Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẦY DA CÔNG TY VIỆT NAM MỘC BÀI CÔNG SUẤT (800 M 3 NGÀY ĐÊM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẦY DA
CÔNG TY VIỆT NAM- MỘC BÀI
CÔNG SUẤT (800 M3/NGÀY ĐÊM)

Người thực hiện:NguyễnThị Ngọc Dung
Mã số sinh viên : 07127021
Ngành

: Kỹ thuật môi trường

- TP. HCM 07/2011 -


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẦY DA
CÔNG TY VIỆT NAM- MỘC BÀI_CÔNG SUẤT 800M3/NGÀY ĐÊM

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cấp bằng kỹ sư ngành
Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN VĂN HIỂN

- TP. HCM 07/2011 -

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

i

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những lời động
viên chia sẻ chân thành của nhiều người
Đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Nguyễn
Văn Hiển đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này
Chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc khoa Môi Trường Và Tài Nguyên, trường đại
học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn chị Mai cùng ban quản lý công ty giày da Việt Nam – Mộc
Bài đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tại công ty
Cám ơn các bạn sinh viên lớp DH07MT, khoa Môi Trường Và Tài Nguyên, trường
đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh cùng các bạn phòng 516E đã giúp đỡ tôi rất nhiều

trong quá trình làm đề tài
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, họ là nguồn động viên , điểm
tựa vũng chắc đã hỗ trợ và tạo nghị lực cho tôi trong suốt quá trình học tập
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận tốt
nghiệp của em không thể tránh nhiều thiếu sót không đáng có. Rất mong nhận được sự
góp ý quý giá của thầy và bạn bè để có thể hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn

Nguyễn Thị Ngọc Dung

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

ii

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nhà máy giày da Việt Nam - Mộc Bài đi vào hoạt động đã mang lại nhiều lợi ích
về mặt kinh tế - xã hội cho tỉnh Tây Ninh. Nhưng bên cạnh những lợi ích đó, việc xử
lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy cũng là một vấn đề đáng
quan tâm. Trong đó vấn đề quan tâm nhất là nguồn nước thải phát sinh trong quá trình
sản xuất lẫn sinh hoạt của công nhân nhà máy.
Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, bên cạnh đó
là nước thải phát sinh từ khâu làm sạch đế giày, bước rửa khuôn in ấn và khâu làm
sạch keo trong khu vực sản xuất , tuy lượng nước thải này chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng

có đặc tính ô nhiễm cao. Nước thải sau khi xử lý cần đạt QCVN24/BTNMT 2009 cột
B rồi được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của Khu thương mại Hiệp Thành-Mộc
Bài sau đó được thải ra kênh Đìa Xù.
Qua quá trình tham khảo các công nghệ xử lý nước thải của một số nhà máy giày
da khác, khảo sát các thông số nước thải đầu ra của nhà máy và tính toán khái quát
kinh tế, các phương án đề xuất của tôi như sau:
- Phương án I:
Nước thải sản xuất Hố thu II Bể trộn Bể phản ứng Bể lắng I
Nước thải sinh hoạt  Hố thu I 



Bể tách dầu

Bể điều hòa 

 Bể lắng II  Bể MBBR  Bể lắngII  Bể khử trùng
- Phương án II:
Nước thải sản xuất Hố thu II Bể trộn Bể phản ứng Bể lắng I
Nước thải sinh hoạt  Hố thu I

Bể tách dầu



Bể điều hòa Bể MBR

 Sau quá trình tính toán chi tiết, rút ra kết quả:
 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải của phương án I là: 8,180 VNĐ.
 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải của phương án II là: 8,280 VNĐ

Sau khi phân tích kỹ về nhiều mặt như: tính kinh tế, tính kỹ thuật, thi công và
vận hành thì ta chọn Phương án I là phương án có nhiều ưu điểm lại dễ vận hành
Thiết kế được trình bày chi tiết trong bản vẽ.
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

iii

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................... 1
2.Mục tiêu của khóa luận: ............................................................................................ 1
3.Nội dung của khóa luận : .......................................................................................... 1
4.Phương pháp thực hiện : ........................................................................................... 2
5.Đối tượng và giới hạn đề tài : .................................................................................... 2
6.Ý nghĩa đề tài : ......................................................................................................... 3
Chương 1 : TỔNG QUANVỀ CÔNG TY VIỆT NAM-MỘC BÀI ......................... 4
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY.................................................................. 4
1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT ................................................................................... 6
1.3 NHU CẦU SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ ...................................................... 7

1.4. NHU CẦU VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HÓA CHẤT..................................... 9
Chương 2 : NHÀ MÁY VIỆT NAM-MỘC BÀI_HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG10
2.1.TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIÀY DA : ................... 10
2.1.1 Xử lý cơ học : .................................................................................................... 10
2.1.3 Xử lý hóa lý ....................................................................................................... 13
2.1.4 Xử lý bùn.......................................................................................................... 16
2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY DA GIÀY ................................. 17
2.2.1. Nước thải sản xuất ........................................................................................... 17
2.2.2. Nước thải sinh hoạt .......................................................................................... 18
2.3. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ THẢI MỘT SỐ NHÀ MÁY
CÓ TÍNH CHẤT TƯƠNG TỰ .................................................................................. 19
2.3.1.Nhà máy giày da ChinLu – Long An.................................................................. 19
2.3.2.Nhà máy giày da Bình Tiên - Biên Hòa, Đồng Nai ............................................ 20
2.3.3.Nhà máy giày ChangMin................................................................................... 21
2.3.4.Xử lý nước thải công ty giày Ngọc Hoa_Hà Nội................................................ 22
2.4. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY VIỆT NAM-MỘC BÀI23
2.4.1.Nước thải sinh hoạt :......................................................................................... 23
2.4.2.Nước thải sản xuất : .......................................................................................... 23
Chương 3 : ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ...... 24

