Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1, QUẬN BÌNH TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1, QUẬN BÌNH TÂN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 8/2011
i


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÌNH HƯNG HÒA 1, QUẬN BÌNH TÂN

Tác giả

NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn
Th.S. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN


Tháng 7 năm 2011
ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong 4 năm học tập tại giảng đường
Đại học, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô, các cơ
quan ban ngành và các bạn. Tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình
đến:
 Các thầy cô trong khoa Môi trường & Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP.HCM
đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong 4 năm vừa qua.
 Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
 Các anh chị trong trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đã hỗ trợ tài liệu và
sách Rừng Xanh giúp tôi hoàn thiện các hoạt động trong đề tài.
 Các anh chị phòng Thông tin và Giáo dục môi trường – Chi cục bảo vệ môi
trường thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và giúp tôi hoàn thiện đề tài.
 Ban Giám Hiệu, các thầy cô và các em học sinh trường Tiểu học Bình Hưng Hòa
1 và Bình Hưng Hòa 2 đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài.
 Đặc biệt, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi.
Xin cảm ơn vì đã cho tôi tình yêu và niềm tin vào sự nổ lực hết mình của bản thân
trong tất cả mọi việc.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Đức

iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân” được
thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 nhằm mang đến các hoạt động GDMT cho
học sinh trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và
hành vi BVMT của học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động GDMT.
Để đạt được hai mục tiêu chính đó, đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
− Nghiên cứu công tác GDMT cho học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học.
− Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
− Đánh giá nhận thức, hành vi BVMT ban đầu của học sinh tại trường.
− Đề xuất các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường.
− Triển khai các hoạt động đã đề xuất tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
− Khảo sát và đánh giá sự thay đổi về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường
của học sinh tại trường thông qua việc tham gia các hoạt động GDBVMT.
− So sánh, đánh giá nhận thức và hành vi BVMT của học sinh trường TH Bình
Hưng Hòa 1 (nơi tác giả tiến hành thực hiện các hoạt động GDMT) với trường TH
Bình Hưng Hòa 2 (nơi tác giả không tiến hành thực hiện các hoạt động GDMT).
− Xây dựng chương trình các hoạt động GDMT cho học sinh tại trường.
Đề tài đã đạt được các kết quả sau:
− Xác định mục tiêu và phương thức GDBVMT cho học sinh khối tiểu học.
− Đề xuất 11 hoạt động GDBVMT cho học sinh trường TH Bình Hưng Hòa 1.
− Thực hiện 11 hoạt động GDBVMT cho học sinh tại trường.
− Tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi BVMT của học
sinh trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 sau khi tham gia các hoạt động GDBVMT.
− Đánh giá hiệu quả và ý nghĩa của công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
− Xây dựng chương trình các hoạt động GDBVMT cho học sinh tại trường Tiểu
học Bình Hưng Hòa 1 làm cơ sở cho sự tham khảo và duy trì hoạt động GDBVMT tại
trường nói riêng và các trường Tiểu học khác trong Quận Bình Tân nói chung.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................ 2
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ................................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 5
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 5
7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...................................................................................... 5
8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 5
Chương 1 .................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH ................................................................................................................. 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ................................................ 6
1.1.1 Định nghĩa ................................................................................................... 6
1.1.2 Mục tiêu....................................................................................................... 6
1.1.3 Phạm vi và đối tượng ................................................................................... 6
1.1.4 Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động GDMT ............................ 7
1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHO HỌC SINH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN ............................................................ 7
1.2.1. Thế giới ...................................................................................................... 7
1.2.2. Việt Nam .................................................................................................... 8
1.3. CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.......... 9
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học ................................................ 9
1.3.1.1. Đặc điểm của các quá trình nhận thức.................................................. 9
1.3.1.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học........................................ 10
v


1.3.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ..................... 10
1.3.3. Phương thức thực hiện các hoạt động GDBVMT cho học sinh Tiểu học ... 10
Chương 2 .................................................................................................................. 11
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU
HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 ................................................................................. 11
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 .................... 11
2.1.1. Vị trí ......................................................................................................... 11
2.1.2. Tổng số cán bộ, CNVC ............................................................................. 11
2.1.3. Cơ sở vật chất ........................................................................................... 11
2.1.4. Quy mô học sinh ....................................................................................... 11
2.1.5. Tình hình hoạt động tập trung trong năm .................................................. 12
2.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH
HƯNG HÒA 1, QUẬN BÌNH TÂN ....................................................................... 13
2.2.1. Rác thải..................................................................................................... 13
2.2.2. Nhu cầu sử dụng nước .............................................................................. 14
2.2.3. Không gian trường học ............................................................................. 14
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TH BÌNH HƯNG HÒA 1 .. 15
2.3.1. Ưu điểm .................................................................................................... 15

