nuớc đồng thời cũng đặt ra một số thách thức cần giải quyết
trong thời gian tới của các đô thị lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong hai đô thị loại đặc biệt của quốc
gia, có lịch sử hình thành và phát triển còn rất trẻ, nhưng nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm năng động nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm
11%, đóng góp vào GDP của cả nước là 21.3% năm 2010 (Thành ủy TP.HCM, 2012).
Do quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội tại TP.HCM, các ngành sản xuất
kinh doanh, dịch vụ; các khu công nghiệp (KCN) ngày càng được mở rộng và phát
triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về KT – XH, đô thị hóa nhanh đã tạo những
sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền
vững. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải cũng tăng theo.
Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, thực phẩm, đồ tiêu dùng,… cao
gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng chất thải rắn (CTR) của người dân
đô thị cũng gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn (BTNMT, 2011). Việc thải bỏ một cách

bừa bãi và quản lý không hiệu quả CTR ở các đô thị là một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh huởng đến sức khỏe và cuộc sống
con nguời. Và Tp.HCM đang phải đối mặt với một trong các vấn đề phát sinh do quá
trình đô thị hóa đó là quản lý hiệu quả chất thải rắn đô thị. Do đó đề tài “Các giải pháp
quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm có cái
nhìn cụ thể hơn về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Tp.HCM, từ đó đưa ra
một số giải pháp quản lý hiệu quả.
1
2
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm
kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh
và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Nằm ở vị trí 10°10' – 10°38'
Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam,
TP.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển
Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,
TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế (Wikipedia,
5/11/2013).
Hình 1.1. Vị trí TP.HCM trên bản đồ
1.1.2. Kinh tế
Nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Về các ngành kinh tế,
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 54.3%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm
44.5%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%


(Cục thống kê TP.HCM,
2011).
3
Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế TP.HCM
1.1.3. Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 7.521.138
người, với diện tích 2.095,6 km
2
, mật độ dân số đạt 3.590 người/km². Trong đó dân số
sống tại thành thị đạt gần 6.250.963 người, chiếm 83,11% dân số cả thành phố năm
2011 (Cục thống kê TP.HCM, 2011). Hình 1.3 cho thấy tốc độ tăng dân số của
TP.HCM từ năm 2001 đến năm 2011 và tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn của
TP.HCM.
Hình 1.3: Dân số TP.HCM từ năm 2001 - 2011
Cũng theo Cục thống kê TP.HCM (2011) về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ
lệ tăng tự nhiên 9,79‰ thì tỷ lệ tăng cơ học 19,86‰ năm 2011. Sự gia tăng dân số
TP.HCM đang tăng một cách nhanh chóng, trong đó tỷ lệ gia tăng dân số cơ học
chiếm tỷ lệ cao cho thấy dân cư đang đổ về TP.HCM vì ở đây dễ kiếm việc làm, có
mức sống tốt hơn nhiều so với nông thôn. TP.HCM trở thành một cực thu hút mạnh
luồng nguời từ các nơi đổ về tìm việc làm và cư ngụ.
1.2. CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4
Với qui mô lớn thứ hai về diện tích, đông dân nhất và có tốc độ phát triển kinh tế,
tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa cao nhất Việt Nam, đồng thời là trung tâm của cả
vùng và khu vực về nhiều mặt, thành phố Hồ Chí Minh đang là nơi phát sinh lớn nhất
và tiếp nhận từ các tỉnh lận cận một khối lượng đáng kể các loại chất thải, trong đó
chất thải rắn đang là vấn đề được quan tâm mặc dù đã có các hoạt động phân loại chất
thải rắn tại nguồn, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý trong thời gian
qua.
1.2.1.Định nghĩa chất thải rắn đô thị