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

iv

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

3.1 THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI VÀ YÊU CẦU CỦA NHÀ MÁY: . 24

3.1.1 Tiêu chuẩn xử lý................................................................................................ 24
3.1.2 Tính chất nước thải ........................................................................................... 24
3.1.5 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý ................................................................. 25
3.2 CĂN CỨ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN: ................................................................ 25
3.3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN .................................................................................... 25
3.3.1 Phương án 1 ..................................................................................................... 26
4.3.2 Phương án 2 ..................................................................................................... 29
3.4 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................................................................ 32
3.4.1 Phương án 1 ..................................................................................................... 32
4.4.2 Phương án 2 ..................................................................................................... 36
4.5 TÍNH TOÁN CHI PHÍ......................................................................................... 37
4.5.1 Cơ sở tính toán.................................................................................................. 37
4.5.2 Phương án 1 ..................................................................................................... 37
4.5.3 Phương án 2 ..................................................................................................... 38
4.6 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN................................................................................. 38
Chương 4 : XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÈN SỬ DỤNGVÀ HƯỚNG DẪN VẬN
HÀNH HỆ THỐNG ................................................................................................. 40
4.1.MÔ HÌNH VÀ THỰC NGHIỆM : ....................................................................... 40
4.1.1. Yêu cầu thí nghiệm .......................................................................................... 40
4.1.2 Mục đích thí nghiệm.......................................................................................... 40
4.1.3 Mô hình thí nghiệm .......................................................................................... 40
4.1.4 Phương pháp tiến hành thí nghiệm.................................................................... 41
4.1.5. Kết quả ............................................................................................................ 44
4.2. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ KHÁC PHỤC SỰ CỐ .................................... 47
4.2.1. Quản lý vận hành hàng ngày ............................................................................ 47
4.2.2. Sự cố và biện pháp khắc phục .......................................................................... 48
4.2.3.Kỹ thuật an toàn ................................................................................................ 50
4.2.4. Bảo trì .............................................................................................................. 50
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 51
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 51

5.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 52
PHỤ LỤC .............................................................................................................. - 1 PHỤ LỤC 1 – TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ............ - 2 PHỤ LỤC 2 – TÍNH TOÁN CHI PHÍ ............................................................... - 60 PHỤ LỤC 3 – BẢNG VẼ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................................. - 71 -

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

v

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)


HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended
Solids)

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

QCVN

: quy chuẩn Việt Nam

QCVN 24: 2008

: Tiêu chuẩn về chất lượng nước – nước thải sản xuất – Giới hạn ô
nhiễm cho phép.

NT

: Nước thải

CNXLNT

: Công nghệ xử lý nước thải


TXLNT

: Trạm xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật

MBBR

: Công trình sinh học có giá thể dính bám di động(Moving Bed
Biofilm Reactor)

MBR

: Màng sinh học (Membrance Bio Reactor)

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

vi

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình sản xuất của nhà máy ................................................................... 6
Hình 2.1 : Sơ đồ công nghệ XLNT của nhà máy giày da ChinLu – Long An ............. 19
Hình 2.2 : Sơ đồ công nghệ XLNT của nhà máy giày da Bình Tiên - Biên Hòa, Đồng

Nai ...................................................................................................................... 20
Hình 2.3 : Sơ đồ công nghệ XLNT của nhà máy giày da ChangMin .......................... 21
Hình 2.4 : Sơ đồ công nghệ XLNT của nhà máy giày da Ngọc Hoa_Hà Nội.............. 22
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ phương án 1 .................................................................... 26
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ phương án 2 .................................................................... 29
Hình 4.1 Mô hình thí nghiệm keo tụ .......................................................................... 40
Hình 4.2 Biểu đồ xác định pH tối ưu theo hiệu quả xử lý của phèn nhôm .................. 44
Hình 4.3 Biểu đồ xác định phèn tối ưu theo hiệu quả xử lý của phèn nhôm ............... 45
Hình 4.4 Biểu đồ xác định pH tối ưu theo hiệu quả xử lý của phèn sắt ....................... 45
Hình 4.5 Biểu đồ xác định phèn tối ưu theo hiệu quả xử lý của phèn sắt .................... 46

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

vii

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hạng mục sử dụng đất ........................................................................... 4
Bảng 1.2 : Các phân xưởng trong nhà máy................................................................... 5
Bảng 1.3 : Danh mục máy móc, thiết bị của dự án ....................................................... 7
Bảng 1.4 : Danh mục nguyên vật liệu và hóa chất ...................................................... 9
Bảng 3.1: Tính chất nước thải của nhà máy giày da Việt Nam – Mộc Bài .................. 24
Bảng 3.2: Hiệu suất xử lý của phương án 1 ................................................................ 28
Bảng 3.3: Hiệu suất xử lý của phương án 2 ................................................................ 31
Bảng 4.1 Tính chất nước thải đầu vào ........................................................................ 44


GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

viii

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu chiến
lược đến năm 2020, cơ bản là một nước công nghiệp. Trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong nước và nước
ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, quy hoạch nhiều khu dân cư đô thị mới, thành lập
nhiều khu công nghiệp lớn trên khắp cả nước thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia,
đầu tư trong nhiều lĩnh vực.
Nắm bắt được xu hướng trên, Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial đã
khảo sát và nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất giày Việt NamMộc Bài (công suất:10,000,000 đôi/năm) tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Nhà máy Việt Nam-Mộc Bài là một trong những nhà máy chấp hành tốt các
quy định pháp luật cũng như sớm chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường khu vực,
từ khi còn ở giai đoạn định hướng thiết kế xây dựng nhà máy đã chú ý đến công tác
bảo vệ môi trường bằng cách tính toán thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo
công nghệ tốt nhất để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đúng như tiêu chuẩn nước
thải đầu ra của khu công nghiệp.
Nhận thức được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thấy
rõ vấn đề XLNT tại nhà máy là vô cùng thiết thực và rất cần thiết trong thời điểm hiện
tại nên tôi tiến hành đề tài “ Thiết kế hệ thống XLNT nhà máy giày da Mộc Bài-Việt
Nam công suất 800 m 3/ngày.đêm” cho Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Ngành Kỹ Thuật
Môi Trường.

2.Mục tiêu của khóa luận:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy sản xuất giày Việt Nam-Mộc Bài
đạt tiêu chuẩn môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy
3.Nội dung của khóa luận :
 Khảo sát tình hình hoạt động sản xuất của công ty
 Khảo sát thành phần và tính chất của nước thải từ quá trình sản xuất của công ty
Việt Nam-Mộc Bài

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

1

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

 Khảo sát hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải qua hồ sơ kỹ thuật và
thực tế.
 Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc xử lý nước thải công nghiệp vàsinh
hoạt
 Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho một số nhà máy có tính chất
tương tự, từ đó nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải chocông ty
Việt Nam- Mộc Bài.
 Đề xuất lựa chọn công nghệ và tính toán thiết kế, dự toán kinh tế cho 2 quy trình
công nghệ
 Lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu
 Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ thiết kế kỹ thuật.
4.Phương pháp thực hiện :



Phương pháp phân tích, thu thập số liệu nước thải đầu vào cho công nghệ xử lý



Thu thập số liệu, tài liệu về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy, các công

nghệ xử lý của các nhà máy khác có tính chất nước thải tương tự.
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ tối ưu phù hợp với thành phần, tính chất nước



thải, điều kiện mặt bằng, tiêu chuẩn xả thải, khả năng đầu tư.
Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin cho việc xử lý số liệu và trình bày



thể hiện khóa luận, bản vẽ kỹ thuật
Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia



5.Đối tượng và giới hạn đề tài :


Đối tượng:Nước thải nhà máy giày da Việt Nam-Mộc Bài.



Giới hạn:Là một luận văn tốt nghiệp nên đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước


thải nhà máy giày da Việt Nam-Mộc Bài” chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau:
-

Không gian: nhà máy giày da Việt Nam-Mộc Bài

-

Công suất thiết kế: 800 m 3/ngày.

-

Niên hạn thiết kế : hệ thống xử lý nước thải là 25 năm.

-

Thời gian thực hiện: 01/03/2011 đến 30/06/2011

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

2

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

6.Ý nghĩa đề tài :



Ý nghĩa về mặt môi trường:

Đề tài mang tính môi trường cao vì đã đề xuất thiết kế một hệ thống xử lý nước
thải cho nhà máy giày da Việt Nam-Mộc Bài nhằm góp phần bảo vệ môi trường đối
với hoạt động của nhà máy sản xuất và các hạng mục liên quan, góp phần đưa ngành
sản xuất giày da tham gia bảo vệ môi trường với các ngành nghề khác phù hợp với các
nghị quyết của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định khuyến cáo của các tổ chức
bảo vệ môi trường trong và ngoài nước


Ý nghĩa kinh tế xã hội:

Hệ thống xử lý nước thải đúng công suất và tiêu chuẩn qui định giúp cho nhà
máy giày da Việt Nam-Mộc Bài tránh những rắc rối về môi trường nhằm giúp các nhà
máy trong nhà máy giày da Việt Nam-Mộc Bài chuyên tâm sản xuất và phát triển kinh
tế.


Ý nghĩa thực tiễn:

Với thực trạng hiện nay, nguồn tài nguyên nước đang nằm trong tình trạng khan
hiếm, ô nhiễm nguồn nước mặt, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh… thì vấn đề xử lý ô nhiễm
và bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết.
Chính vì thế đề tài này rất có giá trị thiết thực nhằm xử lý một lượng lớn nước
thải góp phần bảo vệ môi trường đáng kể đưa nhà máy giày da Việt Nam-Mộc Bài trở
thành một trong những nhà máy đi đầu về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương, là
tấm gương cho các nhà máy trong cả nước. Khi đề tài này được áp dụng sẽ góp phần
bảo vệ nguồn nước và quần xã thủy sinh, nâng cao chất lượng môi trường sống của
con người, góp phần bảo vệ môi trường nói chung và quản lý nước thải bền vững nói
riêng.


GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

3

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

Chương 1
TỔNG QUANVỀ CÔNG TY VIỆT NAM-MỘC BÀI
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY

 Tên công ty

: Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (Công ty CP

Việt Nam-Mộc Bài )

 Địa điểm công ty

: khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, ấp Thuận Tây, xã Lợi

Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

 Ngành nghề sản xuất : Nhà máy sản xuất giày da
 Công suất

: 10,000,000 đôi/năm


 Toàn bộ diện tích của công ty khoảng 212,616 m2,
Phía Bắc

: giáp Khu Thương mại Hiệp Thành – Mộc Bài.

Phía Nam

: giáp Khu Thương mại Hiệp Thành – Mộc Bài.

Phía Đông

: giáp đường nhựa.

Phía Tây

: giáp đất trống và ao.

 Hiện tại lượng nước sử dụng cho nhà máy là 800m 3/ngày
 Yêu cầu tiêu chuẩn xả thải vào hệ thống thoát nước của Ban Quản Lý Khu
Thương mại Hiệp Thành_Tây Ninh và dẫn ra kênh Đìa Xù (QCVN 24/2009/BTNMT
cột B)
Bảng 1.1. Các hạng mục sử dụng đất
Stt
Hạng mục
1
Đất công nghiệp
2
Đất trung tâm
3

Đất cây xanh
4
Đất kỹ thuật
5
Đất giao thông + bến bãi
Tổng diện tích khu đất

Diện tích (m2)
83,052
13,589
49,103
8,499
90,474
244,717

Tỷ lệ (%)
33.94
5.55
20.07
3.47
36.97
100

(Nguồn:Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan,Công ty Cổ Phần Tư vấn thiết kế Công
nghiệp và Dân dụng,2009)

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

4


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

Bảng 1.2 : Các phân xưởng trong nhà máy
Stt

Diện tích (m2)

Hạng mục

1 Xưởng A

8,736

2 Xưởng B

8,736

3 Xưởng C

8,736

4 Xưởng D

8,736

5 Xưởng E


8,736

6 Xưởng F

8,736

7 Xưởng hóa chất 1

6,552

8 Xưởng hóa chất 2

6,552

9 Trung tâm TPM

3,588

10 Kho nguyên liệu

7,392

11 Nhà xe 1

6,000

12 Nhà xe 2

6,000


13 Khu kỹ thuật

7,899

14 Trạm điện

600

15 Đất trung tâm

13,589

16 Đất giao thông

89,274

17 Đất cây xanh

49,103

(Nguồn:Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan,Công ty Cổ Phần Tư vấn thiết kế
Công nghiệp và Dân dụng,2009)

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

5

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung



Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Đơn đặt hàng

Thiết kế mẫu

Sản xuất hàng loạt
Phần mũ giày

Da, vải

Cắt

Đục lỗ

Ồn,
CTR

Dán keo

Hơi
dung
môi

Làm sạch

Ồn,
CTR


Cắt
Bụi,
ồn,
CTR

May

Phần đế giày

Vải

Hóa chất&cao su

Phần lót trong giày

Pha trộn

Đùn ép

Bụi,
ồn
Hơi
dung
môi
nước
thải

Nhiệt

Cắt


Bụi,
ồn,
CTR

Tỉa biên, mài

Bụi,
ồn,
CTR

Làm sạch

Bụi, ồn,
CTR
Nước
thải

Dây chuyền lắp ráp

Kiểm tra, đóng gói

Nhập kho

Xuất xưởng
Hình 1.1: Quy trình sản xuất của nhà máy

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

6


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

1.3 NHU CẦU SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Bảng 1.3 : Danh mục máy móc, thiết bị của dự án
Stt
Tên máy móc, thiết bị
1 Dây chuyền lắp ráp