2.3.2. Hạn chế..................................................................................................... 15
2.3.3. Những khó khăn trong việc thực hiện GDMT ........................................... 16
Chương 3 .................................................................................................................. 17
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GDBVMT CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 ........................................................ 17
3.1. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BAN
ĐẦU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 ................... 17
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 ..................................... 28
3.2.1. Các hoạt động cung cấp kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường .... 28
3.2.2. Các hoạt động ngoại khóa ......................................................................... 28
3.3. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GDBVMT CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 ........................................................ 28
3.3.1. Mục đích thực hiện các hoạt động ............................................................. 28
3.3.2. Kế hoạch tổ chức các hoạt động ................................................................ 29

vi


3.3.3. Triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
trường tiểu học Bình Hưng Hòa 1. ...................................................................... 30
3.3.3.1. Các hoạt động cung cấp kiến thức về môi trường và BVMT ............... 30
3.3.3.1.1. Tổ chức tiết học ngoại khóa về môi trường .................................. 30
3.3.3.1.2. Gắn các poster về bảo vệ môi trường ........................................... 31
3.3.3.1.3. Làm bản tin môi trường ............................................................... 32
3.4.3.1.4. Sách xanh di động ........................................................................ 33
3.3.3.2. Các hoạt động ngoại khóa................................................................... 34
3.3.3.2.1. Tổ chức đội tình nguyện viên môi trường..................................... 34
3.3.3.2.2. Thực hiện phân loại rác tại trường................................................ 35
3.3.3.2.3. Hội thi viết cảm nhận về môi trường ............................................ 36

3.3.3.2.4. Tổ chức hội thi “Nét vẽ xanh” ...................................................... 37
3.3.3.2.5. Tổ chức hội thi sản phẩm tái chế .................................................. 38
3.3.3.2.6. Hội thi Đố vui .............................................................................. 39
3.3.3.2.7. Tham gia Ngày hội tái chế chất thải 2011 .................................... 40
Chương 4 .................................................................................................................. 42
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG GDBVMT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TH BÌNH
HƯNG HÒA 1 .......................................................................................................... 42
4.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG GDBVMT ĐÃ ĐƯỢC THỰC
HIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 ....................................... 42
4.1.1. Đánh giá hiệu quả thông qua phiếu khảo sát lần 2 ..................................... 42
4.1.2. Đánh giá hiệu quả thông qua ý kiến của giáo viên về các hoạt động đã được
thực hiện tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 ................................................. 54
4.1.3. Đánh giá hiệu quả thông qua sự yêu thích của các em học sinh trường tiểu
học Bình Hưng Hòa 1 ......................................................................................... 56
4.2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1 .. 57
Chương 5 .................................................................................................................. 58
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 58
5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58
5.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 61

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH


- Ban giám hiệu

BHH

- Bình Hưng Hòa

BVMT

- Bảo vệ môi trường

CB

- Cán bộ

CBQL

- Cán bộ quản lý

CNV

- Công nhân viên

CNVC

- Công nhân viên chức

ĐHBK HN

- Đại học Bách Khoa Hà Nội


ĐVHD

- Động vật hoang dã

ENV

- Trung tâm giáo dục thiên nhiên

GDBVMT

- Giáo dục bảo vệ môi trường

GDMT

- Giáo dục môi trường

GV

- Giáo viên

MT

- Môi trường

NXB

- Nhà xuất bản

TH


- Tiểu học

TNV

- Tình nguyện viên

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hiện trạng các thùng rác được bố trí trong khuôn viên trường .................... 13
Hình 2.2. Hiện trạng hệ thống vòi nước rửa tay tại trường ......................................... 14
Hình 2.3. Poster bỏ rác đúng chỗ
Hình 2.4. Chú lao công quét dọn rác ............ 15
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện những thói quen tốt đối với MT của khối 1 ................. 17
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện thói quen không tốt đối với MT của khối 1 ................. 18
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện những suy nghĩ BVMT của học sinh khối 1 ................. 19
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện hiểu biết tích cực đối với MT của khối 2&3................ 20
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện những thói quen tốt đối với MT của khối 2&3 ............ 21
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện thói quen không tốt đối với MT của khối 2&3 ............ 22
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện những suy nghĩ BVMT của khối 2&3 .......................... 23
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện hiểu biết tích cực đối với MT của khối 4&5................. 24
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện những thói quen tốt đối với MT của khối 4&5 ............. 25
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ thể hiện những suy nghĩ BVMT của khối 4&5 ........................ 26
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhận thức, hành vi tốt với MT của khối 1 .. 43
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về thói quen tốt đối với MT của khối 4 ...... 45
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về nhận thức BVMT của khối 4 ................. 46
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về thói quen tốt đối với MT của khối 5 ...... 46
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về nhận thức BVMTcủa học sinh khối 5 .... 47