Việc phân loại chất thải rắn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếu
phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra chất thải rắn đô thị (CTR sinh hoạt),
chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế. Mặt khác nếu
phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm hai loại: CTR thông thường
và CTR nguy hại.
Hình 1.4: CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Chất thải rắn đô thị ở TP.HCM chủ yếu từ các nguồn: CTR sinh hoạt/đô thị
(thông thường), bùn từ các hoạt động nạo vét kênh rạch, chất thải nguy hại trong sinh
hoạt.
1.2.2.Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt/đô thị trên địa bàn TP.HCM rất đa dạng
với nhiều qui mô khác nhau, nhìn chung bao gồm 7 nguồn được thống kê dưới đây:
5
− Khu vực dân cư;
− Khu vực cơ quan;
− Khu vực thương mại;
− Khu vực khách sạn, nhà nghỉ;
− Khu vực công cộng;
− Khu vực sản xuất;
− Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Số liệu của các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt/đô thị được thống kê trong
Bảng 1.1 sau.
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt/đô thị
Stt Nguồn thải Số lượng Đơn vị
1
Khu vực dân cư
Dân số năm 2010 (chưa tính đến khách vãng lai) 7.396.446 người
Dân số năm 2010 (kể cả khách vãng lai) 9.000.000 người
Số hộ nhà biệt lập (tính trung bình 5 người/hộ) 1.479.289 hộ
Số hộ chung cư (ước tính) 400.000 hộ

2 Khu vực cơ quan: Trường học, Doanh nghiệp nhà nước 2.591 cơ sở
3 Khu vực thương mại: Chợ, Trung tâm thương mại, siêu
thị
346 cơ sở
4 Khu vực khách sạn: nhà nghỉ và khách sạn 354.661 cơ sở
5 Khu vực công cộng: Bưu điện, Sân bay, Bến tàu, Bến
xe, Cảng, Trung tâm văn hoá nghệ thuật, TDTT, thư viện.
734 cơ sở
6 Khu vực sản xuất: các ngành nghề 53.601 cơ sở
7 Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Bệnh viện,
Trạm y tế phường xã, Cơ sở y tế tư nhân khác
12.502 cơ sở
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
Một số loại chất thải rắn đô thị như chất thải từ các khu thương mại, xà bần, từ
khối thương nghiệp,… trước đây ít nhưng những năm gần đây mức độ tăng (khối
lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Tỷ trọng nguồn phát sinh cụ thể như
sau:
− Chất thải rắn từ các hộ gia đình chiếm tỷ trọng 57,91% tổng lượng chất thải rắn;
6
− Chất thải rắn từ đường phố chiếm tỷ trọng 14,29% tổng lượng chất thải rắn;
− Chất thải rắn công sở chiếm tỷ trọng 2,8% tổng lượng chất thải rắn;
− Chất thải rắn từ các chợ chiếm 13% tổng lượng chất thải rắn;
− Chất thải rắn từ khối thương nghiệp chiếm tỷ trọng 12% tổng lượng chất thải rắn.
Hình 1.5: Tỉ lệ các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại TP.HCM (BTNMT, 2011)
1.2.3. Khối lượng phát sinh chất thải rắn đô thị
Với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh được ước tính khoảng 7.500 - 8.000 tấn/ngày, tính theo tiêu
chuẩn phát sinh CTR sinh hoạt (kg/người-ngày). Trong đó, khối lượng thu gom và vận
chuyển về bãi chôn lấp khoảng 6.500 - 6.700 tấn/ngày. Uớc tính tỷ lệ gia tăng khoảng
7 - 8%/năm (Sở TNMT TP.HCM, 2010) (Bảng 1.2 và hình 1.6).

Bảng 1.1: Khối lượng chất thải rắn đô thị (2000-2010)
Năm
Khối lượng chất thải rắn đô thị Tỉ lệ tăng hàng năm
(%)
Tấn/năm Tấn/ngày
2000 1.483.963 4.066 39,2%
2001 1.369.358 3.752 -7,7%
2002 1.568.476 4.700 14,5%
2003 1.788.500 4.900 14,0%
2004 1.684.023 4.678 -5,8%
2005 1.746.485 4.785 3,7%
2006 1.895.889 5.194 8,5%
2007 1.971.421 5.401 3,9%
2008 2.021.593 5.538 2,5%
2009 2.121.819 5.813 4,9%
2010 2.372.500 6.500 7,4%
Nguồn: UBND TP.HCM, 2011
7
Hình 1.6: Khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày từ năm 2000- 2010
Chất thải rắn sinh hoạt
Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người tăng theo mức sống.
Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho
các đô thị trên phạm vi toàn quốc khoảng 0,75 kg/người/ngày. Năm 2008, theo bộ xây
dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông thôn là
0,4kg/người/ngày. Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn sinh hoạt là chất hữu cơ
(chất thải thực phẩm), chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 – 70% tổng khối lượng chất thải rắn
và như trình bày ở trên thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom và vận chuyển
về bãi chôn lấp hiện nay khoảng 6.500 – 6.700 tấn/ngày (bao gồm cả Nilon và CTNH
trong sinh hoạt được trình bày dưới đây)
Túi nilon