Số lượng Hiện trạng sử dụng(%)
5
100

2

Máy căng mũi giày

22

100

3

Máy căng gót giày

21


100

4

Máy uốn mép mũ giày

10

100

5

Máy chà láng

10

100

6

Máy uốn mép theo chụp

80

100

7

Máy ép mũi & gót giày thủy lực


4

100

8

Máy ép hoàn thiện

14

100

9

Máy uốn đế giày

16

100

10 Máy ép lót mặt trong giày

20

100

11 Băng tải

10


100

12 Băng tải hoàn thiện

10

100

13 Băng tải nâng hoàn thiện

10

100

14 Máy trộn keo

2

100

15 Trụ cép keo nóng chảy

10

100

16 Máy may 1 kim

408


100

17 Máy may 2 kim

51

100

18 Máy trụ cắt may tự động 1 kim

387

100

19 Máy trụ cắt may tự động 2 kim

774

100

20 Máy cắt may tự động trụ quay

86

100

21 Máy may đường ziczac

204


100

22 Máy may 1 kim cắt tự động

357

100

23 Máy dập lỗ

51

100

24 Máy buộc đai

51

100

25 Máy ép gót giày

51

100

26 Máy mayđiều khiển bằng vi tính

92


100

27 Máy mayđiều khiển bằng vi tính

10

100

28 Máy gấp

17

100

29 Máy đục lỗ xỏ dây bán tự động

25

100

30 Máy cắt chỉ bằng hơi nóng

55

100

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

7


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

31 Máy cắt nhãn kích cỡ

7

100

32 Máy cắt mũi giày

11

100

33 Máy cắt keo dán xéo

2

100

34 Máy cán keo dán xéo

2

100

35 Máy cuộn keo dán xéo


2

100

36 Dây chuyền may

50

100

37 Máy cuốn chỉ

2

100

38 Máy vắt sổ

7

100

39 Máy khâu mũi vi tính

7

100

102


100

1

100

6

100

220

100

44 Máy cắt tự động

2

100

45 Máy cắt lớp

26

100

46 Máy lạng (cạo) da

54


100

47 Băng tải chuyển tấm đế

5

100

48 Máy ép gót giày chạy khí

20

100

49 Máy uốn mép hai đầu

14

100

50 Máy trộn keo

2

100

51 Băng tải cắt hoàn thiện

10


100

52 Máy uốn mép hông giày

4

100

53 Máyuốnmépmũigiày

4

100

54 Máy uốn mép gót giày

4

100

55 Máy đục lỗ chạy bằng điện

16

100

56 Máy phun tạo hình đế ngoài

20


100

57 Máy uốn mép hai đầu

40

100

58 Máy cắt chỉnh đế

25

100

59 Máytrộnhóachất

1

100

60 Máycắttựđộng

2

100

61 Máy cắt thủy lực

5


100

62 Máy dán các lớp

1

100

63 Máy thổi khí

5

100

40 Máy may trụ 2 kim
41 Máy phunkeo
Hệ thống băng tải phân phối lập trình bằng
42
vi tính
43 Máy cắt thủy lực

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

8

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày


64 Nồi hơi

1

100

65 Máy phát điện dự phòng (5.000KVA)

1

100

66 Xe nâng

6

100

67 Máy vi tính chủ

1

100

68 Máy vi tính cá nhân

50

100


69 Điện thoại

300

100

2

100

100

100

70 Máy fax
71 Bàn, ghế văn phòng

(nguồn :CôngtyCổphầnTaeKwangVinaIndustrial, 2009)
1.4. NHU CẦU VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HÓA CHẤT

Stt

Bảng 1.4 : Danh mục nguyên vật liệu và hóa chất
Đơn vị
Tên nguyên vật liệu và hóa chất
tính
SF/năm

Số lượng


1

Da

2

Mút xốp

m/tháng

3
4
5

Dây giày
Chỉ
vải sợi đan

đôi/tháng 42,000
cuộn/tháng 405,600
m/năm
310,800

6

Vải thun

m/năm


1,470,000

7

Cao su tự nhiên

tấn/tháng

267

8

Nhựa thông (có tính chất kết dính, dẻo)

tấn/năm

75

9

Chất tạo màu dynasoft(gốc polyethylene)

kg/năm

14,958

10

NH3(bảo quản–tránh đông mủ nước, tạo điều kiện hòa
tấn/năm

trộn hóa chất)

149

11

Giấy các loại, bao PE

kg/tháng

2,250

12

Nhãn các loại
Keo dán giày (thành phần gồm cao su và Metyl etyl
ceton)

cái/tháng

110,000

kg/tháng

249

Toluen

kg/tháng


100

13
14

24,516,000
42,000

(nguồn:CôngtyCổphầnTaeKwangVinaIndustrial, 2009)

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

9

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

Chương 2
NHÀ MÁY VIỆT NAM-MỘC BÀI
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
2.1.TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIÀY DA :
Giày da là một trong những ngành mới phát triển trong những năm gần đây nhưng
nước thải của nó đã gây ô nhiễm và có tác động đến môi trường. Nước thải ngành
công nghiệp giày da rất đa dạng và phức tạp, không ổn định. Hệ thống xử lý nước thải
thường được chia làm ba công đoạn : xử lý cơ học, xử lý hóa sinh, xử lý hóa lý.
Xử lý cơ học bao gồm song chắn rác và kết thúc sau bể lắng một. Công đoạn này
có nhiệm vụ khử các vật nổi có kích thước lớn và các tạp chất có thể lắng ra khỏi nước
thải để bảo vệ bơm và đường ống. Giai đoạn này gồm các quá trình lọc qua song chắn

rác hoặc lưới chắn rác, lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ và trung hòa.
Xử lý hóa sinh gồm các quá trình sinh học, đôi khi là cả các quá trình hóa học có
tác dụng khử hầu hết các tạp chất hữu cơ hòa tan có thể phân hủy bằng con đường sinh
học, nghĩa là khử BOD. Đó là các công nghệ : bùn hoạt tính, lọc sinh học hay oxi hóa
sinh học và phân hủy yếm khí. Tất cả các quá trình này đều sử dụng khả năng chuyển
hóa chất hữu cơ về dạng ổn định và năng lượng thấp của vi sinh vật.
Xử lý hóa lý thường gồm các quá trình như vi lọc, kết tủa hóa học và đông tụ, hấp
thụ bằng than hoạt tính, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, quá trình khử các chất dinh
dưỡng, Clo hóa và Ozone hóa.
2.1.1 Xử lý cơ học :
2.1.1.1.Song chắn rác :
Thường được đặt trước bơm nước thải để bảo vệ bơm không bị nghẹt bởi cặn bã
hoặc rác lớn. Song chắn rác thường có kích thước khe hở 1÷10 mm, và rác có thể lấy
đi bằng phương pháp cào rác thủ công hoặc cơ giới.
Song chắn rác thường được đặt nghiêng một góc so với mặt phẳng ngang theo
hướng nước chảy. Rác sau khi thu gom có thể xử lý bằng cách: chuyên chở đến bãi
rác, chôn ngay trong khu vực xử lý hoặc đốt cùng với bùn đã nén.

GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

10

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

2.1.1.2 Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải
Đối với ngành công nghiệp giày da vấn đề điều hòa lưu lượng và nồng độ là cần
thiết vì:

-

Các quá trình được thực hiện theo mẻ do đó chế độ xả là gián đoạn.

-

Thành phần, tính chất và nồng độ chất ô nhiễm của các công đoạn sản xuất rất

cao và khác với nước thải sinh hoạt vì vậy cần có bể điều hòa để cân bằng tính chất
nước thải.
Điều hòa nước thải giúp làm giảm thiểu kích thước các bể xử lý, đơn giản hóa công
nghệ, tăng hiệu quả xử lý, đồng thời cũng điều hòa được nhiệt độ trước khi đi vào hệ
thống xử lý.
Để xác định được dung tích cần thiết của bể điều hòa thì cần phải xác định được
thời gian điều hòa cần thiết hay còn gọi là thời gian lưu nước trong bể. Thông số này
được xác định dựa vào biểu đồ thay đổi lưu lượng, nồng độ nước thải và yêu cầu mức
độ điều hòa nồng độ nước thải .
Trong bể điều hòa, nước thải có thể được hòa trộn bằng hệ thống khí nén và thiết bị
chắn dòng. Tùy thuộc vào các công trình xử lý phía sau mà có thể đưa hóa chất (acid
hoặc bazơ) vào nhằm đạt được giá trị pH cần thiết.
Bể điều hòa có thể đặt sau bể lắng nếu nước thải có chứa một lượng lớn các tạp
chất vô cơ không tan, có độ lớn thủy lực từ 4 – 5 mm/s trở lên, kích thước hạt d > 0,2
mm, hoặc đặt trước bể lắng nếu nước thải chứa chủ yếu là các chất bẩn không tan hữu
cơ. Nếu trong sơ đồ xử lý có bể trộn hóa chất thì nên đặt bể điều hòa trước bể trộn.
2.1.1.3 Phương pháp trung hòa
Nhằm mục đích trung hòa nước thải có độ kiềm hoặc độ acid cao, quá trình trung
hòa có thể diễn ra liên tục hoặc gián đoạn theo mẻ.
Về cấu tạo, có thể kết hợp bể trung hoà với bể lắng. Thể tích cặn lắng phụ thuộc
vào pH, các ion kim loại, liều lượng hóa chất và thể tích các bông cặn tạo thành. Trong
công nghệ xử lý nước thải, nước thải được xem như trung tính nếu pH từ 6,5 đến 8,5.

Bản chất của phương pháp trung hòa là phản ứng trung hòa acid, kiềm hay muối có
tính acid, tính kiềm .
2.1.2 Xử lý hóa sinh
Sau khi xử lý hóa lý, nước thải nhà máy phần lớn là nước thải sinh hoạt nên có rất
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

11

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

nhiều chất hữu cơ hòa tan đòi hỏi phải được xử lý bằng phương pháp sinh học.
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các
chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và
một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình sống,
chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản. Quá
trình phân hủy chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Như vậy, khả năng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được đặc trưng bởi
chỉ tiêu BOD và COD. Để có thể xử lý bằng phương pháp này, nước thải sản xuất cần
không chứa các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng
không được vượt quá nồng độ cực đại cho phép và tỷ số BOD/COD = 0,5
Người ta có thể phân loại các phương pháp sinh học dựa trên các cơ sở khác nhau,
nhưng nhìn chung, có thể chia làm hai loại chính:
2.1.2.1 Phương pháp hiếu khí
Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của
chúng, oxy cần được cấp liên tục và nhiệt độ thường được duy trì ở khoảng 20-400 C.
Trong xử lý nước thải phương pháp hiếu khí được sử dụng rộng rãi hơn cả.
2.1.2.2 Phương pháp yếm khí

Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí.
Tùy thuộc vào tải lượng ô nhiễm còn lại sau xử lý hóa lý và tiêu chuẩn xả thải, có
thể ứng dụng một trong các quá trình sau:
a. Bể lọc sinh học
Đây là công nghệ xử lý đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu để làm
sạch nước thải.
Sau khi khử các tạp chất thô, nước thải sẽ được phân phối trên bề mặt lớp vật liệu
lọc như xỉ, đá, nhựa,... Tại đây, hình thành lớp màng sinh vật chứa số lượng lớn các vi
sinh vật có khả năng làm sạch nước thải.
Hiệu quả xử lý BOD5 = 60 – 85%. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn xả thải có thể thiết kế
thêm bể lắng phía sau.
b. Bể bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp, chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khoáng
hóa chất hữu cơ chứa trong nước thải. Để giữ bùn ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo đủ
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

12

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

oxy, bể luôn được làm thoáng. Sau đó, nước thải được dẫn vào bể lắng đợt 2 để tách
bùn hoạt tính. Ở đây, một phần bùn được đưa trở lại bể Aeroten, phần còn lại được đưa
đến bể nén bùn. Khối lượng bùn tuần hoàn và không khí cần cung cấp phụ thuộc vào
mức độ yêu cầu xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý BOD5 = 90 – 95%.
Lựa chọn loại công trình xử lý sinh học
Việc lựa chọn loại công trình phải tính đến khối lượng, đặc điểm về thành phần và
tính chất nước thải cũng như yêu cầu về chất lượng nước sau khi làm sạch.