Biểu đồ 4.6. Biểu đồ so sánh thói quen tốt đối với môi trường của học sinh khối 3 hai
trường tiểu học BHH 1 & tiểu học BHH 2 ................................................................. 50
Biểu đồ 4.7. Biểu đồ so sánh những hiểu biết tích cực về môi trường của học sinh khối
3 hai trường BHH 1& BHH 2 .................................................................................... 51
Biểu đồ 4.8. Biểu đồ so sánh những thói quen tốt đối với về MT của học sinh khối 4 ở
hai trường BHH 1 và BHH 2 ..................................................................................... 52
Biểu đồ 4.9. Biểu đồ so sánh những hiểu biết về MT của học sinh khối 4 ở hai trường
BHH 1 và BHH 2....................................................................................................... 52
Biểu đồ 4.10. Biểu đồ so sánh những thói quen tốt đối với MT của học sinh khối 5 ở
hai trường BHH 1 và BHH 2 ..................................................................................... 53
Biểu đồ 4.11. Biểu đồ so sánh những hiểu biết về MT của học sinh khối 5 ở hai trường
BHH 1 và BHH 2....................................................................................................... 53
Biểu đồ 4.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh yêu thích các hoạt động GDBVMT ...... 56

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Bảng biểu về số lượng học sinh tại trường TH Bình Hưng Hòa 1 ............... 11
Bảng 3.1. Bảng biểu thể hiện thói quen không tốt đối với MT của khối 4&5 ............. 26
Bảng 4.1. Bảng biểu thể hiện sự thay đổi thói quen không tốt với MT của khối 1 ...... 42
Bảng 4.2. Kết quả so sánh mức độ thay đổi trong nhận thức và hành vi đối với môi
trường của khối 2 và khối 3 ....................................................................................... 44
Bảng 4.3. Bảng biểu thể hiện tỉ lệ học sinh khối 2 & khối 3 hiểu biết về tái chế rác và
phân loại rác .............................................................................................................. 44
Bảng 4.4. Bảng biểu thể hiện sự thay đổi nhận thức và hành vi BVMT của khối 3 –
trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2 ............................................................................. 48
Bảng 4.5. Bảng biểu thể hiện sự thay đổi nhận thức và hành vi BVMT của khối 4 và
khối 5 - trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2 ................................................................ 49


x


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững
đối với cuộc sống con người. Cho nên, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo
vệ môi trường, trong đó giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường được coi là biện
pháp hiệu quả nhất. Vì thế mà trong những năm qua, bảo vệ môi trường và quản lý
giáo dục về bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ giáo dục được Đảng và
Nhà nước ta rất chú trọng. Ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra
Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi
trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh
kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp
qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh sạch - đẹp.
“Trẻ em hôm nay là nền tảng của mai sau”, bậc Tiểu học là bậc học nền móng,
bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi định
hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là cơ sở ban
đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước
Trong những năm gần đây, ở bậc Tiểu học, nội dung giáo dục môi trường đã
được đưa vào dạy lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội,
Đạo đức, Tiếng Việt…và được giảng dạy ngay từ lớp một. Song, việc giáo dục môi
trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế.
Do vậy việc tìm ra các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho đối tượng học
sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học là điều hết sức cần thiết và quan trọng nhằm tạo ra
sự chuyển biến về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh. Xuất phát từ

những suy nghĩ trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất và
thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học
Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân”.

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 1


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính như sau:
(1). Nghiên cứu và đề xuất các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân.
(2). Tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi BVMT của học sinh
thông qua việc tham gia các hoạt động GDBVMT đã được thực hiện tại trường. Từ đó
xây dựng chương trình các hoạt động GDBVMT cho học sinh tại trường.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Đối với mục tiêu (1), tác giả sẽ thực hiện các nội dung:
 Nghiên cứu công tác GDMT cho học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học.
 Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường
tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
 Đánh giá nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường ban đầu của học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
 Đề xuất các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường.
Đối với mục tiêu (2), tác giả tiến hành:
 Triển khai thực hiện các hoạt động đã được đề xuất tại trường Bình Hưng Hòa 1.
 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện.

 Khảo sát và đánh giá sự thay đổi về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của
học sinh tại trường thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
 So sánh, đánh giá nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 (nơi tác giả tiến hành thực hiện các hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường) với trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2 (nơi tác giả không tiến hành
thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường).
 Khảo sát ý kiến của giáo viên về hiệu quả và khả năng duy trì của các hoạt động
đã thực hiện.
 Xây dựng chương trình các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu
học Bình Hưng Hòa 1 làm cơ sở cho sự tham khảo và duy trì hoạt động GDMT tại
trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 nới riêng và các trường tiểu học khác trong Quận
Bình Tân nói chung.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 2