Ở nước ta, các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động sinh hoạt
xã hội, chủ yếu là các loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom toàn bộ. Chất thải
là túi nilon chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải. Các túi nilon này
nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các
bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy. Các túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ
gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl, VOC,
Dioxin, Furan, Số liệu của Quỹ tái chế Tp. Hồ Chí Minh, một ngày, thành phố tiêu
thụ 5 - 9 triệu bao nilon tương đương với 34 - 60 tấn/ngày. Số lượng bao nilon tiêu thụ
từ các siêu thị và trung tâm thương mại tại Tp.HCM khoảng 30 tấn/ngày. Tổng khối
lượng nilon phát sinh tại Tp.HCM khoảng 90 tấn/ngày.
CTNH trong sinh hoạt
Theo thống kê, CTNH còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn
lấp là 0,02 ÷ 0,82%. CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế
thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn
móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh
nhỏ lẻ, các bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,
8
Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị thải
lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra
nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân
hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác.
Tại Tp.HCM, ước tính mỗi ngày có khoảng 10,7 tấn CTNH từ sinh hoạt của con người
đi vào các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
Chất thải rắn xây dựng
Đi cùng với quá trình đô thị hóa, tổng diện tích nhà ở xây mới ở đô thị năm
2008 là 28,86 triệu m
2
(Báo cáo HTMT ngành Xây dựng, 2008). Mức độ đô thị hóa
tăng cao, các công trình xây dựng tăng nhanh ở các đô thị lớn của cả nước nên chất
thải xây dựng cũng tăng rất nhanh, chiếm khoảng 10 – 15% CTR đô thị. Căn cứ vào

nghị quyết của Chính phủ, đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ, cải tạo các
khu chung cư cũ nát tại các đô thị lơn nên lượng rác thải xây dựng sẽ còn tăng mạnh
trong thời gian tới. Tp.HCM sẽ phải phá dỡ ít nhất 70 khu chung cư xuống cấp nghiêm
trọng (trong tổng số 155 khu chung cư cần cải tạo để xây mới.
Là một đô thị lớn, đông dân cư, nhu cầu xây dựng nhà ở của thành phố là rất lớn.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2011, khối lượng CTR xây dựng phát sinh ở
TP.HCM khoảng 1.000 – 1.500 tấn/ngày (Bộ TNMT, 2011). Dự kiến trong những năm
tới nhu cầu thải bỏ xà bần còn tăng cao hơn do sự gia tăng dân số tự nhiên và do nhu
cầu nâng cao đời sống của con người. Có thể liệt kê một số nguồn phát sinh chất thải
rắn xây dựng sau:
− Hộ dân (xây dựng và sửa chữa nhà cửa);
− Các công trình xây dựng dân dụng;
− Các công trình xây dựng công nghiệp;
− Các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Khối lượng CTR xây dựng của TP.HCM (1997 – 2010) thu gom (khoảng 60%
tổng khối lượng CTR xây dựng) được thống kê trong bảng 1.10
Bảng 1.2: Khối lượng xà bần của thành phố Hồ Chí Minh (1997-2010)
Năm Khối lượng xà bần
Tấn/năm Tấn/ngày
1997 190.122 521
1998 246.857 676
1999 312.659 857
2000 310.567 849
2001 345.014 945
2002 385.762 1.057
2003 479.373 1.313
2004 339.859 934
9
Năm Khối lượng xà bần
Tấn/năm Tấn/ngày