Tỷ lệ BOD/COD = 0,5 thì thích hợp để xử lý sinh học. Nếu COD quá cao so với
BOD thì nên chọn bể Aeroten với bùn hoạt tính được tái sinh riêng biệt. Nếu có nhiều
chất lơ lửng thì không nên chọn bể lọc sinh học vì dễ gây tắc vật liệu lọc.
Với cùng một loại nước thải, lượng tăng sinh khối của màng vi sinh vật thường
bằng 25% lượng tăng sinh khối của bùn hoạt tính ở bể Aeroten.
2.1.3 Xử lý hóa lý
Trong nước thải công nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp xử lý hóa lý để
khử màu, độ màu, một số kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
-

Nước thải giày da có thể xử lý hiệu quả BOD và độ màu bằng phương pháp

sinh học và hóa lý, nhưng phải tách riêng dòng thải, giai đoạn đầu xử lý độ màu, kế
tiếp là xử lý BOD.
Biện pháp xử lý màu phổ biến là phương pháp keo tụ, hấp phụ bằng than hoạt tính,
oxy hóa bằng ozone, trong đó quá trình được áp dụng phổ biến ở Việt Nam là keo tụ
tạo bông.
2.1.3.1 Phương pháp keo tụ
Keo tụ là quá trình kết cụm các hạt cặn phân tán trong nước, tạo thành dạng bông
cặn dễ lắng. Trong quá trình keo tụ, lượng chất lơ lửng, mùi, màu sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, các chất như silicat, hydratcacbon, chất béo, dầu mỡ và lượng lớn vi sinh vật
cũng bị loại bỏ.
Bản chất hiện tượng keo tụ là một quá trình phức tạp. Khi keo tụ, quá trình xảy ra
chủ yếu mang tính chất vật lý, nhưng khi có chất phản ứng trong nước thì các chất hòa
tan sẽ thay đổi thành phần hóa học, trong đó, các ion kết tủa thành chất không tan và
lắng xuống.
Chất keo tụ thường dùng là muối sunfat nhôm, sunfat sắt và clorua sắt, PAC ....
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

13


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

Khi cho muối nhôm vào nước, chúng sẽ tác dụng với ion cacbonnat có trong nước và
tạo thành hydroxyt ở dạng keo.
Al2(SO4)3 + 3 Ca(HCO3)2 --> 2 Al(OH)3 + 3 CaSO4 + 6 CO2
Nếu trong nước không đủ độ kiềm thì phải tăng độ kiềm bằng cách cho thêm vôi,
khi đó:
Al2(SO4)3 + 3 Ca(OH)2< => 2 Al(OH)2 + 3 CaSO4 + 2 OHKhi dùng các muối sắt sẽ tạo thành các hydroxyt sắt dạng không tan:
FeSO4 + Ca(OH)2 --> CaSO4 + Fe(OH)2
Bông hydroxyt kim loại tạo thành sẽ hấp phụ và dính kết các chất huyền phù, chất
keo có trong nước thải. Khi có chất điện ly, các chất keo trong nước thải hấp phụ ion
trên bề mặt và tích điện. Các phần tử chất bẩn chủ yếu hấp phụ các anion nên sẽ tích
điện âm. Khi cho thêm chất keo tụ vào nước tạo thành các hạt keo tích điện dương
(như keo Al(OH)3; Fe(OH)2; Fe(OH)3 ), chúng sẽ hợp nhất với các phần tử chất bẩn
đến mức đủ lớn để làm lắng cặn.
Hàm lượng chất keo tụ đưa vào nước thải cần xác định bằng thực nghiệm (thí
nghiệm Jartest). Liều lượng chất keo tụ chủ yếu phụ thuộc những yếu tố sau:
-

Dạng và nồng độ chất bẩn

-

Loại chất keo tụ (loại ion có hóa trị cao sẽ làm giảm thế zeta nhiều hơn. Ví dụ,

hiệu quả keo tụ khi so sánh mức độ giữa các ion Na+: Mg2+ : Al3+ = 1 : 63 : 570)

-

Cách thức hòa trộn chất keo tụ với nước thải

-

Ảnh hưởng của keo tụ đến các quá trình làm sạch tiếp theo (phương pháp sinh

học) và các quá trình xử lý cặn (lên men và khử nước trong cặn).
Hiệu suất keo tụ phụ thuộc vào giá trị pH. Ví dụ, đối với phèn nhôm thì pH tối ưu
= 4.5 – 8; còn đối với phèn sắt thì pH tối ưu = 9 – 10, ...
Để tạo các bông cặn lớn, dễ lắng người ta cho thêm các chất trợ keo tụ. Chất trợ
keo tụ tổng hợp thường dùng nhất là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n. Tùy thuộc vào
nhóm ion phân ly mà chất trợ keo tụ có điện tích âm hoặc dương (loại anion, cation ):
polyacrylic acid (CH2CHCOO)n hoặc polydiallyldimetyl-amon. Việc chọn loại hóa
chất, liều lượng tối ưu phải được tiến hành bằng thực nghiệm. Lượng chất trợ keo tụ
thường dùng là 1 – 5 mg/l.
Để phản ứng keo tụ diễn ra hoàn toàn phải khuấy trộn đều hóa chất với nước thải.
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

14

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

Thời gian nước lưu lại trong bể trộn từ 1 – 5 phút. Thời gian keo tụ tạo bông từ 20 – 60
phút. Sau đó, nước thải được tách bông cặn trong bể lắng đợt 1.
2.1.3.2 Phương pháp hấp phụ