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Thu thập các tài liệu về các hoạt động nâng cao nhận thức BVMT cho học sinh
đã thực hiện ở trong và ngoài nước từ sách báo, website, các dự án, các khóa luận.
 Thu thập tình hình hoạt động tập trung trong năm của trường Tiểu học Bình
Hưng Hòa 1 thông qua báo cáo kế hoạch hoạt động Đoàn – Đội của trường.
 Thu thập số liệu về quy mô học sinh, trang thiết bị hạ tầng, thời khóa biểu thông
qua báo cáo cuộc họp cuối năm của trường.
 Phương pháp khảo sát thực địa
 Tiến hành tham quan, tìm hiểu và ghi nhận thực tế hiện trạng môi trường và công

tác thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
 Phương pháp điều tra xã hội học
 Mục đích: phương pháp được áp dụng nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá nhận
thức và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 và
trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2 trước và sau khi thực hiện đề tài.
 Số lượng phiếu khảo sát:
 Trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1: 2.375 phiếu
 Trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2: 490 phiếu
 Nội dung của phiếu khảo sát:
Trên cơ sở xem xét đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cấp tiểu học, cũng như tìm hiểu
công tác giáo dục trong nhà trường cùng một số tài liệu khác, các câu hỏi khảo sát
được soạn thảo cho từng cấp lớp 1, lớp 2&3, lớp 4&5. Chi tiết bảng câu hỏi khảo sát
được trình bày ở Phụ lục 1. Nội dung của các câu hỏi khảo sát tập trung vào 3 vấn đề:
 3- 4 câu hỏi khảo sát kiến thức môi trường cơ bản
 3-4 câu hỏi khảo sát thói quen sinh hoạt phản ánh ý thức về môi trường
 1-2 câu hỏi khảo sát nguyện vọng, suy nghĩ của các em đối với hoạt động
BVMT
Cấu trúc câu hỏi tùy vào từng cấp độ như sau:
 Khối lớp 1: Đối với các em học sinh Khối 1, đây là lứa tuổi mới bắt đầu hình
thành những khái niệm về cuộc sống xung quanh.Vì vậy 10 câu hỏi khảo sát xung
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 3


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

quanh những thói quen hằng ngày ở lớp, ở trường của các em như: bỏ rác, tắt đèn, tắt
quạt, chăm sóc cây xanh,…Bên cạnh đó, câu hỏi còn liên quan đến những việc mà các

em nên làm và không nên làm, sự quan tâm của phụ huynh dành cho các em trong giai
đoạn tiếp thu này.
 Khối lớp 2&3: Ở độ tuổi này, khả năng đọc và hiểu vấn đề xung quanh của
các em tốt hơn so với Khối 1. Các em bắt đầu có những nhận thức mới , thích tìm hiểu
những sự vật, hiện tượng mới. Các câu hỏi sẽ liên quan đến những kiến thức môi
trường rất cơ bản như: lợi ích cây xanh, sự cần thiết tiết kiệm nước, những hiểu biết
của các em về động vật hoang dã. Bên cạnh đó là những thói quen liên quan đến
BVMT khi các em ở trường và ở nhà. Đồng thời, tác giả cũng khảo sát tỉ lệ học sinh
muốn tham gia vào những hoạt động môi trường mà các em yêu thích và có thể đề
xuất thêm những hoạt động để có thể tiếp cận với các em trong công tác GDMT.
 Khối lớp 4&5: Các em đã có những khái niệm về môi trường và bảo vệ môi
trường, khả năng tiếp thu kiến thức tương đối tốt so với lớp 1,2,3. Số lượng câu hỏi
khảo sát là 10 câu với những nội dung sau: khảo sát những kiến thức môi trường căn
bản ( bọc nilong có dễ phân hủy hay không?; tái chế rác là gì?; phân loại rác là
gì?),.thói quen sinh hoạt của các em (bỏ rác vào thùng; tiết kiệm điện nước).
 Cách bước tiến hành khảo sát như sau:
 Sắp xếp lịch phát phiếu khảo sát thông qua thời khóa biểu để tránh trùng với
những giờ học Thể Dục, Âm nhạc, Vi tính và Mĩ Thuật.
 Tiến hành phân chia phiếu khảo sát theo số lượng học sinh từng lớp.
 Tiến hành phát phiếu theo từng lớp của từng Khối. Bắt đầu từ Khối 1 và kết
thúc ở Khối 5 (tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2 chỉ khảo sát Khối 3,4,5)
 Tại mỗi lớp, sẽ được hướng dẫn cách thức trả lời phiếu khảo sát. Thời gian để
hoàn thành là 20 phút ở khối 1,2 ; 10 phút ở khối 3,4.5.
 Tiến hành thu phiếu khảo sát.
 Phương pháp xử lý, thống kê
 Từ các dữ liệu của việc thu thập dữ liệu và điều tra xã hội học, tác giả tiến hành
thống kê các số liệu theo dạng các bảng biểu .
 Từ đó, tác giả tiến hành vẽ các bảng biểu thành các biểu đồ tùy theo nội dung cần
đánh giá và so sánh.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức


Trang 4


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

 Phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh
 Từ kết quả thu được của quá trình xử lý và thống kê, tác giả tiến hành so sánh và
đánh giá nhận thức và hành vi BVMT của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài,
làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của các hoạt động GDBVMT đã được thực hiện.
 Phương pháp triển khai thực nghiệm
 Đề tài tiến thành triển khai thực nghiệm các hoạt động đã đề xuất để đánh giá
hiệu quả của các hoạt động GDBVMT lên nhận thức và hành vi BVMT của học sinh.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài:
 Nhận thức và hành vi BVMT của học sinh trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
 Hoạt động GDBVMT cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
 Đề tài đã thực hiện trong khuôn khổ trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
 Đề tài chỉ khảo sát ba khối 3, 4 và 5 của trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 2 để so
sánh với trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1.
 Đề tài đánh giá hiệu quả ban đầu của công tác GDMT lên học sinh trường Tiểu
học Bình Hưng Hòa 1.
7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
 Giúp cho học sinh có sự chuyển biến về nhận thức và hành vi đối với môi trường
và bảo vệ môi trường. Kết quả này góp phần tạo ra thế hệ tương lai biết yêu và quan
tâm nhiều hơn đến môi trường. Những nhận thức và hành vi tốt sẽ giúp cải thiện và
bảo vệ môi trường sống ngày một tốt hơn.
 Tạo ra tiền đề cho sự thực hiện và tăng cường công tác giáo dục môi trường tại

trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 nói riêng và các trường tiểu học khác trong Quận
Bình Tân nói chung.
8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 Đề tài có sự so sánh với trường Tiểu học chưa được áp dụng các hoạt động giáo
dục môi trường nhằm thấy rõ hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường của các em học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 5


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỌC SINH
1.1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa [3]
 Tuyên ngôn Tbilisi (UNESCO – UNEP 1978) cho rằng: GDMT không phải là
một môn riêng biệt đưa thêm vào chương trình giáo dục, cũng không phải là một chủ
đề nghiên cứu, mà là một đường hướng hội nhập vào chương trình đó. GDMT là kết
quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh
nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa nghệ
thuật…..) và nó cung cấp một nhận thức toàn diện về môi trường.
1.1.2 Mục tiêu [3]
 Giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có nhận thức; tình cảm, mối quan tâm trong
việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); thuyết phục các thành viên khác
cùng tham gia,
 GDMT phải chú ý đến cả 3 lĩnh vực: lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực tình cảm, ý

thức và kỹ năng hành động.
 GDMT phải làm từ khi trẻ mới lớn để tạo những hành vi tốt đẹp và trách nhiệm
đối với môi trường, từ lứa tuổi mẫu giáo đến khi trưởng thành, trong cả hệ thống giáo
dục phổ thông cũng như sự tham gia của gia đình và xã hội.
 GDMT trong nhà trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh ý thức trách
nhiệm đối với sự phát triển bền vững của Trái đất.
1.1.3 Phạm vi và đối tượng [3]
 Đối tượng chính của GDMT trong giai đoạn đầu là học sinh, sinh viên. Tác động
đến học sinh, sinh viên không những có kết quả trước mắt mà còn đạt được những lợi
ích lâu dài và có tác động dây chuyền đến các thành phần khác trong xã hội.
 Tác động đến học sinh, sinh viên hiệu quả nhất là qua hệ thống trường học.
Trường học bảo đảm tác động thống nhất, có hệ thống, có hướng dẫn.

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 6


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

1.1.4 Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động GDMT [3]
 Hoạt động ở trên lớp như: thực hiện các tiết học gắn liền với thực tế về môi
trường xung quanh, sử dụng các phương tiện dạy và học để phân tích các vấn đề môi
trường cho học sinh.
 Hoạt động ở ngoài lớp: các chiến dịch xanh trong nhà trường, tham quan, cắm
trại, trò chơi, các câu lạc bộ, thành lập các nhóm hoạt động môi trường, làm báo tường
có nội dung GDMT, hội thi tái chế, tái sử dụng, xây dựng dự án và thực hiện, hoạt
động phối hợp với gia đình, cộng đồng và Hội cha mẹ học sinh....
1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHO HỌC SINH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN [8]
1.2.1. Thế giới
 Đức
GDMT được khai thác trong nhiều môn học. Băng hình, phim ảnh được sử dụng
nhiều để giáo dục môi trường. Học sinh được đi tham quan thực tế ở vùng môi trường
“có vấn đề”. Trở về các em cùng nhau thảo luận tìm ra giải pháp khắc phục.
 Nhật Bản
Ngay từ tuổi mẫu giáo, học sinh đã được giáo dục kỹ về BVMT như giữ gìn sạch
sẽ tay chân, quần áo; bỏ rác, giấy vụn đúng với quy định. Các em nhỏ được học và
thực hành trồng cây, những em lớn được tập đo độ ô nhiễm không khí, nước.
 Singapore
Ở Singapore, đất nước được coi như bảo vệ môi trường tốt nhất Đông Nam Á. Có
được vị trí hàng đầu ấy là nhờ họ đã biết đưa GDMT đi song song với xử phạt.
Singapore mất hơn 15 năm để giáo dục người dân của họ không nên xả rác bừa bãi nếu
vi phạm sẽ phạt 500$.
 Thái Lan
Trong các trường phổ thông nhiều giáo viên và học sinh được tổ chức thành
những nhóm cốt cán về giáo dục môi trường để lôi cuốn các thành viên trong trường
cùng tham gia. Đặc biệt, các nhà trường đã tổ chức nhiều tiết học ngoài trời để học
sinh có điều kiện tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, có điều kiện hoạt động và chủ
động thiết kế, điều hành và đánh giá hoạt động của mình.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 7