2005 523.386 1.434
2006 632.571 1.733
2007 257.673 706
2008 294.947 808
2009 - 1.018
2010 - 1.201
Nguồn: UBND TP.HCM, 2011
Hình 1.7: Khối lượng CTR xây dựng ở TP.HCM qua các năm (1997 – 2010)
Biểu đồ hình 1.7 cho ta thấy xu hướng gia tăng khối lượng CTR xây dựng do
nhiều nguyên nhân như: nhu cầu đời sống của con người ngày càng nâng cao, do gia
tăng dân số đã làm tăng nhu cầu về nhà ở,…
Bùn thải
Bùn thải ở TP.HCM phát sinh từ nhiều nguồn:
− Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, bao gồm mạng lưới thoát nước và
trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt;
− Bùn hầm cầu;
− Bùn từ các công trường xây dựng, bao gồm các dự án xây dựng tuyến tàu điện
ngầm – Metro;
Bảng 1.3: Khối lượng các loại bùn thải phát sinh trên địa bàn thành phố
Stt Loại bùn Đơn vị Khối lượng Nguồn phát sinh
1
Bùn nạo vét cống rãnh:
Từ hệ thống cống và
mương hở thoát nước
Quận huyện m
3
/ngày 300 đến 350
Công ty Thoát nước Đô thị m
3
/ngày 400 đến 450

2
Bùn nạo vét kênh rạch:
Từ các dự án cải tạo
Tân Hóa Lò Gốm m
3
415.000
Nhiêu Lộc – Thị Nghè m
3
800.000
Đại lộ Đông Tây (Tàu Hủ - m
3
1.500.000
10
Stt Loại bùn Đơn vị Khối lượng Nguồn phát sinh
Bến Nghé - Kênh Đôi – Kênh
Tẻ)
Cải thiện môi trường nước m
3
330.000
Cải tạo Kênh Ba Bò m
3
110.000
Các tuyến kênh nhỏ m
3
100.000
3
Bùn phát sinh từ hoạt động
xây dựng:
Khoan cọc nhồi, móc
hố móng, đào hầm…

Cao ốc – Trung tâm thương
mại…
m
3
/ngày 200 - 250
Metro 2 m
3
450.000
Metro 3a m
3
700.000
Hầm Thủ Thiêm m
3
115.000
4 Bùn hầm cầu m
3
/ngày 300 – 450
Hút bể phốt của nhà
dân
Nguồn: UBND TP.HCM, 2011
Hình 1.8: Thành phần bùn thải phát sinh ở TP.HCM (%)
Số lượng nguồn phát sinh bùn thải từ các dự án xây dựng công trình hạ tầng
(đường giao thông, metro,…) và các khu đô thị sẽ tăng nhanh. Trong giai đoạn 2012 –
2015 khối lượng bùn nạo vét kênh rạch từ các dự án cải thiện môi trường sẽ chiếm đa
số.
1.2.4. Thành phần chất thải rắn đô thị
Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn tại các bãi chôn lấp là rác hữu cơ với tỷ lệ
khá cao (64,49%). Các thành phần chất thải rắn có khả năng tái chế như plastic, giấy,
kim loại không nhiều do hoạt động phân loại và thu gom phế liệu trong thành phố;
phần còn lại ít có khả năng tái chế, chủ yếu là các chất vô cơ như bùn, đất được trình

bày trong bảng 1.4 và hình 1.9.
11
Bảng 1.4: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đầu vào tại bãi chôn lấp TP.HCM
Đa Phước (%) Phước Hiệp (%)
Rác hữu cơ 64.50 62.83
Giấy 8.17 6.05
Vải 3.88 2.09
Gỗ 4.59 4.18
Nhựa 12.42 15.96
Da và cao su 0.44 0.93
Kim loại 0.36 0.59
Thủy tinh 0.40 0.86
Sành sứ 0.24 1.27
Đất và cát 1.39 2.28
Xỉ than 0.44 0.39
Nguy hại 0.12 0.05
Bùn 2.92 1.89
Các loại khác 0.14 0.04
Tổng 100 100
Nguồn: Bộ TNMT, 2011.
Hình 1.9: Thành phần chất thải rắn tại bãi chôn lấp Đa Phước
Biểu đồ hình 1.5 và 1.6 cho thấy nguồn phát sinh CTR thay đổi không nhiều
nhưng khối lượng sẽ có xu hướng tăng do dân số tăng nhanh. Và thành phần sẽ có
thay đổi đáng kể, tỉ lệ chất thải rắn thực phẩm từ các hộ gia đình sẽ giảm xuống,
trong khi đó lư ợng chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học tăng nhanh tại các
siêu thị có chế biến thực phẩm, chợ đầu mối thực phẩm và các nhà máy chế biến
rau quả, thức ăn chế biến sẵn. Các loại chất thải có giá trị tái chế cao sẽ tăng
nhanh, như ng do giá nhân công ngày càng cao nên tỉ lệ phân loại và thu hồi từ chất
thải rắn sinh hoạt có thể ngày càng giảm. Đặc biệt, do chính sách đánh thuế bao bì
nylon sẽ thực hiện vào năm 2012, khối lượng các loại bao bì polymer khó phân