Dùng trong bước xử lý bậc cao để khử các chất hữu cơ không bị oxy hóa sinh học.
Hấp phụ là hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa 2 pha
lỏng - khí hay lỏng - rắn.
Cơ chế của quá trình hấp phụ
Các phân tử hòa tan khi tiếp xúc giữa 2 pha rắn và lỏng sẽ được hấp phụ lên bề mặt
chất rắn bằng các lực bề mặt . Có thể phân chia 2 dạng hấp phụ:
Hấp phụ hóa học
Là dạng hấp phụ mà trong đó hình thành lớp đơn phân tử chất bị hấp phụ trên
bề mặt chất rắn bằng các lực liên kết của các phân tử bề mặt có thừa hóa trị.
Hấp phụ lý hóa
Là dạng hấp phụ mà trong đó có sự ngưng tụ phân tử chất bị hấp phụ trong các
mao quản của chất rắn. Thông thường chất nào có phân tử lượng cao sẽ dễ bị hấp phụ.
Thời gian làm việc của vật liệu hấp phụ được nghiên cứu bằng thực nghiệm và
được chọn sao cho hiệu quả xử lý đạt hơn 90%. Thông số này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như chiều cao vật liệu hấp phụ, kích thước hạt hấp phụ, lưu lượng nước thải và
nồngđộ chất tan có trong nước thải.
Để tăng hiệu quả hấp phụ phải loại bỏ các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa sinh hóa nhằm
ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong lớp vật liệu hấp phụ. Khả năng hấp phụ tùy
thuộc vào loại than hoạt tính và chất bị hấp phụ.
Trong nước thải, phương pháp này thường được ứng dụng để hấp phụ các chất bẩn
hòa tan lên bề mặt chất rắn dưới tác dụng của trường lực bề mặt (tác dụng tương hỗ
giữa những phân tử chất bẩn với các nguyên tử trên bề mặt chất rắn).
Các chất hoạt tính bề mặt, thuốc nhuộm và chất keo sẽ hấp phụ rất mạnh vào các
chất hấp phụ kỵ nước như than hoạt tính hoặc vật liệu xốp ưa nước như các hydroxyt
nhôm và hydroxyt sắt.
Than hoạt tính dùng để xử lý nước thải công nghiệp phải có nhiều tính chất đặc
biệt như độ xốp cao, kích thước lỗ rỗng lớn, than phải dễ phục hồi, có khả năng chống
mài mòn và dễ thấm ướt trong nước.
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển


15

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


Thiết kế hệ thống XLNT công ty giày da Việt Nam-Mộc Bài công suất 800m3/ngày

2.1.3.3 Lọc qua lớp vật liệu
Dùng để tách các tạp chất phân tán nhỏ mà bể lắng không giữ lại được. Vật liệu lọc
thường dùng là cát, thạch anh, than anthracite.
Cơ chế loại bỏ cặn trong bể lọc là sự kết hợp của nhiều quá trình như lắng trên bề
mặt lớp vật liệu lọc, lọc qua lớp vật liệu, hấp phụ và bám dính trên bề mặt vật liệu lọc.
Quá trình lọc gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn làm việc: Bể lọc làm việc liên tục cho đến khi độ màu trong nước sau xử
lý hoặc tổn thất áp lực vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Giai đoạn rửa lọc: Là giai đoạn loại bỏ lớp cặn tích tụ trong bể lọc. Có thể rửa
ngược bằng nước hoặc kết hợp với quá trình sục khí.
2.1.4 Xử lý bùn
Bùn từ bể lắng đợt 1, bùn hoạt tính dư và bùn từ bể sinh học được nén và tách nước
bằng bơm ly tâm, lọc ép hoặc nén trọng lực. Bùn không nên trữ lại vì các phản ứng lên
men sẽ làm cho bùn khó tách nước.
2.1.4.1 Phương pháp lắng trọng lực
Có thể tăng hàm lượng chất rắn trong bùn từ 1 – 2% lên đến 6 – 10%. Đối với bùn
sinh học hoặc bùn của quá trình keo tụ bằng hóa chất, nồng độ bùn chỉ tăng đến 6%.
Sau đó phải thực hiện quá trình làm khô bùn trong không khí, lọc chân không, ly tâm
hay lọc ép để tăng nồng độ bùn. Chỉ khi nồng độ bùn lớn hơn 25% thì bùn mới có thể
đốt hoặc đưa về bãi chôn lấp.
2.1.4.2 Phương pháp ly tâm bùn
Có thể vừa thực hiện chức năng vừa nén bùn vừa tách nước. Bùn sau khi xử lý có
hàm lượng chất rắn 30 – 35%. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư, vận

hành và bảo dưỡng cao (năng lượng cần thiết 1,3 – 2 Kwh/m 3 bùn).
Ngoài ra công suất tối thiểu của máy ly tâm là 5 m 3/h nên chỉ ứng dụng cho các hệ
thống xử lý có công suất lớn hơn 720 m 3/h.
2.1.4.3 Phương pháp lọc chân không
Bùn sau xử lý có hàm lượng chất rắn 20 – 35% (tùy theo lớp vải lọc ). Tuy nhiên,
biện pháp này cần thêm hóa chất ổn định bùn như vôi, FeCl3, polyme.
2.1.4.4 Phương pháp lọc ép
Bùn sau xử lý có hàm lượng chất rắn 30 – 52%. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Hiển

16

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Dung


×