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

 Trung Quốc

Ở Trung Quốc, giáo dục môi trường được đưa vào các cấp học từ phổ thông đến
đại học. Ở phổ thông, nhất là bậc Tiểu học, giáo dục môi trường được khai thác ở hầu
hết các môn học. Ở bậc Đại học, các trường đại học có hẳn chương trình và môn học
riêng như Luật Môi trường, Kinh tế môi trường, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi
trường…
1.2.2. Việt Nam
 Ở nước ta việc GDMT mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 70,
còn việc GDMT trong nhà trường phổ thông mới được thực hiện vào thập niên 80
cùng với kế hoạch cải cách giáo dục.
 Hành động có ý nghĩa biểu trưng rất lớn ở nước ta về GDMT là ngay từ 1962,
Bác Hồ đã khai sinh “ Tết trồng cây” và cho đến nay, phong trào này ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ
phát triển giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường (1991 – 1995).
 Thông qua việc thay sách giáo khoa, các tài liệu chuyên ban và thí điểm, tác giả
sách giáo khoa đã chú trọng đến việc đưa nội dung GDMT vào sách. Đợt thay sách bắt
đầu từ năm 2002 đã tích hợp kiến thức môi trường vào tất cả các môn học.
 Tại Chỉ thị số 36-CT/TW trong số 8 giải pháp được nêu ra, thì giải pháp đầu
tiên là: "Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các
phong trào quần chúng bảo vệ môi trường".
 Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân", theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17-10-2001
 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra quyết định số 6621/QĐ-BGDĐT-KHCN
ngày 30-12-2002 phê duyệt "Chính sách và Chương trình hành động giáo dục môi
trường trong trường phổ thông giai đoạn 2001 - 2010". Theo Chương trình này, thì
giai đoạn 2001 - 2005 là giai đoạn chuẩn bị, trong đó có các công việc, như: soạn thảo
và ban hành các văn bản pháp quy; xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục môi trường; bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục môi trường;
xây dựng tổ chức và cơ sở vật chất; tiến hành các hoạt động ngoại khóa, các chiến dịch
truyền thông môi trường; chỉ đạo điểm.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức


Trang 8


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

 Một số thử nghiệm tại các tỉnh đã được những dự án quốc tế hỗ trợ có kết quả
và ở một số nơi, các cơ quan quản lý địa phương đã cho phép và hỗ trợ việc mở rộng
mô hình và áp dụng trong cả huyện như tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Dự án do Quỹ SEF tài trợ, cùng với sự phối hợp giúp đỡ của Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường Thừa Thiên - Huế, Phòng Giáo dục huyện A Lưới đã tổ chức soạn
thảo chương trình, tài liệu, huấn luyện giáo viên cho hơn 22 trường tiểu học và trung
học cơ sở trong huyện thực hiện việc giáo dục môi trường ngoại khóa với 33 tiết mỗi
năm, bắt đầu từ năm học 1999 - 2000. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác, như: thi vẽ
về môi trường với sự tham gia của hơn 5.000 học sinh phổ thông cơ sở, thi tìm hiểu
cây thuốc địa phương, thi xây dựng "trường xanh - sạch - đẹp", xây dựng câu lạc bộ
xanh, tủ sách tham khảo về giáo dục môi trường.
 Hàng loạt những nghiên cứu về biện pháp GDMT cho học sinh như:
 Nghiên cứu “Cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường tiểu học” (2005) của Phạm Tất Dung đã xác định cơ sở khoa
học và thực tiễn thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào chương
trình chính khóa và ngoại khóa trong giáo dục Tiểu học. Xác định các yêu cầu cơ bản
của chương trình và các tài liệu dạy và học về giáo dục BVMT cho giáo viên và học
sinh tiểu học. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp thực hiện việc lồng ghép các nội
dung giáo dục BVMT trong các trường Tiểu học..
 Nghiên cứu “Phương thức và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh Khánh Hòa” (2007) của PGS-TS Đào Trọng Hùng, ông đã tiến hành khảo sát tâm
lý xã hội về tình trạng môi trường và nhu cầu giáo dục môi trường cho học sinh. Khái
quát tình trạng ô nhiễm môi trường và sự suy thoái tài nguyên ở một số vùng trọng

điểm tỉnh Khánh Hòa. Soạn thảo tư liệu, các chuyên đề, nội dung giảng dạy về "giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh" nhằm trang bị những kiến thức về bảo vệ môi
trường và phát triển lâu bền cho học sinh.
1.3. CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học [9]
1.3.1.1. Đặc điểm của các quá trình nhận thức
 Tri giác: Đối với học sinh Tiểu học cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được
các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực đối với các em.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 9


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

 Trí nhớ: Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh
hơn và tốt hơn những định nghĩa, những câu giải thích bằng lời.
 Tưởng tượng: Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng
của học sinh Tiểu học.
 Tư duy: Đối với học sinh Tiểu học, tri giác phát triển sớm hơn và tri giác trước
hết là nhận biết những dấu hiệu bên ngoài.
1.3.1.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học
 Tính cách: hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha.
 Nhu cầu nhận thức: nhu cầu nhận thức của trẻ em phát triển và thể hiện rõ nét,
đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ.
 Tình cảm: tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với
hoạt động của trẻ em.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học [3]
 Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu

 Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh
sáng, động thực vật. Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
 Ô nhiễm môi trường.
 Biện pháp BVMT xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm…)
 Làm cho học sinh bước đầu có khả năng
 Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc, bảo vệ
cây xanh, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp…)
 Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên
1.3.3. Phương thức thực hiện các hoạt động GDBVMT cho học sinh Tiểu học [3]
 GDMT thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học
 GDMT thông qua lồng ghép vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 GDMT qua chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
 GDMT qua chỉ đạo xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia
 GDMT thông qua xây dựng môi trường học tập bạn hữu trẻ em
 GDMT thông qua giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 10


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

Chương 2
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC TỔ
CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HƯNG HÒA 1
2.1.1. Vị trí



Trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 có cơ sở chính nằm ở địa chỉ: 15 đường Hồ

Văn Long, KP1, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TPHCM và một cơ sở 2
tại khu phố 1, đường Phan Đăng Giản, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân


Diện tích của trường: 3.699,7 m2

2.1.2. Tổng số cán bộ, CNVC


Năm học 2010-2011, tổng số CB-GV-CNV là 71, CBQL: 3; Giáo viên: 61 và

CNV: 7. CB, GV đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 93,4%.
2.1.3. Cơ sở vật chất


Trường có 30 phòng (23 phòng học, 4 phòng làm việc, 3 phòng chức năng).

Các phòng đều có tủ đựng thiết bị dạy học, trang trí đúng quy định.


Khuôn viên trường thoáng mát có nhiều cây xanh, có sân chơi, bãi tập thể dục.

2.1.4. Quy mô học sinh


Tổng số học sinh đầu năm 2375 em, gồm 55 lớp. Khối 1: 17 lớp; Khối: 12 lớp;


Khối 3: 9 lớp; Khối 4: 9 lớp; Khối 5: 8 lớp. Tất cả học sinh đều học 1 buổi.
Bảng 2.1. Bảng biểu về số lượng học sinh tại trường TH Bình Hưng Hòa 1
Khối lớp

Tổng số HS

Nữ

Khuyết tật

Khối 1

737

214

/

Khối 2

505

221

06

Khối 3

387


186

/

Khối 4

385

216

06

Khối 5

361

134

05

Tổng cộng

2375

971

17

(Nguồn: Phòng Hành Chánh –Trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1)

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 11


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

2.1.5. Tình hình hoạt động tập trung trong năm
Ngoài việc học nhà trường còn tổ chức các hoạt động phong trào để các em có điều
kiện tham gia ngoài giờ học, phát huy khả năng, sự yêu thích của mình. Đồng thời
khích lệ tinh thần thi đua giữa các lớp trong nhà trường, xây dựng trường học ngày
một tốt hơn. Trong năm học nhà trường đã tổ chức nhiều các hoạt động, phong trào thi
đua như:
− Tổ chức thi vẽ tranh trong hè. Chủ đề phong cảnh quê em.
− Vận động học sinh ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
− Kết hợp với Thư viện thi “Kể chuyện theo sách”
− Thi cờ tướng cấp Quận Bình Tân
− Thi làm thiệp mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
− Hôi thi báo tường mừng ngày 20/11
− Hội thi “ Sao vui khỏe”
− Vận động các em đóng góp áo ấm cũ
− Ủng hộ quỹ “ Nụ cười hồng ” giúp bạn nghèo
− Tổ chức cho các em tham quan Suối Tiên
− Tổ chức thi “ Thời trang Xuân ”
− Ủng hộ “ Vì người nghèo”
− Vận động “Kế hoạch nhỏ”
− Tham gia hội trại An Toàn Giao Thông tại trường tiểu học Bình Tân
− Thi Nghi thức Đội tại nhà thiếu nhi Quận Bình Tân
− Thi Chữ Thập Đỏ tại Hội Chữ Thập Đỏ của Quận

− Hội thi “ Chỉ huy Đội giỏi”
− Đại hội cháu ngoan Bác Hồ
Tuy nhà trường đã tổ chức rất nhiều những hoạt động phong trào cho học sinh,
nhưng chủ yếu là nâng cao tinh thần thi đua, tiến bộ của các em chứ chưa mang tính
chất lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho các em. Nhà trường hoàn toàn có thể
thực hiện giáo dục môi trường cho các em thông qua các hoạt động phong trào như: vẽ
tranh, tham quan ngoại khóa, thi báo tường….