12
hủy sinh học sinh học sẽ giảm xuống, nhưng khối lượng các loại bao bì thân thiện
môi trường sẽ tăng lên. Thành phần bao bì kim loại cũng sẽ giảm đáng kể.
1.2.5. Dự báo khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh đến năm 2030
Chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm cả nilon và CTNH trong sinh hoạt)
Tỷ lệ gia tăng trung bình thực tế trong 10 năm qua (giai đoạn 2000 – 2010) là
6,7%/năm. Trong khi đó, theo cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh, tỉ lệ dân số tăng bình
quân trong 10 năm từ 2000 – 2010 là 3,07%. Trên cơ sở các số liệu trên, số liệu dự báo
về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố định hướng đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 được thể hiện như sau.
Bảng 1.5: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM đến năm 2030
với ước tính tỷ lệ gia tăng CTR là 6% và 8%
Năm
Khối lượng dự báo (tấn/ngày)
Tỷ lệ gia tăng 6% Tỷ lệ gia tăng 8%
2010 6.500 6.500
2011 6.890 7.020
2012 7.303 7.581
2013 7.741 8.188
2014 8.206 8.843
2015 8.698 9.550
2016 9.220 10.314
2017 9.773 11.139
2018 10.360 12.031
2019 10.981 12.993
2020 11.640 14.033
2021 12.338 15.155
2022 13.079 16.368
2023 13.864 17.677
2024 14.695 19.091

2025 15.577 20.619
2026 16.512 22.268
2027 17.503 24.050
2028 18.553 25.974
2029 19.666 28.052
2030 20.845 30.296
Nguồn: UBND TP.HCM, 2011
13
Hình 1.10: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt tại TP.HCM đến năm 2030
(tấn/ngày)
Chất thải xây dựng
Ước tính khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn thành phố
khoảng 900 – 1.200 tấn/ngày trong tương lai từ năm 2020 – 2030. Khối lượng này
không tính đến các dự án lớn xây dựng các công trình hạ tầng (dự án giao thông, thoát
nước, cấp nước,…)
Bùn thải
Số lượng nguồn phát sinh bùn thải từ các dự án xây dựng công trình hạ tầng
(đường giao thông, metro,…) và các khu đô thị sẽ tăng nhanh. Trong giai đoạn 2012 –
2015 khối lượng bùn nạo vét kênh rạch từ các dự án cải thiện môi trường sẽ chiếm đa
số. Ước tính khoảng 1 – 2 triệu tấn/năm từ năm 2012 – 2015.
14
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM
2.1. CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1.1.Công tác thu gom chất thải
So sánh khối lượng chất thải rắn phát sinh được tính toán theo số liệu dân số và
hệ số phát sinh chất thải rắn kg/người.ngày theo tiêu chuẩn và khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt được thu gom và xử lý thống kê qua trạm cân tại các khu liên hợp xử lý chất
qua các năm cho thấy, tỉ lệ thu gom và xử lý có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ
75% lên gần 85%. Tuy nhiên, khối lượng chất thải rắn xử lý thu gom được và vận

chuyển lên các bãi chôn lấp (qua trạm cân) năm 2004 giảm so với năm trước đó (-
5,8%) là do bãi chôn lấp Phước Hiệp xảy ra sự cố lún trượt và năm 2005 tỉ lệ tăng khối
lượng chất thải rắn thấp hơn các năm trước là do trạm cân tại công trường Phước Hiệp
không hoạt động, khối lượng chất thải rắn được tính trung bình theo khối lượng trước
khi trạm cân hư.
Như vậy so với Quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011
đến 2020, theo đó, mục tiêu cụ thể từ 2011 – 2015: ”85% tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường”, thành phố Hồ
Chí Minh đã đạt mục tiêu qui định của Chính phủ. Tuy nhiên tỉ lệ thu gom và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt thực tế cao hơn, có thể nói là đạt 100% vào thời điểm thu gom
qui định vì một phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn thải đã được phân
loại và tái chế từ các nguồn thải đến bãi chôn lấp và các nhà máy xử lý hoặc một phần
khác chất thải vẫn được lưu giữ tại nguồn thải.
2.1.2.Công tác quét và thu gom chất thải rắn đường phố
Công tác quét thu gom chất thải rắn đường phố hiện nay của thành phố chủ yếu
được thực hiện vào ca đêm, thời gian bắt đầu làm việc từ 18 – 22 giờ và kết thúc trước
6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, đối với một số quận trung tâm (1, 3, 10, …) được bố
trí quét tua ca ngày nhằm đảm bảo duy trì chất lượng vệ sinh đường phố.
Số liệu thống kê trên địa bàn các quận huyện cho thấy, do công tác chuyển đổi
phương tiện thu gom ở các quận huyện còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên hiện
nay vẫn còn một số công nhân sử dụng xe ba gác cải tiến để vận chuyển chất thải rắn,
nhưng số lượng này không nhiều và tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Chánh, số
lượng công nhân quét đường sử dụng thùng 660lít để thu gom chất thải rắn đường phố
chỉ chiếm 69%. Ngoài ra, một số quận huyện như Quận 4, 9, Phú Nhuận, Gò Vấp, Củ
Chi vẫn còn sử dụng các phương tiện khác (xe tự chế, thùng 240 lít,…) sẵn có để phục
vụ công tác quét dọn và di chuyển. Tuy nhiên, vì các phương tiện này không đảm bảo
kín và thường xuyên bị cơi nới gây rơi vãi và ô nhiễm nên các quận huyện vẫn đang
15
tích cực đầu tư và chuyển đổi dẫn phư ơng tiện thu gom sang thùng 660 lít, để đảm

bảo vệ sinh đường phố, an toàn lao động và an toàn giao thông. Ngoài ra, hiện nay,
thành phố còn bố trí 5 phương tiện quét cơ giới để quét lau, hút cát ở các tuyến đường
trọng điểm của thành phố.
2.1.3.Công tác thu gom tại nguồn
Tồn trữ tại nguồn
Chất thải rắn hiện nay hầu như chưa được các chủ nguồn thải phân loại tại
nguồn. Các hộ gia đình tự trang bị sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số
gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện
nay, người dân sử dụng các loại túi nilon chứa chất thải rắn và đặt trong các thùng
chứa. Khi đến thời gian giao chất thải rắn, các hộ dân mang thùng chứa hoặc túi nilon
để trước cửa nhà để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không ở
nhà vào thời gian thu gom chất thải rắn, thường bỏ chất thải vào các túi nilon buộc
chặt, để trước cửa, thói quen này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt “ve chai”
có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị.
Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán
đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng chất thải rắn tiếp
nhận chất thải rắn, hầu hết chất thải rắn phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi
trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom chất thải rắn trong chợ.
Các hoạt động mua bán trên đường phố (cố định và di dộng), sinh hoạt đi lại của
người dân đang là vấn đề phức tạp, gây khó khăn trong việc tổ chức lưu chứa chất thải.
Tình trạng đường phố đầy chất thải rắn do các đối tượng này xả thải không đúng nơi
quy định là thường xuyên, liên tục và đã thành thói quen xấu khó điều chỉnh.
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, chất thải rắn được lưu giữ
trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết chất thải
rắn đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240 lít.
Phần lớn các vị trí lưu chứa chất thải rắn của các hộ gia đình, các khu chưng cư,
đặc biệt khu nhà cao tầng, các điểm chợ, các điểm đặt thùng chất thải rắn công
cộng, đều không có lưu ý nghiên cứu thiết kế ban đầu hay có nhưng bố trí không
hợp lý, không thuận tiện.
Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí

thùng chất thải rắn công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức
năng của thùng chất thải rắn công cộng.
16
Thu gom tại nguồn
Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố do 03 nhóm đơn vị thực
hiện: (1) hệ thống công lập do Công ty Môi trường Đô thị và 22 Công ty Dịch vụ công
ích quận/huyện thực hiện (riêng quận Tân Phú và Bình Tân là hai quận mới thành lập
không có Công ty dịch vụ công ích), nay toàn bộ các công ty này đã chuyển thành
công ty TNHH MTV; (2) hệ thống dân lập do lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập
thực hiện, lực lượng này nằm ngoài hoặc trong khoảng 30 nghiệp đoàn thu gom; và (3)
hợp tác xã thu gom chất thải rắn (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp, Thủ Đức). Các
số liệu thống kê cho thấy:
− 60% khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân do hệ thống thu gom chất
thải rắn dân lập thực hiện, 40% do Hợp tác xã và Công ty Dịch vụ công ích thực
hiện.
− Khoảng hơn 200 xe tải nhỏ 550 kg, gần 1.000 xe 3, 4 bánh tự chế và hơn 2.500
thùng 660 lít (3, 4 bánh).
− 4.000 người thu gom chất thải rắn dân lập, 1.500 người thu gom trong các Công
ty dịch vụ công ích và Hợp tác xã.
Thu gom trên đường phố (điểm hẹn)
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 241 điểm hẹn, tập trung chủ
yếu ở các quận như Tân Phú (76 điểm), quận 10 (41 điểm), quận 8 (17 điểm) là các
quận nội thành trong thành phố, số còn lại phân bố rải rác ở các quận huyện. Số lượng
điểm hẹn hiện nay (2011) giảm rất nhiều so với năm 2005-2007.
Vị trí các điểm hẹn thường xuyên bị di dời do chất lượng vệ sinh môi trường tại
các điểm thấp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan và giao thông của thành phố.
Đơn vị quản lý điểm hẹn chủ yếu là các công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích
của các quận huyện, còn lại là do công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố
quản lý (chủ yếu là các điểm hẹn tại Quận Tân Phú, quận Bình Tân do Công ty TNHH
MTV Môi trường đô thị trúng thầu công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn) và một

số các điểm hẹn tại quận Bình Thạnh, quận 6, quận 12,…
Bảng 2.1: Số lượng điểm hẹn tại các quận, huyện
Stt Quận/huyện
Điểm hẹn
2009 2010
1 Quận 1 10 9
2 Quận 2 0 2
3 Quận 3 12 10
17
Stt Quận/huyện
Điểm hẹn
2009 2010
4 Quận 4 8 10
5 Quận 5 11 7
6 Quận 6 0 0
7 Quận 7 18 12
8 Quận 8 17 17
9 Quận 9 0 0
10 Quận 10 43 41
11 Quận 11 0 0
12 Quận 12 8 8
13 Tân Bình 7 5
14 Tân Phú 76 76
15 Phú Nhuận 6 4
16 Gò Vấp 7 5
17 Bình Thạnh 8 9
18 Thủ Đức 0 0
19 Bình Chánh 6 5
20 Bình Tân 0 0
21 Hóc Môn 0 0

22 Củ Chi 12 12
23 Nhà Bè 11 9
24 Cần Giờ 7 7
Tổng cộng 265 241
Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý CTR – 2010 (Sở TNMT TP.HCM)
18
2.1.4.Trung chuyển và vận chuyển
Hình 1.1: Sơ đồ thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn tại Tp.HCM
Trạm trung chuyển
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 45 trạm trung chuyển chất thải rắn với
nhiệm vụ tập trung lượng chất thải rắn từ các xe thu gom dân lập, hợp tác xã, công ty,
từ các điểm hẹn. Từ các trạm trung chuyển này, chất thải rắn được vận chuyển lên các
bãi chôn lấp bằng các xe tải có tải trọng lớn (10-15 tấn/xe). Trạm trung chuyển được
chia thành 4 loại:
Loại 1:
− Công suất tiếp nhận lớn trên 800 tấn/ngày
− Nhà xưởng được thiết kế đạt yêu cầu, khuôn viên lớn.
− Công nghệ: có phương tiện hooklif, môi trư ờng được kiểm soát chặt chẽ, có hệ
thống thu gom nước rỉ rác.
Loại 2:
− Công suất tiếp nhận nhỏ: 20 - 100 tấn/ngày
− Công nghệ áp dụng là phương tiện hooklif
− Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có mái che, sàn
tráng ximăng, có hệ thống thu gom nước rỉ rác.
Loại 3:
− Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có/không mái che,
sàn tráng ximăng, có/không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.
− Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.
− Công suất: trên 100 tấn/ngày
19

Loại 4:
− Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, không có cổng bảo vệ, có/ không
có mái che, sàn tráng ximăng, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.
− Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.
− Công suất: nhỏ hơn 100 tấn/ngày
Bảng 2.2: Vị trí các trạm trung chuyển và bô rác tại thành phố
20

×