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 12


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

2.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH
HƯNG HÒA 1, QUẬN BÌNH TÂN
Nhìn chung công tác quản lý môi trường của trường tiểu học Bình Hưng Hòa 1
được thực hiện khá tốt, tạo được một môi trường sạch sẽ và an toàn phục vụ học tập và
sinh hoạt của học sinh nơi đây.
2.2.1. Rác thải
 Nhà trường đã trang bị đầy đủ số lượng thùng rác ở mỗi lớp học và khu vực
sinh hoạt công cộng (với khoảng gần 25 thùng rác lớn, nhỏ). Mỗi lớp học là 1 thùng
rác nhỏ, khu sinh hoạt chung bố trí 3 thùng rác lớn trải đều.
 Rác thải chủ yếu là lá cây, bọc nylong, vỏ hộp sữa, chai nhựa, giấy….Lượng
rác tương đối ổn định với khoảng 100kg/ngày (30-50kg là rác, còn lại là lá cây)
 Công tác thu gom cũng được thực hiện thường xuyên với số lượng nhân viên vệ
sinh là 2 người, việc thu gom rác được thực hiện 3 lần/ngày vào các giờ cố định (7h30;
9h30 và 14h30). Rác sau khi thu gom được tập trung về khu vực tập kết rác của trường

và được xe rác đến lấy vào giờ nghỉ trưa mỗi ngày.
Nhận xét: Các thùng rác được bố trí khá dày đặc, tạo cảm giác không mỹ
quan. Do các thùng rác đã cũ nên đa phần đã bị ố, bung nắp đậy. Điều này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các em nếu tiếp xúc lâu.

Hình 2.1. Hiện trạng các thùng rác được bố trí trong khuôn viên trường
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 13


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

2.2.2. Nhu cầu sử dụng nước
 Nhà vệ sinh (dành cho giáo viên và học sinh) được đặt ở khu vực phía sau dãy
phòng học. Tuy được các nhân viên quét dọn nhưng vẫn còn tình trạng phát sinh mùi
hôi vào những giờ cao điểm.
 Nước từ nhà vệ sinh và nước thải sinh hoạt sẽ được dẫn đến các bể tự hoại đặt
ngầm trong khuôn viên nhà trường.
 Ngoài ra, trường còn lắp đặt 3 bồn nước nhỏ xung quanh trường để phục vụ cho
việc tưới cây cảnh, vệ sinh lớp học và vệ sinh tay của các em học sinh.
Nhận xét: Việc bố trí hệ thống vòi nước rửa tay chưa hợp lý. Trong tổng số 3
vòi nước thì tập trung ở dãy học lớp 1 là 2 cái, còn 1 cái ở dãy lớp 5. Trong khi đó, ở
dãy lớp 3 và lớp 4 thì không có. Hệ thống vòi nước đã lên mốc, bị ố và rò rỉ nước.

Hình 2.2. Hiện trạng hệ thống vòi nước rửa tay tại trường
2.2.3. Không gian trường học
Trường nằm ở vị trí xa khu công nghiệp, nơi ít phương tiện đi lại nên không khí
khá trong lành. Bên cạnh đó, trong khuôn viên trường, trồng rất nhiều cây xanh có

bóng mát (khoảng 28% diện tích cây xanh). Mỗi lớp học đều trồng cây cảnh tạo không
khí dễ chịu cho các em học sinh.

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Trang 14


Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường
Tiểu học Bình Hưng Hòa 1, Quận Bình Tân

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TH BÌNH HƯNG HÒA 1
2.3.1. Ưu điểm
Nhà trường đã và đang có những biện pháp quan tâm GDMT cho học sinh như:
 Tổ chức cho các em thu gom giấy vụn từng học kỳ
 Giảng dạy cho các em những kiến thức về môi trường thông qua các môn học
như địa lý, tự nhiên xã hội,…
 Gắn bảng hiệu bỏ rác vào thùng tại sân trường.
 Tổ chức cho các em dọn dẹp vệ sinh trường lớp
2.3.2. Hạn chế
Trường chưa chú trọng đẩy mạnh công tác này. Điều đó thể hiện ở các vấn đề sau:
 Việc thu gom giấy vụn không thường xuyên, chỉ mang tính chất phong trào.
 Trong công tác giảng dạy, giáo viên đứng lớp ít liên hệ đến vấn đề môi trường
ngoài thực tế, không nhắc nhở nhiều đến các em những vấn đề về bảo vệ môi trường
để có thể tác động nhằm hình thành ý thức BVMT cho học sinh.
 Trong khuôn viên trường chỉ dán duy nhất 1 bảng nhắc nhở bỏ rác vào thùng,
hình ảnh lại không sinh động, rõ ràng, khó để lại ấn tượng cho các em.
 Việc thuê lao công phục vụ dọn dẹp rác thải vào giờ ra chơi sẽ ảnh hưởng đến
tính ỷ lại vào người khác trong các em.

 Nhà trường không có cán bộ kiêm nhiệm quản lý vấn đề GDMT cho học sinh.
Hoạt động Đoàn-Đội chỉ mang tính chất theo phong trào của Quận, không có thường
xuyên tổ chức các phong trào để giúp các em nâng cao nhận thức BVMT hơn.

Hình 2.3. Poster bỏ rác đúng chỗ
SVTH: Nguyễn Thị Minh Đức

Hình 2.4. Chú lao công quét dọn rác

Trang 15


×